Ngày Năm Thánh của
giáo lý viên: “Chúa đã sống lại. Không có nội dung nào quan
trọng hơn thế!”
WHĐ (26.09.2016) – “Chúa
đã sống lại. Không có nội dung nào quan trọng hơn thế!”, Đức
Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên trong bài giảng Thánh lễ
dành cho các giáo lý viên trên khắp thế giới trong Ngày Năm Thánh
dành cho các giáo lý viên, cử hành vào Chúa nhật 25 tháng Chín 2016 tại Quảng
trường Thánh Phêrô.
Khởi đi từ lời loan báo sự phục
sinh của Chúa Giêsu và lời loan báo tình yêu, Đức Thánh Cha mời gọi
các giáo lý viên trở về kinh nghiệm này của tình yêu để công bố
tình yêu của Chúa Kitô đối với thế giới: “Chính khi yêu
thương mà chúng ta loan báo Thiên Chúa-Tình Yêu”.
Sau đây là toàn văn bài giảng
của Đức Thánh Cha:
***
Trong bài đọc thứ hai, Thánh
Tông đồ Phaolô nói với Timôthêô, nhưng cũng là nói với
chúng ta, mấy lời khuyên ngài luôn ấp ủ trong tim. Một trong những
lời khuyên ấy là “hãy tuân giữ điều răn của Chúa mà sống cho tinh tuyền,
khôngcó gì đáng trách” (1 Tm 6,14). Đơn giản là ngài nói
về một điều răn. Có lẽ ngài muốn chúng ta chăm chú vào điều cốtyếu của đức
tin. Thật vậy, Thánh Phaolô không khuyên nhủ nhiều điểm hay nhiều khía
cạnh, nhưng ngài nhấn mạnhđến trung tâm của đức tin. Mọi thứ đều
xoay quanh trung tâm này, là con tim đang đập và đem
lại sự sống cho mọi sự,đó chính là lời loan báo Phục sinh, lời
loan báo đầu tiên: Chúa Giêsu đã sống lại, Chúa Giêsu yêu thương bạn, Ngài
đãhiến mạng sống mình cho bạn; đã sống lại và đang sống, Ngài hiện diện
bên bạn và chờ đợi bạn mỗi ngày. Chúng takhông bao giờ được quên điều
ấy. Trong Ngày Năm Thánh của giáo lý viên này, điều đòi hỏi chúng
ta là không được mệt mỏi với việc đặt lời loan báo chính yếu của
đức tin lên hàng đầu: Chúa đã sống lại. Không có nội dung nào quan
trọng hơn, không có gì chắc chắn hơn và hiện thực hơn. Toàn bộ nội
dung đức tin sẽ trở nên tươi đẹp nếu được gắn kết
với trung tâm này, nếu đi ngang qua lời loan báo Phục sinh. Trái
lại, nếu cô lập, nó sẽ mất đi ý nghĩa và sức mạnh. Chúng ta luôn được kêu gọi
sống và loan báo sự mới mẻ về tình yêu của Chúa: “Chúa Giêsu yêu thương bạn
như bạn đang là. Hãy dành chỗ cho Ngài: dù đời bạn nhiều thất
vọng và đau thương, hãy cứ để cho Ngài được yêu thương
bạn. Ngài sẽ không làm bạn thất vọng”.
Lời Thánh Phaolô nói cũng
làm chúng ta nhớ đến điều răn mới của Chúa Giêsu: “Anh em
hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em” (Ga 15, 12). Chính
khi yêu thương mà chúng ta loan báo Thiên Chúa-Tình Yêu.
Không tìm cách thuyết phục, không bao giờ áp đặt chân lý, cũng không
cứng nhắc trong những bổn phận tôn giáo hay luân lý. Thiên
Chúa được rao giảng bằng cách gặp gỡ những con người, bằng cách lưu
tâm đến lịch sử và đường lối của họ. Vì Chúa không phải là
một ý tưởng nhưng là một người đang sống: Thông điệp của Ngài
được đón nhận qua chứng từ đơn giản và chân thật, qua sự lắng
nghe và đón nhận, qua niềm vui chiếu tỏa. Người ta không
nói hay được về Chúa Giêsu khi người ta đang buồn: người
ta cũng không chuyển tải được vẻ đẹp của Thiên Chúa chỉ bằng
lời rao giảng hoa mỹ. Thiên Chúa của hy vọng được rao giảng bằng
cách sống Tin Mừng bác ái, cũng không sợ phải làm chứng bằng
nhữnghình thức rao giảng mới.
Bài Phúc Âm Chúa nhật hôm
nay cho chúng ta hiểu yêu thương nghĩa là gì, và nhất là
để tránh một số nguy cơ. Trong dụ ngôn, có một người đàn ông giàu có đã
không để ý đến Lazarô, một người nghèo “ở trước cổng nhà
ông” (Lc 16, 20). Người giàu có này, trên thực tế, chẳng
làm hại ai, chúng ta không nói rằng ông là người xấu. Nhưng ông
ta có một khuyết tật còn lớn hơn khuyết tật của Lazarô là
người “mụn nhọt đầy mình”: ông nhà giàu này mắc chứng mù rất
nặng, bởi vì ông không nhìn xa hơn được thế giới của ông,
một thế giới đầy yến tiệc linh đình và lụa là gấm vóc. Ông
không nhìn thấy phía sau cánh cổng ngôi nhà của ông, nơi Ladarô đang nằm
đó, bởi vì những gì xảy ra bên ngoài không làm ông quan tâm. Ông
không nhìn thấy bằng mắt vì không cảm nhận được bằng con tim. Tinh
thần thế gian làm tê liệt linh hồn đã đi vào trái tim ông. Tinh
thần thế gian giống như một “lỗ đen” nuốt chửng điều
thiện, dập tắt tình yêu vì nó thu tóm mọi sự về cho cái tôi. Lúc
ấy người ta không còn thấy gì hơn những cái vỏ bên ngoài và không
còn quan tâm đến người khác, vì người ta trở nên vô cảm với
mọi sự. Thông thường, người bị mù như thế bắt đầu “bị lé”: anh
ta cung kính những người nổi tiếng, người có địa vị cao, được ngưỡng
mộ trên thế giới, và quay mặt đi với nhiều Lazarô củangày hôm
nay, những người nghèo và những người đau khổ, những người được
Chúa yêu quý.
Nhưng Chúa nhìn đến người
bị khinh chê và bị gạt ra ngoài thế giới. Lazarô là nhân vật duy
nhất trong tất cả các dụ ngôn của Chúa Giêsu có một tên gọi. Tên
của ông có nghĩa là “Thiên Chúa cứu giúp”. Thiên Chúa không quên ông,Ngài sẽ đón
nhận ông vào bàn tiệc Vương quốc của Ngài cùng với
Abraham, trong sự hiệp thông tràn đầy yêu thương.Trái lại, ông nhà giàu
trong dụ ngôn, tên gọi cũng chẳng có; cuộc sống của ông bị quên lãng,
vì ai sống cho mình thìkhông làm nên lịch sử. Và một người Kitô hữu phải
làm nên lịch sử! Người ấy phải ra khỏi chính mình để làm nên lịch sử! Còn người
sống cho mình sẽ không làm nên lịch sử. Hơn bao giờ hết, thói vô
cảm ngày nay đang khoét rộng nhữngvực sâu không thể vượt
qua. Và hiện nay chúng ta đang mắc phải căn bệnh này của sự
thờ ơ, ích kỷ, của thói thế gian.
Có một chi tiết trong dụ
ngôn, một sự tương phản. Cuộc sống xa hoa của con người không tên tuổi này được
mô tả là phô trương: mọi thứ kể về ông ta đều là nhu cầu và quyền lợi. Cả đến
lúc chết ông cũng đòi được giúp đỡ và muốn có quyền lợi. Trái
lại, sự nghèo khổ của Lazarô diễn tả một phẩm cách lớn
lao: không phàn nàn trách móc, không buông lời miệt thị. Đó là một
bài học quý báu: như những người tôi tớ của lời Chúa, chúng
ta được kêu gọi đừng phô trương vẻ bề ngoài và đừng tìm kiếm vinh
quang; chúng ta cũng đừng buồn bã than trách. Chúng ta đừng
làm những kẻ nói gở,thích moi móc những hiểm nguy hay lệch lạc; chúng
ta đừng làm những kẻ náu mình trong môi trường của riêng mìnhrồi buông
lời phê phán cay nghiệt với xã hội, với Giáo hội, với mọi sự và
mọi người, làm cho thế giới ô nhiễm bằngnhững điều tiêu cực. Ai gần
gũi với Lời Chúa thì không biết đến hoài nghi than
vãn.
Ai loan báo niềm hy vọng
của Chúa Giêsu là người mang niềm vui và là người có tầm nhìn xa, người
ấy có những chân trời, chứ không phải là bức tường nhốt kín
mình lại; người ấy nhìn thấy xa vì nhìn xa hơn nỗi
đau và các vấn đề. Đồng thời người ấy cũng nhìn rõ những gì ở gần vì biết chú
ý tới tới người bên cạnh và nhu cầu của họ. Hôm nay, Chúa đòi hỏi
chúng ta: đứng trước biết bao Lazarô mà chúng ta gặp,
chúng ta được kêu gọi quan tâm, tìm ra những con đường để gặp gỡ
và giúp đỡ, mà không phải cứ đùn đẩy cho người khác rồi nói, “Ngày
mai tôi sẽ giúp bạn, hôm nay tôi không có thời gian, tôi sẽ giúp bạn vào ngày
mai nhé”. Đó là một tội. Thời gian cho đi để giúp
đỡ người khác là thời gian cho Chúa Giêsu, là tình yêu vẫn tồn tại: đó
là kho tàng của chúng ta ở trên trời mà chúng ta sắm cho mình ở trên
trái đấtnày.
Để kết luận, các giáo
lý viên và anh chị em thân mến, xin Chúa ban cho chúng ta được
ơn đổi mới mỗi ngày nhờ niềm vui của lời loan báo đầu tiên:
Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại, Chúa Giêsu yêu thương từng người chúng
ta! Xin Ngài ban cho chúng ta sức mạnh để sống và loan báo lệnh
truyền yêu thương này, bằng cách vượt qua chứng mù loà chỉ thấy
vẻ bề ngoài và vượt qua nỗi buồn của thế gian. Xin Ngài cho
chúng ta biết nhạy cảm với người nghèo, họkhông phải là phần phụ lục của
Tin Mừng, mà là trang chính, luôn mở ra trước mọi người.
Minh Đức chuyển ngữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét