Trang

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

SEPTEMBER 01, 2014 : MONDAY OF THE TWENTY-SECOND WEEK IN ORDINARY TIME

Monday of the Twenty-second Week in Ordinary Time
Lectionary: 431

Reading 11 COR 2:1-5
When I came to you, brothers and sisters,
proclaiming the mystery of God,
I did not come with sublimity of words or of wisdom.
For I resolved to know nothing while I was with you
except Jesus Christ, and him crucified.
I came to you in weakness and fear and much trembling,
and my message and my proclamation
were not with persuasive words of wisdom,
but with a demonstration of spirit and power,
so that your faith might rest not on human wisdom
but on the power of God.
R. (97) Lord, I love your commands.
How I love your law, O LORD!
It is my meditation all the day.
R. Lord, I love your commands.
Your command has made me wiser than my enemies,
for it is ever with me.
R. Lord, I love your commands.
I have more understanding than all my teachers
when your decrees are my meditation.
R. Lord, I love your commands.
I have more discernment than the elders,
because I observe your precepts.
R. Lord, I love your commands.
From every evil way I withhold my feet,
that I may keep your words.
R. Lord, I love your commands.
From your ordinances I turn not away,
for you have instructed me.
R. Lord, I love your commands.
Gospel LK 4:16-30
Jesus came to Nazareth, where he had grown up,
and went according to his custom
into the synagogue on the sabbath day.
He stood up to read and was handed a scroll of the prophet Isaiah.
He unrolled the scroll and found the passage where it was written:

The Spirit of the Lord is upon me,
because he has anointed me
to bring glad tidings to the poor.
He has sent me to proclaim liberty to captives
and recovery of sight to the blind,
to let the oppressed go free,
and to proclaim a year acceptable to the Lord.

Rolling up the scroll,
he handed it back to the attendant and sat down,
and the eyes of all in the synagogue looked intently at him.
He said to them,
“Today this Scripture passage is fulfilled in your hearing.”
And all spoke highly of him
and were amazed at the gracious words that came from his mouth.
They also asked, “Is this not the son of Joseph?”
He said to them, “Surely you will quote me this proverb,
‘Physician, cure yourself,’ and say, ‘Do here in your native place
the things that we heard were done in Capernaum.’”
And he said,
“Amen, I say to you, no prophet is accepted in his own native place.
Indeed, I tell you,
there were many widows in Israel in the days of Elijah
when the sky was closed for three and a half years
and a severe famine spread over the entire land.
It was to none of these that Elijah was sent,
but only to a widow in Zarephath in the land of Sidon.
Again, there were many lepers in Israel
during the time of Elisha the prophet;
yet not one of them was cleansed, but only Naaman the Syrian.”
When the people in the synagogue heard this,
they were all filled with fury.
They rose up, drove him out of the town,
and led him to the brow of the hill
on which their town had been built, to hurl him down headlong.
But he passed through the midst of them and went away.


Meditation: "No prophet is acceptable in his own country"
How would you react if Jesus spoke this message from the pulpit of your church? It was customary for Jesus to go weekly to the synagogue to worship and on occasion to read the Scriptures and comment on them to the people. His hometown folks listened with rapt attention on this occasion because they had heard about the miracles he had performed in other towns. What sign would he do in his hometown? Jesus startled them with a seeming rebuke that no prophet or servant of God can receive honor among his own people. He then angered them when he complimented the Gentiles who seemed to have shown more faith in God than the "chosen ones" of Israel. They regarded Gentiles as "fuel for the fires of hell." Jesus' praise for "outsiders" caused them offense because they were blind-sighted to God's mercy and plan of redemption for all nations.
The word "gospel" literally means "good news". Isaiah had prophesied that the Messiah would come in the power of the Holy Spirit to bring freedom to those oppressed by sin and evil (see Isaiah 61:1-2). Jesus came to set people free from the worst tyranny possible – the tyranny of slavery to sin and the fear of death, and the destruction of both body and soul. God's power alone can save us from emptiness and poverty of spirit, from confusion and error, and from the fear of death and hopelessness. The gospel of salvation is "good news" for us today. Do you know the joy and freedom of the gospel?
"Lord Jesus, you are the fulfillment of all our hopes and desires. Your Spirit brings us grace, truth, life, and freedom. Fill me with the joy of the gospel and inflame my heart with love and zeal for you and for your will".


´´He Who Hears You, Hears Me´´
September 1, 2014. Monday of the Twenty-second Week in Ordinary Time

Luke 4:16-30
Jesus came to Nazareth, where he had grown up, and went according to his custom into the synagogue on the sabbath day. He stood up to read and was handed a scroll of the prophet Isaiah. He unrolled the scroll and found the passage where it was written: The Spirit of the Lord is upon me, because he has anointed me to bring glad tidings to the poor. He has sent me to proclaim liberty to captives and recovery of sight to the blind, to let the oppressed go free, and to proclaim a year acceptable to the Lord. Rolling up the scroll, he handed it back to the attendant and sat down, and the eyes of all in the synagogue looked intently at him. He said to them, "Today this scripture passage is fulfilled in your hearing." And all spoke highly of him and were amazed at the gracious words that came from his mouth. They also asked, "Isn´t this the son of Joseph?" He said to them, "Surely you will quote me this proverb, ´Physician, cure yourself,´ and say, ´Do here in your native place the things that we heard were done in Capernaum.´" And he said, "Amen, I say to you, no prophet is accepted in his own native place. Indeed, I tell you, there were many widows in Israel in the days of Elijah when the sky was closed for three and a half years and a severe famine spread over the entire land. It was to none of these that Elijah was sent, but only to a widow in Zarephath in the land of Sidon. Again, there were many lepers in Israel during the time of Elisha the prophet; yet not one of them was cleansed, but only Naaman the Syrian." When the people in the synagogue heard this, they were all filled with fury. They rose up, drove him out of the town, and led him to the brow of the hill on which their town had been built, to hurl him down headlong. But he passed through the midst of them and went away.
Introductory Prayer: Lord, I love you and thank you for all that you have done for me. And yet, Lord, so many times I have plea-bargained with you and made my prayer conditional on receiving what I ask for. This time, Lord, I want to be completely open –– no strings attached. In this prayer I place myself completely at your disposal, confident of your good will and grace.
Petition: Lord, I welcome you into my soul. Help me to allow you to enter and rule over the house of my soul.
1. Speak Lord, Your Servant Is Listening: As curious as it seems, our openness to a message often depends quite heavily on our openness to its messenger. Have you ever rejected somebody’s advice outright only to later embrace it when it comes from a different person? Have you disregarded a light from God because he revealed it to you through a person you would not have chosen, or even imagined God would have chosen? This is the common, simple error of the Nazarenes that Christ felt he had to point out to them. What has Christ been trying to tell me recently? Through whom? Am I ready to listen to him and allow him to use whatever messenger he may choose?
2. Open My Heart to Your Message: Initially, the people of Nazareth in today’s Gospel seemed quite receptive to Christ’s message, his delivery, and his authority. What they couldn’t stomach was that they believed him just “one of them.” He would later prove himself “too much for them.” Surely they must have thought that he had forgotten his roots and that his Capernaum fame had gone to his head. But of course, the Nazarenes were neither the first nor the last to fall into the trap of focusing more on the messenger than on the message. This is precisely why Christ brought up the example of Naaman the Syrian, who was rewarded with a cure only after overcoming his rationalism and eating a bit of “humble pie.” (See his story in 2 Kings 5.) Has my hurt pride ever blinded me from listening to what Christ is desperately trying to tell me?
3. Lord, I Trust in You: At one point in his public ministry, Christ would tell his listeners, “If you don’t believe the words that I speak, at least believe the works that I do” (cf. John 14:10-11). Why wouldn’t he at least give his own people from Nazareth the same advice and opportunity? Are a few miracles too much to waste on Nazarene soil? We must remember that faith is a gift. It is given and not bargained for or merited. On Calvary some would taunt him with a similar deal, “If you come down from the cross, then we will believe in you” (Cf. Mark 15:32). We must wonder from whom came the harder blow: from his accusers, or from “his own.” A proud demand is especially ugly and hurtful when it comes from a friend or loved-one.
Conversation with Christ: Jesus, I accept your invitation to come to the house of my soul. Help me to see the areas of my life in need of cleaning. Help me to see the areas of my life which prevent you from coming – those rooms that I close to you. Help me be humble enough to let your grace set to work in me.
Resolution: I will console Christ with a total and immediate trust in him and in his plan for my life today, whatever may come.

MONDAY, SEPTEMBER 1, LUKE 4:16-30
(1 Corinthians 2:1-5; Psalm 119)

KEY VERSE: "The Spirit of the Lord is upon me, because he has anointed me to bring glad tidings to the poor" (v 18). 
READING: Jesus' reputation had spread throughout the land, and he was often called upon to teach in the synagogue. On one occasion, Jesus read from the text of Isaiah (61:1-2), announcing that those prophetic words were fulfilled in his own person. God's Spirit had anointed him to proclaim the good news of liberation, and bring healing and salvation to all who believed in him. Jesus declared a "Jubilee," a year of favor from the Lord in which all wrongdoings were redressed, and all oppressed set free through the liberating power of God (Lv 25:10). The people were amazed by Jesus' words, but they had trouble accepting his claim. Jesus compared his own ministry to that of the prophets Elijah and Elisha who were sent to the Gentiles after their mission was rejected by their own people. This angered the crowd and they tried to throw Jesus over a cliff. But Jesus miraculously eluded them. This incident prefigured the persecution that Jesus continually faced. He would find no escape from his ultimate fate on Calvary. 
REFLECTING: In what ways do I practice the justice that Jesus proclaimed?
PRAYING: Lord Jesus, help me to make known your good news to all I meet.

LABOR DAY (U.S.A.) First Monday in September  

Labor Day is dedicated to the contributions workers have made to the strength, prosperity, and well-being of our country. The first Labor Day holiday was celebrated on Tuesday, September 5, 1882, in New York City, in accordance with the plans of the Central Labor Union. In 1884 the first Monday in September was selected as a "workingman's holiday." The idea spread with the growth of labor organizations, and in 1885 Labor Day was celebrated in many industrial centers of the country. 

NOTE: Rerum Novarum ("Condition of Labor") is the encyclical issued by Leo XIII, May 15, 1891 on the Church's position on modern day labor. Although the Encyclical follows the lines of the traditional teaching concerning the rights and duties of property and the relations of employer and employee, it applies the old doctrines specifically to modern conditions. As the years go by, an increasing number of persons look upon this statement of Leo XIII as the most fruitful and effective principle of industrial justice that has ever been enunciated.

MINUTE MEDITATIONS 
Final Reunion
The ascension is about the final reunion of what appeared to be separated for a while: earth and heaven, human and divine, matter and Spirit. If the Christ is the archetype of the full human journey, now we know how it all resolves itself in the end. “So that where I am, you also will be” (John 14:3).
— from Yes, and... 

September 1
St. Giles
(d. 710?)

Despite the fact that much about St. Giles is shrouded in mystery, we can say that he was one of the most popular saints in the Middle Ages. Likely, he was born in the first half of the seventh century in southeastern France. That is where he built a monastery that became a popular stopping-off point for pilgrims making their way to Compostela in Spain and the Holy Land.

In England, many ancient churches and hospitals were dedicated to Giles. One of the sections of the city of Brussels is named after him. In Germany, Giles was included among the so-called 14 Holy Helpers, a popular group of saints to whom people prayed, especially for recovery from disease and for strength at the hour of death. Also among the 14 were Sts. Christopher, Barbara and Blaise. Interestingly, Giles was the only non-martyr among them. Devotion to the "Holy Helpers" was especially strong in parts of Germany and in Hungary and Sweden. Such devotion made his popularity spread. Giles was soon invoked as the patron of the poor and the disabled.

The pilgrimage center that once drew so many fell into disrepair some centuries after Giles' death.


Patron Saint of:

Beggars
Disabled

LECTIO DIVINA: LUKE 4,16-30
Lectio: 
 Monday, September 1, 2014  
Ordinary Time


1) Opening prayer
Almighty God,
every good thing comes from you.
Fill our hearts with love for you,
increase our faith,
and by your constant care
protect the good you have given us.
We ask this through our Lord Jesus Christ, your Son,
who lives and reigns with you and the Holy Spirit,
one God, for ever and ever. Amen.

2) Gospel Reading - Luke 4,16-30
Jesus came to Nazareth, where he had been brought up, and went into the synagogue on the Sabbath day as he usually did. He stood up to read, and they handed him the scroll of the prophet Isaiah. Unrolling the scroll he found the place where it is written: The spirit of the Lord is on me, for he has anointed me to bring the good news to the afflicted. He has sent me to proclaim liberty to captives, sight to the blind, to let the oppressed go free, to proclaim a year of favour from the Lord.
He then rolled up the scroll, gave it back to the assistant and sat down. And all eyes in the synagogue were fixed on him. Then he began to speak to them, ‘This text is being fulfilled today even while you are listening.’
And he won the approval of all, and they were astonished by the gracious words that came from his lips. They said, ‘This is Joseph’s son, surely?’
But he replied, ‘No doubt you will quote me the saying, “Physician, heal yourself,” and tell me, “We have heard all that happened in Capernaum, do the same here in your own country.” ‘ And he went on, ‘In truth I tell you, no prophet is ever accepted in his own country. ‘There were many widows in Israel, I can assure you, in Elijah’s day, when heaven remained shut for three years and six months and a great famine raged throughout the land, but Elijah was not sent to any one of these: he was sent to a widow at Zarephath, a town in Sidonia.
And in the prophet Elisha’s time there were many suffering from virulent skin-diseases in Israel, but none of these was cured—only Naaman the Syrian.’ When they heard this everyone in the synagogue was enraged. They sprang to their feet and hustled him out of the town; and they took him up to the brow of the hill their town was built on, intending to throw him off the cliff, but he passed straight through the crowd and walked away.

3) Reflection
• Today we begin the meditation on the Gospel of Luke, which will extend three months until the end of the liturgical year. Today’s Gospel speaks about Jesus’ visit to Nazareth and the presentation of his program to the people of the Synagogue. In the first moment the people were admired. But, immediately, when they become aware that Jesus wants to accept all, without excluding anyone, people rebel and want to kill him.
• Luke 4, 16-19: The proposal of Jesus. Urged by the Holy Spirit, Jesus returned to Galilee (Lk 4, 14) and begins to announce the Good News of the Kingdom of God. He goes to the community, teaches in the Synagogue and arrives to Nazareth, where he had grown. He was returning to the community, in which he had participated since he was small, and during thirty years. The following Saturday, as it was the custom, Jesus went to the Synagogue to participate in the celebration and he stands up to read. He chooses the text of Isaiah which speaks about the poor, of the prisoners, of the blind and the oppressed (Is 61, 1-2). This text is an image of the situation of the people of Galilee at the time of Jesus. The experience which Jesus had of God, the Father of Love, gave him a new look to evaluate the reality. In the name of God, Jesus takes a stand to defend the life of his people and, with the words of Isaiah, he defines his mission: (1) to announce the Good News to the poor, (2) to proclaim liberty to captives, (3) to give sight to the blind; (4) to release the oppressed, and taking the ancient tradition of the prophets, (5) to proclaim “a year of grace from the Lord”. He proclaims the Jubilee Year!
• In the Bible, the "Jubilee Year” was an important Law. Every seven years, at the beginning (Dt 15, 1; Lv 25, 3) it was necessary to restore the land to the clan of origin. All had to be able to return to their own property; and this way they prevented the formation of large estates and families were guaranteed their livelihood. It was also necessary to forgive their debts and to redeem the persons who were slaves. (Dt 15, 1-18). It was not easy to have the Jubilee Year every seven years (cf. Jr 34, 8-16). After the exile, it was decided to have it every fifty years (Lv 25, 8-12). The objective of the Jubilee was and continues to be: to re-establish the rights of the poor, to accept the excluded and to re-integrate them into the society to live together with others. The Jubilee was a legal instrument to return to the original sense of the Law of God. This was an occasion offered by God to make a revision of the path being followed, to discover and to correct the errors and to start again from the beginning. Jesus begins his preaching proclaiming a Jubilee “A year of grace from the Lord”.
• Luke 4, 20-22: To unite the Bible and Life. Having finished the reading, Jesus updates the text of Isaiah and says: “This text is being fulfilled today even while you are listening!” Taking the words of Isaiah as his own, Jesus gives them a full and definitive sense and he declares himself Messiah who comes to fulfil the prophecy. This way of updating the text provokes a reaction of discredit on the part of those who were in the Synagogue. They were scandalized and do not want to know anything about him. They do not accept that Jesus is the Messiah announced by Isaiah. They said: “Is he not the son of Joseph?” They were scandalized because Jesus speaks about accepting the poor, the blind and the oppressed. The people do not accept Jesus’ proposal. And, thus when he presents the project of accepting the excluded, he himself is excluded.
• Luke 4, 23-30: To overcome the limits of race. In order to help the community to overcome the scandal and to help them understand that his proposal formed part of tradition. Jesus tells two stories known in the Bible, the story of Elijah and the one of Elisha. Both stories criticise the mental closeness of the people of Nazareth. Elijah was sent to the widow of Zarephath (1 K 17, 7-16). Elisha was sent to take care of the foreigner of Syria (2 K 5, 14). Here arises the concern of Luke who wants to show that openness already comes from Jesus. Jesus had the same difficulty which the communities at the time of Luke were having. But the call of Jesus did not calm down people, all the contrary! The stories of Elijah and Elisha produced even greater anger. The community of Nazareth reaches the point of wanting to kill Jesus. But he keeps calm. The anger of others does not succeed in drawing him away from his own path. Luke tells us that it is difficult to overcome the mentality of privilege and of mental closeness.
• It is important to notice the details used in the Old Testament. Jesus quotes the text of Isaiah up to the point where it says: “to proclaim a year of grace from the Lord”. He does not quote the rest of the phrase which says: and a “day of vengeance from our God”. The people of Nazareth throw stones at Jesus because he pretends to be the Messiah, because he wants to accept the excluded and because he has omitted to read the phrase about vengeance. They wanted the day of Yahweh to be a day of vengeance against the oppressors of the people. In this case, the coming of the Kingdom would not have been a true change or conversion of the system. Jesus does not accept this way of thinking; he does not accept vengeance (cf. Mt 5, 44-48) His new experience of God Father/Mother helped him to understand better the sense of the prophecies.

4) Personal questions
• The program of Jesus is to accept the excluded. Do we accept everybody or do we exclude some? Which are the reasons which lead us to exclude certain persons?
• Is the program of Jesus truly our program, my program? Who are the excluded whom we should accept better in our community? Who or what thing gives us the strength to carry out the mission which is entrusted to us by Jesus?

5) Concluding Prayer
How I love your Law, Lord!
I ponder it all day long.
You make me wiser than my enemies
by your commandment which is mine for ever. (Ps 119,97-78)


01-09-2014 : THỨ HAI TUẦN XXII MÙA THƯỜNG NIÊN

01/09/2014
Thứ Hai sau Chúa Nhật 22 Quanh Năm


Bài Ðọc I: (Năm II) 1 Cr 2, 1-5
"Tôi đã công bố cho anh em bằng chứng của Chúa Kitô chịu đóng đinh".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, phần tôi, khi tôi đến với anh em, tôi không đến với uy thế của tài hùng biện hoặc của sự khôn ngoan, tôi đến công bố bằng chứng của Thiên Chúa. Thật vậy, tôi không cho là tôi biết điều gì khác giữa anh em, ngoài Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Phần tôi, chính trong sự yếu hèn, sợ hãi và run rẩy mà tôi đã đến với anh em; lời tôi nói và việc tôi rao giảng không dựa vào những lời quyến rũ của sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa vào sự giãi bày của thần trí và quyền năng, để đức tin của anh em không dựa vào sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa vào quyền năng của Thiên Chúa.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 118, 97. 99. 100. 101. 102
Ðáp: Lạy Chúa, con yêu chuộng luật pháp Chúa biết bao (c. 97a).
Xướng: 1) Lạy Chúa, con yêu chuộng luật pháp Chúa biết bao, suốt ngày con mải suy gẫm về luật đó. - Ðáp.
2) Chỉ thị Chúa khiến con thành khôn ngoan hơn quân thù, vì muôn đời chỉ thị đó vẫn theo con. - Ðáp.
3) Con khôn ngoan hơn những bậc tôn sư, nhờ suy gẫm về những lời nghiêm huấn của Ngài. - Ðáp.
4) Con am hiểu hơn những bậc lão thành, vì huấn lệnh của Ngài con tuân giữ. - Ðáp.
5) Con kìm hãm chân con xa mọi đường gian ác, để con giữ trọn lời dạy của Ngài. - Ðáp.
6) Con không bước trật đường thánh dụ của Ngài, bởi vì chính Ngài đã dạy bảo con. - Ðáp.
  
Alleluia: Tv 110, 8ab
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, mọi giới răn Chúa được lập ra cho tới muôn đời. - Alleluia.

Phúc Âm: Lc 4, 16-30
"Người sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó... Không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu trở về Nadarét, nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, thì ngày Sabbat, Người vào hội đường. Người đứng dậy để đọc sách. Người ta trao cho Người sách tiên tri Isaia. Mở sách ra, Người gặp ngay đoạn chép rằng: "Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng".
Người gấp sách lại, trao cho thừa tác viên, và ngồi xuống. Mọi người trong hội đường đều chăm chú nhìn Người. Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe". Mọi người đều làm chứng cho Người và thán phục Người về những lời từ miệng Người thốt ra, và họ nói: "Người này không phải là con ông Giuse sao?"
Và Người nói với họ: "Hẳn các ngươi sắp nói cho Ta nghe câu ngạn ngữ này: "Hỡi thầy thuốc, hãy chữa lấy chính mình"; "điều chúng tôi nghe xảy ra ở Capharnaum, ông hãy làm như vậy tại quê hương ông". Người nói tiếp: "Ta bảo thật các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình. Ta bảo thật các ngươi, đã có nhiều bà goá trong Israel thời Êlia, khi trời bị đóng lại trong ba năm sáu tháng, khi nạn đói lớn xảy ra khắp trong xứ; dầu vậy, Êlia không được sai đến cùng một người nào trong các bà đó, nhưng được sai đến bà goá tại Sarepta thuộc xứ Siđon. Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Êlisêô, thế mà không người nào trong họ được lành sạch cả, ngoại trừ Naaman, người Syria".
Khi nghe đến đó, mọi người trong hội đường đều đầy căm phẫn, họ chỗi dậy và trục xuất Người ra khỏi thành. Họ dẫn Người lên triền núi, nơi xây cất thành trì của họ, để xô Người xuống vực thẳm. Nhưng Người rẽ qua giữa họ mà đi.
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Bụt Nhà Không Thiêng
Không thể làm tiên tri mà không trải qua bách hại, khổ đau thử thách. Ðó là số phận chung của các tiên tri từ Cựu Ước qua Tân Ước. Những kẻ không được sai đi, tự lấy danh mình mà nói, đó là những tiên tri giả; còn các tiên tri thật ý thức mình được Chúa sai đi và chỉ nói những gì Ngài muốn, một sứ mệnh như thế thường tạo ra nơi vị tiên tri một cuộc chiến nội tâm mãnh liệt. Môsê và Êlia trải qua khủng hoảng và ngay cả thất vọng khi phải trung thành với Lời Chúa; Yêrêmia đã nhiều lần ca thán và có lúc chỉ muốn đào thoát. Ðau khổ nhất cho các tiên tri là thấy lời nói của mình không được lắng nghe.
Chúa Giêsu không chỉ đến để làm cho lời các tiên tri được ứng nghiệm, Ngài cũng là vị tiên tri đúng nghĩa nhất. Nơi Ngài cũng có những đặc điểm của các tiên tri: đối đầu với những giá trị sẵn có, Ngài tỏ thái độ như các tiên tri: Ngài nghiêm khắc với những kẻ khóa Nước Trời không cho người khác vào. Ngài nổi giận trước sự giả hình của những người Biệt phái. Ngài đặt lại vấn đề tư cách là con cháu Tổ phụ Abraham mà người Do Thái vẫn tự hào. Nhất là Ngài rao giảng không chỉ bằng lời nói, mà còn bằng cả cuộc sống của Ngài; do đó, bị chống đối, bị bách hại là số phận tất yếu của Ngài.
Tin Mừng hôm nay là lời tiên báo về sự chống đối và bách hại mà Chúa Giêsu sẽ trải qua. Sau một thời gian rao giảng và làm nhiều phép lạ, danh tiếng Ngài được nhiều người biết đến. Thế nhưng, khi trở về quê hương, Ngài chỉ nhận được sự hững hờ và khinh rẻ của người đồng hương mà thôi. Quả thật, như Ngài đã trích dẫn câu tục ngữ quen thuộc: "Không tiên tri nào được đón tiếp nơi quê hương của mình", đó là định luật tâm lý mà chính Ngài cũng không thoát khỏi. Nhưng quê hương đối với Chúa Giêsu không chỉ là ngôi làng Nazaréth nhỏ bé, mà sẽ là toàn cõi Palestina. Ngài đã đến nơi nhà Ngài mà người nhà của Ngài đã không đón tiếp Ngài. Cái chết trên Thập giá là tuyệt đỉnh sứ mệnh tiên tri của Chúa Giêsu, là lời nói cuối cùng của Ngài như một vị tiên tri.
Là thân thể, là sự nối dài của Chúa Kitô, Giáo Hội cũng đang tiếp tục sứ mện tiên tri của Ngài trong trần thế, do đó, Giáo Hội không thoát khỏi số phận bị chống đối và bách hại. Một Giáo Hội không bị chống đối và bách hại là một Giáo Hội thỏa hiệp, nghĩa là đánh mất vai trò tiên tri của mình.
Nhờ phép Rửa, người Kitô hữu cũng được tham dự vào sứ mệnh tiên tri của Chúa Kitô: bằng lời nói, và nhất là chứng tá cuộc sống, chúng ta thực thi vai trò tiên tri của mình trong xã hội. Cũng như Chúa Giêsu, chúng ta được Thánh Thần xức dầu và sai vào trần thế. Ước gì chúng ta luôn kiên trì rao giảng Tin Mừng của Chúa dù gặp thời thuận tiện hay không thuận tiện, vì biết rằng mình đang sống ơn gọi tiên tri.
Veritas Asia


LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Hai Tuần 22 TN2 
Bài đọc: I Cor 2:1-5; Lk 4:16-30.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Tôn trọng Sự Thật.

Thiên Chúa rất công bằng với mỗi người chúng ta. Ngài ban cho tất cả mọi người có cơ hội để lắng nghe Lời Chúa và lãnh nhận các ơn lành trước khi xét xử mỗi người. Nhưng có cơ hội đồng đều không bảo đảm kết quả sẽ giống nhau vì thái độ đón nhận của con người rất khác nhau. Có những người chỉ cần một lần nghe hay lãnh nhận họ đã nhận ra Sự Thật và cám ơn Chúa; đa số những người này lại là những Dân Ngọai. Có những người nghe đi nghe lại đã không nhận ra lại còn có những hành động nuốt chửng Sự Thật; đa số những người này lại là những người con trong gia đình và Giáo-Hội. Các Bài đọc hôm nay cho thấy sự kiện đáng buồn này.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Khôn ngoan của Thập Giá và khôn ngoan của con người.

Khôn ngoan của con người chẳng những không đủ để nhận ra những mầu nhiệm của Thiên Chúa mà đôi khi còn làm ngăn cản để hiểu những mầu nhiệm này. Thực tế cho thấy, những người quay lưng lại với Sự Thật của Thiên Chúa lại là những người học thức và khôn ngoan theo tiêu chuẩn của thế gian. Nhiều người trong giáo đòan Corintô của Thánh Phaolô thuộc lọai người này. Trong khi những người dễ nhận ra và tin vào sự khôn ngoan của Thập Giá là những người đơn sơ, ít học, và khiêm nhường. Thánh Phaolô chắc chắn đã có kinh nghiệm về điều này khi ngài viết những hàng sau đây: “Thưa anh em, khi tôi đến với anh em, tôi đã không dùng lời lẽ hùng hồn hoặc triết lý cao siêu mà loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa. Vì hồi còn ở giữa anh em, tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giê-su Kitô, mà là Đức Giê-su Kitô chịu đóng đinh vào thập giá.”
Để hiểu sự khôn ngoan của Thập Giá, con người cần có thái độ thích ứng: hòan tòan dựa vào Thánh Thần và quyền năng Thiên Chúa, chứ không cậy dựa vào sự khôn ngoan của con người. Điều này cần được áp dụng cho cả người rao giảng lẫn người lãnh nhận: “Vì thế, khi đến với anh em, tôi thấy mình yếu kém, sợ sệt và run rẩy. Tôi nói, tôi giảng mà chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa. Có vậy, đức tin của anh em mới không dựa vào lẽ khôn ngoan người phàm, nhưng dựa vào quyền năng Thiên Chúa.”

2/ Phúc Âm: Thái độ bóp nghẹt Sự Thật của những người đồng hương với Chúa.

Về quê để vinh quy bái tổ lẽ thay vì là một biến cố vui mừng đáng ghi nhớ , trớ trêu thay lại trở thành dịp để những người đồng hương tru diệt nhân tài số một của làng mình. Bắt đầu bằng việc Chúa vào hội đường ởNazareth trong ngày Sabath và Người đọc đọan Sách Thánh của Isaiah: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.” Đức Giê-su cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người.
Theo lời tường thuật của Phúc Âm Luca: “Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người.” Hai thánh sử Matthêu và Marcô nêu lý do tại sao sau cùng họ không tin vào Ngài là vì họ đã biết lịch sử của cha mẹ, anh chị em Ngài; trong khi thánh sử Luca cho lý do của sự không tin là vì Ngài không làm những dấu lạ ở giữa họ.
Một sự thật đáng buồn: “Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình.” Tục ngữ Việt-Nam có câu: “Một người làm quan cả họ được nhờ.” Có lẽ những người đồng hương ở Nazareth cũng nghĩ như thế và Chúa Giêsu cũng muốn như vậy, nhưng hai bên có hai cách nhìn khác nhau. Họ muốn Chúa trở thành cái máy làm phép lạ để thỏa mãn các nhu cầu vật chất của họ trong khi Chúa muốn họ hiểu biết Sự Thật lớn lao nhất Ngài là con Thiên Chúa, tin vào Ngài, và giữ các điều Ngài dạy để có sự sống đời đời.
Sự thật mất lòng: Các người ngọai gia đình cũng như Giáo-Hội có niềm tin vào Thiên Chúa mạnh hơn nhiều người trong gia đình và Giáo-Hội. Trong Phúc Ấm, đã nhiều lần Chúa nhắc nhở sự kiện đáng buồn này (Viên trưởng hội đường, Bà mẹ xứ Canaan, Người Samaria nhân hậu…). Tại sao điều này xảy ra? (1) Vì nghĩ mình khôn ngoan hơn và đã biết hết Sự Thật! (2) Vì đã quá quen với những lời giảng dạy nên không quí trọng nữa! (3) Vì đã quá quen với những ân huệ nhận được nên không còn thái độ biết ơn nữa! (4) Mất thái độ nhạy cảm với Sự Thật: Có mắt cũng như mù, có tai cũng như điếc, có trí khôn suy nghĩ nhưng không chịu suy nghĩ, và quả tim để rung động đã ra chai đá.
Thái độ quay lưng lại với Sự Thật như thế làm nản lòng các tiên tri. Có ích lợi chi đâu nếu họ làm việc vất vả mà không nhìn thấy kết quả! Tốt hơn là đem cho những ai biết lãnh nhận hơn. Những người còn trí khôn biết nhạy cảm với Sự Thật, những người trái tim vẫn còn biết ơn và biết nói lời cám ơn. Đau đớn thay những người như thế lại là những người dưng nước lã, những người Dân Ngọai mà Chúa Giêsu đưa ra hai trường hợp: “Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: vào thời ông Êlijah, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thiếu gì bà goá ở trong nước Israel; thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Zareptha miền Sidon. Cũng vậy, vào thời ngôn sứ Êlisah, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Israel, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Naaman, người xứ Syria thôi.”
Phản ứng mù quáng: Đã không đón nhận Sự Thật, họ để tính nóng giận làm chủ và muốn giết chết người nói Sự Thật! Phúc Âm tường thuật “Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.” Nếu những con người đã mất hết lương tri như thế, còn hy vọng gì để cải biến họ nữa? Là con người mỏng dòn dễ vỡ như vỏ trứng mà giờ đây còn cố gắng lấy sức để lao đầu vào đá, thì hậu quả phải lãnh nhận là tự họ chọn để lao đầu xuống vực sâu. Chúa có nhân từ bao nhiêu cũng chẳng cứu nổi những con người mù quáng ngông cuồng này, vì họ đã chọn để bị hư mất. Cách tốt nhất là Chúa để họ với tính mù quáng của họ, Người băng qua giữa họ mà đi.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Sự Thật của bài Phúc Âm vẫn nhan nhản trong gia đình, giáo xứ, và Giáo-Hội hôm nay. Mỗi người chúng ta cần cẩn thận xét mình để nhận ra chúng ta thuộc lọai người nào. Nếu thuộc những người biết lắng nghe và sống Lời Chúa, hãy tiếp tục con đường đó và cám ơn Chúa. Nếu thuộc lọai bưng tai bịt mắt trước Sự Thật, hãy vội ăn năn quay về khi còn có cơ hội để làm trước khi cơ hội bị lấy đi để trao cho người khác.
- Các tiên tri của Chúa không thể tiếp tục rao giảng cho những con người mù quáng, không những bưng tai bịt mắt trước Sự Thật, lại còn khinh thường và muốn tiêu diệt Sự Thật. Trong những trường hợp như thế, các tiên tri cũng phải làm như Chúa, bỏ kệ họ một mình và tiếp tục đến với những người khác.
- Chúng ta phải để Sự Thật hướng dẫn mình chứ mình không hướng dẫn Sự Thật theo ý thích và lợi ích của cá nhân mình. 
Lm.Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.


HẠT GIỐNG NẨY MẦM - MÙA QUANH NĂM - TUẦN 22
Lc 4,16-30

A. Hạt giống...
Bắt đầu từ hôm nay, Phụng vụ chọn đọc Tin Mừng theo Thánh Luca
Đoạn Tin Mừng hôm nay nói về hoạt động của Chúa Giêsu ở Nadarét quê hương Ngài :
1. Ngày Sabát, Ngài vào hội đường, dựa trên đoạn sách Isaia để công bố chương trình hành động của Ngài. Đó là mang Tin Mừng và ơn cứu độ cho những người nghèo khổ.
2. Bài giảng đã gây hứng khởi trong lòng thính giả. Họ thầm mong rằng vì tình đồng hương, Ngài sẽ ưu tiên làm phép lạ cho họ. Nhưng Ngài đã từ chối, bởi vì Ngài là Đấng cứu độ của mọi người chứ không của riêng ai.
3. Thất vọng, dân Nadarét đã trục xuất Ngài khỏi thành và còn muốn giết Ngài.

B.... nẩy mầm.
1. Sứ mạng của chúng ta nối tiếp sứ mạng Chúa Giêsu, là mang Tin Mừng và ơn cứu độ cho mọi người. Nếu có ưu tiên cho ai, thì đó là những người nghèo khổ chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội, chứ không phải là những người bà con bạn bè thân thuộc của chúng ta.
2. Thế nào là “loan Tin Mừng cho người nghèo khổ” ? Những người nghèo khổ quanh tôi là ai ? Tôi có quan tâm ưu tiên đến việc loan Tin Mừng cho họ chưa ?
3. Hai chuyện Cựu Ước cho thấy các ngôn sứ Êlia và Êlisê ưu ái những người ngoại. Chúa Giêsu cũng thế. Còn tôi, hình như tôi xa lánh người ngoại, tôi e dè với họ, tôi còn giữ nhiều thành kiến về họ, tôi có thái độ tự tôn coi mình hơn họ v.v.
4. Đối với Chúa Giêsu, người dân Nadarét chỉ mong Ngài nể tình đồng hương mà ưu tiên ban cho họ nhiều đặc ân. Khi ước muốn đó không đạt thì họ quay mặt phản đối và trục xuất Ngài. Đó là một thái độ hoàn toàn vụ lợi. Phải chăng thái độ của tôi đối với Chúa cũng vụ lợi như thế ?
5. Bài Tin Mừng này làm tôi nhớ đến quê hương, cha mẹ, anh chị em, bà con, bạn bè v.v. Những người này thực sự là một nguồn an ủi và trợ lực cho tôi. Xin Chúa thay tôi đền ơn vì những điều họ đã làm cho tôi. Xin cho họ luôn là trợ lực chứ đừng bao giờ là trở lực cho sứ mạng Tin Mừng của tôi.
6. Trợ lực và trở lực : Hai thanh niên lớn lên trong gia đình với một người cha nghiện rượu. Vì còn trẻ, mỗi cậu sống theo ý riêng mình.
Nhiều năm sau, một cậu trở nên người nghiện rượu không thể cải thiện. Cậu kia là người chống uống rượu. Một tâm lý gia tìm hiểu hậu quả của việc nghiện rượu gây cho những đứa trẻ trong gia đình hỏi cậu thứ nhất : “Tại sao anh trở nên người nghiện rượu ?” và cậu thứ hai : “Tại sao anh trở nên người chống rượu ?”
Cả hai có cùng câu trả lời : “Ông có thể mong đợi điều gì khác khi ông có  người cha như tôi ?” (Góp nhặt)
7. “Ngài đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4,18-19)
Tôi lênh đênh trên chiếc xuồng máy vào các xã vùng sâu của miền Đồng Tháp đã được nửa ngày. Là thành viên của đoàn công tác xã hội cứu trợ lũ lụt, hơn chục lần tôi phải leo lên bờ đất trơn tuột, sình lầy để vào những căn chòi phong phanh cũ nát. Không khí oi nồng và cảm giác chênh vênh trên mặt nước làm tôi nuốt không trôi mẫu bánh mì ăn trưa. Còn nửa trái quít, cảm thấy ăn không nổi nữa, tôi lén nhét vào tay một cậu bé ốm nhách, đen thui như cục than. Không hiểu vì vị ngọt không thể tìm thấy ở vùng đất khắc nghiệt ấy hay vì điều gì khác mà ánh mắt em nhìn tôi vui vui, thật lạ.
Một niềm vui bé con được thắp lên chỉ từ một hành động vô tình. Niềm vui ấy có lẽ sẽ được nhân lên gấp đôi trong tôi nếu tôi biết san xẻ cho em phần ăn với tất cả tấm lòng yêu thương, nhân ái.
Lạy Cha, xin cho con biết luôn luôn đem niềm vui đến mọi người, để niềm vui được nhân lên và trở thành hồng ân Chúa tuôn tràn trên nhân loại trong từng phút giây. (Hosanna)
Lm.Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp. Cần Thơ

01/09/14 THỨ HAI TUẦN 22 TN
Lc 4,16-30
Suy niệm: Triết gia Đức nổi tiếng Kant tuyên xưng: “Tôi tin rằng Kinh Thánh là quyển sách đem lại ích lợi nhiều nhất cho nhân loại. Tôi cũng tin rằng bất cứ nỗ lực nào làm giảm giá trị Kinh Thánh đều là tội ác chống lại nhân loại.” Một trong những cách làm giảm giá trị Kinh Thánh là để cuốn sách ấy nằm yên trong tủ sách, hay để bụi bám trên bàn thờ. Kinh Thánh hay Lời Chúa không còn là những dòng chữ chết trong sách, nhưng là sức sống nếu được đọc lên trên môi miệng, được công bố, được loan truyền, được áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, trong những tình huống khác nhau của cuộc sống. Hôm nay, Chúa Giê-su nhắc lại lời tiên báo của ngôn sứ I-sa-i-a cách đó tám thế kỷ, được ứng nghiệm, trở thành lời sống động nơi Ngài, vị Cứu Thế hôm nay.
Mời Bạn: Hoàng đế nước Pháp Napoléon nhận định: “Tin Mừng không phải là một quyển sách; nó là sự sống, với một tác động, một sức mạnh, có thể xâm nhập tất cả những gì đối kháng lại sự mở rộng của nó. Tôi không bao giờ bỏ đọc sách ấy và đọc mỗi ngày một cách thích thú.” Bạn có làm cho Lời Chúa trở thành hiện thực, được ứng nghiệm trong cuộc đời bạn hôm nay và mỗi ngày không?
Sống Lời Chúa: Tôi nỗ lực để Lời Chúa được ứng nghiệm trong đời sống mình qua việc siêng năng đọc, suy gẫm và để Lời ấy hướng dẫn suy nghĩ, lời nói, việc làm, cách ứng xử của mình.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, lời ngôn sứ I-sa-i-a tiên báo về Chúa đã được Chúa thực hiện trọn vẹn. Xin cho chúng con biết quan tâm áp dụng Lời Chúa vào đời sống cụ thể của mình.

Trả lại tự do
Thế giới hôm nay giàu hơn, nhưng vẫn còn lắm người nghèo như xưa. Nghèo vì chưa được nghe biết về Đức Giêsu, hay nghèo vì đã gạt Thiên Chúa ra khỏi đời mình. 


Suy nim:
Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh Luca kể chuyện Đức Giêsu
đến giảng tại hội đường Nadarét, vào một ngày sabát (c. 16),
Dù trước đó Ngài đã giảng tại Caphácnaum và nhiều nơi khác (cc. 15. 23),
nhưng thánh Luca đã cố ý đặt ngay ở đầu sứ vụ công khai
cuộc gặp gỡ đặc biệt này giữa Ngài với người đồng hương ở Nadarét.
Đây là nơi Đức Giêsu tuyên bố chương trình sắp tới của Ngài.
Chương trình ấy được gói trong những câu trích dẫn từ ngôn sứ Isaia.
Được thụ thai bởi quyền năng Thánh Thần (Lc 1, 35),
và được lãnh nhận Thần Khí khi chịu phép rửa (Lc 3, 22),
Đức Giêsu đã được xức dầu để nhận lãnh sứ mạng làm ngôn sứ.
Sứ mạng này chủ yếu là loan báo Tin Mừng cho người nghèo.
Loan báo Tin Mừng là động từ hay được Luca sử dụng (4, 43; 7, 22; 8,1…)
Tin Mừng này trước hết dành cho người nghèo theo nghĩa đen,
nghĩa là những người không có thu nhập cao, không đủ ăn, đủ mặc.
Ai là người nghèo nữa dưới mắt của Đức Giêsu?
Đó là những người nghèo tự do, phải chịu cảnh giam cầm.
Họ có thể là những người bị tù đày chỉ vì không có tiền trả nợ.
Đó là những người nghèo sức khỏe,
họ bị coi là chịu sự trói buộc của Xatan (Lc 13, 16),
Đó là những người nghèo đời sống tâm linh,
họ phạm tội nên thấy mình xa cách Thiên Chúa và cộng đoàn.
Đức Giêsu đến để giải thoát những người nghèo này khỏi áp bức.
Ngài kéo họ ra khỏi cảnh nô lệ và trả lại tự do cho họ.
Chính vì thế Tin Mừng của Nước Thiên Chúa luôn đem lại niềm vui.
Đức Giêsu đã loan báo: Phúc cho anh em là người nghèo (Lc 6, 20).
Ngài đã chữa bệnh cho những kẻ ốm đau thân xác,
đã mở mắt người mù để họ thấy ánh sáng của ơn cứu độ.
Ngài cũng đã giao du và ăn uống với những tội nhân để đưa chiên lạc về.
Bởi đó thời của Đức Giêsu là Năm hồng ân, Năm Thánh.
Lời giảng của Đức Giêsu bước đầu đã được dân làng thán phục.
Họ có vẻ hãnh diện vì một người trong làng được lừng lẫy tiếng tăm.
Nhưng Đức Giêsu không muốn mình bị chi phối bởi dân làng.
Ngài không muốn bị buộc phải dành chút ưu tiên nào cho Nadarét (c. 23).
Đức Giêsu còn nhìn xa hơn đến sứ vụ nơi dân ngoại (cc. 25-27).
Ngài nhắc đến hai vị ngôn sứ trong Cựu Ước là Êlia và Êlisa.
Hai vị này đã giúp bà góa ở Xiđôn và tướng Naaman ở Xyri.
Dân Nadarét phẫn nộ và định giết Đức Giêsu khi Ngài nói rằng
Thiên Chúa chỉ sai hai ngôn sứ trên đến với dân ngoại mà thôi.
Thế giới hôm nay giàu hơn, nhưng vẫn còn lắm người nghèo như xưa.
Nghèo vì thiếu những điều kiện sống cơ bản, thiếu những quyền lợi căn bản.
Nghèo vì chưa được nghe biết về Đức Giêsu,
hay nghèo vì đã gạt Thiên Chúa ra khỏi đời mình.
Loan báo Tin Mừng là làm con người thực sự thêm giàu có.
Cầu nguyn:
Lạy Cha,
thế giới hôm nay cũng như hôm qua
vẫn có những người bơ vơ lạc hướng
vì không tìm được một người để tin;
vẫn có những người đã chết từ lâu
mà vẫn tưởng mình đang sống;
vẫn có những người bị ám ảnh bởi thần ô uế,
ô uế của bạc tiền, của tình dục, của tiếng tăm;
vẫn có những người mang đủ thứ bệnh hoạn,
bệnh hoạn trong lối nhìn, lối nghĩ, lối sống;
vẫn có những người bị sống bên lề xã hội,
dù không phải là người phong...
Xin Cha cho chúng con nhìn thấy họ
và biết chạnh lòng thương như Con Cha.
Nhưng trước hết,
xin cho chúng con
nhìn thấy chính bản thân chúng con.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ



Thái độ khước từ Chúa Giêsu của dân làng Nadarét xưa nhắc nhở chúng ta cần phải duyệt xét lại thái độ sống đạo hôm nay.
Có những anh chị em tân tòng nhưng đời sống đạo của họ rất tốt. Trái lại, có những người vỗ ngực xưng mình là "đạo dòng", thì lại có đời sống đức tin hết sức là yếu kém. Phải chăng “sống lâu lên lão làng?”
Có những giáo dân gần gũi nhà thờ, được dễ dàng lãnh nhận các bí tích, nhưng lại thờ ơ. Trái lại có những giáo dân ở xa nhà thờ lại siêng năng chuyên chăm tham dự thánh lễ và lãnh nhận các bí tích. Phải chăng “quen quá hóa nhàm?”
Có những giáo dân miệng luôn ca ngợi việc làm của cha này, cha kia. Trong khi đó lại xem thường những việc làm của cha sở mình, để rồi không hề góp phần cộng tác xây dựng họ đạo nhà. Phải chăng “gần chùa gọi bụt bằng anh?”
Có những người chỉ thích đi khấn vái nơi này nơi kia, nhưng chính nhà thờ của mình thì chẳng bao giờ xem trọng. Vì thế ít khi thấy bén mảng tới để cầu nguyện, khấn xin. Phải chăng “bụt nhà không thiêng?”.
Nếu có những thái độ và những biểu hiện như thế là chúng ta lại đi vào vết xe cũ của dân làng Nadarét xưa.
Thành kiến có thể làm cho chúng ta mù quáng, không nhận định và phê phán một cách khách quan đúng đắn được. Thành kiến làm cho chúng ta không thể đối thoại cởi mở với người khác và không nhìn thấy cái hay cái tốt nơi anh em. 
Xin Chúa giúp chúng ta biết can đảm dẹp bỏ những thành kiến để nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống. Nhất là nhận ra những mặt tích cực và cao đẹp nơi những người anh em bé nhỏ. Amen
Lm Seoka

Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 9
1 THÁNG CHÍN
Chúa Thánh Thần Hướng Dẫn Giáo Hội
Tất cả chúng ta hãy tôn vinh và tạ ơn Chúa Thánh Thần, Đấng đang dẫn dắt Giáo Hội hôm nay bước đi trên nẻo đường vừa đầy thách đố vừa chan hòa niềm vui: đó là nẻo đường canh tân như Công Đồng Vatican II khởi xướng. Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và trong tinh thần nhiệt tình đổi mới, Hội Nghị Đặc Biệt của Thượng Hội Đồng Giám Mục đã xác quyết dứt khoát rằng không gì có thể thành tựu nếu không có sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Chỉ trong Chúa Thánh Thần chúng ta mới có thể đạt được bất cứ gì là thánh thiện – và chỉ trong Chúa Thánh Thần chúng ta mới có thể thi hành được sứ mạng mà Chúa Kitô giao phó. Lạy Chúa, nếu không có Thánh Thần của Ngài, mọi cố gắng của chúng con sẽ chỉ như dã tràng xe cát biển đông mà thôi!
Chính Chúa Thánh Thần đã dẫn dắt các bước đi của Công Đồng Vatican II và đã tiếp tục dẫn dắt các cuộc họp Thượng Hội Đồng tiếp sau đó trong ngọn lửa tình yêu và trong làn gió đổi mới của Ngài. Lạy Chúa Thánh Thần, Ngài là điểm tựa cho mọi công cuộc của chúng con, Ngài đã tràn ngập trong lòng các mục tử và toàn dân Chúa, xin Ngài hãy đến chiếm lĩnh trái tim tất cả những ai tin tưởng vào Ngài.
Thật vậy, Chúa Thánh Thần đã hướng dẫn chúng ta trên đường sự thật. “Ngài sẽ dạy anh em biết tất cả sự thật” (Ga 16,13) – Đức Giêsu đã nói rõ về vai trò của Chúa Thánh Thần như thế. Chúa Thánh Thần là Thần Khí mà Đức Kitô hứa trao ban cho các Tông Đồ trong Căn Gác Thượng trước cuộc khổ nạn và Phục Sinh của Người. Ngài tiếp tục cho thấy sự hiện diện của Ngài trong Giáo Hội qua mọi thời, nhất là trong những giai đoạn đầy căng thẳng như thời đại của chúng ta hôm nay. Trong tác động của Chúa Thánh Thần, tất cả chúng ta cùng thốt lên: “Lạy Chúa Thánh Thần, Đấng là nguồn sống, xin hãy đến với chúng con”.


Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 01-9
1Cr 2, 1-5; Lc 4, 16-30.

LỜI SUY NIỆM: Đức Giêsu đến Nazarét, là nơi Người sinh trưởng, Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày Sabát và đứng lên đọc Sách Thánh.” (Lc 4, 16).
          Chúa Giêsu vào hội đường cho chúng ta thấy: chính nơi đây là một nơi quy tụ mọi người thuộc về gia đình của Thiên Chúa. Tất cả đến đây để hiệp thông và lắng nghe lời Chúa. Giúp cho chúng ta ý thức về ngày Chúa Nhật ngày hôm nay. Chính mỗi khi chúng ta đến tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật; chúng ta sẽ nhận được những giáo huấn của Kinh Thánh, khai sáng cho chúng ta hiểu biết về Thiên Chúa, và tình yêu của Ngài đối với chúng ta, để giúp cho chúng ta biết tôn thờ và yêu mến Thiên Chúa cho xứng hợp, cũng như biết để sống với tha nhân. Không những thế, chúng ta còn  nhận lãnh được lương thực trường sinh. Để sống và sống muôn đời.
Mạnh Phương

01 Tháng Chín
Bờ Dậu Trước Ngõ
Có một chàng thanh niên chán sống nơi thôn dã, đã bỏ nhà trốn lên thành thị... Ở đó, chàng đã ăn chơi trác táng... Kiếm sống xa đọa đã đưa đẩy chàng đến chỗ thân tàn ma dại. Trong nỗi cùng cực, chàng bắt đầu hồi tâm và nhớ lại nếp sống ấm êm trong gia đình.
Chàng quyết định trở về. Nhưng trên đường về, nghĩ mình quá bất xứng không biết cha mẹ có tha thứ không, nên chàng đã rẽ lối đi nơi khác. Ở đó, chàng viết thư về cho cha mẹ và thú nhận tội lỗi. Chàng cũng ngỏ ý. Nếu cha mẹ bằng lòng thì hãy lấy chiếc áo bông treo trước cửa nhà.
Mẹ chàng đã làm gì? Bà không những treo một chiếc áo bông mà lấy tất cả áo trong nhà ra treo kín cả dậu trước ngõ.
Thiên Chúa cũng đối xử với chúng ta như thế. Phiêu lưu trong tội lỗi, chúng ta chỉ cảm thấy chán chường thất vọng, nhưng Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về chúng ta. Ngài chờ đợi chúng ta từng giây từng phút. Tình Yêu của Ngài vượt lên trên mọi tính toán, đo lường của chúng ta. Ngài thi ân cho chúng ta hơn cả sự mong đợi và cầu xin của chúng ta. Người con hoang trong tin mừng chỉ xin được đối xử như một người làm công trong nhà, nhưng người cha đã phục hồi anh trong tước vị làm con. Ông đã xỏ nhẫn cho anh, mặc áo mới cho anh, và sai mở tiệc ăn mừng.
Phải, Thiên Chúa yêu thương và tha thứ hơn cả sự chờ mong của chúng ta.
(Lẽ Sống)