Trang

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

JUNE 01, 2019 : MEMORIAL OF SAINT JUSTIN, MARTYR


Memorial of Saint Justin, Martyr
Lectionary: 296

Reading 1ACTS 18:23-28
After staying in Antioch some time,
Paul left and traveled in orderly sequence
through the Galatian country and Phrygia,
bringing strength to all the disciples.

A Jew named Apollos, a native of Alexandria,
an eloquent speaker, arrived in Ephesus.
He was an authority on the Scriptures.
He had been instructed in the Way of the Lord and,
with ardent spirit, spoke and taught accurately about Jesus,
although he knew only the baptism of John.
He began to speak boldly in the synagogue;
but when Priscilla and Aquila heard him,
they took him aside
and explained to him the Way of God more accurately.
And when he wanted to cross to Achaia,
the brothers encouraged him
and wrote to the disciples there to welcome him.
After his arrival he gave great assistance
to those who had come to believe through grace.
He vigorously refuted the Jews in public,
establishing from the Scriptures that the Christ is Jesus.
Responsorial PsalmPS 47:2-3, 8-9, 10
R.(8a) God is king of all the earth.
or:
R. Alleluia.
All you peoples, clap your hands;
shout to God with cries of gladness.
For the LORD, the Most High, the awesome,
is the great king over all the earth.
R. God is king of all the earth.
or:
R. Alleluia.
For king of all the earth is God;
sing hymns of praise.
God reigns over the nations,
God sits upon his holy throne. 
R. God is king of all the earth.
or:
R. Alleluia.
The princes of the peoples are gathered together
with the people of the God of Abraham.
For God's are the guardians of the earth;
he is supreme. 
R. God is king of all the earth.
or:
R. Alleluia.
AlleluiaJN 16:28
R. Alleluia, alleluia.
I came from the Father and have come into the world;
now I am leaving the world and going back to the Father.
R. Alleluia, alleluia.
Jesus said to his disciples:
"Amen, amen, I say to you,
whatever you ask the Father in my name he will give you.
Until now you have not asked anything in my name;
ask and you will receive, so that your joy may be complete.

"I have told you this in figures of speech.
The hour is coming when I will no longer speak to you in figures
but I will tell you clearly about the Father.
On that day you will ask in my name,
and I do not tell you that I will ask the Father for you.
For the Father himself loves you, because you have loved me
and have come to believe that I came from God.
I came from the Father and have come into the world.
Now I am leaving the world and going back to the Father." 


For the readings of the Memorial of Saint Justin, please go here.



Meditation: "Ask in Jesus' name, that your joy may be full"
Do you pray with confidence to your heavenly Father? Jesus often taught his disciples by way of illustration or parable. Here he speaks not in "figures" (the same word used for parables), but in plain speech. Jesus revealed to them the hidden treasure of the heavenly kingdom and he taught them how to pray to the Father in his name. Now Jesus opens his heart and speaks in the plainest of language: "The Father himself loves you!" How can the disciples be certain of this?
The Lord Jesus unites us with the Father through the love and power of the Holy Spirit
Paul the Apostle states that "All who are led by the Spirit of God are sons of God" (Romans 8:14). Through the gift of the Holy Spirit, Jesus makes it possible for his disciples to have a new relationship as sons and daughters of God the Father (Romans 8:14-17). No one would have dared to call God his or her Father before this! Because of what Jesus has done for us in offering his life for our redemption we now can boldly and confidently pray to God as our Father in heaven. 
The presence and action of the Holy Spirit within us is living proof of this new relationship with the Father. Paul the Apostles says that "when we cry, ‘Abba! Father!' it is the Spirit himself bearing witness with our spirit that we are children of God" (Romans 8:15-16).
We can boldly approach God as our Father and ask him for the things we need. In love he bids us to draw near to his throne of grace and mercy. Do you approach the Father with confidence in his love and with expectant faith in his promise to hear your prayers?
"Heavenly Father, your love knows no bounds and your mercies are new every day. Fill me with gratitude for your countless blessings and draw me near to your throne of grace and mercy. Give me confidence and boldness to pray that your will be done on earth as it is in heaven."

Daily Quote from the early church fathersOffer prayers in Christ's name, by Cyril of Alexandria, 376-444 A.D.
"He urges the disciples to seek for spiritual gifts and at the same time gives them confidence that, if they ask for them, they will not fail to obtain them. He adds the word Amen, that he might confirm their belief that if they ask the Father for anything they would receive it from him. He would act as their mediator and make known their request and, being one with the Father, grant it. For this is what he means by 'in my name'. For we cannot draw near to God the Father in any other way than through the Son. For it is by him that we have access in the one Spirit to the Father (Ephesians 2:8). It was because of this that he said, 'I am the door. I am the way. No one comes to the Father but by me' (John 10:7; 14:6). For as the Son is God, he being one with the Father provides good things for his sanctified people and is found to be generous of his wealth to us... Let us then offer our prayers in Christ's name. For in this way, the Father will most readily consent to them and grant his graces to those who seek them, that receiving them we may rejoice." (excerpt from COMMENTARY ON THE GOSPEL OF JOHN 11.2)


SATURDAY, JUNE 1, JOHN 16:23b-28
(Acts 18:23-28; Psalm 47)

KEY VERSE: "The hour is coming when I will no longer speak to you in figures but I will tell you clearly about the Father" (v.25).
TO KNOW: Jesus often spoke in parables using images of shepherds, vines and women in childbirth
̶ the language of human experience meant to convey the mystery of the kingdom of God. Although his disciples were often confused as to the meaning of Jesus’ words, his passion, death and resurrection would speak clearly to them of God's love. The Holy Spirit would enlighten them so that they would understand everything Jesus told them. Then, they would have new insights about God's reign. For the seventh time in John's gospel, Jesus said that when he was glorified he would be present to his followers in a new way, and they would be able to pray in the authority of his name. The Father loved them and would grant them whatever they needed in order to do Christ's work on earth.
TO LOVE: For whom do I need to intercede in prayer today?
TO SERVE: Risen Lord, give the Church what is needed to live this day for you.


Saturday 1 June 2019

ST JUSTIN.
Acts 18:23-28. Psalm 46(47):2-3, 8-10. John 16:23-28.
God is king of all the earth – Psalm 46(47):2-3, 8-10.
‘The Father himself loves you.’
Jesus came from the Father with good news. When Jesus speaks of coming and going he does not mean moving from one place to another. He is talking about being present to us in a different way. In dying a human death, Jesus experiences the limits of human life. He enters the fabric of creation, where God dwells. Here is the heart of the Easter message.
By the grace of God in Jesus, creation is reinvested with its holiness. Ordinary and common things are shown to be holy things – bread and wine, water and earth, marriage and parenthood, career and vocation. Our living and our dying is good and holy, and the world in which we live and die and rise is the world in which God lives and dies and rises. Lord, for this we give thanks.


Saint Justin Martyr
Saint of the Day for June 1
(c. 100 – 165)
 
Mosaics in Mount of Beatitudes | photo by Deror avi
Saint Justin Martyr’s Story
Justin never ended his quest for religious truth even when he converted to Christianity after years of studying various pagan philosophies.
As a young man, he was principally attracted to the school of Plato. However, he found that the Christian religion answered the great questions about life and existence better than the philosophers.
Upon his conversion he continued to wear the philosopher’s mantle, and became the first Christian philosopher. He combined the Christian religion with the best elements in Greek philosophy. In his view, philosophy was a pedagogue of Christ, an educator that was to lead one to Christ.
Justin is known as an apologist, one who defends in writing the Christian religion against the attacks and misunderstandings of the pagans. Two of his so-called apologies have come down to us; they are addressed to the Roman emperor and to the Senate.
For his staunch adherence to the Christian religion, Justin was beheaded in Rome in 165.

Reflection
As patron of philosophers, Justin may inspire us to use our natural powers—especially our power to know and understand—in the service of Christ, and to build up the Christian life within us. Since we are prone to error, especially in reference to the deep questions concerning life and existence, we should also be willing to correct and check our natural thinking in light of religious truth. Thus we will be able to say with the learned saints of the Church: I believe in order to understand, and I understand in order to believe.


Lectio Divina: John 16:23b-28
Lectio Divina
Saturday, June 1, 2019

1) Opening prayer
Lord God, merciful Father,
it is hard for us to accept pain,
for we know that You have made us
for happiness and joy.
When suffering challenges us
with a provocative "why me?"
help us to discover the depth
of our inner freedom and love
and of all the faith and loyalty
of which we are capable,
together with, and by the power of,
Jesus Christ our Lord.
2) Gospel Reading - John 16:23b-28
Jesus said to his disciples: "Amen, amen, I say to you, whatever you ask the Father in my name he will give you. Until now you have not asked anything in my name; ask and you will receive, so that your joy may be complete. "I have told you this in figures of speech. The hour is coming when I will no longer speak to you in figures but I will tell you clearly about the Father. On that day you will ask in my name, and I do not tell you that I will ask the Father for you. For the Father himself loves you, because you have loved me and have come to believe that I came from God. I came from the Father and have come into the world. Now I am leaving the world and going back to the Father."
3) Reflection
• John 16:23b: The disciples have full access to the Father. This is the assurance that Jesus gives to His disciples: they can have access to God’s fatherhood in union with Him.  Jesus’ mediation takes the disciples to the Father. Clearly, the role of Jesus is not that of substituting Himself for “His own.”  He does not assume it by means of a function of intercession, but He unites them to Himself, and in communion with Him they present their needs.
The disciples are certain that Jesus can access the riches of the Father: “In all truth I tell you, anything you ask from the Father in My name, He will grant it to you” (v.23b). In such a way, it means, in union with Him, the petition becomes effective. The object of any petition to the Father must always be joined to Jesus, that is to say, to His love and to His commitment to give His life for man (Jn 10:10). Prayer addressed to the Father, in the name of Jesus, in union with Him (Jn 14:13; 16:23), is heard.
Until now they have not asked anything in the name of Jesus, but they will be able to do it after His glorification (Jn 14:13) when they will receive the Spirit who will fully enlighten them on His identity (Jn 4, 22ff) and will create the union with Him. His own will be able to ask and receive the fullness of joy when they will go from the sensory vision of Him to that of faith.
• Jn 16:24-25: In Jesus the direct contact with the Father. The believers are taken into the relationship between the Son and the Father. In Jn 16:26 Jesus once again speaks about the link produced by the Spirit that permits His own to present every petition to the Father in union with Him. That will take place “on that day.” What does this mean: “On that day you will ask”? It is the day when He will come to His own and will transmit the Spirit to them (Jn 20:19,22). It is then that the disciples, knowing the relationship between Jesus and the Father, will know that they will be listened to. It will not be necessary for Jesus to intervene between the Father and the disciples to ask on their behalf, not because His mediation has ended, but they, having believed in the Incarnation of the Word, and being closely united to Christ, will be loved by the Father as He loves His Son (Jn 17:23,26). In Jesus the disciples experience direct contact with the Father.
• John 16:26-27: The prayer to the Father. To pray consists, then, in going to the Father through Jesus; to address the Father in the name of Jesus. The expression of Jesus in vv. 26-27, “And I do not say that I shall pray to the Father for you; because the Father Himself loves you”, deserves special attention. The love of the Father for the disciples is founded on the adherence of “His own” to Jesus on faith in His provenance, the acknowledgment of Jesus as gift of the Father.
After having gathered the disciples to Himself Jesus seems to withdraw from His role of mediator, but in reality He permits that the Father take us and seize us: “Ask and you will receive and so your joy will be complete” (v.24). Inserted into the relationship with the Father through union in Him, our joy is complete and prayer is perfect. God always offers His love to the whole world, but such a love acquires the sense of reciprocity only if man responds. Love is incomplete if it does not become reciprocal: as long as man does not accept,  it remains in suspense. However, the disciples accept it at the moment in which they love Jesus and thus they render operational the love of the Father. Prayer is this relationship of love. In the end the history of each one of us is identified with the history of His prayer, even at the moments which do not seem to be such.  Longing, yearning is already prayer and in the same way, searching, anguish...
4) Personal questions
• Does my personal and community prayer take place in a state of calmness, silence, and great peace?
• How much effort or commitment do I dedicate to growing in friendship with Jesus? Are you convinced of attaining a real identity through communion with Him and in the love for neighbor?
• How do I view my union with Jesus, reflecting on Song of Songs 2:16, “My beloved is mine, and I am his” ?
• Do I pray in union with Jesus, or with my own ideas and agenda?
5) Concluding Prayer
God reigns over the nations,
seated on His holy throne.
The leaders of the nations rally
to the people of the God of Abraham. (Ps 47:8-9)

01-06-2019 : THỨ BẢY - TUẦN VI PHỤC SINH - THÁNH GIÚTTINÔ, TỬ ĐẠO - Lễ Nhớ


01/06/2019
Thứ Bảy đầu tháng, tuần 6 Phục Sinh
Thánh Giúttinô, tử đạo.
Lễ nhớ.


* Thánh nhân là một triết gia và là anh hùng tử đạo. Người sinh tại Phơ-la-vi-a Nê-a-pô-li, ở Samari, trong một gia đình ngoại giáo, đầu thế kỷ thứ 2.
Sau khi tin Chúa Kitô, người đã viết nhiều tác phẩm bênh vực Kitô giáo. Trong số đó, còn lại hai tác phẩm “Minh giáo” gửi cho hoàng đế Antôniô và “Đối thoại với ông Triphông”, tranh luận với người Do thái.
Người cũng mở một trường dạy triết lý ở Rôma. Bị một đồng nghiệp tố cáo, người một lòng son sắt tuyên xưng đức tin trước mặt quan toà và đã được phúc tử đạo cùng với sáu Kitô hữu khác, quãng năm 165, thời hoàng đế Máccô Aurêliô

BÀI ĐỌC I: Cv 18, 23-28
“Apollô trưng Thánh Kinh để minh chứng Đức Giêsu là Đấng Kitô”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Sau khi ở lại Antiôkia ít lâu, Phaolô ra đi, lần lượt ngài đi qua các vùng Galata và Phrygia, làm cho tất cả môn đồ thêm vững mạnh.
Bấy giờ có một người Do-thái tên là Apollô, quê ở Alexan-dria, rất lợi khẩu và thông biết Thánh Kinh, ông đến Êphêxô. Ông đã học thông đạo Chúa; ông nhiệt tâm rao giảng và siêng năng dạy những điều về Đức Kitô, mặc dầu ông chỉ biết phép rửa của Gioan. Vì thế ông bắt đầu hành động mạnh dạn trong hội đường. Khi Priscilla và Aquila nghe ông, liền đón ông (về nhà) và trình bày cặn kẻ hơn cho ông biết đạo Chúa. Ông muốn sang Akaia, thì các anh em khuyến khích ông và viết thơ cho các môn đồ xin họ tiếp đón ông. Đến nơi, ông đã giúp các tín hữu rất nhiều, vì ông đã công khai phi bác những người Do-thái cách hùng hồn; ông trưng Thánh Kinh để minh chứng Đức Giêsu là Đấng Kitô. Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 46, 2-3. 8-9. 10
Đáp: Thiên Chúa là Vua khắp cõi trần gian (c. 8a).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng:
1) Hết thảy chư dân, hãy vỗ tay, hãy reo mừng Thiên Chúa tiếng reo vui! Vì Chúa là Đấng Tối cao, khả uý, Người là Đại Đế trên khắp trần gian. – Đáp.
2) Vì Thiên Chúa là Vua khắp cõi trần gian, hãy xướng ca vịnh mừng Người, Thiên Chúa thống trị trên các nước, Thiên Chúa ngự trên ngai thánh của Người. – Đáp.
3) Vua chúa của chư dân, đã nhập đoàn với dân riêng Thiên Chúa của Abraham. Vì các vua chúa địa cầu thuộc quyền Thiên Chúa: Người là Đấng muôn phần cao cả! – Đáp.

ALLELUIA: Ga 28, 19 và 20
Alleluia, alleluia! – Chúa phán: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân: Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. – Alleluia. 

PHÚC ÂM: Ga 16, 23b-28
“Cha yêu mến các con, bởi vì các con yêu mến và tin Thầy”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Thật, Thầy bảo thật các con: điều gì các con sẽ nhân danh Thầy mà xin Cha, thì Người sẽ ban cho các con. Cho đến bây giờ, các con chưa nhân danh Thầy mà xin điều gì. Hãy xin thì sẽ được, để các con được niềm vui trọn vẹn. Tất cả những điều đó, Thầy đã dùng dụ ngôn mà nói với các con. Đã đến giờ Thầy sẽ không còn dùng dụ ngôn mà nói nữa, Thầy sẽ loan truyền rõ ràng cho các con về Cha. Ngày đó các con sẽ nhân danh Thầy mà xin, và Thầy không bảo là chính Thầy sẽ xin Cha cho các con đâu. Chính Cha yêu mến các con, bởi vì chúng con yêu mến Thầy và tin rằng Thầy bởi Thiên Chúa mà ra. Thầy bởi Cha mà ra, và đã đến trong thế gian, rồi bây giờ Thầy bỏ thế gian mà về cùng Cha”. Đó là lời Chúa.


SUY NIỆM : Đứng về phía Chúa.
Khi cuộc Nam Bắc phân tranh bùng nổ tại Hoa kỳ vào khoảng măm 1860, một vị giáo sĩ nọ đã đến gặp Tổng thống Abraham Lincoln và trịnh trọng phát biểu: “Thưa Tổng thống, chúng ta hãy tin tưởng rằng Thiên Chúa luôn ở phía chúng ta trong cuộc chiến này”. Nghe thế, Tổng thống Abraham Lincoln vặn lại tức khắc: “Tôi không mấy quan tâm về điều đó, vì tôi biết rằng Thiên Chúa luôn đứng về phía những người công chính, nhưng tôi luôn lo lắng và cầu nguyện để tôi và toàn dân Mỹ đứng về phía Chúa.
Lời phát biểu của Tổng thống Abraham Lincoln nhắc nhở chúng ta về ý nghĩa và thái độ đích thực trong lời cầu nguyện của chúng ta. Cầu nguyện thiết yếu là xin cho được đứng về phía Chúa, chứ không lôi kéo Thiên Chúa đứng về phía mình.
Tin mừng Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe và suy niệm hôm nay là đoạn kết trong diễn từ Tiệc ly. Một trong những đặc ân nơi cách sống của người môn đệ Chúa Giêsu chính là cầu nguyện nhân danh Ngài. Chúa Giêsu là trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người, cho nên từ nay chỉ trong Ngài, con người mới có thể cầu nguyện với Thiên Chúa một cách đúng đắn. Chúa Giêsu là trung gian duy nhất giữa con người và Thiên Chúa trong sự cầu nguyện, bởi vì Ngài vừa là vừa là con người vừa là Thiên Chúa: Ngài là người luôn đọc trong từng biến cố đời mình như một thể hiện chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa; Ngài là Thiên Chúa nắm giữ chìa khoá của chương trình cứu rỗi ấy và biết rằng Thiên Chúa luôn nhận lời Ngài.
Sinh hoạt nền tảng nhất của người kitô hữu chính là cầu nguyện. Nhưng mãi mãi, có lẽ chúng ta phải thốt lên như các môn đệ Chúa Giêsu: “Lạy Thày, xin dạy chúng con cầu nguyện” vì chúng con chưa biết cầu nguyện. Thay cho một lời giải thích về cầu nguyện. Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ Kinh Lạy Cha, đó là tất cả cuộc sống của Ngài, một cuộc sống luôn diễn ra phù hợp với thánh ý Thiên Chúa. Như vậy, cầu nguyện là đi vào tri giao mật thiết với Thiên Chúa, hay nói như Abraham Lincoln là đứng về phía Chúa. Thật ra, thái độ nền tảng của cầu nguyện là ra khỏi chính mình và đi vào tương quan với người khác. Người không thể ra khỏi chính mình và sống tương quan với người khác, không thể cầu nguyện một cách đúng đắn theo tinh thần của Chúa Giêsu. Ai biết tôn trọng người khác và thiết lập với người khác tương quan đối thoại và lắng nghe, người đó mới có thể có đủ những điều kiện cần thiết để sống tương quan mật thiết với Chúa Giêsu Phục sinh.
Cầu nguyện là đứng về phía Chúa. Ước gì trong Chúa Giêsu Phục sinh, Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và con người, đồng thời là mẫu mực của cầu nguyện, cuộc sống của chúng ta luôn là một thực thi thánh ý Chúa và phục vụ tha nhân. Nguyện xin Chúa Giêsu Phục sinh đồng hành với chúng ta để hiến cả đời sống chúng ta thành một lời cầu nguyện đẹp lòng Thiên Chúa.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)



Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần VI PS
Bài đọcActs 18:23-28: Jn 16:23-28.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cùng nhau hoạt động để mang Ơn Cứu Độ cho mọi người.
Con người thường cảm thấy bất an và ghen tị khi thấy người khác nổi tiếng, uy quyền, giàu sang, và được mọi người kính trọng hơn mình. Vì thế, họ tìm cách làm sao để giảm danh giá, uy quyền, và thế lực của người khác bằng nhiều những thủ đoạn khác nhau như: nói xấu, bôi nhọ, và ngay cả hãm hại người khác. Nhưng đối với các tín hữu là những môn đệ của Chúa, họ không được phép làm như thế. Trái lại, Thiên Chúa đòi họ phải cộng tác với nhau, mỗi người một tài năng của Thánh Thần ban, cho việc xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô và cho việc loan báo Tin Mừng.
Các Bài Đọc hôm nay cho chúng ta những mẫu gương về tinh thần đoàn kết và cộng tác trong Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I, khi cộng đoàn Ephesus nhận ra ông Apollo có những tài năng xuất chúng cho việc rao giảng Tin Mừng, họ không ghen tị với ông. Trái lại, họ tìm cách bổ khuyết những gì ông còn thiếu, và tạo mọi cơ hội dễ dàng để ông đem Tin Mừng cho mọi người trong tỉnh Akaia. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu không giữ các môn đệ lại cho mình; nhưng khuyến khích các ông đến với Chúa Cha. Ngài xác tín với các môn đệ là Chúa Cha yêu con người, và sẵn sàng ban mọi điều các ông xin nhân danh Ngài.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Các tín hữu cùng cộng tác với nhau trong việc rao giảng và bảo vệ Tin Mừng.
1.1/ Sự xuất hiện của một nhà rao giảng mới, ông Apollo: Trải qua lịch sử của Do-thái cũng như của Giáo Hội, Thiên Chúa không ngừng gởi tới những nhân tài: khôn ngoan, thánh thiện, can đảm, và nhiệt thành, để loan truyền những sứ điệp của Ngài; chẳng hạn, Moses, David, Solomon, Isaiah, Gioan Tẩy Giả, Phêrô và Phaolô. Trong cộng đoàn Ephesus, Thiên Chúa cũng cho xuất hiện một tài năng mới người Do-thái tên là Apollo, quê ở Alexandria, ông là người có tài hùng biện và thông thạo Kinh Thánh.
Alexandria bên Ai-cập và Antioch bên Syria là hai trung tâm nổi tiếng vế triết học và thần học của Giáo Hội trong những thế kỷ đầu tiên. Hai nơi này đã cống hiến cho Giáo Hội rất nhiều các thánh Giáo Phụ xuất chúng và nhiệt tâm bảo vệ Đạo Thánh Chúa. Apollo có những đặc tính của người rao giảng: đã được học Đạo Chúa, có tài hùng biện, và thông thạo Kinh Thánh. Với tâm hồn nồng nhiệt, ông thường lên tiếng giảng dạy chính xác những điều liên quan đến Đức Giêsu. Một điều ông còn thiếu: ông chỉ biết có Phép Rửa của ông Gioan.
1.2/ Rao giảng Tin Mừng là bổn phận của mọi người: Nhận ra tài năng và lòng nhiệt thành của Apollo, những người trong cộng đoàn giúp ông bổ khuyết những gì còn thiếu và tạo cơ hội cho ông đi rao giảng Tin Mừng trong tỉnh Akaia.
(1) Bà Priscilla và ông Aquila giúp cho ông Apollo hiểu Đạo của Thiên Chúa: Sau khi nghe ông mạnh dạn rao giảng trong hội đường, “bà Priscilla và ông Aquila mời ông về nhà để trình bày Đạo của Thiên Chúa cho ông chính xác hơn.” Có nhiều điều cho chúng ta học hỏi từ biến cố này:
– Hai ông bà không ghen tị với Apollo, nhưng giúp ông hiểu biết tường tận hơn.
– Apollo không kiêu ngạo cho mình biết hết, nhưng sẵn sàng học hỏi từ người đi trước.
– Những người trong bậc gia đình có thể đóng góp trong việc giáo dục và đào tạo những người rao giảng Tin Mừng tương lai.
– Nữ giới cũng có vai trò trong việc rao giảng Tin Mừng mà không cần phải đòi cho được hưởng quyền lợi như nam giới.
(2) Các anh em trong cộng đòan giúp Apollo có cơ hội rao giảng Tin Mừng tại Akaia: “Khi biết ông Apollo muốn sang miền Akaia, các anh em khuyến khích ông và viết thư xin các môn đệ tiếp đón ông.” Người khuyến khích ơn gọi và người tạo cơ hội đều góp phần trong việc rao giảng Tin Mừng. Để có người rao giảng, Thiên Chúa cần sự cộng tác của tất cả mọi người.
Kết quả là cả cộng đoàn cùng được hưởng: “Khi đến nơi, nhờ ơn Chúa, ông Apollo đã giúp ích nhiều cho các tín hữu, vì ông mạnh mẽ và công khai bẻ lại người Do-thái, dẫn Kinh Thánh mà minh chứng rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô.”
2/ Phúc Âm: Chính Chúa Cha yêu mến anh em, vì anh em đã yêu mến Thầy.
2.1/ Chúa Giêsu khuyến khích các môn đệ đến cùng Chúa Cha: Chúa Giêsu không hoạt động riêng lẻ, nhưng cùng hoạt động với Chúa Cha để sinh lợi ích cho con người. Ví dụ, Chúa Cha tạo cơ hội thuận tiện cho con người đến với Chúa Giêsu để nghe người rao giảng và chữa lành; đối lại, Chúa Giêsu nói cho con người biết về tình yêu Thiên Chúa. Trong trình thuật hôm nay, Chúa Giêsu chỉ đường cho các môn đệ đến với Chúa Cha: “Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em mà xin Chúa Cha điều gì, thì Người sẽ ban cho anh em nhân danh Thầy. Cho đến nay, anh em đã chẳng xin gì nhân danh Thầy. Cứ xin đi, anh em sẽ được, để niềm vui của anh em nên trọn vẹn.”
Khi không ích kỷ giữ lại cho mình, nhưng luôn rộng lượng cho đi, hậu quả là cả ba đều được hưởng: Chúa Cha yêu Chúa Giêsu, Chúa Giêsu yêu con người, và con người yêu cả Chúa Cha và Chúa Giêsu.
2.2/ Yêu thương Chúa Cha là yêu thương Chúa Giêsu: Từ chương 1 cho đến hết chương 12 của Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu đã dùng nhiều dụ ngôn giảng dạy cho các môn đệ và dân chúng; nhưng từ chương 13 trở đi, Ngài dành riêng để mặc khải và dạy dỗ các môn đệ. Đó là lý do Chúa Giêsu nói: “Sẽ đến giờ Thầy không còn dùng dụ ngôn mà nói với anh em nữa, nhưng Thầy sẽ nói rõ cho anh em về Chúa Cha, không còn úp mở.”
Các môn đệ của Chúa có thể đến trực tiếp với Chúa Cha: “Ngày ấy, anh em sẽ nhân danh Thầy mà xin, và Thầy không nói với anh em là Thầy sẽ cầu xin Chúa Cha cho anh em. Thật vậy, chính Chúa Cha yêu mến anh em, vì anh em đã yêu mến Thầy, và tin rằng Thầy từ Thiên Chúa mà đến. Thầy từ Chúa Cha mà đến và Thầy đã đến thế gian. Thầy lại bỏ thế gian mà đến cùng Chúa Cha.” Nếu Cha yêu Con, Cha cũng yêu tất cả những ai thuộc về Con (Jn 10:29). Nếu Con yêu Cha, Con sẽ gìn giữ và bảo vệ tất cả những ai Cha đã ban cho Con (Jn 6:37, 39-40).
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Rao giảng Tin Mừng cho mọi người để họ tin yêu Thiên Chúa là bổn phận của mọi người. Vì thế, người góp công, người góp của, chúng ta phải cộng tác với nhau, và làm hết sức cho Nước Chúa ngày càng mở rộng.
– Chức vụ, danh giá, uy quyền, luôn len lỏi khắp nơi trong Giáo Hội, dòng tu, và giáo xứ. Những điều này không những đã làm trì trệ trong việc loan báo Tin Mừng, mà còn làm gương xấu và làm mất đức tin cho người khác, ngay cả cho chính đương sự.
– Chúng ta đã lãnh nhận Tin Mừng cách nhưng không, thì cũng phải cho đi cách nhưng không. Thiên Chúa không cho phép chúng ta lạm dụng Tin Mừng để mưu cầu danh giá, uy quyền, và lợi lộc cho cá nhân mình.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP


01/06/2019 – THỨ BẢY ĐẦU THÁNG TUẦN 6 PS
Th. Giút-ti-nô, tử đạo
Ga 16,23b-28

NHỜ ĐỨC KI-TÔ CHÚA CHÚNG CON
“Chính Chúa Cha yêu mến anh em, vì anh em đã yêu mến Thầy, và tin rằng Thầy từ Thiên Chúa mà đến.” (Ga 16,27)

Suy niệm: Khi nói Đức Ki-tô là “Đấng Trung Gian duy nhất,” nhiều người ví Ngài như một con đò, một cây cầu cần thiết để vượt sông và có thể đặt chân lên bến hạnh phúc ở bờ bên kia. Mà vì chẳng có một chuyến đò nào và cũng chẳng có một cây cầu nào khác ngoài Ngài: “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống” (Ga 3,13) nên “qua sông phải luỵ đò,” muốn lên trời, chỉ còn cách qua Ngài mà lên thôi! Lời Chúa hôm nay cho thấy Chúa Kitô không phải là trung gian theo kiểu “đứng giữa” để con người phải qua Ngài mới đến được với Chúa Cha. Chúa Giê-su cho biết Ngài còn là trung gian để Chúa Cha đến với con người nữa: “Chúa Cha yêu mến anh em vì anh em yêu mến Thầy”; nói cách khác Chúa Cha yêu thương chúng ta vì thấy chúng ta trong Chúa Ki-tô, và đối lại, chúng ta cũng chỉ đến được với Chúa Cha trong Ngài: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9).
Mời Bạn: Kết thúc kinh nguyện tạ ơn chủ tế xướng: “Chính nhờ Người, với Người và trong Người…”, sau các lời nguyện, chúng ta cũng nghe: “Chúng con cầu xin nhờ Đức Ki-tô…”, điều đó nói lên niềm tin của chúng ta vào Đức Ki-tô là Đấng trung gian duy nhất; trong Ngài chúng ta được nên giống Chúa và được Chúa yêu thương và cũng trong Ngài chúng ta mến Chúa và yêu mọi người.
Sống Lời Chúa: Bạn nhớ đừng coi Ngài như một thứ “phương tiện di chuyển,” cần cầu xin gì thì chạy tới Chúa, được ơn rồi thì “qua cầu rút ván”. Trái lại mời bạn hãy đến và ở lại trong Chúa Ki-tô, cách cụ thể qua việc rước Thánh Thể và suy niệm Lời Ngài.
Cầu nguyện: Đọc kinh Lạy Cha.
(5 Phút Lời Chúa)


Chúa Cha yêu mến anh em (1.6.2019 – Thứ Bảy Tuần 6 Phục Sinh)
Suy nim:


Allah là tên của Thiên Chúa trong Hồi giáo.
Ngài được tôn kính bằng 99 danh hiệu khác nhau:
Đấng Tối cao, Đấng Nhân hậu, Đấng Toàn năng, Đấng Vĩnh cửu…
Danh hiệu thứ 100 sẽ được mặc khải ở đời sau.
Nhưng Allah không bao giờ được gọi là Cha,
vì Ngài không sinh con.
Kitô giáo yêu mến Đức Giêsu và tin Ngài là Con Thiên Chúa.
Thiên Chúa chính là Cha của Đức Giêsu.
Đức Giêsu vẫn gọi Thiên Chúa bằng tiếng Abba thân thương.
Cuộc đời Đức Giêsu nơi trần gian giống như một cuộc ra đi và trở về.
Ngài từ Thiên Chúa Cha mà đến thế gian (cc. 27-28),
rồi Ngài lại bỏ thế gian mà đến cùng Chúa Cha, sau khi hoàn thành sứ vụ.
Sứ vụ của Ngài là vén mở cho môn đệ về Chúa Cha (c. 25),
và đưa họ đi vào chỗ thân tình gần gũi với Người Cha ấy.
Chúa Cha ở trong thế giới thần linh,
nhưng thế giới ấy lại có những cửa sổ mở ra với thế giới con người.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Thầy Giêsu kêu mời các môn đệ  
hãy mạnh dạn đến với Cha và nài xin.
Đây là điều trước đây họ chưa từng làm (c. 24a).
Đã đến lúc mạnh dạn đưa ra những thỉnh nguyện nhân danh Thầy Giêsu.
Nhân danh Thầy Giêsu mà xin cùng Chúa Cha
là điều vẫn nằm ở phần cuối của mỗi lời nguyện trong Giáo Hội.
Khi cầu xin nhân danh Thầy Giêsu, chúng ta hiệp nhất với Thầy,
nên lời xin của chúng ta dễ được Chúa Cha đoái nhận. 
Chúa Cha sẽ ban cho chúng ta mọi sự nhân danh Đức Giêsu (c. 23).
Hơn thế nữa, chính Chúa Cha cũng yêu mến chúng ta (c. 27),
và muốn cho chúng ta ơn lớn nhất 
là đi vào tương quan với Ba Ngôi ngay từ khi còn sống ở trần gian.
 “Cứ xin đi, anh em sẽ được, 
để niềm vui của anh em nên trọn vẹn” (c. 24).
Khi sắp được về hưởng niềm vui bên Chúa Cha (Ga 14, 28), 
thấy các môn đệ buồn phiền, Thầy Giêsu đã nói nhiều về niềm vui.
Thầy muốn chia sẻ cho họ niềm vui của mình,
Ba lần Ngài nói đến niềm vui trọn vẹn hứa ban cho họ (Ga 15,11; 16,24; 17,13).
Ngài còn hứa cho họ niềm vui mà không ai sẽ lấy được (Ga 16, 22).
Chuẩn bị mừng lễ Chúa Thăng Thiên, chúng ta xin được niềm vui đó,
niềm vui của những người đã chạm đến trời cao.

Cầu nguyn:

ấy. Amen. Lạy Cha từ ái,
đây là niềm tin của con.
Con tin Cha là Tình yêu,
và mọi sự Cha làm đều vì yêu chúng con.
Cả những khi Cha mạnh tay cắt tỉa,
cả những khi Cha thinh lặng hay vắng mặt,
cả những khi
Cha như chịu thua sức mạnh của ác nhân,
con vẫn tin Cha là Cha toàn năng nhân ái.
Con tin
Cha không chịu thua con về lòng quảng đại,
chẳng để con thiệt thòi khi dám sống cho Cha.
Con tin rằng
nơi lòng những người cứng cỏi nhất
cũng có một đốm lửa của sự thiện,
được vùi sâu dưới những lớp tro.
Chỉ một ngọn gió của tình yêu chân thành
cũng đủ làm đốm lửa ấy bừng lên rạng rỡ.
Con tin rằng
chẳng có giọt nước mắt nào vô ích,
thế giới vẫn tồn tại
nhờ hy sinh thầm lặng của bao người.
Con tin rằng
chiến thắng cuối cùng thuộc về Ánh sáng.
Sự Sống và Tình yêu sẽ chiếm ngự địa cầu.
Con tin rằng
dòng lịch sử của loài người và vũ trụ
đang chuyển mình tiến về với Cha,
qua trung gian tuyệt vời của Chúa Giêsu
và sức tác động mãnh liệt của Thánh Thần.
Con tin rằng
dần dần mỗi người sẽ gặp nhau,
vượt qua mọi tranh chấp, bất đồng,
mọi dị biệt, thành kiến,
để cùng nắm tay nhau đi qua sa mạc cuộc đời
mà về nhà Cha là nơi hạnh phúc viên mãn.
Lạy Cha, đó là niềm tin của con.
Xin Cha cho con dám sống niềm tin ấy. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
1 THÁNG SÁU
Hơi Thở Sự Sống
Bản văn Thánh Kinh trong Sách Sáng Thế cho phép chúng ta hiểu rõ rằng con người – được tạo thành như thế – khác hẳn với toàn thể thế giới hữu hình, nhất là khác hẳn với thế giới động vật. Chính “hơi thở sự sống” đã làm cho con người có thể biết các động vật, có thể đặt tên cho chúng – và có thể nhận ra mình khác với chúng (St 2, 18 – 20).
Mặc dù trình thuật Gia-vít về cuộc tạo dựng con người không nói đến “linh hồn”, ta vẫn dễ dàng nhận ra từ trình thuật này rằng sự sống con người là một sự sống siêu việt trên sự sống thuần túy chất thể của động vật, rằng sự sống vượt quá vật chất để vươn tới chiều kích tinh thần. Đây chính là nền tảng cốt yếu của “hình ảnh Thiên Chúa” mà bản văn Sáng Thế 1, 27 nói về.
– suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 01/6
Thánh Justinô, tử đạo
Cv 18, 23-28; Ga 16, 23-28.

LỜI SUY NIỆM: “Thầy từ Chúa Cha mà đến và Thầy đã đến thế gian. Thầy lại bỏ thế gian mà dến cùng Chúa Cha.
        Trước đây, trong lúc giảng dạy đám đông dân chúng, Chúa Giêsu thường đưa ra những dụ ngon để mạc khải về Người, về Chúa Cha, về tình yêu thương của Ngài, và về Nước Trời. Nhưng hôm nay thì Chúa nói rõ, không còn nói úp mở nữa; để giúp cho các Tông Đồ và cả chúng ta ngày hôm nay hiểu:.Người chính là Đấng Thiên Sai, được chính Thiên Chúa sai đến thế gian, và Người đã đến, và rồi sẽ rời bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha.
        Lạy Chúa Giêsu. “Nhân loại với sức tự nhiên của mình, không thể vào được “Nhà Cha”, không thể đạt tới sự sống và sự vinh phúc của Thiên Chúa.” (GL số 661). Xin cho chúng con đặt hết niềm tin và lòng trông cậy vào Chúa, vào ơn Cứu Độ của Chúa; chỉ có Chúa mới có thể mở lối cho chúng con tiến vào.
Mạnh Phương


Gương Thánh Nhân
Ngày 01-06: Thánh GIUSTINÔ
Tử Đạo (+165)

Thánh Giustinô tử đạo sinh tại Nablus, Samaria ở vào đầu thế kỷ thứ II. Sinh trưởng trong một gia đình ngoại giáo, nhưng Ngài luôn nuôi dưỡng nhiệt tình tìm kiếm Thiên Chúa chân thật. Với nhiệt tình này, Ngài đã tiếp xúc với mọi triết thuyết đương thời và không thoả mãn được các đòi hỏi của trí khôn.
Trong tác phẩm “Đối thoại với Tryphon” (Dialogus cum Tryphone), chính thánh Giustinô kể lại cuộc tìm kiếm của mình: – Trước hết, Ngài tin tưởng vào một người theo phái khắc kỷ. Những người này chẳng dạy gì về Thiên Chúa. Ông ta nói rằng sư hiểu biết ấy không cần thiết gì. Sau đó, Ngài đến với một người theo thuyết của Aristote. Ông này đòi thù lao quá cao, khiến sinh viên trẻ là Giustinô phẫn uất: người ta không rao bán triết học.
Một người theo lý thuyết của Pythagore hỏi Ngài: – Anh đã học âm nhạc, thiên văn và địa lý chưa ? Bởi vì để chiêm ngưỡng điều góp phần tạo nên hạnh phúc cần phải biết học giải thoát tâm hồn khỏi các đối tượng hữu hình để có thể tiếp nhận được những đối tượng trong trí khôn và cho phép thấy được sự thiện mỹ nội tại.
Giustinô chưa biết gì về những môn học, nhưng lại thấy mình bị thúc bách tìm kiếm Thiên Chúa hơn. Ngài gặp một người theo phái Platon Ngài nói: – Sau nhiều đàm luận, tôi hiểu được những điều vô hình ở mức độ cao hơn. Việc chiêm ngưỡng thế giới tư tưởng chấp cánh cho tinh thần của tôi.
Dầu vậy, không có gì làm cho Ngài thỏa mãn được cơn khát chân lý. Tại Ephesô, Giustinô gặp một cụ già đầy khôn ngoan. Ông trách Ngài đã thích lý sự về từ ngữ hơn sự kiện. Ông đã cho Ngài một lời khuyên cao cả là hãy tìm đọc kinh thánh: phải vượt qua những giới hạn của trí khôn, phải đi xa trong thời gian hơn các triết gia, phải nghe các tiên tri là những người nói bởi Chúa Thánh Thần, nhất là phải cầu nguyện vì: – Không ai có thể thấy hay nghe được những điều này nếu Thiên Chúa và đức Kitô không cho họ hiểu biết.
Theo lời khuyên này, Giustinô đã khám phá ra Kitô giáo bảo đảm hơn triết học nhiều. Từ đấy đức tin là qui luật xử thế và sự thánh thiện lý tưỏng của Ngài, Ngài mở một trường học tại Rôma và sống đời tông đồ đích danh. – Tôi sẽ nói sự thật, không một đắn đo sợ sệt, cả vào lúc bị phân thay thành trăm mảnh.
Gương mẫu của các thánh tử đạo đánh động ngài rất nhiều: – Thấy họ kiên vững trước cái chết, tôi thầm nói rằng: họ không thể sống trong sự dữ và ham mê các khoái lạc được nữa.
Ngài sẽ tìm được ở đâu sự thăng hoa cuộc sống lớn lao hơn là trong Kitô giáo ? Bởi vậy Ngài đã tìm mở rộng môi trường hoạt động ra ngoài ranh giới lớp học và những cuộc tranh luận, bằng việc viết nhiều tác phẩm để phổ biến tư tưởng tôn giáo. Ngày nay chúng ta chỉ còn giữ lại được hai cuốn: Đối Thoại Với Tryphone, và Hộ Giáo. Nhưng với hai tác phẩm ấy, thánh Giustinô cũng tỏ ra là một nhà minh giáo có thế giá được thế kỷ thứ II và là người đã phác họa ra nền thần học Kitô giáo.
Từ một đức tin vững chắc vào các chân lý Kitô giáo. Thánh Giustinô đã không ngần ngại tìm hết khả năng trổi vượt của trí khôn để hai lần viết thơ can ngăn các bạo vương. Lần thứ nhất vào năm 138. Ngài viết cho Antonin Le Pieux và lần thứ hai cho Marcô Aurelio. Cả hai lần Ngài cố gắng chỉ dẫn đến kết quả là bị kết án tử hình.
Giustinô và các bạn bị dẫn tới trước mặt tổng trấn Rusticus, một người theo triết thuyết Khắc Kỷ. Ngài lớn tiếng tuyên xưng đức tin. – Không ai có lương tri mà lại bỏ rơi chân lý để theo sự lầm lạc cả.
Thánh nhân từ chối không chịu tố giác nơi các kitô hữu hội họp. Sau cùng Ngài và các bạn bi đánh đòn rồi bị chém đầu. Tài liệu còn ghi lai nhiều chân lý mà thánh nhân đã phát biểu trong cuộc đối thoại với Rustisus, chẳng hạn: – Mọi nguyên tắc chính đáng mà các triết gia và các nhà lập luật khám phá được và trình bày cũng phải nhớ ở điều mà Ngôi lời đã diễn tả một phần.
Ngài còn nói: – Không ai tin Socrate đến độ chết vì điều ông ta dạy. Chính vì những lý do khác hẳn với lãnh vực văn chương mà bao nhiêu giáo phụ đã lấy máu mình để ký nhận các công trình của các Ngài, chính tình yêu Thiên Chúa nhập lòng các Ngài.
(daminhvn.net)


01 Tháng Sáu
Con Người Khờ Khạo
Một cuốn phim Pháp với tựa đề “Gigot”, đã kể lại cuộc đời cao thượng nhưng vô cùng đáng thương của một người câm tên là Gigot. Ðúng như cái tên có thể gợi lên, Gigot là một người khờ khạo nhưng có một tâm hồn cao quí. Ngày ngày anh quét đường, kiếm từng đồng xu nhỏ để mua những mẩu bánh mì vụn sống qua ngày. Nơi trú ngụ của anh là một cầu thang bẩn thỉu nằm bên dưới một ngôi nhà. Những người bạn duy nhất của anh là các chú chó và một con mèo hoang. Hằng ngày, từ tiệm bánh mì đi ra, anh đều mang theo thức ăn cho chúng. Anh đi đâu, chúng quấn quít bên người đến đó… Những con thú thương anh như một người bạn, nhưng những người đồng bào của anh chỉ nhìn anh như trò đùa. Mỗi khi cần có một trận cười, người ta gọi Gigot đến cho anh uống rượu để anh có thể nhảy múa trong cơn say và làm trò hề cho họ.
Một đêm nọ, sau khi say túy lúy và làm đủ trò hề cho thiên hạ cười, Gigot đi ngã ngiêng về nhà giữa cơn mưa. Anh bắt gặp một người đàn bà và một đứa con gái nhỏ đang nằm co ro trong góc hè phố, mình mẩy ướt như chuột lột. Anh dìu hai mẹ con người đàn bà về nhà mình và dọn chỗ cho họ qua đêm. Trong những ngày kế tiếp, anh tìm đủ mọi cách để làm cho người đàn bà được hạnh phúc và cô bé được vui cười. Anh đưa cô bé đến nhà thờ và dùng thứ ngôn ngữ câm của mình để nói với nó về Chúa Giêsu… Một hôm, người mẹ muốn đi nơi khác vì không chịu nổi cảnh thiếu thốn trong căn nhà của anh. Người câm không biết làm gì hơn là đành phải đến hiệu bánh mì quen để đánh cắp một số tiền. Với số tiền ấy, anh có thể sắm sửa tươm tất cho hai mẹ con người đàn bà…
Thế nhưng, một hôm, khi thức giấc, anh không còn thấy người đàn bà trong căn gác của mình nữa. Anh đưa cô bé vào sâu trong cầu thang và làm trò đùa cho nó cười. Vô tình, căn gác đổ nát sụp xuống trên anh và đứa bé. Anh vừa mang đứa bé đến nhà thờ để xin cha sở chạy chữa, thì người ta cũng phát giác ra sự mất tích của nó… Người ta tri hô lên anh là thủ phạm bắt cóc đứa bé. Cuộc săn đuổi đã làm anh trượt té xuống một dòng sông… Một chiếc phà chạy qua. Chiếc mũ của anh trồi lên. Mọi người tưởng rằng anh đã chết chìm giữa dòng sông… Sự cảm thông và thương tiếc bỗng bừng dậy, người ta lấy chiếc mũ của anh, đặt lên một chiếc quan tài và cử hành nghi lễ tống táng. Người người sụt sùi khóc. Bao nhiêu bài điếu văn được đọc lên để ôn lại tấm lòng cao thượng của người quá cố… Nhưng từ một chòm cây trong nghĩa địa, Gigot lắng nghe tất cả, anh bật thành tiếng khóc, khóc vì sự cảm thông quá muộn màng của người đồng loại, mà có lẽ cũng khóc khi nghĩ đến thân phận của anh.
Hôm nay chúng ta bước vào tháng dành riêng để tôn kính Trái Tim Chúa Giêsu…. Có riêng một tháng để nhắc nhớ cho con người về Tình Yêu của Thiên Chúa, bởi lẽ con người không hiểu mà cũng dễ quên tình yêu của Thiên Chúa…
Thiên Chúa cũng giống như một người tình câm. Ngài làm mọi sự và tìm đủ mọi cách để cho con người hiểu được Tình Yêu của Ngài. Không còn ngôn ngữ nào nữa, Thiên Chúa đành phải dùng chính cái chết, bởi lẽ không có tình yêu nào trọng đại cho bằng mối tình của người chết vì người mình yêu…
“Chúng sẽ nhìn xem Ðấng chúng sẽ đâm thâu qua”. Qua cái chết của Ðức Kitô trên thập giá, con người mới có thể thấy được tình yêu của Thiên Chúa đối với mình. Cái chết là ngôn ngữ cuối cùng của Tình Yêu. Mối tình câm lặng nhất đã được bày tỏ…
(Lẽ Sống)