Trang

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

JULY 01, 2013 : MONDAY OF THE THIRTEENTH WEEK IN ORDINARY TIME

Monday of the Thirteenth Week in Ordinary Time 
Lectionary: 377
GN 18:16

Reading 1GN 18:16-33
Abraham and the men who had visited him by the Terebinth of Mamre
set out from there and looked down toward Sodom;
Abraham was walking with them, to see them on their way.
The LORD reflected: “Shall I hide from Abraham what I am about to do,
now that he is to become a great and populous nation,
and all the nations of the earth are to find blessing in him?
Indeed, I have singled him out
that he may direct his children and his household after him
to keep the way of the LORD
by doing what is right and just,
so that the LORD may carry into effect for Abraham
the promises he made about him.”
Then the LORD said:
“The outcry against Sodom and Gomorrah is so great,
and their sin so grave,
that I must go down and see whether or not their actions
fully correspond to the cry against them that comes to me.
I mean to find out.”

While the two men walked on farther toward Sodom,
the LORD remained standing before Abraham.
Then Abraham drew nearer to him and said:
“Will you sweep away the innocent with the guilty?
Suppose there were fifty innocent people in the city;
would you wipe out the place, rather than spare it
for the sake of the fifty innocent people within it?
Far be it from you to do such a thing,
to make the innocent die with the guilty,
so that the innocent and the guilty would be treated alike!
Should not the judge of all the world act with justice?”
The LORD replied,
“If I find fifty innocent people in the city of Sodom,
I will spare the whole place for their sake.”
Abraham spoke up again:
“See how I am presuming to speak to my Lord,
though I am but dust and ashes!
What if there are five less than fifty innocent people?
Will you destroy the whole city because of those five?”
He answered, “I will not destroy it if I find forty-five there.”
But Abraham persisted, saying, “What if only forty are found there?”
He replied, “I will forbear doing it for the sake of forty.”
Then Abraham said, “Let not my Lord grow impatient if I go on.
What if only thirty are found there?”
He replied, “I will forbear doing it if I can find but thirty there.”
Still Abraham went on,
“Since I have thus dared to speak to my Lord,
what if there are no more than twenty?”
He answered, “I will not destroy it for the sake of the twenty.”
But he still persisted:
“Please, let not my Lord grow angry if I speak up this last time.
What if there are at least ten there?”
He replied, “For the sake of those ten, I will not destroy it.”

The LORD departed as soon as he had finished speaking with Abraham,
and Abraham returned home.
Responsorial PsalmPS 103:1B-2, 3-4, 8-9, 10-11
R. (8a) The Lord is kind and merciful.
Bless the LORD, O my soul;
and all my being, bless his holy name.
Bless the LORD, O my soul,
and forget not all his benefits. 
R. The Lord is kind and merciful.
He pardons all your iniquities,
he heals all your ills.
He redeems your life from destruction,
he crowns you with kindness and compassion.
R. The Lord is kind and merciful.
Merciful and gracious is the LORD,
slow to anger and abounding in kindness.
He will not always chide,
nor does he keep his wrath forever.
R. The Lord is kind and merciful.
Not according to our sins does he deal with us,
nor does he requite us according to our crimes.
For as the heavens are high above the earth,
so surpassing is his kindness toward those who fear him. 
R. The Lord is kind and merciful.
GospelMT 8:18-22
When Jesus saw a crowd around him,
he gave orders to cross to the other shore.
A scribe approached and said to him,
“Teacher, I will follow you wherever you go.”
Jesus answered him, “Foxes have dens and birds of the sky have nests,
but the Son of Man has nowhere to rest his head.”
Another of his disciples said to him,
“Lord, let me go first and bury my father.”
But Jesus answered him, “Follow me,
and let the dead bury their dead.”


Meditation:  "Teacher, I will follow you wherever you go"

 Have you ever been drafted for a special service assignment away from home? Duty to country, kin, or church may call some of us to leave our familiar surroundings in order to serve elsewhere. When the Lord Jesus announced that the coming of God's kingdom was imminent, he urged his listeners to not only heed his teaching but to follow in his footsteps as well. Jesus had a mission to accomplish and he wanted disciples who would join with him in proclaiming the coming of God's kingdom.
One prospective follower, a scribe who was an expert in the law of God, paid Jesus the highest compliment he knew. He called Jesus “teacher”. Jesus advised this would-be follower: Before you follow me, think what you are about to do and count the cost. A disciple must be willing to part with anything that might stand in the way of following Jesus as Teacher and Master. Another would-be disciple responded by saying that he must first bury his father, that is go back home and take care of his father until he died. This disciple was not yet ready to count the cost of  following Jesus. Jesus appealed to the man’s heart to choose for God's kingdom first and to detach himself from anything that might keep him from following the Lord.
The Lord Jesus calls each one of us personally by name and he invies us to follow him as our Lord, Teacher, and Master. He invites us into a personal relationship of love and friendship, trust and commitment. The love of God frees us from attachments to other things so we can give ourselves freely to God for his glory and for his kingdom. It was love that compelled the Lord Jesus to lay down his life for us. And he calls us in love to give our all for him.
What can keep us from giving our all to God? Fear, self-concern, pre-occupation, and attachment to other things. Even spiritual things can get in the way of having God alone as our Treasure if we put them first. Detachment is a necessary step if we want to make the Lord our Treasure and Joy. It frees us to give ourselves without reserve to the Lord and to his service. There is nothing greater we can do with our lives than to place them at the service of the Lord and Master of the universe. We cannot outgive God in generosity. Jesus promises that those who are willing to part with what is most dear to them for his sake “will receive a hundred times as much and will inherit eternal life” (Matthew 19:29). Is there anything holding you back from giving your all to the Lord?
"Take, O Lord, and receive my entire liberty, my memory, my understanding, and my whole will. All that I am and all that I possess you have given me. I surrender it all to you to be disposed of according to your will.  Give me only your love and your grace – with these I will be rich enough and will desire nothing more.” (Prayer of Ignatius Loyola, 1491-1556)

Determined Discipleship
Monday of the Thirteenth Week in Ordinary Time
Matthew 8:18-22
When Jesus saw a crowd around him, he gave orders to cross to the other side. A scribe approached and said to him, "Teacher, I will follow you wherever you go." Jesus answered him, "Foxes have dens and birds of the sky have nests, but the Son of Man has nowhere to rest his head." Another of his disciples said to him, "Lord, let me go first and bury my father." But Jesus answered him, "Follow me, and let the dead bury their dead."
Introductory Prayer: Lord, I come to you in this meditation ready to do whatever you ask. Left to myself I often take the easy and convenient path, yet I know the way of a Christian is through the narrow gate. In you I find the reason to abandon the easy path for a more perfect mission of love. I’m ready to learn the meaning of your command: “Follow me.”
Petition: Lord Jesus, help me to seek true holiness by following after you.
1. Follow His Footsteps: The transition to becoming a disciple is not an easy one. While a disciple generously hands over his own will to the Lord unconditionally, the scribe in today’s passage still seeks his own will, as noble as it may be. A disciple is born from an invitation: “Follow me.” This scribe does not yet have the total freedom of heart that life with Christ demands. Where do I stand? One becomes identified with Christ not through a mere accumulation of doctrine, principles and techniques, but by living a common life with Christ born from union with the Master’s will. May I hear Christ’s voice setting the pace of holiness in my life and inviting me to leave behind my own will for the new life he presents.
2. Choosing the Better Way: Christ does not coldly ignore the scribe, but seeks to attract him to a different way of life, a life of simple poverty. Our Lord’s own self-emptying poverty goes beyond the lot of the poorest of men. What Christ’s poverty shows, however, is not misery. Rather, it compels and attracts, for it is an infallible sign of the richness of God from whom Christ lives and moves. Christ’s living example empowers men to leave their world for something better, nobler and more worthy of the life they have been given. May my example also compel others to find a better way, a holier way.
3. Shunning Shoddy Sophisms: There is an almost ruthless quality to Christ’s response to the sophisms and excuses offered to avoid following him. Detachment from all personal wants and desires is the way to simplicity of heart. Simplicity of heart requires us to be brutally honest with ourselves. What comes first in our life? What is really moving our heart to make the choices we make? Is it God’s will? God’s will for us is never complicated; perhaps it may be difficult, but it is never complicated. Sometimes, under the pretext of doing good, we rationalize not doing what is better. We do not need sophisticated analyses assessing how many obstacles there are to doing God’s will. All we need to clear the path to its perfect fulfillment is a generous heart.
Conversation with Christ: Lord, I know you have called me; I ask for your strength to respond with simplicity and fortitude. I have heard your voice and I now answer.
Resolution: Today I will live better my vocation in life and, in particular, fulfill some obligation that I normally put off.
MONDAY, JULY 1
MATTHEW 8:18-22

(Genesis 18:16-33; Psalm 103)
KEY VERSE: "Follow me, and let the dead bury their dead" (v 22).
READING: For the first time in Matthew's gospel, Jesus referred to himself as the "Son of Man," the lowly servant who was totally dedicated to God's will, and who would be exalted in glory despite grave suffering (Dn 7:13).On one occasion, an eager scribe approached Jesus asking if he could follow him as a disciple. Jesus warned the scribe that it would not be an easy task. Discipleship was a radical call that offered neither security nor comfort. When one of Jesus' disciples asked for permission to go home and bury his father, Jesus' answer appeared to be harsh. Commitment to God's reign superseded all other obligations, even those regarded as having the highest importance. All who would participate in Jesus' glory must share his total devotion to the gospel he announced.
REFLECTING: Am I willing to follow where Jesus leads me today?
PRAYING: Lord Jesus, give me the courage to do what it takes to be your disciple.
Optional Memorial of Junipero Serra, priest

Miguel Joseph Serra was born in 1713 on the Island of Mallorca, Spain. At age of 16, Serra joined the Franciscan Order, taking the name Junipero after a friend of St Francis. In 1749, Padre Serra was sent to the missionary territories of the west of North America. In 1768 he took over missions in the Mexican provinces of Lower and Upper California. A tireless worker, Padre Serra was largely responsible forfounding nine of the twenty-one missions, from San Diego to San Francisco, which at the time were in Alta California of the Las Californias Province in New Spain. Serra converted thousands of Native Americans, and trained many of them in European methods of agriculture, cattle husbandry, and crafts. He was a dedicated missionary and penitent, austere in all areas of his life. Padre Serra died in 1784 and is buried under the sanctuary floor at Mission San Carlos Borromeo. Recognized as The Father of the California Missions, a bronze statue of Fr. Serra has been placed in the Statuary Hall of our Nations Capitol. Serra was beatified by Pope John Paul II on September 251988, this being the first step towards canonization, or promotion to sainthood, in the Catholic Church. In July 1987, the first miracle attributed to Serra was the cure of a nun suffering from lupus. Blessed Junipero Serra's namesake is the Serra Club, an international Catholic organization whose mission is to foster and affirm vocations to the ordained priesthood and vowed religious life. There are 670 Serra Clubs with more than 23,000 Serra members in 35 countries. www.serraus.org.
Prayer for the Canonization of Blessed Junipero Serra
Heavenly Father, we ask you to look lovingly on the missionary journey of your faithful servant, Blessed Junpero Serra. His steadfast efforts in founding nine missions in California and the conversion of thousands of Native Americans have inspired the formation and work of Serra International. This ministry in Father Serra's name is to encourage and affirm vocations to priesthood and vowed religious life. We pray that you bless this holy and courageous Franciscan missionary and grant him the ultimate honor of Sainthood in your heavenly kingdom. We ask this in the name of thy Blessed Trinity and of Mary, Queen of Vocations. Amen.
July 1
Blessed Junipero Serra
(1713-1784)

In 1776, when the American Revolution was beginning in the east, another part of the future United States was being born in California. That year a gray-robed Franciscan founded Mission San Juan Capistrano, now famous for its annually returning swallows. San Juan was the seventh of nine missions established under the direction of this indomitable Spaniard.
Born on Spain’s island of Mallorca, Serra entered the Franciscan Order, taking the name of St. Francis’ childlike companion, Brother Juniper. Until he was 35, he spent most of his time in the classroom—first as a student of theology and then as a professor. He also became famous for his preaching. Suddenly he gave it all up and followed the yearning that had begun years before when he heard about the missionary work of St. Francis Solanus in South America. Junipero’s desire was to convert native peoples in the New World.
Arriving by ship at Vera Cruz, Mexico, he and a companion walked the 250 miles to Mexico City. On the way Junipero’s left leg became infected by an insect bite and would remain a cross—sometimes life-threatening—for the rest of his life. For 18 years he worked in central Mexico and in the Baja Peninsula. He became president of the missions there.
Enter politics: the threat of a Russian invasion south from Alaska. Charles III of Spain ordered an expedition to beat Russia to the territory. So the last two conquistadors—one military, one spiritual—began their quest. José de Galvez persuaded Junipero to set out with him for present-day Monterey, California. The first mission founded after the 900-mile journey north was San Diego (1769). That year a shortage of food almost canceled the expedition. Vowing to stay with the local people, Junipero and another friar began a novena in preparation for St. Joseph’s day, March 19, the scheduled day of departure. On that day, the relief ship arrived.
Other missions followed: Monterey/Carmel (1770); San Antonio and San Gabriel (1771); San Luís Obispo (1772); San Francisco and San Juan Capistrano (1776); Santa Clara (1777); San Buenaventura (1782). Twelve more were founded after Serra’s death.
Junipero made the long trip to Mexico City to settle great differences with the military commander. He arrived at the point of death. The outcome was substantially what Junipero sought: the famous “Regulation” protecting the Indians and the missions. It was the basis for the first significant legislation in California, a “Bill of Rights” for Native Americans.
Because the Native Americans were living a nonhuman life from the Spanish point of view, the friars were made their legal guardians. The Native Americans were kept at the mission after Baptism lest they be corrupted in their former haunts—a move that has brought cries of “injustice” from some moderns.
Junipero’s missionary life was a long battle with cold and hunger, with unsympathetic military commanders and even with danger of death from non-Christian native peoples. Through it all his unquenchable zeal was fed by prayer each night, often from midnight till dawn. He baptized over 6,000 people and confirmed 5,000. His travels would have circled the globe. He brought the Native Americans not only the gift of faith but also a decent standard of living. He won their love, as witnessed especially by their grief at his death. He is buried at Mission San Carlo Borromeo, Carmel, and was beatified in 1988.

Comment:

The word that best describes Junipero is zeal. It was a spirit that came from his deep prayer and dauntless will. “Always forward, never back” was his motto. His work bore fruit for 50 years after his death as the rest of the missions were founded in a kind of Christian communal living by the Indians. When both Mexican and American greed caused the secularization of the missions, the Chumash people went back to what they had been—God again writing straight with crooked lines.

Quote:

During his homily at Serra’s beatification, Blessed John Paul II said: “Relying on the divine power of the message he proclaimed, Father Serra led the native peoples to Christ. He was well aware of their heroic virtues—as exemplified in the life of St. Kateri Tekakwitha [July 14]—and he sought to further their authentic human development on the basis of their new-found faith as persons created and redeemed by God. He also had to admonish the powerful, in the spirit of our second reading from James, not to abuse and exploit the poor and the weak.”

LECTIO: MATTHEW 8,18-22


Lectio:  Monday, July 1, 2013 
Ordinary Time
1) Opening prayer
Father,
guide and protector of your people,
grant us an unfailing respect for your name,
and keep us always in your love.
We ask this through our Lord Jesus Christ, your Son,
who lives and reigns with you and the Holy Spirit,
on God, for ever and ever. Amen.
2) Gospel Reading - Matthew 8,18-22
When Jesus saw the crowd all about him he gave orders to leave for the other side. One of the scribes then came up and said to him, 'Master, I will follow you wherever you go.' Jesus said, 'Foxes have holes and the birds of the air have nests, but the Son of man has nowhere to lay his head.'
Another man, one of the disciples, said to him, 'Lord, let me go and bury my father first.' But Jesus said, 'Follow me, and leave the dead to bury their dead.'
3) Reflection
• From the 10th to the 12th week of ordinary time, we have meditated on chapters 5 to 8 of the Gospel of Matthew. Following the meditation of chapter 8, today’s Gospel presents the conditions of the following of Jesus. Jesus decides to go to the other side of the lake, and a person asks to follow him (Mt 8, 18-22).
• Matthew 8, 18: Jesus orders to go to the other side of the lake. He had accepted and cured all the sick whom people had brought to him (Mt 8, 16). Many people were around him. Seeing that crowd, Jesus decides to go to the other side of the lake. In Mark’s Gospel, from which Matthew takes a great part of his information, the context is diverse. Jesus had just finished the discourse of the parables (Mk 4, 3-34) and said: “Let us go to the other side!” (Mk 4, 35), and, once on the boat from where he had pronounced the discourse (cf. Mk 4, 1-2), the disciples took him to the other side. Jesus was so tired that he went to sleep on a cushion (Mc 4, 38).
• Matthew 8, 19: A doctor of the Law wants to follow Jesus. At the moment in which Jesus decides to cross the lake, a doctor of the law came to him and said: “Master I will follow you wherever you go”. A parallel text in Luke (Lk 9, 57-62) treats the same theme but in a slightly diverse way. According to Luke, Jesus had decided to go to Jerusalem where he would have been condemned and killed. In going toward Jerusalem, he entered the territory of Samaria (Lk 9, 51-52), where three persons ask to follow him (Lk 9, 57.59.61). In Matthew’s Gospel, who writes for the converted Jews, the person who wants to follow Jesus is a doctor of the law. Matthew insists on the fact that an authority of the Jews recognizes the value of Jesus and asks to follow him, to be one of his disciples. In Luke, who writes for the converted pagans, the persons who want to follow Jesus are Samaritans. Luke stresses the ecumenical openness of Jesus who accepts also the non Jews to be his disciples.
• Matthew 8, 20: The response of Jesus to the doctor of the law. The response of Jesus is identical both in Matthew and in Luke, and it is a very demanding response which leaves no doubts: “Foxes have holes and the birds of the air have nests but the son of Man has nowhere to lay his head”. Anyone who wants to be a disciple of Jesus has to know what he is doing. He should examine the exigencies and estimate well, before taking a decision (Lk 14, 28-32). “So in the same way none of you can be my disciple without giving up all that he owns”. (Lk 14, 33).
• Matthew 8, 21: A disciple asks to go and bury his father. Immediately, one who was already a disciple asks him permission to go and bury his deceased father: “Lord, let me go and bury my father first”. In other words, he asks Jesus to delay crossing the lake for later after the burial of his father. To bury one’s parents was a sacred duty for the sons (cf. Tb 4, 3-4).
• Matthew 8, 22: The answer of Jesus. Once again the response of Jesus is very demanding. Jesus does not delay his trip over to the other side of the lake and says to the disciple: “Follow me, and leave the dead to bury their dead”. When Elijah called Elisha, he allows him to greet his relatives (1K 19, 20). Jesus is much more demanding. In order to understand all the significance and importance of the response of Jesus it is well to remember that the expression Leave the dead to bury their dead was a popular proverb used by the people to indicate that it is not necessary to spend energies in things which have no future and which have nothing to do with life. Such a proverb should not be taken literally. It is necessary to consider the objective with which it is being used. Thus, in our case, by means of the proverb Jesus stresses the radical exigency of the new life to which he calls and which demands to abandon everything to follow Jesus. It describes the exigencies of following of Jesus. To follow Jesus. Like the rabbi of that time Jesus gathers his disciples . All of them “follow Jesus” To follow was the term which was used to indicate the relationship between the disciple and the master. For the first Christians, to follow Jesus, meant three very important things bound together: a) To imitate the example of the Master: Jesus was the model to be imitated and to recreate in the life of the disciple (Jn 13, 13-15). Living together daily allowed for a constant confrontation. In “Jesus’ School” only one subject was taught: The Kingdom and this Kingdom is recognized in the life and practice of Jesus. b) To participate in the destiny of the Master: Anyone who followed Jesus should commit himself like he to be with him in his privations (Lk 22, 28), including in persecutions (Mt 10, 24-25) and on the Cross (Lk 14, 27). He should be ready to die with him (Jn 11, 16). c) To bear within us the life of Jesus: After Easter, the light of the Resurrection, the following took on a third dimension: "It is no longer I who lives, but Christ lives in me" (Ga 2, 20). It is a question of the mystical dimension of the following, fruit of the action of the Spirit. The Christians tried to follow in their life the path of Jesus who had died in defence of life and rose from the dead thanks to the power of God. (Ph 3, 10-11).
4) Personal questions
• To be a disciple of Jesus. to follow Jesus. How am I living the following of Jesus?
• The foxes have their lairs and the birds of heaven their nests, but the son of man has nowhere to lay his head. How can we live today this exigency of Jesus?
5) Concluding Prayer
Fix your gaze on Yahweh and your face will grow bright,
you will never hang your head in shame.
A pauper calls out and Yahweh hears,
saves him from all his troubles. (Ps 34, 5-6)



01-07-2013 : THỨ HAI TUẦN XIII MÙA THƯỜNG NIÊN

Thứ Hai 01/07/2013
Thứ Hai sau Chúa Nhật 13 Quanh Năm
St 18,16


Bài Ðọc I: (Năm I) St 18, 16-33
"Chúa sắp tiêu diệt người công chính cùng với kẻ tội lỗi sao?"
Trích sách Sáng Thế.
Khi những vị ấy chỗi dậy, ra khỏi thung lũng Mambrê, liền trông về phía thành Sôđôma. Abraham cùng đi để tiễn chân các đấng. Chúa phán: "Nào Ta có thể giấu Abraham điều Ta sắp làm không? Vì Abraham sẽ trở nên một dân tộc vĩ đại và hùng cường, và muôn dân thiên hạ chẳng nhờ đó mà được chúc phúc sao? Ta biết Abraham sẽ truyền dạy cho con cháu và gia tộc mai sau phải tuân theo đường lối của Chúa, ăn ở ngay lành công chính, để Thiên Chúa ban cho Abraham những gì Người đã hứa cùng ông". Vậy Chúa phán: "Tiếng kêu la của dân Sôđôma và Gômôra đã gia tăng, và tội lỗi chúng quá nặng nề! Ta sẽ xuống coi việc chúng làm có như tiếng kêu thấu đến tai Ta hay không, để Ta sẽ biết rõ".
Các vị ấy bỏ nơi đó, đi về hướng thành Sôđôma. Nhưng Abraham vẫn còn đứng trước mặt Chúa. Ông tiến lại gần Người và thưa: "Chớ thì Chúa sắp tiêu diệt người công chính cùng với kẻ tội lỗi sao? Nếu có năm mươi người công chính trong thành, họ cũng chết chung hay sao? Chúa không tha thứ cho cả thành vì năm chục người công chính đang ở trong đó sao? Xin Chúa đừng làm như vậy, đừng sát hại người công chính cùng với kẻ dữ, đừng đối xử với người công chính như với kẻ dữ! Xin đừng làm thế! Chúa phán xét thế giới, Chúa không xét đoán như thế đâu". Chúa phán cùng Abraham rằng: "Nếu Ta tìm thấy trong thành Sôđôma năm mươi người công chính, Ta sẽ vì họ mà tha thứ cho cả thành". Abraham thưa lại: "Dù con chỉ là tro bụi, con đã bắt đầu nói, nên con xin thưa cùng Chúa con: Nếu trong số năm mươi người công chính đó còn thiếu năm người thì sao? Vì thiếu năm người Chúa có tàn phá cả thành không?" Chúa phán: "Nếu Ta tìm thấy bốn mươi lăm người công chính, Ta sẽ không phá huỷ cả thành". Abraham lại thưa cùng Chúa rằng: "Nhưng nếu có bốn mươi người thì Chúa sẽ làm gì?" Chúa phán: "Ta sẽ vì bốn mươi người đó mà không trừng phạt cả thành". Abraham thưa: "Lạy Chúa, nếu con lên tiếng, xin Chúa đừng nổi giận. Nếu ở đây tìm được ba mươi người công chính thì sao?" Chúa phán: "Nếu Ta tìm được ba mươi người, Ta sẽ không phạt". Abraham nói: "Vì con đã trót nói thì con sẽ thưa cùng Chúa: Nếu trong thành tìm được hai mươi người công chính thì sao?" Chúa phán: "Vì hai mươi người đó Ta sẽ không tàn sát". Abraham thưa: "Lạy Chúa, xin đừng nổi giận, con chỉ xin thưa lần này nữa thôi: Nếu tìm được mười người công chính ở đó thì sao?" Chúa phán: "Vì mười người đó, Ta sẽ không tàn phá".
Khi đã nói với Abraham xong, Chúa ra đi, và Abraham trở về nhà mình.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 102, 1-2. 3-4. 8-9. 10-11
Ðáp: Chúa là Ðấng từ bi và hay thương xót (c. 8a).
Xướng: 1) Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng thánh danh Người. Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người. - Ðáp.
2) Người đã tha thứ cho mọi điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người chuộc mạng ngươi khỏi chỗ vong thân; Người đội đầu ngươi bằng mão từ bi ân sủng. - Ðáp.
3) Chúa là Ðấng từ bi và hay thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan nhân. Người không chấp tranh triệt để, cũng không đời đời giữ thế căm hờn. - Ðáp.
4) Người không xử với chúng tôi như chúng tôi đắc tội, và không trả đũa theo điều oan trái chúng tôi. Nhưng cũng như trời xanh vượt cao trên trái đất, lòng nhân hậu Người siêu việt hơn thế trên kẻ kính sợ Người. - Ðáp.
Alleluia: Tv 118, 27
Alleluia, alleluia! - Xin Chúa cho con hiểu đường lối những huấn lệnh của Chúa, và con suy gẫm các điều lạ lùng của Chúa. - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 8, 18-22
"Con hãy theo Ta".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đám đông dân chúng vây quanh Người, thì Người ra lệnh sang qua bờ bên kia. Một luật sĩ đến thưa Người rằng: "Lạy Thầy, bất cứ Thầy đi đâu, con cũng xin theo Thầy". Chúa Giêsu trả lời: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chỗ gối đầu". Một môn đệ khác thưa Người rằng: "Thưa Thầy, xin cho phép con về chôn cất cha con trước đã". Chúa Giêsu trả lời: "Con hãy theo Ta, và hãy để kẻ chết chôn kẻ chết".
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm : Theo Chúa
Có hai tu sĩ lên đường hành hương: một người chủ trương cần phải có tiền bạc và phương tiện vật chất đầy đủ mới có thể đảm bảo cho đời sống tu trì; một người thì luôn tin tưởng nơi tinh thần từ bỏ. Hai người trao đổi, tranh luận với nhau về hai tinh thần khác nhau mà không ai có thể thuyết phục được ai. Khi họ đến bờ sông thì trời cũng đã tối. Người có tinh thần từ bỏ đề nghị:
- Chúng ta không có tiền để qua sông? Chúng ta hãy ngủ lại đây và dâng lời chúc tụng Chúa.
Người kia đáp lại:
- Nơi này không có làng mạc, nhà cửa, thú dữ có thể cắn xé; bên kia sông, chúng ta có thể nghỉ lại một cách an toàn. Tôi có mang theo tiền, chúng ta hãy thuê một người lái đò.
Sau khi đã qua sông, vị tu sĩ trả tiền cho người lái đò và nói với người bạn của mình như sau:
- Anh đã thấy được cái lợi của việc giữ tiền trong túi chưa? Chính nhờ có chút tiền bạc, tôi đã có thể cứu mạng anh và mạng tôi. Ðiều gì sẽ xẩy ra, nếu tôi cũng sống tinh thần từ bỏ như anh?
Nghe thế, vị tu sĩ luôn sống trong tinh thần từ bỏ mỉm cười và nói:
- Chính sự từ bỏ của anh đã cứu sống chúng ta; anh đã không tiếc của để thuê người lái đò là gì? Hơn nữa, tôi không có đồng xu dính túi, thế mà tôi vẫn sống; tôi tin rằng chính tinh thần từ bỏ đã cho tôi có được mọi sự cần thiết.
Tin Mừng Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe hôm nay kể lại rằng: Ngày nọ, Chúa Giêsu và các môn đệ đang đi đường, thì có người đến thưa Ngài: "Tôi xin theo Thầy bất cứ nơi nào Thầy đi". Chúa Giêsu trả lời: "Chồn có hang, chim có tổ, Con Người không có nơi tựa đầu". Một người khác cũng muốn theo Ngài, nhưng xin được về chôn cất cha trước đã. Chúa Giêsu nói: "Anh hãy theo tôi, cứ để kẻ chết chôn kẻ chết".
Chúa Giêsu đòi hỏi các môn đệ và tất cả những ai muốn theo Ngài một thái độ từ bỏ, dứt khoát tận căn; Ngài không bao giờ chấp nhận bất cứ một thỏa hiệp nào. Qua những đòi hỏi ấy, Chúa Giêsu muốn nhắc nhở cho chúng ta giới răn cơ bản: mến Chúa hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực. Ðây không phải là một điều không tưởng, cũng không phải là một lý tưởng cao vời mà là một mệnh lệnh. Quả thật, con người chỉ thực sự đạt được ơn gọi làm người của mình, khi nó sống trọn vẹn cho Thiên Chúa; con người chỉ thực sự hạnh phúc khi nó thuộc trọn về Chúa. Những việc làm, như hy sinh, hãm mình, khổ chế, chỉ thực sự có ý nghĩa và giá trị, nếu chúng được thực thi như một cố gắng dốc cạn chính mình để sống tin tưởng phó thác cho Thiên Chúa, và đó cũng là mục đích cuộc đời người Kitô hữu.
(Veritas Asia)

LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Hai Tuần 13 TN1, Năm lẻ
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thương lượng với Thiên Chúa!

Con người có thói quen tính toán và thương lượng; vì thế, họ thương lượng ngay cả với Thiên Chúa. Ví dụ: Nếu Chúa muốn con theo đạo, hãy ban cho con được khỏe mạnh, hay cho con có việc làm tốt, hay cho con cái con biết ngoan ngoãn vâng lời. Nếu Chúa muốn con đi theo Chúa, xin Chúa hãy săn sóc và bảo vệ cha mẹ và gia đình của con ... Tuy nhiên, sự thương lượng của con người luôn thay đổi: khi thì cho Thiên Chúa làm như vậy mới công bằng, khi thì cho Thiên Chúa làm như vậy là bất công.
Các Bài Đọc hôm nay đưa ra những trường hợp con người muốn thương lượng với Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I, Thiên Chúa muốn phá hủy hai thành Sodom và Gomorrah vì tội lỗi quá nhiều của họ. Abraham muốn cứu cháu mình là gia đình ông Lot; nên Abraham thương lượng: "Chẳng lẽ Ngài tiêu diệt người lành một trật với kẻ dữ sao?” Trong Phúc Âm, khi một người mong muốn theo Chúa, nhưng thương lượng với Chúa hãy đợi cho anh về chôn cất cha anh trước đã; Chúa Giêsu nói với anh: "Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết! Phần anh, hãy theo Ta."

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: "Chẳng lẽ Ngài tiêu diệt người lành một trật với kẻ dữ sao?”

1.1/ Thiên Chúa quan tâm đến Abraham: Có hai ký do khiến Ngài quan tâm đến ông: vì ông là tổ-phụ của mọi dân tộc và là bạn nghĩa thiết của Thiên Chúa. Như một Tổ-phụ, ông phải biết đường lối của Thiên Chúa để dạy dỗ con cháu. Vì thế, Thiên Chúa cân nhắc: "Ta có nên giấu Abraham điều Ta sắp làm chăng? Abraham sẽ trở thành một dân tộc lớn mạnh và mọi dân tộc sẽ được chúc phúc nhờ nó. Thật vậy, Ta đã chọn nó, để nó truyền cho con cái nó và gia tộc nó sau này phải giữ đường lối của Đức Chúa mà thực hiện điều công minh chính trực; như thế Đức Chúa sẽ làm cho Abraham điều Người đã phán về nó." Sau đó, Đức Chúa mặc khải cho Abraham biết ý định của Ngài về số phận của hai thành Sodom và Gomorrah.

1.2/ Abraham thương lượng với Thiên Chúa:
(1) Cách phán xét của Thiên Chúa: Đức Chúa phán: "Tiếng kêu trách Sodom và Gomorrah thật quá lớn! Tội lỗi của chúng quá nặng nề! Ta phải xuống xem thật sự chúng có làm như tiếng kêu trách đã thấu đến Ta không. Có hay không, Ta sẽ biết." Trong vai trò của độc giả, chúng ta biết hai thành này có tội, và án phạt của Thiên Chúa đã xảy ra cho hai thành. Chúng ta cũng biết Thiên Chúa công chính: Ngài trả cho con người theo những gì họ đã gây ra.
(2) Lối suy nghĩ của Abraham: Ông thưa với Thiên Chúa: "Chẳng lẽ Ngài tiêu diệt người lành một trật với kẻ dữ sao?"
- Theo Abraham, Thiên Chúa không nên tiêu diệt người lành cùng một trật với kẻ dữ; vì như thế là không công bằng. Có nhiều điều khúc mắc về thần học ở đây:
+ Nếu Abraham tin ơn phúc của người lành có thể đủ để Thiên Chúa tha thứ tội lỗi của kẻ dữ, như khi ông thương lượng với Thiên Chúa ở dưới; thì tội của kẻ dữ cũng phải ảnh hưởng trên người lành. Vì thế, Thiên Chúa có thể tiêu diệt cả hai một trật. Hơn nữa, tội của kẻ dữ nhiều khi là hậu quả của sự vô tâm từ phía người lành: cha mẹ không chịu dạy dỗ con, xã hội vô tâm không chịu giúp đỡ người yếu thế. Vì sự vô tâm không chịu giáo dục và chăm sóc, họ vô tình đẩy những người yếu thế vào con đường tội lỗi. Vì vậy, tội vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính cộng đoàn; chẳng một tội cá nhân nào mà không ảnh hưởng đến cộng đoàn. Nếu muốn cho cộng đoàn tốt đẹp, mọi người đều có bổn phận dạy dỗ và chăm sóc cho các phần tử của cộng đoàn.
+ Thiên Chúa có thể tiêu diệt cả hai một trật; nhưng sẽ phân biệt họ khi phán xét để hưởng hạnh phúc đời sau. Như thế, Ngài vẫn công bằng khi đối xử.
+ Nếu Thiên Chúa không tiêu diệt kẻ dữ, có người cũng sẽ than trách Ngài không công bằng: để kẻ dữ tha hồ tác hại người lành!
- Khi Abraham thương lượng với Thiên Chúa và giảm con số người lành từ 50 xuống tới 10, ông hy vọng ơn phúc của người lành có thể đủ để Thiên Chúa tha thứ tội lỗi của kẻ dữ. Làm sao con người biết khi nào cán cân sẽ thăng bằng giữa phúc của kẻ lành và tội của kẻ dữ?

2/ Phúc Âm: Theo Chúa là phải chấp nhận đường lối của Ngài.

2.1/ Giá phải trả của việc đi theo Chúa Giêsu: Chúa Giêsu rất thực tế: Ngài nói cho các môn đệ về phần thưởng sẽ được, nhưng cũng không giấu diếm các ông về giá phải trả của việc đi theo Ngài. Điều này làm cho người muốn theo phải suy nghĩ: Nếu họ chấp nhận vinh quang qua con đường đau khổ, hãy bỏ mọi sự, vác thánh giá hàng ngày, và theo Chúa tới cùng. Nếu họ cảm thấy không theo được, hãy có can đảm từ khước từ ngay từ đầu, để đừng bỏ giữa đường và mất cả hai: đời này và đời sau.
Thánh Matthew tường thuật một kinh sư tiến đến thưa với Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo." Đức Giêsu trả lời: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu." Chúa Giêsu muốn người kinh sư nhận ra ít là hai điểm:
(1) Tương lai bấp bênh: Nhà rao giảng Tin Mừng phải di chuyển luôn luôn, chứ không sống cố định một chỗ như phần đông con người. Khi đã hoàn tất sứ vụ ở một nơi, ông lại phải đến một nơi khác và bắt đầu làm lại từ đầu.
(2) Sống nghèo khó: Nhà rao giảng không có nhà cửa, tài sản; nhưng hoàn tòan sống theo sự quan phòng của Thiên Chúa.
2.2/ Phải kính mến Thiên Chúa trên hết mọi người: Một môn đệ khác thưa với Người: "Thưa Ngài, cho phép con về chôn cất cha con trước." Đức Giêsu bảo: "Anh hãy đi theo tôi, cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ." Câu trả lời của Chúa Giêsu không dễ hiểu; nhiều người cho Chúa Giêsu dạy điều bất hiếu với cha mẹ!
(1) Chúa có dạy phải bất hiếu với cha mẹ? Theo truyền thống Á-đông, một trong những điều bị coi là bất hiếu khi con cái sống xa cha mẹ lúc các Ngài cao niên. Con cái, nhất là con trai trưởng, phải ở gần cha mẹ để lo lắng cho các ngài lúc tắt lửa tối đèn; nhất là phải chôn cất cha mẹ trước khi lo cho tương lai của mình.
(2) Chúa đòi người môn đệ phải làm theo thánh ý của Thiên Chúa trên hết tất cả ý của con người, bao gồm ý của cha mẹ, như Ngài đã từng dạy: Tiên vàn, các con hãy lo tìm Nước Thiên Chúa trước, còn mọi sự khác, Ngài sẽ quan phòng lo liệu cho các con sau. Khi phải chọn lựa giữa việc đi theo Thiên Chúa và việc ở nhà phụng dưỡng cha mẹ, con người phải chọn Thiên Chúa trước theo như giới răn thứ nhất dạy. Tuy thế, Thiên Chúa không thua lòng quảng đại của con người, Ngài sẽ lo liệu để có người chăm sóc cho cha mẹ.
Hơn nữa, Chúa muốn con người phải biết nắm lấy cơ hội và thi hành ngay. Ngài biết nếu cứ để con người hẹn lần hẹn mòn, con người sẽ để cho cơ hội qua đi mà không chịu thực hiện.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta hãy để cho Thiên Chúa là Chúa Tể trời đất. Đừng thương lượng và bắt Ngài phải suy nghĩ và hành động như con người hay thay đổi của chúng ta.
- Khi đã chấp nhận làm môn đệ của Đức Kitô, chúng ta tình nguyện đi theo con đường đau khổ để đạt tời vinh quang. Chúng ta phải yêu mến và phục vụ Ngài trên hết mọi người và mọi sự.
Lm.Anthony ĐINH MINH TIÊN, op.

HẠT GIỐNG NẨY MẦM
- MÙA QUANH NĂM –
- TUẦN 13 -
"Có những hạt rơi vào đất tốt.
Chúng mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả :
hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi,
hạt thì được một trăm" (Mc 4,8

Thứ Hai :
Mt 8,18-22

A. Hạt giống...
Câu chuyện hai người xin đi theo làm môn đệ Chúa Giêsu. Qua những câu Chúa Giêsu trả lời, ta hiểu được Ngài là ai và cái giá phải trả để đi theo làm môn đệ Ngài là gì :
- Câu trả lời thứ nhất (c 20) : a/ Đức Giêsu là Messia (mà Đanien xưa gọi là "Con Người" Đn 7,13) ; b/ Nhưng là một Messia nghèo nàn đến nỗi không có chỗ tựa đầu ("Con Người" trong Đanien thì rất vinh quang).
- Câu trả lời thứ hai (c 22) : Đức Giêsu là Messia không phải chủ yếu để lo chuyện thế tục (chuyện kẻ chết, hiểu theo nghĩa mortel), mà lo chuyện cao hơn (việc Nước Trời).
Tại sao Đức Giêsu trả lời như vậy ? Vì có lẽ những người xin đi theo Ngài nghĩ Ngài là một Messia vinh quang giàu sang. Ngài nói rõ và thẳng để họ dễ quyết định có còn muốn theo Ngài nữa không.

B.... nẩy mầm.
1. "Chúa Giêsu thấy đám đông dân chúng dân chúng vây quanh Ngài thì Ngài ra lệnh sang qua bờ bên kia" : Ngài muốn xa lánh dân chúng. Có lẽ vì Ngài hiểu họ theo Ngài vì lý do vụ lợi vật chất. Ngài phải tạm xa họ để làm dịu bớt lòng vụ lợi đó và để họ có dịp xét lại động cơ thúc đẩy họ theo Ngài.
Đôi khi hình như Chúa cũng xa lánh tôi như thế. Khi đó tôi phải dừng lại suy nghĩ lại về mình và về Chúa : tôi như thế nào mà Chúa tạm xa tôi, Chúa muốn nói gì với tôi khi xa lánh tôi như thế.
2. Hôm nay tôi phải xác định tôi theo Chúa nhằm mục đích gì. Nếu tôi theo Ngài để được sung sướng, vinh dự v.v. thì chẳng sớm thì muộn tôi sẽ thất vọng và sẽ bỏ Ngài. Sung sướng và vinh quang thì chắc chắn Ngài sẽ ban cho tôi, nhưng là kiểu sung sướng với vinh quang của Nước Trời, và chúng chỉ đến sau hành trình vác thập giá theo Ngài.
3. Một cái hang đối với con chồn, một cái tổ đối với con chim, và một chỗ gối đầu đối với con người. Đó là như cầu an ninh tối thiểu. Nhưng Chúa Giêsu đòi người môn đệ muốn đi theo Ngài cũng phải từ bỏ cả cái nhu cầu tối thiểu ấy.
Cái hang, cái tổ và cái chỗ gối đầu của tôi không phải chỉ là một mái nhà mà là cái bản năng tìm sự thoải mái, tiện nghi. Có tiện nghi thoải mái thì tốt. Nhưng khi cần - do hoàn cảnh túng thiếu, hoặc do yêu cầu mục vụ - tôi phải sẵn sàng hy sinh từ bỏ. Mà để có thể sẵn sàng hy sinh từ bỏ thì tôi phải tập để không lệ thuộc vào chúng.
4. Việc của "kẻ chết" là những việc vật chất, thế gian. Người môn đệ có một việc khác phải quan tâm lo nhiều hơn, đó là việc "kẻ sống" tức là những việc mang lại sự sống thật, sự sống đời đời. Tôi liệt kê những việc tôi đang lo và so sánh xem loại việc nào tôi quan tâm hơn.
5. Kitô giáo thiết yếu không phải là một ý thức hệ, mà là một con người. Niềm tin của chúng ta thiết yếu không phải là một giáo điều, mà là một con người. Cuộc sống của chúng ta thiết yếu không phải là một chuỗi những cố gắng làm điều thiện tránh điều ác, mà là một con người…. Chúa Giêsu không chỉ rao giảng một giáo lý, mà còn đòi hỏi mọi người phải đi theo Ngài. Theo Ngài vô điều kiện, theo Ngài một cách dứt khoát. (Chờ đợi Chúa)
6. Tôi gặp lại chị sau nhiều năm xa cách. Chị rất mừng mời tôi ghé nhà uống nước. Nhưng khi tôi nhìn thấy bàn thờ Phật trong nhà chị và bức tượng Phật bằng vàng đeo trên cổ chị thì chị tỏ ra ngượng ngùng. Chị giải thích :
- Bây giờ con theo đạo Phật rồi cha ạ.
Tôi ngạc nhiên chưa kịp hỏi lý do thì chị nói tiếp :
- Con theo Chúa bấy lâu, xin Chúa cho con làm ăn khá giả mà không được. Bây giờ con theo xin Đức Phật xem có được hay không.
Tôi không còn biết khuyên gì nữa cả. Khuyên gì bây giờ khi người ta đã không còn đức tin ? Tôi chỉ muốn giữ một liên hệ tốt để sau này có dịp trở lại :
- Thì tuỳ chị thôi. Chị cứ theo Phật thử xem có giàu không. Khoảng năm sau tôi trở lại xem kết quả nhé !
Uống nước xong, tôi ra về, đầu óc vấn vương với ý tưởng "Nếu theo Chúa để có tiền thì sẽ như thế đó".
Lm. Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp. Cần Thơ

01/07/13 THỨ HAI TUẦN 13 TN
Mt 8,18-22

KHÔNG CÓ NƠI TỰA ĐẦU
“Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.” (Mt 8,20)
Suy niệm: Sứ vụ của Đức Giêsu đặt Ngài vào cảnh rày đây mai đó. Nhưng Ngài không phải là một gã lãng tử lang thang vô định! Có người ngỏ ý theo Ngài, Ngài nói rõ như trên để anh ta hiểu đường Ngài đi xa mức nào và liệu anh có sẵn lòng đi xa như thế. Chồn có hang, chim có tổ, còn Ngài không có điểm dừng nghỉ trên mặt đất này! Công cuộc và hành trình của Ngài nhận đích điểm ở tận … Cha trên trời! Công cuộc ấy khẩn cấp đến mức không thể dừng lại nghỉ ngơi. Lời tuyên bố “hãy để kẻ chết chôn kẻ chết” cũng âm vang lại đòi hỏi của “Người không có nơi gối đầu”.
Mời Bạn nhìn ngắm sự siêu thoát nơi Đức Giêsu và ý thức rằng đó cũng là sự siêu thoát người môn đệ Đức Kitô cần có. Không một ai hay điều gì có thể ràng buộc Ngài cả, ngoại trừ ý của Cha và sứ mạng mà Cha trao phó.
Nhìn ngắm Đức Giêsu siêu thoát, ta thấy một Giêsu tự do và đầy tràn sức mạnh, ta cũng thấy một Giêsu sống có mục đích sắc nét, và Ngài dốc toàn tâm lực cho mục đích ấy. Bạn có muốn sự tự do và sức mạnh nội tâm ấy không? Hãy tập siêu thoát, bắt đầu bằng việc tháo gỡ những thứ vớ vẩn nhất.
Sống Lời Chúa: Bạn đang còn nô lệ cho điều gì? Những đam mê xấu, những chứng nghiện, hay một mối quan hệ không trong sáng?… Hôm nay, bạn bắt đầu giải thoát mình khỏi những điều ấy, để đi theo Đấng “không có nơi tựa đầu” sát gót hơn.
Cầu nguyện: Chỉ mong Ngài lấy đi; mong chẳng còn gì thuộc về con; mong chẳng còn gì là của con. Để con được trắng tay. Con chỉ còn Ngài để giữ lấy. Con được chọn Chúa mãi là của con… (Tagore)

Một lời đáp trả rõ ràng và dứt khoát
Một kinh sư tiến đến thưa Người rằng: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo.” Đức Giêsu trả lời: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.” (Mt. 8, 19-20)
Một lời mời gọi không hàm hồ
Khi dấn thân cho bất cứ công việc gì, cũng như đối với bất cứ ai, ta thích mọi chuyện phải rõ như ban ngày. Ta muốn biết mình đi đâu, muốn biết đích xác phần trách nhiệm của mình. Ta mong cho người đồng chí của ta nói lên không mập mờ ý hướng của anh.
Với Chúa Giêsu, chúng ta hoàn toàn được Người phục vụ tốt. Khi Chúa mời gọi ai đi theo Người, Người không ngại nói cho kẻ ấy biết Người chờ đợi gì nợi họ. Nói ra cũng rất đơn giản thôi. Người chờ đợi tất cả. Người đòi hỏi tất cả. Người yêu cầu ta từ bỏ hết, từ bỏ ngay lập tức vì Người. “Anh hãy cứ đi theo tôi, cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ”
Lời lẽ của Chúa thật cứng rắn, sắc bén. Không có tiếng nào thừa, cũng không có gì giấu diếm. Nếu người ta quyết định đi theo Người, hẳn phải biết cái gì đang chờ đợi mình: không có chỗ tựa đầu, thập giá, đau khổ, nhưng cũng có niềm vui ngập tràn, không tưởng tượng được.
Một lời đáp thẳng thắn và chân thành
Nếu Chúa Giêsu đặt các quân bài của Người lên bàn, Người yêu cầu các môn đệ Người cũng phải làm như vậy. Lời Người mời gọi không mập mờ, thì Người đòi câu đáp trả cũng phải như vậy. Đi theo Người hoặc không đi theo Người. Không thỏa hiệp. Không thể đi với Người mà vẫn quấn quýt với người thân. Không thể trở thành môn đệ Người mà còn dính bén với những thói hư tật cũ, những cách suy nghĩ và hành động lỗi thời.
Chúng ta đã thẳng thắn và chân thành đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu không? Chúng ta đã thật sự quyết định đi theo Người không? Điều Người chờ đợi nơi ta, ta có đã thưa vâng một cách rõ ràng và dứt khoát không? Ta đừng trả lời quá vội. Chẳng phải vì ta đã được rửa tội và đang là những Kitô hữu tương đối tốt mà ta dứt khoát bước đi theo Đức Kitô đâu.

Thứ Hai 1-7
Chân Phước Junipero Serra
(1713-1784)

Miguel Jose Serra sinh ở đảo Majorca Tây Ban Nha, và lấy tên Junipero khi gia nhập Dòng Phanxicô. Ðược thụ phong linh mục năm 1737, ngài dạy triết thần ở Ðại Học Lulliana cho đến năm 1749 thì ngài chuyển sang công việc truyền giáo ở Tân Thế Giới và được gửi sang Mễ Tây Cơ. 
Vào năm 1768, Cha Serra tiếp quản công cuộc truyền giáo của các linh mục dòng Tên (là những người đã bị chính quyền trục xuất cách sai lầm) trong tỉnh California Hạ và Thượng, lúc bấy giờ California là một tỉnh của Mễ Tây Cơ. Là một tông đồ hoạt động không biết mệt, Cha Serra trách nhiệm phần lớn cho việc thành lập và phát triển Giáo Hội ở vùng ven biển phía Tây của Hoa Kỳ khi phần đất này vẫn còn là khu vực truyền giáo.
Cuộc đời truyền giáo của Cha Junipero là một cuộc chiến chống với giá lạnh và đói khát, với các nhà lãnh đạo quân sự không có cảm tình và ngay cả bị nguy hiểm đến tính mạng vì những người da đỏ. Ðể duy trì tinh thần truyền giáo hăng say ấy, ngài cầu nguyện hàng đêm, có khi từ nửa đêm cho đến sáng.
Tổng cộng ngài đã sáng lập hai mươi mốt trung tâm truyền giáo và hoán cải hàng ngàn người da đỏ. Những người tân tòng không những được học biết đức tin mà còn được dạy bảo cách trồng trọt, chăn nuôi cũng như thủ công nghệ.
Vì sự lao nhọc trong việc tông đồ, ngài từ trần ngày 28 tháng Tám 1784. Ngài được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước năm 1988.
Lời Bàn
Lời trung thực nhất để diễn tả về Chân Phước Junipero là sự nhiệt huyết. Tinh thần đó xuất phát từ sự cầu nguyện chân thành và ý chí bất khuất. Châm ngôn của ngài là "luôn luôn tiến bước, đừng bao giờ lùi".