Trang

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

JUNE 01, 2012 : MEMORIAL OF SAINT JUSTIN, MARTYR


Memorial of Saint Justin, martyr
Lectionary: 351


Reading 1 1 Pt 4:7-13

Beloved:
The end of all things is at hand.
Therefore be serious and sober-minded
so that you will be able to pray.
Above all, let your love for one another be intense,
because love covers a multitude of sins.
Be hospitable to one another without complaining.
As each one has received a gift, use it to serve one another
as good stewards of God's varied grace.
Whoever preaches, let it be with the words of God;
whoever serves, let it be with the strength that God supplies,
so that in all things God may be glorified through Jesus Christ,
to whom belong glory and dominion forever and ever. Amen.

Beloved, do not be surprised that a trial by fire is occurring among you,
as if something strange were happening to you.
But rejoice to the extent that you share in the sufferings of Christ,
so that when his glory is revealed
you may also rejoice exultantly.

Responsorial Psalm Ps 96:10, 11-12, 13

R. (13b) The Lord comes to judge the earth.
Say among the nations: The LORD is king.
He has made the world firm, not to be moved;
he governs the peoples with equity.
R. The Lord comes to judge the earth.
Let the heavens be glad and the earth rejoice;
let the sea and what fills it resound;
let the plains be joyful and all that is in them!
Then shall all the trees of the forest exult.
R. The Lord comes to judge the earth.
Before the LORD, for he comes;
for he comes to rule the earth.
He shall rule the world with justice
and the peoples with his constancy.
R. The Lord comes to judge the earth.

Gospel Mk 11:11-26


Jesus entered Jerusalem and went into the temple area.
He looked around at everything and, since it was already late,
went out to Bethany with the Twelve.

The next day as they were leaving Bethany he was hungry.
Seeing from a distance a fig tree in leaf,
he went over to see if he could find anything on it.
When he reached it he found nothing but leaves;
it was not the time for figs.
And he said to it in reply, "May no one ever eat of your fruit again!"
And his disciples heard it.

They came to Jerusalem,
and on entering the temple area
he began to drive out those selling and buying there.
He overturned the tables of the money changers
and the seats of those who were selling doves.
He did not permit anyone to carry anything through the temple area.
Then he taught them saying, "Is it not written:

My house shall be called a house of prayer for all peoples?
But you have made it a den of thieves."

The chief priests and the scribes came to hear of it
and were seeking a way to put him to death,
yet they feared him
because the whole crowd was astonished at his teaching.
When evening came, they went out of the city.

Early in the morning, as they were walking along,
they saw the fig tree withered to its roots.
Peter remembered and said to him, "Rabbi, look!
The fig tree that you cursed has withered."
Jesus said to them in reply, "Have faith in God.
Amen, I say to you, whoever says to this mountain,
'Be lifted up and thrown into the sea,'
and does not doubt in his heart
but believes that what he says will happen,
it shall be done for him.
Therefore I tell you, all that you ask for in prayer,
believe that you will receive it and it shall be yours.
When you stand to pray,
forgive anyone against whom you have a grievance,
so that your heavenly Father may in turn
forgive you your transgressions.'



Meditation: "My house shall be called a house of prayer for all the nations"
Why did Jesus curse a fig tree? Fig trees were a common and important source of food for the Jews. Bad figs or a decaying fig tree was linked with evil deeds and spiritual decay. The unfruitful fig tree symbolized the outcome of Israel's unresponsiveness to the word of God. The prophets depicted the languishing fig tree as signifying the desolation and calamity of Israel due to her unfaithfulness to God (see Joel 1:7,12; Habakuk 3:17; and Jeremiah 8:13). The history of Israel is one long preparation for the coming of the Promised One. But the promise is unfulfilled in those who reject Jesus through unbelief. (See also Jesus’ parable of the barren fig tree in Luke 13:6-9). Jesus’ cursing of a fig tree is a prophetic action against the faithlessness of those who rejected his message. For faith to be fruitful and productive, it must be nourished with the word of God (2 Tim. 3:16; Col. 3:16)and be rooted in love (Galatians 5:6).

Jesus’ cleansing of the temple was another prophetic action. In this incident we see Jesus' startling and swift action in cleansing the temple of those who were using it to exploit the worshipers of God. The money changers took advantage of the poor and forced them to pay many times more than was right–  in the house of the Lord no less! Their robbery of the poor was not only dishonoring to God but unjust toward their neighbor. In justification for his audacious action Jesus quotes from the prophets Isaiah (56:7) and Jeremiah (7:11). His act of judgment aims to purify the worship of God's people and to discipline their erring ways.

 After this incident Jesus exhorts his disciples to “have faith in God”. They are to pray with expectant faith  no matter how difficult the situation may be. The phrase “to remove mountains” was a common Jewish expression for removing difficulties. A wise teacher who could solve difficulties was called a “mountain remover”.  If we pray with faith God will give us the means to overcome difficulties and obstacles. If we want God to hear our prayers we must forgive those who wrong us as God has forgiven us. Do you pray with expectant faith?

"Lord Jesus, increase my faith and make my fruitful and effective in serving you. Help me to forgive others just as you have been merciful towards me"
(Don Schwager)



MINUTE MEDITATIONS 
Look in the Mirror
Let us ask all of the heavenly saints to pray for us that we might acquire the necessary virtues to be the face of God in the midst of our world as they were in theirs.

— from Saint Who?

June 1
St. Justin
(d. 165)
Justin never ended his quest for religious truth even when he converted to Christianity after years of studying various pagan philosophies.
As a young man, he was principally attracted to the school of Plato. However, he found that the Christian religion answered the great questions about life and existence better than the philosophers.
Upon his conversion he continued to wear the philosopher's mantle, and became the first Christian philosopher. He combined the Christian religion with the best elements in Greek philosophy. In his view, philosophy was a pedagogue of Christ, an educator that was to lead one to Christ.
Justin is known as an apologist, one who defends in writing the Christian religion against the attacks and misunderstandings of the pagans. Two of his so-called apologies have come down to us; they are addressed to the Roman emperor and to the Senate.
For his staunch adherence to the Christian religion, Justin was beheaded in Rome in 165.


Comment:

As patron of philosophers, Justin may inspire us to use our natural powers (especially our power to know and understand) in the service of Christ and to build up the Christian life within us. Since we are prone to error, especially in reference to the deep questions concerning life and existence, we should also be willing to correct and check our natural thinking in light of religious truth. Thus we will be able to say with the learned saints of the Church: I believe in order to understand, and I understand in order to believe.
Quote:

"Philosophy is the knowledge of that which exists, and a clear understanding of the truth; and happiness is the reward of such knowledge and understanding" (Justin, Dialogue with Trypho, 3).

LECTIO: MARK 11,11-25

Lectio: 
 Friday, June 1, 2012
 Prayer


Lord, merciful Father, you chose each of your children, that they might become heralds of your love in the world and bring the good fruit of your Presence to all peoples.  May our fruit remain, thanks to our communion with You and with your Son, Jesus; help us to gather this fruit, which is our Friend and Teacher, who enters every day into the holy temple of our lives.  May he renew his covenant with us daily, through faith and prayer full of trusting abandon.  Amen.





Reading


From the gospel according to Mark (11:11-25)


11 Jesus entered Jerusalem and went into the temple area. He looked around at everything and, since it was already late, went out to Bethany with the Twelve.  12The next day as they were leaving Bethany he was hungry.  13 Seeing from a distance a fig tree in leaf, he went over to see if he could find anything on it. When he reached it he found nothing but leaves; it was not the time for figs.  14And he said to it in reply, "May no one ever eat of your fruit again!" And his disciples heard it.  15 They came to Jerusalem, and on entering the temple area he began to drive out those selling and buying there. He overturned the tables of the moneychangers and the seats of those who were selling doves.  16 He did not permit anyone to carry anything through the temple area.  17 Then he taught them saying, "Is it not written: 'My house shall be called a house of prayer for all peoples'? But you have made it a den of thieves."  18 The chief priests and the scribes came to hear of it and were seeking a way to put him to death, yet they feared him because the whole crowd was astonished at his teaching.  19 When evening came, they left the city.  20 Early in the morning, as they were walking along, they saw the fig tree withered to its roots.  21 Peter remembered and said to him, "Rabbi, look! The fig tree that you cursed has withered."  22 Jesus said to them in reply, "Have faith in God.  23 Amen, I say to you, whoever says to this mountain, 'Be lifted up and thrown into the sea,' and does not doubt in his heart but believes that what he says will happen, it shall be done for him.  24 Therefore I tell you, all that you ask for in prayer, believe that you will receive it and it shall be yours.  25 When you stand to pray, forgive anyone against whom you have a grievance, so that your heavenly Father may in turn forgive you your transgressions." 








Meditation


* “Jesus entered Jerusalem and went into the temple area”. One of the characteristics of this passage is the continuous movement of Jesus, expressed in the repetition, in the alternation, of the verbs “enter” and “leave” (vv. 11; 12; 15; 19).  In fact, the Lord continuously comes into our life, enters into our space, into our experience, passes, walks among us and with us, but then he goes, he distances himself, he leaves us to search and wait, and he returns again to be found.  He does not disdain to enter the Holy City, into the temple, and thus it is within us, in our heart, offering us his visit of salvation.





* “he was hungry”. The verb we find here, from Mark’s pen, is the same verb used also in Matthew and in Luke in the story of the temptation in the desert (Mt 4:2; Lk 4,:2) and is used to fully express a condition of weakness, of fragility, of need, of tiredness.  Jesus searches for something more than a simple fruit to sate his hunger; he does not ask something of a fig out of season, but asks of his people, asks of us, the good food of love, that which comes prepared to the table of the covenant, from the “yes” pronounced with trust and abandon.





* “Seeing from a distance a fig tree in leaf”. The figure of the fig tree, which occupies a central place in this passage, is a very strong symbol of Israel, the chosen people; of the temple and cult rendered to God in its entirety; and finally of ourselves, if we want it, of the most profound truth of our heart.


The leaves of the fig refer with clarity to the experience of Adam in the Garden of Eden, of his contact with sin, of his nudity and of his consequential shame.  Jesus, stopping before this fig during his journey toward Jerusalem and setting his eyes on the leaves that hide the lack of fruit, in reality, tears the veil hiding our truth and exposes our heart, not to condemn it, but to save it, to heal it.  The fruit of the fig is indeed sweet; the Lord searches for the sweetness of love to speak to our life.  The barren fig, empty of fruit and life, anticipates, therefore, the temple emptied of sense, profaned and made useless from rapport with God, which is only flight, that is non-encounter.  Like Adam, so Israel, and perhaps thus also us.





* “those selling and buying there”. The scene of the purification of the temple (vv. 15-17), which Mark insterts between the two moments of encounter already anticipated of the curse of the fig tree without fruit, is very strong and animated.  This time, we are called to set our attention on the verbs and terms “drive out,” “overturned,” “did not permit,” selling,” “buying,” “moneychangers,” “vendors,” “thieves,” “carry anything.”  Jesus inaugurates a new economy, in which “you were sold for nothing, and without money you shall be redeemed” (Is 52:3), “He shall…let my exiles go free without price or ransom” (Is 45:13) and “you were ransomed…not with perishable things like silver or gold but with the precious blood of Christ as of a spotless unblemished lamb” (1 Pt 1:18-19).





* “house of prayer”. From the holy temple we are led into the house, the Dwelling of God, where the true sacrifice is prayer, that is, the face-to-face encounter with Him, as children with our Father.  Here nothing is bought, there is no money, but only the gift of the heart that opens itself with full trust to prayer and faith.





* “the fig tree withered to its roots”. In fact, it is these themes that the word of Mark wishes to offer for our meditation, continuing the reading of the passage.  We must leave the temple to enter into the house, we must leave the sale to enter into the gift and trust: the tree without fruit is withered and seems to be in the middle of the road, indicating the new way to go, with the rising of a new morning  (v. 20), a way toward God and towards our brothers and sisters.





* “have faith with no doubt”. With this most beautiful expression, Jesus helps us to enter into the depths of ourselves and to make contact with our heart, in truth.  The Greek text has a stupendous verb, translated here as “doubt” and which wishes to really express an interior split, a division, a battle between two factions.  Jesus thus invites us to place absolute trust in Him and in the Father, in order not to become shattered within.  In a full and complete way we can come near to God, we can be in relationship with Him, without the need of leaves to mask ourselves, without beginning to count our change and calculate the price to pay, without making separations within ourselves, but offering ourselves completely to Him, as we are, that which we are, bringing with us the good and sweet fruit of love.





* “When you stand to pray, forgive”. And it cannot be any other way than this: the end and the new beginning of the way of faith and prayer, in the life of the Christian, is found in relationship with brothers and sisters, in the encounter with them, in the exchange, in the reciprocal giving.  There is no prayer, cult of God, holy temple, sacrifice pleasing to God, there is no fruit or sweetness without love for our brother or sister.  Mark calls it forgiveness, Jesus calls it love, the only fruit capable of satisfying our hunger, of relieving our weariness.








Questions for Reflection


* Meditating on this passage I encountered two strong figures: the fig tree and the temple, both without fruit, without life and love.  I saw Jesus, who with his coming and his strong and sure work, changed this situation, offering a new aspect to life.  Am I able to recognize my need to let myself be reached out to by the Lord, to let myself be touched by Him?  Do I see myself, in certain aspects of myself, of my life, as a barren fig, without fruit or like the temple, a cold place of commerce and calculation?  Do I feel within myself the desire to be able to also give the sweet fruit of love, of friendship, of sharing?  Do I hunger for prayer, for a true relationship with the Father?





* Following Jesus along the way, can I also enter into the new morning of his Law, of his teaching?  Am I able to recognize the cracks that I carry in my heart?  Where do I feel most divided, most insecure, most confused?  Why can I not completely entrust myself to my Father?  Why do I still hobble on two feet, as the prophet Elijah says (cf. I Kings 18:21).  I know that the Lord is God and I now I want to follow Him!  Not alone, but opening my heart to many brothers and sisters, making myself friend and companion on the journey, to share in the joy and in the struggle, the fear and the enthusiasm of the way; I know with certainty that following the Lord I will be happy.  Amen.








Final Prayer





Lord, I want to sing a new song!


Sing to the LORD a new song,


a hymn in the assembly of the faithful.


Let Israel be glad in their maker,


the people of Zion rejoice in their king.


Let them praise his name in festive dance,


make music with tambourine and lyre.





For the LORD takes delight in his people,


honors the poor with victory.


Let the faithful rejoice in their glory,


cry out for joy at their banquet,


With the praise of God in their mouths,


and a two-edged sword in their hands





                                                            (Psalm 149)


01-06-2012 : THỨ SÁU TUẦN VIII MÙA THƯỜNG NIÊN


Thứ Sáu sau Chúa Nhật 8 Quanh Năm

Bài Ðọc I: (Năm II) 1 Pr 4, 7-13
"Anh em hãy nên những kẻ phân phát những ơn Chúa".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ.
Anh em thân mến, ngày cùng tận của vạn vật đã gần rồi. Vậy anh em hãy khôn ngoan và tỉnh thức cầu nguyện. Tiên vàn, anh em hãy luôn luôn yêu thương nhau, vì tình thương che lấp muôn vàn tội lỗi. Anh em hãy đón tiếp khách trọ và đừng kêu ca. Tuỳ theo ơn đã lãnh nhận, mỗi người hãy phục vụ lẫn nhau như những người phân phát ân sủng muôn hình vạn trạng của Thiên Chúa. Nếu ai rao giảng, thì hãy kể đó là lời của Thiên Chúa; nếu ai phục vụ, thì hãy kể đó là do sức mạnh Thiên Chúa ban cho, ngõ hầu Thiên Chúa được tôn vinh nơi vạn vật nhờ Ðức Giêsu Kitô, Ðấng vinh hiển và uy quyền đến muôn đời. Amen.
Anh em thân mến, chớ có kinh dị, vì ngọn lửa đã bốc lên nơi anh em để thử luyện anh em, như thể một việc mới lạ xảy đến cho anh em. Nhưng được thông phần vào cuộc khổ nạn của Ðức Kitô, anh em hãy vui mừng, để khi vinh quang của Người được tỏ hiện, anh em sẽ được vui mừng hoan hỉ.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 95, 10. 11-12. 13
Ðáp: Chúa ngự tới cai quản địa cầu (c. 13ab).
Xướng: 1) Hãy công bố giữa chư dân rằng: Thiên Chúa ngự trị. Người dựng vững địa cầu cho nó khỏi lung lay, Người cai quản chư dân theo đường đoan chính. - Ðáp.
2) Trời xanh hãy vui mừng và địa cầu hãy hân hoan, biển khơi và muôn vật trong đó hãy reo lên, đồng nội và muôn loài trong đó hãy mừng vui. Các rừng cây hãy vui tươi hớn hở. - Ðáp.
3) Trước nhan Thiên Chúa: vì Người ngự tới, vì Người ngự tới cai quản địa cầu. Người sẽ cai quản địa cầu cách công minh và chư dân cách chân thành. - Ðáp.

* * *

Alleluia: Dt 4, 12
Alleluia, alleluia! - Lời Thiên Chúa là lời hằng sống, linh nghiệm, phơi bày tư tưởng và ý muốn của tâm hồn. - Alleluia.

Phúc Âm: Mc 11, 11-26
"Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc. Các ngươi hãy tin vào Thiên Chúa".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
(Khi nghe dân chúng hoan hô), Chúa Giêsu vào thành Giê-rusalem, lên đền thờ và sau khi đã đưa mắt quan sát mọi sự, và lúc trời đã xế chiều, Người ra về Bêtania cùng với nhóm mười hai. Hôm sau, khi thầy trò rời bỏ Bêtania, Người thấy đói. Và khi thấy ở đàng xa có một cây vả nhiều lá, Người đến xem coi có trái nào không. Nhưng khi lại gần, Người chỉ thấy có lá thôi, vì không phải là mùa có trái. Người phán bảo cây vả rằng: "Cho đến muôn đời sẽ không còn ai ăn trái của mi nữa". Và các môn đệ đã nghe Người nói.
Các ngài đến Giêrusalem. Và khi vào đền thờ, Chúa liền đuổi những người mua bán ở đó. Người xô đổ bàn của những người đổi tiền và ghế của những người bán chim câu. Người không để cho ai mang đồ vật đi ngang qua đền thờ. Người dạy bảo họ: "Nào chẳng có lời chép rằng: "Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dận tộc ư? Thế mà các ngươi đã biến thành hang trộm cướp". Ðiều đó đến tai các trưởng tế và luật sĩ, họ liền tìm cách giết Người, vì họ sợ Người, bởi tất cả dân chúng say mê giáo lý của Người. Chiều đến, Người ra khỏi thành.
Sáng hôm sau, khi đi ngang qua, các ngài trông thấy cây vả đã chết khô tận rễ. Phêrô nhớ lại và thưa Chúa rằng: "Lạy Thầy, hãy coi, cây vả Thầy nguyền rủa đã chết khô rồi". Chúa Giêsu đáp: "Hãy tin vào Thiên Chúa. Thầy bảo thật các con, nếu ai bảo núi kia: "Hãy dời đi và gieo mình xuống biển", mà trong lòng không hồ nghi, nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xảy ra, thì người ấy sẽ được như ý. Vì vậy Thầy bảo các con: Tất cả những gì các con cầu xin, hãy tin rằng các con sẽ được, thì các con sẽ được điều đó. Và khi các con đang đứng cầu nguyện, nếu các con có điều gì bất thuận với ai, hãy tha thứ để Cha các con trên trời cũng tha cho các con. Nếu các con không tha thứ, thì Cha các con trên trời cũng không tha tội cho các con".
Ðó là lời Chúa.

Suy Niệm:
"Tất cả những gì các con cầu xin thì hãy tin rằng các con sẽ được".
Ðức tin và đời sống cầu nguyện là hai vũ khí không thể thiếu được đối với người Kitô hữu. Nhưng để đời sống đức tin và cầu nguyện được phát triển toàn vẹn. Con người phải thể hiện lòng bác ái đối với anh chị em mình.
Chỉ khi nào ta thực sự chấp nhận, tha thứ cho anh em mình thì khi đó ta mới thực sự sống trọn niềm tin vào Thiên Chúa.

Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, suốt cuộc đời của Chúa, Chúa không ngừng dạy dỗ chúng con sống yêu thương và đó chính là con đường duy nhất dẫn chúng con tới hạnh phúc. Xin cho mọi người trong gia đình con được biết yêu thương, nâng đỡ nhau, để từ hạnh phúc ấy, tình yêu của chúng con lan rộng đến anh chị em trong khu xóm, trong xứ đạo và đến hết mọi người chúng con gặp gỡ. Amen.

(Lời Chúa trong giờ kinh gia đình)

Ðền thờ tâm hồn
(Mc 11, 11-26)

Suy Niệm:
Ðền thờ tâm hồn
Thiên Chúa là tình yêu, nên nơi Ngài ở không thể có đố kỵ, hận thù, oán ghét. Thiên Chúa là sự thánh thiện, nên nơi Ngài ở không thể có những dâm bôn, chè chén, tục tằn. Thiên Chúa là sự thật, nên nơi Ngài ở không thể có gian manh, lọc lừa, tham lam và trộm cướp.
Chính vì không muốn để cho con người biến Ðền Thờ Thiên Chúa thành hang trộm cướp, mà theo thuật trình Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã tẩy uế Ðền Thờ. Ngài đuổi những kẻ buôn bán, lật bàn của những kẻ đổi bạc và xô ghế của những người bán bồ câu. Ngài bảo: "Nhà Ta được gọi là nhà cầu nguyện của các dân tộc, thế mà các ngươi đã biến thành hang trộm cướp".
Ngày nay, có những ngôi thánh đường vì hậu quả của chiến tranh, hay vì lý do này lý do khác, đã trở nên hoang tàn, không còn được dùng làm nơi thờ phượng nữa. Cũng có những ngôi thánh đường nguy nga, đồ sộ, nhưng chẳng ai đến dự lễ cầu kinh nữa, mà chỉ để cho du khách đến tham quan như một di tích lịch sử, một kiến trúc nghệ thuật. Bên cạnh đó, tại những miền quê hẻo lánh, có những tín hữu nghèo muốn dựng lên một nhà nguyện đơn sơ để làm nơi đọc kinh cầu nguyện chung với nhau mà không sao làm được. Tuy nhiên, có một điều mà không mấy người tín hữu nghĩ tới, đó là chính tâm hồn của mỗi người là Ðền Thờ của Chúa Ba Ngôi.
Thật thế, nhờ Bí tích Rửa tội, tâm hồn người tín hữu đã trở thành Ðền thờ nơi Thiên Chúa ngự trị. Nhưng thay vì ý thức sự hiện diện sống động của Thiên Chúa trong tâm hồn để sống thân tình với Ngài, chúng ta lại đưa vào đó biết bao chuyện gian tham, lọc lừa, trộm cắp, mưu mô, hận thù, ghen ghét. Chúa Giêsu có lý để khiển trách chúng ta, như Ngài đã phẫn nộ với những kẻ buôn bán trong Ðền Thờ ngày xưa: "Nhà Ta là nhà cầu nguyện, thế mà các ngươi đã biến thành hang trộm cắp".
Xin Chúa thanh tẩy tâm hồn chúng ta khỏi mọi vết nhơ tội lỗi, gian tham, lọc lừa, kiêu căng và ích kỷ, để tâm hồn chúng ta mãi mãi là Ðền Thờ của Thiên Chúa, và nhờ thế, Thiên Chúa sẽ mãi mãi ở với chúng ta từ nay và cho đến muôn đời.

(Veritas Asia)


01/06/12 THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN 8 TN 
Th. Giúttinô, tử đạo

Mc 11,11-26

SINH HOA TRÁI CHO NƯỚC TRỜI

Trông thấy ở đàng xa có một cây vả tốt lá, Chúa Giêsu đến xem có tìm được trái nào không. Nhưng khi lại gần, Người không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi, vì không phải là mùa vả. Người lên tiếng bảo cây vả: “Muôn đời sẽ chẳng còn ai ăn trái của mày nữa!” (Mc 11,12-14)

Suy niệm: Có người bảo Chúa Giêsu thật là “chướng,” không phải mùa vả mà đòi cây vả phải có trái! Đã thế còn nguyền rủa cho nó phải héo khô! Hẳn là Chúa cũng biết cây vả không thể đi ngược với qui luật tự nhiên Chúa đã thiết định mà muôn loài muôn vật đều tuân thủ. Thế nhưng, Chúa làm một việc có vẻ bất thường, nghịch lý để nhấn mạnh đến điều Ngài muốn dạy bảo. Nếu như các loài thảo mộc sinh trái đúng mùa theo luật tự nhiên, thì trái lại, việc sinh sản hoa trái thiêng liêng không chỉ diễn ra theo thời vụ mà phải là tình trạng thường xuyên của “người ở lại trong Chúa và Chúa ở lại trong người ấy” như dòng nước phát xuất từ đền thờ, chảy tới đâu thì sự sống sinh sôi nảy nở ở đó, cây mọc hai bên bờ, lá cây không tàn, kết trái quanh năm (x. Ed 47,9-12).

Mời Bạn: Lắm khi chúng ta sống đạo theo “mùa”: vào mùa Chay thì rồng rắn xếp hàng “xưng tội”, đến khi “ra chay” thì lại trở lại nếp sống cũ, chỉ cố “giữ đạo” ở mức tối thiểu theo luật buộc chứ không triển nở và trổ sinh hoa trái cho Nước Chúa bằng việc đem chất Tin Mừng thấm vào từng công việc, từng con người mà mình tiếp xúc hằng ngày.

Sống Lời Chúa: Để sinh hoa trái cho Nước Chúa, mời bạn vun đắp mối thân tình với Chúa Kitô bằng việc cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa mỗi ngày.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ở lại trong con và con ở trong Chúa để con sinh nhiều hoa trái cho Nước Chúa.





Cách xứng đáng để thờ phượng Thiên Chúa

Bài đọc: 1 Pet 4:7-13; Mk 11:11-26.

 

Đạo không phải chỉ thuần túy là những lễ nghi trong nhà thờ; nhưng phải lan tỏa vào cuộc sống con người để sinh lợi ích cho bản thân và cho tha nhân. Thánh Lễ chúng ta cử hành không chấm dứt bằng lời cầu chúc của vị linh mục “Hãy ra về bình an,” nhưng Thánh Lễ được nối dài bằng những hy sinh người tín hữu làm cho tha nhân và những đau khổ người tín hữu chịu để thông phần vào cuộc Thương Khó của Chúa.
Các bài đọc hôm nay giúp chúng ta nhận ra những gì là chính yếu của đạo để thi hành trong cuộc sống. Trong bài đọc I, tác giả Thư Phêrô I liệt kê những điều cần thiết các tín hữu phải làm trong cuộc sống và những ý nghĩa của gian khổ mà các tín hữu phải chịu. Trong Phúc Âm, thánh Marcô tường thuật biến cố Chúa Giêsu thanh tẩy Đền Thờ giữa hai đoạn của cây vả bị chúc dữ. Mục đích là để lên án những người lạm dụng Đền Thờ để bóc lột dân nghèo và không thực thi những gì Thiên Chúa truyền dạy.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Sống mối liên hệ với Thiên Chúa bằng cả cuộc đời
1.1/ Những điều các tín hữu cần làm trong khi chờ đợi Ngày Chúa đến.
+ Cầu nguyện: “Anh em hãy sống tự chủ và tiết độ để có thể cầu nguyện được.” Sống tự chủ và tiết độ là hai điều kiện cần thiết cho việc cầu nguyện. Khi con người không bình an, khó lòng con người có thể tập trung để cầu nguyện. Khi thân xác nặng nề vì ăn uống, rất khó cho con người tỉnh thức để cầu nguyện.
+ Yêu thương nhau: “Anh em hãy hết tình yêu thương nhau, vì lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi.” Câu này có thể hiểu một hoặc cả hai cách: Khi yêu thương, con người dễ dàng tha thứ những khuyết điểm cho người khác (I Cor 13); hay khi yêu thương tha nhân, Thiên Chúa sẽ thứ tha các tội lỗi của mình.
+ Đón tiếp nhau: “Hãy tiếp đón nhau mà không lẩm bẩm kêu ca.” Tinh thần hiếu khách rất quan trọng cho Giáo Hội và các tín hữu. Cộng đoàn thời sơ khai mới thành lập không có nhà nhờ nên phải họp nhau ở nhà các cá nhân có phòng rộng để tham dự Lễ Bẻ Bánh. Hơn nữa, các tín hữu cần phải mở rộng cửa nhà để đón tiếp những sứ giả rao giảng Tin Mừng từ phương xa tới. Đón tiếp anh chị em trong khi cần là đón tiếp chính Chúa (Mt 25).
+ Phục vụ nhau: “Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệthiên hình vạn trạng của Thiên Chúa.” Thánh Thần ban ơn riêng cho mỗi người, không phải là để khoe khoang hay tìm tư lợi cho mình; nhưng là để xây dựng Nhiệm Thể của Đức Kitô và Giáo Hội.
- Trong lời nói: “Ai có nói, thì nói lời Thiên Chúa.” Rao giảng Tin Mừng là rao giảng những gì Chúa muốn nói; chứ không phải là rao giảng lời của mình.
- Trong việc làm: Ai phục vụ, thì phục vụ bằng sức mạnh Thiên Chúa ban.” Sức mạnh là ơn Thiên Chúa ban. “Như thế, trong mọi việc, chúng ta tôn vinh Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô. Kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến muôn thuở muôn đời. Amen.”
1.2/ Mục đích của thử thách: Tác giả đưa ra hai lý do chính của việc chịu thử thách:
(1) Làm cho đức tin thêm vững mạnh: “Đừng ngạc nhiên mà coi đó (đau khổ) như một cái gì khác thường xảy đến cho anh em,” vì đức tin cần được thử thách bằng đau khổ.
(2) Chung phần với đau khổ của Đức Kitô: Tác giả đồng ý với Phaolô khi nói: “Được chia sẻ những đau khổ của Đức Kitô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em cùng được vui mừng hoan hỷ.” Nếu không chung phần đau khổ, chúng ta sẽ không được chung phần vinh quang với Thiên Chúa.
2/ Phúc Âm: Khi Chúa nói điều gì, điều ấy thành hiện thực.
2.1/ Ý nghĩa của hai trình thuật:
Trình thuật “Cây vả bị chúc dữ” chỉ được tường thuật trong Marcô và Matthew, và là một trong những trình thuật khó cắt nghĩa nhất. Lý do vì hầu hết học giả đều chú trọng đến chi tiết mà Marcô tường thuật: “vì không phải là mùa vả.” Họ đặt câu hỏi: Tại sao Chúa lại tìm quả và chúc dữ cho cây vả khi chưa tới mùa?
Trong Tin Mừng, Marcô thỉnh thoảng dùng nghệ thuật viết văn được gọi là “đặt giữa hai” (Intercalation hay sandwiching): Mục đích của tác giả khi dùng nghệ thuật này là để làm nổi bật một ý nghĩa mà cả hai trình thuật đều nhắm tới. Ví dụ: trình thuật Chúa rao giảng với uy quyền chứ không giống như các kinh sư được tiếp nối bằng phép lạ Chúa chữa người bị quỉ ám (1:21-28). Trình thuật Chúa chữa con gái người trưởng hội đường được đặt trước và sau phép lạ Chúa chữa người đàn bà bị loạn huyết lâu năm (5:21-43). Và trình thuật sai Nhóm Mười Hai đi rao giảng được đặt trước và sau cái chết của Gioan Tẩy Giả (6:7-30).
Và hôm nay, trình thuật “Chúa thanh tẩy Đền Thờ” được đặt giữa trình thuật “Cây vả bị chúc dữ.” Điều quan trọng là phải tìm ra đâu là chủ đề chung của cả hai trình thuật. Trong trình thuật “Cây vả bị chúc dữ,” điều Chúa nói với cây vả: "Muôn đời sẽ chẳng còn ai ăn trái của mày nữa!" được thực hiện ngay hôm sau khi Chúa Giêsu và các môn đệ đi ngang qua cây vả. Điều gì Chúa nói sẽ thành sự, Chúa không quan tâm đến việc có đúng mùa hay không. Trong trình thuật
“thanh tẩy Đền Thờ,” điều Chúa muốn nhấn mạnh: "Nào đã chẳng có lời chép rằng: Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc sao? Thế mà các người đã biến thành sào huyệt của bọn cướp!" Đền Thờ Jerusalem bị phá hủy bình địa chỉ xảy ra ít lâu sau đó (70 AC), và từ đó đến nay mọi dân tộc thờ phượng Chúa không phải ở Jerusalem; nhưng trong thần khí và sự thật.
2.2/ Đạo không phải chỉ là những lễ nghi trong Đền Thờ: Điều quan trọng nhất của đạo là niềm tin vững mạnh của người tín hữu vào Thiên Chúa. Chúa Giêsu nhấn mạnh điều này với các môn đệ: “Thầy bảo thật anh em: nếu có ai nói với núi này: “Dời chỗ đi, nhào xuống biển!” mà trong lòng chẳng nghi nan, nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xảy ra, thì sẽ được như ý. Vì thế, Thầy nói với anh em: tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý.”
Ngoài ra, tình yêu đối với Thiên Chúa được biểu lộ qua tình yêu dành cho tha nhân. Người dạy họ: “Khi anh em đứng cầu nguyện, nếu anh em có chuyện bất bình với ai, thì hãy tha thứ cho họ, để Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng tha lỗi cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ, thì Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng sẽ không tha lỗi cho anh em."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta không được giới hạn đạo vào những lễ nghi xảy ra trong nhà thờ; nhưng phải tiếp tục sống mối liên hệ với Thiên Chúa qua việc cầu nguyện, qua những hy sinh chúng ta làm cho tha nhân, và bằng những đau khổ chúng ta chịu trong cuộc sống.
- Chúng ta không bao giờ được lợi dụng danh nghĩa nhà thờ để biến nhà thờ thành nơi buôn bán, làm chính trị, kéo bè đảng, và bóc lột các tín hữu.

Anthony Đinh Minh Tiên, OP.


Thứ Sáu tuần 8 thường niên
| 21:52 | 22/05/2012



Sứ điệp: Tâm hồn ta là đền thờ Thiên Chúa ngự, nên phải giữ gìn thật trong sáng, không bị hoen ố bởi dục vọng xấu xa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa vào đền thờ Giêrusalem và chứng kiến cảnh hỗn độn bán buôn ồn ào. Chúa đã không để nhà Chúa biến thành sào huyệt trộm cướp. Chúa quả quyết: “Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện”. Chúa đuổi tất cả những kẻ buôn bán ra khỏi đền thờ. Chúa muốn những gì dành cho Thiên Chúa phải xứng đáng với Thiên Chúa.
Lạy Chúa, nhà thờ là trung tâm của cộng đồng giáo xứ. Mỗi khi đến nhà Chúa con mong được tận hưởng bầu khí trang nghiêm thánh thiện. Con quyết tâm góp phần mình, cả vật chất và tinh thần, để nhà Chúa luôn trở nên xứng đáng là nơi nguyện cầu, là điểm hẹn cho mọi người đến gặp gỡ Chúa. Ước gì từ nơi nhà thờ Giáo xứ, đời sống tâm linh của con được nuôi dưỡng và thăng tiến từng ngày.
Hôm nay, Chúa đến với tâm hồn con như một ngôi đền thánh đầy vẻ tôn nghiêm và thánh thiện. Đó là điều Chúa mong muốn và chờ đợi. Xin ban cho con lòng mến yêu tôn thờ để con biết dành phần tốt nhất trong cõi lòng dâng lên Chúa. Chúa biết con hơn chính bản thân con. Xin đừng để con tính toán cầu lợi và mặc cả với Chúa trong những lời cầu xin.
Lạy Chúa, mỗi ngày giờ, từng phút giây, đang có biết bao tâm hồn vươn cao hướng về Chúa. Con xin hợp lời ca tụng Chúa. Nhưng cũng có bao kẻ thờ ơ, lãnh đạm hoặc bôi bác, lợi dụng với lời cầu xin. Xin Chúa thanh luyện để con giữ được đền thánh phúc vinh trong tâm hồn. Con xin dâng tâm hồn con trong tay Chúa. Xin Chúa thánh hóa con. Amen.
Ghi nhớ : "Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc. Các ngươi hãy tin vào Thiên Chúa".

 Ít lá, nhiều trái
Hôm sau Thầy trò rời khỏi Bê-ta-ni-a, thì Đức Giêsu thấy đói. Trông thấy ở đàng xa có một cây vả tốt lá, Người đến xem có tìm được trái nào không. Nhưng khi lại gần Người không tìm được gì cả, chỉ thấy lá thôi, vì không phải là mùa vả. Người lên tiếng bảo cây vả: “Đời đời không còn ai ăn trái của mày nữa!” Các môn đệ đã nghe Người nói thế.
Thầy trò đến Giê-ru-sa-lem. Đức Giêsu vào đền thờ, Người bắt đầu đuổi kẻ đang mua bán trong đền thờ, lật bàn của những người đổi bạc và xô ghế của của những kẻ bán bồ câu. (Mc. 11, 12-15)
Bài Phúc âm hôm nay cho chúng ta có cái mà người ta gọi là một dụ ngôn thực sự, một kịch câm mang tính tiên tri. Các ngôn sứ kỳ cựu thời xưa vẫn thường hay làm những cử chỉ kịch cỡm, có vẻ chướng tai gai mắt cốt thu hút chú ý, và khiến người ta phải suy nghĩ nhiều hơn cả ngàn bài giảng thuyết. Chúa Giêsu họa hoằn lắm mới dùng lối này. Thế mà ở đây Người lại tỏ ra chơi trội. Người nguyền rủa một cây vả không có trái! (Lúc đó có phải là mùa vả không? Tác giả không nói đến điều đó. Dầu sao cử chỉ ấy là phi lý và khác thường. Người ta vẫn dựa vào câu chuyện tẩy uế đền thờ, tiếp theo ngay sau lời nguyền rủa kỳ lạ này để soi sáng và cho cử chỉ kia một ý nghĩa. Như ta biết, nơi Chúa Giêsu, những cơn nổi giận bừng bừng như thế thường ít xảy ra trong cuộc đời của Người, thế mà trong chương mười một này của thánh Maccô, chúng ta lại có đến những hai lần liên tiếp, hẳn không phải là không có lý do.
Phải tôn trọng Đền thờ Chúa và đừng làm hư những kế hoạch của Cha
Xét cho cùng cả hai hành động của Chúa, xua đuổi con buôn khỏi đền thờ cũng như phẫn nộ với cây vả không trái đều có vẻ phi lý phần nào. Bởi lẽ thời ấy người ta công nhận thói quen buôn bán ở trong đền thờ. Những người đổi tiền ở đó một cách nào đó là cần thiết, bởi vì đồng tiền chính thức mang hình và ký hiệu hoàng đế Rôma không được dùng trong phượng tự, và buộc phải đổi sang một đồng tiền không dơ. Còn bọn bán chiên bò, chim bồ câu ở đó để bán những lễ vật cần cho những khách hành hương đến dâng hi lễ.Thái độ giận dữ của Chúa có một tầm mức lớn hơn người ta tưởng, lón hơn nỗi bực tức do cây vả không trái, cũng như do con buôn đền thờ gây nên. Thực ra việc dùng vũ lực và giận dữ của Chúa ở ơây là một hành động tiên tri. Chúa muốn tỏ cho biết hy lễ trong đền thờ của giao ưỡc cũ đã hết thời, phải nhường chỗ cho một đền thờ khác, nơi sẽ lập giao ước mới. Chính ở nơi bản thân Người mà từ nay Thiên Chúa tỏ ra sự hiện diện ở giữa loài người. Chính Đền Thờ mới, Thân Thể của Đức Kitô và nhà của Cha là nơi mà chúng ta cần tránh buôn bán, và tránh làm dơ bẩn.
Ngoài ra cử chỉ giận dữ của Chúa còn có một ý nghĩa đặc biệt khác; ngụ ý rằng trước mặt Thiên Chúa thực là đáng ghê tởm tất cả những gì làm biến chất cứu cánh của người và vật, làm hư hoại kế hoạch của Chúa. Ai lại đã không có lần lợi dụng lòng tốt ngây ngô của một người để khai thác họ? Ai đó lại đã không ham hố thu tích những của cải mà lẽ ra phải được chia sẻ? Những người tham lam như thế cũng đáng phải nhận những làn roi của Chúa!
Như thế chúng ta phải tỏ lòng kính trọng biết bao đối với thân thể hy tế của giao ước mới (Thánh Thể), hy tế thay thế cho lễ vật của đền thờ ngày xưa! Chúng ta phải trân trọng biết bao thân thể mầu nhiệm mà Đức Kitô là đầu và ngày nay là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa loài người (Giáo hội)! Đó chính là đền thờ Thiên Chúa đã thiết lập, để nơi đây con người yêu mến nhau, tôn trọng nhau và chia sẻ cho nhau những của cải vật chất, tinh thần và thiêng liêng vậy.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
 Thánh Justinô Tử Ðạo
Justinô sinh ra trong một gia đình Hy Lạp tại Naplousse, trong xứ Syria Palestina.
Mặc dù sống trong bầu khí ngoại giáo, ngài vẫn khao khát được tìm biết Thiên Chúa chân thật. Ước vọng đó kèm theo một óc suy luận và tra cứu đã khiến ngài hiểu tất cả các triết đương thời như pháo Khắc Kỷ, Pythagore, Platon..., nhưng tất cả đều không làm ngài thỏa mãn.
Một lần kia, tình cờ ngài gặp một ông lão lạ mặt. Qua cuộc đàm thoại, ông lão chỉ vẽ cho ngài con đường ngay thật để tìm đến Thiên Chúa: đó là học hỏi qua Thánh Kinh. Nghiền ngẫm lời cụ già, ngài bắt đầu mở Thánh Kinh. Nhờ ơn Chúa soi sáng, ngài đã cảm phục và say mê các giá trị luân lý của đời sống Kitô Giáo. Cuối cùng, ngài đã được Rửa Tội để lãnh nhận một đức tin như những người Công Giáo khác.
Tự thâm tâm, ngài nhận thấy mình có bổn phận phải rao truyền lời Chúa. Những kiến thức uyên thâm của ngài đã làm cho những người đối thoại phải đuối lý. Nổi danh nhất là cuộc đối chất với Tryphon, một học giả Do Thái. Ngài đã trưng ra tất cả bằng chứng thánh kinh để minh xác Chúa Giêsu là Ðấng Cứu Thế. Nhờ những buổi diễn thuyết, những cuộc đối thoại của ngài, rất nhiều người đã trở lại đạo Công Giáo.
Năm 138, vua Antonin Pieux đã mở màn một cuộc bách hại tàn khốc. Thánh Justinô đã mạnh dạn đứng ra bệnh vực giáo hữu. Ngài dùng ba tấc lưỡi cố gắng đòi cho được quyền tự do tín ngưỡng. Tiến đến triều đại Marc Autèle, cuộc bách hại càng gắt gao hơn. Với ý chí sắt đá, ngài đã quyết bảo vệ chân lý.
Sau cùng, vì những thất bại chua cay, lương dân đã nộp ngài cùng một số bạn hữu và tống giam vào ngục. Khuyên nhủ ngài không được, năm 165, họ đã kết án tử hình ngài.
Năm 1882, Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII đã phổ biến lễ kính ngài trên toàn Giáo Hội, đặt ngài làm quan thầy các tâm hồn ngay chính.



Lời Chúa Trong Gia Đình
Thánh Justinô, Tử đạo; 1Pr 4, 7-13; Mc 11, 11-16.
LỜI SUY NIỆM:
        “Đức Giêsu vào Thành Giêrusalem và đi vào Đền Thờ. Người rảo mắt nhìn xem mọi sự, và vì đã muộn, Người đi ra Bêtania cùng nhóm Mười Hai,” (Mc 11,11)
        Đây là thời điểm cận kề những ngày còn lại trước khi Chúa Giêsu đi vào sự tự nguyện của mình. Ngài đã vào Đền Thờ để được gặp Chúa Cha. Ngài rất chăm chú nhìn lại tất cả những gì chung quanh Ngài; Ngài quan tâm đến hết mọi sự. Bên cạnh Ngài có cả Nhóm Mười Hai. Cho chúng ta thấy, tất cả mọi công việc, mọi sự, dù là tự nguyện của chúng ta đi nữa; thì điều cần thứ nhất đó là phải gặp gỡ Chúa trước tiên, điều thứ hai là phải quan tâm đến thành quả sự tự nguyện đó và sự an toàn của những người thân yêu của chúng ta; chứ không phải là cứ liều mình lao vào chỗ nguy hiểm chỉ tìm hư danh cho mình; mà quên đi những người thân yêu cận kề của mình.
Mạnh Phương
++++++++++++++++++
Gương Thánh Nhân
Ngày 01-06:
Thánh GIUSTINÔ
Tử Đạo (+165)
Thánh Giustinô tử đạo sinh tại Nablus, Samaria ở vào đầu thế kỷ thứ II. Sinh trưởng trong một gia đình ngoại giáo, nhưng Ngài luôn nuôi dưỡng nhiệt tình tìm kiếm Thiên Chúa chân thật. Với nhiệt tình này, Ngài đã tiếp xúc với mọi triết thuyết đương thời và không thoả mãn được các đòi hỏi của trí khôn.
Trong tác phẩm "Đối thoại với Tryphon" (Dialogus cum Tryphone), chính thánh Giustinô kể lại cuộc tìm kiếm của mình : - Trước hết, Ngài tin tưởng vào một người theo phái khắc kỷ. Những người này chẳng dạy gì về Thiên Chúa. Ông ta nói rằng sư hiểu biết ấy không cần thiết gì. Sau đó, Ngài đến với một người theo thuyết của Aristote. Ông này đòi thù lao quá cao, khiến sinh viên trẻ là Giustinô phẫn uất: người ta không rao bán triết học.
Một người theo lý thuyết của Pythagore hỏi Ngài : - Anh đã học âm nhạc, thiên văn và địa lý chưa ? Bởi vì để chiêm ngưỡng điều góp phần tạo nên hạnh phúc cần phải biết học giải thoát tâm hồn khỏi các đối tượng hữu hình để có thể tiếp nhận được những đối tượng trong trí khôn và cho phép thấy được sự thiện mỹ nội tại.
Giustinô chưa biết gì về những môn học, nhưng lại thấy mình bị thúc bách tìm kiếm Thiên Chúa hơn. Ngài gặp một người theo phái Platon Ngài nói: - Sau nhiều đàm luận, tôi hiểu được những điều vô hình ở mức độ cao hơn. Việc chiêm ngưỡng thế giới tư tưởng chấp cánh cho tinh thần của tôi.
Dầu vậy, không có gì làm cho Ngài thỏa mãn được cơn khát chân lý. Tại Ephesô, Giustinô gặp một cụ già đầy khôn ngoan. Ông trách Ngài đã thích lý sự về từ ngữ hơn sự kiện. Ông đã cho Ngài một lời khuyên cao cả là hãy tìm đọc kinh thánh: phải vượt qua những giới hạn của trí khôn, phải đi xa trong thời gian hơn các triết gia, phải nghe các tiên tri là những người nói bởi Chúa Thánh Thần, nhất là phải cầu nguyện vì: - Không ai có thể thấy hay nghe được những điều này nếu Thiên Chúa và đức Kitô không cho họ hiểu biết.
Theo lời khuyên này, Giustinô đã khám phá ra Kitô giáo bảo đảm hơn triết học nhiều. Từ đấy đức tin là qui luật xử thế và sự thánh thiện lý tưỏng của Ngài, Ngài mở một trường học tại Rôma và sống đời tông đồ đích danh. - Tôi sẽ nói sự thật, không một đắn đo sợ sệt, cả vào lúc bị phân thay thành trăm mảnh.
Gương mẫu của các thánh tử đạo đánh động ngài rất nhiều : - Thấy họ kiên vững trước cái chết, tôi thầm nói rằng: họ không thể sống trong sự dữ và ham mê các khoái lạc được nữa.
Ngài sẽ tìm được ở đâu sự thăng hoa cuộc sống lớn lao hơn là trong Kitô giáo ? Bởi vậy Ngài đã tìm mở rộng môi trường hoạt động ra ngoài ranh giới lớp học và những cuộc tranh luận, bằng việc viết nhiều tác phẩm để phổ biến tư tưởng tôn giáo. Ngày nay chúng ta chỉ còn giữ lại được hai cuốn: Đối Thoại Với Tryphone, và Hộ Giáo. Nhưng với hai tác phẩm ấy, thánh Giustinô cũng tỏ ra là một nhà minh giáo có thế giá được thế kỷ thứ II và là người đã phác họa ra nền thần học Kitô giáo.
Từ một đức tin vững chắc vào các chân lý Kitô giáo. Thánh Giustinô đã không ngần ngại tìm hết khả năng trổi vượt của trí khôn để hai lần viết thơ can ngăn các bạo vương. Lần thứ nhất vào năm 138. Ngài viết cho Antonin Le Pieux và lần thứ hai cho Marcô Aurelio. Cả hai lần Ngài cố gắng chỉ dẫn đến kết quả là bị kết án tử hình.
Giustinô và các bạn bị dẫn tới trước mặt tổng trấn Rusticus, một người theo triết thuyết Khắc Kỷ. Ngài lớn tiếng tuyên xưng đức tin. - Không ai có lương tri mà lại bỏ rơi chân lý để theo sự lầm lạc cả.
Thánh nhân từ chối không chịu tố giác nơi các kitô hữu hội họp. Sau cùng Ngài và các bạn bi đánh đòn rồi bị chém đầu. Tài liệu còn ghi lai nhiều chân lý mà thánh nhân đã phát biểu trong cuộc đối thoại với Rustisus, chẳng hạn: - Mọi nguyên tắc chính đáng mà các triết gia và các nhà lập luật khám phá được và trình bày cũng phải nhớ ở điều mà Ngôi lời đã diễn tả một phần.
Ngài còn nói : - Không ai tin Socrate đến độ chết vì điều ông ta dạy. Chính vì những lý do khác hẳn với lãnh vực văn chương mà bao nhiêu giáo phụ đã lấy máu mình để ký nhận các công trình của các Ngài, chính tình yêu Thiên Chúa nhập lòng các Ngài.
(Daminhvn.net)
+++++++++++++++++
01 Tháng Sáu
Con Người Khờ Khạo

Một cuốn phim Pháp với tựa đề "Gigot", đã kể lại cuộc đời cao thượng nhưng vô cùng đáng thương của một người câm tên là Gigot. Ðúng như cái tên có thể gợi lên, Gigot là một người khờ khạo nhưng có một tâm hồn cao quí. Ngày ngày anh quét đường, kiếm từng đồng xu nhỏ để mua những mẩu bánh mì vụn sống qua ngày. Nơi trú ngụ của anh là một cầu thang bẩn thỉu nằm bên dưới một ngôi nhà. Những người bạn duy nhất của anh là các chú chó và một con mèo hoang. Hằng ngày, từ tiệm bánh mì đi ra, anh đều mang theo thức ăn cho chúng. Anh đi đâu, chúng quấn quít bên người đến đó... Những con thú thương anh như một người bạn, nhưng những người đồng bào của anh chỉ nhìn anh như trò đùa. Mỗi khi cần có một trận cười, người ta gọi Gigot đến cho anh uống rượu để anh có thể nhảy múa trong cơn say và làm trò hề cho họ.
Một đêm nọ, sau khi say túy lúy và làm đủ trò hề cho thiên hạ cười, Gigot đi ngã ngiêng về nhà giữa cơn mưa. Anh bắt gặp một người đàn bà và một đứa con gái nhỏ đang nằm co ro trong góc hè phố, mình mẩy ướt như chuột lột. Anh dìu hai mẹ con người đàn bà về nhà mình và dọn chỗ cho họ qua đêm. Trong những ngày kế tiếp, anh tìm đủ mọi cách để làm cho người đàn bà được hạnh phúc và cô bé được vui cười. Anh đưa cô bé đến nhà thờ và dùng thứ ngôn ngữ câm của mình để nói với nó về Chúa Giêsu... Một hôm, người mẹ muốn đi nơi khác vì không chịu nổi cảnh thiếu thốn trong căn nhà của anh. Người câm không biết làm gì hơn là đành phải đến hiệu bánh mì quen để đánh cắp một số tiền. Với số tiền ấy, anh có thể sắm sửa tươm tất cho hai mẹ con người đàn bà...
Thế nhưng, một hôm, khi thức giấc, anh không còn thấy người đàn bà trong căn gác của mình nữa. Anh đưa cô bé vào sâu trong cầu thang và làm trò đùa cho nó cười. Vô tình, căn gác đổ nát sụp xuống trên anh và đứa bé. Anh vừa mang đứa bé đến nhà thờ để xin cha sở chạy chữa, thì người ta cũng phát giác ra sự mất tích của nó... Người ta tri hô lên anh là thủ phạm bắt cóc đứa bé. Cuộc săn đuổi đã làm anh trượt té xuống một dòng sông... Một chiếc phà chạy qua. Chiếc mũ của anh trồi lên. Mọi người tưởng rằng anh đã chết chìm giữa dòng sông... Sự cảm thông và thương tiếc bỗng bừng dậy, người ta lấy chiếc mũ của anh, đặt lên một chiếc quan tài và cử hành nghi lễ tống táng. Người người sụt sùi khóc. Bao nhiêu bài điếu văn được đọc lên để ôn lại tấm lòng cao thượng của người quá cố... Nhưng từ một chòm cây trong nghĩa địa, Gigot lắng nghe tất cả, anh bật thành tiếng khóc, khóc vì sự cảm thông quá muộn màng của người đồng loại, mà có lẽ cũng khóc khi nghĩ đến thân phận của anh.
Hôm nay chúng ta bước vào tháng dành riêng để tôn kính Trái Tim Chúa Giêsu.... Có riêng một tháng để nhắc nhớ cho con người về Tình Yêu của Thiên Chúa, bởi lẽ con người không hiểu mà cũng dễ quên tình yêu của Thiên Chúa...
Thiên Chúa cũng giống như một người tình câm. Ngài làm mọi sự và tìm đủ mọi cách để cho con người hiểu được Tình Yêu của Ngài. Không còn ngôn ngữ nào nữa, Thiên Chúa đành phải dùng chính cái chết, bởi lẽ không có tình yêu nào trọng đại cho bằng mối tình của người chết vì người mình yêu...
"Chúng sẽ nhìn xem Ðấng chúng sẽ đâm thâu qua". Qua cái chết của Ðức Kitô trên thập giá, con người mới có thể thấy được tình yêu của Thiên Chúa đối với mình. Cái chết là ngôn ngữ cuối cùng của Tình Yêu. Mối tình câm lặng nhất đã được bày tỏ...
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Thứ Sáu 1-6

Thánh Justin Tử Ðạo

(c. 165)

T
hánh Justin là một giáo dân và triết gia Kitô Giáo đầu tiên đã có những sáng tác vĩ đại bảo vệ đức tin Kitô Giáo. Nhờ các văn bản ấy, chúng ta biết về cuộc đời ngài.
Thánh Justin sinh ở Flavia Neapolis, Samaria khoảng năm 100, cha mẹ ngài là người ngoại giáo, gốc Hy Lạp. Ngài được giáo dục kỹ lưỡng và đặc biệt yêu thích khoa hùng biện, thi ca và sử học. Khi còn trai trẻ, ngài bị thu hút bởi triết thuyết Plato. Tuy nhiên, ngài nhận thấy chỉ có Kitô Giáo mới trả lời được những thắc mắc lớn lao về đời sống và sự hiện hữu.
Qua những tài liệu Kitô Giáo cũng như việc quan sát các gương anh hùng tử đạo, Thánh Justin đã trở lại Kitô Giáo khi ngài 30 tuổi. Ngài tiếp tục mặc áo choàng của các triết gia thời bấy giờ, và trở nên triết gia Kitô Giáo đầu tiên. Ngài tổng hợp Kitô Giáo với các yếu tính đặc sắc nhất trong triết lý Hy lạp. Theo quan điểm của ngài, triết lý là một nhà mô phạm của Ðức Kitô, một nhà giáo dục dẫn đưa người ta đến với Ðức Kitô.
Thánh Justin nổi tiếng là một người biện giáo thời bấy giờ. Ngài đi đây đó và tranh luận với các người ngoại giáo, lạc giáo và Do Thái Giáo. Khi người Kitô tiếp tục bị bách hại bởi nhà cầm quyền, ngài đã công khai bảo vệ Kitô Giáo qua lời giảng dạy cũng như văn bản. Trong các sáng tác của ngài, hiện nay chúng ta vẫn còn giữ được hai bản văn gửi cho hoàng đế Rôma và cho Thượng Viện.
Sau cùng ngài bị bắt và bị đưa ra trước quan tổng trấn Rôma là Rusticus. Khi được yêu cầu thờ cúng tà thần, Thánh Justin trả lời, "Người có suy nghĩ đúng đắn không vì sự giả trá mà chối bỏ sự thật."
Thánh Justin bị chém đầu ở Rôma năm 165.

Lời Bàn

Là quan thầy các triết gia, Thánh Justin khích động chúng ta hãy dùng các sức mạnh tự nhiên (nhất là sức mạnh của sự hiểu biết) để phục vụ Ðức Kitô, và để hình thành đời sống Kitô Giáo trong nội tâm chúng ta. Vì con người dễ bị sai lầm, nhất là đối với các vấn đề sâu xa của đời sống và sự hiện hữu, chúng ta cũng phải sẵn sàng sửa đổi và kiểm soát lại tư duy chúng ta trong sự soi dẫn của chân lý Kitô Giáo. Do đó, chúng ta mới có thể nói như các thánh nhân uyên bác của Giáo Hội: Tôi tin để có thể hiểu, và tôi hiểu để có thể tin.

Lời Trích

"Triết lý là sự am tường những gì hiện hữu, và là sự hiểu biết rõ ràng về chân lý; và hạnh phúc là phần thưởng của sự am tường và sự hiểu biết đoù" (Thánh Justin, Ðối Thoại Với Trypho, 3)

Copyright © 2010 by Nguoi Tin Huu.