Trang

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

MARCH 01, 2019 : FRIDAY OF THE SEVENTH WEEK IN ORDINARY TIME


Friday of the Seventh Week in Ordinary Time
Lectionary: 345

Reading 1SIR 6:5-17
A kind mouth multiplies friends and appeases enemies,
and gracious lips prompt friendly greetings.
Let your acquaintances be many,
but one in a thousand your confidant.
When you gain a friend, first test him,
and be not too ready to trust him.
For one sort is a friend when it suits him,
but he will not be with you in time of distress.
Another is a friend who becomes an enemy,
and tells of the quarrel to your shame.
Another is a friend, a boon companion,
who will not be with you when sorrow comes.
When things go well, he is your other self,
and lords it over your servants;
But if you are brought low, he turns against you
and avoids meeting you.
Keep away from your enemies;
be on your guard with your friends.
A faithful friend is a sturdy shelter;
he who finds one finds a treasure.
A faithful friend is beyond price,
no sum can balance his worth.
A faithful friend is a life-saving remedy,
such as he who fears God finds;
For he who fears God behaves accordingly,
and his friend will be like himself.
R. (35a)  Guide me, Lord, in the way of your commands.
Blessed are you, O LORD;
teach me your statutes.
R. Guide me, Lord, in the way of your commands.
In your statutes I will delight;
I will not forget your words.
R. Guide me, Lord, in the way of your commands.
Open my eyes, that I may consider
the wonders of your law. 
R. Guide me, Lord, in the way of your commands.
Make me understand the way of your precepts,
and I will meditate on your wondrous deeds.
R. Guide me, Lord, in the way of your commands.
Give me discernment, that I may observe your law
and keep it with all my heart.
R. Guide me, Lord, in the way of your commands.
Lead me in the path of your commands,
for in it I delight.
R. Guide me, Lord, in the way of your commands.
R. Alleluia, alleluia.
Your word, O Lord, is truth;
consecrate us in the truth.
R. Alleluia, alleluia.
GospelMK10:1-12
Jesus came into the district of Judea and across the Jordan.
Again crowds gathered around him and, as was his custom,
he again taught them.
The Pharisees approached him and asked,
"Is it lawful for a husband to divorce his wife?"
They were testing him.
He said to them in reply, "What did Moses command you?"
They replied,
"Moses permitted a husband to write a bill of divorce
and dismiss her."
But Jesus told them,
"Because of the hardness of your hearts
he wrote you this commandment.
But from the beginning of creation, God made them male and female.
For this reason a man shall leave his father and mother
and be joined to his wife,
and the two shall become one flesh.
So they are no longer two but one flesh.
Therefore what God has joined together,
no human being must separate."
In the house the disciples again questioned Jesus about this.
He said to them,
“Whoever divorces his wife and marries another
commits adultery against her;
and if she divorces her husband and marries another,
she commits adultery.”


Meditation: What God has joined together
What is God's intention for our state in life, whether married or single? Jesus deals with the issue of divorce by taking his hearers back to the beginning of creation and to God's plan for the human race. In Genesis 2:23-24 we see God's intention and ideal that two people who marry should become so indissolubly one that they are one flesh. That ideal is found in the unbreakable union of Adam and Eve. They were created for each other and for no one else. They are the pattern and symbol for all who were to come.
We belong to God and not to ourselves
Jesus explains that Moses permitted divorce as a concession in view of a lost ideal. Jesus sets the high ideal of the married state before those who are willing to accept his commands. Jesus, likewise sets the high ideal for those who freely renounce marriage for the sake of the kingdom of heaven (Matthew 19:11-12). Both marriage and celibacy are calls from God to live a consecrated life, that is to live as married couples or as singles who belong not to themselves but to God. Our lives are not our own - they belong to God (1 Corinthians 6:19b,20; Romans 14:7-8). 
The Lord Jesus through the gift of the Holy Spirit gives the grace and the power to those who seek to follow his way of holiness in their state of life. His grace and power bring freedom, discipline, and strength to live a life of love, joy, and holiness. Do you seek the Lord and his grace (his strength and power) in your state of life?
"Lord Jesus Christ, your call to holiness extends to all in every state of life. Sanctify our lives - as married couples and as singles - that we may live as men and women who are consecrated to you. Make us leaven in a society that disdains life-long marriage fidelity, chastity, and living single for the Lord".   

Daily Quote from the early church fathersMutual servants, equally serving, by Tertullian, 160-225 A.D.
"Where are we to find language adequately to express the happiness of that marriage which the church cements, the oblation confirms, the benediction signs and seals, the angels celebrate, and the Father holds as approved? For all around the earth young people do not rightly and lawfully wed without their parents' consent. What kind of yoke is that of two believers who share one hope, one desire, one discipline, one service? (Ephesians 4:4) They enjoy kinship in spirit and in flesh. They are mutual servants with no discrepancy of interests. Truly they are 'two in one flesh' (Genesis 2:24; Matthew 19:5; Ephesians 5:31). Where the flesh is one, the spirit is one as well. Together they pray, together bow down, together perform their fasts, mutually teaching, mutually entreating, mutually upholding. In the church of God they hold an equal place. (Romans 12:15; 15:6; Galatians 3:28; 1 Corinthians 12:12) They stand equally at the banquet of God, equally in crises, equally facing persecutions, and equally in refreshments. Neither hides anything from the other. Neither neglects the other. Neither is troublesome to the other (Philippians 1:27)." (excerpt from TO HIS WIFE 2.8)



FRIDAY, MARCH 1, MARK 10:1-12
Weekday

(Sirach 6:5-17; Psalm 119)

KEY VERSE: "Therefore what God has joined together, no human being must separate" (v 9).
TO KNOW: At the time of Jesus, Rabbis differed in their opinion as to what constituted sufficient grounds for divorce. The scriptures permitted a man to divorce his wife for immoral behavior (Dt 24:1). A woman had no such rights. When some Pharisees questioned Jesus regarding divorce, he gave them the authentic interpretation of the Law by recalling the basic values underlying the scriptures. God's original intent was that a man and woman become "one body" (Gn 2:21-24), a symbol of God's unity with the people. This relationship should not be sundered without sufficient cause or capricious human will. In the letter to the Ephesians, marriage foreshadowed Christ's oneness with his Church (Eph 5:32).
TO LOVE: Am I committed to my vocation as a sign of my fidelity to Christ?
TO SERVE: Lord Jesus, bring your compassionate healing to all who suffer separation and divorce.

WORLD DAY OF PRAYER

 World Day of prayer is a worldwide ecumenical movement of Christian women who come together in prayer on the first Friday of March in more than 170 countries and regions of various races, cultures and traditions. Through the World Day of Prayer, women affirm that prayer and action are inseparable and that both have immeasurable influence in the world. Women around the world are encouraged:
* to become aware of the whole world and no longer live in isolation
* to be enriched by the faith experience of Christians of other countries and cultures
* to take up the burdens of other people and pray with and for them
* to become aware of their talents and use them in the service of society.


Friday 1 March 2019

Ecclesiasticus 6:5-17. Psalm 118(119):12, 16, 18, 27, 34-35. Mark 10:1-12
Guide me, Lord, in the way of your commands. 
‘Faithful friends are a sturdy shelter: whoever finds one has found a treasure.’
Today’s reading from Ecclesiasticus, otherwise known as the Wisdom of Sirach, offers insight into the gift of friendship. Some friends stay for a while, or eat at table with you, before leaving ‘in time of trouble.’ The author counsels us to be on guard with our friends until such time as they prove their fidelity.
On a more hopeful note, faithful friends are ‘a treasure’ beyond worth. They offer ‘life-saving medicine’ and neighbourly consolation. Friendship comes as a gift from the Lord, and we who ‘fear the Lord’ will find friends in our days.
The flipside of all this is what we do to become faithful to the friends we have. Praying for our friends and enemies alike helps us deepen our relationships with all sorts of people. Let us bring these relationships to prayer, so that we may make space for friendship.


Saint David of Wales
Saint of the Day for March 1
(d. March 1, 589)
 
Stained glass of Saint David of Wales | All Saints Episcopal Church, San Francisco, CA | photo by AJ Alfieri-Crispin

Saint David of Wales’ Story
David is the patron saint of Wales and perhaps the most famous of British saints. Ironically, we have little reliable information about him.
It is known that he became a priest, engaged in missionary work, and founded many monasteries, including his principal abbey in southwestern Wales. Many stories and legends sprang up about David and his Welsh monks. Their austerity was extreme. They worked in silence without the help of animals to till the soil. Their food was limited to bread, vegetables and water.
In about the year 550, David attended a synod where his eloquence impressed his fellow monks to such a degree that he was elected primate of the region. The episcopal see was moved to Mynyw, where he had his monastery, now called St. David’s. He ruled his diocese until he had reached a very old age. His last words to his monks and subjects were: “Be joyful, brothers and sisters. Keep your faith, and do the little things that you have seen and heard with me.”
Saint David is pictured standing on a mound with a dove on his shoulder. The legend is that once while he was preaching a dove descended to his shoulder and the earth rose to lift him high above the people so that he could be heard. Over 50 churches in South Wales were dedicated to him in pre-Reformation days.

Reflection
Were we restricted to hard manual labor and a diet of bread, vegetables and water, most of us would find little reason to rejoice. Yet joy is what David urged on his brothers as he lay dying. Perhaps he could say that to them—and to us—because he lived in and nurtured a constant awareness of God’s nearness. For, as someone once said, “Joy is the infallible sign of God’s presence.” May his intercession bless us with the same awareness!

Saint David of Wales is the Patron Saint of:
Wales



Lectio Divina: Mark 10:1-12
Lectio Divina
Friday, March 1, 2019

Ordinary Time
1) Opening prayer
Father,
keep before us the wisdom and love
You have revealed in Your Son.
Help us to be like Him
in word and deed,
for He lives and reigns with You and the Holy Spirit,
one God, for ever and ever. Amen.
2) Gospel Reading - Mark 10:1-12
Jesus came into the district of Judea and across the Jordan. Again crowds gathered around him and, as was his custom, he again taught them. The Pharisees approached him and asked, "Is it lawful for a husband to divorce his wife?" They were testing him. He said to them in reply, "What did Moses command you?" They replied, "Moses permitted a husband to write a bill of divorce and dismiss her." But Jesus told them, "Because of the hardness of your hearts he wrote you this commandment. But from the beginning of creation, God made them male and female. For this reason a man shall leave his father and mother and be joined to his wife, and the two shall become one flesh. So they are no longer two but one flesh. Therefore what God has joined together, no human being must separate." In the house the disciples again questioned Jesus about this. He said to them, "Whoever divorces his wife and marries another commits adultery against her; and if she divorces her husband and marries another, she commits adultery."
3) Reflection
• Yesterday’s Gospel indicated the advice given by Jesus on the relationship between adults and children, between the great and the little ones in society. Today’s Gospel advises us how the relationship between man and woman should be, between wife and husband.
• Mark 10:1-2: the question of the Pharisees: “Is it lawful for a man to divorce his wife?” The question is a malicious one. It wants to put Jesus to the test. This is a sign that Jesus had a different opinion, because if this was not so the Pharisees would not have questioned Him on this matter. They do not ask if it is lawful for the wife to divorce the husband. That was not allowed. This is a clear sign of the strong dominion of men and the marginalization of women in the society of that time.
• Mark 10:3-9: The answer of Jesus: man cannot divorce his wife. Instead of responding, Jesus asks: “What did Moses command you?” The Law permitted a man to draw up a writ of dismissal in cases of divorce. This permission reveals the reigning machismo of the time. Man could divorce his wife, but the woman did not have the same right. Jesus explains that Moses acted that way because they were so hardhearted, but that the intention of God was different when He created the human being. Jesus goes back to the plan of the Creator and denies to man the right to divorce his wife. He takes away the privilege of man regarding his wife and asks for the maximum equality between the two.
• Mark 10:10,12: Equality of man and woman. At home the disciples asked Jesus something on this point. Jesus draws the conclusions and reaffirms the equality of rights and duties between man and woman. The Gospel of Matthew adds a comment of the disciples on this point. They say: “If that is how things are between husband and wife, it is advisable not to marry” (Mt 19:10). Jesus goes to the very depth of the question and says that there are only three cases in which a person is permitted not to get married: “Not everyone can understand it but only those to whom it is granted. In fact there are eunuchs born so from their mother’s womb; there are eunuchs made so by human agency and there are eunuchs who have made themselves so for the sake of the kingdom of Heaven. Let anyone accept this who can. (Mt 19:11-12). The three cases are: “(a) impotence, (b) castration, and (c) for the Kingdom. Not to get married only because man does not want to lose dominion over woman, this is not permitted by the New Law of Love! Matrimony as well as celibacy should be at the service of the Kingdom and not at the service of egoistic or selfish interests. Neither one of these can be a reason to maintain man’s dominion on woman. Jesus changed the relationship man-woman, wife-husband.
4) Personal questions
• Equality in society is always framed in terms of power. Yet, this last week we have read almost every day about service, humility, and welcoming children. Jesus taught us to serve, to be humble, to welcome and care for the children in order to reach the Kingdom of God. It is not for the powerful. Who is closer to the Kingdom?
• In the life of my family and of my community, do we focus on power, or on service and humility as a basis for equality?
• Within community, how important to equality is listening, obedience, and prayer (obsculta, oboedientia, oratio) and what roles and purpose do each of these contribute to equality?
5) Concluding Prayer
Yahweh is tenderness and pity,
slow to anger and rich in faithful love;
His indignation does not last for ever,
nor His resentment remain for all time. (Ps 103:8-9)


01-03-2019 : THỨ SÁU - TUẦN VII THƯỜNG NIÊN


01/03/2019
Thứ Sáu đầu tháng, tuần 7 thường niên


BÀI ĐỌC I: Hc 6, 5-17
“Không gì sánh được với người bạn trung thành”.
Trích sách Huấn Ca. 
Lời nói ngọt ngào gia tăng số bạn hữu và thoa dịu những kẻ thù; lưỡi êm dịu nơi người hiền tăng thêm hoà khí.
Ngươi nên có nhiều bạn hữu, nhưng chỉ nên chọn một trong ngàn người làm cố vấn.
Nếu ngươi có được người bạn hữu, hãy thử thách rồi hãy nhận, và đừng dễ dàng tin tưởng người đó. Vì có thứ bạn hữu chỉ thân trong lúc vận hên và không trung thành trong cơn khốn khó. Có thứ bạn hữu sau trở thành thù địch. Có thứ bạn hữu tiết lộ những chuyện oán thù, tranh chấp và ghen tương của ngươi. Có thứ bạn hữu chỉ thân lúc ở bàn ăn, gặp lúc gian truân không nhìn thấy bóng. Có thứ bạn hữu khi được thâu nhận sẽ trở thành bình đẳng với ngươi, vì tự do hành động trong những điều thuộc nội bộ nhà ngươi. Nếu ngươi bị người ta hạ nhục, hắn sẽ phản lại ngươi, và hắn sẽ xa tránh mặt ngươi. Ngươi hãy xa lánh kẻ thù và hãy đề phòng với bạn hữu.
Người bạn trung thành là chỗ dung thân vững chắc. Ai gặp được người bạn hữu như thế, là gặp được kho báu. Không có gì sánh được với người bạn trung thành, không số lượng vàng bạc nào có thể cân nặng hơn lòng trung tín tốt lành của người bạn đó. Người bạn hữu trung thành là liều thuốc trường sinh bất tử. Những ai kính sợ Chúa, sẽ gặp được người bạn đó. Ai kính sợ Chúa, người đó cũng có tình bạn tốt, vì người bạn hữu của người đó sẽ giống như người đó. Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 118, 12. 16. 18. 27. 34. 35.
Đáp: Lạy Chúa, xin hướng dẫn con vào đường lối chỉ thị Ngài (c. 35a).
Xướng:
1) Thân lạy Chúa, Ngài muôn phúc đức, xin dạy con các thánh chỉ của Ngài. – Đáp.
2) Con lấy thánh chỉ Ngài làm hoan lạc, và lời Ngài dạy, con chẳng dám quên. – Đáp.
3) Xin mở rộng tầm con mắt của con, để quan chiêm những điều kỳ diệu trong luật Chúa. – Đáp.
4) Xin cho con am hiểu đường lối huấn lệnh của Chúa, để con suy gẫm các điều kỳ diệu của Ngài. – Đáp.
5) Xin dạy con, để con vâng theo luật pháp Ngài, và để con hết lòng tuân giữ luật đó. – Đáp.
6) Xin hướng dẫn con vào đường lối chỉ thị Ngài, vì chính trong đường lối này con sung sướng. – Đáp.

ALLELUIA: Tv 129, 5
Alleluia, alleluia! – Con hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn con trông cậy ở lời Chúa. – Alleluia. 

PHÚC ÂM: Mc 10, 1-12
“Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân rẽ”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt xứ Giuđêa và miền bên kia sông Giođan. Dân chúng lại tụ họp bên Người và Người lại dạy dỗ họ như thường lệ. Những người biệt phát đến gần và hỏi thử Người rằng: “Người ta có được phép ly dị vợ mình chăng?” Người đáp: “Môsê đã truyền cho các ông thế nào?” Họ thưa: “Môsê cho phép làm giấy ly dị và cho ly dị”. Bấy giờ Chúa Giêsu đáp lại: “Chính vì sự cứng lòng của các ông mà Môsê đã viết ra điều luật đó. Nhưng lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó người nam sẽ lìa cha mẹ để luyến ái vợ mình, và hai người sẽ nên một huyết nhục. Vì thế, họ không còn là hai mà là một huyết nhục. Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không thể phân rẽ”.
Về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người về điểm đó. Và Người bảo các ông: “Ai bỏ vợ mình và lấy vợ khác, thì phạm tội ngoại tình đối với người vợ trước. Và người nữ bỏ chồng mà lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình”. Đó là lời Chúa.


Suy Niệm : Mối giây bất khả phân ly
Tin Mừng hôm nay như muốn đưa chúng ta về những trang đầu tiên của lịch sử nhân loại, trong đó Thiên Chúa đã tạo dựng người nam và người nữ để họ chung sống với nhau trong mối giây bất khả phân ly của đời sống đôi lứa. Có thể nói, đó là gia đình đầu tiên của lịch sử loài người. Chúa Giêsu đã nại đến sự kiện này để giải đáp vấn nạn của người Biệt phái: "Người ta có được phép rẫy vợ không?", và như vậy một cách nào đó, Ngài đã đề cập đến hôn nhân, đến giá trị và đòi hỏi của hôn nhân.
Trước hết, hôn nhân là một sự tự do trao đổi yêu thương giữa người nam và người nữ, một sự cam kết sống chung suốt đời. Chiếc nhẫn mà họ trao cho nhau trong ngày cưới là dấu chứng tình yêu, và từ ngày đó mọi hành vi đi ngược với lời cam kết đều bị coi là ngoại tình, bởi vì hôn nhân là do Thiên Chúa thiết lập và con người không thể phân ly những gì Ngài đã kết hợp.
Hôn nhân còn là một cộng đồng kết hợp hai tâm hồn và được xây dựng trên nền tảng tình yêu. Hôn nhân là giây tình yêu liên kết hai người phối ngẫu, và tình yêu này phản chiếu tình yêu thần diệu giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Thánh Phaolô đã ân cần nhắc nhở: "Chồng hãy yêu thương vợ như Chúa Kitô yêu mến Giáo Hội và phó nộp mình đi". Trong đời sống hôn nhân, hai người nương tựa vào nhau, bổ túc và tài bồi lẫn nhau. Thiên Chúa thấy người nam ở một mình không tốt, Ngài đã dựng nên cho nó một người nữ, rút từ cạnh sườn người nam, và người nam sẽ bỏ cha mẹ để nên một với vợ mình, đó là hình ảnh của một tình yêu kết hợp. Nhờ tình yêu kết hợp trong hôn nhân, người nam và người nữ sẵn sàng chấp nhận việc sinh dưỡng và giáo dục con cái thành những đứa con ngoan của Thiên Chúa, của Giáo Hội, của gia đình và xã hội.
Nhưng một cuộc hôn nhân chỉ thành công khi người nam và người nữ thực tình yêu nhau, có sức hiến thân cho nhau, sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách mà hoàn cảnh đè nặng trên con người, trong tâm tình chúc tụng tạ ơn. Thật vậy, việc cam kết trước bàn thờ là một lời khấn trọng thể, một lời hứa thánh thiêng đặt nền tảng trên tình yêu, tình yêu mà Thánh giá là biểu hiện rõ nét nhất, tình yêu mà Chúa Kitô hiến mình cho Giáo Hội đến cùng mức. Hôn nhân không phải luôn luôn là một khúc tình ca, một cuộc ve vãn suốt đời, nhưng là một cuộc sống chung nhiều khi khó khăn. Do đó chỉ có tình yêu đích thực khi đôi bạn có khả năng và muốn giữ lời gắn bó với nhau cho đến chết. Những hy sinh từ bỏ, sự trung tín qua những thử thách, những lần nhượng bộ, đều là bằng chứng của đức tin và sức mạnh nhận được từ Thánh Thần.
Chính vì những giá trị cao đẹp của hôn nhân như thế, nên thái độ của Chúa Giêsu về vấn đề hôn nhân thật dứt khoát. Ngài xác định lại nền tảng thánh thiêng cũng như tính cách bất khả phân ly của giây hôn phối. Ngài mạnh mẽ lên án tội dâm bôn ngoại tình, cả việc rẫy vợ nữa, trừ phi là nố gian dâm, nhưng điều đó có lẽ không nhằm biện minh cho việc ly dị, mà chỉ là đuổi người vợ bất chính, hoặc là ly thân rồi sau đó không được tái hôn nữa. Như thế, chính nhờ Chúa Giêsu, hôn nhân đã được nâng lên hàng Bí Tích và mặc một sắc thái mới phản ánh vẻ đẹp ban đầu đã bị lu mờ vì tội lỗi nhân loại.
Chúng ta hãy cầu xin cho các gia đình được luôn gắn bó với nhau trong tình yêu thương hợp nhất, để làm chứng cho tình yêu duy nhất và vĩnh cửu của Thiên Chúa.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)




Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Sáu Tuần 7 TN1, Năm Lẻ
Bài đọcSir 6:5-17; Mk 10:1-12.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hãy cẩn thận khi chọn vợ và chọn bạn.
Chúng ta đang chứng kiến hoặc đã có kinh nghiệm về sự bất trung, phản bội, ngoại tình, ly thân, ly dị … Hoàn cảnh có thể là lý do gây nên, nhưng lý do chủ yếu cho những đổ vỡ này là nơi con người. Tục ngữ Việt-nam có rất nhiều những lời khuyên quí giá cho chúng ta khi phải lựa chọn bạn hữu hay chọn vợ chồng tương lai: “Chọn bạn mà chơi.” “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.” “Chẳng tham ruộng cả, ao sâu. Chỉ tham cái bút, cái nghiên anh đồ.” Lựa chọn làm sao, chúng ta phải lãnh nhận hậu quả của sự lựa chọn đó.
Các bài đọc hôm nay tập trung trong việc chọn bạn hữu và chọn vợ chồng, người bạn sẽ đi với mình trong suốt cuộc đời. Trong bài đọc I, tác giả Sách Huấn Ca cho chúng ta hiểu biết giá trị của người bạn trung thành, trước khi giúp chúng ta cách thức để tìm ra người bạn đó. Trong Phúc Âm, những người Pharisees đến hỏi Chúa Giêsu về một vấn nạn gia đình: “Thưa Thầy, chồng có được phép rẫy vợ không?” Chúa Giêsu cho câu trả lời rõ ràng: “Lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ; vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Chọn bạn trung thành
Tình bằng hữu đòi hỏi tình cảm và sự tương kính của cả hai bên, không thể chỉ là mối tình đơn phương hay cư xử độc điệu. Dĩ nhiên, nó phải được bắt nguồn từ phía người tìm kiếm nó trước. Tác giả khuyên những người đi tìm nó như sau: “Ăn nói dịu dàng thì tăng thêm bạn hữu,
phát biểu dễ thương thì tăng thêm lời thân ái. Ước chi có nhiều người sống hoà nhã với con; nhưng cố vấn cho con, thì trong muôn ngàn chỉ nên chọn một.” Chúng ta có thể rút ra 3 điều quan trọng trong trình thuật hôm nay.
1.1/ Người bạn trung thành phải được thử nghiệm trong hoàn cảnh khó khăn: Khi một người thành công hay làm ăn phát tài, người đó sẽ bị bao vây bởi những người muốn trở thành bạn hữu. Tác giả khuyên chúng ta phải thận trọng tìm bạn trong lúc này, “Vì có kẻ chỉ là bạn nhất thời, ngày con gặp nạn, nó chẳng còn là bạn nữa.” Con người muốn làm bạn với người giàu có để nhờ cậy và để được giúp đỡ; nhưng nếu người đó chẳng may sa cơ nghèo đói và cần được giúp đỡ, họ sẽ không ngần ngại quay đi và chửi rủa chẳng hết lời.
1.2/ Giá trị của người bạn trung thành: Tác giả hiểu giá trị của người bạn trung thành: “Người bạn trung thành là một nơi nương tựa vững chắc, ai gặp được người bạn như thế, là gặp được kho tàng. Không gì đổi lấy được một người bạn trung thành, và giá trị của người bạn ấy, không cân nào lường được. Người bạn trung thành là phương thuốc xoa dịu cuộc đời.” Việt-nam chúng ta có câu truyện đôi bạn Lưu Bình-Dương Lễ đề cao giá trị tuyệt vời của tình bạn. Dương Lễ vì ham học nên thành tài và làm quan tri phủ, Lưu Bình vì ham chơi nên thi rớt và trở nên nghèo khó. Một ngày, Lưu Bình đến tìm Dương Lễ mong được giúp đỡ, Dương Lễ thấy Lưu Bình nghèo khó rất xót xa và mong giúp bạn, nhưng ông nghĩ cách làm cho bạn thành công, nên nói: “Người làm quan như ta không làm bạn với người nghèo đói.” Lưu Bình ôm hận trở về nhà và quyết chí học hành để làm lại cuộc đời. Dương Lễ cũng bí mật gởi Châu Long, vợ ông, giả trang để giúp Lưu Bình trong khi ăn học. Kỳ thi tới, Lưu Bình cũng thi đậu và được làm quan tri phủ, ông muốn tới gặp Dương Lễ để trả mối hận ngày nào; nhưng khi tới, ông gặp Châu Long đang đứng bên cạnh Lưu Bình. Ông hiểu ra sự hy sinh mà Dương Lễ đã âm thầm giúp ông. Kể từ đó, hai người trở thành bạn tri kỷ suốt cuộc đời, không gì có thể ngăn cách họ.
1.3/ Làm thế nào để tìm được một người bạn trung thành? Tác giả cho chúng ta hai chìa khóa: Thứ nhất, trước khi có thể kiếm được một người bạn trung thành, chính bản thân phải là một người trung thành trước, vì theo tác giả Sách Huấn Ca: “bản thân mình thế nào, thì cận thân mình cũng thế.” Người tự mình không trung thành, làm sao bắt người khác phải trung thành? Thứ hai, người bạn trung thành chỉ dành cho những ai biết kính sợ Thiên Chúa: “Những ai kính sợ Đức Chúa sẽ gặp được người như vậy. Người kính sợ Đức Chúa thì điều khiển được tình bạn của mình.” Vì thế, đức tính đầu tiên cần có trong việc chọn bạn: chọn người biết kính sợ Đức Chúa.
2/ Phúc Âm: Chọn vợ chồng chung thủy.
2.1/ Vấn nạn ly dị: Vấn nạn này xảy ra ở mọi nơi và mọi thời, chứ không phải chỉ là vấn đề thời đại hay chỉ xảy ra tại các nước giàu có mà thôi. Câu trả lời của Chúa Giêsu quá rõ ràng và Giáo Hội vẫn tuân theo những sự chỉ dạy của Ngài. Nhiều người đặt vấn đề: Thế tại sao Giáo Hội cho phép ly dị, nếu đó là Luật Thiên Chúa? Chúng ta cần phân biệt hai điều: Thứ nhất, lý tưởng mà Thiên Chúa muốn con người đạt tới. Lý tưởng này không bao giờ thay đổi; và thực tế cũng chứng minh rất nhiều đôi vợ chồng đã đạt tới lý tưởng này. Nhiều cặp vợ chồng đã trung thành với nhau đến khi chết, dù phải trải qua bao nhiêu gian khổ. Thứ hai, yếu đuối và tội lỗi làm con người không đạt tới lý tưởng của Thiên Chúa. Khi con người không đạt được lý tưởng, không có nghĩa là lý tưởng của Thiên Chúa muốn không thể thực hiện được, hay Lề Luật của Thiên Chúa sai; nhưng con người phải khiêm nhường thống hối vì yếu đuối tội lỗi của mình.
2.2/ Tại sao con người bỏ nhau? Hội Thánh gỡ dây hôn phối là vì những tội lỗi, yếu đuối, và cứng lòng của con người. Có nhiều lý do để gỡ; một cách tổng quát là con người không chịu học hỏi hay coi thường bí-tích Hôn Phối như: (1) Cha mẹ ép buộc con cái phải lấy người chúng không muốn, vì cha mẹ tham quyền cao, chức trọng, hay lợi nhuận vật chất. Trường hợp này, con cái thiếu tự do để kết hôn. (2) Con người kết hôn bừa bãi. Đa số trường hợp Giáo Hội giải quyết là trường hợp “lack of form,” có nghĩa: không theo Lề Luật của Giáo Hội, không thành bí-tích. Chẳng hạn, làm hôn thú giả vì muốn xuất ngoại, vì tham tiền, hay vì bất cứ lý do nào khác. (3) Vợ chồng không chịu tìm hiểu nhau kỹ lưỡng trước khi kết hôn: lấy người đã có gia đình, lấy người bị ngăn trở không được kết hôn, lấy người không cùng tôn giáo.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Người bạn trung thành chỉ dành cho những ai biết kính sợ Thiên Chúa. Chúng ta phải biết kính sợ Thiên Chúa và phải theo tiêu chuẩn quan trọng này trong việc chọn bạn hữu và vợ chồng tương lai.
– Chọn thế nào, chúng ta sẽ phải lãnh nhận hậu quả của việc chọn lựa đó. Chúng ta phải dành thời gian tìm hiểu và thử nghiệm sự trung thành trước khi bước vào cuộc sống gia đình.
– Chúng ta đừng học cách cư xử của dân ngoại để rồi “giầu đổi bạn, sang đổi vợ” hay “thay vợ chồng như thay áo.” Chắc chắn chúng ta sẽ phải lãnh nhận hậu quả của nó cả đời này và đời sau.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP


01/03/2019 – THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN 7 TN
Mc 10,1-12

KHÔNG CHỈ LÀ KHẨU HIỆU
“Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp loài người không được phân ly.” (Mc 10,8-9)
Suy niệm: “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn!” Câu tục ngữ đó nhấn mạnh đến một chân lý thiết yếu trong đời sống gia đình: Để gia đình là tổ ấm tình yêu, điều cần nhất và trước nhất là vợ chồng phải hòa hợp cả thể xác lẫn tinh thần. Thánh Kinh gọi sự kết hợp đó là “một xương một thịt”. Đây không chỉ là một khẩu hiệu gây ấn tượng được in trên những tấm thiệp cưới mà phải là cốt lõi đời hôn nhân phải có. Ngày nay đạo nghĩa vợ chồng chung thủy đang bị lung lay. Những chồng đơn ly dị ngày càng dày nơi bàn làm việc của cơ quan hữu trách. Đó là mối đe dọa cho nền văn minh, nguy hiểm cho cả đạo lý chứ không phải là cái ‘mốt’ như một số người quan niệm.
Mời Bạn: Hạnh phúc nào cũng có sóng gió và đòi phải dám hy sinh, hy sinh vì lợi ích của mình và người mình yêu. Một hy sinh nhỏ cũng có sức gắn kết tình yêu vợ chồng: hy sinh đó có thể là việc chịu đựng những “cái xấu, cái yếu” của bạn mình để cùng giúp nhau vượt qua.
Chia sẻ: Khi có chuyện “cơm không lành, canh không ngọt” bạn hãy biết lựa dịp thuận tiện trao đổi chân tình về những gì mà mình thấy không hài lòng với bạn mình. Những lúc như thế dễ làm người ta chấp nhận hơn.
Sống Lời Chúa: Khi bạn gặp những đôi vợ chồng quanh bạn sắp “tan đàn xẻ nghé”, bạn hãy làm hết sức có thể để giúp họ hàn gắn lại.
Cầu nguyện: “Vinh phúc thay người kính sợ Chúa và hằng đi trên đường quang minh Thiên Chúa. Người hưởng huê lợi tay người tạo nên và hạnh phúc Chúa thưởng ban muôn đời.” (Tv.127)
(5 Phút Lời Chúa)


Một xương một thịt (01.3.2019 – Thứ Sáu Tuần 7 Thường Niên)
Suy nim:

“Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phép phân ly.”
Lời của Đức Giêsu đã vang vọng qua hai mươi thế kỷ,
và vẫn thường được chọn để in trên thiệp cưới.
Phải chăng người ta ngầm nhắc nhau rằng
ly dị là từ không nên có trong từ điển của các đôi vợ chồng.
Tiếc thay số vụ ly hôn nơi các kitô hữu đã gia tăng đáng kể.
Sống với nhau đến đầu bạc răng long lại trở thành một giấc mơ.
Có mấy người Pharisêu đến hỏi Đức Giêsu về chuyện chồng ly dị vợ.
Đức Giêsu hỏi ngược họ xem ông Môsê đã truyền dạy thế nào (c. 3).
Những người Pharisêu trích sách Đệ Nhị Luật (24, 1)
để cho thấy ông Môsê cho phép viết giấy ly dị và sau đó ly dị (c. 4).
Dĩ nhiên, cho phép không phải là truyền dạy!
Đức Giêsu đã trích sách Sáng Thế (2, 24)
để nhấn mạnh sự hiệp nhất vĩnh viễn giữa đôi vợ chồng.
“Cả hai thành một xương một thịt” không chỉ về mặt thân xác (c. 8),
mà còn trở nên một lòng, một ý, một ước mơ, một hành động.
Ngài khẳng định điều này đã có từ thuở ban đầu (c. 6)
và nằm trong ý định nguyên thủy của Thiên Chúa.
Việc Môsê cho phép ly dị chỉ là một nhượng bộ tạm thời (c. 5).
Đức Giêsu mới là Đấng đến để hoàn chỉnh Luật Môsê
và khai mở ý muốn trọn vẹn của Thiên Chúa về hôn nhân.
Trong xã hội, văn hóa và Do-thái giáo thời Đức Giêsu,
người phụ nữ không được bình đẳng với nam giới.
Vì vợ là một thứ tài sản thuộc sở hữu của người chồng,
nên thực tế chỉ vợ mới có thể phạm tội ngoại tình đối với chồng,
và chỉ người chồng mới có quyền ly dị vợ.
Đức Giêsu không chấp nhận chuyện coi vợ như một món hàng,
mua về, thích thì dùng, không thích thì bỏ đi.
Vợ đã trở nên xương thịt của chồng, ngang hàng với chồng,
nên khi chồng thiếu chung thủy với vợ, ly dị vợ mà cưới vợ khác
thì anh ta cũng phạm tội ngoại tình đối với vợ (c. 11).

Hôn nhân không phải chỉ là chuyện của hai người yêu nhau và lấy nhau.
Trong Lễ Cưới có sự hiện diện của Thiên Chúa là Đấng phối hợp.
Ngài tiếp tục bảo vệ tình yêu, cả khi hai người cùng muốn chia tay.
Hôn nhân không phải là một bản hợp đồng
mà hai bên được phép xé bỏ khi muốn.
Chung thủy mãi mãi là chuyện khó đối với con người thời nay.
Khi thịnh vượng, lúc gian nan, khi mạnh khỏe, lúc đau yếu,
khi buồn chán và thất vọng về nhau, khi yếu đuối và vấp ngã,
khi đổ vỡ quá lớn tưởng như không sao hàn gắn được,
khi đời sống vợ chồng thành như hỏa ngục trần gian…
khi ấy người ta cần Thiên Chúa để tiếp tục yêu thương và kính trọng nhau.
Xin bớt một chút ích kỷ tự ái, thêm một chút khiêm hạ yêu thương,
bớt một chút tự do đam mê,  thêm một chút hy sinh tha thứ…
để gìn giữ tình nghĩa vợ chồng như quà tặng mong manh của trời cao.
Cầu nguyn:
Lạy Cha nhân ái, từ trời cao,
xin Cha nhìn xuống
những gia đình sống trên mặt đất
trong những khu ổ chuột tồi tàn
hay biệt thự sang trọng.
Xin thương nhìn đến
những gia đình thiếu vắng tình yêu
hay thiếu những điều kiện vật chất tối thiểu,
những gia đình buồn bã vì vắng tiếng cười trẻ thơ
hay vất vả âu lo vì đàn con nheo nhóc.
Xin Cha nâng đỡ những gia đình đã thành hỏa ngục
vì chứa đầy dối trá, ích kỷ, dửng dưng.
Lạy Cha, xin nhìn đến những trẻ em trên thế giới,
những trẻ em cần sự chăm sóc và tình thương
những trẻ em bị lạm dụng, bóc lột, buôn bán,
những trẻ em lạc lõng bơ vơ, không được đến trường,
những trẻ em bị đánh cắp tuổi thơ và trở nên hư hỏng.
Xin Cha thương bảo vệ gìn giữ
từng gia đình là hình ảnh của thánh Gia Thất,
từng trẻ em là hình ảnh của Con Cha thuở ấu thơ.
Xin Cha sai Thánh Thần Tình Yêu
đem đến hạnh phúc cho mỗi gia đình ;
nhưng xin cũng nhắc cho chúng con nhớ
hạnh phúc luôn ở trong tầm tay
của từng người chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ.


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
1 THÁNG BA
Một Hình Bóng Của Đất Hứa
Trong Mùa Chay, chúng ta được mời gọi một cách đặc biệt bước vào thực tại vượt qua. Thực tại này được tìm thấy nơi Đức Kitô. Đồng thời, thực tại này cũng dành cho chúng ta. Nó phải bao trùm lấy chúng ta, như đám mây đã bao trùm Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an trên núi Hiển Dung (Lc 9,34).
Lời hứa của giao ước mới được hoàn thành xuyên qua mầu nhiệm vượt qua – một mầu nhiệm chạm đến con người. Trong mầu nhiệm đó, chúng ta nhận thấy lời cam kết của Thiên Chúa được hoàn thành trọn vẹn: lời cam kết đưa dẫn Abraham và con cháu ông vào miền Đất Hứa. Trong nhiều thế hệ, miền đất này đã trở thành It-ra-en của Giao Uớc Cũ. Tuy nhiên, đó chỉ là một bóng hình báo trước miền đất mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta trong Đức Kitô.
Vì Thiên Chúa của Giao Ước Mới không hạn định lời hứa của Ngài nơi bất cứ một đất nước riêng rẽ nào hay bất cứ một nơi chốn chất thể nào. Không một nơi chốn nào trên trần gian có thể chứa đựng được hoạt động cứu độ của Thiên Chúa đối với những ai qui tụ lại trong Đức Kitô. Về mầu nhiệm này, Thánh Phao-lô viết: “Còn chúng ta, quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Kitô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3,20-21).
– suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 01/3
Hc 6, 5-17; Mc 10, 1-12.

LỜI SUY NIỆM:  Người nói; “Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình với vợ mình; và ai bỏ chồng để lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình.”
          Trong sách Giáo Lý của Hội Thánh cho mỗi người chúng ta biết: “Ly dị là một xúc phạm nghiêm trọng đối với luật tự nhiên, cố ý phá vỡ kế ước đã được đôi phối ngẫu tự do ưng thuận để sống với nhau cho đến chết… Sự tái hôn, mặc dầu được luật dân sự công nhận, càng làm cho tình trạng đổ vỡ thêm nghiêm trọng; người tái hôn, sau khi ly dị, sống trong tình trạng ngoại tình công khai và thường xuyên: ‘ Người nam sau khi bỏ vợ, không được lấy người khác. Người nữ bị chồng bỏ, cũng không được làm vợ người khác’” (GL 2384).
          Lạy Chúa Giêsu. Xin cho các gia đình trong nhân loại đặc biệt với các gia đình Kitô hữu đừng bao giờ xãy ra sự ly dị, làm gây nên sự xáo trộn. Từ sự xáo trộn này làm tổn thương cho con cái, ảnh hưởng đến đời sống xã hội và Giáo Hội.
Mạnh Phương


01 Tháng Ba
Tro Tàn Của Lịch Sử
Một buổi sáng dạo đầu tháng 8 năm 1990, dân chúng Bulgary bỗng chứng kiến một cảnh khác thường tại quảng trường chính ở thủ đô Sofia: người ta kéo thi hài của chủ tịch Georgi Dimitrov ra khỏi lăng tẩm và mang đi hỏa táng. Chỉ có một vài người thân của ông tham dự nghi lễ hỏa táng. Sau đó, tro tàn của ông được mang đi cải táng bên cạnh phần mộ của mẹ ông.
Georgi Dimitrov đã từng được tôn thờ như anh hùng dân tộc vì đã đánh đuổi được Phát xít và sáng lập Ðảng Cộng Sản Bulgary. Năm 1949, khi ông qua đời, người ta đã ướp xác ông và đặt vào trong lăng tẩm để dân chúng chiêm ngắm và suy tôn. Nhưng vinh quang của quá khứ ấy đã không đủ sức để bảo vệ ông khỏi đống tro của lịch sử…
Người ra lệnh đưa ông ra khỏi lăng tẩm và hỏa táng không ai khác hơn chính là Ðảng Cộng Sản Bulgary nay đã đổi tên thành Ðảng Xã Hội…
Georgi Dimitrov là một trong số các lãnh tụ Cộng Sản như Lênin, Mao Trạch Ðông, Hồ Chí Minh đã được ướp xác và tôn thờ trong lăng tẩm như các vua chúa Ai Cập thời cổ…
Con người bởi đâu mà ra? Con người sống để làm gì trong cõi đời này? Con người sẽ đi về đâu sau cái chết?… Nếu ai cũng nghiêm chỉnh từ đặt ra chi mình những câu hỏi lớn ấy thì có lẽ không ai còn nhọc công để chạy theo tiền của, danh vọng, không ai còn nghĩ đến chuyện ướp xác và xây lăng tẩm nữa… Có ai thoát khỏi đống tro tàn của lịch sử? Hôm nay người ta tôn thờ, ngày mai người ta hạ bệ. Hôm nay người ta ướp xác, ngày mai người ta lại đưa ra đốt…
Là người có niềm tin, chúng ta đặt tin tưởng nơi Ðức Kitô. Qua cuộc sống, cái chết và sự Phục Sinh. Chúa Giêsu đã mang lại giải đáp cho tất cả những câu hỏi lớn của đời người. Phúc thay cho những ai biết mình từ đâu đến, biết mình sống để làm gì và biết mình sẽ đi về đâu. Một ý nghĩa, một hướng đi cho cuộc sống: phải chăng đó không là điều chúng ta đang tìm kiếm?
Tin Mừng ghi lại phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều cho hơn 5 ngàn người ăn. Chỉ bằng một lời nói, chỉ trong chớp nhoáng, Chúa Giêsu đã có thể nuôi sống hàng ngàn người đói khát. Với quyền năng của Thiên Chúa, Chúa Giêsu có thể vung cây đũa thần để mang lại no cơm, ấm áo cho nhân loại. Nhưng Ngôi Hai Thiên Chúa đã không làm người vì sứ mệnh ấy. Ngài đến để mang lại một thức ăn khác: một thức ăn sẽ không làm cho con người phải đói khát, phải chết, phải mai một trong hư vô của tiền của và danh vọng nữa… Ngài đến để mang lại cho chúng ta Sự Sống trường sinh… Ðó là lý do đã khiến Chúa Giêsu khước từ không chịu làm vua khi người ta muốn tôn vinh Ngài. Sau bữa ăn do phép lạ hóa bánh ra nhiều, Ngài mời gọi con người hãy hướng đến của thức ăn không hư nát, của ăn mang lại sự sống bất diệt.
(Lẽ Sống)