Trang

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2020

FEBRUARY 01, 2020 : SATURDAY OF THE THIRD WEEK IN ORDINARY TIME


Saturday of the Third Week in Ordinary Time
Lectionary: 322

The LORD sent Nathan to David, and when he came to him,
Nathan said: “Judge this case for me!
In a certain town there were two men, one rich, the other poor.
The rich man had flocks and herds in great numbers.
But the poor man had nothing at all
except one little ewe lamb that he had bought.
He nourished her, and she grew up with him and his children.
She shared the little food he had
and drank from his cup and slept in his bosom.
She was like a daughter to him.
Now, the rich man received a visitor,
but he would not take from his own flocks and herds
to prepare a meal for the wayfarer who had come to him.
Instead he took the poor man’s ewe lamb
and made a meal of it for his visitor.”
David grew very angry with that man and said to him:
“As the LORD lives, the man who has done this merits death!
He shall restore the ewe lamb fourfold
because he has done this and has had no pity.”
Then Nathan said to David:  “You are the man!
Thus says the LORD God of Israel:
‘The sword shall never depart from your house,
because you have despised me
and have taken the wife of Uriah to be your wife.’
Thus says the LORD:
‘I will bring evil upon you out of your own house.
I will take your wives while you live to see it,
and will give them to your neighbor.
He shall lie with your wives in broad daylight.
You have done this deed in secret,
but I will bring it about in the presence of all Israel,
and with the sun looking down.’”
Then David said to Nathan, “I have sinned against the LORD.”
Nathan answered David: “The LORD on his part has forgiven your sin:
you shall not die.
But since you have utterly spurned the LORD by this deed,
the child born to you must surely die.”
Then Nathan returned to his house.
The LORD struck the child that the wife of Uriah had borne to David,
and it became desperately ill.
David besought God for the child.
He kept a fast, retiring for the night
to lie on the ground clothed in sackcloth.
The elders of his house stood beside him
urging him to rise from the ground; but he would not,
nor would he take food with them.
Responsorial Psalm51:12-13, 14-15, 16-17
R.    (12a)  Create a clean heart in me, O God.
A clean heart create for me, O God,
and a steadfast spirit renew within me.
Cast me not out from your presence,
and your Holy Spirit take not from me.
R.    Create a clean heart in me, O God.
Give me back the joy of your salvation,
and a willing spirit sustain in me.
I will teach transgressors your ways,
and sinners shall return to you.
R.    Create a clean heart in me, O God.
Free me from blood guilt, O God, my saving God;
then my tongue shall revel in your justice.
O Lord, open my lips,
and my mouth shall proclaim your praise.
R.    Create a clean heart in me, O God.
AlleluiaJN 3:16
R. Alleluia, alleluia.
God so loved the world that he gave his only-begotten Son,
so that everyone who believes in him might have eternal life.
R. Alleluia, alleluia.
GospelMK 4:35-41
On that day, as evening drew on, Jesus said to his disciples:
“Let us cross to the other side.”
Leaving the crowd, they took Jesus with them in the boat just as he was.
And other boats were with him.
A violent squall came up and waves were breaking over the boat,
so that it was already filling up.
Jesus was in the stern, asleep on a cushion.
They woke him and said to him,
“Teacher, do you not care that we are perishing?”
He woke up,
rebuked the wind,
and said to the sea, “Quiet!  Be still!”
The wind ceased and there was great calm.
Then he asked them, “Why are you terrified?
Do you not yet have faith?”
They were filled with great awe and said to one another,
“Who then is this whom even wind and sea obey?”




Meditation: "Why are you afraid?"
How can we fight fear with faith? Jesus' sleeping presence on the storm-tossed sea reveals the sleeping faith of his disciples. They feared for their lives even though their Lord and Master was with them in the boat. They were asleep to Christ while he was present to them in their hour of need. The Lord Jesus is ever present to us. And in our time of testing he asks the same question: Why are you afraid? Have you no faith? Do you recognize the Lord's presence with you, especially when you meet the storms of adversity, sorrow, and temptation? Whenever we encounter trouble, the Lord is there with the same reassuring message: "It is I, do not be afraid."
Faith must be nourished with the Word of God
What are the characteristics of faith and how can we grow in it? Faith is an entirely free gift that God makes to us. Believing is only possible by grace and the help of the Holy Spirit, who moves the heart and who opens the eyes of the mind to understand and accept the truth which God has revealed to us. Faith enables us to relate to God rightly and confidently, with trust and reliance, by believing and adhering to his word, because he is utterly reliable and trustworthy. If we want to live, grow, and persevere in faith, then it must be nourished with the word of God.
Christ's love and truth strengthen us in faith and trust
Fear does not need to cripple us from taking right action or rob us of our trust and reliance on God. Courage working with faith enables us to embrace God's word of truth and love with confidence and to act on it with firm hope in God's promises. The love of God strengthens us in our faith and trust in him and enables us to act with justice and kindness towards our neighbor even in the face of opposition or harm. Do you allow the love of Christ to rule in your heart and mind, and to move your will to choose what is good in accordance with his will?
"Lord Jesus, increase my faith in your redeeming love and power that I may always recognize your abiding presence with me. And give me courage to do your will in all circumstances."

Daily Quote from the early church fathersAwakening the Christ asleep within you, by Augustine of Hippo, 354-430 A.D.
"When you have to listen to abuse, that means you are being buffeted by the wind. When your anger is roused, you are being tossed by the waves. So when the winds blow and the waves mount high, the boat is in danger, your heart is imperiled, your heart is taking a battering. On hearing yourself insulted, you long to retaliate; but the joy of revenge brings with it another kind of misfortune - shipwreck. Why is this? Because Christ is asleep in you. What do I mean? I mean you have forgotten his presence. Rouse him, then; remember him, let him keep watch within you, pay heed to him... A temptation arises: it is the wind. It disturbs you: it is the surging of the sea. This is the moment to awaken Christ and let him remind you of those words: 'Who can this be? Even the winds and the sea obey him." (excerpt from Sermons 63:1-3)


FEBRUARY, BLACK HISTORY MONTH

Carter G. Woodson, (1875-1950) noted Black scholar and historian and son of former slaves, founded the Association for the Study of Negro Life and History in 1915, which was later renamed the Association for the Study of African American Life and History (ASALH). He initiated Black History Week, February 12, 1926. For many years the 2nd week of February (chosen so as to coincide with the birthdays of Frederick Douglass and Abraham Lincoln) was celebrated by Black people in the United States. In 1976, as part of the nation's Bicentennial, it was expanded and became established as Black History Month, and is now celebrated all over North America. 

Venerable Henriette Delille, Foundress of the Sisters of the Holy Family

Henriette Delille is the first U.S. native born African American whose cause for canonization has been officially opened by the Catholic Church. She was born in New Orleans in 1812, a free woman of color.  By 1836, she had inspired a small band of women to assist the sick and dying and to catechize the uninstructed among her people. The Sisters of the Holy Family trace their official origin to 1842. By 1851, Henriette had personally purchased a home where these women could live in community and further their ministry. At her death in 1862, Henriette Delille was known as one "who for the love of Jesus Christ had made herself the humble servant of slaves." The simple prayer that guided her life was: "I believe in God. I hope in God. I love God. I want to live and die for God.

SATURDAY, FEBRUARY 1, MARK 4:35-41
Weekday

(2 Samuel 12:1-7a, 10-17; Psalm  51)

KEY VERSE: "Why are you terrified? Do you not yet have faith?" (v 40).
TO KNOW: Mark's gospel shows the difficulty that Jesus' disciples had in understanding his true identity. Jesus had been teaching them by means of parables (4:1-34). Now he taught them with a parable in action. Fatigued by a long day of teaching, Jesus took his disciples in a boat across the lake to rest. While Jesus sought a moment of sleep in the stern of the boat (where the steersman sat), a storm suddenly arose and threatened to capsize the craft. The disciples cried out in terror, chastising Jesus for seeming to be unconcerned for their safety. Jesus demonstrated his power over the elements. With the same authority that God used in creation when a "mighty wind swept over the waters" (Gn 1:2), Jesus spoke a word of command and the wind and the sea became tranquil. Jesus then calmed the fear in his disciples’ hearts and they were in awe of him whom the wind and the seas obeyed. On the stormy sea of life, our boat will stay on course with the light of Christ to guide us.
TO LOVE: Do I speak God's peace to a troubled world?
TO SERVE: Lord Jesus, help me to know you are present in all the storms of my life.

OPTIONAL MEMORIAL OF THE BLESSED VIRGIN MARY

Chapter V of the Directory on Popular Piety and the Liturgy, issued by the Holy See in December 2001, describes the Church's traditional dedication of Saturday to the Virgin Mary. "Saturdays stand out among those days dedicated to the Virgin Mary. These are designated as memorials of the Blessed Virgin Mary" (218). The chapter also describes the importance of Mary, the Mother of Jesus, in Catholic devotional life, in the Liturgy, and reflections on popular devotions to Mary, her feast days, and the Rosary. 


Saturday 1 February 2020
2 Samuel 12:1-7, 10-17. Psalm 50(51):12-17. Mark 4:35-41.
Create a clean heart in me, O God – Psalm 50(51):12-17
‘Master, do you not care? We are lost.’
All hell was breaking loose and Jesus slept through it all. There is a familiar refrain here. In perhaps the most extreme example, Jewish people ask: where was God during the Holocaust?
During WWII, in occupied France, the populace seemed cowed by enemy forces. No-one took notice of young women cycling through villages. They were often part of a resistance network led by Marie-Madeleine Fourcade called Alliance. Three thousand people gathered and transmitted information crucial for the Allied invasion of 1944. One third of them, mostly very young men and women, were killed by the Nazis. Evil seemed to be winning, but good people were prepared to put their lives on the line.


Saint Ansgar
Saint of the Day for February 1
(801 – February 3, 865)


Saint Ansgar’s Story
The “apostle of the north” (Scandinavia) had enough frustrations to become a saint—and he did. He became a Benedictine at Corbie, France, where he had been educated. Three years later, when the king of Denmark became a convert, Ansgar went to that country for three years of missionary work, without noticeable success. Sweden asked for Christian missionaries, and he went there, suffering capture by pirates and other hardships on the way. Fewer than two years later, he was recalled, to become abbot of New Corbie (Corvey) and bishop of Hamburg. The pope made him legate for the Scandinavian missions. Funds for the northern apostolate stopped with Emperor Louis’s death. After 13 years’ work in Hamburg, Ansgar saw it burned to the ground by invading Northmen; Sweden and Denmark returned to paganism.
He directed new apostolic activities in the North, traveling to Denmark and being instrumental in the conversion of another king. By the strange device of casting lots, the king of Sweden allowed the Christian missionaries to return.
Ansgar’s biographers remark that he was an extraordinary preacher, a humble and ascetical priest. He was devoted to the poor and the sick, imitating the Lord in washing their feet and waiting on them at table. He died peacefully at Bremen, Germany, without achieving his wish to be a martyr.
Sweden became pagan again after his death, and remained so until the coming of missionaries two centuries later.

Reflection
History records what people do, rather than what they are. Yet the courage and perseverance of men and women like Ansgar can only come from a solid base of union with the original courageous and persevering Missionary. Ansgar’s life is another reminder that God writes straight with crooked lines. Christ takes care of the effects of the apostolate in his own way; he is first concerned about the purity of the apostles themselves.

Saint Ansgar is the Patron Saint of:
Denmark


Lectio Divina: Mark 4:35-41
Lectio Divina
Saturday, February 1, 2020
Ordinary Time

1) Opening prayer
All-powerful and ever-living God,
direct Your love that is within us,
that our efforts in the name of Your Son
may bring the human race to unity and peace.
We ask this through our Lord Jesus Christ, Your Son,
who lives and reigns with You and the Holy Spirit,
One God, for ever and ever. Amen.
2) Gospel reading - Mark 4:35-41
On that day, as evening drew on, Jesus said to his disciples: "Let us cross to the other side." Leaving the crowd, they took Jesus with them in the boat just as he was. And other boats were with him. A violent squall came up and waves were breaking over the boat, so that it was already filling up. Jesus was in the stern, asleep on a cushion. They woke him and said to him, "Teacher, do you not care that we are perishing?" He woke up, rebuked the wind, and said to the sea, "Quiet! Be still!" The wind ceased and there was great calm. Then he asked them, "Why are you terrified? Do you not yet have faith?" They were filled with great awe and said to one another, "Who then is this whom even wind and sea obey?"
3) Reflection
• The Gospel describes the storm on the lake and Jesus who sleeps in the boat. Sometimes our communities feel like a small boat lost in the sea of life, without much hope of arriving at the port. Jesus seems to be sleeping in our boat, since no divine power seems to appear to save us from difficulties and persecution. In view of this desperate situation, Mark puts together several episodes which reveal how Jesus is present in the midst of the community. In these parables, the mystery of the Kingdom is revealed, which is present in the things of daily life (Mk 4:1-34). Now He begins to reveal the mystery of the Kingdom present in the power which Jesus exercises in favor of the disciples, in favor of the people, and above all, in favor of the excluded and marginalized. Jesus overcomes, dominates the sea, a symbol of chaos (Mk 4:35-41) and something man cannot control by himself. A creative power acts in Him! Jesus conquers and drives out the devil (Mk 5:1-20). The power of life acts in Him! He is the victorious Jesus! There is no reason for the communities to have fear (Mk 5:21-43). This is the reason for this passage about the storm being calmed by Jesus, which we are meditating on in today’s Gospel.
• Mark 4:35-36: The starting point: “Let us cross over to the other side”. It had been a heavy day with much work. Once the discourse on the parables was finished (Mk 4: 1-34), Jesus said, “Let us cross over to the other side!” They take Him on the boat just as He is in the boat in which He had made the discourse on the parables. Because He was extremely tired, He went to sleep in the stern with His head on a cushion. This is the first picture or image which Mark presents: a beautiful painting, but very human!
Jesus asks us to “cross to the other side” too. He asks us to separate from the crowd who is preoccupied with consumerism and gossip and earthly desires.
• Mark 4: 37-38: The desperate situation: “Do You not care? We are lost!” The Lake of Galilee is surrounded by mountains. Sometimes, through the cracks in the rocks, the wind blows on top of the lake and provokes sudden storms. The disciples were experienced fishermen. If they think that they are going to sink, then the situation is really dangerous. Jesus does not even wake up. He continues to sleep. This profound sleep is not only a sign of great fatigue, it is also the expression of a calm peaceful trust which He has in God. The contrast between the attitude of Jesus and that of the disciples is very great!
Today, mankind has a belief that it has mastered everything, and when things go wrong, people blame God for not caring. Faith provides the calm peaceful trust Jesus had rather than the anxiety that the disciples had.
• Mark 4: 39-40: The reaction of Jesus: “Have you still no faith?” Jesus wakes up, not because of the waves, but because of the desperate cries of the disciples. First, He addresses Himself to the sea and says, “Quiet now!” And the wind dropped and there followed a great calm. Then He spoke to the disciples and said, “Why are you so frightened? Have you still no faith?” The impression that one has is that it is not necessary to calm down the sea, since there is no danger. It is like going to a house and seeing the dog at the side of his master, who begins to bark. One should not be afraid because the dog is with the master who controls the situation. The episode of the storm which was calmed recalls Exodus, when the people, without fear, passed through the water of the sea (Ex 14: 22). It recalls the Prophet Isaiah who told the people, “If you go across the water I will be with you!” (Is 43: 2) Jesus does the exodus again and carries out the prophecy announced by Psalm 107(106):25-30.
• Mark 4: 41: The disciples did not know. “Who can this be?” Jesus calms the sea and says, “Have you still have no faith?” The disciples do not know what to respond and they ask themselves, “Who can this be? Even the wind and the sea obey Him”. Jesus appears as a stranger to them! In spite of having been with Him for such a long time, they do not really know who He is. “Who can this be?”  With this question in mind, the communities follow the reading of the Gospel. Even today, the same question leads us to continue reading the Gospel. It is the desire to better know the significance of Jesus in our life.
Knowing and trusting Jesus more moves us from being like the disciples at this point. Greater faith brings greater peace in the presence of storms in our life..
• Who is Jesus? Mark begins his Gospel saying, “The beginning of the Gospel about Jesus Christ, the Son of God” (Mk 1:1). At the moment of His death, the soldier declared, “Truly this man was the Son of God!” (Mk 15:39). At the beginning and at the end of the Gospel, Jesus is called the Son of God. Between the beginning and the end, there are many other names of Jesus which appear. The following is the list: Messiah or Christ (Mk 1:1; 8:29; 14:61; 15:32); Lord (Mk 1:3; 5:19; 11:3); Beloved Son (Mk 1:11; 9:7); the Holy One of God (Mk 1:24); Nazarene (Mk 1:24; 10:47; 14:67; 16:6); Son of Man (Mk 2:10,28; 8:31,38; 9:9,12,31; 10:33,45; 13:26; 14:21,41,62); bridegroom (Mk2: 19); Son of God (Mk 3:11); Son of the Highest God (Mk 5:7); carpenter (Mk 6:3); Son of Mary (Mk 6:3); Prophet (Mk 6:4,15; 8:28); Teacher (frequent); Son of David (Mk 10:47-48; 12:35-37); Blessed (Mk 11:9); Son (Mk 13:32); Shepherd (Mk 14:27); Son of the Blessed One (Mk 14:61); King of the Jews (Mk 15:2,9,18,26); King of Israel (Mk 15:32),
Each name, title, or attribute is an attempt to express what Jesus signifies for people. But a name, no matter how beautiful it is, never reveals the mystery of a person, much less the person of Jesus. Some of these names given to Jesus, including the more important ones and the more traditional, are questioned by Mark the Evangelist as being satisfactory. Thus, as we advance in the reading of the Gospel, Mark obliges us to revise our ideas and to ask ourselves, once again, “In last instance, who is Jesus for me and for us?” The more we advance in the reading of the Gospel of Mark, the more these titles and criteria fall. Jesus does not fit into any one of these names, or schema, or titles. He is the greatest! Little by little, the reader gives up and ceases to want to frame Jesus in a known concept or in an idea made up beforehand, and accepts Him as He is presented.
4) Personal questions
• Have the waters of the sea of life threatened you sometimes? Who saved you?
• What was the agitated sea (of the community) at the time of Jesus? What was the agitated sea (for the community) at the time when Mark wrote his Gospel? What is the agitated sea for us today?
5) Concluding prayer
God, create in me a clean heart,
renew within me a resolute spirit,
do not thrust me away from Your presence,
do not take away from me Your spirit of holiness. (Ps 51:10-11)


01-02-2020 : THỨ BẢY - TUẦN III THƯỜNG NIÊN


01/02/2020
 Thứ Bảy đầu tháng, tuần 3 thường niên


BÀI ĐỌC I: 2 Sm 12, 1-7a, 10-17
“Tôi đã phạm tội đến Chúa”.
Trích sách Samuel quyển thứ hai.
Trong những ngày ấy, Chúa sai Nathan đến cùng Đavít. Ông đến và nói với Đavít rằng: “Trong thành kia có hai người, một người giàu và một người nghèo. Người giàu có rất nhiều chiên bò, còn người nghèo thì không có gì, ngoài một con chiên con mà ông đã mua và nuôi dưỡng, nó lớn lên trong nhà ông cùng với con cái ông, cùng ăn một bánh, cùng uống một chén và cùng ngủ một giường với ông; ông kể nó như con gái mình. Có một người khách đến thăm người giàu ấy, ông ta không muốn bắt chiên bò của mình để dọn tiệc đãi khách, nhưng lại bắt con chiên của người nghèo mà dọn tiệc đãi khách”. Đavít tức giận người đó lắm, và nói cùng Nathan rằng: “Nhân danh Thiên Chúa hằng sống! Người làm như thế là đáng chết. Nó phải bồi thường gấp bốn lần vì đã hành động bất nhân như thế!”
Nathan liền nói với Đavít: “Ngài chính là người đó. Chúa là Thiên Chúa Israel phán rằng: Lưỡi gươm sẽ không bao giờ rời khỏi dòng dõi ngươi cho đến muôn đời, vì ngươi đã khinh dể Ta, đã cướp vợ của Uria người Hêthê làm vợ mình. Vì thế Chúa phán rằng: Từ gia đình ngươi, Ta sẽ gây nên tai hoạ đổ trên đầu ngươi. Ngay trước mặt ngươi, Ta sẽ đem thê thiếp của ngươi trao cho người khác, nó sẽ ăn ở với chúng ngay dưới ánh sáng mặt trời. Ngươi đã hành động thầm lén, còn Ta, Ta sẽ làm việc đó trước mặt toàn dân Israel và giữa thanh thiên bạch nhật”.
Đavít nói cùng Nathan rằng: “Tôi đã phạm tội đến Chúa”. Và Nathan nói cùng Đavít rằng: “Chúa cũng đã tha tội cho ngài rồi, ngài sẽ không phải chết. Nhưng vì việc này, ngài làm dịp cho quân thù của Chúa nói phạm thượng, nên đứa con của ngài sẽ chết”. Rồi Nathan ra về.
Và Chúa giáng hoạ trên đứa con của Đavít do vợ của Uria sinh ra, nên nó lâm trọng bệnh. Đavít khẩn cầu Chúa cho đứa trẻ, ông ăn chay và lui về phòng nằm dưới đất. Các kỳ lão đến nhà vua và nài xin vua chỗi dậy, nhưng vua không chịu và không dùng bữa với họ. Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 50, 12-13. 14-15. 16-17.
Đáp: Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch (c. 12a).
Xướng:
1) Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần cương nghị trong người con. Xin đừng loại con khỏi thiên nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh Thần Chúa ra khỏi con. – Đáp.
2) Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ, với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ nâng con. Con sẽ dạy kẻ bất nhân đường nẻo Chúa, và người tội lỗi sẽ trở về với Ngài. – Đáp.
3) Xin cứu gỡ con khỏi đền nợ máu, ôi lạy Chúa là Chúa cứu độ con, lưỡi con sẽ ca ngợi đức công minh Chúa. Lạy Chúa, xin mở môi con, miệng con sẽ loan truyền lời ca khen. – Đáp.

ALLELUIA: Tv 118, 27
Alleluia, alleluia! – Xin Chúa cho con hiểu đường lối những huấn lệnh của Chúa, và con suy gẫm các điều lạ lùng của Chúa. – Alleluia. 

PHÚC ÂM: Mc 4, 35-40 (Hl 35-41)
“Người là ai mà cả gió lẫn biển cũng đều vâng lệnh Người?”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Ngày ấy, khi chiều đến, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Chúng ta hãy sang bên kia biển hồ”. Các ông giải tán đám đông; vì Người đang ở dưới thuyền, nên các ông chở Người đi. Cũng có nhiều thuyền khác theo Người. Chợt có một cơn bão lớn và những lớp sóng ùa vào thuyền đến nỗi sắp đầy nước. Và Người thì ở đàng lái dựa gối mà ngủ. Các ông đánh thức Người và nói: “Thưa Thầy, chúng con chết mất mà Thầy không quan tâm đến sao?” Chỗi dậy, Người đe gió và phán với biển rằng: “Hãy im đi, hãy lặng đi”. Tức thì gió ngừng biển lặng như tờ. Rồi Người nói với các ông: “Sao các con sợ hãi thế? Các con không có đức tin ư?” Bấy giờ các ông kinh hãi và nói với nhau rằng: “Người là ai mà cả gió lẫn biển cũng đều vâng lệnh Người?”. Đó là lời Chúa.


Suy Niệm : Sóng gió cuộc đời
Sự kiện Chúa Giêsu và các môn đệ sang bên kia biển hồ, như được trình thuật trong Tin Mừng hôm nay, không phải chỉ có ý nghĩa địa lý: di chuyển từ nơi này sang nơi nọ, cũng như sóng gió nổi lên không chỉ mang ý nghĩa về khí tượng thuần tuý; nhưng các biến cố đó còn mang ý nghĩa thần học nữa. Chúa Giêsu và các môn đệ rời bỏ miền đất Israel để đi sang phía dân ngoại, điều đó mang ý nghĩa truyền giáo; sóng gió nổi lên tượng trưng cho sức mạnh của sự dữ, của ma quỷ nổi lên chống lại Chúa và các môn đệ.
Tuy nhiên, như trình thuật Tin Mừng cho thấy, lúc đó Chúa Giêsu đang ở đàng lái, gối đầu mà ngủ. Giấc ngủ ấy khiến ta liên tưởng đến cái chết của Chúa Giêsu trên Thập giá. Trong cái chết đó, Chúa Giêsu dường như đã thất bại, trong khi đó các quyền lực sự dữ tưởng chừng như đã thành công, vì đã thủ tiêu được người mà họ coi như kẻ thù, như kẻ quấy rầy nền đạo đức tôn giáo của họ. Thế nhưng, Chúa Giêsu đã thức dậy, nghĩa là Ngài đã phục sinh, và sự Phục Sinh của Ngài loan báo cuộc chiến thắng vĩ đại của Ngài trên mọi quyền lực của ma quỷ và sự dữ cũng như của bất cứ thế lực nào chống đối Giáo Hội.
Ðời sống của Giáo Hội cũng như của mỗi Kitô hữu được ví như một cuộc ra khơi. Thiên Chúa vẫn luôn hiện diện, ngay cả khi chúng ta tưởng như Ngài vắng mặt trong những thử thách, phong ba của cuộc đời. Ðiều quan trọng là chúng ta biết chạy đến cầu nguyện với Chúa để Ngài làm yên cơn sóng gió và dẫn đưa con thuyền cuộc đời chúng ta về tới bến bờ bình an.
Ước gì chúng ta luôn có được xác tín của thánh Phaolô Tông đồ: Thiên Chúa không để chúng ta bị thử thách quá sức chịu đựng, Ngài sẽ ra tay cứu giúp mỗi khi chúng ta kêu cầu đến Ngài.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)


Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần 3 TN
Bài đọc: 2 Sam 12:1-7a, 10-17; Mk 4:35-41.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Chúng ta phải tin những gì Thiên Chúa nói.
Tại sao chúng ta tin một điều là thật? Thông thường có 3 lý do: (1) vì đã thấy; (2) vì cảm thấy hậu quả dù không thấy; và (3), vì thế giá của người nói.
Các Bài Đọc hôm nay đều nhằm mục đích thuyết phục con người tin vào những gì Thiên Chúa nói. Trong Bài Đọc I, năm chẵn, tiên-tri Nathan, một cách rất khéo léo, làm cho vua David nhận ra tội lỗi của ông; và Thiên Chúa bắt ông phải gánh lấy những hình phạt. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu trách các tông-đồ yếu lòng tin khi các ông đã có chính Ngài, Người có quyền trên sóng gió, cùng đồng hành.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
2/ Bài đọc I (năm chẵn): Vua David thú nhận: "Tôi đắc tội với Đức Chúa."
2.1/ Cách sửa lỗi khéo léo của Nathan: Sửa lỗi người khác là chuyện rất khó làm; sửa lỗi nhà vua còn khó khăn hơn gấp bội. Nếu không khéo, người sửa lỗi sẽ gánh những hậu quả tai hại cho mình. Đức Chúa sai ông Nathan đến với vua David. Nathan dựng nên một câu truyện thoạt nghe không liên quan gì đến tội lỗi của nhà vua: "Có hai người ở trong cùng một thành, một người giàu, một người nghèo. Người giàu thì có chiên dê và bò, nhiều lắm. Còn người nghèo chẳng có gì cả, ngoài con chiên cái nhỏ độc nhất ông đã mua. Ông nuôi nó, nó lớn lên ở bên ông, cùng với con cái ông, nó ăn chung bánh với ông, uống chung chén với ông, ngủ trong lòng ông: ông coi nó như một đứa con gái. Có khách đến thăm người giàu, ông này tiếc của, không bắt chiên dê hay bò của mình mà làm thịt đãi người lữ khách đến thăm ông. Ông bắt con chiên cái của người nghèo mà làm thịt đãi người đến thăm ông."
Nghe đến đó, vua David bừng bừng nổi giận với người ấy và nói với ông Nathan: "Có Đức Chúa hằng sống! Kẻ nào làm điều ấy, thật đáng chết! Nó phải đền gấp bốn con chiên cái, bởi vì nó đã làm chuyện ấy và đã không có lòng thương xót." Lúc đó, ông Nathan mới nói và chỉ vào vua David: "Kẻ đó chính là ngài!"
2.2/ Hình phạt Đức Chúa sẽ đổ xuống trên David: Như sấm sét giáng trên đầu, vua David bấy giờ mới buồn bã ngồi xuống và nói với ông Nathan: "Tôi đắc tội với Đức Chúa." Ông Nathan nói với vua David: "Về phía Đức Chúa, Người đã bỏ qua tội của ngài; ngài sẽ không phải chết; nhưng nhà vua phải lãnh nhận mọi hình phạt cách tương xứng.
- Chết chóc sẽ xảy ra trong gia đình: "Gươm sẽ không bao giờ ngừng chém người nhà của ngươi, bởi vì ngươi đã khinh dể Ta và cướp vợ của Uriah, người Hittite, làm vợ ngươi."
- Hãm hiếp sẽ xảy đến cho các người vợ của David: "Ta sắp dùng chính nhà của ngươi mà gây hoạ cho ngươi. Ta sẽ bắt các vợ của ngươi trước mắt ngươi mà cho một người khác, và nó sẽ nằm với các vợ của ngươi giữa thanh thiên bạch nhật. Thật vậy, ngươi đã hành động lén lút, nhưng Ta, Ta sẽ làm điều ấy trước mặt toàn thể Israel và giữa thanh thiên bạch nhật."
- Đứa con của David đang cưu mang sẽ phải chết: "vì trong việc này ngài đã cả gan khinh thị Đức Chúa, nên đứa trẻ ngài sinh được, chắc chắn sẽ phải chết." Vua David cầu khẩn Thiên Chúa cho đứa trẻ, vua ăn chay nhiệm nhặt, và khi về nhà ngủ đêm thì nằm dưới đất.
Tất cả những gì Thiên Chúa phán đều tuần tự xảy ra cho nhà David. Vua David biết tội của mình nên không bao giờ dám mở miệng kêu trách Thiên Chúa.
3/ Phúc Âm: "Sao nhát thế? Tại sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?"
Trình thuật của Marcô kể: “Hôm ấy, khi chiều đến, Đức Giêsu nói với các môn đệ: "Chúng ta sang bờ bên kia đi!" Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền; có những thuyền khác cùng theo Người. Và một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước.” Đứng trước sóng gió, chúng ta thấy có hai thái độ khác nhau:
3.1/ Thái độ nhát sợ của các tông-đồ: Phản ứng của con người là sợ chết; vì thế các môn đệ đánh thức Người dậy và nói: "Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?" Chúng ta không biết Chúa Giêsu đã làm bao nhiêu phép lạ trước mặt các ông, nhưng một điều chắc chắn là chưa đủ để các ông đặt trọn vẹn tin tưởng nơi Ngài. Sau này, trong chương 6, sau khi đã làm phép lạ nuôi 5000 người, Chúa Giêsu lại đi trên mặt nước đến với các ông khi bị sóng gió, các ông vẫn sợ và tưởng Người là ma. Khi Chúa Giêsu đã truyền cho gió biển phải im lặng, các ông vẫn hoảng sợ và nói với nhau: "Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?"
3.2/ Thái độ của Chúa Giêsu: hoàn toàn đối nghịch hẳn với thái độ của các môn đệ. Trong khi các môn đệ đang vất vả chống chọi với sóng gió, Đức Giêsu đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ không hiểu nổi làm sao một người có thể ngủ khi sóng biển gào thét như thế! Khi các ông nói lớn đánh thức, Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: "Im đi! Câm đi!" Gió liền tắt, và biển lặng như tờ.” Rồi Người bảo các ông: "Sao nhát thế? Tại sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?"
Qua trình thuật hôm nay, các môn đệ và chúng ta phải học được bài học trong cuộc đời: một khi đã có đức tin, không một sóng gió nào trong cuộc đời có thể làm lay chuyển đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa. Khi phải đương đầu với chúng, đó là lúc chúng ta sống niềm tin đó.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy. Đức tin phải biểu tỏ bằng hành động qua việc chúng ta làm những gì Chúa dạy.
- Đức tin phải được tinh luyện trong thử thách và đau khổ. Người có đức tin sẽ không hoảng hốt và đau khổ khi phải đương đầu với thử thách.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP

01/02/2020 – THỨ BẢY ĐẦU THÁNG TUẦN 3 TN
Mc 4,35-41


BẠN ĐÃ ĐÁNH THỨC CHÚA CHƯA?
Và một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước. Trong khi đó, Đức Giê-su đang ở đàng lái, dựa đầu vào gối mà ngủ… (Mc 4,37-38)
Suy niệm: Cơn bão đêm ấy trên Biển Hồ thật ác liệt. Các ngư dân lão luyện như các tông đồ cũng phải kinh hoảng. Các ông mải chống chọi với những cơn sóng dữ không để ý thái độ kỳ lạ của thầy Giê-su vẫn say sưa giấc điệp ở đàng lái thuyền. Lúc tình hình đã trở nên tồi tệ không thể cứu vãn nữa, các ông mới đánh thức Chúa để cầu cứu… may ra…! Sự can thiệp của Chúa thật đơn giản. Ngài quát một tiếng, sóng gió tan biến, biển liền im lặng như tờ. Có thế, các môn đệ mới xác tín về chân tính của Thầy: Ngài là Đấng mà “gió và biển cũng phải tuân lệnh”.
Mời Bạn: Không ít bạn trẻ ngày nay cảm thấy những điều mà từ nhỏ các bạn vẫn tin một cách chắc chắn đương nhiên thì nay bị lung lay tận gốc rễ. Những phát hiện mới của khoa học kỹ thuật, những trào lưu tư tưởng khiến các bạn cảm thấy niềm tin vào Thiên Chúa trở thành đáng hoài nghi; nếp sống hưởng thụ, phóng túng của thời đại khiến các bạn cảm thấy việc sống theo Mười Điều Răn của Chúa làm mình không thể phát huy hết mọi phẩm chất tự do cao quý của con người. Con tàu đức tin của mình không còn êm ả lướt sóng nữa mà chao đảo trước bao cơn sóng gió vỗ đập. Thế mà sao Chúa vẫn im lặng? Bạn nhớ rằng dù Chúa có ngủ thì Ngài cũng đang đồng thuyền đồng hội với bạn. Bạn hãy nói gì với Chúa đi! Bạn hãy đánh thức Chúa dậy đi bằng tâm tình chân thành nhất của bạn!
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày dành ít là 5 phút để tâm sự với Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Thầy Giê-su, xin ban thêm đức tin cho con.
(5 Phút Lời Chúa)


Suy Niệm : Tại sao anh em sợ?

Suy niệm:
Chẳng hiểu tại sao lúc chiều xuống,
Đức Giêsu lại bảo các môn đệ đưa mình qua bờ phía đông của Biển hồ,
trên con thuyền mà Ngài ngồi giảng các dụ ngôn (Mc 4,1).
Do địa thế đặc biệt, hồ Galilê hay có những trận cuồng phong ập đến bất chợt,
tạo ra những cơn bão lớn trên sóng nước.
Tối hôm ấy, thầy trò đã gặp một cơn bão như vậy.
Thầy Giêsu phó thác mọi sự cho các môn đệ vốn là ngư phủ lành nghề.
Thầy mệt nên ngủ say ở đuôi thuyền, ngủ trên một cái gối.
Trong khi đó các môn đệ phải vật lộn với sóng gió, nước tràn đầy thuyền.
Họ có vẻ mất bình tĩnh khi thấy cơn giông bão không đánh thức Thầy được.
Chính họ đánh thức Thầy bằng một lời trách móc :
“Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi mà Thầy chẳng lo gì sao?” (c.38).
Thầy Giêsu đã thức dậy, và đã làm cho biển lặng, gió yên.
Đời con người ai tránh được sóng gió bất chợt.
Nếu biết trước sẽ gặp sóng gió, ai dám vượt biến ban đêm.
Sóng gió xảy ra trong đời riêng của mỗi người, trong gia đình,
trong đất nước, trong Giáo Hội, trên thế giới.
Sóng gió làm ta thấy mình con thuyền đời mình chòng chành, mong manh,
và khiến ta sợ hãi, hoảng loạn.
Giữa cơn sóng gió có khi người tín hữu lại thấy Chúa lạnh lùng, vô cảm.
Như các môn đệ, chúng ta không hiểu tại sao Chúa có thể ngủ được
khi đời ta bị đe dọa bởi cuồng phong,
tại sao Chúa vắng mặt, thinh lặng và khoanh tay
vào lúc chúng ta cần đến Ngài hơn cả.
“Tại sao anh em sợ ? Anh em không có lòng tin sao?” (c.40).
Anh em không tin là Thầy đang ở trong cùng một con thuyền với anh em sao?
Lẽ ra chúng ta phải cảm thấy yên tâm
khi nhìn Chúa ngủ giấc ngủ tín thác của trẻ thơ ngay giữa cơn giông bão.
Nhìn Chúa ngủ bình an, chúng ta hiểu rằng chẳng có gì đáng sợ.
Vâng lời Chúa để qua bờ bên kia, và có Chúa trong con thuyền đời mình,
điều đó không làm chúng ta tránh được giông bão,
có khi lại gặp bão tố nhiều hơn.
Nhưng điều chắc chắn là chúng ta sẽ qua được bờ bên kia
với lòng tin được tôi luyện của người tín hữu dày dạn.
Chúng ta dám tin Chúa có quyền trên sóng gió của đời ta không?

Cầu nguyện :
Lạy Cha từ ái,
đây là niềm tin của con.
Con tin Cha là Tình yêu,
và mọi sự Cha làm đều vì yêu chúng con.
Cả những khi Cha mạnh tay cắt tỉa,
cả những khi Cha thinh lặng hay vắng mặt,
cả những khi Cha như chịu thua sức mạnh của ác nhân,
con vẫn tin Cha là Cha toàn năng nhân ái.
Con tin Cha không chịu thua con về lòng quảng đại,
chẳng để con thiệt thòi khi dám sống cho Cha.
Con tin rằng nơi lòng những người cứng cỏi nhất
cũng có một đốm lửa của sự thiện,
được vùi sâu dưới những lớp tro.
Chỉ một ngọn gió của tình yêu chân thành
cũng đủ làm đốm lửa ấy bừng lên rạng rỡ.
Con tin rằng chẳng có giọt nước mắt nào vô ích,
thế giới vẫn tồn tại nhờ hy sinh thầm lặng của bao người.
Con tin rằng chiến thắng cuối cùng thuộc về Ánh sáng.
Sự Sống và Tình yêu sẽ chiếm ngự địa cầu.
Con tin rằng dòng lịch sử của loài người và vũ trụ
đang chuyển mình tiến về với Cha,
qua trung gian tuyệt vời của Chúa Giêsu
và sức tác động mãnh liệt của Thánh Thần.
Con tin rằng dần dần mỗi người sẽ gặp nhau,
vượt qua mọi tranh chấp, bất đồng,
mọi dị biệt, thành kiến,
để cùng nắm tay nhau đi qua sa mạc cuộc đời
mà về nhà Cha là nơi hạnh phúc viên mãn.
Lạy Cha, đó là niềm tin của con.
Xin Cha cho con dám sống niềm tin ấy. Amen.
Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
1 THÁNG HAI
Sức Mạnh Giấu Ẩn Trong Sự Bất Lực
Thiên Chúa hiện diện ở giữa mọi nền văn hóa của con người, bởi vì Ngài hiện diện nơi chính con người – là tạo vật mà Ngài đã dựng nên theo hình ảnh Ngài. Thiên Chúa không ngừng hiện diện nơi những ai – bằng kinh nghiệm và bằng cảm hứng của mình – đóng góp vào việc hình thành những giá trị, những tập tục và những cơ chế làm nên di sản văn hóa của toàn thế giới này.
Nhưng vị Vua Vinh Hiển còn muốn đi vào trong những nền văn hóa này bằng một cách thế trọn vẹn hơn nữa. Ngài muốn đi vào trong cung lòng của bất cứ ai sẵn sàng mở rộng để đón nhận Ngài: “Hỡi cửa đền, hãy cất cao lên! Cao lên nữa, hỡi cửa đền cổ kính, để Đức Vua vinh hiển ngự vào!” Trong biến cố dâng Đức Giêsu vào đền thờ, Thiên Chúa đã vào đền thánh của Ngài trong tư cách là “Vua Vinh Hiển”.
Nhưng – “Đức Vua vinh hiển đó là ai?” (Tv 24, 7 – 8). Lễ Dâng Chúa Giê-su Vào Đền Thờ trao cho chúng ta câu trả lời. Chúng ta nhìn ngắm Maria và Giu-se ẵm một hài nhi vào đền thờ Giê-ru-sa-lem. Hôm ấy là bốn mươi ngày sau biến cố hài nhi chào đời.
Và hai người đã trình diện hài nhi cho các tư tế trong đền thờ để chu toàn lề luật. Nhưng, với thái độ tuân phục ấy, hai người đang chu toàn một cái gì đó còn hơn cả lề luật. Mọi sấm ngôn thuở xưa giờ đây đang được hiện thực trọn vẹn, vì Maria và Giu-se đang mang vào đền thờ “ánh sáng của mọi dân tộc.”
Thiên Chúa đi vào đền thánh không phải trong tư cách của một đấng quyền lực mạnh mẽ, nhưng là trong dáng dấp của một em bé trên đôi cánh tay mẹ mình. Vua Vinh Hiển không đến trong uy phong lẫm liệt của nhân loại, không rình rang đình đám ồn ào. Ngài không gây giật gân, khiếp hãi. Ngài vào đền thờ vẫn với cung cách như khi Ngài vào thế giới: là một bé thơ. Ngài vào đền thờ trong lặng lẽ, nghèo hèn, và hiện diện với Ngài là những kẻ nghèo hèn và những người khôn ngoan.
– suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 01/2
2 Sm 12,1-7a.10-17; Mc 4,35-41

Lời Suy Niệm: “Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin.”
          Trong cuộc đời của mỗi con người luôn có những trận cuồng phong nổi lên, những lần như thế đều gây ra nỗi sợ hãi cho bản thân, nhiều khi chúng ta chỉ biết loay hoay một mình, mà quên đi Đấng Phục Sinh đang ở với chúng ta. Thời gian của chúng ta luôn đang ở trong tay Thiên Chúa.
          Lạy Chúa Giêsu. Xin cho tất cả chúng con có lòng tin trong lời cầu nguyện của mình.
Mạnh Phương


 02 Tháng Hai 
Người Mẹ Bồng Con
Một buổi trưa hè nóng bức. Những người hành khách trên chuyến xe đò lặng lẽ nhìn con đường độc điệu. Cái nắng chói chang và cuộc sống buồn tẻ như giam hãm mọi người trong một thứ thinh lặng nặng nề. 
Nhưng ở một trạm dừng nào đó, mọi người bỗng ra khỏi sự thinh lặng của mình để đưa mắt nhìn về một người thiếu phụ trẻ vừa mới bước lên xe. Chuyến xe từ từ chuyển bánh trở lại. Người thiếu phụ bắt đầu cười và đùa giỡn với đứa con thơ dại chị đang bế trên tay. Cử chỉ của người thiếu phụ, tiếng cười hồn nhiên của đứa bé đã thu hút sự chú ý của mọi hành khách. Trong phút chốc một ngọn gió mát của hiếu kỳ của liên đới, của tham dự và của chính sức sống đã đem lại một bầu khí tươi mát cho mọi người. Mọi người như bừng tỉnh từ nỗi thinh lặng của oi bức, của ngái ngủ. Nơi đây, người ta nghe có tiếng người bắt đầu nói chuyện. Nơi kia có tiếng người cười. Sự đối thoại như một dòng điện chạy xuyên qua mọi người. Giờ thì chuyến đi không còn là một cuộc độc hành buồn tẻ nữa. 
Trên chiếc xe già cỗi và buông tẻ của thế giới, một người đàn bà đã bước lên: Tình Yêu và Sự Sống đã bừng dậy. Người đàn bà đó chính là mẹ Maria. Thế giới bắt đầu đi vào một gia đoạn lịch sử mới kể từ giây phút ấy. Mẹ đã bước lên chiếc xe cằn cỗi của thế giới cùng với Chúa Giêsu để biến nó trở thành một cuộc hành trình vui tươi và đầy ý nghĩa. 
Thiên Chúa đã không ngừng tạo dựng Mẹ Maria như biểu tượng cao vời nhất của người đàn bà, của người vợ, của người mẹ, Ngài còn muốn cho chúng ta nhìn thấy nơi Mẹ con đường lý tưởng, mẫu gương lý tưởng mà môic người phải noi theo để đạt đến cứu cánh vĩnh cửu. 
Mẹ đã sinh ra như mọi người, Mẹ đã lớn lên như mọi người, Mẹ đã sống cuộc sống con người như mọi người, nghĩa là Mẹ cũng đã trải qua những tháng năm của buồn vui, của thử thách, của mất mát, cuộc hành trình đó là bởi vì lúc nào Mẹ cũng sống kết hiệp với Chúa và tin tưởng ở quyền năng Yêu thương của Ngài. Mang Chúa Giêsu đến cho trần thế, Mẹ đã biến cuộc hành trình buồn tẻ của thế giới thành một Ðại Lễ của gặp gỡ, của chia sẻ, của hân hoan và tin tưởng. Từ nay, tuyến đường mà nhân loại đang đi kết thúc bằng một điểm đến rõ rệt là chính Thiên Chúa.
(Lẽ Sống)