Trang

Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

THURSDAY OF THE FOURTH WEEK IN ORDINARY TIME

Thursday of the Fourth Week in Ordinary Time
Lectionary: 326

When the time of David's death drew near,
he gave these instructions to his son Solomon:
"I am going the way of all flesh.
Take courage and be a man.
Keep the mandate of the LORD, your God, following his ways
and observing his statutes, commands, ordinances, and decrees
as they are written in the law of Moses,
that you may succeed in whatever you do,
wherever you turn, and the LORD may fulfill
the promise he made on my behalf when he said,
'If your sons so conduct themselves
that they remain faithful to me with their whole heart
and with their whole soul,
you shall always have someone of your line
on the throne of Israel.'"

David rested with his ancestors and was buried in the City of David.
The length of David's reign over Israel was forty years:
he reigned seven years in Hebron
and thirty-three years in Jerusalem.

Solomon was seated on the throne of his father David,
with his sovereignty firmly established. 
R. (12b) Lord, you are exalted over all.
"Blessed may you be, O LORD,
God of Israel our father,
from eternity to eternity."
R. Lord, you are exalted over all.
"Yours, O LORD, are grandeur and power,
majesty, splendor, and glory."
R. Lord, you are exalted over all.
"LORD, you are exalted over all.
Yours, O LORD, is the sovereignty;
you are exalted as head over all.
Riches and honor are from you."
R. Lord, you are exalted over all.
"In your hand are power and might;
it is yours to give grandeur and strength to all."
R. Lord, you are exalted over all.

Alleluia MK 1:15
R. Alleluia, alleluia.
The Kingdom of God is at hand;
repent and believe in the Gospel.
R. Alleluia, alleluia.
GospelMK 6:7-13
Jesus summoned the Twelve and began to send them out two by two
and gave them authority over unclean spirits.
He instructed them to take nothing for the journey but a walking stick
–no food, no sack, no money in their belts.
They were, however, to wear sandals but not a second tunic.
He said to them,
"Wherever you enter a house, stay there until you leave from there.
Whatever place does not welcome you or listen to you,
leave there and shake the dust off your feet
in testimony against them."
So they went off and preached repentance.
The Twelve drove out many demons,
and they anointed with oil many who were sick and cured them.



Meditation: Jesus gave them authority over sickness and unclean spirits
What kind of authority and power does the Lord want you to exercise on his behalf? Jesus gave his apostles both the power and the authority to speak and to act in his name. He commanded them to do the works which he did - to heal the sick. to cast out evil spirits, and to speak the word of God - the good news of the gospel which they received from Jesus. When Jesus spoke of power and authority he did something unheard of. He wedded power and authority with self-sacrificing love and humility. The "world" and the "flesh" seek power for selfish gain. Jesus teaches us to use it for the good of our neighbor.
The Lord Jesus wants to work in and through each of us for his glory
Why does Jesus tell the apostles to "travel light" with little or no provision? "Poverty of spirit" frees us from greed and preoccupation with our possessions and makes ample room for God's provision. The Lord wants his disciples to be dependent on him and not on themselves. He wills to work in and through each of us for his glory. Are you ready to use the spiritual authority and power which God wishes you to exercise on his behalf? The Lord entrusts us with his gifts and talents. Are you eager to place yourself at his service, to do whatever he bids you, and to witness his truth and saving power to whomever he sends you?
"Lord Jesus, make me a channel of your healing power and merciful love that others may find abundant life and freedom in you. Free me from all other attachments that I may joyfully pursue the treasure of your heavenly kingdom. May I witness the joy of the Gospel both in word and deed."
Daily Quote from the early church fathersJesus gives them power to heal and cast out evil spirits, by Cyril of Alexandria (376-444 AD)
    "The grace bestowed upon the holy apostles is worthy of all admiration. But the bountifulness of the Giver surpasses all praise and admiration. He gives them, as I said, his own glory. They receive authority over the evil spirits. They reduce to nothing the pride of the devil that was so highly exalted and arrogant. They render ineffectual the demon’s wickedness. By the might and efficacy of the Holy Spirit, burning them as if they were on fire, they make the devil come forth with groans and weeping from those whom he had possessed...
    "He glorified his disciples, therefore, by giving them authority and power over the evil spirits and over sicknesses. Did he honor them without reason and make them famous without any logical cause? How can this be true? It was necessary, most necessary, that they should be able to work miracles, having been publicly appointed ministers of sacred proclamations. By means of their works, they then could convince men that they were the ministers of God and mediators of all beneath the heaven. The apostles then could invite them all to reconciliation and justification by faith and point out the way of salvation and of life that is this justification." 
(excerpt from COMMENTARY ON LUKE, HOMILY 47)



FEBRUARY, BLACK HISTORY MONTH

Carter G. Woodson, (1875-1950) noted Black scholar and historian and son of former slaves, founded the Association for the Study of Negro Life and History in 1915, which was later renamed the Association for the Study of African American Life and History (ASALH). He initiated Black History Week, February 12, 1926. For many years the 2nd week of February (chosen so as to coincide with the birthdays of Frederick Douglass and Abraham Lincoln) was celebrated by Black people in the United States. In 1976, as part of the nation's Bicentennial, it was expanded and became established as Black History Month, and is now celebrated all over North America.

THURSDAY, FEBRUARY 1, MARK 6:7-13
Weekday

(1 Kings 2:1-4,10-12; Psalm:1 Chronicles 29)

KEY VERSE: "Whatever place does not welcome you or listen to you, leave there and shake the dust off your feet in testimony against them" (v 11).
TO KNOW: Jesus sent his disciples out in pairs to preach repentance and heal by the power and authority of his name. These men had followed Jesus, and now they were sent out ahead of him. Jesus instructed them not to take along excess baggage. They were to trust in God's providence and the hospitality of others. If their message was not received, they were to leave that place, emptying the dust from their shoes as a testimony against those unbelievers (a Jewish custom when returning from a pagan land). Empowered by Jesus, the new missionaries set out to announce God's reign. As Jesus' reputation spread, King Herod wondered who this mighty one was that performed such works.
TO LOVE: Lord Jesus, give me the grace to hear and act on your words.
TO SERVE: Does my life-style bear witness to the Gospel? 


Thursday 1 February 2018

St Henry Morse.
1 Kings 2:1-4, 10-12. 1 Chronicles 29:10-12. Mark 6:7-13.
Lord, you are exalted over all – 1 Chronicles 29:10-12.
He sent them out two by two.
Jesus prepared the disciples for their mission. He empowered them to preach, heal and exorcise. All teaching is a work of empowerment whereby the pupil acquires the skills of the instructor.
The difference between working for God’s kingdom and merely blindly pursuing a career becomes apparent in the motivation. Being career-driven is self-promoting; working for the kingdom is neighbour-oriented, something whereby one heals, helps, teaches. While careers aim at acquiring, kingdom work is first and last a service.
It was to stress this difference that the disciples were told to take nothing for the journey; their needs would be taken care of by God in whose service they toiled – and they would learn to trust his generosity.


Saint Ansgar
Saint of the Day for February 1
(801 – February 3, 865)

Saint Ansgar’s Story
The “apostle of the north” (Scandinavia) had enough frustrations to become a saint—and he did. He became a Benedictine at Corbie, France, where he had been educated. Three years later, when the king of Denmark became a convert, Ansgar went to that country for three years of missionary work, without noticeable success. Sweden asked for Christian missionaries, and he went there, suffering capture by pirates and other hardships on the way. Fewer than two years later, he was recalled, to become abbot of New Corbie (Corvey) and bishop of Hamburg. The pope made him legate for the Scandinavian missions. Funds for the northern apostolate stopped with Emperor Louis’s death. After 13 years’ work in Hamburg, Ansgar saw it burned to the ground by invading Northmen; Sweden and Denmark returned to paganism.
He directed new apostolic activities in the North, traveling to Denmark and being instrumental in the conversion of another king. By the strange device of casting lots, the king of Sweden allowed the Christian missionaries to return.
Ansgar’s biographers remark that he was an extraordinary preacher, a humble and ascetical priest. He was devoted to the poor and the sick, imitating the Lord in washing their feet and waiting on them at table. He died peacefully at Bremen, Germany, without achieving his wish to be a martyr.
Sweden became pagan again after his death, and remained so until the coming of missionaries two centuries later.

Reflection
History records what people do, rather than what they are. Yet the courage and perseverance of men and women like Ansgar can only come from a solid base of union with the original courageous and persevering Missionary. Ansgar’s life is another reminder that God writes straight with crooked lines. Christ takes care of the effects of the apostolate in his own way; he is first concerned about the purity of the apostles themselves.

Saint Ansgar is the Patron Saint of:
Denmark



LECTIO DIVINA: MARK 6,7-13
Lectio Divina: 
 Thursday, February 1, 2018

1) Opening prayer
Lord our God,
help us to love you with all our hearts
and to love all men as you love them.
We ask this through our Lord Jesus Christ, your Son,
who lives and reigns with you and the Holy Spirit,
one God, for ever and ever. Amen.

2) Gospel reading - Mark 6,7-13
Jesus summoned the Twelve and began to send them out in pairs, giving them authority over unclean spirits. And he instructed them to take nothing for the journey except a staff -- no bread, no haversack, no coppers for their purses. They were to wear sandals but, he added, 'Don't take a spare tunic.' And he said to them, 'If you enter a house anywhere, stay there until you leave the district. And if any place does not welcome you and people refuse to listen to you, as you walk away shake off the dust under your feet as evidence to them.' So they set off to proclaim repentance; and they cast out many devils, and anointed many sick people with oil and cured them.

3) Reflection
• Today’s Gospel continues what we have already seen in the Gospel yesterday. The passage through Nazareth was painful for Jesus. He was rejected by his own people (Mk 6, 1-5). The community which before had been his community, now, it is no longer such. Something has changed. Beginning at that moment, as today’s Gospel says, Jesus began to go round the villages of Galilee to announce the Good News (Mk 6, 6) and to send the Twelve on mission. In the years 70’s, the time when Mark wrote his Gospel, the Christian communities lived in a difficult situation, without any horizon. Humanly speaking, here was no future for them. In the year 64, Nero began to persecute the Christians. In the year 65, the revolt or uprising of the Jews in Palestine against Rome broke out. In the year 70, Jerusalem was completely destroyed by the Romans. This is why the description of the sending out of the disciples, after the conflict in Nazareth, was a source of light and of courage for the Christians.
• Mark 6, 7. The objective of the Mission. The conflict grew and closely affected Jesus. How does he react? In two ways: 1) Before the mental obstinacy of the people of his community, Jesus leaves Nazareth and began to go round the neighbouring villages (Mk 6, 6). 2) He extends the mission and intensifies the announcement of the Good News calling other persons to involve them in the mission. “He summoned the Twelve, and began to send them out in pairs, giving them authority over unclean spirits”. The objective of the mission is simple and profound. The disciples participate in the mission of Jesus. They cannot go alone, they have to go in pairs, two by two, because two persons represent the community better than one alone and they can mutually help one another. They receive authority over unclean spirits, that is, they have to be a help for others in suffering and, through purification, and they have to open the door for direct access to God.
• Mark 6, 8-11. The attitudes which they should have in the Mission. The recommendations are simple: “And he instructed them to take nothing for the journey except a staff; no bread, no haversack, no coppers for their purses; they were to wear sandals and not to take a spare tunic. And he told them: If you enter a house anywhere, stay there until you leave the district. And if any place does not welcome you and people refuse to listen to you, as you walk away, shake off the dust under your feet, as evidence to them”. So they set off. It is the beginning of a new stage. Now, not only Jesus, but the whole group will announce the Good News of God to the people. If the preaching of Jesus caused conflict, much more now, there will be conflict with the preaching of the whole group. If the mystery was already great, now it will be greater since the mission has been intensified.
• Mark 6, 12-13. The result of the mission. “So they set off to proclaim repentance, and they cast out many devils, and anointed many sick people with oil and cured them.” To announce the Good News, produces conversion or a change in persons, it alleviates persons in their suffering; it cures illnesses and casts out devils.
• The sending out of the disciples on Mission. At the time of Jesus there were several other movements of renewal. For example, the Essens and the Pharisees. They also sought a new way of living in community and they had their own missionaries (cf. Mt 23, 15). But these, when they went on mission, they had prejudices. They took with them a haversack and money to take care of their own meals, because they did not trust the food that people would give them, which was not always ritually “pure”. On the contrary to other missionaries, the disciples of Jesus received diverse recommendations which helped to understand the fundamental points of the mission of announcing the Good News, which they received from Jesus and which is also our mission:
a) They should go without taking anything. They should take nothing, no haversack, no money, no staff, no bread, no sandals, not two tunics. That meant that Jesus obliged them to trust in hospitality. Because one who goes without taking anything, goes because he trusts people and thinks that he will be well received. With this attitude they criticized the laws of exclusion, taught by the official religion, and showed, by means of the new practice, that they in the community had other criteria.
b) They should eat what people ate or what the people gave them. They could not live separated providing their own food, but they should accept to sit at the same table (Lk 10, 8). This means that in contact with the people, they should not be afraid of losing the purity as it was taught at that time. With this attitude they criticized the laws of purity which were in force and showed, by means of the new practice, that they had another type of access to purity, that is, intimacy with God.
c) They should remain in the first house that welcomed them. They should live together in a stable way and not go from house to house. They should work like everybody else and live from what they received in exchange, “because the labourer deserves his wages” (Lk 10, 7). In other words, they should participate in the life and in the work of the people, and the people would have accepted them in the community and would have shared the food with them. This means that they had to have trust in sharing.
d) They should take care of the sick, cure the lepers and cast out devils (Lk 10, 9; Mc 6, 7.13; Mt 10, 8). They had to carry out the function of “Defender” (goêl) and accept within the clan, in the community, those who were excluded. With this attitude they criticized the situation of disintegration of the community life of the clan and they aimed at concrete ways of getting out. These were the four fundamental points which had to give impulse to the attitude of the missionaries who announced the Good News of God, in the name of Jesus: hospitality, communion, sharing and acceptance of the excluded (defender, goêl). If these four requirements were respected, they could and should cry out to the four ends of the world: “The Kingdom of God has come!” (cf. Lk 10, 1-12; 9, 1-6; Mk 6, 7-13; Mt 10, 6-16). Because the Kingdom of God revealed by Jesus is not a doctrine, nor a catechism, nor a law. The Kingdom of God comes and becomes present when persons, motivated by their faith in Jesus, decide to live in community to give witness and to manifest to all that God is Father and Mother and that, therefore, we human beings are brothers and sisters among us. Jesus wanted that the local community would again be an expression of the Covenant, of the Kingdom, of the love of God the Father, who makes all of us brothers and sisters.

4) Personal questions
• Do you participate in the mission as a disciple of Jesus?
• Which point of the mission of the apostles is more important for us today? Why?

5) Concluding prayer
Great is Yahweh and most worthy of praise in the city of our God,
the holy mountain,
towering in beauty,
the joy of the whole world. (Ps 48,1-2)



01-02-2018 : THỨ NĂM - TUẦN IV THƯỜNG NIÊN

01/02/2018
Thứ Năm đầu tháng, tuần 4 thường niên.


Bài Ðọc I: (Năm II): 1 V 2, 1-4. 10-12
"Cha sắp bước vào con đường chung của thiên hạ; Salomon, con hãy can đảm và ăn ở xứng danh nam nhi".
Trích sách Các Vua quyển thứ nhất.
Gần ngày băng hà, Ðavít truyền cho Salomon, con trai của ông rằng: "Cha sắp bước vào con đường chung của thiên hạ. Con hãy can đảm, và ăn ở xứng danh nam nhi. Con hãy tuân giữ các huấn lệnh của Chúa là Thiên Chúa con, hãy đi trong đường lối của Người, hãy tuân giữ các lễ nghi, giới răn, thánh chỉ và giáo huấn của Người như đã ghi chép trong Luật Môsê, ngõ hầu con đi đâu, con cũng hiểu biết mọi việc con làm, để Chúa hoàn thành lời Người đã nói về cha rằng: "Nếu con cái ngươi tuân giữ đường lối của chúng và hết lòng hết trí đi trước mặt Ta trong chân lý, thì ngươi sẽ không bao giờ mất người kế vị trên ngôi báu Israel".
Vậy vua Ðavít yên giấc với các tổ phụ và được mai táng trong thành Ðavít. Ðavít làm vua Israel được bốn mươi năm: tại Hebron, ngài cai trị bảy năm; tại Giêrusalem, ngài cai trị ba mươi ba năm. Còn Salomon lên ngôi Ðavít cha ngài, và triều đại ngài rất vững bền.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: 1 Sb 29, 10. 11ab. 11d-12a. 12bcd
Ðáp: Chúa thống trị trên tất cả mọi loài (c. 12b).
Hoặc đọc: Giàu sang là của Chúa, và vinh quang là của Chúa (c. 12a).
Xướng: 1) Ðavít đã chúc tụng Chúa trước mặt toàn thể cộng đồng, người thưa: "Lạy Chúa là Thiên Chúa Israel cha ông chúng con, Chúa đáng chúc tụng, từ đời đời tới muôn muôn thuở". - Ðáp.
2) Lạy Chúa, cao sang, quyền bính và vinh quang, chiến thắng, lời ca khen đều thuộc về Chúa, vì tất cả những gì trên trời dưới đất là của Chúa. - Ðáp.
3) Chúa ngự trên tất cả những đế vương. Giàu sang là của Chúa, và vinh quang là của Chúa. - Ðáp.
4) Chúa thống trị trên tất cả mọi loài, sức mạnh quyền bính đều ở trong tay Chúa; ở trong tay Chúa, mọi uy phong và vững bền.- Ðáp.
  
Alleluia: Ga 6, 64b và 69b
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, lời của Chúa là thần trí và là sự sống: Chúa có những lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.

Phúc Âm: Mc 6, 7-13
"Người bắt đầu sai các ông đi".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu gọi mười hai tông đồ và sai từng hai người đi, Người ban cho các ông có quyền trên các thần ô uế. Và Người truyền các ông đi đường đừng mang gì, ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép, và đừng mặc hai áo. Người lại bảo: "Ðến đâu, các con vào nhà nào, thì ở lại đó cho đến khi ra đi. Ai không đón tiếp các con, cũng không nghe lời các con, thì hãy ra khỏi đó, phủi bụi chân để làm chứng tố cáo họ". Các ông ra đi rao giảng sự thống hối. Các ông trừ nhiều quỷ, xức dầu chữa lành nhiều bệnh nhân.
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Sứ mệnh tông đồ
Một tôn giáo chỉ tồn tại, nếu mỗi ngày một phát triển và có thêm người gia nhập. Kitô giáo do Chúa Giêsu thiết lập cũng nằm trong diện đó. Dưới con mắt Chúa, mỗi linh hồn đều có giá trị như nhau và mỗi người đều được sai đi tìm những con chiên lạc và dẫn chúng về đồng cỏ xanh tươi. Ngài ý thức rằng Thiên Chúa đã tạo dựng con người, không phải để bị vất vào lò lửa đời đời, nhưng là để được thu vào kho lẫm. Do đó, mối bận tâm lớn nhất của Ngài khi đến thế gian chính là đem Tin Mừng cứu độ cho mọi người.
Từ trước tới giờ, Ngài vẫn làm việc đó một mình, nhưng nay vì tính cách khẩn thiết của việc tông đồ, Ngài cần có những con người cộng tác: Mùa gặt bề bộn, mà thợ gặt thì ít. Sứ mệnh tông đồ từ nay được trao cho họ. Sứ mệnh đó thật cao cả và cấp bách, vì thế Chúa đòi hỏi nơi họ sự thoát ly trọn vẹn, hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa quan phòng. Ra đi một cách thảnh thơi, không bồn chồn, không bối rối, không bận tâm đến bị, đến tiền. Không những thế, họ còn phải hy sinh tất cả cho sứ mệnh, đo lường mọi sự theo lợi ích của Nước Thiên Chúa. Họ chấp nhận giao tiếp với thế gian nếu đó là cơ hội để phổ biến sứ điệp, họ không mưu cầu tư lợi, nhưng dũ bỏ hết những gì không liên quan đến sứ mệnh, chỉ như thế, họ mới có thể đạt tới trình độ siêu thoát và dễ dàng chinh phục các linh hồn về cho Nước Chúa.
Mỗi người chúng ta cũng được kêu gọi vào sứ mệnh tông đồ, chúng ta có ý thức sứ mệnh cao cả ấy không? Các linh hồn được cứu rỗi hay bị luận phạt, một phần lớn tùy thuộc vào đời sống của chúng ta. Ðiều đó có thể làm chúng ta run sợ, nhưng nếu chúng ta nhiệt tâm mở rộng Nước Chúa nơi các tâm hồn, chúng ta sẽ được an tâm, không ai có thể trách chúng ta đã đùa giỡn với số phận đời đời của họ, và các linh hồn sẽ là triều thiên cho chúng ta trong ngày Chúa vinh quang ngự đến.
Chúng ta hãy sống kết hiệp với Chúa. Tất cả hoạt động của chúng ta sẽ chẳng có giá trị gì, nếu không bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa. Càng kết hiệp với Chúa, chúng ta càng có khả năng chu toàn bổn phận người tông đồ giữa dân Chúa, và như vậy chắc chắn chúng ta sẽ nhận được phần thưởng Chúa hứa cho người thợ tận tâm, nhiệt tình cho Nước Chúa trị đến.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)




LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Năm Tuần 4 TN
Bài đọc I Kgs 2:1-4, 10-12; Mk 6:7-13.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Vâng lời những gì Thiên Chúa dạy sẽ mang lại những kết quả lớn lao.
Để một người có thể hy sinh chấp nhận gian khổ, anh cần có một lý tưởng để theo đuổi. Chẳng hạn, người nhà nông sẵn sàng chấp nhận gian khổ nắng mưa, vì biết mùa gặt sẽ đến; hay người học sinh chấp nhận hy sinh các thú vui để rèn luyện sách đèn, vì biết sẽ có ngày ra trường thành tài.
Các Bài Đọc hôm nay xoay quanh đích điểm cuộc đời của người Kitô hữu. Trong Bài đọc I, năm chẵn, vua cha David, sau khi đã trải qua mọi sự trong cuộc đời, muốn truyền lại cho con là Solomon hai điều: kính sợ Thiên Chúa và tuân giữ những gì Ngài dạy. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu sai Nhóm Mười Hai đi rao giảng Tin Mừng. Ngài dặn các ông đừng chú trọng quá nhiều đến của cải vật chất và lợi lộc trần gian, để có nhiều thời giờ cho việc rao giảng Tin Mừng và chữa lành con người.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
2/ Bài đọc I (năm chẵn): Hãy tuân giữ các huấn lệnh của Đức Chúa, Thiên Chúa của con.
2.1/ Phải biết kính sợ Thiên Chúa và tuân giữ những gì Ngài dạy dỗ.
(1) Kinh nghiệm của cha mẹ là kho tàng khôn ngoan vô giá: Tục ngữ Việt-nam dạy: "Cá không ăn muối cá ươn; con cãi cha mẹ trăm đường con hư." Khi dạy những lời này, chắc chắn cha mẹ đã dùng những kinh nghiệm huy hoàng cũng như đau thương của mình, để truyền lại cho con cái, vì họ yêu thương con cái. Đọc trình thuật của vua David hơn tuần qua, một người nhận ra ngay vua David đã có quá nhiều kinh nghiệm thành công cũng như đau thương trong cuộc đời. Khi vua đi theo đường lối của Thiên Chúa, vua gặt hái được hết thành công này đến thành công khác. Khi vua lầm lẫn làm theo ý mình, biết bao đau thương đã xảy ra cho cá nhân, gia đình, và quốc gia. Giờ đây khi sắp từ giã cuộc đời, vua muốn truyền hết kinh nghiệm cho con mình là Solomon. Vua David hy vọng Solomon sẽ không lầm lẫn đi vào bước chân tội lỗi của vua; nhưng luôn biết kính sợ và vâng lời Thiên Chúa.
(2) Những thái độ hiểu biết sai lầm về những lời dạy dỗ của Thiên Chúa và của cha mẹ:
Nhiều người nông nổi cho rằng nếu làm theo những lời dạy dỗ này, họ sẽ bị hạ giá hay tự do của họ sẽ bị giới hạn; nhưng kinh nghiệm cho thấy nếu không làm theo, họ sẽ phải trả một giá đắt để học được kinh nghiệm của cha mẹ. Luật lệ của Thiên Chúa ban ra vì Ngài yêu thương và muốn bảo vệ con người. Có người ví luật lệ như hàng rào để bảo vệ con người khỏi những nguy hiểm từ bên ngoài đưa tới; nếu con người vượt ra ngoài hàng rào luật lệ, đau khổ và chết chóc sẽ xảy đến cho con người. Luật lệ của Thiên Chúa không giới hạn tự do của con người; nhưng bảo vệ và chỉ đường cho con người để đừng rơi vào bẫy của ma quỉ và làm nô lệ cho chúng.
2.2/ Tuân giữ những gì Thiên Chúa dạy sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp.
(1) Thành công trong mọi công việc: Thiên Chúa là Người duy nhất thấy được mọi sự tương lai; đó là lý do Ngài truyền cho con người những gì phải làm để bảo đảm thành công và tránh khỏi mọi nguy hiểm. Nếu con người chịu vâng lời Thiên Chúa, họ sẽ "thành công trong mọi việc họ làm và trong mọi hướng họ đi;" nhưng nếu họ cãi lời Thiên Chúa và làm những gì họ nghĩ, tai ương và đau khổ chắc chắn sẽ xảy ra, như đã từng xảy ra cho David và các nhân vật trong lịch sử. Trình thuật hôm nay kết thúc bằng câu "vua Solomon ngự trên ngai vua David, thân phụ ông, và vương quyền của ông thật là vững chắc," như một lời bảo đảm cho Solomon nếu ông theo lời vua cha và đi trong đường lối của Thiên Chúa.
(2) Lời hứa của Thiên Chúa sẽ không bao giờ vô hiệu: Đọc lịch sử Cựu Ước, Thiên Chúa đã làm nhiều giao ước với các tổ phụ và Ngài không bao giờ vi phạm. Trong giao ước với vua David, Thiên Chúa hứa: "Nếu con cái ngươi sống cho phải đạo là hết lòng hết dạ bước đi trung thực trước nhan Ta, thì ngươi sẽ không bao giờ thiếu người ngự trên ngai Israel." Giao ước thường bị vi phạm từ phía con người, qua việc họ không thi hành những gì Thiên Chúa truyền. Dù con người vi phạm nhiều lần, tình thương Thiên Chúa vẫn thắng vượt tội lỗi con người, Ngài tìm dịp để đưa con người ăn năn trở lại và giao ước được tiếp tục hiệu nghiệm.
3/ Phúc Âm: Chúa Giêsu sai Nhóm Mười Hai đi với 2 lời truyền:
3.1/ Hành trang mang theo trên đường rao giảng: “Người chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền đồng để giắt lưng; được đi dép, nhưng không được mặc hai áo.”
Có nhiều cách giải nghĩa lệnh truyền này của Chúa, nhưng trọng tâm của lệnh truyền là các tông-đồ phải dành mọi thời gian và nỗ lực cho việc rao giảng Tin Mừng, chứ không quá quan tâm và lệ thuộc vào đời sống vật chất. Chúa Giêsu mời gọi các ông sống tin tưởng trong sự quan phòng của Thiên Chúa, vì “thợ làm việc xứng đáng được thưởng công.” Ngài sẽ lo liệu đời sống vật chất của các ông qua tình thương của những người được thấm nhuần Tin Mừng. Hơn nữa, nếu các ông không mang hành lý nặng, các ông sẽ dễ dàng lên đường đi đến mọi nơi cần được sai tới.
Cám dỗ về lợi lộc vật chất thường xuyên đe dọa những người rao giảng Tin Mừng. Nếu không biết chống trả, họ sẽ chỉ làm những việc gì mang lại lợi nhuận vật chất; chứ không rao giảng cách nhưng không như Chúa Giêsu đòi hỏi. Thay vì chú trọng đến phần rỗi linh hồn của đàn chiên, họ lại chú trọng đến lông chiên và thịt chiên. Khi người rao giảng bắt đầu chú trọng đến lợi nhuận vật chất, lời rao giảng của họ sẽ không còn hiệu quả nữa.
3.2/ Thái độ của người rao giảng: “Người bảo các ông: Bất cứ ở đâu, khi anh em đã vào nhà nào, thì cứ ở lại đó cho đến lúc ra đi. Còn nơi nào người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi đó, hãy giũ bụi chân để tỏ ý phản đối họ."
Cùng một lối giải thích như trên, người tông-đồ được sai đi là cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng, chứ không để tìm hư danh, uy quyền, hay các lợi lộc vật chất. Nếu người tông-đồ nhắm đến những điều sau này, anh sẽ dễ nản chí và di chuyển đến những nơi có lợi lộc hơn. Về phía người được nghe Tin Mừng, họ phải mở lòng đón nhận và tiếp đãi những người làm việc cho Chúa, để cả người gieo và người gặt đều được vui mừng trong mùa gặt.
Những việc làm chính của các tông-đồ: (1) Rao giảng Tin Mừng và kêu gọi người ta ăn năn sám hối. (2) Trừ quỷ: Giúp con người thóat khỏi ảnh hưởng hay làm nô lệ cho ma quỉ, để sống đời sống thánh thiện theo tinh thần Phúc Âm đòi hỏi. (3) Xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh tật phần hồn cũng như phần xác.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Chúng ta có một lý tưởng cao cả để theo đuổi là được đoàn tụ với Thiên Chúa và các Kitô hữu khác trên trời trong Ngày Cánh Chung. Để đạt được lý tưởng này, chúng ta cần hy sinh để chấp nhận mọi gian khổ trong việc loan báo và sống Tin Mừng. Chúng ta không thể bắt cá hai tay: vừa muốn được chung hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa đời sau, vừa muốn tất cả các hưởng thụ đời này. Người muốn bắt cá hai tay có nguy hiểm sẽ mất tất cả.
- Lời của Thiên Chúa là đèn soi cho chúng ta tất cả những nguy hiểm của cuộc đời. Chúng ta đừng khinh thường để rồi bị sa vào những chước cám dỗ của ma quỉ và làm nô lệ cho tội lỗi. Kinh nghiệm của cha mẹ và những người đi trước là những bài học quí giá cho chúng ta học hỏi, để khỏi phải trả giá nặng nề như họ.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.


01/02/18 THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 4 TN
Mc 6,7-13

HỌC LÀM TÔNG ĐỒ VỚI CHÚA

Chúa Giê-su gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một. (Mc 6,7)
Suy niệm: Các tông đồ đã được Chúa kêu gọi để ở với Ngài, nay đã đến lúc họ được sai đi, tiếp nối công việc của Ngài. Chúa giao cho ba việc: rao giảng Tin Mừng, trừ quỷ và chữa lành bệnh tật. Thói thường người ta vẫn hiếu kỳ, nghe đâu có chuyện lạ liền đổ xô đến. Đối với Chúa Giê-su ưu tiên hàng đầu không phải là đánh vào tính hiếu kỳ mà là rao giảng Tin Mừng. Trừ quỷ, chữa bệnh cũng như các phép lạ khác chỉ để minh hoạ cho lời rao giảng mà thôi. Nước Trời đã gần đến, “rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối” là việc hết sức cần kíp, không được để những bận tâm khác làm cản trở. Vì thế, Chúa ban những chỉ thị cần thiết: hành trang gọn nhẹ, làm việc tập thể chứ không hành động đơn độc, điều quan trọng khác cũng cần biết trước: đó là người rao giảng có thể sẽ gặp thất bại.
Mời Bạn: Từ khi nhận bí tích Rửa Tội, chúng ta cũng được sai đi rao giảng Tin Mừng. Những chỉ thị truyền giáo này cũng là dành cho bạn đó: “Không mang lương thực, bao bị, tiền giắt lưng, không mặc hai áo…” những điều đó có ý nói gì trong sứ mạng của bạn hôm nay? Bạn rao giảng lòng ăn năn sám hối thế nào, bằng lời nói hay bằng cuộc sống? Bạn “giũ bụi chân” như thế nào khi lời rao giảng của bạn rơi vào cõi không? Bạn làm chứng về Tin Mừng một mình riêng lẻ hay với cộng đoàn?
Sống Lời Chúa: Trước khi làm việc gì, bạn cầu nguyện với Chúa và dâng việc bạn sắp làm với ý hướng tông đồ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho chúng con biết luôn thay đổi đời sống của mình để làm chứng về Tin Mừng cho mọi người ở chung quanh.
(5 phút Lời Chúa)


Không được mang gì (1.2.2018 – Th năm Tun 4 Thường niên)
S nh nhàng, cơ đng ca mt Giáo hi đến phc v con người, luôn kéo chúng ta ra khi nhng nng n, trì tr d vướng phi. 


Suy nim:
Đức Giêsu đã chọn nhóm Mười Hai
để họ ở với Ngài và để được Ngài sai đi rao giảng và trừ quỷ (Mc 3, 14-15).
Bây giờ, sau một thời gian sống gần gũi bên Thầy,
đã đến lúc họ được sai đi để làm những điều họ thấy Thầy làm:
kêu gọi người ta hoán cải, trừ quỷ, xức dầu chữa bệnh nhân (cc. 12-13).
Các môn đệ trở nên cánh tay nối dài của Thầy.
Họ được Thầy Giêsu tin tưởng cho chia sẻ cùng một sứ mạng.
Các môn đệ mang gì khi lên đường?
Một lệnh sai đi, một người bạn đồng hành, một quyền lực trên thần ô uế.
Đức Giêsu cho phép họ mang một cái gậy và đôi dép để đi đường xa.
Tất cả hành trang chỉ có thế!
Những thứ bị cấm mang khi đi đường
là những thứ vốn tạo ra sự bảo đảm hay dư thừa không cần thiết:
lương thực, bao bị, tiền giắt lưng, hai áo trong.
Như thế người được sai đi phải hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa lo liệu,
và phải hoàn toàn cậy dựa vào lòng tốt mỗi ngày của tha nhân.
Nhẹ nhàng, đơn sơ là thái độ của người luôn sẵn sàng ra đi.
Siêu thoát, vô vị lợi là thái độ của người không dính bén với vật chất.
Người tông đồ cũng không dính bén đến cơ sở hay tiện nghi.
Họ không tìm cách đổi chỗ ở để có chỗ tốt hơn (c. 10).
Hơn nữa họ chấp nhận sự thất bại, sự từ chối không muốn đón tiếp (c.11),
vì chính Thầy của họ cũng đã chịu cảnh ngộ tương tự ở quê nhà.
Nhóm Mười Hai đã ra đi theo lệnh Thầy Giêsu
và đã làm được những điều họ không dám mơ (cc. 12-13).
Họ đã học được kinh nghiệm về tin tưởng, khó nghèo, siêu thoát.
Họ đã thấy sức mạnh của Nước Trời đang thu hẹp lại mảnh đất của Satan.
Họ đã đem lại niềm vui cho bệnh nhân và người khao khát Tin Mừng.
Giáo Hội mọi thời vẫn được nhắc nhở từ đoạn Lời Chúa trên đây.
Chẳng ai giữ từng chữ của bản văn, nhưng tinh thần thì không được bỏ.
Sự nhẹ nhàng, cơ động của một Giáo hội đến phục vụ con người,
luôn kéo chúng ta ra khỏi những nặng nề, trì trệ dễ vướng phải.
Hôm nay Chúa cho phép tôi được mang gì
và cấm tôi mang gì?
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
xin sai chúng con lên đuờng
nhẹ nhàng và thanh thoát,
không chút cậy dựa vào khả năng bản thân
hay vào những phương tiện trần thế.
Xin cho chúng con làm đuợc những gì Chúa đã làm:
rao giảng Tin Mừng, trừ quỷ,
chữa lành những người ốm đau.
Xin cho chúng con biết chia sẻ Tin Mừng
với niềm vui của người tìm đuợc viên ngọc quý,
biết nói về Ngài như nói về một người bạn thân.
Xin ban cho chúng con khả năng
đẩy lui bóng tối của sự dữ, bất công và sa đọa.
Xin giúp chúng con lau khô những giọt lệ
của bao người đau khổ thể xác tinh thần.
Lạy Chúa Giêsu,
thế giới thật bao la
mà vòng tay chúng con quá nhỏ.
Xin dạy chúng con biết nắm lấy tay nhau
mà tin tưởng lên đuờng,
nhẹ nhàng và thanh thoát.

Lm Antôn Nguyn Cao Siêu, SJ


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
1 THÁNG HAI
Sức Mạnh Giấu Ẩn Trong Sự Bất Lực
Thiên Chúa hiện diện ở giữa mọi nền văn hóa của con người, bởi vì Ngài hiện diện nơi chính con người – là tạo vật mà Ngài đã dựng nên theo hình ảnh Ngài. Thiên Chúa không ngừng hiện diện nơi những ai – bằng kinh nghiệm và bằng cảm hứng của mình – đóng góp vào việc hình thành những giá trị, những tập tục và những cơ chế làm nên di sản văn hóa của toàn thế giới này.
Nhưng vị Vua Vinh Hiển còn muốn đi vào trong những nền văn hóa này bằng một cách thế trọn vẹn hơn nữa. Ngài muốn đi vào trong cung lòng của bất cứ ai sẵn sàng mở rộng để đón nhận Ngài: “Hỡi cửa đền, hãy cất cao lên! Cao lên nữa, hỡi cửa đền cổ kính, để Đức Vua vinh hiển ngự vào!” Trong biến cố dâng Đức Giêsu vào đền thờ, Thiên Chúa đã vào đền thánh của Ngài trong tư cách là “Vua Vinh Hiển”.
Nhưng – “Đức Vua vinh hiển đó là ai?” (Tv 24, 7 – 8). Lễ Dâng Chúa Giê-su Vào Đền Thờ trao cho chúng ta câu trả lời. Chúng ta nhìn ngắm Maria và Giu-se ẵm một hài nhi vào đền thờ Giê-ru-sa-lem. Hôm ấy là bốn mươi ngày sau biến cố hài nhi chào đời.
Và hai người đã trình diện hài nhi cho các tư tế trong đền thờ để chu toàn lề luật. Nhưng, với thái độ tuân phục ấy, hai người đang chu toàn một cái gì đó còn hơn cả lề luật. Mọi sấm ngôn thuở xưa giờ đây đang được hiện thực trọn vẹn, vì Maria và Giu-se đang mang vào đền thờ “ánh sáng của mọi dân tộc.”
Thiên Chúa đi vào đền thánh không phải trong tư cách của một đấng quyền lực mạnh mẽ, nhưng là trong dáng dấp của một em bé trên đôi cánh tay mẹ mình. Vua Vinh Hiển không đến trong uy phong lẫm liệt của nhân loại, không rình rang đình đám ồn ào. Ngài không gây giật gân, khiếp hãi. Ngài vào đền thờ vẫn với cung cách như khi Ngài vào thế giới: là một bé thơ. Ngài vào đền thờ trong lặng lẽ, nghèo hèn, và hiện diện với Ngài là những kẻ nghèo hèn và những người khôn ngoan.



Hạnh Các Thánh
1 Tháng Hai

Thánh Ansgar
(801 - 865)


Thánh Ansgar sinh trưởng trong một gia đình quý phái gần Amiens, sau đó trở thành một tu sĩ dòng Biển Ðức ở Corbie. Ba năm sau, ngài tháp tùng Vua Harold của Ðan Mạch trở về nước sau thời gian lưu đầy và ngài đã phát động công cuộc truyền giáo ở đây. Tuy nhiên không đạt được những thành quả đáng kể. Vua Bjorn của Thụy Ðiển xin các nhà truyền giáo đến hoạt động, và Thánh Ansgar đã đến đây, phải chịu đau khổ vì nạn hải tặc và những gian truân trên đường. Ngài thành lập Giáo Hội Kitô Giáo đầu tiên ở Thụy Ðiển. Chưa đầy hai năm sau, ngài được gọi về để làm tu viện trưởng ở New Corbie và là Ðức Giám Mục đầu tiên của Hamburg. Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô IV đặt ngài làm Ðại Diện Tòa Thánh ở các quốc gia Scandinavia. Sau khi hoàng đế Louis từ trần, ngân quỹ giúp đỡ cho công cuộc tông đồ miền bắc chấm dứt. Và sau 13 năm gầy dựng Hamburg, Thánh Ansgar phải chứng kiến cảnh tàn lụi của giáo phận khi giặc Northmen xâm lăng vào năm 845; nước Thụy Ðiển và Ðan Mạch lại trở về ngoại giáo.

Khoảng năm 848, ngài được bổ nhiệm là Ðức Tổng Giám Mục của Bremen, và Ðức Giáo Hoàng Nicôla I đã sát nhập Hamburg vào làm một với Bremen. Bởi đó, Thánh Ansgar lại trở lại Thụy Ðiển và Ðan mạch để phát động công cuộc truyền giáo khác và đã thành công trong việc hoán cải Erik, Vua của Jutland.

Nhật ký của Thánh Ansgar để lại cho thấy ngài là một người thuyết giảng phi thường, là một linh mục khiêm tốn và khổ hạnh. Ngài tận tuỵ với người nghèo và người đau yếu, noi gương Ðức Kitô trong việc rửa chân và phục vụ tha nhân. Ngài từ trần cách êm ái ở Bremen, nước Ðức, mà không đạt được ước nguyện là được tử đạo.

Sau khi ngài từ trần, cả vùng Scandinavia lại rơi vào tay ngoại giáo mãi cho đến hai thế kỷ sau. Tên của ngài có khi còn được viết là Anskar.

Trích từ NguoiTinHuu.com


1 Tháng Hai

    Rừng Mắm

    Trong một chuyện ngắn mang tựa đề "Rừng Mắm", cố văn sĩ Bình Nguyên Lộc đã giải thích về ích lời của cây mắm qua mẩu đối thoại sau đây giữa hai ông cháu:

    - Cây mắm sao con không nghe nói đến bao giờ?

    - Con không nghe nói vì cây mắm không dùng được để làm gì hết, cho đến làm củi chụm lửa cũng không được nữa là.

    - Vậy trời sinh nó làm chi mà vô ích dữ vậy ông nội, lại sinh ra hằng hà sa số như là cỏ vậy?

    Bờ biển này mỗi năm được phù sa bồi thêm cho rộng ra hàng mấy ngàn thước, phù sa là đất bùn mềm lũn và không bao giờ thành đất thịt để ta hưởng nếu không có rừng mắm mọc trên đó cho chắc đất. Một mai kia, cây mắm sẽ ngã rạp, giống tràm sẽ nối ngôi mắm. Rồi sau mấy đời tràm, đất sẽ thuần, cây ăn trái mới mọc được. Thấy thằng cháu nội ngơ ngác chưa hiểu, Ông cụ vịn vai nó nói tiếp: "Ông với tía, má con là cây mắm, chân giam trong bùn. Ðời con là tràm, chân vẫn còn lắm bùn chút ít, nhưng đất đã gần thuần rồi. Con cháu của con sẽ là xoài, mít, dừa, cau. Ðời cây mắm tuy vô ích nhưng không uổng đâu con".

    Mỗi lần nhìn lại thời gian đã qua, chúng ta thường tự hỏi: "Tôi đã làm gì được cho tôi, cho quê hương, cho Giáo Hội?". Ý nghĩ về sự vô tích sự của mình có thể tạo nên trong tâm hồn chúng ta mỗi chua xót, đắng cay, thất vọng.

    Chúng ta hãy nhìn lại của đất phù sa và cây mắm trong câu chuyện trên đây. Cần phải có cây mắm, đất phù sa mới trở thành đất thịt, để rồi từ đó cây tràm và các lọai câu khác mới có thể mọc lên.

    Mỗi một người sinh ra trên cõi đời này, dù tàn tật, dù dốt nát và xấu xa đến đâu, cũng có thể là một thứ cây mắm, cây tràm để cho đất đai trở thành màu mỡ, nhờ đó những cây ăn trái mới có thể vươn lên.

    Ước gì ý nghĩa ấy giúp chúng ta có một cái nhìn lạc quan hơn về quá khứ, về chính bản thân của chúng ta. Trong Tình Yêu Quan Phòng của Chúa, mỗi người đều có một chỗ đứng trong lịch sử nhân loại và đều có một giá trị bổ túc cho những thiếu sót của người khác.

    Với ý nghĩ ấy, còn tâm tình nào xứng hợp hơn trong giây phút này cho bằng tri ân, cảm mến đối với Thiên Chúa Tình Yêu? Cảm tạ Ngài đã tạo dựng nên chúng ta, cảm tạ ngài đã ban chúng ta được phục vụ Ngài, cảm tạ Ngài đã cho chúng ta được hữu dụng trong Tình Yêu Quan Phòng của ngài.

    Trích sách Lẽ Sống