Trang

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

FEBRUARY 01, 2019 : FRIDAY OF THE THIRD WEEK IN ORDINARY TIME


Friday of the Third Week in Ordinary Time
Lectionary: 321

Reading 1HEB 10:32-39
Remember the days past when, after you had been enlightened, 
you endured a great contest of suffering.
At times you were publicly exposed to abuse and affliction; 
at other times you associated yourselves with those so treated.
You even joined in the sufferings of those in prison 
and joyfully accepted the confiscation of your property, 
knowing that you had a better and lasting possession.
Therefore, do not throw away your confidence; 
it will have great recompense.
You need endurance to do the will of God and receive what he has promised.

For, after just a brief moment,
he who is to come shall come;
he shall not delay.
But my just one shall live by faith,
and if he draws back I take no pleasure in him.

We are not among those who draw back and perish, 
but among those who have faith and will possess life.
Responsorial PsalmPS 37:3-4, 5-6, 23-24, 39-40
R. (39a) The salvation of the just comes from the Lord.
Trust in the LORD and do good,
that you may dwell in the land and be fed in security.
Take delight in the LORD,
and he will grant you your heart's requests.
R. The salvation of the just comes from the Lord.
Commit to the LORD your way;
trust in him, and he will act.
He will make justice dawn for you like the light;
bright as the noonday shall be your vindication. 
R. The salvation of the just comes from the Lord.
By the LORD are the steps of a man made firm, 
and he approves his way.
Though he fall, he does not lie prostrate,
for the hand of the LORD sustains him.
R. The salvation of the just comes from the Lord.
The salvation of the just is from the LORD;
he is their refuge in time of distress.
And the LORD helps them and delivers them;
he delivers them from the wicked and saves them,
because they take refuge in him.
R. The salvation of the just comes from the Lord.
AlleluiaSEE MT 11:25
R. Alleluia, alleluia.
Blessed are you, Father, Lord of heaven and earth;
you have revealed to little ones the mysteries of the Kingdom.
R. Alleluia, alleluia.
GospelMK 4:26-34
Jesus said to the crowds:
"This is how it is with the Kingdom of God;
it is as if a man were to scatter seed on the land
and would sleep and rise night and day
and the seed would sprout and grow,
he knows not how.
Of its own accord the land yields fruit,
first the blade, then the ear, then the full grain in the ear.
And when the grain is ripe, he wields the sickle at once,
for the harvest has come."

He said,
"To what shall we compare the Kingdom of God,
or what parable can we use for it?
It is like a mustard seed that, when it is sown in the ground,
is the smallest of all the seeds on the earth.
But once it is sown, it springs up and becomes the largest of plants
and puts forth large branches,
so that the birds of the sky can dwell in its shade."
With many such parables
he spoke the word to them as they were able to understand it.
Without parables he did not speak to them,
but to his own disciples he explained everything in private.



Meditation: What the kingdom of God is like
What can mustard seeds teach us about the kingdom of God? The tiny mustard seed literally grew to be a tree which attracted numerous birds because they loved the little black mustard seed it produced. God's kingdom works in a similar fashion. It starts from the smallest beginnings in the hearts of men and women who are receptive to God's word. And it works unseen and causes a transformation from within. Just as a seed has no power to change itself until it is planted in the ground, so we cannot change our lives to be like God until God gives us the power of his Holy Spirit.
The transforming power of the Word of God
The Lord of the Universe is ever ready to transform us by the power of his Spirit. Are you ready to let God change you by his life-giving Word and Spirit? The kingdom of God produces a transformation in those who receive the new life which Jesus Christ offers. When we yield to the Lord Jesus and allow his word to take root in us, our lives are transformed by the power of the Holy Spirit who dwells within us. Paul the Apostle says, "we have this treasure in earthen vessels, to show that the transcendent power belongs to God and not to us" (2 Corinthians 4:7). Do you believe in the transforming power of the Holy Spirit?
The cross of Jesus is the Tree of Life
Peter Chrysologous (400-450 AD), an early church father, explained how the " tree of the cross" spread its branches throughout the world and grew into a worldwide community of faith offering its fruit to the whole world:
It is up to us to sow this mustard seed in our minds and let it grow within us into a great tree of understanding reaching up to heaven and elevating all our faculties; then it will spread out branches of knowledge, the pungent savor of its fruit will make our mouths burn, its fiery kernel will kindle a blaze within us inflaming our hearts, and the taste of it will dispel our unenlightened repugnance. Yes, it is true: a mustard seed is indeed an image of the kingdom of God. Christ is the kingdom of heaven. Sown like a mustard seed in the garden of the virgin’s womb, he grew up into the tree of the cross whose branches stretch across the world. Crushed in the mortar of the passion, its fruit has produced seasoning enough for the flavoring and preservation of every living creature with which it comes in contact. As long as a mustard seed remains intact, its properties lie dormant; but when it is crushed they are exceedingly evident. So it was with Christ; he chose to have his body crushed, because he would not have his power concealed….
Christ became all things in order to restore all of us in himself. The man Christ received the mustard seed which represents the kingdom of God; as man he received it, though as God he had always possessed it. He sowed it in his garden, that is in his bride, the Church. The Church is a garden extending over the whole world, tilled by the plough of the gospel, fenced in by stakes of doctrine and discipline, cleared of every harmful weed by the labor of the apostles, fragrant and lovely with perennial flowers: virgins’ lilies and martyrs’ roses set amid the pleasant verdure of all who bear witness to Christ and the tender plants of all who have faith in him. Such then is the mustard seed which Christ sowed in his garden. When he promised a kingdom to the patriarchs, the seed took root in them; with the prophets it sprang up; with the apostles it grew tall; in the Church it became a great tree putting forth innumerable branches laden with gifts. And now you too must take the wings of the psalmist’s dove, gleaming gold in the rays of divine sunlight, and fly to rest for ever among those sturdy, fruitful branches. No snares are set to trap you there; fly off, then, with confidence and dwell securely in its shelter. (SERMON 98)
Do you allow the seed of God's word to take deep root in your life and transform you into a fruit-bearing disciple of Jesus Christ?
"Lord Jesus, fill me with your Holy Spirit and transform me into the Christ-like holiness you desire. Increase my zeal for your kingdom and instill in me a holy desire to live for your greater glory."

Daily Quote from the early church fathersGod gave us what was most precious, by Isaac of Nineveh (a Syrian monk, teacher, and bishop), 613-700 A.D.
"The sum of all is God, the Lord of all, who from love of his creatures has delivered his Son to death on the cross. For God so loved the world that he gave his only begotten Son for it. Not that he was unable to save us in another way, but in this way it was possible to show us his abundant love abundantly, namely, by bringing us near to him by the death of his Son. If he had anything more dear to him, he would have given it to us, in order that by it our race might be his. And out of his great love he did not even choose to urge our freedom by compulsion, though he was able to do so. But his aim was that we should come near to him by the love of our mind. And our Lord obeyed his Father out of love for us." (excerpt from ASCETICAL HOMILY 74.28)
www .daiycsripture.net


February, Black History Month

Carter G. Woodson, (1875-1950) noted Black scholar and historian and son of former slaves, founded the Association for the Study of Negro Life and History in 1915, which was later renamed the Association for the Study of African American Life and History (ASALH). He initiated Black History Week, February 12, 1926. For many years the 2nd week of February (chosen so as to coincide with the birthdays of Frederick Douglass and Abraham Lincoln) was celebrated by Black people in the United States. In 1976, as part of the nation's Bicentennial, it was expanded and became established as Black History Month, and is now celebrated all over North America. 

FRIDAY, FEBRUARY 1, MARK 4:26-34
Weekday

(Hebrews 10:32-39; Psalm 37)

KEY VERSE: "With many such parables he spoke the word to them as they were able to understand it" (v 33).
TO KNOW: The key point of Jesus' teaching was the coming of God's reign. In his parables, he used examples from everyday life, such as farmers, seeds and grain, to invite his followers to discover the meaning of his message. Jesus explained that the growth and fruitfulness of the kingdom was not solely due to their efforts, but was the work of God. Human inadequacy could not hinder the coming of the reign of God, which would grow imperceptibly until fully established at the final judgment. Jesus compared the irrepressible quality of the kingdom to that of a mustard seed. When the seed was sown, it was very small, but when it matured it attained the height of a tree. In God's kingdom, there would be room for all people, Jew and Gentile, to dwell securely under its lofty branches.
TO LOVE: Do I trust that my work will be fruitful under God's guidance?
TO SERVE: Lord Jesus, help me to grow and mature in my faith.


Friday 1 February 2019

Hebrews 10:32-39. Psalms 36(37):3-6, 23-24, 39-40. Mark 4:26-34.
The salvation of the just comes from the Lord—Ps 36(37):3-6, 23-24, 39-40.
‘It grows up and becomes the greatest of all shrubs.’
We may face many adversities in life, but Paul exhorts us to endure because of our hope for salvation. God is our refuge in time of trouble and will sustain us in our efforts.
Jesus loved to tell parables, especially about nature, to bring home his messages. Today he shows us that we have no control after we have planted the seed until we gather the harvest. The small mustard seed is a wonderful example of how the power and care of God can bring about a transformation into a mighty tree which gives shelter to all the birds. So too our trust and confidence will be rewarded by his promise of eternal life.


Saint Ansgar
Saint of the Day for February 1
(801 – February 3, 865)


Saint Ansgar’s Story
The “apostle of the north” (Scandinavia) had enough frustrations to become a saint—and he did. He became a Benedictine at Corbie, France, where he had been educated. Three years later, when the king of Denmark became a convert, Ansgar went to that country for three years of missionary work, without noticeable success. Sweden asked for Christian missionaries, and he went there, suffering capture by pirates and other hardships on the way. Fewer than two years later, he was recalled, to become abbot of New Corbie (Corvey) and bishop of Hamburg. The pope made him legate for the Scandinavian missions. Funds for the northern apostolate stopped with Emperor Louis’s death. After 13 years’ work in Hamburg, Ansgar saw it burned to the ground by invading Northmen; Sweden and Denmark returned to paganism.
He directed new apostolic activities in the North, traveling to Denmark and being instrumental in the conversion of another king. By the strange device of casting lots, the king of Sweden allowed the Christian missionaries to return.
Ansgar’s biographers remark that he was an extraordinary preacher, a humble and ascetical priest. He was devoted to the poor and the sick, imitating the Lord in washing their feet and waiting on them at table. He died peacefully at Bremen, Germany, without achieving his wish to be a martyr.
Sweden became pagan again after his death, and remained so until the coming of missionaries two centuries later.

Reflection
History records what people do, rather than what they are. Yet the courage and perseverance of men and women like Ansgar can only come from a solid base of union with the original courageous and persevering Missionary. Ansgar’s life is another reminder that God writes straight with crooked lines. Christ takes care of the effects of the apostolate in his own way; he is first concerned about the purity of the apostles themselves.

Saint Ansgar is the Patron Saint of:
Denmark


LECTIO DIVINA: MARK 4:26-34
Lectio Divina: 
 Friday, February 1, 2019
Ordinary Time

1) Opening prayer
All-powerful and ever-living God,
direct Your love that is within us,
that our efforts in the name of Your Son
may bring the human race to unity and peace.
We ask this through our Lord Jesus Christ, Your Son,
who lives and reigns with You and the Holy Spirit,
One God, for ever and ever. Amen.
2) Gospel Reading - Mark 4:26-34
Jesus said to the crowds: “This is how it is with the Kingdom of God; it is as if a man were to scatter seed on the land and would sleep and rise night and day and the seed would sprout and grow, he knows not how. Of its own accord the land yields fruit, first the blade, then the ear, then the full grain in the ear. And when the grain is ripe, he wields the sickle at once, for the harvest has come.” He said, “To what shall we compare the Kingdom of God, or what parable can we use for it? It is like a mustard seed that, when it is sown in the ground, is the smallest of all the seeds on the earth. But once it is sown, it springs up and becomes the largest of plants and puts forth large branches, so that the birds of the sky can dwell in its shade.” With many such parables he spoke the word to them as they were able to understand it. Without parables he did not speak to them, but to his own disciples he explained everything in private.
3) Reflection
• It is always beautiful to see Jesus, who sought in life and in events new elements and images which could help people to see and experience the presence of the Kingdom. In today’s Gospel, once again, He narrates two brief stories which take place every day in the life of all of us: the story of “the seed that grows by itself” and the story of “the small mustard seed which grows into the biggest shrub”.
• The story of the seed which grows alone. The farmer who plants knows the process: seed, the green sprout, leaf, spike, grain. The farmer knows how to wait. He does not cut down the grain before it is time. But he does not know how the soil, the rain, the sun and the seed have this force or strength to make the plant grow from nothing until it bears fruit. This is how the Kingdom of God is. It is a process. There are stages and moments of growth. It takes place in time. It produces fruit at just the right moment, but nobody knows how to explain its mysterious force -  nobody, not even the landlord. Only God!
• The story of the small mustard seed which grows and becomes big. The mustard seed is small, but it grows, and at the end the birds make their nests in its branches. This is how the Kingdom is. It begins very small, it grows, and it extends its branches. The parable leaves an open question which will receive a response later on in the Gospel: Who are the birds? The text suggests that it is the pagans, who will not be able to enter the community and participate in the Kingdom.
• Because Jesus teaches by means of parables. Jesus tells many parables. All are taken from the life of the people! In this way He helped people discover the things of God in daily life, a life which becomes transparent because what is extraordinary from God is hidden in the ordinary and common things of daily life. People understood the things of life. In the parables they received the key to open them and to find the signs of God in them.
4) Personal questions
• Jesus does not explain the parables. He tells the stories and awakens in others the imagination to reflect on the discovery. What have you discovered in these two parables?
• The purpose of these words is to render life transparent. Has your life become more transparent throughout the years, or has the contrary taken place?
5) Concluding Prayer
Have mercy on me, O God, in Your faithful love,
in Your great tenderness wipe away my offenses;
wash me clean from my guilt,
purify me from my sin. (Ps 51:1-2)



01-02-2019 : THỨ SÁU - TUẦN III THƯỜNG NIÊN


01/02/2019
Thứ Sáu đầu tháng, tuần 3 thường niên.

BÀI ĐỌC I: Dt 10, 32-39
"Anh em đừng mất lòng kiên nhẫn".
Trích thơ gửi tín hữu Do-thái.

Anh em thân mến, anh em hãy nhớ lại những ngày trước, khi anh em vừa lãnh nhận ánh sáng, anh em đã đương đầu với bao nhiêu trận đau khổ lớn lao. Khi thì anh em bị công khai sỉ nhục và hoạn nạn, khi thì anh em phải liên đới với những kẻ chịu những sự đối xử như thế. Vì chưng, anh em đã cùng chịu số phận của những tù nhân, anh em đã vui mừng chấp nhận người ta tước đoạt của cải, vì anh em biết rằng mình có của cải tốt hơn và bền vững. Vậy anh em đừng bỏ mất lòng tin tưởng của anh em, đáng được thưởng công bội hậu. Anh em cần phải kiên nhẫn, để khi làm tròn thánh ý Chúa, anh em được lãnh nhận điều Chúa hứa. Vì chỉ còn một thời gian rất ngắn nữa thôi, Đấng phải đến sẽ đến, và Người sẽ không trì hoãn. "Còn kẻ công chính của Ta thì sống theo đức tin. Nhưng nếu người đó tháo lui, thì sẽ không làm đẹp lòng Ta". Còn chúng ta, chúng ta không thuộc hạng người tháo lui mà hư mất, nhưng chúng ta là con cái đức tin để cứu thoát linh hồn chúng ta.
Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 36, 3-4. 5-6. 23-24. 39-40
Đáp: Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ (c. 39a).

Xướng: 1) Hãy trông cậy Chúa và hãy làm lành, để được cư ngụ trong đất nước, thọ hưởng an ninh. Hãy hân hoan tin tưởng vào Chúa, Người sẽ ban cho sự lòng bạn thỉnh cầu. - Đáp.
2) Bạn hãy phó thác đường lối mình cho Chúa, hãy trông cậy vào Người và để chính Người hành động, Người sẽ làm cho chính nghĩa bạn sáng như bình minh, và quyền lợi bạn tỏ như giờ ngọ. - Đáp.
3) Nhờ ơn Chúa mà hiền nhân vững bước, và Người yểm hộ đường lối họ đi. Dầu có ngã, họ sẽ không nằm gục, vì Chúa sẽ nâng đỡ tay họ. - Đáp.
4) Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ, trong cơn khốn khó, Người là chỗ họ dung thân. Chúa bang trợ và giải thoát họ, Người giải thoát và cứu họ khỏi lũ ác nhân, vì họ đã nương tựa vào Người. - Đáp.

ALLELUIA: Tv 94, 8ab
Alleluia, alleluia! - Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Chúa, và đừng cứng lòng. - Alleluia.

PHÚC ÂM: Mc 4, 26-34
"Người kia đã gieo hạt xuống đất, rồi đi ngủ, hạt giống mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Nước Thiên Chúa giống như người kia đã gieo hạt xuống đất: người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa. Đất tự nó làm cây lúa mọc lên: trước hết thành cây, rồi đâm bông, rồi kết hạt. Và khi lúa chín, người ấy liền gặt vì đã đến mùa".

Người còn phán: "Chúng ta sẽ lấy gì mà hình dung nước Thiên Chúa? hay dùng dụ ngôn nào mà so sánh nước đó được? Nước đó giống như hạt cải, khi gieo xuống đất thì nhỏ bé nhất trong tất cả các hạt trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, nó mọc lên thành cây rau lớn nhất, và đâm những cành to, đến nỗi chim trời có thể tới núp bóng được". Người dùng nhiều dụ ngôn như thế mà rao giảng lời Chúa cho họ, tuỳ sức họ có thể hiểu được, và Người chỉ nói với họ bằng dụ ngôn, nhưng khi ở riêng với các môn đệ, Người giải thích tất cả cho các ông.
Đó là lời Chúa.


Suy Niệm : Hạt giống, hạt cải
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng hạt giống và hạt cải làm ví dụ để nói về Nước Thiên Chúa.
Nước Thiên Chúa được thiết lập giống hệt như một tiến trình gieo gặt trọn vẹn: từ hạt giống, hạt nẩy sinh thành cây, rồi thành bông lúc. Như người dân Palestina, sau khi gieo hạt giống, họ âm thầm chờ đợi lúa chín để gặt hái, chứ không hề biết hạt giống được gieo xuống đất đã phát triển như thế nào: Chúa Giêsu cũng gieo hạt giống Nước Trời nơi tấm lòng con người, cùng với ơn Chúa, Nước đó âm thầm phát triển lan rộng khắp thế giới, tạo nên mùa gặt các linh hồn. Chúa Giêsu chỉ đích thân có mặt trong mùa gieo giống và mùa gặt hái. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian chờ đợi, Ngài vẫn tiếp tục hoạt động một cách vô hình, qua Chúa Thánh Thần và Giáo Hội. Khi Nước Thiên Chúa đã phát triển đến mức tối đo, Ngài sẽ trở lại trong vinh quang, thu hoạch mùa gặt của Ngài.
Dụ ngôn hạt cải là dụ ngôn cuối cùng trong năm dụ ngôn về Nước Thiên Chúa. Cũng như các dụ ngôn trước, dụ ngôn này được rút ra từ đời sống thôn dã. Nó đưa ra một nét tương phản hấp dẫn: hạt cải nhỏ xíu trở thành một cây to lớn. Nước Thiên Chúa cũng mang nơi mình một nghịch lý tương tự: Dưới cái nhìn của thánh Marcô, dụ ngôn hạt cải chứa đựng cách diễn tả tuyệt vời về bí mật Mêsia. Cho đến lúc này, hành vi của Chúa Giêsu có thể bị coi là vô nghĩa và Nước Thiên Chúa vẫn chỉ là một thực tế khiêm tốn. Dù vậy, các dân ngoại đang nhìn thấy sự tăng trưởng dị thường của nó như các Kitô hữu ở Rôma đã kinh nghiệm được điều này. Chính Giáo Hội tiên khởi, dù yếu đuối, vẫn ý thức được mình đang tham dự vào sự thành công của một công trình đã sẵn tiềm tàng nguồn sinh lực vô biên, công trình này sẽ đạt tới mức hoàn vũ vào cuối giai đoạn phát triển của nó.
Hạt giống đã trải qua một quá trình phát triển âm thầm trước khi tới mùa gặt; hạt cải được trồng dưới đất cũng phải trải qua một quá trình cho đến khi trở thành một cây lớn. Trong những bổn phận dù âm thầm hằng ngày, chúng ta hãy tin tưởng phó thác cho quyền năng yêu thương của Chúa, chính Ngài sẽ làm cho công việc chúng ta thực hiện theo ý Chúa đạt tới kết quả vượt quá sức tưởng tượng của chúng ta, và như vậy chúng ta sẽ làm ích cho chính bản thân, cho tha nhân và cho Nước Chúa.
Xin Chúa củng cố chúng ta trong niềm xác tín đó.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)



LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Sáu Tuần 3 TN1, Năm lẻ
Bài đọcHeb 10:32-39; Mk 4:26-34.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Người công chính sống bởi đức tin.
Trong cuộc đời, có những điều xảy ra vượt quá khả năng hiểu biết của con người: chúng ta không cắt nghĩa được sự sống, chúng ta không giải thích nổi đức tin; vì những điều này đến từ Thiên Chúa.
Các Bài Đọc hôm nay cho thấy sự liên hệ giữa đức tin và sự sống. Trong Bài Đọc I, tác-giả Thư Do-Thái khuyên các tín hữu phải giữ vững đức tin có được từ thuở ban đầu, và phải kiên trì sống đức tin đó cho tới khi đạt được sự sống muôn đời. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu so sánh Nước Thiên Chúa giống như hạt giống gieo xuống đất, con người có biết đến hay không thì hạt giống vẫn sống: nó nẩy mầm, bén rễ, mọc lên, sinh hoa kết trái, và sẵn sàng cho mùa gặt. Ngài cũng so sánh Nước Thiên Chúa như hạt cải, tuy nhỏ bé nhất trong các hạt giống, nhưng có tiềm năng trở thành cây lớn cho muôn chim kéo đến làm tổ.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Đừng đánh mất lòng tin tưởng mạnh dạn của anh em vào một kho tàng cao quí.
1.1/ Phải giữ vững đức tin: Tác-giả Thư Do-Thái nhắc nhở cho các tín hữu nhớ lại thuở ban đầu khi họ vừa lãnh nhận đức tin: “Xin anh em nhớ lại những ngày đầu, lúc vừa được chiếu sáng, anh em đã phải vật lộn với bao nỗi đau khổ: khi thì chính anh em bị sỉ nhục và hành hạ trước mặt mọi người, khi thì anh em cùng cảm thông với những người trong cảnh ngộ như thế. Quả thật, anh em đã thông phần đau khổ với những người bị tù tội và đã vui mừng để cho người ta tước đoạt của cải; vì biết rằng mình có những của vừa quý giá hơn lại vừa bền vững. Vậy, anh em đừng đánh mất lòng tin tưởng mạnh dạn của anh em; lòng tin tưởng đó sẽ mang lại một phần thưởng lớn lao.”
Con người dễ đương đầu với khó khăn hơn là với thịnh vượng giàu sang, vì khó khăn làm con người luôn phải cố gắng vươn lên, trong khi cuộc sống dễ dàng luôn kéo con người xuống. Ngòai ra, khi con người phải sống trong hòan cảnh nghèo khổ, con người dễ trông cậy nơi Thiên Chúa và sống bác ái với anh chị em, hơn là khi con người thành công và giàu có. Tục ngữ Việt Nam có lý do để nói: “giầu đổi bạn, sang đổi vợ.” Làm sao để con người luôn giữ đức tin và tình yêu có được thuở ban đầu?
1.2/ Phải kiên nhẫn chờ đợi những gì Thiên Chúa hứa: “Anh em cần phải kiên nhẫn, để sau khi thi hành ý Thiên Chúa, anh em được hưởng điều Người đã hứa. Vì chỉ còn ít lâu nữa, một ít thôi, Đấng phải đến sẽ đến, Người sẽ không trì hoãn. Người công chính của Ta nhờ lòng tin sẽ được sống; nhưng nếu người ấy bỏ cuộc, thì Ta không hài lòng về người ấy. Phần chúng ta, chúng ta không phải là những người bỏ cuộc để phải hư vong, nhưng là những người có lòng tin để bảo toàn sự sống.” Tác giả đưa ra 2 điều giúp con người giữ vững đức tin và tình yêu của mình:
(1) Ngày Chúa Quang Lâm sẽ đến: Trong Ngày này, Ngài sẽ thực thi những gì Ngài đã hứa cho những ai trung thành giữ những gì Ngài dạy.
(2) Phải luôn giữ vững niềm hy vọng vào Ngày này: Con người dễ mất kiên nhẫn và bị chia trí vào những cám dỗ ở đời này, mà quên đi giá trị “vừa quý giá hơn lại vừa bền vững” ở đời sau. Không gì đời này có thể so sánh với sự sống muôn đời và hạnh phúc con người sẽ lãnh nhận.
2/ Phúc Âm: Đức tin, tiềm năng của sự sống, đến từ Thiên Chúa.
Nước Thiên Chúa được Chúa Giêsu diễn giải qua 2 ví dụ. Mục đích của việc diễn giải là để nói lên: (1) Nước Thiên Chúa lớn mạnh là do Thiên Chúa, không do công sức của con người; và (2), Nước Thiên Chúa tuy bắt đầu bé nhỏ, nhưng có tiềm năng lan rộng khắp thế giới.
2.1/ Nước Thiên Chúa được ví như một hạt giống chứa đựng tiềm năng của sự sống: Chúa Giêsu nói: "Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. Đất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt. Lúa vừa chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa." Qua ví dụ này, Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh đến 3 điều sau đây:
(1) Con người không phải là tác giả của sự sống: Sự sống đến từ Thiên Chúa và được trao ban cho muôn vật. Trong sự tạo dựng của Thiên Chúa, hạt giống tự nó đã có tiềm năng của sự sống. Con người không cho hạt giống sự sống, nhưng có thể giúp nó tăng trưởng và cho kết quả tốt hơn. Cũng vậy, Nước Thiên Chúa đến từ Thiên Chúa và đã có tiềm năng phát triển. Con người không tạo nên Nước Thiên Chúa, nhưng có thể giúp cho Nước Thiên Chúa mau đến.
(2) Đặc điểm của Nước Thiên Chúa:
* Sự tăng trưởng của nó không hiểu được: Con người có thể nhìn thấy sự tăng trưởng của hạt giống, nhưng không thể cắt nghĩa sự tăng trưởng của nó. Cũng vậy, con người có thể nhìn thấy Nước Thiên Chúa lớn mạnh dần, nhưng không thể cắt nghĩa lý do của sự lớn mạnh này.
* Sự tăng trưởng của nó cứ phát triển đều đặn: Không giống như sự tiến bộ của con người, có lúc tăng trưởng có lúc suy thóai. Sự tăng trưởng của hạt giống và của Nước Thiên Chúa cứ phát triển đều đặn và lớn mạnh dần.
(3) Mùa màng sẽ tới: Khi gieo giống xuống, con người chờ đợi mùa màng tới. Cũng vậy, khi Thiên Chúa bắt đầu triều đại của Ngài, là sẽ có ngày vinh quang. Con người cần kiên nhẫn và chuẩn bị xứng đáng cho Ngày đó.
2.2/ Tiềm năng của sự sống không lệ thuộc vào hình dạng bên ngòai: Hạt cải là hạt bé nhỏ nhất nhưng có tiềm năng trở thành cây lớn: Hạt cải của Palestine là hạt có thể trở thành cây, chứ không phải chỉ trở thành rau như của chúng ta. Trong thế giới thời đó, các đế quốc thường được ví như cây, và các nước chư hầu được ví như cành. Chúa Giêsu có ý muốn nói: Nước Thiên Chúa bắt đầu với một nhóm người Do-Thái nhỏ; nhưng có tiềm năng trở thành cây lớn, và tất cả con người thuộc mọi quốc gia đến tìm chỗ nương tựa. Điều này đã được chứng minh bằng con số hơn một nửa dân số của thế giới đã tin vào Ngài.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Đức tin là quà tặng quí giá Thiên Chúa ban cho con người. Chúng ta phải trân quí, phát triển, và giữ vững đức tin.
- Con người sống là nhờ đức tin và hy vọng vào Đức Kitô. Nếu không đặt niềm tin nơi Đức Kitô, chúng ta sẽ không có hy vọng được sống muôn đời.
- Đức tin có tiềm năng lớn mạnh và thực hiện những chuyện vượt quá sức con người. Vì thế, khi chúng ta chưa thực hiện được những gì Thiên Chúa đòi, đức tin của chúng ta còn non nớt, yếu kém. Chúng ta cần xin Ngài củng cố niềm tin cho chúng ta.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.


01/02/2019
Thứ sáu tuần 3  Thường Niên
Mc 4,26-34


Kiên nhẫn trong hy vọng
“Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng giống chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên người ấy không biết.” (Mc 4,26-27)

Suy niệm: Chúng ta đang sống trong thời đại thức ăn nhanh, mì ăn liền, cà phê hoà tan 3 trong 1 uống ngay, thức ăn chế biến sẵn, chỉ cần một phút là kết nối mạng hay điện thoại, là có thể liên lạc với cả thế giới. Nhịp sống hối hả này ảnh hưởng sâu xa đến cái nhìn về toàn bộ cuộc sống, đặc biệt cuộc sống tinh thần. Có những bậc cha mẹ nổi nóng khi thấy con cái không tiến bộ tức thời về học vấn hoặc tính nết. Có những hội viên các tổ chức tông đồ buồn lòng vì không thấy nỗ lực truyền giáo của mình đạt kết quả. Và cũng có bao tâm hồn thiện chí “ngã lòng trông cậy” vì sau những năm tháng tập luyện nhân đức, mà sao mình ‘vũ như cẩn’. Đức Giê-su nhắc nhở chúng ta cần kiên nhẫn tựa như người nông dân, sau khi gieo giống và chăm sóc, kiên nhẫn chờ muà gặt, bởi vì ông không thể đốt giai đoạn.

Mời Bạn: Đọc câu nói của Maiakovski: ‘Trên đường đời, hành lý con người cần mang theo là lòng kiên nhẫn và tính chịu đựng’. Đối với các Ki-tô hữu, đúng hơn là lòng kiên nhẫn và niềm hy vọng, bởi vì tin tưởng vào Thiên Chúa quyền năng và cũng là Cha nhân lành, Ngài sẽ làm mọi sự có kết quả, qua thời gian.

Sống Lời Chúa: Tôi sẽ bắt đầu sửa chữa một tính xấu nổi cộm, kiên trì tập mỗi ngày và hy vọng từng giây phút.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, cảm tạ Chúa đã dạy chúng con bài học kiên nhẫn để thành công trên đời và nhất là thành người con Chúa. Xin cho chúng con không nóng vội đốt giai đoạn, nhưng kiên trì hoạt động trong hy vọng và phó thác vào Chúa. Amen.
(5 phút Lời Chúa)


Bông lúa trĩu hạt (01.2.2019 – Thứ Sáu Tuần 3 TN)
Suy niệm:


Một người có cái nhìn bi quan về Hội Thánh
chắc sẽ tìm được nhiều dữ kiện để chứng minh.
Tại một số nước phương Tây, có nhiều nhà thờ vắng người,
chủng viện thiếu chủng sinh, tập viện tạm đóng cửa.
Kitô hữu càng lúc càng chiếm tỉ lệ nhỏ
trong tổng số dân trên thế giới.
Có những khủng hoảng đức tin trong giới trẻ.
Người ta tự hỏi Hội Thánh đã lỗi thời chưa.
Có cần phải tin vào Ðức Kitô nữa không?
Vào thời thánh Máccô viết sách Tin Mừng,
cũng có những Kitô hữu bi quan về Hội Thánh.
Hội Thánh ở Rôma chỉ là một thiểu số nhỏ nhoi
chịu bách hại dưới ách của bạo chúa Nêrô.
Liệu Hội Thánh có tồn tại và phát triển không
dưới sức mạnh hùng hậu của đế quốc?

Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta niềm lạc quan.
Ðó là hai dụ ngôn về Nước Thiên Chúa,
cũng là hai dụ ngôn về hạt giống.
Trong dụ ngôn thứ nhất, hạt giống được gieo xuống đất
là bắt đầu nảy mầm và lớn lên,
theo một tiến trình không gì ngăn cản nổi.
Trước hết mọc lên thành cây lúa, rồi trổ đòng đòng
và sau cùng thành bông lúa trĩu hạt.
Tự nó, hạt giống mang một sức sống mạnh mẽ.
Nó lớn lên cả đêm lẫn ngày,
chẳng cần con người can thiệp.
Có cái gì mầu nhiệm trong sự tăng trưởng này
khiến chính người gieo cũng không sao hiểu nổi.
Một cách âm thầm, chậm rãi nhưng vững vàng,
hạt lúa đạt đến kết quả mỹ mãn.

Dụ ngôn thứ hai lại cho thấy một sự tương phản.
Nước Thiên Chúa như một hạt cải nhỏ xíu,
vậy mà theo thời gian, nó mọc lên thành cây,
và cây này lớn hơn mọi thứ cây cỏ khác.
Hạt bé nhất lại cho cây lớn nhất.
Nước Trời khởi đầu bằng Ðức Giêsu
và một nhóm nhỏ môn đệ làm nghề chài lưới.
Sau hai mươi thế kỷ,
Kitô giáo đã lan khắp thế giới, đến với mọi dân tộc.
Tuy nhiên, Nước Trời chỉ đến trọn vẹn vào ngày cánh chung.

Thái độ ta phải có là kiên nhẫn chờ đợi.
Hạt giống nào cũng phải vùi sâu dưới đất,
và phải đương đầu với những khó khăn khi thành cây.
Có lúc ta thấy nó như bị chững lại hay suy thoái.
Có lúc ta sợ nó không đứng vững trước bão bùng.
Ðây là lúc ta phải sống niềm tin:
tin rằng Thiên Chúa sẽ đưa Nước Ngài đến thành tựu,
bất chấp những khiếm khuyết và cản trở của con người.
Ðừng nản chí mà ngừng gieo vãi hạt giống Lời Chúa,
dù nhiều khi chúng ta không thấy hạt giống lớn lên.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu,
xin thương nhìn đến Hội Thánh
là đàn chiên của Chúa.
Xin ban cho Hội Thánh
sự hiệp nhất và yêu thương,
để làm chứng cho Chúa
giữa một thế giới đầy chia rẽ.

Xin cho Hội Thánh
không ngừng lớn lên như hạt lúa.
Xin đừng để khó khăn làm chúng con chùn bước,
đừng để dễ dãi làm chúng con ngủ quên.

Ước gì Hội Thánh trở nên men
được vùi sâu trong khối bột loài người
để bột được dậy lên và trở nên tấm bánh.
Ước gì Hội Thánh thành cây to bóng rợp
để chim trời muôn phương rủ nhau đến làm tổ.

Xin cho Hội Thánh
trở nên bàn tiệc của mọi dân nước,
nơi mọi người được hưởng niềm vui và tự do.

Cuối cùng xin cho chúng con
biết xây dựng một Hội Thánh tuyệt vời,
nhưng vẫn chấp nhận cỏ lùng trong Hội Thánh.

Ước gì khi thấy Hội Thánh ở trần gian,
nhân loại nhận ra Nước Trời ở gần bên. Amen.
Lm. Antôn Nguễn Cao Siêu, S.J.


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
1 THÁNG HAI
Sức Mạnh Giấu Ẩn Trong Sự Bất Lực
Thiên Chúa hiện diện ở giữa mọi nền văn hóa của con người, bởi vì Ngài hiện diện nơi chính con người – là tạo vật mà Ngài đã dựng nên theo hình ảnh Ngài. Thiên Chúa không ngừng hiện diện nơi những ai – bằng kinh nghiệm và bằng cảm hứng của mình – đóng góp vào việc hình thành những giá trị, những tập tục và những cơ chế làm nên di sản văn hóa của toàn thế giới này.
Nhưng vị Vua Vinh Hiển còn muốn đi vào trong những nền văn hóa này bằng một cách thế trọn vẹn hơn nữa. Ngài muốn đi vào trong cung lòng của bất cứ ai sẵn sàng mở rộng để đón nhận Ngài: “Hỡi cửa đền, hãy cất cao lên! Cao lên nữa, hỡi cửa đền cổ kính, để Đức Vua vinh hiển ngự vào!” Trong biến cố dâng Đức Giêsu vào đền thờ, Thiên Chúa đã vào đền thánh của Ngài trong tư cách là “Vua Vinh Hiển”.
Nhưng – “Đức Vua vinh hiển đó là ai?” (Tv 24, 7 – 8). Lễ Dâng Chúa Giê-su Vào Đền Thờ trao cho chúng ta câu trả lời. Chúng ta nhìn ngắm Maria và Giu-se ẵm một hài nhi vào đền thờ Giê-ru-sa-lem. Hôm ấy là bốn mươi ngày sau biến cố hài nhi chào đời.
Và hai người đã trình diện hài nhi cho các tư tế trong đền thờ để chu toàn lề luật. Nhưng, với thái độ tuân phục ấy, hai người đang chu toàn một cái gì đó còn hơn cả lề luật. Mọi sấm ngôn thuở xưa giờ đây đang được hiện thực trọn vẹn, vì Maria và Giu-se đang mang vào đền thờ “ánh sáng của mọi dân tộc.”
Thiên Chúa đi vào đền thánh không phải trong tư cách của một đấng quyền lực mạnh mẽ, nhưng là trong dáng dấp của một em bé trên đôi cánh tay mẹ mình. Vua Vinh Hiển không đến trong uy phong lẫm liệt của nhân loại, không rình rang đình đám ồn ào. Ngài không gây giật gân, khiếp hãi. Ngài vào đền thờ vẫn với cung cách như khi Ngài vào thế giới: là một bé thơ. Ngài vào đền thờ trong lặng lẽ, nghèo hèn, và hiện diện với Ngài là những kẻ nghèo hèn và những người khôn ngoan.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Lời Chúa Trong Gia Đình
Dt 10, 32-39; Mc 4, 26-34

LỜI SUY NIỆM: “Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng giống như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào thì người ấy không biết.”
Khi Chúa Giêsu đưa ra hình ảnh sự nảy mầm của hạt giống trong lòng đất, giúp cho mỗi người chúng ta thấy được đối với Nước Trời luôn có sự sống liên tục, dưới con mắt của loài người thì không thể nhìn thấy sự phát triển của Nước Trời, nhưng Nước Trời thì luôn sống và luôn phát triển không ngừng cho đến một ngày nào đó con người sẽ nhận ra.
Lạy Chúa Giêsu. Chúng con đang sống trong một xã hội có sự chen lấn của sự dữ. Xin cho chúng con được đầy ơn lành của Chúa và vững tin vào ngày Nước Chúa sẽ hiển trị trên thế gian này.
Mạnh Phương


Hạnh Các Thánh
1 Tháng Hai

Thánh Ansgar
(801 - 865)


Thánh Ansgar sinh trưởng trong một gia đình quý phái gần Amiens, sau đó trở thành một tu sĩ dòng Biển Ðức ở Corbie. Ba năm sau, ngài tháp tùng Vua Harold của Ðan Mạch trở về nước sau thời gian lưu đầy và ngài đã phát động công cuộc truyền giáo ở đây. Tuy nhiên không đạt được những thành quả đáng kể. Vua Bjorn của Thụy Ðiển xin các nhà truyền giáo đến hoạt động, và Thánh Ansgar đã đến đây, phải chịu đau khổ vì nạn hải tặc và những gian truân trên đường. Ngài thành lập Giáo Hội Kitô Giáo đầu tiên ở Thụy Ðiển. Chưa đầy hai năm sau, ngài được gọi về để làm tu viện trưởng ở New Corbie và là Ðức Giám Mục đầu tiên của Hamburg. Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô IV đặt ngài làm Ðại Diện Tòa Thánh ở các quốc gia Scandinavia. Sau khi hoàng đế Louis từ trần, ngân quỹ giúp đỡ cho công cuộc tông đồ miền bắc chấm dứt. Và sau 13 năm gầy dựng Hamburg, Thánh Ansgar phải chứng kiến cảnh tàn lụi của giáo phận khi giặc Northmen xâm lăng vào năm 845; nước Thụy Ðiển và Ðan Mạch lại trở về ngoại giáo.

Khoảng năm 848, ngài được bổ nhiệm là Ðức Tổng Giám Mục của Bremen, và Ðức Giáo Hoàng Nicôla I đã sát nhập Hamburg vào làm một với Bremen. Bởi đó, Thánh Ansgar lại trở lại Thụy Ðiển và Ðan mạch để phát động công cuộc truyền giáo khác và đã thành công trong việc hoán cải Erik, Vua của Jutland.

Nhật ký của Thánh Ansgar để lại cho thấy ngài là một người thuyết giảng phi thường, là một linh mục khiêm tốn và khổ hạnh. Ngài tận tuỵ với người nghèo và người đau yếu, noi gương Ðức Kitô trong việc rửa chân và phục vụ tha nhân. Ngài từ trần cách êm ái ở Bremen, nước Ðức, mà không đạt được ước nguyện là được tử đạo.

Sau khi ngài từ trần, cả vùng Scandinavia lại rơi vào tay ngoại giáo mãi cho đến hai thế kỷ sau. Tên của ngài có khi còn được viết là Anskar.

Trích từ NguoiTinHuu.com


1 Tháng Hai

    Rừng Mắm

    Trong một chuyện ngắn mang tựa đề "Rừng Mắm", cố văn sĩ Bình Nguyên Lộc đã giải thích về ích lời của cây mắm qua mẩu đối thoại sau đây giữa hai ông cháu:

    - Cây mắm sao con không nghe nói đến bao giờ?

    - Con không nghe nói vì cây mắm không dùng được để làm gì hết, cho đến làm củi chụm lửa cũng không được nữa là.

    - Vậy trời sinh nó làm chi mà vô ích dữ vậy ông nội, lại sinh ra hằng hà sa số như là cỏ vậy?

    Bờ biển này mỗi năm được phù sa bồi thêm cho rộng ra hàng mấy ngàn thước, phù sa là đất bùn mềm lũn và không bao giờ thành đất thịt để ta hưởng nếu không có rừng mắm mọc trên đó cho chắc đất. Một mai kia, cây mắm sẽ ngã rạp, giống tràm sẽ nối ngôi mắm. Rồi sau mấy đời tràm, đất sẽ thuần, cây ăn trái mới mọc được. Thấy thằng cháu nội ngơ ngác chưa hiểu, Ông cụ vịn vai nó nói tiếp: "Ông với tía, má con là cây mắm, chân giam trong bùn. Ðời con là tràm, chân vẫn còn lắm bùn chút ít, nhưng đất đã gần thuần rồi. Con cháu của con sẽ là xoài, mít, dừa, cau. Ðời cây mắm tuy vô ích nhưng không uổng đâu con".

    Mỗi lần nhìn lại thời gian đã qua, chúng ta thường tự hỏi: "Tôi đã làm gì được cho tôi, cho quê hương, cho Giáo Hội?". Y?nghĩ về sự vô tích sự của mình có thể tạo nên trong tâm hồn chúng ta mỗi chua xót, đắng cay, thất vọng.

    Chúng ta hãy nhìn lại của đất phù sa và cây mắm trong câu chuyện trên đây. Cần phải có cây mắm, đất phù sa mới trở thành đất thịt, để rồi từ đó cây tràm và các laọi câu khác mới có thể mọc lên.

    Mỗi một người sinh ra trên cõi đời này, dù tàn tật, dù dốt nát và xấu xa đến đâu, cũng có thể là một thứ cây mắm, cây tràm để cho đất đai trở thành màu mỡ, nhờ đó những cây ăn trái mới có thể vươn lên.

    Ước gì ý nghĩa ấy giúp chúng ta có một cái nhìn lạc quan hơn về quá khứ, về chính bản thân của chúng ta. Trong Tình Yêu Quan Phòng của Chúa, mỗi người đều có một chỗ đứng trong lịch sử nhân loại và đều có một giá trị bổ túc cho những thiếu sót của người khác.

    Với ý nghĩ ấy, còn tâm tình nào xứng hợp hơn trong giây phút này cho bằng tri ân, cảm mến đối với Thiên Chúa Tình Yêu? Cảm tạ Ngài đã tạo dựng nên chúng ta, cảm tạ ngài đã ban chúng ta được phục vụ Ngài, cảm tạ Ngài đã cho chúng ta được hữu dụng trong Tình Yêu Quan Phòng của ngài.

    Trích sách Lẽ Sống