Trang

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

MARCH 01, 2014 : SATURDAY OF THE SEVENTH WEEK IN ORDINARY TIME

Saturday of the Seventh Week in Ordinary Time
Lectionary: 346

Reading 1JAS 5:13-20
Beloved:
Is anyone among you suffering?
He should pray.
Is anyone in good spirits?
He should sing a song of praise.
Is anyone among you sick?
He should summon the presbyters of the Church,
and they should pray over him
and anoint him with oil in the name of the Lord.
The prayer of faith will save the sick person,
and the Lord will raise him up.
If he has committed any sins, he will be forgiven.

Therefore, confess your sins to one another
and pray for one another, that you may be healed.
The fervent prayer of a righteous person is very powerful.
Elijah was a man like us;
yet he prayed earnestly that it might not rain,
and for three years and six months it did not rain upon the land.
Then Elijah prayed again, and the sky gave rain
and the earth produced its fruit.

My brothers and sisters,
if anyone among you should stray from the truth
and someone bring him back,
he should know that whoever brings back a sinner
from the error of his way will save his soul from death
and will cover a multitude of sins.
Responsorial Psalm PS 141:1-2, 3 AND 8
R. (2a) Let my prayer come like incense before you.
O LORD, to you I call; hasten to me;
hearken to my voice when I call upon you.
Let my prayer come like incense before you;
the lifting up of my hands, like the evening sacrifice.
R. Let my prayer come like incense before you.
O LORD, set a watch before my mouth,
a guard at the door of my lips.
For toward you, O God, my LORD, my eyes are turned;
in you I take refuge; strip me not of life.
R. Let my prayer come like incense before you.
Gospel MK 10:13-16
People were bringing children to Jesus that he might touch them,
but the disciples rebuked them.
When Jesus saw this he became indignant and said to them,
“Let the children come to me; do not prevent them,
for the Kingdom of God belongs to such as these.
Amen, I say to you,
whoever does not accept the Kingdom of God like a child
will not enter it.”
Then he embraced the children and blessed them,
placing his hands on them.


Meditation: "Receive the kingdom of God like a child"

Do you seek to help others draw near to the Lord Jesus? The parents who brought their children to Jesus wanted Jesus to lay his hands upon them. They knew of the healing power, both physical and spiritual, which came from Jesus' touch. Jesus, in turn, rebuked his disciples for hindering the children from coming. No doubt the disciples wanted to shield Jesus from the nuisance of noisy children. But Jesus delighted in the children and demonstrated that God's love has ample room for everyone. No one is unimportant to God. He comes to each person individually that he might touch them with his healing love and power. Do you show kindness, interest, and care for the youth you encounter in your neighborhood, home, and church? And do you pray for young people that they may come to know the love of Jesus Christ and grow in wisdom and maturity as his disciples?
Why does Jesus say that we must receive the kingdom of God like a child (Mark 10:15)? In the ancient world children were at the bottom of the social ladder. They had no rights or privileges of their own and they had no means or resources to care for themselves. They were totally dependent on their parents for everything they needed. Scripture teaches us that we are totally dependent on God as our eternal Father and Provider. We owe our very existence to him because he is the Creator, Author, and Sustainer of life. We could not find our way to God if he did not first seek us out and draw us to himself. That is why the Father in heaven sent his only begotten Son, the Lord Jesus, to show us the way to the Father.
The Lord Jesus came to set us free from slavery to sin, Satan, and death, and to adopt us as children of God – his beloved sons and daughters. Jesus taught his disciples to not only honor and respect God as our eternal Father, but to trust in him with great confidence for everything we need – just as children naturally trust in their parents for all that they need. God gives generously to those who put their trust in him, who approach him with child-like simplicity and humility, and with expectant faith that he will treat them as a loving and merciful Father rather than a cold and stern judge or tyrant. Do you trust your heavenly Father to give you what you need to live as his son or daughter?
Our great privilege and responsibility is to live as true and faithful sons and daughters of God and as loyal citizens and ambassadors of his heavenly kingdom. And our chief responsibility is to pass on the faith, wisdom, and gifts which we have received from God to our young people and to those who do not yet know God that they may find true joy and everlasting life in the Lord Jesus Christ. Are you ready and eager to pass on your faith and experience of God's action in your life to others, especially to the young who need guidance, encouragement, and the godly example and witness of those who have discovered the true source of happiness in knowing, loving, and serving God?
"Lord Jesus, may we never hinder our youth from coming to you to receive your blessing, help, and abundant life. Make our youth strong in faith, hope, and love that they may find true joy and fulfillment in following you as their Lord and Savior. And as we grow with age, may we never lose that child-like simplicity and humility which draws us ever deeper into your loving presence."


Children of the Kingdom
Saturday of the Seventh Week in Ordinary Time


Father Edward Hopkins, LC
Mark 10:13-16
People were bringing little children to Jesus in order that he might touch them; and the disciples spoke sternly to them. But when Jesus saw this, he became indignant and said to them, "Let the little children come to me; do not stop them; for it is to such as these that the kingdom of God belongs. Truly I tell you, whoever does not receive the kingdom of God as a little child will never enter it." And he took them up in his arms, laid his hands on them, and blessed them.
Introductory Prayer:Lord, I believe in your love and care for me and for my family. I believe that you call me to help protect, guide and inspire innocence and holiness in others. I trust that you will show me how to do this better. I love you, Lord, for the purity of your love, and I wish to love you with the fullness and innocence of my baptismal faith.
Petition: Lord Jesus, restore my innocence so I can draw nearer to you.
1. Two Visions: Again the poor disciples seem to miss the point, so Jesus sternly speaks to them: “Do not stop them!” Today many of us also fail to understand, and by our lack of understanding we prevent children from coming to Jesus. We think there are so many important activities for them to do—they need to keep up with the other kids, they need to compete, they need to do what they want—and the world heartily agrees. “Let the little children come to ‘me,’” it says with the raspy voice of a wolf in sheep’s clothing. Only Jesus has the courage to insist, “Bring them to me, now.” Why is Jesus so anxious to touch, bless, teach and receive these children? Might it be that this is the critical age for them to know and love him as a friend? Do I do enough to let this happen, or do the customs of the world dwarf my efforts? To whom should my efforts belong?
2. “To Such as These” We all struggle to “enter the Kingdom” every day. We tend to be impatient to grow up and be independent. But then, as adults, we wish we had the innocence and simple lives of children, so better to love God. What has become of our innocence? We now know good and evil, and evil makes its presence felt, like the ring carried by Frodo in The Lord of the Rings. Is innocence worth preserving? Is it possible to recover? Our Lord suggests “yes” to both questions. If I desire to fight for the Kingdom, my battle should start by defending innocence, the only door to the Kingdom. Do I fight for it at home, in the media, on the Internet, at school, in the neighborhood, at work?
3. Receiving the Kingdom: “Whoever does not receive the kingdom of God as a little child” applies to me each day of my life. Now, the grace of baptism does not disappear. It is renewed each time I pray, each time I offer God my life and day, and each time I prayerfully listen to his Word speak to me. So also, each time I gaze upon Jesus through the eyes of Mary with a rosary in hand, and each time I thank God for his many blessings. The more I experience Christ in the sacraments of the Eucharist and reconciliation, the more powerfully he renews this grace of receiving the Kingdom. The one common condition—that I trust like a little child—is the act of faith through which I enter in contact with the King. Innocence can be recovered and restored, but not without a childlike faith. How deliberately do I exercise this rejuvenating faith? Do I desire that Jesus take me up in his arms, lay his hands on me, and bless me each day?
Conversation with Christ: Dear Lord, renew my relationship with you. Make it as simple and sincere as that of a child. Renew my innocence as I strive to love you without pride or vanity. Increase my faith, as total and pure as when I was a child, so that I can live my baptism to the full.
Resolution: I will commit to fight for innocence in a more practical way: control the use of Internet or TV at home, get my children involved in a faith/virtue program, pray with them at night, take my family to confession, study Blessed Pope John Paul II’s Theology of the Body, find a chastity program for young adolescents, etc.

SATURDAY, MARCH 1, MARK 10:13-16
(James 5:13-20; Psalm 141)

KEY VERSE: "Let the children come to me; do not prevent them, for the kingdom of God belongs to such as these" (v 14).
READING: Jesus told his disciples that they must serve the simple and lowly ones of the Christian community (Mk 9:36-37). He warned them that grave punishment awaited those that gave scandal to these "little ones" (v 41-50). When some people brought their children to Jesus so that he could bless them, his disciples rebuked the parents for being a nuisance. Jesus was indignant at their insensitive behavior. He told his followers that it was only the childlike who were worthy to enter God's reign. He wanted to encourage his followers to be receptive to the powerless, rather than seeking power for themselves. Just as children are dependent on their parents to provide for their needs, Jesus’ disciples must humbly relying upon God with trust and love. These were the attributes they needed if they desired to enter God's reign.
REFLECTING: Are there hurting children in my life who need my loving embrace? 
PRAYING: Lord Jesus, bless me as your little child.
OPTIONAL MEMORIAL OF THE BLESSED VIRGIN MARY

Chapter V of the Directory on Popular Piety and the Liturgy, issued by the Holy See in December 2001, describes the Church's traditional dedication of Saturday to the Virgin Mary. "Saturdays stand out among those days dedicated to the Virgin Mary. These are designated as memorials of the Blessed Virgin Mary" (218). The chapter also describes the importance of Mary, the Mother of Jesus, in Catholic devotional life, including the Liturgy, and includes reflections on popular devotions to Mary, her feast days, and the Rosary. See the complete document on
Vatican web site (www.vatican.va) Directory on Popular Piety and the Liturgy.

MINUTE MEDITATIONS
Following His Lead
Whatever plans you have for me, Father, may I always be open to whatever your will is for my life and be able to accept the grace to follow wherever you lead me. I ask this in Jesus name, Amen.
— from Stories of Jesus 


March 1
St. David of Wales
(d. 589?)

David is the patron saint of Wales and perhaps the most famous of British saints. Ironically, we have little reliable information about him.
It is known that he became a priest, engaged in missionary work and founded many monasteries, including his principal abbey in southwestern Wales. Many stories and legends sprang up about David and his Welsh monks. Their austerity was extreme. They worked in silence without the help of animals to till the soil. Their food was limited to bread, vegetables and water.
In about the year 550, David attended a synod where his eloquence impressed his fellow monks to such a degree that he was elected primate of the region. The episcopal see was moved to Mynyw, where he had his monastery (now called St. David's). He ruled his diocese until he had reached a very old age. His last words to his monks and subjects were: "Be joyful, brothers and sisters. Keep your faith, and do the little things that you have seen and heard with me."
St. David is pictured standing on a mound with a dove on his shoulder. The legend is that once while he was preaching a dove descended to his shoulder and the earth rose to lift him high above the people so that he could be heard. Over 50 churches in South Wales were dedicated to him in pre-Reformation days.


Comment:

Were we restricted to hard manual labor and a diet of bread, vegetables and water, most of us would find little reason to rejoice. Yet joy is what David urged on his brothers as he lay dying. Perhaps he could say that to them—and to us—because he lived in and nurtured a constant awareness of God’s nearness. For, as someone once said, “Joy is the infallible sign of God’s presence.” May his intercession bless us with the same awareness!
Patron Saint of:

Poets
Wales

LECTIO DIVINA: MARK 10,13-16
Lectio: 
 Saturday, March 1, 2014  
Ordinary Time

1) OPENING PRAYER
Father,
keep before us the wisdom and love
you have revealed in your Son.
Help us to be like him
in word and deed,
for he lives and reigns with you and the Holy Spirit,
one God, for ever and ever. Amen.
2) GOSPEL READING - MARK 10,13-16
People were bringing little children to Jesus, for him to touch them. The disciples scolded them, but when Jesus saw this he was indignant and said to them, 'Let the little children come to me; do not stop them; for it is to such as these that the kingdom of God belongs. In truth I tell you, anyone who does not welcome the kingdom of God like a little child will never enter it.' Then he embraced them, laid his hands on them and gave them his blessing.
3) REFLECTION
• The Gospel of two days ago indicated the advice of Jesus concerning the relationship of the adults with little ones and with the excluded (Mk 9, 41-50). Yesterday’s Gospel indicated the advice on the relationship between man and woman, husband and wife (Mk 10, 1-12). Today’s Gospel indicates the advice on the relationship between parents and sons. Jesus asked for the greatest acceptance for the little ones and the excluded. In the relationship man-woman, he asked for the greatest equality. Now, with the sons and their mother, he asks for the greatest tenderness.
• Mark 10, 13-16: Receive the Kingdom like a child. People brought little children to him, for him to touch them. The disciples wanted to prevent this. Why? The text does not say it. Perhaps because according to the ritual norms of the time, the small children with their mothers lived almost constantly the legal impurity. To touch them meant to become impure! If they touched Jesus, he would become impure! But Jesus does not feel uncomfortable with this ritual norm of legal purity. He corrects the disciples and welcomes the mothers with the children. He touches them, embraces them saying: “Let the little children come to me, do not stop them: for it is to such as these that the Kingdom of God belongs”. And he comments: “In truth I tell you, anyone who does not welcome the Kingdom of God like a little child will never enter it”. And then Jesus embraces the children and blesses them, and laid his hands on them. What does this phrase mean? (a) The children receive everything from their parents. They cannot merit what they receive, but live from gratuitous love. (b) The parents receive the children as a gift from God and take care of them with the greatest possible love. The concern of the parents is not to dominate the children, but to love them, educate them in a way in which they can grow and be fulfilled!
• A sign of the Kingdom: To welcome the little ones and the excluded. There are many signs of the acting presence of the Kingdom in the life and the activity of Jesus. One of these is the way of welcoming, of accepting the little ones and the children:
a) To welcome them and not scandalize them. One of the hardest words of Jesus was against those who cause scandal to the little ones, that is, who are the reason so that the little ones no longer believe in God. For them it is better to have a millstone hung round their neck and be thrown into the sea (Mk 9, 42; Lk 17, 2; Mt 18, 6).
b) To identify oneself with the little ones. Jesus embraces the little ones and identifies himself with them. Anyone who receives a child, “receives me” (Mk 9, 37). “And as long as you did this to one of the least of these brothers of mine, you did it to me”. (Mt 25, 40).
c) To become like children. Jesus asks the disciples to become like children and to accept the Kingdom as they do. Otherwise it is not possible to enter into the Kingdom (Mk 10, 15; Mt 18, 3; Lk 9, 46-48). He makes the children teachers of adults! And that is not normal. Generally, we do the contrary.
d) To defend the right that children have to shout and yell. When Jesus, entering into the Temple, turned over the tables of the money changers, the children were those who shouted the most: “Hosanna to the Son of David!” (Mt 21, 15). Criticized by the high priests and by the Scribes, Jesus defends them and in defending them he recalls the Scriptures (Mt 21, 16).
e) To be pleasing for the Kingdom present in little children. Jesus’ joy is great, when he perceives that the children, the little ones, understand the things of the Kingdom which he announced to the people“. “I bless you, Father!” (Mt 11, 25-26). Jesus recognizes that the little ones understand the things of the Kingdom better than the doctors!
f) To welcome, accept and take care. Many are the little children and the young whom Jesus accepts, takes care of and raises from the death: the daughter of Jairus, she was 12 years old (Mk 5, 41-42), the daughter of the Canaanite woman (Mk 7, 29-30), the son of the widow of Nain (Lk 7, 14-15), the epileptic boy (Mk 9, 25-26), the son of the Centurion (Lk 7, 9-10), the son of the public officer (Jn 4, 50), the boy with the five loaves of bread and two fish (Jn 6, 9).
4) PERSONAL QUESTIONS
• In our society and in our community, who are the little ones and the excluded? How do we welcome and accept them?
• In my life, what have I learnt from children concerning the Kingdom of God?
5) CONCLUDING PRAYER
Yahweh, I am calling, hurry to me,
listen to my voice when I call to you.
May my prayer be like incense in your presence,
my uplifted hands like the evening sacrifice. (Ps 141,1-2)


01-03-2014 : THỨ BẢY TUẦN VII MÙA THƯỜNG NIÊN năm chẵn

01/03/2014
Thứ Bảy Tuần VII Mùa Thường Niên Năm chẵn


BÀI ĐỌC I: Gc 5, 13-20
"Lời cầu nguyện của người công chính rất linh nghiệm".
Trích thư của Thánh Giacôbê Tông đồ.
Anh em thân mến, ai trong anh em buồn sầu, người đó hãy cầu nguyện. Còn ai hân hoan, người đó hãy ca hát thánh vịnh. Ai trong anh em ốm đau ư? Hãy mời các trưởng lão giáo hội đến, để các ngài cầu nguyện và nhân danh Chúa xức dầu cho người đó. Lời cầu nguyện phát xuất tự lòng tin sẽ cứu được bệnh nhân và Chúa sẽ cho người đó được bình phục; và nếu người đó mắc tội, thì sẽ được tha. Vậy anh em hãy thú tội với nhau và cầu nguyện cho nhau để anh em được cứu độ, vì lời cầu nguyện của người công chính rất linh nghiệm. Elia là con người đau khổ giống như chúng ta, thế mà ông kiên tâm cầu nguyện để trời đừng có mưa, và trời đã không mưa trong ba năm sáu tháng. Rồi ông lại cầu nguyện, và trời đổ mưa, đất trổ sinh hoa quả.
Anh em thân mến, nếu ai trong anh em lạc đường chân lý, và có kẻ làm cho người đó trở lại, thì người ấy hãy biết rằng: kẻ làm cho người tội lỗi bỏ đường lầm lạc mà trở lại, sẽ cứu linh hồn người tội lỗi khỏi chết, và che lấp được nhiều tội lỗi. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 140, 1-2. 3 và 8
Đáp: Xin cho lời con nguyện bay lên Chúa như hương trầm (c. 2a).
Xướng: 1) Lạy Chúa, con kêu lên Chúa, xin mau chóng phù trợ con, nguyện nghe tiếng con, lúc con kêu cầu Chúa. Xin cho lời con nguyện bay lên Chúa như hương trầm, tay con giơ lên thành như của lễ lúc chiều hôm. - Đáp.
2) Lạy Chúa, xin đặt quân gìn giữ miệng và lính canh gác gần cửa môi con. Ôi lạy Chúa, con mắt con hướng nhìn về Chúa, con tìm nương tựa nơi Ngài, xin đừng huỷ mạng sống con. - Đáp.
ALLELUIA: Ga 15, 15b
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết. - Alleluia.

PHÚC ÂM: Mc 10, 13-16
"Ai không đón nhận nước Thiên Chúa như trẻ nhỏ, sẽ không được vào nước đó".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, người ta đưa những trẻ nhỏ đến cùng Chúa Giêsu để Người đặt tay trên chúng, nhưng các môn đệ khiển trách họ. Thấy vậy, Chúa Giêsu bất bình và bảo các ông rằng: "Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng Thầy, đừng ngăn cản chúng, vì nước Thiên Chúa là của những người giống như chúng. Thầy bảo thật các con: Ai không đón nhận nước Thiên Chúa như trẻ nhỏ, sẽ không được vào nước đó". Rồi Người ôm chúng, đặt tay ban phép lành cho chúng. Đó là lời Chúa.


SUY NIỆM : Thương yêu trẻ em
Ðức Giáo Hoàng Piô X khi nhậm chức Giám mục giáo phận Mantova, Ngài đã nghĩ đến người mẹ hiền và trở về thăm mẹ như để nói lên lòng biết ơn. Trong câu chuyện thân mật với mẹ, Ngài vừa nói vừa khoe chiếc nhẫn Giám mục của mình: "Mẹ xem chiếc nhẫn Giám mục của con có đẹp không?" Người mẹ mỉm cười đưa chiếc nhẫn cũ kỹ trên bàn tay đầy vết nhăn cho con xem và nói: "Nếu không có chiếc nhẫn này, thì đâu có chiếc nhẫn Giám mục của con".
Thật thế, nếu cha mẹ không để tâm giáo dục con cái, làm sao chúng có thể nên người, nhất là nên người con của Chúa được.
Tin mừng hôm nay cho chúng ta thấy những cha mẹ tìm cách đem con cái đến với Chúa Giêsu để xin Ngài đặt tay và chúc lành cho chúng. Chúa Giêsu rất thương mến trẻ em, Ngài tỏ ra không hài lòng vì các Tông đồ ngăn cản không cho các cha mẹ đem các trẻ em đến với Ngài. Trái ngược với quan niệm coi khinh trẻ em của các tác giả đạo đức Do Thái, Chúa Giêsu đề cao trẻ em như kiểu mẫu đón nhận Nước Trời: "Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như một trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào". Nơi khác, Ngài bảo vệ trẻ em một cách quyết liệt: "Ai làm cớ cho một trong những trẻ nhỏ này sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà quăng xuống biển còn hơn".
Cha mẹ là những người cộng tác với Thiên Chúa trong việc sinh dưỡng và giáo dục con cái, để chúng được hạnh phúc đời này, nhất là được hạnh phúc đời sau. Tuy nhiên, có những cha mẹ chỉ lo làm giàu, chứ không quan tâm xây dựng đạo đức cho con cái, cũng có những cha mẹ khoán trắng việc giáo dục đức tin của con cái cho các vị lãnh đạo tinh thần và thiêng liêng, mà quên rằng đó là nhiệm vụ trước tiên của cha mẹ do Bí tích Hôn phối và tình thương yêu đòi buộc. Con cái sống trong gia đình nhiều hơn các nơi khác, và cha mẹ cũng hiểu biết tính tình con cái hơn bất cứ ai khác, đó là những thuận lợi để cha mẹ góp phần vào việc giáo dục con cái.
Nhưng để có thể giáo dục con cái một cách hiệu quả, cha mẹ phải lo trau dồi kiến thức, cách riêng về tôn giáo, và sống đạo gương mẫu, sao cho con cái thực sự là nguồn hạnh phúc của gia đình và là triều thiên của chính cha mẹ.
Xin Chúa chúc lành cho tất cả các cha mẹ. Xin Ngài soi sáng để các cha mẹ hiểu biết và yêu mến Chúa nhiều hơn, đồng thời nhiệt tâm giáo dục con cái và dẫn đưa chúng đến với Chúa.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)


Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần 7 TN2, Năm chẵn
Bài đọc: Jam 5:13-20; Mk 10:13-16.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Tin tưởng và phó thác cuộc đời cho Thiên Chúa.
Chúng ta lo lắng quá nhiều trong cuộc sống: bệnh tật, việc làm, gia đình, con cái; nhưng chúng ta có lo lắng cũng chẳng giải quyết được gì cả, vì chúng ở ngoài tầm tay của chúng ta. Nhiều người lo lắng quá mất ngủ hay sinh bệnh tật; kẻ khác lo lắng quá nên tối ngày cằn nhằn người phối ngẫu hay con cái, làm mất cả hạnh phúc gia đình.

Các bài đọc hôm nay dạy chúng ta tin tưởng và phó thác cuộc đời cho Thiên Chúa như trẻ thơ tin tưởng và phó thác cuộc đời trong tay cha mẹ của chúng. Trong bài đọc I, thánh Giacôbê khuyên các tín hữu những điều cần làm trong khi vui cũng như lúc buồn, khi khỏe mạnh cũng như lúc đau yếu, nhất là biết cộng tác với Thiên Chúa trong việc đưa những người xa chân lý trở về với Ngài. Trong Phúc Âm, các môn đệ vì quá lo lắng cho Chúa Giêsu không có giờ nghỉ ngơi, nên xua đuổi các trẻ khi chúng đến với Chúa Giêsu. Ngài bảo các ông hãy cứ để các trẻ nhỏ đến với Ngài, vì Nước Trời là của những ai biết cư xử giống như chúng.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Tin tưởng nơi sự quan phòng của Thiên Chúa.
1.1/ Những điều quan trọng người tín hữu cần làm: Thánh Giacôbê liệt kê 3 điều quan trọng người tín hữu cần làm.
(1) Cầu nguyện khi đau khổ và đau yếu: “Ai trong anh em đau khổ ư? Người ấy hãy cầu nguyện... Ai trong anh em đau yếu ư? Người ấy hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến; họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa.” Giáo Hội Công Giáo dựa vào câu này để lập phép Xức Dầu Thánh. Linh mục được mời sẽ xức dầu trên trán và hai tay của bệnh nhân, và cầu nguyện cho bệnh nhân được phục hồi sức khỏe. Dĩ nhiên, không phải cứ xức dầu là khỏi bệnh. Bệnh nhân phải biết tuân theo ý Chúa: nếu Ngài muốn để cho sống, Ngài sẽ cho phục hồi sức khỏe; nếu Ngài muốn cất về, xin cho được hưởng Nhan Thánh Chúa.
Thánh Giacôbê nhấn mạnh đến cả bệnh phần xác: “Lời cầu nguyện do lòng tin sẽ cứu người bệnh; người ấy được Chúa nâng dậy,” và bệnh phần hồn: “Nếu người ấy đã phạm tội, thì sẽ được Chúa thứ tha.”
(2) Hát thánh ca khi vui vẻ để tạ ơn Thiên Chúa: Thánh Phaolô cũng khuyên các tín hữu nên hát thánh ca, thánh thi, cùng thánh vịnh (Eph 5:19; Col 3:16). Mục đích là để ngợi khen và cảm tạ những ơn lành đã nhận được từ Thiên Chúa.
(3) Thú tội với nhau: “Anh em hãy thú tội với nhau và cầu nguyện cho nhau để được cứu thoát. Vì lời cầu xin tha thiết của người công chính rất có hiệu lực.” Dòng Đa-minh có giờ các tu sĩ thú tội và sửa lỗi cho nhau trong tình huynh đệ. Nếu được làm đúng cách và với tinh thần khiêm nhường, việc làm này sẽ giúp thăng tiến bản thân và cộng đoàn.
1.2/ Cộng tác với Thiên Chúa để đưa anh em lạc xa chân lý trở về: Đây có lẽ là điều quan trọng thứ hai sau việc mưu cầu ơn cứu độ cho chính mình. Thánh Giacôbê cho chúng ta một phần thưởng quan trọng của việc làm này: “Kẻ nào làm cho một tội nhân bỏ đường lầm lạc mà trở về, thì cứu được linh hồn ấy khỏi chết và che lấp được muôn vàn tội lỗi của mình.” Tội lỗi ai cũng phạm; xưng thú tội lỗi sẽ được Thiên Chúa tha thứ; nhưng để đền bù các hậu quả của tội, chúng ta cần đưa nhiều anh/chị/em về với Ngài. Càng giúp đưa các linh hồn trở về với Thiên Chúa càng nhiều, chúng ta càng được giảm bớt các vạ do tội lỗi của chúng ta mang lại.
2/ Phúc Âm: Tin tưởng Thiên Chúa như trẻ thơ tin vào cha mẹ chúng.
2.1/ Vấn đề với con trẻ: Không phải chỉ có các môn đệ ngăn cản trẻ thơ đến với Chúa Giêsu; nhưng có rất nhiều các cặp vợ chồng ngày nay hay than phiền là không muốn có con, hay chỉ muốn có 2, 3 con. Một số lý do họ nêu ra:
(1) Sợ con trẻ gây phiền hà: Người lớn hôm nay sợ trẻ con hàn nhà làm họ phải thu dọn tối ngày, họ sợ con trẻ ồn ào làm mất sự yên tĩnh, sợ chúng khóc đêm làm mất giấc ngủ, sợ chúng phá phách làm hư hại đồ dùng trong nhà.
(2) Sợ phải săn sóc con trẻ: Con trẻ không tự săn sóc chúng, mà chỉ trông cậy hoàn toàn vào người lớn. Nhiều cặp vợ chồng sợ phải tốn thời gian để chăm sóc trẻ em sẽ không còn giờ lo cho bản thân họ.
(3) Những ngụy biện của con người ngày nay để không có nhiều con trẻ: Sinh nhiều quá lấy chỗ đâu mà sống; khả năng tài chánh không có để lo cho con; sợ con trẻ hư, nên thà đừng có tốt cho chúng hơn.
Đàng sau những lý do này là chủ nghĩa cá nhân và tính ích kỷ. Con người hôm nay sợ phải tốn thời gian săn sóc và dạy dỗ con trẻ, sẽ không còn giờ để săn sóc mình và đi đây đó. Họ sợ sinh con vóc dáng sẽ xấu đi. Họ sợ tốn tiền cho con sẽ không còn thời giờ lo cho mình.
2.2/ Các đức tính của con trẻ: Trước hết, chúng ta thử tìm hiểu những đức tính của trẻ thơ có, rồi áp dụng chúng vào những người đi tìm Nước Thiên Chúa. Chúng ta chỉ xét tới trường hợp chung của trẻ thơ, chứ không để ý tới trường hợp những trẻ thơ ngoại lệ.
(1) Thành thật: Trẻ thơ thấy sao nói vậy, chúng không dấu và không sợ ai buồn lòng. Tục ngữ Việt-nam có câu: “đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ.” Câu này có nghĩa khi đi ra đường, một người cần hỏi kinh nghiệm của người già; nhưng khi về nhà, một người hỏi trẻ em là biết hết những gì đã xảy ra. Chúa Giêsu cũng dạy chúng ta phải có đức tính này trong các mối liên hệ: “Có thì nói có, không thì nói không; thêm bớt điều gì là do ác quỉ gây nên.”
(2) Khiêm nhường: Trẻ thơ biết chúng không biết nên rất ham học hỏi tìm tòi. Chúng rất hay hỏi mà không sợ người khác cười nhạo vì những câu hỏi ngớ ngẩn. Chúng xấu hổ khi người khác khen ngợi. Chúng rất dễ hòa đồng với người khác và làm bạn mau chóng, chỉ cần thả chúng xuống nhà ai khoảng thời gian ngắn là chúng có thể chơi chung với nhau rồi. Người lớn thường đối xử với nhau khác, họ cần phải biết gia thế người khác và phải mất thời gian khá lâu để trở thành bạn.
(3) Vâng lời: Trẻ em rất dễ vâng lời. Cha mẹ, anh chị, các thầy cô, và người lớn nói sao, chúng làm như vậy. Chúng không tranh luận cãi lại, cũng chẳng tìm hiểu lý do tại sao phải làm như vậy. Người lớn không hành động như thế, họ luôn tìm hiểu lý do phải làm, và nhiều khi còn tìm những lý do để không phải làm.
(4) Tin tưởng: Trẻ thơ rất tin tưởng nơi cha mẹ, nhưng không dễ tin người ngoài. Đối với chúng, cha mẹ nói gì, chúng tin là có. Thiên Chúa muốn chúng ta đặt trọn vẹn tin tưởng nơi Ngài; tất cả những Ngài đã nói, sẽ xảy ra; và những gì Ngài đã hứa, Ngài sẽ ban cho con người.
(5) Yêu mến: Trẻ thơ không biết hận thù, chúng yêu mến cha mẹ và những người làm ơn cho chúng. Nếu chúng có giận dỗi, chúng sẽ làm hòa mau chóng vì chúng rất dễ quên. Người lớn không dễ dàng tha thứ. Có những mối hận họ sẽ không bao giờ quên, và để được tha thứ, họ đòi nhiều điều kiện.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
Tất cả những đức tính trên đây của trẻ thơ Chúa Giêsu đòi chúng ta cần có trong mối liên hệ với Thiên Chúa và với tha nhân để được vào Nước Trời. Điều quan trọng giúp chúng ta có thể làm được là chúng ta phải nhìn ra được tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa. Sợ bị thiệt hại và sợ nguy hiểm là những lý do khiến chúng ta dè dặt trong cách giao tiếp; nhưng một khi chúng ta biết có một Người luôn quan tâm và bảo vệ, chúng ta sẽ không sợ hãi và tin tưởng hơn trong cách đối xử với tha nhân.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP


Mc 10,13-16

A. Hạt giống...
1. Lý do khiến người ta đem trẻ nhỏ đến với Chúa Giêsu là để Ngài chúc lành cho chúng ("đặt tay trên chúng").
2. Lý do khiến các môn đệ khiển trách họ là vì thời đó người do thái coi khinh trẻ nhỏ (do chúng chưa biết Luật). Trẻ nhỏ bị coi là hạng còn ở ngoài lề xã hội.
3. Phản ứng của Chúa Giêsu dạy cho các môn đệ bài học mở rộng vòng tay đón tiếp tất cả mọi người, không loại bỏ bất cứ ai.
4. Chúa còn bảo người lớn phải có tâm thế của trẻ nhỏ thì mới được vào Nước Trời.

B.... nẩy mầm.
1. "Thấy vậy Ngài bất bình" : Chúa khó chịu và bất bình khi môn đệ Ngài đuổi xua trẻ nhỏ. Ngày nay Chúa cũng tiếp tục khó chịu và bất bình nếu Ngài thấy tôi có thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử và không rộng tay đón tiếp mọi người.
2. "Hãy để trẻ nhỏ đến với" : Tôi nên hiểu "trẻ nhỏ" theo nghĩa rộng. Chúa bảo tôi hãy sống làm sao để tất cả mọi người đều có thể gần gũi tôi, hơn nữa đều cảm thấy thoải mái khi ở gần bên tôi. Nhất là những người "nhỏ bé", tức là kém cỏi, vụng về, chậm trí v.v.
3. "Nước Thiên Chúa là của những người giống như trẻ nhỏ". Trẻ nhỏ hoàn toàn tin tưởng và phó thác nơi cha mẹ, trẻ nhỏ biết vâng lời cha mẹ không cần lý luận xem tại sao cha mẹ bảo làm thế, trẻ nhỏ không tính toán lời lỗ thiệt hơn… Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ là thần tượng, cha mẹ làm gì cũng đúng, nói gì cũng hay…  Tôi đối với Chúa như thế nào ? Có giống những nét trên của trẻ nhỏ không ?
4. "Những gì tôi cần biết, tôi đều học được lúc tôi còn ở nhà trẻ", đó là tựa đề quyển sách của Mục sư Robert Fangum, một quyển sách bán chạy nhất tại Hoa kỳ trong thời gian gần đây. Tác giả viết "Những bài học chúng ta  học được ở nhà trẻ đều là những điều chúng ta  cần biết để sống hạnh phúc ; nếu tất cả chúng ta  đều trở lại nhà trẻ thì có lẽ thế giới này không hỗn loan như hiện nay." Những điều đó là gì ?
- Hãy chia xẻ mọi sự, hãy chơi đúng luật, đừng làm tổn thương người khác, và nếu có xúc phạm đến ai thì hãy xin lỗi.
- Lấy đâu thì trả lại đó, dọn dẹp những gì mình bày ra, và nhất là không lấy những gì không thuộc về mình.
- Ra đường phải chú ý đến xe cộ qua lại, phải nắm tay nhau mà đi.
- Biết ngạc nhiên trước những mầu nhiệm của cuộc sống. (Chờ đợi Chúa)

Lm. Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp. Cần Thơ

01/03/14 THỨ BẢY ĐẦU THÁNG TUẦN 7 TN
Mc 10,13-16

TỰA TÂM HỒN TRẺ THƠ
“Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa với tâm hồn một trẻ thơ, thì sẽ chẳng được vào.” (Mc 10,15)
Suy niệm: Nhà khoa học lừng danh Isaac Newton chia sẻ: "Trong đời mình, tôi nhận biết được hai sự thật: thứ nhất, tôi là kẻ hèn mọn tội lỗi và thứ hai, Đức Giêsu Kitô vĩ đại vô cùng là Đấng cứu độ tôi." Đứng trước Thiên Chúa cao cả và Nước Trời cao quý của Ngài, nhà khoa học, người trí thức hay kẻ ít học đều phải có tâm hồn của trẻ thơ để có thể đón nhận. Tâm hồn trẻ thơ hay con đường thơ ấu thiêng liêng theo chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu là cung cách sống như trẻ thơ: ý thức mình thuộc về Chúa, cần đến Chúa là Cha nhân lành, hoàn toàn tin tưởng và phó thác vào Ngài, không tính toán lời lỗ thiệt hơn khi làm theo ý Thiên Chúa hay khi hy sinh từ bỏ để đi theo Ngài.
Mời Bạn: Vào Nước Trời là mục tiêu cao nhất của đời bạn; có tâm hồn trẻ thơ là khả năng nằm nơi tầm tay của bạn. Vấn đề còn lại là bạn có muốn đạt mục tiêu và sử dụng phương cách ấy hay không? Để trả lời cho câu hỏi sinh tử này, bạn cần xác tín hai điều. Trước hết, bạn thấy mình cần có Chúa, cần Ngài tựa như cần không khí để thở. Thứ đến, bạn cũng tin rằng Ngài cần bạn vì Ngài là Cha nhân lành, yêu thương và muốn bạn hạnh phúc.
Sống Lời Chúa: Tôi tập trở nên như tâm hồn trẻ thơ qua việc ý thức mình lệ thuộc vào Thiên Chúa, cũng như hoàn toàn tin tưởng và phó thác nơi tình yêu thương, quan phòng của Ngài.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã sống tâm tình trẻ thơ khi tuyệt đối vâng phục, tín thác vào tình thương của Chúa Cha. Xin cho chúng con biết noi gương Chúa, luôn cậy trông, tin tưởng vào Thiên Chúa là Cha nhân lành.


Ngài ôm các trẻ em
 Phải học cách đón lấy Nước Trời như trẻ thơ, nghĩa là đón lấy như một quà tặng mà mình không xứng, đón lấy với sự ngỡ ngàng, ca ngợi, tri ân.

Suy nim:
Bài Tin Mừng hôm nay kể chuyện Đức Giêsu với trẻ em.
Chắc các em còn nhỏ nên cần có người đưa các em đến với Ngài.
Đó có thể là cha mẹ hay một người trong gia tộc.
Những người đưa các em đến phải có lòng tin vào Đức Giêsu.
Họ đưa con của họ đến gặp Đấng mà họ tin là Người của Thiên Chúa.
Họ không mong Thầy Giêsu chữa bệnh hay cho con mình bánh kẹo.
Điều họ mong là được Ngài chạm tay vào chúng (c. 13).
Một cái chạm tay rất nhẹ của Thầy, một cái chạm nhẹ của Thiên Chúa.
Họ mong có sự tiếp xúc giữa chính tay Thầy với thân xác con cái họ.
Ơn phúc lành đến qua tay, qua sự tiếp xúc đơn sơ.
Thầy Giêsu rất vui lòng làm chuyện đó.
Nhưng các môn đệ lại không nghĩ như vậy.
Họ nghĩ chơi với trẻ em chỉ tổ mất thì giờ, bị quấy rầy vì ồn ào, lộn xộn.
Vả lại, trẻ em thì đâu có xứng đáng để được gặp Thầy.
Bởi vậy họ đã ngăn cấm không cho các em đến với Đức Giêsu.
Nói chung họ vẫn chưa hiểu ra bài học mới đây của Thầy (Mc 9, 36-37).
Khi thấy các môn đệ ngăn cản, Thầy Giêsu đã nổi giận thực sự.
Chắc Ngài giận vì không hiểu được sao các ông vẫn hẹp hòi đến thế,
sao các ông vẫn chưa đổi được cái nhìn của mình về trẻ em.
“Hãy để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng” (c. 14).
 Đây là một mệnh lệnh nghiêm chỉnh và có giá trị mãi.
Trẻ em có chỗ trong trái tim Giêsu.
Thầy Giêsu dù bận bịu nhưng vẫn có giờ cho các em gặp gỡ.
Ngài không coi chuyện chơi với các em là phiền phức.
Chúng ta chẳng những không được ngăn cản,
mà còn phải giúp đưa các em đến với Thầy Giêsu.
Chúng ta là cha mẹ, là thầy của các em,
nhưng mặt khác chúng ta lại là học trò để học hỏi nơi các em.
“Vì Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng” (c. 14).
Chúng ta cần học nơi các em lòng biết ơn, sự cậy dựa và khiêm nhu.
“Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như một trẻ em,
thì sẽ chẳng được vào” (c. 15).
Như thế phải học cách đón lấy Nước Trời như trẻ thơ,
nghĩa là đón lấy như một quà tặng mà mình không xứng,
đón lấy với sự ngỡ ngàng, ca ngợi, tri ân.
Hãy nhìn Thầy Giêsu bồng các em nhỏ trên cánh tay (c. 16; Mc 9, 36).
Hãy nhìn nét mặt hạnh phúc của Thầy.
Thầy chẳng những chạm đến các em, mà còn bồng các em.
Thầy còn trịnh trọng chúc lành bằng cách đặt hai bàn tay trên các em.
Rõ ràng Thầy Giêsu quý các em, và Ngài không muốn ta làm hư các em.
Thế giới hôm nay có bao điều ngăn cản không cho trẻ em gặp Chúa.
Bao trẻ thơ đã bị lạm dụng từ nhỏ, bị ngược đãi, bị bắt làm nô lệ,
bị thất học, bị bỏ rơi, bị ném vào cuộc đời quá sớm.
Bao trẻ thơ bị suy dinh dưỡng, bị bệnh tật và chết khi còn trong lòng mẹ.
Bao trẻ thơ thèm được chút hơi ấm của tình thương gia đình.
Nhất là có những trẻ em đã sớm mất tuổi thơ
và dính vào thói hư của người lớn như nghiện ngập, phạm tội hình sự.
Hãy giúp các em làm quen với Giêsu và đừng làm gương xấu cho các em.
Hãy đón tiếp các em để gặp được chính Thầy Giêsu
và gặp được chính Thiên Chúa (Mc 9, 37).
Cầu nguyn:

Lạy Cha nhân ái, từ trời cao,
xin Cha nhìn xuống
những gia đình sống trên mặt đất
trong những khu ổ chuột tồi tàn
hay biệt thự sang trọng.

Xin thương nhìn đến
những gia đình thiếu vắng tình yêu
hay thiếu những điều kiện vật chất tối thiểu,
những gia đình buồn bã vì vắng tiếng cười trẻ thơ
hay vất vả âu lo vì đàn con nheo nhóc.
Xin Cha nâng đỡ những gia đình đã thành hỏa ngục
vì chứa đầy dối trá, ích kỷ, dửng dưng.

Lạy Cha, xin nhìn đến những trẻ em trên thế giới,
những trẻ em cần sự chăm sóc và tình thương
những trẻ em bị lạm dụng, bóc lột, buôn bán,
những trẻ em lạc lõng bơ vơ, không được đến trường,
những trẻ em bị đánh cắp tuổi thơ và trở nên hư hỏng.

Xin Cha thương bảo vệ gìn giữ
từng gia đình là hình ảnh của thánh Gia Thất,
từng trẻ em là hình ảnh của Con Cha thuở ấu thơ.
Xin Cha sai Thánh Thần Tình Yêu
đem đến hạnh phúc cho mỗi gia đình;
nhưng xin cũng nhắc cho chúng con nhớ
hạnh phúc luôn ở trong tầm tay
của từng người chúng con. Amen.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ


Suy niệm
Đức Giêsu đến vùng Giuđê, bên kia sông Giođan, có nhiều người theo Chúa để nghe Người giảng dạy, người ta cũng đem trẻ em đến để được Chúa chúc phúc. Nhân đó, Chúa dạy cho các môn đệ bài học: muốn vào nước Thiên Chúa, phải có tinh thần thơ ấu, đón nhận nước Thiên Chúa với thái độ đơn sơ và chân thành như trẻ nhỏ.
Người Do thái có thói quen đến với những người có uy tín để được chúc lành. Ở đây Chúa Giêsu được nhìn nhận như người mang đến sự lành. Vì thế người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giêsu để Ngài chúc lành cho các em. Trẻ em ở đây được hiểu như là những kẻ bé mọn về thể lý: trẻ nhỏ; bé mọn về tinh thần. Một người có tâm hồn của trẻ nhỏ tức là một người đơn sơ, phó thác sẽ dễ dàng đón nhận những giáo huấn của Chúa.
Có lẽ người lớn không có được nhiều niềm vui và an bình như trẻ nhỏ là vì chúng ta quá tính toán so đo, quá tự  mãn cố chấp, quá lo lắng về những thứ của cải thế gian. Khi chúng ta quá “người lớn” chúng ta sẽ không thể có được sự bình anh, hạnh phúc đích thực của nước trời. Chúng ta qua tự mãn nghĩ mình có thể giải quyết được tất cả mà quên một Thiên Chúa quan phong luôn sẵn sàng giúp đỡ khi chúng ta cần. Hãy học tinh thần đơn sơ và phó thác ở các trẻ  nhỏ, để có thể vào được nước trời và hưởng được bình an và hạnh phúc trong nước ấy.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết đón nhận nước Chúa bằng tinh thần trẻ thơ. Amen.

Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
1 THÁNG BA
Một Hình Bóng Của Đất Hứa
Trong Mùa Chay, chúng ta được mời gọi một cách đặc biệt bước vào thực tại vượt qua. Thực tại này được tìm thấy nơi Đức Kitô. Đồng thời, thực tại này cũng dành cho chúng ta. Nó phải bao trùm lấy chúng ta, như đám mây đã bao trùm Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an trên núi Hiển Dung (Lc 9,34).
Lời hứa của giao ước mới được hoàn thành xuyên qua mầu nhiệm vượt qua – một mầu nhiệm chạm đến con người. Trong mầu nhiệm đó, chúng ta nhận thấy lời cam kết của Thiên Chúa được hoàn thành trọn vẹn: lời cam kết đưa dẫn Abraham và con cháu ông vào miền Đất Hứa. Trong nhiều thế hệ, miền đất này đã trở thành It-ra-en của Giao Uớc Cũ. Tuy nhiên, đó chỉ là một bóng hình báo trước miền đất mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta trong Đức Kitô.
Vì Thiên Chúa của Giao Ước Mới không hạn định lời hứa của Ngài nơi bất cứ một đất nước riêng rẽ nào hay bất cứ một nơi chốn chất thể nào. Không một nơi chốn nào trên trần gian có thể chứa đựng được hoạt động cứu độ của Thiên Chúa đối với những ai qui tụ lại trong Đức Kitô. Về mầu nhiệm này, Thánh Phao-lô viết: “Còn chúng ta, quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Kitô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3,20-21).
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 01-03
Gc 5, 13-20; Mc 10, 13-16.

LỜI SUY NIỆM“Người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giêsu, để Người đặt tay trên chúng. Nhưng các môn đệ rầy la chúng.”
Đối với những người làm hàng rào cho những con người quan trọng hay có địa vị cao, thường ngăn cấm, xua đuổi trẻ em ra xa, không cho đến gần sợ làm mất vẻ tôn nghiêm. Nhưng đối với Chúa Giêsu thì lại khác, Chúa muốn ôm chúng vào lòng và đặt tay chúc lành cho chúng. Điều này Đức Giáo Hoàng Phanxicô hằng thể hiện hằng ngày trong khi tiếp xúc với đám đông; Cũng như trong mọi thánh lễ tại Úc, khi hiệp lễ, các cha mẹ đều dẫn theo con trẻ của mình khi lên rước lễ để được Linh mục chủ tế đặt tay chúc phúc.
Lạy Chúa Giêsu. Chúa yêu thương các trẻ nhỏ, và Chúa cho biết Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng. Xin Chúa ban cho mọi người trong gia đình luôn có tâm hồn của trẻ thơ, để được chúc lành và thương nhiều hơn.
Mạnh Phương


01 Tháng Ba
Tro Tàn Của Lịch Sử
Một buổi sáng dạo đầu tháng 8 năm 1990, dân chúng Bulgary bỗng chứng kiến một cảnh khác thường tại quảng trường chính ở thủ đô Sofia: người ta kéo thi hài của chủ tịch Georgi Dimitrov ra khỏi lăng tẩm và mang đi hỏa táng. Chỉ có một vài người thân của ông tham dự nghi lễ hỏa táng. Sau đó, tro tàn của ông được mang đi cải táng bên cạnh phần mộ của mẹ ông.
Georgi Dimitrov đã từng được tôn thờ như anh hùng dân tộc vì đã đánh đuổi được Phát xít và sáng lập Ðảng Cộng Sản Bulgary. Năm 1949, khi ông qua đời, người ta đã ướp xác ông và đặt vào trong lăng tẩm để dân chúng chiêm ngắm và suy tôn. Nhưng vinh quang của quá khứ ấy đã không đủ sức để bảo vệ ông khỏi đống tro của lịch sử...
Người ra lệnh đưa ông ra khỏi lăng tẩm và hỏa táng không ai khác hơn chính là Ðảng Cộng Sản Bulgary nay đã đổi tên thành Ðảng Xã Hội...
Georgi Dimitrov là một trong số các lãnh tụ Cộng Sản như Lênin, Mao Trạch Ðông, Hồ Chí Minh đã được ướp xác và tôn thờ trong lăng tẩm như các vua chúa Ai Cập thời cổ...
Con người bởi đâu mà ra? Con người sống để làm gì trong cõi đời này? Con người sẽ đi về đâu sau cái chết?... Nếu ai cũng nghiêm chỉnh từ đặt ra chi mình những câu hỏi lớn ấy thì có lẽ không ai còn nhọc công để chạy theo tiền của, danh vọng, không ai còn nghĩ đến chuyện ướp xác và xây lăng tẩm nữa... Có ai thoát khỏi đống tro tàn của lịch sử? Hôm nay người ta tôn thờ, ngày mai người ta hạ bệ. Hôm nay người ta ướp xác, ngày mai người ta lại đưa ra đốt...
Là người có niềm tin, chúng ta đặt tin tưởng nơi Ðức Kitô. Qua cuộc sống, cái chết và sự Phục Sinh. Chúa Giêsu đã mang lại giải đáp cho tất cả những câu hỏi lớn của đời người. Phúc thay cho những ai biết mình từ đâu đến, biết mình sống để làm gì và biết mình sẽ đi về đâu. Một ý nghĩa, một hướng đi cho cuộc sống: phải chăng đó không là điều chúng ta đang tìm kiếm?
Tin Mừng ghi lại phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều cho hơn 5 ngàn người ăn. Chỉ bằng một lời nói, chỉ trong chớp nhoáng, Chúa Giêsu đã có thể nuôi sống hàng ngàn người đói khát. Với quyền năng của Thiên Chúa, Chúa Giêsu có thể vung cây đũa thần để mang lại no cơm, ấm áo cho nhân loại. Nhưng Ngôi Hai Thiên Chúa đã không làm người vì sứ mệnh ấy. Ngài đến để mang lại một thức ăn khác: một thức ăn sẽ không làm cho con người phải đói khát, phải chết, phải mai một trong hư vô của tiền của và danh vọng nữa... Ngài đến để mang lại cho chúng ta Sự Sống trường sinh... Ðó là lý do đã khiến Chúa Giêsu khước từ không chịu làm vua khi người ta muốn tôn vinh Ngài. Sau bữa ăn do phép lạ hóa bánh ra nhiều, Ngài mời gọi con người hãy hướng đến của thức ăn không hư nát, của ăn mang lại sự sống bất diệt.
(Lẽ Sống)

1-3
Thánh Ðavít

(c. 589)
Ð
avít là thánh quan thầy của xứ Wales và có lẽ là vị thánh nổi tiếng nhất nước Anh. Nhưng không may, chúng ta không biết nhiều về ngài.
Ðược biết ngài là một linh mục, tham dự trong công cuộc truyền giáo và sáng lập nhiều đan viện, kể cả đan viện chính của ngài ở phía nam xứ Wales. Có nhiều truyền thuyết kể về ngài và các đan sĩ. Các ngài sống rất khắc khổ. Họ làm việc trong im lặng và cầy cấy bằng chân tay mà không dùng đến sức loài vật. Thực phẩm của các ngài chỉ giới hạn trong bánh mì, rau trái và nước lạnh.
Vào khoảng năm 550, thánh nhân tham dự một thượng hội đồng ở Brevi thuộc Cardiganshire. Sự đóng góp của ngài trong thượng hội đồng được coi là chủ yếu và các giáo sĩ đã chọn ngài làm giáo chủ của Giáo Hội Cambrian. Người ta nói ngài được tấn phong tổng giám mục bởi vị thượng phụ của Giêrusalem trong một chuyến hành hương Ðất Thánh. Ngài cũng được cho là đã triệu tập một công đồng để chấm dứt vết tích của lạc giáo Pelagiô (*). Thánh Ðavít từ trần ở tu viện của ngài ở Menevia khoảng 589. Việc sùng kính ngài được Ðức Giáo Hoàng Callistus II chấp thuận vào năm 1120. Ngài được tôn kính là vị quan thầy của xứ Wales. 
Thánh Ðavít thường được vẽ đứng trên một gò đất với chim bồ câu ở trên vai. Truyền thuyết nói rằng có lần ngài đang rao giảng thì một con bồ câu đáp xuống đậu trên vai ngài, và mặt đất chỗ ngài đứng dâng lên cao để mọi người có thể nghe ngài giảng dạy. Trong thời kỳ tiền-Cải Cách, trên 50 nhà thờ ở South Wales được xây dựng để kính ngài.
(*) Pelagiô là một tu sĩ thuộc thế kỷ thứ năm, chủ trương rằng tự do ý muốn của con người là yếu tố quyết định về sự trọn lành của mỗi một người, và ông cho rằng con người không cần ơn của Thiên Chúa để được cứu rỗi.