Trang

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

01-11-2018 : CÁC THÁNH NAM NỮ - LỄ TRỌNG


01/11/2018
Thứ Năm đầu tháng, tuần 30 thường niên
CÁC THÁNH NAM NỮ.
Lễ trọng. Lễ Họ. Cầu cho giáo dân.

* Đại lễ kính toàn thể các thánh nam nữ hôm nay cho ta chiêm ngưỡng đám đông hằng ha sa số những người đã được Chúa Kitô cứu chuộc, đồng thời cũng cho ta thấy trước tương lai chúng ta đang hướng tới. Nhưng lễ này còn giúp ta ý thức mối dây liên đới giữa ta với các anh chị em đã đi trước vào thế giới vô hình. Nay, họ đang được ở bên Thiên Chúa và đang chuyển cầu cho chúng ta. Họ là sức mạnh nâng đỡ cuộc đời chúng ta.
* Từ trưa ngày Lễ Các Thánh đến nửa đêm ngày Cầu cho các tín hữu đã qua đời, ai viếng nhà thờ, nhà nguyện, đọc một kinh Lạy Cha và một kinh Tin Kính, thì được hưởng một ơn đại xá, với những điều kiện theo thường lệ (xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng), nhưng phải nhường lại cho các linh hồn. Mỗi ngày được hưởng một lần mà thôi. Ai bị ngăn trở, có thể viếng nhà thờ, nhà nguyện, lãnh ơn đại xá vào Chúa nhật trước hay Chúa nhật sau.

BÀI ĐỌC I: Kh 7, 2-4, 9-14
“Tôi đã nhìn thấy đoàn người đông đảo không thể đếm được, họ thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng”.
Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan. 
Tôi là Gioan đã nhìn thấy một thiên thần khác từ phía mặt trời mọc đi lên, tay cầm ấn Thiên Chúa hằng sống, và lớn tiếng kêu gọi bốn thiên thần được lệnh tàn phá đất và biển mà rằng: “Chớ có tàn phá đất, biển và cây cối trước khi ta đóng ấn trên trán những tôi tớ của Thiên Chúa chúng ta”. Và tôi đã nghe biết số người được đóng ấn là một trăm bốn mươi bốn ngàn người, thuộc mọi chi tộc Israel.
Sau đó, tôi đã nhìn thấy đoàn người đông đảo không thể đếm được, họ thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng. Họ đứng trước ngai vàng và trước mặt Con Chiên, mình mặc áo trắng tinh, tay cầm nhành lá thiên tuế. Họ lớn tiếng tung hô rằng: “Kính lạy Thiên Chúa chúng tôi, Đấng ngự trên ngai vàng, và Con Chiên”.
Rồi tất cả các thiên thần đến đứng chung quanh ngai vàng, và các trưởng lão cùng bốn con vật sấp mình xuống trước ngai mà thờ lạy Thiên Chúa rằng: “Amen! Chúc tụng, vinh hiển, khôn ngoan, cảm tạ, vinh dự, uy quyền và dũng lực cho Thiên Chúa chúng tôi muôn đời. Amen”. Rồi một trong các trưởng lão lên tiếng hỏi rằng: “Những người mặc áo trắng này là ai vậy? Và họ từ đâu mà đến?” Tôi đáp lại rằng: “Thưa ngài, hẳn ngài đã rõ”. Và người bảo tôi rằng: “Họ là những người từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo và tẩy áo trắng trong máu Con Chiên”. Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 23, 1-2. 3-4ab. 5-6
A+B=Lạy Chúa, này là dòng dõi của những kẻ tìm Chúa (c. 6a).
A=Trái đất và muôn loài trên mặt đất là của Chúa, hoàn cầu và muôn vật trên địa cầu. Vì chưng Chúa đã xây dựng nền móng trái đất trên biển cả, và Người đã tạo dựng nó trên các sông ngòi. .
B=Ai sẽ được trèo lên núi Chúa? Ai sẽ được dừng bước trong thánh điện? Đó là người có bàn tay vô tội và tâm hồn trong sạch, không để lòng xuôi theo sự giả trá.
A=Người đó sẽ hưởng phúc lành của Chúa và lượng từ bi của Chúa, Đấng giải thoát họ. Đấy là dòng dõi của những kẻ tìm Người, những kẻ tìm tôn nhan Thiên Chúa của Giacóp.
A+B=Lạy Chúa, này là dòng dõi của những kẻ tìm Chúa (c. 6a).

BÀI ĐỌC II: 1 Ga 3, 1-3
“Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy”.
Trích thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.
Các con thân mến, các con hãy coi: Tình yêu của Thiên Chúa Cha đối với chúng ta thế nào, khiến chúng ta được gọi là con Thiên Chúa và thực sự là thế. Vì đó mà thế gian không nhận biết chúng ta, vì thế gian không biết Người. Các con thân mến, hiện nay, chúng ta là con Thiên Chúa, còn chúng ta sẽ ra sao thì vẫn chưa được tỏ ra. Chúng ta biết rằng: khi được tỏ ra, thì chúng ta sẽ giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy như vậy. Và bất cứ ai đặt hy vọng nơi Người, thì tự thánh hoá mình cũng như Người là Đấng Thánh. Đó là lời Chúa.

ALLELUIA: Mc 11, 28
-Chúa phán: “Tất cả hãy đến với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các con”. – Alleluia. 

PHÚC ÂM: Mt 5, 1-12a
“Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng:
“Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. – Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Nước làm cơ nghiệp. – Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. – Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả. – Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. – Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. – Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. – Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ.
“Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời”. Đó là lời Chúa.

Suy niệm : Nên thánh
Có bao giờ chúng ta đi tham dự một chương trình diễn nhạc trẻ hay chưa? Những âm thanh vang dội như kích thích hàng ngàn bạn trẻ, hò hát, nhảy nhót, có khi lăng quay xuống đất như những nhạc sĩ trình diễn. Có thể nói được rằng họ say sưa trong tiếng nhạc. Phải chăng đó là một hình ảnh đặc thù cho thời đại chúng ta đang sống. Thời đại của âm thanh, ánh sáng và vận tốc. Trái đất dường như chỉ còn là một trạm dừng chân, để rồi từ đó người ta khởi đầu chinh phụ vũ trụ.
Hằng ngày chúng ta ghi nhận biết bao nhiêu âm thanh hỗn độn. Từ những lời nói thương yêu đến những lời chửi bới. Từ tiếng nhạc êm dịu đến tiếng động cơ chát chúa. Từ những âm thành ồn ào ngoài phố chợ đến những lời quảng cáo, tuyên truyền trên truyền thanh truyền hình. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà tiếng động vang lên tựa hồ như vô tận.
Thế nhưng, giữa một môi trường như vậy, liệu con người có còn nghe thấy được tiếng nói từ trời cao hay không? Chính vì thế mà thánh Phaolô đã xác định để chúng ta được thấy rõ ý muốn của Thiên Chúa là chúng ta hãy nên thánh. Ý muốn ấy phải chiếm một địa vị ưu tiên, phải là nỗi ưu tư số 1 trong cuộc đời chúng ta.
Tuy nhiên, con người thời nay lại nhún vai coi thường, vì nên thánh là một cái gì quá lạ lẫm đối với họ. Vậy nên thánh là như thế nào? Trước hết tôi xin thưa: Nên thánh không phải là chạy trốn trần gian vì trần gian có nhiều tội lỗi xấu xa. Nên thánh cũng không phải là quỳ gối chăm chỉ cầu nguyện, siêng năng xưng tội một cách máy móc, và tham dự những thánh lễ ngày Chúa nhật. Sự thánh thiện hệ tại việc chúng ta chấp nhận Chúa là mục đích của đời sống, là trọng tâm của mọi tư tưởng, lời nói và việc làm. Đó là điều chính yếu, còn những sự khác chỉ là phụ thuộc.
May thay thời buổi chúng ta vẫn còn có những vị thánh. Đời sống của họ là một rao giảng quý giá. Họ như muốn nói với chúng ta: Thiên Chúa là mục đích duy nhất của cuộc đời. Còn tất cả chỉ là mờ nhạt và vô nghĩa. Đối với họ Thiên Chúa là tất cả. Nỗi ưu tư của họ là tìm biết thánh ý Chúa mà thôi. Mặc dù chúng ta không có ơn gọi vào dòng tu, nhưng tất cả chúng ta đều được kêu mời trở nên thánh. Nên thánh không phải là một bổn phận làm cho chúng ta sợ hãi. Nó không cấm cản chúng ta hưởng thụ những niềm vui chính đáng, vì Thiên Chúa không phải là kẻ thù, nhưng là suối nguồn của những niềm vui trong lành. Tuy nhiên, Thiên Chúa phải trổi vượt trên mọi thứ đó, Ngài chính là cùng đích của chúng ta. Cho dù bên ngoài có những âm thanh ồn ào, thì trong thẳm sâu cõi lòng, chúng ta vẫn phải lắng nghe tiếng Chúa, vì tiếng nói ấy sẽ chỉ cho chúng ta thấy con đường nên thánh. Bởi vì: Ai tuân giữ những giới luật của Ta thì người đó sẽ được Ta yêu mến. Thực vậy, con đường nên thánh là con đường nhỏ hẹp, nhưng chính con đường ấy sẽ đưa chúng ta đến cuộc sống vĩnh cửu.



Lời Chúa Mỗi Ngày
Lễ Các Thánh Nam Nữ
Bài đọc: Rev 7:2-4, 9-14; I Jn 3:1-3; Mt 5:1-12

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Bát Phúc là con đường nên thánh.
             – Có một chú sư tử con, vì mẹ mất sớm, nên ở chung với một đàn dê. Chú thích nghi với hòan cảnh và sinh sống như một con dê. Cho tới một hôm, Chúa Sơn Lâm đi ngang qua cánh đồng; bầy dê bỏ chạy tán lọan, chú sư tử con cũng cắm đầu chạy theo chúng. Chúa Sơn Lâm lấy làm lạ về hành động của chú sư tử con, nên vội chạy theo bắt lấy. Khi bắt kịp chú, Chúa Sơn Lâm đưa chú sư tử con ra bờ suối và bảo nó: Hãy nhìn xuống suối coi, mày cũng là con của Chúa Sơn Lâm, tại sao mày hốt hỏang bỏ chạy như những con dê nhút nhát đó?
            – Chúng ta đã được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa, và là người nhà của tất cả các thánh chúng ta mừng hôm nay. Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh. Đây là dịp thuận tiện để chúng ta xét mình soi gương xem chúng ta đã nên giống hình ảnh Thiên Chúa và các thánh chưa. Các Bài đọc hôm nay giúp chúng ta xét mình.
            – Bài đọc I nhắc nhở chúng ta: Các thánh là những người trung thành với Thiên Chúa sau khi đã trải qua những cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên. Bài đọc II nhắc nhở chúng ta ơn gọi làm con Chúa mà chúng ta đã lãnh nhận trong Ngày Rửa Tội. Chúng ta đã làm vinh danh Cha thế nào trong cuộc sống? Phúc Âm dạy chúng ta con đường chắc chắn để nên thánh: sống theo Bát Phúc. 
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC: 
1/ Bài đọc I: Họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao.             
1.1/ Thị kiến thứ nhất: Những người được đóng ấn. Trước khi các thiên thần tàn phá thế giới, các tôi tớ của Thiên Chúa còn sống được đóng ấn. Thị kiến tường thuật một trăm bốn mươi bốn ngàn người được đóng ấn, thuộc mọi chi tộc con cái Israel. Đây chỉ là con số biểu tượng, không phải chỉ có bấy nhiêu người được cứu thóat.
1.2/ Thị kiến thứ hai: Một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi. Họ thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế. Hai điều những người này tuyên xưng:
            (1) Thiên Chúa Cha: “Chính Thiên Chúa chúng ta là Đấng ngự trên ngai.”
            (2) Con Chiên là Đức Giêsu Kitô: “Chính Con Chiên đã cứu độ chúng ta.”
            Tất cả các thiên thần đều đứng chung quanh ngai, chung quanh các Kỳ-mục và bốn Con Vật. Họ đều sấp mặt xuống, phủ phục trước ngai và thờ lạy Thiên Chúa mà tung hô rằng: “A-men! Xin kính dâng Thiên Chúa chúng ta lời chúc tụng và vinh quang, sự khôn ngoan và lời tạ ơn, danh dự, uy quyền và sức mạnh, đến muôn thuở muôn đời! A-men!”
1.3/ Các Thánh là đòan người áo trắng: Một trong các Kỳ-mục lên tiếng hỏi tôi: “Những người mặc áo trắng kia là ai vậy? Họ từ đâu đến?” Tôi trả lời: “Thưa Ngài, Ngài biết đó.” Vị ấy bảo tôi: “Họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên.” Các thánh là những người đã sống một cuộc đời như Chúa dạy. Họ đã từ bỏ lối sống ích kỷ của bản thân, hy sinh chấp nhận mọi gian khổ ngay cả cái chết để làm chứng cho Thiên Chúa.
2/ Bài đọc II: “Con nhà tông, chẳng giống lông cũng giống cánh.
       Khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội, người Ki-tô hữu đã chính thức trở thành con của Thiên Chúa. Bổn phận của người con là phải nên giống Cha mình bao nhiêu có thể; để thế gian nhìn những việc làm của người Kitô hữu mà tin và ngợi khen Cha trên trời. Thánh Gioan Tông Đồ đã tường trình tiến trình trở thành con của Thiên Chúa trong Bài Đọc II như sau:
            (1)  Ơn gọi làm con Thiên Chúa: Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Người Con Một của mình, để những ai tin vào Người Con thì được làm con Thiên Chúa (Jn 1:13), và được ơn Cứu Độ (Jn 3:16). Chúng ta không phải là con của thế gian để rồi sống như người của thế gian: “Sở dĩ thế gian không nhận biết chúng ta, là vì thế gian đã không biết Người.”
           (2) Phần thưởng của những người con Chúa: Đã là con thì cũng là những người thừa kế gia tài. Phần thưởng cho những người con Chúa là cuộc sống đời đời mai sau và mọi vinh quang mà Đức Kitô được thưởng từ Thiên Chúa Cha. “Anh em thân mến, hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa; nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Đức Kitô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy.”
            (3) Bổn phận của những người con Chúa: Nếu đã có quyền thì cũng phải chu tòan bổn phận. Thánh Gioan tuyên bố: “Phàm ai đặt hy vọng như thế vào Đức Kitô thì làm cho mình nên thanh sạch như Người là Đấng thanh sạch.”
 3/ Phúc Âm: Bát Phúc là con đường nên thánh.
             Chúng ta sẽ dùng Bát Phúc như tiêu chuẩn để so sánh 3 lối sống: của Chúa Giêsu, của các thánh, và của theo thế gian.
              (1) “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.” Khi được các môn đệ hỏi: “Thưa Thầy! Thầy ở đâu?” Chúa Giêsu trả lời: “Cáo có hang, chim có tổ, Con Người không có chỗ dựa đầu.” Thánh Phanxicô Khó Khăn, mặc dù là con một thương gia giàu có ở Assissi, noi gương Chúa Giêsu, tuột quần áo trả lại cho cha để đi theo Đức Kitô sống cuộc đời khó nghèo. Trước mắt thế gian đó là điều dại dột, vì ai cũng muốn sống sung túc giầu có.
             (2) “Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.” Người xưa dạy: “Mắt đền mắt, răng đền răng; còn Ta, Ta dạy: Ai tát má bên này thì đưa cả má bên kia nữa.” Trong Cuộc Thương Khó, Chúa đã trở nên như con chiên hiền lành bị đem đi giết. Thánh Phanxicô Salêsiô, mặc dù mang bản tính nóng như lửa trong người, đã noi gương Đức Kitô trở thành người hiền lành và khiêm nhường. Trước mắt thế gian, hiền lành đồng nghĩa với khù khờ để người khác lợi dụng.
             (3) “Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.” Trong Vườn Cây Dầu, Đức Kitô đau buồn kêu lên: “Linh hồn Thầy buồn sầu đến nỗi chết; anh em hãy tỉnh thức cầu nguyện với Thầy.” Mẹ Thánh Augustin, Monica, cả cuộc đời đổ bao nhiêu nước mắt khóc thương chồng và con. Sau cùng, Chúa đã cho chồng trở lại đạo trên giường bệnh, Chúa đã cho Augustin ăn năn trở lại và làm thánh. Người đời cho những ai muốn chịu đau khổ là điên, vì ai cũng tìm các trốn tránh các đau khổ cả.
             (4) “Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.” Chúa Giêsu thẳng thắn tuyên bố: “Ta đến từ Trời, không phải để làm theo ý Ta, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai Ta.” Cả cuộc đời của Ngài là cuộc đời làm theo ý Thiên Chúa. Thánh Thomas More, khi bị bắt phải nói dối đã khẳng khái tuyên bố: “Chết thì chết chứ không nói sai thành đúng.” Người đời cho sống công chính là “sĩ diện hão,” vì ai cũng phải sống luồn lách quanh co để đạt những gì mình muốn.
             (5) “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.” Chúa Giêsu xót xa khi nhìn các bệnh nhân, và Ngài chữa lành họ. Ngài thương dân thành Giêrusalem, muốn che chở họ như gà mẹ che chở đàn con dưới cánh, nhưng họ đã khước từ tình yêu của Ngài. Thánh Martinô đã thương bệnh nhân đến độ đem về phòng cho nằm trên giường mình mà chăm sóc. Mẹ Têrêxa thành Calcutta đã dành cả cuộc đời để săn sóc người nghèo. Thế gian cổ võ việc phải lo cho bản thân mình trước hết với câu chữa mình: “Tôi thương xót người rồi ai thương tôi?”
             (6) “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.” Chúa Giêsu đã thách thức các đối phương trong Cuộc Thương Khó: “Ai trong các ngươi có thể buộc Ta về tội gì?” Thánh Maria Goretti đã thề chết chứ không để người anh họ hãm hiếp. Giới trẻ hôm nay cho truyện ăn ở trước hôn nhân là chuyện bình thường, và chế nhạo những trẻ nào giữ mình trinh khiết là “homeboy, homegirl.” Mấy người mẹ hôm nay dám khuyên con: “Mẹ chẳng thà thấy con chết trước mặt mẹ hơn là phạm tội trọng mất lòng Thiên Chúa!” 
            (7) “Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.” Chúa Giêsu đã dùng cái chết của Ngài trên Thập Giá có hai thanh: thanh ngang để hòa giải người Do-Thái và Dân Ngọai nên một; thanh dọc để hòa giải con người với Thiên Chúa. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô noi gương Đức Kitô đã vào tù thăm Mehmet Ali Agca, người đã bắn ĐGH bốn phát trọng thương, và sẵn sàng xin chính phủ Ý tha thứ cho anh. Khi còn trong tù, anh đã phát triển mối liên hệ thân tình với ĐGH và cầu xin cho ngài sớm bình phục. ĐGH cũng xin mọi người cầu nguyện cho Agca, người em của ngài. Thế gian cho thái độ tha thứ thuận hòa là ngu dốt vì để người khác lợi dụng mình; được đàng chân họ sẽ leo lên cả đầu! Hậu quả là nạn ly thân, ly dị, và chiến tranh dưới mọi hình thức lan tràn.
            (8) “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.” Chúa đi trước vác Thập Giá lên đồi Canvê để chết thay cho con người. Biết bao các thánh tử đạo thuộc mọi thời đại cũng anh dũng tiến lên hy sinh vì tình yêu; trong số đó có 118 vị tử đạo của quê hương Việt-Nam chúng ta. Thánh Anrê Phú Yên, trước khi chết, đã khuyên giáo dân: “Chúng ta phải lấy tình yêu đáp trả lại tình yêu và lấy mạng sống đáp trả lại mạng sống.” Trong khi đó, cũng có biết bao người phản bội và không dám đổ máu đào để làm chứng cho Chúa. Họ vịn cớ: chỉ cần tin Chúa trong lòng là đủ.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
            – Đau khổ trong cuộc đời không thể thiếu để thanh luyện chúng ta như lửa thử vàng. Chỉ khi nào biết chấp nhận gian khổ để làm chứng cho Thiên Chúa, chúng ta mới chứng tỏ đức tin và tình yêu của chúng ta dành cho Ngài.
            – Trở lại câu truyện chú sư tử con, chúng ta là thiên tử, là con cái Chúa. Hãy sống xứng đáng với ơn gọi của mình; đừng chốn chui chốn nhủi như những con của bóng tối, của thế gian và ma quỉ. Chúng ta được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, và cuộc sống thánh thiện làm chúng ta càng ngày càng trở nên giống Chúa hơn.
            – Ơn gọi nên thánh là của tất cả mọi người. Bát Phúc là con đường nên thánh tuyệt hảo. Mọi người phải cố gắng sống tất cả Bát Phúc cho dù chỉ cần sống tuyệt hảo một phúc cũng đủ nên thánh rồi.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP



01/11/2018 – THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 30 TN
Các Thánh Nam Nữ
Mt 5,1-12

TÁM MỐI PHÚC, CON ĐƯỜNG NÊN THÁNH
“Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.” (Mt 5,10)
Suy niệm: Trong tông huấn Gaudete et Exsultate: “Hãy Vui Mừng và Hoan Hỉ” về ơn gọi nên thánh trong thế giới hôm nay, ĐTC Phanxicô dạy hạnh phúc Nước Trời thật hấp dẫn, nhưng con đường dẫn tới đó, mang tên Tám Mối Phúc, lại “không hề dễ dãi, hay hời hợt,” mà đòi hỏi các Kitô hữu phải “lội ngược dòng”, là từ bỏ những điều thế gian ưa thích, để sống những giá trị của Tin Mừng (x. Tông huấn, số 65). Quả vậy, trong một thế giới chuộng giàu sang, hưởng thụ, cổ võ bạo lực, sống vô cảm và đầy dẫy bất công, Chúa chúc phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, hiền lành, trong sạch, khát khao công lý, biết thương xót người. Những người đi ngược với trào lưu thế gian như thế ắt là bị thế gian đối lập, ghét bỏ và bách hại. Nhưng “những ai bị bách hại vì sống công chính” như thế lại được Chúa chúc phúc, vì họ sẽ được Nước Trời làm gia nghiệp.
Mời Bạn: Trong Năm Thánh Các Thánh Tử đạo Việt Nam, chúng ta tôn vinh các ngài là những chứng nhân sẵn lòng “chịu bách hại vì sống công chính” mà nay đang thừa hưởng lời chúc phúc của Chúa trên thiên quốc, hơn nữa chúng ta còn được mời gọi sống tinh thần tử đạo như các ngài, đó là dám chịu bách hại bằng cách từ bỏ tinh thần thế tục để thực hành Tám Mối Phúc trong đời sống hằng ngày.
Sống Lời Chúa: Bạn chọn một trong Tám Mối Phúc làm châm ngôn sống hằng ngày của mình.
Cầu nguyện: Lạy các thánh tử đạo Việt Nam, xưa các ngài đã hy sinh mạng sống để làm chứng đức tin, xin chuyển cầu cho chúng con cũng biết làm chứng nhân bằng đời sống của mình.
(5 Phút Lời Chúa)



Nước trời là của họ (01.11.2018 – Lễ Các thánh nam nữ)
Suy nim:
Nếu chúng ta được lên trời để thăm các thánh,
hẳn chúng ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước sự đa dạng.
Các thánh không phải chỉ là những vị được tôn phong,
mà là tất cả những ai đang hưởng hạnh phúc trên trời.
Các thánh thật khác nhau về nhiều mặt:
giới tính, tuổi tác, màu da, tiếng nói, nghề nghiệp,
hoàn cảnh, thời đại, bậc sống, khả năng, tính tình…
Có người không biết viết như thánh nữ Catarina Siêna.
Có người đậu tiến sĩ triết hạng tối ưu như thánh Edith Stein.
Có người làm bao phép lạ phi thường như ngôn sứ Êlia.
Có người sống âm thầm như chị Têrêsa nhỏ.
Nói chung chẳng gì có thể ngăn cản chúng ta nên thánh,
vì Thiên Chúa muốn mọi người nên thánh chẳng trừ ai.
Các mối phúc là con đường nên thánh.
Con đường này chính Ðức Kitô đã đi và mời ta cùng đi.
Ngài mời ta có tâm hồn nghèo khó, hiền lành,
nghĩa là hoàn toàn tín thác vào một mình Thiên Chúa,
có lòng khát khao sự công chính, chỉ mong làm trọn ý Ngài.
Trong tương quan với tha nhân, Ðức Kitô mời ta
có lòng thương xót, biết đau nỗi đau của người khác,
có tâm hồn trong sạch, nghĩa là sống ngay thẳng, chân thành,
có tinh thần xây dựng hòa bình và công bằng xã hội,
nghĩa là chăm lo phát triển toàn diện từng người và mọi người.
Sống các mối phúc trên là chấp nhận mối phúc bị bách hại.
Mỗi vị thánh đều sống nổi bật trong một số mối phúc.
Họ đã nếm phần nào hạnh phúc từ đời này
trước khi hưởng hạnh phúc trọn vẹn bền vững trên trời.
Chúng ta thường nghĩ nên thánh là chuyện cao siêu
dành cho một thiểu số hết sức đặc biệt.
Thật ra mọi Kitô hữu đều được mời gọi nên thánh.
“Các con hãy nên trọn lành như Cha trên trời.”
Chỉ Thiên Chúa mới là nguồn mọi sự thánh thiện.
Ngài mời chúng ta chia sẻ sự thánh thiện của Ngài.
Nên thánh là đáp trả lời mời đó.
Khi chiêm ngắm các thánh, ta có thể hiểu nên thánh là gì.
Nên thánh là để cho tình yêu chi phối toàn bộ cuộc sống,
là ra khỏi cái tôi hẹp hòi của mình
đẻ sống hết tình cho Thiên Chúa và tha nhân.
Nên thánh là luôn lắng nghe tiếng Chúa
và trung thành đáp lại trong giây phút hiện tại.
Nên thánh là yêu mến cuộc sống mà Chúa tặng trao,
là để cho Chúa yêu mình, nắm tay mình,
dắt mình vào thế giới riêng tư của Chúa.
Nên thánh là thuộc trọn về Chúa và về anh em,
là để Chúa dần dần chiếm lấy mọi chỗ của đời mình.
Chúa mời tôi nên thánh với con người và hoàn cảnh riêng.
với sa ngã của quá khứ và mỏng giòn của hiện tại,
với cái dằm vẫn thường xuyên làm tôi nhức nhối.
Chúa muốn tôi nên thánh với mặt mạnh, mặt yếu của tôi.
Ước gì đời tôi vén mở một nét nào đó của Chúa.
Cầu nguyn:
Lạy Cha,
con phó mặc con cho Cha,
xin dùng con tùy sở thích Cha.
Cha dùng con làm chi, con cũng xin cảm ơn.
Con luôn sẵn sàng, con đón nhận tất cả.
Miễn là ý Cha thực hiện nơi con
và nơi mọi loài Cha tạo dựng,
thì, lạy Cha, con không ước muốn chi khác nữa.
Con trao linh hồn con về tay Cha.
Con dâng linh hồn con cho Cha,
lạy Chúa Trời của con,
với tất cả tình yêu của lòng con,
Vì con yêu mến Cha,
vì lòng yêu mến
thúc đẩy con phó dâng mình cho Cha,
thúc đẩy con trao trọn bản thân về tay Cha,
không so đo,
với một lòng tin cậy vô biên,
vì Cha là Cha của con.
(Chân phước Charles de Foucauld)
  Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
1 THÁNG MƯỜI MỘT
Các Thánh Của Chiên Con
“Tôi nghe nói đến con số những người được đóng ấn” (Kh 7,14). Những lời này trong Sách Khải Huyền của Thánh Gioan Tông đồ được trích đọc trong phụng vụ hôm nay. Ngày Lễ Các Thánh, Giáo Hội trên khắp hoàn cầu tôn vinh tất cả những ai đã được hưởng trọn vẹn ơn cứu độ. Họ là những người – theo cách nói của Sách Khải Huyền – ’đã tung hô lớn tiếng: “Chính Thiên Chúa chúng ta… và chính Con Chiên đã cứu độ chúng ta” (Kh 7,10).
Quả vậy, những người này đã được đóng ấn bằng Máu Con Chiên. Họ mang trong mình dấu ấn ơn cứu chuộc, là nguồn sự sống và sự thánh thiện: “Phàm ai đặt hy vọng nơi Đức Kitô thì làm cho mình nên thanh sạch như Người là Đấng thanh sạch” (1Ga 3,3).
Thiên Chúa là Đấng thánh, Đấng cực thánh, và Ngài mời gọi con người nên thánh. Hôm nay, Giáo Hội chan hòa niềm hân hoan nơi tất cả những ai đã đáp trả trọn vẹn tiếng gọi này, những ai đã thông dự vĩnh viễn vào sự thánh thiện của Thiên Chúa. Vì thế, một lần nữa, lời cầu nguyện vang lên từ đáy tâm hồn chúng ta, vang lên tới tận thiên đình trong ngày lễ trọng đại này:
“Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, trong ngày đại lễ hôm nay, Chúa cho Hội Thánh được mừng công phúc và vinh quang của toàn thể chư thánh. Xin ban cho dân Chúa, nhờ lời chuyển cầu của các thánh trên trời, được hưởng dồi dào lòng Chúa xót thương …”
Với Kinh Truyền Tin, chúng ta đặc biệt nói với Đấng mà Giáo Hội tôn dương là Nữ Vương Các Thánh: “Bà được chúc phúc giữa các phụ nữ”, “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà” (Lc 1, 35).
Lạy Mẹ Maria,
nơi Mẹ, chúng con khát khao tôn thờ Thiên Chúa,
vì món quà thánh thiện được trao ban cho nhân loại
là Đức Giêsu Kitô.
Chúng con xin Mẹ thương
chuyển cầu cho các tín hữu đã qua đời,
nhờ đó Giáo Hội được trọn vẹn niềm vui
trong ngày đại lễ mừng kính Chư Thánh hôm nay.
– suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II



Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 01-11
Các Thánh Nam Nữ
Kh 7, 2-4.9-14; 1Ga 3, 1-3; Mt 5, 1-12a.

LỜI SUY NIỆM: Thấy đám đông, Đức Giêsu lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên: Người mở miệng dạy họ rằng: Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ… Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em trên trời thật lớn lao.”
            Trong ngày lễ kính các Thánh Nam Nữ, chúng ta cùng được nghe lại những lời chúc phúc của Chúa Giêsu, cho những ai đã tin vào Lời của Người, biết từ bỏ những gì thuộc về thế gian, mà thế gian đã cho là phúc. Để biết hy sinh tất cả vì sự kính mến Chúa và yêu người thân cận như chính mình, để được: “ Nước Trời, được đất làm gia nghiệp, được Thiên Chúa ủi an, được Thiên Chúa làm cho thỏa lòng, được Thiên Chúa xót thương, nhìn thấy Thiên Chúa, được gọi là con Thiên Chúa, Và cuối đời sẽ nhận phần thưởng trên trời thật lớn lao.”
            Lạy Chúa Giêsu. Trong cuộc sống của mỗi người chúng con, do ảnh hưởng của tội nguyên tổ, đã làm cho chúng con nghiêng về tội lỗi và những ham muốn của thế gian. Xin Chúa ban thêm ân sủng của Chúa, để chúng con có sức mạnh để chiến đấu với những cám dỗ hằng ngày, hầu được sống trong những lời chúc phúc của Chúa mà các Thánh Nam Nữ đang hưởng được vinh phúc trên Trời.
Mạnh Phương


Ngày 01-11
CÁC THÁNH NAM NỮ

Trước hết đây là lễ các Thánh tử đạo. Vào đầu thế kỷ V, Đức giáo hoàng Bonifaciô IV đã nhận từ tay hoàng đế một đền thờ ngoại giáo, đền Panthéon. Được dựng để tôn vinh các thần. Ngài đã biến thành đền thờ dâng kính Đức Trinh Nữ Maria và các thánh tử đạo. Xác các thánh an nghỉ trong các hang toại đạo được chuyển về nhà thờ trong một cuộc lễ huy hoàng. Mỗi năm các tu viện đều nhắc lại kỷ niệm này.
400 năm sau, Đức Giáo hoàng Grêgôriô IV quyết định rằng việc tôn kính long trọng này phải hướng về các thánh nam nữ đã được tôn phong hay chưa được biết đến vì không có sự đặc biệt nào của các Ngài chói sáng trên trần thế, nhưng ý chí và việc làm lành thánh của các Ngài được Thiên Chúa thấu suốt cõi lòng biết đến.
Trong thánh lễ hôm nay, Phúc âm kể ra những người chiếm hữu được hạnh phúc chân thật, những người có tinh thần nghèo khó hiền lành biết thương xót, có lòng trong sạch ăn ở thuận hòa, sẵn sàng bách hại vì sự công chính. Tất cả đều vui sướng vì phần thưởng bội hậu chời đón họ trên trời. Lễ các thánh là lễ của người muốn nên lành thánh.
* LỊCH SỬ
Lễ các thánh nam nữ đã có từ thế kỷ thứ IV. Thánh Ephraim người Syrie và thánh Gioan Kim Khẩu đều biết đến một ngày lễ mừng các thánh tử đạo vào ngày 13.5 hằng năm. hay rõ hơn là Chúa Nhật thứ nhất sau lễ Chúa Thánh Thần iện xuống. Lễ này vẫn còn trong lịch sử phụng vụ của Giáo Hội Hy Lạp và được gọi là Chúa nhật chư thánh.
Trong Giáo Hội Tây Phương cũng có một thánh lễ từ thế kỷ thứ VII, lễ toàn thể các thánh tử đạo mừng vào ngày 13.5. Đó là ngày lễ thánh hiến đền Panthéon của Rôma, để Kính Đức Trinh Nữ Maria và toàn thể các thánh tử đạo vào ngày 13.5.609.
Lễ chư thánh (toàn thể các thánh, chứ không dành riêng cho các thánh tử đạo) được mừng vào ngày 1.11 hằng năm, chỉ xuất hiện từ thế kỷ thứ VIII do các thầy Dòng Irland, và Anh Quốc, khi sang truyền giáo ở Âu Châu đã đem theo và trong thời gian ngắn đã phổ biến rộng khắp Âu Châu. (Lm Nguyễn văn Trinh, Phụng vụ chư thánh)
(daminhvn.net)



01 Tháng Mười Một
Giòng Giống Vĩ Nhân
Cách đây mười năm, một người Pháp tên là Alfred de Pierrecourt để lại gia tài của ông là 2 triệu Mỹ kim với lời di chúc là phải sử dụng số tiền ấy để gây giống cho những người khổng lồ. Người thi hành di chúc của ông đã trích ra 1/4 số tiền để tìm và mang những người cao lớn vượt tầm mức về sống ở gần thành phố Rouen, khuyến khích họ lập gia đình với nhau. Nhưng chương trình gây giống những người khổng lồ này bị thất bại vài năm sau đó.
Cách đây non hai ngàn năm có một người cũng để lại một di chúc, một chương trình, nhưng không phải để gây giống cho những người khổng lồ về phương diện hình vóc mà là về phương diện tinh thần. Chương trình quen được gọi là “8 mối phúc thật” do Chúa Giêsu biên thảo. Trải qua bao thế hệ mãi cho đến thời đại chúng ta, vô số những tín hữu Kitô nhờ áp dụng chương trình này mà trở thành vĩ nhân.
Mừng kính những vĩ nhân ấy trong ngày lễ các thánh nam nữ hôm nay, chúng ta hãy noi gương các ngài đem ra thực hành mỗi mối phúc thật trong cuộc sống, để càng sống chúng ta càng phát triển, tiến bộ trên con đường thánh thiện mà Chúa Giêsu đã vạch ra cho mỗi người chúng ta.
(Lẽ Sống)


Lectio Divina: Lễ Các Thánh Nam Nữ – Mátthêu 5:1-12a
Thứ Năm 1 Tháng Mười Một, 2018
Tám Mối Phúc Thật
Mt 5:1-12a

1.  Lắng nghe Lời Chúa
a)  Lời nguyện mở đầu:
Lạy Chúa, ý nghĩa của cuộc đời chúng con là đi tìm kiếm Lời Chúa, là Lời đến với chúng con trong con người của Đức Kitô.  Xin Chúa hãy ban cho con có khả năng đón nhận những gì mới mẻ trong bài Tin Mừng của Tám Mối Phúc Thật, để cho con có thể thay đổi đời sống mình.  Con sẽ không biết gì về Chúa nếu không nhờ vào ánh sáng những Lời được phán ra bởi Đức Giêsu, Con Một Chúa, Đấng đã đến cho chúng con biết về những sự kỳ diệu của Chúa.  Khi con yếu đuối, nếu con đến với Người, Lời của Thiên Chúa, thì con sẽ trở nên mạnh mẽ.  Khi con hành xử cách dại khờ, sự khôn ngoan của Tin Mừng Chúa sẽ khôi phục con để thưởng thức Thiên Chúa và tình yêu lân tuất của Người.  Người hướng dẫn con đến lối đi của đời sống.  Khi một vài biến dạng xuất hiện trong con, con suy niệm Lời Chúa thì hình ảnh về tư cách của con trở nên xinh đẹp.  Khi sự cô đơn dễ khiến cho con trở nên khô khan, thì hôn ước tâm linh của con với Người làm cho đời sống con thăng hoa kết quả.  Khi con khám phá ra nỗi buồn hay sự đau khổ trong con, thì ý nghĩ về Chúa, là phương cách tốt đẹp duy nhất của con dẫn đến niềm hân hoan.  Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu có nói rằng gom lại tất cả những ước ao được nên thánh là sự tìm kiếm Thiên Chúa mãnh liệt và việc lắng nghe tha nhân:  “Nếu em không là gì cả, thì hãy nhớ rằng Chúa Giêsu là tất cả.  Vì vậy, em phải đánh mất điều bé nhỏ không là gì của mình vào trong sự vô hạn của Người và không nghĩ đến một điều gì khác ngoại trừ điều duy nhất đáng yêu hơn hết này…” (trích Những Lá Thư, 87, gửi cho chị Marie Guérin).

b)  Đọc Phúc Âm
1 Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. 2 Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng:
3 “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
4 Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Nước làm cơ nghiệp.
5 Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an.
6 Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả.
7 Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương.
8 Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa.
9 Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
10 Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ.
11 “Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác.
12 Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời; quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước các con cũng bị người ta bách hại như thế”.

c)  Giây phút thinh lặng cầu nguyện:
Điều quan trọng để có thể lắng nghe trong sự im lặng chìm lắng là để cho Lời của Chúa Kitô có thể nói với chúng ta và do đó Ngôi Lời nhập thể làm người có thể ngự trong lòng chúng ta và chúng ta ở trong Người.  Chỉ có sự im lặng trong lòng thì Lời Chúa mới có thể bén rễ và, trong ngày lễ Các Thánh trọng thể này, trở thành xác thịt trong chúng ta.

2.  Ánh sáng tỏa trên Lời Chúa (Suy Gẫm)
a)  Bối cảnh: 
Lời của Chúa Giêsu về Tám Mối Phúc Thật mà thánh Mátthêu rút ra từ các nguồn tài liệu của mình, đã được cô đọng trong những câu ngắn và tách rời, và Thánh Sử đã đặt chúng trong một bối cảnh rộng lớn hơn, mà các học giả Kinh Thánh gọi là “Bài Giảng Trên Núi” (các chương 5-7).  Bài giảng này được coi như những quy luật hoặc bản Hiến Chương (Magna Carta) mà Chúa Giêsu đã ban cho cộng đoàn như một chuẩn mực và lời ràng buộc định nghĩa cho một Kitô hữu.
Nhiều chủ đề được chứa đựng trong bài giảng dài này không nên bị coi như là một bộ sưu tập các lời hô hào, mà đó là một chỉ dấu rõ ràng và triệt để về thái độ mới của các môn đệ đối với Thiên Chúa, với chính bản thân và các anh chị em.  Một số thành ngữ được xử dụng bởi Chúa Giêsu dường như có vẻ được cường điệu, nhưng chúng được dùng để nhấn mạnh đến thực tại và do đó chúng thực tiễn trong bối cảnh mặc dù không mang một ý nghĩa văn học như thế:  ví dụ các câu 29-30:  “Nếu mắt phải của các con làm cớ cho các con sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hỏa ngục.  Và nếu tay phải của các con làm cớ cho các con sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hỏa ngục”.  Cách nói này cho thấy hiệu quả mong muốn có được trong người đọc, là những người phải hiểu một cách chính xác Lời của Chúa Giêsu mà không làm sai lệch ý nghĩa của chúng.
Vì lý do phụng vụ, sự chú tâm của chúng ta sẽ là phần đầu của “Bài Giảng Trên Núi”, đó là phần nói về việc công bố Tám Mối Phúc Thật (Mt 5:1-12).

b)  Một vài chi tiết:
Thánh Mátthêu mời gọi người đọc lắng nghe Chúa Giêsu công bố Tám Mối Phúc Thật với một sự cô đọng phong phú về các chi tiết.  Đầu tiên, tác giả cho biết nơi Chúa Giêsu công bố bài giảng của Người:  “Chúa Giêsu đi lên núi” (5:1).  Đó là lý do tại sao các nhà chú giải gọi đây là “Bài Giảng Trên Núi”, dù rằng thánh sử Luca đặt bài giảng này trên chỗ đất bằng (Lc 6:20-26).  Vị trí địa lý của “ngọn núi” có thể là một ám chỉ nhắc đến câu chuyện trong Cựu Ước khá giống như câu chuyện của chúng ta:  đó là, khi ông Môisen công bố Mười Điều Răn trên núi Sinai.  Có thể là thánh Mátthêu muốn giới thiệu Đức Giêsu như một Môisen mới, Đấng công bố lề luật mới.
Một chi tiết khác làm chúng ta chú ý là tư thế của Chúa Giêsu khi Người công bố bài giảng của mình:  “khi Người ngồi xuống”.  Tư thế này hàm ý một chi tiết là Người có thẩm quyền theo ý nghĩa pháp lý.  Các môn đệ và “đám đông dân chúng” tụ tập chung quanh Người:  chi tiết này cho thấy những gì Chúa Giêsu đã phải nói là để cho tất cả mọi người đều nghe.  Chúng ta lưu ý rằng Lời của Chúa Giêsu không đưa ra những chuyện không thể, cũng chẳng để nói riêng cho một nhóm người đặc biệt nào, cũng chẳng có nghĩa là những lời ấy được dùng để thiết lập một quy tắc đạo đức dành riêng cho những môn đệ thân thiết của mình.  Lời đòi hỏi của Chúa Giêsu thì rành rẽ, ràng buộc và triệt để dứt khoát.
Có người đã khắc sâu bài giảng của Chúa Giêsu như sau:  “Đối với tôi, đây là văn bản quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại.  Nó được gửi đến cho tất cả mọi người, các tín hữu và cả những người không tin, và sau hai mươi thế kỷ nó vẫn là ánh sáng duy nhất còn tỏa sáng trong bóng tối của bạo lực, nỗi sợ hãi và cô đơn mà Tây Phương thấy mình trong đó bởi vì niềm kiêu hãnh và sự ích kỷ của mình” (nhà văn Gilbert Cesbron).
Từ ngữ “có phúc” (chữ Hy Lạp là makarioi) trong bối cảnh của chúng ta không nói “cách nhẹ nhàng” mà là kêu to lên sự hạnh phúc được tìm thấy trong toàn bộ Kinh Thánh.  Ví dụ, trong Cựu Ước, những người được gọi là “có phúc” là những người sống theo giềng mối của sách Khôn Ngoan (Hc 25:7-10).  Người cầu nguyện Thánh Vịnh định nghĩa “có phúc” là những ai “kính sợ”, hay nói chính xác hơn những ai yêu mến Chúa, thể hiện tình yêu này trong việc tuân giữ những giáo huấn được chứa đựng trong Lời Chúa (Tv 1:1; 128:1).
Sự độc đáo của Tin Mừng Mátthêu nằm ở chỗ thêm vào câu thứ hai xác định rõ mỗi mối phúc thật:  ví dụ, câu khẳng định chính “phúc thay cho ai có tâm hồn nghèo khó” được làm sáng tỏ bởi câu bổ sung “vì Nước Trời là của họ”.  Một khác biệt đối với Cựu Ước là lời của Chúa Giêsu công bố mối phúc thật cứu rỗi ở đây, bây giờ và không có bất kỳ giới hạn nào.  Đối với Chúa Giêsu, tất cả mọi người đều có thể đạt được hạnh phúc với điều kiện là họ tiếp tục hiệp nhất với Chúa.

c)  Ba mối phúc thật đầu tiên:
i)  Câu công bố đầu tiên liên quan đến người nghèo:  “phúc biết bao cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”.  Người đọc có thể bị kích động:  làm thế nào mà người nghèo khó lại có thể hạnh phúc được?  Trong Kinh Thánh, người nghèo khó là những kẻ không có gì trong tay và hơn hết cả là từ bỏ giả định việc họ lo xây dựng cho hiện tại và tương lai của mình, và vì thế để còn có thì giờ và tập trung vào công việc nhà Chúa và Lời của Ngài.  Người nghèo khó, theo nghĩa Kinh Thánh, luôn không phải là một ai đó sống khép kín với chính mình, đau khổ, tiêu cực, mà là một người luôn mở lòng ra mới Thiên Chúa và với tha nhân.  Thiên Chúa là tất cả kho tàng của người ấy.  Chúng ta có thể nói đến thánh Têrêsa thành Avila:  Hạnh phúc là những ai có được kinh nghiệm rằng “chỉ có một mình Thiên Chúa là quá đủ!”, có nghĩa là họ rất giàu có trong Thiên Chúa.
Một tác giả lớn về tâm linh hiện đại đã mô tả sự nghèo khó như sau:  “Khi người ta không hoàn toàn dốc sạch trái tim mình, thì Thiên Chúa không thể đổ đầy nó với chính Ngài.  Khi bạn dọn trống trái tim mình, thì Chúa sẽ đổ đầy nó.  Nghèo khó là sự trống rỗng, không chỉ ở những gì liên quan đến tương lai mà cũng còn đến quá khứ.  Không phải là một hối tiếc cũng chẳng là một hoài niệm, không phải là một ưu tư cũng chẳng là một ước mơ!  Thiên Chúa không thuộc về quá khứ, Thiên Chúa không thuộc về tương lai:  Người ở trong hiện tại!  Hãy để quá khứ của bạn lại với Thiên Chúa, hãy dâng tương lai của bạn cho Thiên Chúa.  Sự nghèo khó của bạn là sống với hiện tại, sự Hiện Tại của Thiên Chúa thì vĩnh cửu” (Lm Divo Barsotti).
Đây là mối phúc thật thứ nhất, không chỉ vì nó là mối phúc thật đầu tiên trong nhiều mối phúc thật, mà bởi vì nó dường như tóm gọn tất cả những mối phúc thật khác trong sự đa dạng của chúng.
ii)  “Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an.”  Người ta có thể than khóc vì quá đau đớn hay thống khổ.  Điều này nhấn mạnh một sự thật rằng chúng ta đang đối phó với một tình huống nghiêm trọng mặc dù các động cơ hay lý do không được nhắc đến.  Nếu chúng ta muốn xác định ngày hôm nay “những ai đau buồn” chúng ta có thể nghĩ đến tất cả các Kitô hữu đã gìn giữ các đòi hỏi của Nước Trời và chịu đau khổ bởi vì nhiều khía cạnh tiêu cực trong Giáo Hội; thay vì tập trung vào sự thánh thiện, Giáo Hội lại cho thấy những chia rẽ và bất toàn.  Họ cũng có thể là những kẻ chịu đau khổ bởi vì tội lỗi và mâu thuẫn của họ và những kẻ, trong một cách nào đó, đã trì hoãn việc cải đổi của họ.  Đối với những người này, chỉ có Thiên Chúa mới có thể mang đến tin tức về “Đấng an ủi”.
iii)  “Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Nước làm cơ nghiệp”.  Mối phúc thật thứ ba nói về sự hiền lành.  Đây là đức tính không còn được phổ biến hiện nay.  Thay vào đó, đối với nhiều người, nó có một ý nghĩa tiêu cực và bị xem như là một sự yếu kém hoặc là một tính điềm tĩnh biết cách kiềm chế cảm xúc của mình.  Chữ “hiền lành” trong Kinh Thánh có nghĩa là gì?  Sự hiền lành được nhớ đến như những người vui hưởng sự an lạc (Tv 37:10), vui vẻ, được Thiên Chúa chúc phúc và yêu thương.  Họ cũng tương phản với những kẻ làm ác, vô thần và tội lỗi.  Vì vậy, Cựu Ước cho chúng ta sự phong phú về ý nghĩa mà không đưa ra một định nghĩa duy nhất nào.
Trong Tân Ước, chúng ta gặp chữ này lần đầu tiên là trong sách Tin Mừng theo Mátthêu 11:29:  “Hãy học cùng Ta vì Ta có lòng hiền hậu và khiêm nhu”.  Lần thứ hai là ở trong câu Mt 21:5, khi thánh Mátthêu mô tả lại việc Chúa Giêsu tiến vào thành Giêrusalem và trích dẫn sách tiên tri Giacaria 2:9:  “Hãy bảo thiếu nữ Xion:  Kìa Đức Vua của ngươi đang đến với người hiền hậu”.  Thật ra, Tin Mừng Mátthêu có thể được coi như là Tin Mừng của sự hiền lành.
Thánh Phaolô cũng nói rằng sự hiền lành là một căn tính tốt của người Kitô hữu.  Trong thư gửi các tín hữu Côrintô 2Cr 10:1 ông khuyên các tín hữu “tôi xin dựa vào lòng nhân từ và khoan dung của Đức Kitô mà khuyên nhủ anh em”.  Trong thư gửi các tín hữu Galát 5:22, sự hiền hòa được coi là một trong những hoa quả của Chúa Thánh Thần trong trái tim của các tín hữu và bao gồm việc hiền lành, tiết độ, chậm bất bình, tử tế và kiên nhẫn đối với những người khác.  Một lần nữa trong thư gửi tín hữu Êphêsô 4:32 và Côlôssê 3:12, thái độ hiền hòa là một phần của người Kitô hữu và là dấu hiệu của con người mới trong Đức Kitô.
Cuối cùng, một lời chứng hùng hồn trích từ thư của thánh Phêrô 1Pr 3:3-4:  “Ước chi vẻ duyên dáng của chị em không hệ tại cái mã bên ngoài như kết tóc, đeo vòng vàng, hay ăn mặc xa hoa; nhưng là con người nội tâm thầm kín, với đồ trang sức không bao giờ hư hỏng là tính thùy mị, hiền hòa:  đó chính là điều quý giá trước mặt Thiên Chúa”.
Chúa Giêsu dùng chữ “hiền hòa” như thế nào?  Một định nghĩa làm sáng tỏ thực sự là định nghĩa về người hiền lành được đưa ra bởi Đức Hồng Y Carlo Maria Martini “người hiền lành, theo ý nghĩa của các mối phúc thật, là người mà mặc dù trước sự nhiệt thành của các cảm xúc của mình, vẫn giữ được sự bình tĩnh và nhu mì, không chiếm hữu, nội tâm thảnh thơi, luôn rất tôn trọng mầu niệm của sự tự do, bắt chước Thiên Chúa trong khía cạnh này, Đấng làm tất cả mọi việc liên quan đến người khác và khuyên người ta vâng lời mà không bao giờ dùng bạo lực.  Tính hiền lành thì trái ngược lại với tất cả các hình thức kiêu căng về luân lý hay vật chất, nó sẽ chiến thắng bằng hòa bình thay vì chiến tranh, bằng đối thoại thay vì áp đặt”.
Đối với lời giải thích khôn ngoan này, chúng ta thêm vào lời của một nhà chú giải nổi tiếng khác:  “Sự hiền lành được nói đến trong các mối phúc thật thì không có gì khác hơn là khía cạnh của sự khiêm nhu mà tự nó thể hiện trong sự niềm nở hòa nhã cách thực tế trong việc người ấy cư xử với tha nhân.  Sự hiền lành như thể tìm thấy được trong hình ảnh và tấm gương hoàn hảo trong con người của Đức Giêsu, hiền lành và khiêm nhường trong lòng.  Quả thật, sự hiền lành như thế đối với chúng ta dường như giống như một hình thức từ thiện, kiên nhẫn và chu đáo tế nhị đối với người khác” (Jacques Dupont).

3.  Suy niệm để Lời Chúa soi sáng chúng ta
a)  Tôi có thể chấp nhận những dấu hiệu về sự nghèo khó nhỏ bé trong đời sống của tôi không?  Ví dụ, khi sức khỏe yếu kém và khi hơi se mình? Tôi có tạo ra những đòi hỏi quá đáng không?
b)  Tôi có thể chấp nhận an phận về sự nghèo nàn và mỏng dòn của tôi không?
c)  Tôi có cầu nguyện như một người nghèo khó, như một người cầu xin ân sủng của Thiên Chúa với lòng khiêm nhường, cầu xin lòng thương xót và tha thứ của Người không?
d)  Được linh ứng từ sứ điệp của Chúa Giêsu về sự hiền lành, tôi có từ bỏ bạo lực, sự trả thù và ý tưởng báo thù không?
e)  Tôi có khuyến khích, trong gia đình và nơi làm việc, một tinh thần nhân ái, dịu dàng và hòa hoãn không?
f)   Tôi có trả thù với ác ý, bóng gió hoặc ám chỉ gây hấn với ác ý không?
g)  Tôi có chăm sóc đến người yếu đuối nhất, những kẻ không thể tự vệ không?  Tôi có kiên nhẫn với người già cả không?  Tôi có đón tiếp khách lạ bơ vơ, những kẻ thường bị bóc lột nơi làm việc không?

4.  Cầu nguyện
a)   Thánh Vịnh 23:
Bài Thánh Vịnh dường như xoay quanh đề tài “Chúa là mục tử của tôi”.  Các thánh là hình ảnh đoàn chiên trên đường đi:  họ được chăn dắt bởi lòng nhân từ và trung kiên của Thiên Chúa, cho đến khi cuối cùng họ đến được nhà Chúa Cha (L. Alonso Schökel, Thánh Vịnh Tín Thác, sách Dehoniana, Bologna 2006, 54)

CHÚA là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành
và bổ sức cho tôi.
Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính
vì danh dự của Người.
Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u
con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng.
Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.
Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù.
Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm,
ly rượu con đầy tràn chan chứa.
Lòng nhân hậu và tình thương CHÚA
ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời,
và tôi được ở đền Người
những ngày tháng, những năm dài triền miên.

b)  Lời nguyện kết
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chỉ cho chúng con con đường của các mối phúc thật để chúng con có thể đến với niềm hạnh phúc đó là sự viên mãn của đời sống và vì thế thánh thiện.  Tất cả chúng con đều được kêu gọi nên thánh, nhưng kho báu duy nhất của các thánh là Thiên Chúa.  Lạy Chúa, Lời của Chúa, lời kêu gọi nên thánh đến với tất cả những ai trong phép rửa đã được chọn bởi tình yêu của Chúa Cha, để nên giống Đức Giêsu Kitô.  Chúng con cảm tạ Chúa, vì các thánh Chúa đã đặt trên đường đi của chúng con và những người thể hiện tình yêu của Chúa.  Chúng con xin lòng tha thứ của Chúa nếu chúng con đã làm hoen ố khuôn mặt Chúa trong chúng con và đã từ chối lời kêu gọi trở nên thánh của chúng con.




NOVEMBER 01, 2019 : SOLEMNITY OF ALL SAINTS


Solemnity of All Saints
Lectionary: 667

Reading 1RV 7:2-4, 9-14
I, John, saw another angel come up from the East,
holding the seal of the living God.
He cried out in a loud voice to the four angels
who were given power to damage the land and the sea,
"Do not damage the land or the sea or the trees
until we put the seal on the foreheads of the servants of our God."
I heard the number of those who had been marked with the seal,
one hundred and forty-four thousand marked
from every tribe of the children of Israel.

After this I had a vision of a great multitude,
which no one could count,
from every nation, race, people, and tongue.
They stood before the throne and before the Lamb,
wearing white robes and holding palm branches in their hands.
They cried out in a loud voice:

"Salvation comes from our God, who is seated on the throne,
and from the Lamb."

All the angels stood around the throne
and around the elders and the four living creatures.
They prostrated themselves before the throne,
worshiped God, and exclaimed:

"Amen. Blessing and glory, wisdom and thanksgiving,
honor, power, and might
be to our God forever and ever. Amen."

Then one of the elders spoke up and said to me,
"Who are these wearing white robes, and where did they come from?"
I said to him, "My lord, you are the one who knows."
He said to me,
"These are the ones who have survived the time of great distress;
they have washed their robes
and made them white in the Blood of the Lamb."
Responsorial PsalmPS 24:1BC-2, 3-4AB, 5-6
R. (see 6) Lord, this is the people that longs to see your face.
The LORD's are the earth and its fullness;
the world and those who dwell in it.
For he founded it upon the seas
and established it upon the rivers.
R. Lord, this is the people that longs to see your face.
Who can ascend the mountain of the LORD?
or who may stand in his holy place?
One whose hands are sinless, whose heart is clean,
who desires not what is vain.
R. Lord, this is the people that longs to see your face.
He shall receive a blessing from the LORD,
a reward from God his savior.
Such is the race that seeks him,
that seeks the face of the God of Jacob.
R. Lord, this is the people that longs to see your face.
Reading 21 JN 3:1-3
Beloved:
See what love the Father has bestowed on us
that we may be called the children of God.
Yet so we are.
The reason the world does not know us
is that it did not know him.
Beloved, we are God's children now;
what we shall be has not yet been revealed.
We do know that when it is revealed we shall be like him,
for we shall see him as he is.
Everyone who has this hope based on him makes himself pure,
as he is pure.

AlleluiaMT 11:28
R. Alleluia, alleluia.
Come to me, all you who labor and are burdened,
and I will give you rest, says the Lord.
R. Alleluia, alleluia.
GospelMT 5:1-12A
When Jesus saw the crowds, he went up the mountain,
and after he had sat down, his disciples came to him. 
He began to teach them, saying:

"Blessed are the poor in spirit,
for theirs is the Kingdom of heaven.
Blessed are they who mourn,
for they will be comforted.
Blessed are the meek,
for they will inherit the land.
Blessed are they who hunger and thirst for righteousness,
for they will be satisfied.
Blessed are the merciful,
for they will be shown mercy.
Blessed are the clean of heart,
for they will see God.
Blessed are the peacemakers,
for they will be called children of God.
Blessed are they who are persecuted for the sake of righteousness,
for theirs is the Kingdom of heaven.
Blessed are you when they insult you and persecute you
and utter every kind of evil against you falsely because of me.
Rejoice and be glad,
for your reward will be great in heaven."



 Meditation: "Rejoice and be glad, for your reward is great in heaven"
What is the good life which God intends for us? And how is it related with the ultimate end or purpose of life? Is it not our desire and longing for true happiness, which is none other than the complete good, the sum of all goods, leaving nothing more to be desired? Jesus addresses this question in his sermon on the mount. The heart of Jesus' message is that we can live a very happy life. The call to holiness, to be saints who joyfully pursue God's will for their lives, can be found in these eight beatitudes. Jesus' beatitudes sum up our calling or vocation - to live a life of the beatitudes. The word beatitude literally means "happiness" or "blessedness".
God gives us everything that leads to true happiness
What is the significance of Jesus' beatitudes, and why are they so central to his teaching? The beatitudes respond to the natural desire for happiness that God has placed in every heart. They teach us the final end to which God calls us, namely the coming of God's kingdom 
(Matthew 4:17), the vision of God (Matthew 5:8; 1 John 2;1), entering into the joy of the Lord (Matthew 25:21-23) and into his rest (Hebrews 4:7-11).  Jesus' beatitudes also confront us with decisive choices concerning the life we pursue here on earth and the use we make of the goods he puts at our disposal. 
Jesus' tells us that God alone can satisfy the deepest need and longing of our heart. Teresa of Avila's (1515-1582) prayer book contained a bookmark on which she wrote: Let nothing disturb you, let nothing frighten you. All things pass - God never changes. Patience achieves all it strives for. Whoever has God lacks nothing -God alone suffices.
Is God enough for you? God offers us the greatest good possible - abundant life in Jesus Christ (John 10:10) and the promise of unending joy and happiness with God forever. Do you seek the highest good, the total good, which is above all else?
The beatitudes are a sign of contradiction to the world's way of happiness
The beatitudes which Jesus offers us are a sign of contradiction to the world's understanding of happiness and joy. How can one possibly find happiness in poverty, hunger, mourning, and persecution? Poverty of spirit finds ample room and joy in possessing God as the greatest treasure possible. Hunger of the spirit seeks nourishment and strength in God's word and Spirit. Sorrow and mourning over wasted life and sin leads to joyful freedom from the burden of guilt and spiritual oppression. 
God reveals to the humble of heart the true source of abundant life and happiness. Jesus promises his disciples that the joys of heaven will more than compensate for the troubles and hardships they can expect in this world. Thomas Aquinas said: "No one can live without joy. That is why a person deprived of spiritual joy goes after carnal pleasures." Do you know the happiness of hungering and thirsting for God alone?
"Lord Jesus, increase my hunger for you and show me the way that leads to everlasting peace and happiness. May I desire you above all else and find perfect joy in doing your will."
Daily Quote from the early church fathersPerfect blessedness is humility of spirit, by Hilary of Poitiers (315-367 AD)
"'Blessed are the poor in spirit, for theirs is the kingdom of heaven.' The Lord taught by way of example that the glory of human ambition must be left behind when he said, 'The Lord your God shall you adore and him only shall you serve' (Matthew 4:10). And when he announced through the prophets that he would choose a people humble and in awe of his words [Isaiah 66:2], he introduced the perfect Beatitude as humility of spirit. Therefore he defines those who are inspired as people aware that they are in possession of the heavenly kingdom... Nothing belongs to anyone as being properly one's own, but all have the same things by the gift of a single parent. They have been given the first things needed to come into life and have been supplied with the means to use them." (excerpt from commentary ON MATTHEW 4.2)


SOLEMNITY OF ALL SAINTS
Holy Day of Obligation
THURSDAY, NOVEMBER 1, MATTHEW 5:1-12a

(Revelation 7:2-4, 9-14; Psalm 24; 1 John 3:1-3)

KEY VERSE: "Rejoice and be glad, for your reward will be great in heaven" (v. 12).
TO KNOW: In his Sermon on the Mount, Jesus revealed the character that he expected from his followers. The "Beatitudes," which Jesus exalted, was the attitude of trust and humility represented by the poor, the suffering and persecuted. At the time of Jesus, affliction was thought to be punishment for one's sins, and good health and material prosperity were seen as rewards for one's righteousness. Jesus reversed human expectations of those who were thought to be fortunate. He announced that true happiness (Greek: makarios – blessed) was not found in wealth and power. Jesus promised eternal reward for all who humbly sought God's will despite hardships. But the "blessedness" that the disciples received is not some future glory; it is the blessedness that exists in the here and now. Jesus exemplified every Beatitude. He was poor (Mt 8:20) and gentle and meek (11:29). He grieved over sin and hungered and thirsted for God's justice (12:18). He was merciful (12:16-21) and single-hearted in his desire to do God's will (26:39). Jesus suffered persecution and died to bring about God's kingdom (27:50). He gave us the ideal that every Christian should constantly pursue in order to be holy people, worthy of God's reign. Pope Francis said, “There is no Saint without a past, and there is no sinner without a future.
TO LOVE:
 Which of the Beatitudes do I most need to put into practice today?
TO SERVE: Saints of God, help me to imitate your righteous and holy lives.

SOLEMNITY OF ALL SAINTS

In the New Testament, all baptized Christians are called "saints" (Greek, hagiois, 2 Cor 1:2). Saints are made holy by the sanctifying power of the Holy Spirit. After their death, some Christians are officially recognized by the Church as "Saints" for their exemplary sanctity. These individuals are models of a virtuous life. They give us hope for the blessed state that we all strive to attain. The spiritual union between all the faithful, living and dead, is called the "Communion of Saints." About the year 1000, people started seeking the Pope's authority in the matter of canonization of individuals that they deemed worthy of being named Saints. Over the years, procedures for canonization have become more complex. The first step towards Sainthood is when a person is declared "venerable," a Servant of God. This stage requires that a candidate has lived a life of faith and high morals. The second stage, with the title of "Blessed," is beatification. For this stage, the candidate must have influenced an extraordinary event, which the Church recognizes as "miraculous," meaning it cannot be explained by laws of human science. Advocates for the nominee collect the evidence, a biography, while a "devil's advocate" researches evidence that the nominee may not deserve the title Saint. The third stage, carrying the title "Saint," requires evidence of a second miracle. The person is then officially recommended to the entire church for veneration (deep respect). The Saint is assigned a feast day and churches can be named after them.


Thursday 1 November 2018

All Saints.
Apocalypse 7:2-4, 9-14. Psalm 23(24):1-6. 1 John 3:1-3. Matthew 5:1-12.
Lord, this is the people that longs to see your face – Psalm 23(24):1-6. 1
‘Your reward will be great in heaven.’
The Beatitudes constitute the Christian manifesto: and the Saints we commemorate and celebrate on this day are saints because they lived the Beatitudes.
The Beatitudes are the things Jesus valued, and of every one of them he is the exemplar. In living the Beatitudes, we are living in close imitation of Jesus, who embraced poverty, was gentle to the weak and wayward, made his Father’s will his food and drink, wept over humankind’s enslavement to sin and death, accepted calumny and the cross in order to make us righteous, and by the cross reconciled us to God.
Lord, when I hear you say, ‘Come, follow me’, let me remember the way of the Beatitudes.


Solemnity of All Saints
Saint of the Day for November 1
 
Evening of All Saints’ Day at Malmi Cemetery, Helsinki, Finland | photo by Jori Samonen | flickr
The Story of the Solemnity of All Saints
The earliest certain observance of a feast in honor of all the saints is an early fourth-century commemoration of “all the martyrs.” In the early seventh century, after successive waves of invaders plundered the catacombs, Pope Boniface IV gathered up some 28 wagon-loads of bones and reinterred them beneath the Pantheon, a Roman temple dedicated to all the gods. The pope rededicated the shrine as a Christian church. According to Venerable Bede, the pope intended “that the memory of all the saints might in the future be honored in the place which had formerly been dedicated to the worship not of gods but of demons” (On the Calculation of Time).
But the rededication of the Pantheon, like the earlier commemoration of all the martyrs, occurred in May. Many Eastern Churches still honor all the saints in the spring, either during the Easter season or immediately after Pentecost.
How the Western Church came to celebrate this feast, now recognized as a solemnity, in November is a puzzle to historians. The Anglo-Saxon theologian Alcuin observed the feast on November 1 in 800, as did his friend Arno, Bishop of Salzburg. Rome finally adopted that date in the ninth century.

Reflection
This feast first honored martyrs. Later, when Christians were free to worship according to their consciences, the Church acknowledged other paths to sanctity. In the early centuries the only criterion was popular acclaim, even when the bishop’s approval became the final step in placing a commemoration on the calendar. The first papal canonization occurred in 993; the lengthy process now required to prove extraordinary sanctity took form in the last 500 years. Today’s feast honors the obscure as well as the famous—the saints each of us have known.


LECTIO DIVINA: ALL SAINTS - MATTHEW 5,1-12A
Lectio Divina: 
 Thursday, November 1, 2018
The Beatitudes
Matthew 5:1-12

1. Listening to the text
a) Opening prayer:
Lord, the meaning of our life is to seek your Word, which came to us in the person of Christ. Make me capable of welcoming what is new in the Gospel of the Beatitudes, so that I may change my life. I would know nothing about you were it not for the light of the words spoken by your Son Jesus, who came to tell us of your marvels. When I am weak, if I go to Him, the Word of God, then I become strong. When I act foolishly, the wisdom of His Gospel restores me to relish God and the kindness of His love. He guides me to the paths of life. When some deformity appears in me, I reflect on His Word and the image of my personality becomes beautiful. When solitude tries to make me dry, my spiritual marriage to Him makes my life fruitful. When I discover some sadness or unhappiness in myself, the thought of Him, my only good, opens the way to joy. Therese of the Child Jesus has a saying that sums up the desire for holiness as an intense search for God and a listening to others: "If you are nothing, remember that Jesus is all. You must therefore lose your little nothing into His infinite all and think of nothing else but this uniquely lovable all…" (Letters, 87, to Marie Guérin).
b) Reading the Gospel:
1 Seeing the crowds, He went onto the mountain. And when He was seated His disciples came to him. 2 Then He began to speak. This is what He taught them:
3 How blessed are the poor in spirit:
the kingdom of Heaven is theirs.
4 Blessed are the gentle:
they shall have the earth as inheritance.
5 Blessed are those who mourn:
they shall be comforted.
6 Blessed are those who hunger and thirst for uprightness:
they shall have their fill.
7 Blessed are the merciful:
they shall have mercy shown them.
8 Blessed are the pure in heart:
they shall see God.
9 Blessed are the peacemakers:
they shall be recognized as children of God.
10 Blessed are those who are persecuted in the cause of uprightness:
the kingdom of Heaven is theirs.
11 'Blessed are you when people abuse you and persecute you and speak all kinds of calumny against you falsely on my account. 12 Rejoice and be glad, for your reward will be great in heaven; this is how they persecuted the prophets before you.
c) A moment of prayerful silence:
It is important to be able to listen in deep silence so that the word of Christ may speak to us and so that the Word made flesh may dwell in us and us in him. It is only in silent hearts that the Word of God can take root and, on this Solemnity of All Saints, become flesh in us.
2. Light shed on the Word (lectio)
a) The context:
Jesus’ words on the Beatitudes that Matthew drew from his sources were condensed in short and isolated phrases, and The Evangelist has placed them in a broader context which Biblical scholars call the “sermon on the mount” (chapters 5-7). This sermon is considered to be like the statutes or Magna Carta that Jesus gave to the community as a normative and binding word that defines a Christian.
The many themes contained in this long sermon are not to be seen as collection of exhortations, but rather as a clear and radical indication of the new attitude of the disciples towards God, oneself, and the brothers and sisters. Some expressions used by Jesus may seem exaggerated, but they are used to stress reality and thus are realistic in the context, although not so in a literary sense. For instance in vv.29-30: "If your right eye should be your downfall, tear it out and throw it away; for it will do you less harm to lose one part of yourself than to have your whole body thrown into hell. And if your right hand should be your downfall, cut it off and throw it away, for it will do you less harm to lose one part of yourself than to have your whole body go to hell". This manner of speaking indicates the effect to be created in the reader, who must understand Jesus’ words correctly and not distort their meaning.
Our focus, for liturgical reasons, will be on the first part of the “sermon on the mount”. That is the part dealing with the proclamation of the beatitudes (Mt 5:1-12).
b) Some details:
Matthew invites the reader to listen to the beatitudes proclaimed by Jesus with a rich concentration of details. First he indicates the place where Jesus proclaims His sermon: “Jesus went onto the mountain” (5:1). That is why exegetes call this the “sermon on the mount” even though Luke places this sermon on level ground (Lk 6:20-26). The geographic location of the “mountain” could be a veiled reference to an episode in the OT quite like this, when Moses proclaims the Decalogue on mount Sinai. It is possible that Matthew wishes to present Jesus as the new Moses who proclaims the new law.
Another detail that strikes us is the physical posture of Jesus who proclaims His words: “when He was seated”. This posture confers upon Him a note of authority in the legislative sense. The disciples and the “crowd” gather around him. This detail shows what Jesus had to say was for all to hear. We note that Jesus’ words do not present impossible matters, nor are they addressed to a special group of people, nor do they mean to establish a code of ethics exclusively for His inner circle. Jesus’ demands are concrete, binding and decisively radical.
Someone branded Jesus’ sermon as follows: "For me, this is the most important text in the history of humankind. It is addressed to all, believers and non, and after twenty centuries it is still the only light still shining in the darkness of violence, fear and solitude in which the West finds itself because of its pride and selfishness" (Gilbert Cesbron).
The word “blessed” (in Greek makarioi) in our context does not say “softly” but cries out happiness found throughout the Bible. For instance, in the OT, those called “blessed” are those who live out the precepts of Wisdom (Sir 25,7-10). The prayerful person of the Psalms defines “blessed” as those who “fear”, or more precisely those who love the Lord, expressing this love in the observance of the precepts contained in the word of God (Sal 1,1; 128,1).
Matthew’s originality lies in adding a secondary phrase that specifies each beatitude. For instance, the main assertion “blessed are the poor in spirit” is clarified by an added phrase “for theirs is the kingdom of heaven”. Another difference with the OT is that Jesus’ words proclaim a saving blessedness here and now and without any limitations. For Jesus, all can attain happiness on condition that they remain united to Him.
c) The first three beatitudes:
i) The first cry concerns the poor: “How blessed are the poor in spirit, the kingdom of heaven is theirs”. The reader may be shocked. How can the poor be happy? In the Bible, the poor are those who empty themselves of themselves and, above all, renounce the presumption of building their own present and future alone. They leave room for, and focus on, God’s project and His Word. The poor, always in the biblical sense, is not someone closed in on himself, miserable and negative, but someone who nurtures being open to God and to others. God is all his/her treasure. We could say with St.Teresa of Avila that “God alone suffices!”,.
A great modern spiritual author described poverty as follows: "As long as one does not empty one’s heart, God cannot fill it with Himself. As you empty your heart, so does the Lord fill it. Poverty is emptiness, not only in what concerns the future but also the past. Not a regret or memory, not a worry or wish! God is not in the past, God is not in the future: He is in the present! Leave your past to God, leave your future to God. Your poverty is to live the present, the Presence of God who is Eternity” (Divo Barsotti).
This is the first beatitude, not just because it is the first of many, but because it seems to encapsulate all the others in their diversity.
ii) ”Blessed are those who mourn; they shall be comforted”. One can mourn because ofgreat pain or suffering. This underlines the fact that we are dealing with a serious situation even though the motives or the cause are not mentioned. If we wish to identify today “those who mourn”, we could think of all the Christians who hold dear the demands of the kingdom and suffer because of many negative stories in the Church rather than focus on holiness.   For them, the Church seems to present divisions and lacerations. They may also be those who suffer because of their sins and inconsistencies and who, in some way, slow down their conversion. To these, only God can bring the news of “consolation”.
iii) ”Blessed are the gentle, they shall inherit the earth”. The third beatitude is about gentleness. This is a quality that is not  popular today. For many it has a negative connotation and is taken for weakness or the kind of imperturbability that knows how to calculatingly control one’s emotions. What does the word “gentle” mean in the Bible? The gentle are remembered as those who enjoy great peace (Ps 37:10), are happy, blessed, and loved by God. They are also contrasted with evildoers, the ungodly, and sinners. Thus the OT gives us a wealth of meanings that do not allow for one single definition.
In the NT, the first time we meet the word is in Mt 11:29: “Learn from me because I am gentle and humble of heart”. A second time is in Mt 21:5, when Matthew describes Jesus’ entry into Jerusalem and cites the prophet Zechariah in 2:9: “Behold your servant comes to you, meek [gentle]”. Truly, Matthew’s Gospel may be described as the Gospel of gentleness.
Paul also says that gentleness is an identifying quality of the Christian. In 2 Corinthians 10:1 he exhorts believers “I urge you by the meekness and gentleness of Christ”. In Galatians 5:22 gentleness is considered one of the fruits of the Holy Spirit in the heart of believers and consists in being meek, moderate, slow to punish, kind and patient towards others. Again in Ephesians 4:32 and Colossians 3:12 gentleness is an attitude that is part of the Christian and a sign of the new man in Christ.
Finally, an eloquent witness comes from 1 Peter 3:3-4: “Whose adorning let it not be the outward adorning of braiding the hair, and of wearing jewels of gold, or of putting on apparel; but let it be the hidden man of the heart, in the incorruptible apparel of a meek and quiet spirit, which is in the sight of God of great price.”.
How does Jesus use the word “gentle”? A truly enlightening definition is the one given by the gentle person of Cardinal Carlo Maria Martini: “The gentle person, according to the beatitudes, is one who, in spite of the fervor of his/her feelings, remains docile and calm, not possessive, interiorly free, always extremely respectful of the mystery of freedom, imitating God in this respect who does everything with respect for the person, and urges the person to obedience without ever using violence. Gentleness is opposed to all forms of material or moral arrogance, it gains the victory of peace over war, of dialogue over imposition”.
To this wise interpretation we add that of another famous exegete: “The gentleness spoken of in the beatitudes is none other than that aspect of humility that manifests itself in practical affability in one’s dealings with the other. Such gentleness finds its image and its perfect model in the person of Jesus, gentle and humble of heart. Truly, such gentleness seems to us like a form of charity, patient and delicately attentive towards others” (Jacques Dupont).
3. The word enlightens me (to meditate)
a) Am I able to accept those little signs of poverty in my regard? For instance, the poverty of poor health and little indispositions? Do I make exorbitant demands?
b) Am I able to accept  my poverty and fragility?
c) Do I pray like a poor person, as one who asks with humility the grace of God, His pardon and His mercy?
d) Inspired by Jesus’ message concerning gentleness, do I renounce violence, vengeance and a vengeful spirit?
e) Do I encourage, in families and in my place of work, a spirit of kindness, gentleness and peace?
f) Do I pay back malice and insults with evil?
g) Do I look after the weakest who cannot defend themselves? Am I patient with old people? Do I welcome lonely strangers who are often exploited at work?
4. To Pray
a) Psalm 23:
The Psalm seems to rotate around the title “The Lord is my shepherd”. The saints are the image of the flock on the way: they are accompanied by the goodness and loyalty of God, until they finally reach the house of the Father (L.Alonso Schökel, I salmi della fiducia, Dehoniana libri, Bologna 2006, 54)
Yahweh is my shepherd,
I lack nothing.
In grassy meadows He lets me lie.
By tranquil streams He leads me
to restore my spirit.
He guides me in paths of saving justice as befits His name.
Even were I to walk in a ravine as dark as death
I should fear no danger,
for you are at my side.
Your staff and your crook are there to soothe me.
You prepare a table for me under the eyes of my enemies;
you anoint my head with oil;
my cup brims over.
Kindness and faithful love pursue me every day of my life.
I make my home in the house of Yahweh
for all time to come.
(The common translation of psalm 23:
The Lord is my shepherd,
I shall not want;
he makes me lie down in green pastures.
He leads me beside still waters;
he restores my soul.
He leads me in paths of righteousness for His name's sake.
Even though I walk through the valley of the shadow of death,
I fear no evil;
for thou art with me;
thy rod and thy staff, they comfort me.
Thou preparest a table before me
in the presence of my enemies;
thou anointest my head with oil, my cup overflows.
Surely goodness and mercy shall follow me all the days of my life;
and I shall dwell in the house of the Lord for ever.)
b) Closing prayer:
Lord Jesus, you show us the way of the beatitudes so that we may come to that happiness that is fullness of life and thus holiness. We are all called to holiness, but the only treasure of the saints is God. Your Word, Lord, calls saints all those who in baptism were chosen by your love of a Father, to be conformed to Christ. Grant, Lord, that by your grace we may achieve this conformity to Jesus Christ. We thank you, Lord, for the saints you have placed on our way and who manifest your love. We ask for your pardon if we have tarnished your face in us and denied our calling to be saints.