Trang

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

MAY 01, 2012 : TUESDAY OF THE FOURTH WEEK OF EASTER


Tuesday of the Fourth Week of Easter
Lectionary: 280


Reading 1 Acts 11:19-26

Those who had been scattered by the persecution
that arose because of Stephen
went as far as Phoenicia, Cyprus, and Antioch,
preaching the word to no one but Jews.
There were some Cypriots and Cyrenians among them, however,
who came to Antioch and began to speak to the Greeks as well,
proclaiming the Lord Jesus.
The hand of the Lord was with them
and a great number who believed turned to the Lord.
The news about them reached the ears of the Church in Jerusalem,
and they sent Barnabas to go to Antioch.
When he arrived and saw the grace of God,
he rejoiced and encouraged them all
to remain faithful to the Lord in firmness of heart,
for he was a good man, filled with the Holy Spirit and faith.
And a large number of people was added to the Lord.
Then he went to Tarsus to look for Saul,
and when he had found him he brought him to Antioch.
For a whole year they met with the Church
and taught a large number of people,
and it was in Antioch that the disciples
were first called Christians.

Responsorial Psalm Ps 87:1b-3, 4-5, 6-7

R. (117:1a) All you nations, praise the Lord.
or:
R. Alleluia.
His foundation upon the holy mountains
the LORD loves:
The gates of Zion,
more than any dwelling of Jacob.
Glorious things are said of you,
O city of God!
R. All you nations, praise the Lord.
or:
R. Alleluia.
I tell of Egypt and Babylon
among those who know the LORD;
Of Philistia, Tyre, Ethiopia:
"This man was born there."
And of Zion they shall say:
"One and all were born in her;
And he who has established her
is the Most High LORD."
R. All you nations, praise the Lord.
or:
R. Alleluia.
They shall note, when the peoples are enrolled:
"This man was born there."
And all shall sing, in their festive dance:
"My home is within you."
R. All you nations, praise the Lord.
or:
R. Alleluia.

Gospel Jn 10:22-30

The feast of the Dedication was taking place in Jerusalem.
It was winter.
And Jesus walked about in the temple area on the Portico of Solomon.
So the Jews gathered around him and said to him,
"How long are you going to keep us in suspense?
If you are the Christ, tell us plainly."
Jesus answered them, "I told you and you do not believe.
The works I do in my Father's name testify to me.
But you do not believe, because you are not among my sheep.
My sheep hear my voice;
I know them, and they follow me.
I give them eternal life, and they shall never perish.
No one can take them out of my hand.
My Father, who has given them to me, is greater than all,
and no one can take them out of the Father's hand.
The Father and I are one."


Meditation: "My sheep hear my voice, and no one shall snatch them out of my hand"
How secure is your faith and trust in God? Scripture describes God’s word as a “lamp for our feet and a light for our steps”(Psalm 119:105). The Jewish Feast of the Dedication is also called the Festival of Lights or Hanakkuh. This feast was held in late December, near the time when Christians celebrate the feast of Christmas. This is the time of year when the day is shortest and the night longest. Jesus used this occasion to declare that he is the true light of the world(John 8:12). In his light we can see who God truly is and we can find the true path to heaven.
Jesus speaks of the tremendous trust he has in God his Father and the tremendous trust we ought to have in him because he is our good shepherd (John 10:11). Sheep without a shepherd are defenseless against prey, such as wolves, and often get lost and bewildered without a guide. That is why shepherds literally live with their sheep out in the open field and mountain sides. The shepherd guards his sheep from the dangers of storms, floods, and beasts of prey. The shepherd leads his sheep to the best places for feeding and the best streams for drinking. He finds the best place for their rest and safety at night. The sheep recognize the voice of their shepherd and heed his call when he leads them to safe pasture and rest. We are like sheep – we become easy prey to forces which can destroy us – sin, Satan, and a world opposed to God and his people. Jesus not only frees us from Satan's snares and the grip of sin, he leads us to the best of places where we can feed on the "word of life" and drink from the "living waters" of his Holy Spirit. The sheep who heed the voice of Jesus, the good shepherd, have no fear. He will lead them to the best of places – everlasting peace, joy, and fellowship with God and his people.
In this present life we will encounter trials and difficulties. We can face them alone or we can follow Jesus, the true shepherd, who will bring us safely through every difficulty to the place of peace and security with God. Do you listen to the voice of the Good Shepherd and heed his commands?
"Lord Jesus, you are the Good Shepherd who secures what is best for us. In you I place all my hope and trust. Open my ears to hear your voice and follow your commands."
(Don Schwager)
All you nations, praise the Lord

Today’s gospel reading continues the theme of Jesus as Shepherd, which we know is a striking feature of John’s writing.
As sheep follow the shepherd because they know his voice, Christians follows Jesus because they recognise Jesus as the Son of God. The image of the shepherd and his flock can help us appreciate more deeply how God cares for us. Much of the time we can be like lost, tired and hungry sheep, but God the Father brings us together under the leadership of his Son and the guidance of his Spirit.

We come together like the people in the reading from Acts to praise and thank God. In that being together we find strength and comfort—like the sheep, like those first Christians. Today, as we honour St Joseph, let us ponder what coming together as Christians means to us.

THOUGHT FOR TODAY
NO LIFE WITHOUT COMMUNITY
This week's College Musical, 'Anything Goes', is probably the biggest community-building exercise in the school's calendar. I had these things to say about it in the School Assembly on Wednesday:

'In the middle of the last century we saw our planet Earth from space for the first time. One of the first to see Earth from space later wrote: 'When you look at the Earth from space - there are no national boundaries visible - It's a planet - all one place. All the beings on it are mutually dependent, like living on a lifeboat. Whatever the causes that divide us, the earth will be here a thousand - a million - years from now'.'

Michael Jordan, the great basketball player, said once, 'There are plenty of teams in every sport that have great players and never win titles. Most of the time, those players aren't willing to sacrifice for the greater good of the team. The funny thing is, in the end, their unwillingness to sacrifice only makes individual goals more difficult to achieve - I'd rather have five guys with less talent who are willing to come together as a team than five guys who consider themselves stars and aren't willing to sacrifice. Talent wins games, but teamwork and intelligence win championships.'


 
From A Canopy of Stars: Some Reflections for the Journey by Fr Christopher Gleeson SJ [David Lovell Publishing 2003]
(Daily Prayer Online)

MINUTE MEDITATIONS 
Focus on Love
Gracious, loving God, help me to be more aware of the obstacles, cares, and anxieties that limit my turning toward you. May I walk the daily path with you, placing my focus on the ways to serve, love, honor, and adore you! Amen!


May 1
St. Joseph the Worker
St.Joseph the Carpenter, by Georges de La Tour, 1640s.
Apparently in response to the “May Day” celebrations for workers sponsored by Communists, Pius XII instituted the feast of St. Joseph the Worker in 1955. But the relationship between Joseph and the cause of workers has a much longer history.
In a constantly necessary effort to keep Jesus from being removed from ordinary human life, the Church has from the beginning proudly emphasized that Jesus was a carpenter, obviously trained by Joseph in both the satisfactions and the drudgery of that vocation. Humanity is like God not only in thinking and loving, but also in creating. Whether we make a table or a cathedral, we are called to bear fruit with our hands and mind, ultimately for the building up of the Body of Christ.


Comment:

“The Lord God then took the man and settled him in the garden of Eden, to cultivate and care for it” (Genesis 2:15). The Father created all and asked humanity to continue the work of creation. We find our dignity in our work, in raising a family, in participating in the life of the Father’s creation. Joseph the Worker was able to help participate in the deepest mystery of creation. Pius XII emphasized this when he said, “The spirit flows to you and to all men from the heart of the God-man, Savior of the world, but certainly, no worker was ever more completely and profoundly penetrated by it than the foster father of Jesus, who lived with Him in closest intimacy and community of family life and work. Thus, if you wish to be close to Christ, we again today repeat, ‘Go to Joseph’” (see Genesis 41:44).
Quote:

In Brothers of Men, René Voillaume of the Little Brothers of Jesus speaks about ordinary work and holiness: “Now this holiness (of Jesus) became a reality in the most ordinary circumstances of life, those of word, of the family and the social life of a village, and this is an emphatic affirmation of the fact that the most obscure and humdrum human activities are entirely compatible with the perfection of the Son of God....this mystery involves the conviction that the evangelical holiness proper to a child of God is possible in the ordinary circumstances of someone who is poor and obliged to work for his living.”
Prayer:
Saint Joseph, patron of the universal Church, watch over the Church as carefully as you watched over Jesus, help protect it and guide it as you did with your adopted son. Amen

01-05-2012 :THỨ BA TUẦN IV MÙA PHỤC SINH - LỄ THÁNH GIUSE LAO CÔNG


Thứ Ba sau Chúa nhật IV Phục Sinh
Cv 11,19-26 ; Tv 86 ; Ga 10,22-30.

Bài đọc                                    Cv 11,19-26

19 Hồi ấy, những người phải tản mác vì cuộc bách hại xảy ra nhân vụ ông Tê-pha-nô, đi đến tận miền Phê-ni-xi, đảo Sýp và thành An-ti-ô-khi-a. Họ không rao giảng lời Chúa cho ai ngoài người Do-thái. 20 Nhưng trong nhóm, có mấy người gốc Sýp và Ky-rê-nê ; những người này, khi đến An-ti-ô-khi-a, đã giảng cho cả người Hy-lạp nữa, loan Tin Mừng Chúa Giê-su cho họ. 21 Vì có bàn tay Chúa ở với họ, nên một số đông đã tin và trở lại cùng Chúa.
22 Tin ấy đến tai Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem, nên người ta cử ông Ba-na-ba đi An-ti-ô-khi-a. 23 Khi tới nơi và thấy ơn Thiên Chúa như vậy, ông Ba-na-ba mừng rỡ và khuyên nhủ ai nấy bền lòng gắn bó cùng Chúa, 24 vì ông là người tốt, đầy ơn Thánh Thần và lòng tin. Và đã có thêm một đám rất đông theo Chúa.
25 Ông Ba-na-ba trẩy đi Tác-xô tìm ông Sao-lô. 26 Tìm được rồi, ông đưa ông Sao-lô đến An-ti-ô-khi-a. Hai ông cùng làm việc trong Hội Thánh ấy suốt một năm và giảng dạy cho rất nhiều người. Chính tại An-ti-ô-khi-a mà lần đầu tiên các môn đệ được gọi là Ki-tô hữu. Ông Ba-na-ba và ông Sao-lô được cử đi Giê-ru-sa-lem




Đáp ca                                     Tv 86,1-3.4-5.6-7 (Đ. Tv 116,1a)

Đáp  Muôn nước hỡi, nào ca ngợi Chúa.

Hoặc:
Đáp :    Ha-lê-lui-a.

1          Thành Xi-on được lập trên núi thánh.
2          Chúa yêu chuộng cửa thành
            hơn mọi nhà của dòng họ Gia-cóp.
3          Thành của Thiên Chúa hỡi,
            thiên hạ nói bao điều hiển hách về thành !                 Đ.

4          Chúa phán : "Ta sẽ kể Ba-by-lon và Ai-cập
            vào số những dân tộc nhận biết Ta.
            Kìa xứ Phi-li-tinh, thành Tia cùng xứ Cút :
            tại đó, kẻ này người nọ đã sinh ra."
5          Nhưng nói về Xi-on, thiên hạ bảo :
            "Người người sinh tại đó."
            Chính Đấng Tối Cao đã củng cố thành.                      Đ.

6          Chúa ghi vào sổ bộ các dân :
            "Kẻ này người nọ đều sinh ra tại đó."
7          Và ai nấy múa nhảy hát ca :
            "Xi-on hỡi, mọi nguồn gốc của tôi ở nơi thành."           Đ.



Tung hô Tin Mừng                 Ga 10,27

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi ; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Ha-lê-lui-a.




Tin Mừng                                Ga 10,22-30

22 Khi ấy, ở Giê-ru-sa-lem, người ta đang mừng lễ Cung Hiến Đền Thờ. Bấy giờ là mùa đông. 23 Đức Giê-su đi đi lại lại trong Đền Thờ, tại hành lang Sa-lô-môn. 24 Người Do-thái vây quanh Đức Giê-su và nói : "Ông còn để lòng trí chúng tôi phải thắc mắc cho đến bao giờ ? Nếu ông là Đấng Ki-tô, thì xin nói công khai cho chúng tôi biết." 25 Đức Giê-su đáp : "Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông không tin. Những việc tôi làm nhân danh Cha tôi, những việc đó làm chứng cho tôi. 26 Nhưng các ông không tin, vì các ông không thuộc về đoàn chiên của tôi. 27 Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi ; tôi biết chúng và chúng theo tôi. 28 Tôi ban cho chúng sự sống đời đời ; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. 29 Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. 30 Tôi và Chúa Cha là một."
(bản văn theo UB.Kinh Thánh/HĐGMVN)


Suy Niệm:
Bài Tin Mừng cho thấy Ðức Giêsu yêu thương và dùng hết quyền năng mà Cha thông ban để bảo vệ đoàn chiên, đó là những người nghe và đi theo Chúa. Họ thuộc về Chúa và không có sức lực nào kéo họ đi mất được, vì Ðức Giêsu luôn ở bên cạnh, che chở và họ được sống đời đời với Chúa.

Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã hy sinh chịu chết để cứu chúng con khỏi chết đời đời và ban lại cho chúng con ơn làm con Chúa. Chúa là Mục Tử nhân lành luôn dẫn dắt, quan phòng và sẵn sàng tha thứ khi chúng con lỗi lầm. Xin cho chúng con thấy được Chúa yêu thương chúng con vô cùng để chúng con luôn trung thành tin yêu Chúa. Amen.

(Lời Chúa trong giờ kinh gia đình)

Ta Và Cha Là Một

"Ta ban cho chúng được sự sống đời đời, Ta ban cho những ai tin Ta có sự sống đời đời, không ai cướp được chúng khỏi tay Ta. Ta và Cha là một" (Ga 10,28-30).
Ðây là một thực tại cao cả nơi cuộc sống của những người tin vào Chúa, và Chúa Giêsu muốn mạc khải cho những người Do Thái đến hỏi Chúa: "Ông để chúng tôi phân vân đến bao giờ nữa, nếu ông là Ðức Kitô thì hãy nói trắng ra cho chúng tôi biết" (Ga 10,24). Thánh Gioan đã đặt những lời mạc khải trên của Chúa Giêsu về thực tại đời sống Ðức Tin của người Kitô hữu vào dịp lễ cung hiến Ðền Thờ Giêrusalem, và như ta đã biết, cổng đền thờ là nơi các thầy thông luật Do Thái đến để giải thích lề luật cho dân chúng, do đó Chúa Giêsu đến đây để giảng dạy cho dân chúng. Nhưng hơn ai hết, Chúa Giêsu là một vị thầy hơn mọi vị thầy thông luật của Israel thời đó, vì Con Thiên Chúa Lam Người đã hiện diện nơi đó không những để giảng dạy lề luật, mà còn là Ðấng thay thế cho các bậc thầy vĩnh viễn. Như lời Chúa đã phán: "Chúng con không có vị thầy nào khác vì Thầy là Ðường, là Sự Thật và là Sự Sống" (Ga 14,6).
Hơn nữa, dịp tụ họp dân chúng nơi cổng Salomon ở đền thờ là dịp lễ cung hiến đền thờ Giêrusalem. Lễ cung hiến đền thờ có ý nghĩa gì đối với người Do Thái? Thưa, đây là một trong những lễ trọng của người Do Thái vì để ghi dấu đền thờ Giêrusalem trước đó đã bị ô uế, bị xúc phạm, nay thánh hiến lại để bắt đầu trở lại sinh hoạt tôn giáo. Lễ cung hiến đền thờ nhắc cho người dân nhớ lại sự phục hưng tôn giáo được những sứ giả của Chúa là anh em Macabê thực hiện vào năm 146 trước Chúa Giáng Sinh. Vào năm 170 đền thờ đã bị vua Syria làm ô uế, làm nơi dâng lễ vật cho thần ngoại bang Hy Lạp vì thế mà đã xúc phạm đến Thiên Chúa chân thật. Giờ đây đền thờ cung hiến được lại là để nhắc nhớ lại khung cảnh tôn giáo và địa điểm cung thánh giảng dạy là cổng Salomon.
Như vậy, thánh Gioan muốn nhắc lại một cách kín đáo cho các độc giả của ngài về chương trình hay những ý định sâu xa của Chúa Giêsu, đó là lúc Chúa Giêsu muốn mạc khải sự thật về ơn cứu rỗi, hầu khai mạc một thời đại mới, thời đại phục hưng tôn giáo dựa trên đức tin vào Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa.
Khi ấy ở Giêrusalem dịp cung hiến đền thờ bấy giờ là vào mùa đông, và Chúa Giêsu đã đi đi lại lại ở cổng đền thờ Salomon. Sau những câu nhập đề mô tả khung cảnh tôn giáo như vậy, thánh Gioan kể tiếp thắc mắc của người Do Thái, bấy giờ người Do Thái vây quanh Chúa Giêsu và hỏi: "Ông để chúng tôi phân vân đến bao giờ nữa, nếu ông là Ðức Kitô thì hãy nói trắng ra cho chúng tôi biết".
Thánh Gioan thường dùng từ ngữ những người Do Thái để chỉ những kẻ không tin Chúa, không những không tin mà còn có ý đồ xấu bắt bẻ lời Chúa và âm mưu làm hại Người. Xem ra họ muốn tìm hiểu về Chúa nhưng thực sự là họ có ý đồ xấu, muốn nghe chính Chúa nói mình là Con Thiên Chúa, là Ðấng Kitô để tố cáo Ngài. Nói phạm thượng và tội phạm thượng là tội đáng bị xử tử theo luật Do Thái, họ muốn có bằng cớ thêm để tố cáo "Ông này là người mà dám xưng mình là Con Thiên Chúa" (Ga 5,18). Ðó là lời tố cáo sau này được nói lên khi luận xử Chúa Giêsu trước khi đóng đinh Ngài vào Thập Giá như chúng ta đã biết.
Chúa Giêsu đã phơi trần âm mưu của họ: "Ta đã nói với anh em rồi mà anh em không tin, vì các anh không phải là chiên Ta" (Ga 10,25-27). Lời nói và việc làm của Chúa mà người Do Thái thấy tận mắt tai nghe từ khi Chúa Giêsu rao giảng cho đến lúc này đã quá đủ mạc khải Ngài là ai rồi. Nếu những kẻ nghe và nhận thấy Chúa Giêsu có một tâm hồn sẵn sàng, đó là tâm hồn yêu thương gắn bó với người chủ chăn. Không có thái độ nội tâm sẵn sàng thì không có thái độ đón nhận Lời Chúa mạc khải và cũng không tin nhận Ngài. Mà nếu không tin nhận Chúa làm sao có được sự sống đời đời, làm sao gắn bó kết hợp mật thiết với Chúa được. Còn đối với những kẻ tin nhận Chúa thì được một lời bảo đảm vô cùng quan trọng: "Không ai có thể cướp khỏi Cha được" (Ga 10,29-30).
Sống tin tưởng vào Chúa là một bảo đảm chắc chắn cho những ai yêu mến Ngài. Lạy Chúa, xin cho con luôn kết hợp với Chúa trong mọi nơi, mọi lúc của cuộc đời. Amen.

(Veritas Asia )


Ngày 1 tháng 5
Lễ Thánh Giuse Lao Công


Bài Ðọc I: St 1, 26 - 2, 3
"Hãy sinh sôi nảy nở cho nhiều đầy mặt đất, và thống trị nó".
Trích sách Sáng Thế.
Thiên Chúa phán: "Chúng ta hãy dựng nên con người theo hình ảnh giống như Ta, để chúng làm chủ cá biển, chim trời, dã thú khắp mặt đất, và tất cả loài bò sát di chuyển trên mặt đất". Vậy Thiên Chúa đã tạo thành con người giống hình ảnh Chúa. Người tạo thành con người giống hình ảnh Thiên Chúa. Người tạo thành họ có nam có nữ. Thiên Chúa chúc phúc cho họ và phán rằng: "Hãy sinh sôi nảy nở cho nhiều đầy mặt đất, và thống thị nó, hãy bá chủ cá biển, chim trời và toàn thể sinh vật di chuyển trên mặt đất".
Thiên Chúa phán: "Ðây Ta ban cho các ngươi làm thức ăn mọi thứ cây cỏ mang hạt giống trên mặt đất, và toàn thể thảo mộc sinh trái có hạt tuỳ theo giống. Ta ban mọi thứ cây cỏ xanh tươi làm thức ăn cho mọi dã thú trên mặt đất, chim trời và toàn thể sinh vật di chuyển trên mặt đất". Và đã xảy ra như vậy. Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm rất tốt đẹp. Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ sáu. Thế là trời đất và mọi vật trang điểm của chúng đã hoàn thành.
Ngày thứ bảy, Thiên Chúa đã hoàn tất công việc Người đã làm. Và sau khi hoàn tất công việc Người đã làm, thì ngày thứ bảy Người nghỉ ngơi. Người chúc phúc và thánh hoá ngày thứ bảy, vì trong ngày đó Người nghỉ việc tạo thành.
Ðó là lời Chúa.

Hoặc: Cl 3, 14-15. 17. 23-24
"Tất cả những gì anh em thực hiện, anh em hãy thành tâm thực hiện như cho Thiên Chúa, chớ không phải cho người đời".
Trích thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côlôxê.
Anh em thân mến, trên hết mọi sự, anh em hãy có đức yêu thương, đó là dây ràng buộc điều toàn thiện. Nguyện cho bình an của Chúa Kitô làm chủ trong lòng anh em, sự bình an mà anh em đã được kêu gọi tới để làm nên một thân thể. Anh em hãy cảm tạ Thiên Chúa.
Và tất cả những gì anh em làm, trong lời nói cũng như trong hành động, tất cả mọi chuyện, anh em hãy làm vì danh Chúa Giêsu Kitô, nhờ Người mà tạ ơn Thiên Chúa Cha.
Tất cả những gì anh em thực hiện, anh em hãy thành tâm thực hiện như cho Thiên Chúa, chứ không phải cho người đời; vì anh em biết rằng anh em sẽ lãnh nhận phần thưởng gia nghiệp do Thiên Chúa trao ban, nên anh em hãy phục vụ Chúa Kitô.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 89, 2. 3-4. 12-13. 14 và 16
Ðáp: Lạy Chúa, xin củng cố sự nghiệp tay chúng con làm ra (c. 17c).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Ôi Thiên Chúa, trước khi núi non sinh đẻ, trước khi địa cầu và vũ trụ nở ra, tự thuở này qua thuở kia, vẫn có Ngài. - Ðáp.
2) Thực ngàn năm ở trước thiên nhan, tựa hồ như ngày hôm qua đã khuất, như một đêm thức giấc cầm canh. Chúa khiến con người trở về bụi đất, Ngài phán: "Hãy trở về gốc, hỡi con người". - Ðáp.
3) Xin dạy chúng con biết đếm ngày giờ, để chúng con luyện được lòng trí khôn ngoan. Lạy Chúa, xin trở lại, chứ còn để tới bao giờ? Xin tỏ lòng xót thương tôi tớ của Ngài! - Ðáp.
4) Xin cho chúng con sớm được no phỉ ân tình của Chúa, để chúng con được mừng rỡ hân hoan trọn đời sống chúng con. Xin cho các bầy tôi nhìn thấy sự nghiệp của Chúa, và cho con cháu họ được thấy vinh quang Ngài. - Ðáp.

Alleluia: Tv 67, 20
Alleluia, alleluia! - Chúc tụng Chúa trong mọi ngày, Thiên Chúa là Ðấng Cứu Ðộ chúng ta, Người vác lấy gánh nặng của chúng ta. - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 13, 54-58
"Ông ta không phải là con bác phó mộc sao?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu trở về quê nhà, giảng dạy dân chúng trong hội đường, họ bỡ ngỡ và nói rằng: "Bởi đâu ông này khôn ngoan và tài giỏi như thế? Ông không phải là con bác thợ mộc ư? Mẹ ông không phải là bà Maria? và Giacôbê, Giuse, Simon và Giuđa không phải là anh em của ông sao? Và tất cả chị em của ông không phải ở nơi chúng ta đó sao? Vậy bởi đâu ông được mọi điều ấy như thế?" Và họ lấy làm gai chướng về Người. Nhưng Chúa Giêsu nói với họ: "Không có tiên tri nào được vinh dự nơi quê hương và nơi nhà mình". Và Người không làm nhiều phép lạ tại đó, vì họ cứng lòng tin.
Ðó là lời Chúa.



Giuse Trong Xóm Nhỏ Ðiêu Tàn

"Giuse trong xóm nhỏ điêu tàn..."
Có lẽ không một người công giáo Việt Nam nào mà không thuộc nằm lòng bài thánh ca trên đây của cố linh mục Ðạo Minh, dòng thánh Giuse... Tác giả đã sáng tác ca khúc trong giai đoạn đau thương của đất nước giữa hai thập niên 40 - 50 và cũng như thánh Giuse, đã ra đi âm thầm trong một cái chết vô cùng bí ẩn sau ngày thay đổi chế độ.
Lời ca đơn sơ xuất phát từ cuộc sống lam lũ qua mọi thời đại của người Việt Nam. Nhưng tâm tình đó lại càng hợp với hoàn cảnh sống của người Việt Nam hơn bao giờ hết. Với khẩu hiệu lao động là vinh quang... dường như sau năm 1975, người Việt Nam nào cũng đã hơn một lầm mồ hôi nhễ nhại với cây cuốc, cái cày hoặc còng lưng trên chiếc xích lô đạp...
Trong cảnh sống đó, có lẽ ai trong chúng ta cũng cảm thấy gần gũi với thánh Giuse, vị thánh được mệnh danh là người công chính, nhưng đồng thời cũng là con người thinh lặng nhất trong Phúc Âm. Có rất nhiều thứ thinh lặng. Thinh lặng của những người câm điếc, bị trói buộc trong bất lực tự nhiên của mình. Thinh lặng trong cô đơn buồn chán. Thinh lặng trong căm thù oán ghét. Thinh lặng trong khép kín ích kỷ. Thinh lặng trong kiêu hãnh trước đe dọa, thử thách...
Thánh Giuse đã thinh lặng trong tinh thần chấp nhận và chiêm niệm. Trong cuộc sống âm thầm tại Nagiaréth, thánh Giuse đã thinh lặng để chiêm ngưỡng mầu nhiệm nhập thể kỳ diệu trong con người của Chúa Giêsu. Cuộc đời của thánh Giuse đã bắt đầu bằng một giấc mơ để rồi tiếp tục trong một giấc mơ triền miên. Nhưng đây không phải là một giấc mơ của mộng ảo phù du, mà là một giấc mơ trong chiêm niệm về hiện thực...
Trong sự thinh lặng chiêm niệm ấy, từng biến cố nhỏ của cuộc sống đã mang nặng sự hiện diện và tác động của Thiên Chúa.
Hôm nay là ngày lao động Quốc tế. Ngày lao động Quốc tế này gợi lại cả một quá trình tranh đấu của giới thợ thuyền của Âu Châu vào đầu thế kỷ vừa qua. Từ những bất công xã hội, cuộc đấu tranh của giới thợ thuyền đã làm trồi dậy phẩm giá của con người và giá trị của sự cần lao... 
Ðối với người Kitô, ngày Quốc tế lao động này gắn liền với con người của Thánh cả Giuse, quan thầy và gương mẫu của giới cần lao. Do đó ngày hôm nay đối với chúng ta phải là một ngày của suy tư và cầu nguyện. Suy tư về ý nghĩa và giá trị những công việc hằng ngày của chúng ta. Cầu nguyện cho mọi người biết nhận ra sự hiện diện và tác động và lời kêu mời của Chúa trong cuộc sống...

(Veritas Asia)

Suy nim:
Sau khi đã chịu phép Rửa, vào hoang địa để cầu nguyện, ăn chay, 
có một ngày nào đó, Đức Giêsu chia tay Đức Mẹ để lên đường. 
Lên đường là bỏ lại ngôi làng Nazareth dấu yêu với bao kỷ niệm. 
Chính tại đây Ngài đã sống hơn ba mươi năm trong bầu khí gia đình. 
Chính tại nơi này, Ngài đã lớn lên quân bình về thân xác, trí tuệ, tâm linh. 
Nazareth như một ngôi trường lớn, chuẩn bị cho Ngài chững chạc đi sứ vụ.
Tại đây, Đức Giêsu đã là con bác thợ Giuse (c. 55), 
và đã trở thành thợ theo truyền thống cha truyền con nối. 
Ngài đã được dạy nghề và hành nghề để kiếm sống cho bản thân và gia đình. 
Đức Giêsu là một người thợ tại Nazareth, phục vụ cho nhu cầu dân làng. 
Ngài biết đến cái vất vả của công việc chân tay nặng nhọc. 
Đức Giêsu không thuộc giới trí thức, thượng lưu, quyền quý. 
Lao động làm Ngài gần với người nghèo và thấy sự đơn sơ của tâm hồn họ. 
Cũng tại Nazareth, đời sống cầu nguyện của Đức Giêsu được nuôi dưỡng. 
Ngài học được lối cầu nguyện một mình ở nơi vắng vẻ. 
Đức Giêsu có khả năng thấy sự hiện diện yêu thương của Cha nơi mọi sự, 
nơi một bông hoa, nơi chim trời, nơi ánh nắng và cơn mưa. 
Tình thân của Con đối với Cha ngày càng trở nên sâu đậm. 
Ngài tìm ý Cha mỗi lúc và để Cha chi phối trọn vẹn đời mình.
Hôm nay Đức Giêsu trở về làng cũ sau một thời gian đi sứ vụ. 
Ngài vào lại hội đường quen thuộc, gặp lại những khuôn mặt đồng hương. 
Không rõ trước đây có lần nào bác thợ Giêsu được mời giảng ở đây chưa. 
Nhưng lần này, khi trở về với tiếng tăm từ những phép lạ làm ở nơi khác, 
Đức Giêsu đã khiến dân làng sửng sốt vì sự khôn ngoan trong lời giảng dạy. 
Hai lần họ đặt câu hỏi: Bởi đâu ông ta được như thế? (cc. 54. 56). 
Một câu hỏi rất hay, nếu được tìm hiểu một cách nghiêm túc. 
Câu hỏi này có thể đưa họ đi rất xa, để gặp được căn tính của Đức Giêsu.
Tiếc thay, dân làng Nazareth lại không quên được nghề nghiệp của cha Ngài. 
Họ nhớ rất rõ họ hàng gần xa của Ngài là mẹ và các anh chị. 
Họ có thể kể tên từng anh chị em của Ngài, vì đều là bà con lối xóm (c. 55). 
Đức Giêsu là người mà họ biết quá rõ từ thuở ấu thơ. 
Làm sao con người bình thường, ít học đó lại có thể là một vị ngôn sứ? 
Làm sao từ ngôi làng Nazareth vô danh này lại xuất hiện ngôn sứ được? 
Và họ vấp ngã vì Đức Giêsu, nghĩa là họ đã không tin vào Ngài. 
Cái biết gần gũi của họ về Ngài lại trở nên thành kiến 
khiến họ không thể tiến sâu hơn vào mầu nhiệm con người Đức Giêsu. 
Người đồng hương của Ngài đã không trả lời được câu hỏi: Bởi đâu…?
Mỗi con người là một mầu nhiệm mà ta phải khám phá mãi. 
Có những mầu nhiệm lớn ẩn trong lớp áo tầm thường. 
Dân làng Nazareth đã không nhận ra hồng phúc mà họ đang hưởng. 
Chúng ta cũng cần được giải thoát khỏi những cái biết hẹp hòi, 
để thấy mình hạnh phúc khi sống với người khác gần bên.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
dân làng Nazareth đã không tin Chúa
vì Chúa chỉ là một ông thợ thủ công.
Các môn đệ đã không tin Chúa
khi thấy Chúa chịu treo trên thập tự.
Nhiều kẻ đã không tin Chúa là Thiên Chúa
chỉ vì Chúa sống như một con người,
Cũng có lúc chúng con không tin Chúa
hiện diện dưới hình bánh mong manh,
nơi một linh mục yếu đuối,
trong một Hội thánh còn nhiều bất toàn.
Dường như Chúa thích ẩn mình
nơi những gì thế gian chê bỏ,
để chúng con tập nhận ra Ngài
bằng con mắt đức tin.
Xin thêm đức tin cho chúng con
để khiêm tốn thấy Ngài
tỏ mình thật bình thường giữa lòng cuộc sống.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J
01/05/12 THỨ BA TUẦN 4 PS
Th. Giuse thợ

Mt 13,54-58

GIUSE, NGÔN SỨ THẦM LẶNG

“Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình và trong gia đình mình mà thôi.” (Mt 13,57)

Suy niệm: Chúa Giêsu ví mình như “vị ngôn sứ bị rẻ rúng ngay ở quê hương mình” trước những lời dè bỉu của những người đồng hương: “Ông ta không phải là con bác thợ hay sao?” Thì ra thánh cả Giuse, khi nhận lời thiên sứ truyền tin làm cha nuôi của Đấng Cứu Thế, đã phải chịu sự rẻ rúng đó từ hàng chục năm trước đó rồi. Làm “bác thợ ở làng Nadarét” không phải là sắm vai trò ông thợ mộc, cha của Giêsu như một vỏ bọc che mắt thiên hạ; trái lại thánh cả Giuse chính là vị ngôn sứ thầm lặng, dùng cả cuộc sống khiêm hạ của mình để báo trước việc Con Thiên Chúa hạ mình “mặc lấy thân nô lệ, sống như người trần thế” ở giữa trần thế để cứu chuộc nhân loại (x. Pl 2,6-7).

Mời Bạn: Việc lao động tự nó đã có giá trị làm thăng tiến phẩm giá con người. Hơn nữa gương thánh cả Giuse còn minh chứng những việc làm lương thiện hằng ngày để mưu sinh còn là một phương thế để cộng tác vào công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu, Đấng được sai đến để “loan Tin Mừng cho người nghèo khó” (Lc 4,18). Noi gương thánh cả, mời bạn và cộng đoàn của bạn xoá bỏ não trạng phân biệt giàu nghèo bằng cách cư xử với mọi người trong tinh thần tôn trọng và giúp thăng tiến phẩm giá của họ. Việc bác ái không chỉ dừng lại ở chỗ chia cơm sẻ áo cho những người túng nghèo mà còn phải chia sẻ với họ những cơ hội để thăng tiến nữa.

Chia sẻ: Cộng đoàn, giáo xứ của bạn có phương thế nào để xoá bỏ khoảng cách giàu nghèo trong cộng đoàn bạn không?

Sống Lời Chúa: Giúp một người đang thất nghiệp tìm được công ăn việc làm.

Cầu nguyện: Đọc kinh Lạy Cha.



Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Ba Tuần IV PS
Bài đọc: Acts 11:19-26; Jn 10:22-30.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Ai thuộc về đoàn chiên của Thiên Chúa nghe tiếng Chúa Giêsu.

Có những tiếng nói hay tiếng cười đã quá quen thuộc khiến con người chẳng cần nhìn cũng nhận ra người đang nói hay đang cười là ai. Chẳng hạn, khi Chúa Giêsu hiện ra với Mary Magdala, Chúa chỉ cần gọi một tiếng ngắn ngủi: “Mary.” Bà nhận ra ngay và kêu lên: “Lạy Thầy!” Trong mối liên hệ giữa Thiên Chúa với con người cũng thế. Vì Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh và các đức tính của Ngài, con người theo tính tự nhiên dễ hướng chiều về sự thật, về yêu thương và tha thứ, và nhất là về Thiên Chúa, Đấng dựng nên con người.
Các Bài Đọc hôm nay muốn nói lên mối liên hệ mật thiết giữa Thiên Chúa và con người. Trong Bài Đọc I, Sách CVTĐ tường thuật sự thành công trong việc rao giảng Tin Mừng của các môn đệ Chúa: Vì có bàn tay Chúa ở với họ, nên một số đông đã tin và trở lại cùng Chúa; không chỉ những người Do-thái, mà còn rất nhiều Dân Ngoại. Chính tại Antioch mà lần đầu tiên các môn đệ được gọi là Kitô hữu. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu tuyên bố với các đối phương của Ngài: "Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi."

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Vì có bàn tay Chúa ở với họ, nên một số đông đã tin và trở lại cùng Chúa.
1.1/ Tin Mừng bắt đầu được loan truyền ra ngoài lãnh thổ của Do-thái: Sau cuộc bách hại xảy ra nhân vụ ông Stephanô, các môn đệ phải tản mác đi đến tận miền Phoenicia, đảo Cyprius và thành Antioch. Họ không rao giảng Lời Chúa cho ai ngoài người Do-thái. Nhưng trong nhóm, có mấy người gốc Cyprius và Cyrene; những người này, khi đến Antioch, đã giảng cho cả người Hy-lạp nữa, loan Tin Mừng Chúa Giêsu cho họ.
Điều làm chúng ta ngạc nhiên là sự trở lại của rất nhiều người và trong nhiều trường hợp rất ly kỳ, như sự trở lại của Phaolô, của viên Thái Giám người Ethiopia, và của viên Đại Đội Trưởng người Roma. Trình thuật hôm nay cho chúng ta lý do chính xác của các cuộc trở lại: "Vì có bàn tay Chúa ở với họ, nên một số đông đã tin và trở lại cùng Chúa." Nói cách khác, những người này luôn khao khát sự thật, khao khát được biết về Thiên Chúa, và khao khát được sống muôn đời; nên khi họ nghe những lời các môn đệ của Chúa rao giảng Tin Mừng, họ nhận ra ngay những khao khát của họ được đáp ứng, nên họ tuyên xưng đức tin và chịu Phép Rửa.
1.2/ Chính tại Antioch mà lần đầu tiên các môn đệ được gọi là Kitô hữu: Khi Hội Thánh tại Jerusalem nghe tin nhiều người trở lại tại Antioch, họ cử ông Barnabas đi Antioch để thành lập cộng đoàn tại đó. "Khi tới nơi và thấy ơn Thiên Chúa như vậy, ông Barnabas mừng rỡ và khuyên nhủ ai nấy bền lòng gắn bó cùng Chúa, vì ông là người tốt, đầy ơn Thánh Thần và lòng tin. Và đã có thêm một đám rất đông theo Chúa." Tên của ông Barnabas có nghĩa "con của khuyên nhủ," vì ông được Chúa ban cho có biệt về "khuyên nhủ." Điều này cho ta thấy người mục tử phải là người sống gần gũi với Thiên Chúa, trước khi có thể dẫn dắt con người đến với Thiên Chúa. Nếu người mục tử không nghe được tiếng Thiên Chúa, làm sao ông có thể giảng giải cho dân và khuyên nhủ họ đến với Ngài?
Sau đó, ông Barnabas trẩy đi Tarsus tìm ông Phaolô. Khi tìm được rồi, ông đưa ông Phaolô đến Antioch. Hai ông cùng làm việc trong Hội Thánh ấy suốt một năm và giảng dạy cho rất nhiều người. Sứ vụ của hai ông tại Antioch khởi sự cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng đặc biệt cho Dân Ngoại. Chính tại Antioch mà lần đầu tiên các môn đệ được gọi là Kitô hữu. Danh xưng này có nghĩa là những người theo Đức Kitô. Để theo Ngài, họ cần biết nghe và thực hành những gì Ngài giảng dạy, chứ không phải chỉ là Kitô hữu trên danh nghĩa. Nói cách khác, họ là những môn đệ của Đức Kitô, và có bổn phận phải họa lại cuộc đời của Ngài cho người khác thấy và tin vào Ngài.

2/ Phúc Âm: Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi.
2.1/ Người Do-thái thắc mắc về căn tính của Chúa Giêsu: "Khi ấy, ở Jerusalem, người ta đang mừng lễ Cung Hiến Đền Thờ. Bấy giờ là mùa Đông. Đức Giêsu đi đi lại lại trong Đền Thờ, tại hành lang Solomon. Người Do-thái vây quanh Đức Giêsu và nói: "Ông còn để lòng trí chúng tôi phải thắc mắc cho đến bao giờ? Nếu ông là Đấng Kitô, thì xin nói công khai cho chúng tôi biết." Ngày lễ Cung Hiến Đền Thờ cũng là ngày lễ hội ánh sáng (Hanukka) của người Do-thái. Họ cử hành lễ để tôn vinh ánh sáng vì ngày trở nên ngắn và đêm tối trở nên dài hơn (tháng 12). Ánh sáng và bóng tối có một ý nghĩa đặc biệt trong Gioan.
Tại sao cũng những lời rao giảng của Chúa Giêsu, mà có người tin vào Ngài, và có những người không tin vào Ngài? Thái độ cần phải khiêm nhường khi đi tìm sự thực là điều quan trọng, vì nếu đã hãnh diện biết rồi, còn cần gì phải đi tìm nữa! Khi người Do-thái hỏi Chúa Giêsu câu hỏi như trên, họ không có ý nhiệt thành muốn đi tìm sự thực; nhưng coi Chúa Giêsu như lý do làm họ phải nhức đầu, và họ không muốn thay đổi lề lối suy nghĩ của họ. Với một thái độ như thế, làm sao họ có thể học hỏi những gì Chúa Giêsu muốn mặc khải cho họ! Lý do khác làm họ cứng lòng vì họ muốn ở trong bóng tối (Jn 3:19-20).
2.2/ Mối liên hệ giữa Chúa Giêsu với Chúa Cha, và với con người:
(1) Liên hệ giữa Chúa Giêsu và con người: Chúa Giêsu thẳng thắn cho họ biết lý do tại sao họ không nghe Ngài: "Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông không tin. Những việc tôi làm nhân danh Cha tôi, những việc đó làm chứng cho tôi. Nhưng các ông không tin, vì các ông không thuộc về đoàn chiên của tôi. Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi." Họ không tin Chúa Giêsu không phải vì không có các lý do chắc chắn để tin; nhưng vì họ từ chối không chịu lắng nghe và suy nghĩ những gì Chúa Giêsu đã nói và đã làm. Họ muốn thấy dấu lạ, Chúa Giêsu đã làm nhiều dấu lạ. Họ muốn nghe lời chân lý, Chúa Giêsu đã mặc khải bao nhiêu sự thật của Thiên Chúa. Nếu những người thiện chí muốn đi tìm sự thật, họ đã nhận ra Ngài đến từ Thiên Chúa từ lâu rồi. Nhưng họ đã nhìn và đã nghe đến độ Chúa phải dùng lời tiên tri Isaiah mà nói: "Chúng ra đui mù và lòng chúng ra chai đá, kẻo mắt chúng thấy và lòng chúng hiểu được mà hoán cải, rồi Ta sẽ chữa chúng cho lành" (Jn 12:40).
(2) Liên hệ giữa Chúa Giêsu với Chúa Cha: Chúa nói: "Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. Tôi và Chúa Cha là một."
Trong Kế Hoạch Cứu Độ, con người được Chúa Cha ban cho Chúa Giêsu bằng cách tạo cơ hội để họ nghe Chúa Giêsu rao giảng; đồng thời ban Thánh Thần để họ nhận ra sự thật và thúc đẩy họ tin vào Đức Kitô. Vì thế, cả hai: Chúa Cha và Chúa Con đều hoạt động cho cùng một mục đích là để con người có thể tin vào Đức Kitô và được hưởng cuộc sống muôn đời. Khi các tín hữu đã tin vào Đức Kitô, Ngài sẽ bảo vệ họ; nếu họ trung thành nghe tiếng Ngài hướng dẫn, không một quyền lực nào có thể động đến các tín hữu, và cuộc sống muôn đời là của họ (Jn 6:39-40).

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta có bổn phận loan truyền Lời Chúa cho mọi người và cho mọi dân tộc trên thế giới; vì tất cả được Thiên Chúa dựng nên và có khả năng để đón nhận sự thật.
- Chúng ta là đoàn chiên của Đức Kitô, chúng ta phải biết lắng nghe để nhận ra tiếng của Ngài, và theo sự hướng dẫn của Ngài, thì mới mong tránh được mọi nguy hiểm trong cuộc đời.

Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP
****************
Gương Thánh Nhân
Ngày 01-05:
Thánh GIUSE THỢ
Thánh Giuse. Cả hai bản của thánh Mathêu và thánh Luca, đều nói rằng: Ngài thuộc giòng họ David. Nhưng vào thời khởi đầu công nguyên, miêu duệ cùng giòng giống vương giả này chẳng còn danh giá và giàu có gì. Vài điều chúng ta biết được về thánh Giuse qua việc dâng Chúa Giêsu vào đền thờ (Lc 2,24), cho biết rằng Ngài là một người nghèo khó, không có đặc quyền nào. Gia đình Ngài vốn thuộc về Belem đất Giudêa, nhưng đã dời về Nazareth đất Galilea nơi Ngài sinh sống bằng nghề thợ mộc (Mt 13,55).
Con người bình thường được nhắc tới với một chút khinh thường như "bác thợ mộc" ấy lại là gương mẫu cho mọi Kitô hữu và cách riêng cho những Kitô hữu sống nghề lao động tay chân. Ngài thật là người công chính như một dụng cụ nhẫn nại của Thiên Chúa, thực hiện mọi điều Chúa đòi hỏi với một đức tin không nghi nan. Ngài sốt sắng tuân giữ luật Do thái, trung thành bảo vệ gia đình, Ngài có trách nhiệm, chấp nhận mọi khó khăn mau mắn vâng theo lệnh truyền, vững chí dưới cơn thử thách, luôn lặng lẽ đáng kính phục. Nhân tính hấp dẫn của Chúa Kitô với tính cương trực, lòng can dảm và đức bác ái sâu xa, chắc chắn đã được phát triển theo gương mẫu và sự nuôi dưỡng Người nhận được từ Thánh cả Giuse.
Dầu vậy, sự cao cả của thánh nhân ở một mức độ sâu xa hơn từ ngữ vẫn áp dụng cho Người là "Cha nuôi Chúa Giêsu". Từ ngữ này gợi lên một liên hệ bóng gió nào đó với Chúa Kitô. Đúng hơn có lẽ phải nói rằng thánh Giuse là Cha của Chúa Giêsu như các sách Tin Mừng đã là ngần ngại nói như vậy, Chúa Giêsu thực là hoa quả của cuộc hôn nhân mà thánh Giuse giữ vai trò thiết yếu. Nếu tình phụ tử của Ngài là trinh khiết thì không phải vì thế mà mối tình ấy thấp hèn hơn tình phụ tử về thể xác. Liên hệ của người cha trinh khiết với Chúa Giêsu cũng tương tự như mối liên hệ của Người Mẹ Trinh khiết đối với Người. Cả Đức Mẹ và thánh Giuse đều góp phần hoàn hảo của mình vào mầu nhiệm nhập thể. Phần đóng góp này còn mở rộng tới thân thể mầu nhiệm của Ngôi Lời hoá thành nhục thể là Giáo hội. Thánh Giuse vẫn tiếp tục vai trò của mình trong việc nuôi dưỡng bảo vệ và hướng dẫn Giáo hội.
Bởi đó năm 1870, Đức Giáo Hoàng Piô IX tuyên xưng thánh Giuse là Đấng bảo trợ của cả Hội Thánh khắp hoàn cầu. Và đặt lễ kính vào ngày 19 tháng 3 mỗi năm.
Từ vai trò đặc biệt của thánh Giuse đối với toàn thể Hội Thánh, thánh nhân chắc chắn cũng liên hệ đến từng người trong thân thể mầu nhiệm này. Thánh nhân đã thi hành sứ mạng của mình trong cuộc sống lao động như người thợ. Do đó, Ngài có một mối liên hệ đặc biệt với lớp người đông đảo sống bằng sức lao động chân tay của mình. Năm 1955, Đức Piô XII đã lập nên lễ thánh Giuse và đặt ngày kính nhớ vào mồng 1 tháng 5, ngày mà nhiều nước chọn cử hành lễ lao động. Niên biểu không hoàn toàn phổ quát nên lễ thánh Giuse Thợ cũng được để tự do.
Tuy nhiên, chính Đức Giáo Hoàng đã nói tới ý nghĩa của lễ này : - "Chắc hẳn chúng ta phải hân hoan vì Người thợ vô danh ở Nazareth chẳng những là hiện thân cho giá trị lao động tay chân trước mặt Chúa và Giáo hội mà còn là vị Giám hộ mẫn tiệp của mọi người và của các gia đình các bạn lao động nữa".
Để nói về quyền năng của Đấng bảo trợ, Ngài tiếp : - "Không có Vị Giám hộ nào có đủ khả năng Linh nghiệm truyền thông Phúc âm cho đời sống thợ thuyền hơn bằng thánh Giuse thợ"
Mừng lễ thánh Giuse thợ, chúng ta hãy nhớ lời vị Cha chung, Đức Piô XII nhắn nhủ, trong bài diễn văn đọc vào ngày lễ thánh Giuse thợ đầu tiên này : - "Nếu các con muốn được gần Chúa Kitô, Cha nhắc nhớ các con hôm nay : Ite ad Joseph - Hãy đến với Giuse" (St 41,55)
(Daminhvn.net)
+++++++++++++++++

Thứ Ba 1-5

Thánh Giuse Thợ


H
iển nhiên là để ứng phó với việc cử hành "Ngày Lao Ðộng" của Cộng Sản mà Ðức Giáo Hoàng Piô XII đã thiết lập ngày lễ Thánh Giuse Thợ vào năm 1955. Nhưng sự liên hệ giữa Thánh Giuse và ý nghĩa lao động đã có từ lâu trong lịch sử.
Trong nỗ lực cần thiết để nói lên nhân tính của Ðức Giêsu trong đời sống thường nhật, ngay từ ban đầu Giáo Hội đã hãnh diện nhấn mạnh rằng Ðức Giêsu là một người thợ mộc, hiển nhiên là được cha nuôi của Người huấn luyện, một cách thành thạo và khó nhọc trong công việc ấy. Nhân loại giống Thiên Chúa không chỉ trong tư tưởng và lòng yêu thương, mà còn trong sự sáng tạo. Dù chúng ta chế tạo một cái bàn hay một vương cung thánh đường, chúng ta được mời gọi để phát sinh kết quả từ bàn tay và tâm trí chúng ta, nhất là trong việc xây đắp Nhiệm Thể Ðức Kitô.

Lời Bàn

"Sau đó Thiên Chúa đưa người đàn ông vào sống trong vườn Êđen, để cầy cấy và chăm sóc khu vườn" (Sáng Thế 2:15). Thiên Chúa Cha đã tạo dựng nên mọi sự và muốn con người tiếp tục công trình tạo dựng ấy. Con người có phẩm giá là qua công việc, qua sự nuôi nấng gia đình, qua sự tham dự vào đời sống sáng tạo của Chúa Cha. Thánh Giuse Thợ có thể giúp chúng ta tham dự một cách sâu xa vào mầu nhiệm tạo dựng ấy. Ðức Giáo Hoàng Piô XII đã nhấn mạnh đến điều này khi nói, "Thần khí chan hòa trên bạn và mọi người phát xuất từ con tim của Ðấng vừa là Thiên Chúa vừa là con người, Ðấng Cứu Ðộ trần gian, nhưng chắc chắn rằng, không người lao động nào được thấm nhuần thần khí ấy một cách trọn vẹn và sâu đậm cho bằng cha nuôi của Ðức Giêsu, là người sống với Ngài một cách mật thiết trong đời sống gia đình cũng như làm việc. Do đó, nếu bạn ao ước muốn đến gần Ðức Kitô, một lần nữa chúng tôi lập lại rằng, 'Hãy đến cùng Thánh Giuse''" (xem Sáng Thế 41:44).

Copyright © 2001 by Nguoi Tin Huu. 
Ngày 01

Description: C:\Users\NDC\AppData\Local\Temp\FineReader11\media\image1.jpegThánh Giuse, thợ
 
Kỷ niệm ngày Đức Gioan Phaolô II
được phong chân phước 2011
Ngày hôm nay, chúng ta bắt đầu Tháng Năm bằng một lễ phụng vụ rất gần gũi nơi những Kitô hữu, đó là lễ thánh Giuse thợ. Lễ này được Đức giáo hoàng Piô XII thiết lập để kính nhớ. Bây giờ đã trên 50 năm, để nhấn mạnh tầm quan trọng của lao động và sự hiện diện của Đức Kitô trong thế giới thợ thuyền. Cần phải làm chứng trong xã hội ngày nay "Tin Mừng về lao động" mà Đức cô' giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã nói trong Thông điệp Laborem exercens. Tôi hy vọng giới trẻ có công ăn việc làm, và họ thực hiện trong những điều kiện xứng với phẩm giá con người. Tôi nhớ đến các người lao động trong sự thân thương.
Tâm tình của tôi hướng về Đức Maria: Tháng Năm dâng kính đặc biệt lên Mẹ. Qua lời nói và theo gương, Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã dạy chúng ta chiêm ngắm Đức Kitô trong ánh mắt của Đức Maria, đặc biệt khi đánh giá chuỗi Mân côi. Qua bài ca Regina caeli chúng ta xin gởi đến Đức Maria mọi nhu cẩu của Giáo hội và của nhân loại.
Đức giáo hoàng Bênêđíctô XVI
Oss.Rom.