Hòa giải sẽ là chủ đề lớn trong chuyến đi
Georgia và Azerbaijan của Đức Phanxicô
9/29/2016
9/29/2016
Nữ ký giả Inés San Martín của
tờ Crux cho rằng mỗi chặng trong chuyến viếng thăm hai nước Georgia và
Azerbaijan của Đức Phanxicô đều cho thấy các thách đố độc đáo. Ở Georgia, ngài
sẽ thăm một quốc gia đa số áp đảo theo Chính Thống Giáo, còn ở Azerbaijan, ngài
sẽ gặp một xã hội đa số theo Hồi Giáo Shi’a, cả ở hai trường hợp, ngài đều cần
phải đẩy mạnh hòa bình và hòa giải.
Thực vậy, Georgia là một quốc gia đa số theo Chính Thống Giáo và luôn có rắc rối với Nga, trong khi Azerbaijan đa số theo Hồi Giáo Shi’a và có tranh chấp lâu dài với Armenia về tỉnh Nagorno-Karabakh. Thành thử, người ta cho rằng Đức Phanxicô sẽ nêu các vấn đề như hòa bình, liên đới và hòa giải khi tới thăm hai nước này.
Theo Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, “Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng thực sự sẽ là một lời mời (hai bên) thực hiện điều ngài vẫn thường nói: đừng biến các dị biệt thành nguồn tranh chấp, mà thành nguồn phong phú hóa lẫn nhau”.
Khẩu hiệu của chuyến thăm Georgia là “Chúng ta là anh em”, và khẩu hiệu của chuyến thăm Azerbaijan là “Pax vobis” (Bình an cho anh em). Cả hai khẩu hiệu ngầm cho thấy một tình thế nhậy cảm, trong đó, các người địa phương mong đợi Đức Giáo Hoàng nói tới các cuộc tranh chấp kéo dài đã quá lâu, nhưng rất có thể bị ngài bỏ qua để tránh đổ thêm dầu vào lửa vì bị coi là thiên vị.
Các con số
Dù khó có thể so sánh, nhưng vẫn có một vài con số thống kê đáng lưu ý đối với chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng.
Cả hai nước đều đã được một vị giáo hoàng trước đây tới thăm rồi. Đó là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài thăm Georgia năm 1999, và thăm Azerbaijan năm 2002.
Ở Georgia, Chính Thống Giáo Đông Phương chiếm 84% dân số, Hồi Giáo chiếm 10%, Tông Truyền Armenia chiếm gần 3%, và Công Giáo chiếm non 1%. Ở Azerbaijan, 96% dân số là Hồi Giáo, trong đó 63% là Hồi Giáo Shi’a, 33% là Hồi Giáo Sunni. Người Công Giáo chiếm non 0.01%!
Điều trên cho thấy Azerbaijan là quốc gia có cộng đồng Kitô Giáo nhỏ nhất được Đức Phanxicô thăm viếng từ trước tới nay, chỉ trên dưới 500 người. Theo Google Flights, đưa trọn người Công Giáo Azerbaijan qua Rôma (máy bay khứ hồi chỉ tốn 118,872 dollras) còn rẻ hơn là đưa Đức Giáo Hoàng qua Azerbaijan (máy bay khứ hồi tốn 141,655 dollars, may mà do các nhà báo tháp tùng đài thọ).
Cộng đồng Công Giáo ở Georgia tương đối lớn hơn, dù con số 110,000 người Công Giáo vẫn là một con số khiêm nhường. Với 32 giáo xứ, quốc gia thuộc Sôviết cũ này cứ 3,500 người có một giáo xứ, cứ mỗi 55,000 người có một giám mục, cứ 4,000 người có một linh mục và cứ 3,000 người có một nữ tu.
Ngược lại, Azerbaijan chỉ có một giáo xứ duy nhất, không có giám mục, chỉ có 7 linh mục và 7 nữ tu.
Đức Phanxicô sẽ ở Georgia 2 đêm và ở Azerbaijan 11 tiếng đồng hồ, đọc 10 bài diễn văn, trong đó, có 3 bài đọc ở đoạn cuối của cuộc tông du. Ngài cũng sẽ cử hành 2 thánh lễ công cộng, mỗi nước một thánh lễ.
Mong đợi gì ở Georgia
Đặt chân xuống thủ đô Tbilisi, Đức Phanxicô sẽ gặp các nhà lãnh đạo chính trị trước nhất, trong đó có Tổng Thống Giorgi Margvelashvili. Ngài cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ riêng với nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Georgia, Thượng Phụ Ilia II, và Cộng Đoàn Canđê Assyri.
Đầu tuần này, phát ngôn viên Tòa Thánh cho hay chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tại Nhà Thờ Công Giáo Thánh Shemon Bar Sabbae, theo nghi lễ Canđê, là dấu chỉ ngài hỗ trợ người Công Giáo ở Syria và Iraq đang phải chịu sự tàn phá của chiến tranh, một điều mà chính Đức Phanxicô nhắc tới vào hôm thứ Tư vừa qua khi nói rằng những người bỏ bom các thường dân ở Aleppo sẽ bị Thiên Chúa lên án.
Ít nhất cũng sẽ có chừng 13 vị giám mục theo nghi lễ Canđê tham dự buổi cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng. Các ngài sẽ bay tới Georgia sau khi tham dự một công đồng ở Erbil, Iraq, từ ngày 21 tới ngày 28 tháng Chín.
Đức Phanxicô và Thượng Phụ Ilia sẽ trao đổi các lời chào mừng và đọc diễn văn, nhưng, cũng như lần Đức Gioan Phaolô II thăm nước này, sẽ không có buổi cầu nguyện chung. Thực vậy, Đức Giáo Hoàng sẽ được thượng phụ đón tiếp như “một quốc trưởng”.
Dù người ta không mong Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cập trực tiếp khi gặp Ông Marvelashvili, nhưng vấn đề Nga chiếm đóng Abkhazia và Nam Ossetia kể từ cuộc Chiến Tranh Nga-Georgia năm 2008 chắc chắn xa gần cũng sẽ được nhắc đến.
Phần lớn cộng đồng quốc tế, kể cả Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu, đều coi các lãnh thổ này là các lãnh thổ bị chiếm đóng và từng kết án sự hiện diện quân sự của Nga tại các lãnh thổ này.
Các nguồn tin thân cận cho rằng dù với Đức Phanxicô, người ta phải “ngờ điều bất ngờ”, nhưng có lẽ ngài sẽ tự chế không sử dụng hạn từ “chiếm đóng”, thay đó, sẽ dùng hạn từ “toàn vẹn lãnh thổ”, một hạn từ thỉnh thoảng được Đức Bênêđíctô XVI sử dụng.
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là: trước cuộc viếng thăm Armenia, một phát ngôn viên của Đức Giáo Hoàng từng gợi ý rằng Đức Phanxicô sẽ không sử dụng hạn từ “diệt chủng” nhưng trên thực tế, ngài đã sử dụng chính hạn từ này.
Một hạn từ mà chắc chắn ngài sẽ sử dụng là “tỵ nạn”, không nhất thiết ám chỉ cuộc khủng hoảng ở Âu Châu, một cuộc khủng hoảng được coi là tệ hại nhất kể từ Thế Chiến II, nhưng ám chỉ 300,000 người rời cư trong nội địa Georgia, một sản phẩm của cuộc chiến tranh năm 2008.
Một điều khác cũng có thể diễn ra trong chuyến Đức Giáo Hoàng thăm viếng một trong các quốc gia đầu tiên nhận Kitô Giáo làm quốc giáo, từ thế kỷ thứ tư, là sự phản đối của một số linh mục Chính Thống Georgia và của phong trào duy quốc gia cực đoan.
Theo Georgia Today, một số người đã tổ chức một cuộc tụ tập ở bên ngoài Tòa Sứ Thần của Tòa Thánh tại Tbilisi để phản đối chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, cho rằng đây là một lăng nhục đối với tính tinh tuyền của đức tin Chính Thống Georgia và là một sỉ nhục đối với nhân dân nước này.
Trang mạng tin tức này trích dẫn lời của Avtandil Ungiadze, một trong các người tổ chức cuộc tụ tập, nói rằng các người biểu tình có mặt ở đây để “duy trì tiếng thơm của Giáo Hội đích thực”, và thề sẽ ngăn cản, không cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào Nhà Thờ Chính Tòa Svetitskhoveli đã có từ thế kỷ 11, tọa lạc ở khu Mtskheta gần đó.
Đức Phanxicô sẽ viếng Nhà Thờ Chính Tòa trên hôm thứ Bẩy, sau khi cử hành Thánh Lễ tại vận động trường Meski. Dù vị Thượng Phụ Giáo Chủ (Catholicos) không tham dự, nhưng đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, khi một phái đoàn của Giáo Hội Chính Thống Georgia tham dự Thánh Lễ của Đức Giáo Hoàng.
Mong đợi gì ở Azerbaijan
Chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô ở đây sẽ là chuyến ngài viếng thăm lần đầu một quốc gia đa số theo Hồi Giáo Shi’a. Trong chuyến viếng thăm 11 tiếng đồng hồ của ngài ở thủ đô Baku, Đức Phanxicô sẽ gặp gỡ chính quyền địa phương và cử hành Thánh Lễ.
Tuy nhiên, thời điểm chính trong ngày sẽ là cuộc gặp gỡ của ngài với đại giáo trưởng Hồi Giáo Vùng Caucasus, Allahshukur Pashazadeh, một trong các người Hồi Giáo nhiều ảnh hưởng nhất trên thế giới. Hai vị sẽ tham dự cuộc gặp gỡ liên tôn với vị giám mục Chính Thống Giáo tại Baku và với chủ tịch cộng đồng Do Thái Giáo địa phương.
Lên tiếng tại Luận Nghị Hội Quốc Tế Lần Thứ Ba về “Tôn Giáo và Hòa Bình”, đại giáo trưởng mạnh mẽ kết án các hành vi của ISIS và các tổ chức tương tự với các ý tưởng “giả tôn giáo” của chúng. Ngài nói: “Thiên Chúa sẽ không tha thứ cho các hành vi bất nhân của chúng”.
Sau nhiều năm bị Sôviết thống trị, Đạo Công Giáo được chính thức thừa nhận tại Azerbaijan vào năm 2002, sau chuyến viếng thăm của Đức Gioan Phaolô II. Chỉ sau chuyến viếng thăm này, công tác tái thiết Nhà Thờ Đức Bà của Giáo Hội Công Giáo, bị các nhà cầm quyền Cộng Sản triệt hạ vào thập niên 1930, mới được phép. Như thế, nhà thờ này mới được 9 tuổi khi Đức Phanxicô tới đó cử hành Thánh Lễ vào hôm Chúa Nhật.
Nhiều thế kỷ qua, các Kitô hữu, người Hồi Giáo và người Do Thái Giáo vốn sống chung hòa bình với nhau tại đây, cho tới nay, sử sách chưa ghi chép một cuộc đấu tranh nào do tôn giáo xúi giục.Vào các dịp lễ lạc tôn giáo, các Kitô hữu và các người Hồi Giáo thường thăm viếng nhau. Thậm chí, người Hồi Giáo còn trợ giúp tài chánh để người Công Giáo tái thiết ngôi nhà thờ duy nhất do các cha Salêdiêng điều hành.
Hệt như lúc viếng thăm Armenia hồi tháng Sáu vừa qua, Đức Giáo Hoàng chắc chắn sẽ đề cập qua loa tới cuộc tranh chấp lâu năm giữa hai quốc gia về vùng Nagorno-Karabakh, chỉ nhắc nhở việc cần thiết của hòa bình và hòa giải chứ không trực tiếp nói tới vùng bị tranh chấp, nơi 70 binh sĩ bị giết hồi tháng Tư.
Cuộc thăm trước đây của một vị giáo hoàng
Đức Gioan Phaolô II tới Tbilisi năm 1999, tại đây, cũng như Đức Phanxicô, ngài đã cử hành thánh lễ công cộng duy nhất cho cộng đồng Công Giáo bé nhỏ của xứ sở. Các tường trình hồi ấy nói rằng khoảng 10,000 người, hay một phần năm người Công Giáo hồi ấy, đã tham dự Thánh Lễ.
Dù vị giáo hoàng người Ba Lan hết lòng kêu gọi mối liên hệ gắn bó hơn giữa hai Giáo Hội Kitô Giáo, không hề có phái đoàn Chính Thống Giáo nào tham dự Thánh Lễ do ngài cử hành cả, một việc ai cũng nghĩ là sẽ xẩy ra hồi đó.
Trong bài giảng lễ, Đức Gioan Phaolô II nói với quốc gia sinh quán của Joseph Stalin, vừa thoát khỏi nanh vuốt Cộng Sản, rằng không có Thiên Chúa, con người không thể tìm được hạnh phúc.
“Thực vậy, không có Thiên Chúa, kết cục con người sẽ tự chống lại mình vì họ không có khả năng xây dựng được một trật tự xã hội biết tôn trọng đủ các quyền căn bản của con người và sự chung sống giữa các công dân”.
Cuộc gặp gỡ của ngài với Thượng Phụ của Giáo Hội Chính Thống Georgia, cũng một vị thượng phụ mà Đức Phanxicô sẽ gặp mặt, cho thấy một cách sống động các trở ngại còn tồn đọng đối với giấc mơ hợp nhất Kitô Giáo của Đức Gioan Phaolô II.
Trong khi nhà lãnh đạo Công Giáo nói tới ước nguyện của ngài đối với việc cổ vũ hoà giải giữa hai Giáo Hội, thì Thượng Phụ Ilia II ngỏ lời với Đức Giáo Hoàng như là một quốc trưởng và nói tới “các liên hệ thân hữu” giữa hai “quốc gia”.
Trong một cuộc đảo lộn vai trò đáng lưu ý, chính Tổng Thống Eduard Shevardnadze, một cựu tổng trưởng ngoại giao của chế độ Sôviết cũ, người được rửa tội gia nhập Giáo Hội Chính Thống năm 1992, đã vận động ráo riết cho có cuộc tông du này và thuyết phục Thượng Phụ đồng ý.
Trong cuộc viếng thăm Azerbaijan năm 2002 của ngài, vị giáo hoàng người Ba Lan đã tập chú vào việc sống chung giữa các tôn giáo trong nhiều bài nói chuyện của ngài.
Thí dụ, ngỏ lời với các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị, ngài nói: “Bất chấp các khác nhau giữa chúng ta [Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo], chúng ta cùng cảm thấy được mời gọi phát huy các mối liên hệ qúy mến và nhân hậu lẫn nhau”.
Sau khi cho rằng tôn giáo “không được dùng để gia tăng tranh chấp và thù hận, nhưng để cổ vũ tình yêu và hòa bình”, Đức Gioan Phaolô II hứa hẹn rằng bao lâu còn hơi thở, ngài vẫn còn hô to: “Nhân danh Thiên Chúa, hãy có hòa bình!”.
Thực vậy, Georgia là một quốc gia đa số theo Chính Thống Giáo và luôn có rắc rối với Nga, trong khi Azerbaijan đa số theo Hồi Giáo Shi’a và có tranh chấp lâu dài với Armenia về tỉnh Nagorno-Karabakh. Thành thử, người ta cho rằng Đức Phanxicô sẽ nêu các vấn đề như hòa bình, liên đới và hòa giải khi tới thăm hai nước này.
Theo Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, “Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng thực sự sẽ là một lời mời (hai bên) thực hiện điều ngài vẫn thường nói: đừng biến các dị biệt thành nguồn tranh chấp, mà thành nguồn phong phú hóa lẫn nhau”.
Khẩu hiệu của chuyến thăm Georgia là “Chúng ta là anh em”, và khẩu hiệu của chuyến thăm Azerbaijan là “Pax vobis” (Bình an cho anh em). Cả hai khẩu hiệu ngầm cho thấy một tình thế nhậy cảm, trong đó, các người địa phương mong đợi Đức Giáo Hoàng nói tới các cuộc tranh chấp kéo dài đã quá lâu, nhưng rất có thể bị ngài bỏ qua để tránh đổ thêm dầu vào lửa vì bị coi là thiên vị.
Các con số
Dù khó có thể so sánh, nhưng vẫn có một vài con số thống kê đáng lưu ý đối với chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng.
Cả hai nước đều đã được một vị giáo hoàng trước đây tới thăm rồi. Đó là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài thăm Georgia năm 1999, và thăm Azerbaijan năm 2002.
Ở Georgia, Chính Thống Giáo Đông Phương chiếm 84% dân số, Hồi Giáo chiếm 10%, Tông Truyền Armenia chiếm gần 3%, và Công Giáo chiếm non 1%. Ở Azerbaijan, 96% dân số là Hồi Giáo, trong đó 63% là Hồi Giáo Shi’a, 33% là Hồi Giáo Sunni. Người Công Giáo chiếm non 0.01%!
Điều trên cho thấy Azerbaijan là quốc gia có cộng đồng Kitô Giáo nhỏ nhất được Đức Phanxicô thăm viếng từ trước tới nay, chỉ trên dưới 500 người. Theo Google Flights, đưa trọn người Công Giáo Azerbaijan qua Rôma (máy bay khứ hồi chỉ tốn 118,872 dollras) còn rẻ hơn là đưa Đức Giáo Hoàng qua Azerbaijan (máy bay khứ hồi tốn 141,655 dollars, may mà do các nhà báo tháp tùng đài thọ).
Cộng đồng Công Giáo ở Georgia tương đối lớn hơn, dù con số 110,000 người Công Giáo vẫn là một con số khiêm nhường. Với 32 giáo xứ, quốc gia thuộc Sôviết cũ này cứ 3,500 người có một giáo xứ, cứ mỗi 55,000 người có một giám mục, cứ 4,000 người có một linh mục và cứ 3,000 người có một nữ tu.
Ngược lại, Azerbaijan chỉ có một giáo xứ duy nhất, không có giám mục, chỉ có 7 linh mục và 7 nữ tu.
Đức Phanxicô sẽ ở Georgia 2 đêm và ở Azerbaijan 11 tiếng đồng hồ, đọc 10 bài diễn văn, trong đó, có 3 bài đọc ở đoạn cuối của cuộc tông du. Ngài cũng sẽ cử hành 2 thánh lễ công cộng, mỗi nước một thánh lễ.
Mong đợi gì ở Georgia
Đặt chân xuống thủ đô Tbilisi, Đức Phanxicô sẽ gặp các nhà lãnh đạo chính trị trước nhất, trong đó có Tổng Thống Giorgi Margvelashvili. Ngài cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ riêng với nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Georgia, Thượng Phụ Ilia II, và Cộng Đoàn Canđê Assyri.
Đầu tuần này, phát ngôn viên Tòa Thánh cho hay chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tại Nhà Thờ Công Giáo Thánh Shemon Bar Sabbae, theo nghi lễ Canđê, là dấu chỉ ngài hỗ trợ người Công Giáo ở Syria và Iraq đang phải chịu sự tàn phá của chiến tranh, một điều mà chính Đức Phanxicô nhắc tới vào hôm thứ Tư vừa qua khi nói rằng những người bỏ bom các thường dân ở Aleppo sẽ bị Thiên Chúa lên án.
Ít nhất cũng sẽ có chừng 13 vị giám mục theo nghi lễ Canđê tham dự buổi cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng. Các ngài sẽ bay tới Georgia sau khi tham dự một công đồng ở Erbil, Iraq, từ ngày 21 tới ngày 28 tháng Chín.
Đức Phanxicô và Thượng Phụ Ilia sẽ trao đổi các lời chào mừng và đọc diễn văn, nhưng, cũng như lần Đức Gioan Phaolô II thăm nước này, sẽ không có buổi cầu nguyện chung. Thực vậy, Đức Giáo Hoàng sẽ được thượng phụ đón tiếp như “một quốc trưởng”.
Dù người ta không mong Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cập trực tiếp khi gặp Ông Marvelashvili, nhưng vấn đề Nga chiếm đóng Abkhazia và Nam Ossetia kể từ cuộc Chiến Tranh Nga-Georgia năm 2008 chắc chắn xa gần cũng sẽ được nhắc đến.
Phần lớn cộng đồng quốc tế, kể cả Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu, đều coi các lãnh thổ này là các lãnh thổ bị chiếm đóng và từng kết án sự hiện diện quân sự của Nga tại các lãnh thổ này.
Các nguồn tin thân cận cho rằng dù với Đức Phanxicô, người ta phải “ngờ điều bất ngờ”, nhưng có lẽ ngài sẽ tự chế không sử dụng hạn từ “chiếm đóng”, thay đó, sẽ dùng hạn từ “toàn vẹn lãnh thổ”, một hạn từ thỉnh thoảng được Đức Bênêđíctô XVI sử dụng.
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là: trước cuộc viếng thăm Armenia, một phát ngôn viên của Đức Giáo Hoàng từng gợi ý rằng Đức Phanxicô sẽ không sử dụng hạn từ “diệt chủng” nhưng trên thực tế, ngài đã sử dụng chính hạn từ này.
Một hạn từ mà chắc chắn ngài sẽ sử dụng là “tỵ nạn”, không nhất thiết ám chỉ cuộc khủng hoảng ở Âu Châu, một cuộc khủng hoảng được coi là tệ hại nhất kể từ Thế Chiến II, nhưng ám chỉ 300,000 người rời cư trong nội địa Georgia, một sản phẩm của cuộc chiến tranh năm 2008.
Một điều khác cũng có thể diễn ra trong chuyến Đức Giáo Hoàng thăm viếng một trong các quốc gia đầu tiên nhận Kitô Giáo làm quốc giáo, từ thế kỷ thứ tư, là sự phản đối của một số linh mục Chính Thống Georgia và của phong trào duy quốc gia cực đoan.
Theo Georgia Today, một số người đã tổ chức một cuộc tụ tập ở bên ngoài Tòa Sứ Thần của Tòa Thánh tại Tbilisi để phản đối chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, cho rằng đây là một lăng nhục đối với tính tinh tuyền của đức tin Chính Thống Georgia và là một sỉ nhục đối với nhân dân nước này.
Trang mạng tin tức này trích dẫn lời của Avtandil Ungiadze, một trong các người tổ chức cuộc tụ tập, nói rằng các người biểu tình có mặt ở đây để “duy trì tiếng thơm của Giáo Hội đích thực”, và thề sẽ ngăn cản, không cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào Nhà Thờ Chính Tòa Svetitskhoveli đã có từ thế kỷ 11, tọa lạc ở khu Mtskheta gần đó.
Đức Phanxicô sẽ viếng Nhà Thờ Chính Tòa trên hôm thứ Bẩy, sau khi cử hành Thánh Lễ tại vận động trường Meski. Dù vị Thượng Phụ Giáo Chủ (Catholicos) không tham dự, nhưng đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, khi một phái đoàn của Giáo Hội Chính Thống Georgia tham dự Thánh Lễ của Đức Giáo Hoàng.
Mong đợi gì ở Azerbaijan
Chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô ở đây sẽ là chuyến ngài viếng thăm lần đầu một quốc gia đa số theo Hồi Giáo Shi’a. Trong chuyến viếng thăm 11 tiếng đồng hồ của ngài ở thủ đô Baku, Đức Phanxicô sẽ gặp gỡ chính quyền địa phương và cử hành Thánh Lễ.
Tuy nhiên, thời điểm chính trong ngày sẽ là cuộc gặp gỡ của ngài với đại giáo trưởng Hồi Giáo Vùng Caucasus, Allahshukur Pashazadeh, một trong các người Hồi Giáo nhiều ảnh hưởng nhất trên thế giới. Hai vị sẽ tham dự cuộc gặp gỡ liên tôn với vị giám mục Chính Thống Giáo tại Baku và với chủ tịch cộng đồng Do Thái Giáo địa phương.
Lên tiếng tại Luận Nghị Hội Quốc Tế Lần Thứ Ba về “Tôn Giáo và Hòa Bình”, đại giáo trưởng mạnh mẽ kết án các hành vi của ISIS và các tổ chức tương tự với các ý tưởng “giả tôn giáo” của chúng. Ngài nói: “Thiên Chúa sẽ không tha thứ cho các hành vi bất nhân của chúng”.
Sau nhiều năm bị Sôviết thống trị, Đạo Công Giáo được chính thức thừa nhận tại Azerbaijan vào năm 2002, sau chuyến viếng thăm của Đức Gioan Phaolô II. Chỉ sau chuyến viếng thăm này, công tác tái thiết Nhà Thờ Đức Bà của Giáo Hội Công Giáo, bị các nhà cầm quyền Cộng Sản triệt hạ vào thập niên 1930, mới được phép. Như thế, nhà thờ này mới được 9 tuổi khi Đức Phanxicô tới đó cử hành Thánh Lễ vào hôm Chúa Nhật.
Nhiều thế kỷ qua, các Kitô hữu, người Hồi Giáo và người Do Thái Giáo vốn sống chung hòa bình với nhau tại đây, cho tới nay, sử sách chưa ghi chép một cuộc đấu tranh nào do tôn giáo xúi giục.Vào các dịp lễ lạc tôn giáo, các Kitô hữu và các người Hồi Giáo thường thăm viếng nhau. Thậm chí, người Hồi Giáo còn trợ giúp tài chánh để người Công Giáo tái thiết ngôi nhà thờ duy nhất do các cha Salêdiêng điều hành.
Hệt như lúc viếng thăm Armenia hồi tháng Sáu vừa qua, Đức Giáo Hoàng chắc chắn sẽ đề cập qua loa tới cuộc tranh chấp lâu năm giữa hai quốc gia về vùng Nagorno-Karabakh, chỉ nhắc nhở việc cần thiết của hòa bình và hòa giải chứ không trực tiếp nói tới vùng bị tranh chấp, nơi 70 binh sĩ bị giết hồi tháng Tư.
Cuộc thăm trước đây của một vị giáo hoàng
Đức Gioan Phaolô II tới Tbilisi năm 1999, tại đây, cũng như Đức Phanxicô, ngài đã cử hành thánh lễ công cộng duy nhất cho cộng đồng Công Giáo bé nhỏ của xứ sở. Các tường trình hồi ấy nói rằng khoảng 10,000 người, hay một phần năm người Công Giáo hồi ấy, đã tham dự Thánh Lễ.
Dù vị giáo hoàng người Ba Lan hết lòng kêu gọi mối liên hệ gắn bó hơn giữa hai Giáo Hội Kitô Giáo, không hề có phái đoàn Chính Thống Giáo nào tham dự Thánh Lễ do ngài cử hành cả, một việc ai cũng nghĩ là sẽ xẩy ra hồi đó.
Trong bài giảng lễ, Đức Gioan Phaolô II nói với quốc gia sinh quán của Joseph Stalin, vừa thoát khỏi nanh vuốt Cộng Sản, rằng không có Thiên Chúa, con người không thể tìm được hạnh phúc.
“Thực vậy, không có Thiên Chúa, kết cục con người sẽ tự chống lại mình vì họ không có khả năng xây dựng được một trật tự xã hội biết tôn trọng đủ các quyền căn bản của con người và sự chung sống giữa các công dân”.
Cuộc gặp gỡ của ngài với Thượng Phụ của Giáo Hội Chính Thống Georgia, cũng một vị thượng phụ mà Đức Phanxicô sẽ gặp mặt, cho thấy một cách sống động các trở ngại còn tồn đọng đối với giấc mơ hợp nhất Kitô Giáo của Đức Gioan Phaolô II.
Trong khi nhà lãnh đạo Công Giáo nói tới ước nguyện của ngài đối với việc cổ vũ hoà giải giữa hai Giáo Hội, thì Thượng Phụ Ilia II ngỏ lời với Đức Giáo Hoàng như là một quốc trưởng và nói tới “các liên hệ thân hữu” giữa hai “quốc gia”.
Trong một cuộc đảo lộn vai trò đáng lưu ý, chính Tổng Thống Eduard Shevardnadze, một cựu tổng trưởng ngoại giao của chế độ Sôviết cũ, người được rửa tội gia nhập Giáo Hội Chính Thống năm 1992, đã vận động ráo riết cho có cuộc tông du này và thuyết phục Thượng Phụ đồng ý.
Trong cuộc viếng thăm Azerbaijan năm 2002 của ngài, vị giáo hoàng người Ba Lan đã tập chú vào việc sống chung giữa các tôn giáo trong nhiều bài nói chuyện của ngài.
Thí dụ, ngỏ lời với các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị, ngài nói: “Bất chấp các khác nhau giữa chúng ta [Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Kitô Giáo], chúng ta cùng cảm thấy được mời gọi phát huy các mối liên hệ qúy mến và nhân hậu lẫn nhau”.
Sau khi cho rằng tôn giáo “không được dùng để gia tăng tranh chấp và thù hận, nhưng để cổ vũ tình yêu và hòa bình”, Đức Gioan Phaolô II hứa hẹn rằng bao lâu còn hơi thở, ngài vẫn còn hô to: “Nhân danh Thiên Chúa, hãy có hòa bình!”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét