25/03/2016
Thứ Sáu tuần thánh.
(phần II)
Kỷ Niệm Cuộc Khổ Nạn Của Chúa
25/03/16 THỨ SÁU TUẦN THÁNH
Tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa
Ga 18,1-19,42
Tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa
Ga 18,1-19,42
Suy niệm: Đoạn Tin Mừng rất dài này có thể làm nhiều
người bắt hụt hai từ rất quan trọng: “sự thật”!
Chính vì sự thật này mà có ngày thứ Sáu Tuần Thánh. Nhiều người trong chúng ta
hôm nay cũng đã hỏi câu hỏi của Phi-la-tô: “Sự thật là gì?”
Và cũng có nhiều người trong chúng ta hỏi mà không dám dấn thân tìm kiếm và
sống cho tới cùng câu trả lời cho vấn nạn đó. Sự thật mà Thiên Chúa mạc khải
không phải là một chân lý theo kiểu toán học như ‘hai với hai là bốn’. Không ai
cần liều chết để làm chứng cho những chân lý kiểu này. Sự thật của Ki-tô giáo trước hết là một con người: Đức
Giê-su Ki-tô, Đấng là Đường,
là Sự Thật,
và là Sự
Sống. Sự
thật này
mời gọi lòng tin và thúc đẩy chứng tá. Tin để mình được sống và trao chứng tá
để người cũng tin và được sống. Như thánh Gio-an, “biết mình nói sự thật để cả anh
em nữa cũng tin.” Trong Chúa Thánh Thần, Giáo Hội thi hành sứ mạng thừa sai để
làm chứng cho Sự
Thật.
Mời Bạn: Ý
thức rằng Đức Ki-tô không phải là sự thật để ta nhìn một cách bàng quan, nhưng
là Sự Thật mời gọi ta dấn thân và khám phá.
Chia sẻ: Đâu
là những biểu hiện cho thấy ta có thể chưa hoàn toàn ở trong Sự Thật?
Sống Lời Chúa: Tham
dự thật sốt sắng các nghi thức của ngày thứ Sáu Thánh – và mời một người khác
cùng làm như vậy với bạn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban sức mạnh cho con để con dám đứng về phía Chúa,
để lắng nghe tiếng Chúa và làm chứng cho chính Chúa là Sự Thật.
Thế là đã hoàn tất
Đức Giêsu Kitô đã trở về với Cha bằng con đường
khó đi. Người Kitô hữu cũng về với Thiên Chúa bằng con đường hẹp. Ước gì chúng
ta sống cuộc Khổ nạn của mình với sự bình an, can đảm của Giêsu.
Suy
niệm:
Vào
Chúa nhật Lễ Lá chúng ta đã nghe đọc bài Thương Khó
trong
các sách Tin Mừng Nhất Lãm.
Vào
thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta luôn nghe đọc bài Thương Khó theo Gioan.
Thánh
Gioan kể lại cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu với những nét riêng của ông.
Chúng
ta trân trọng cái nhìn bổ sung của thánh Gioan cho những Tin Mừng khác.
Trong
cuộc Khổ Nạn, Đức Giêsu của Gioan tỏ ra là người chủ động.
Ngài
biết trước các biến cố sắp xảy ra, và Ngài có quyền năng làm chủ mọi sự.
Chính
Ngài tiến ra và hỏi các kẻ đến bắt Ngài: “Các anh tìm ai?”
Câu
trả lời của Ngài đủ làm họ lùi lại và ngã xuống đất (18, 4-9).
Đức
Giêsu bình an và uy nghiêm bước vào cuộc Khổ nạn,
vì
Ngài đã chấp nhận chén đắng Cha trao (18, 11).
Khi
bị vị thượng tế Khanna tra hỏi về giáo huấn,
chẳng
chút sợ hãi, Ngài đã thẳng thắn từ chối trả lời (18, 19-21).
Khi
bị vả mặt, Ngài cũng đòi kẻ xúc phạm Ngài phải nói rõ tại sao (18, 23).
Đức
Giêsu bị đem tới dinh tổng trấn Philatô lúc trời đã sáng.
Philatô
là người xét xử Đức Giêsu, nhưng có vẻ ông là người bị động.
Ông
bị giằng co giữa một bên là Đức Giêsu đang ở trong dinh,
bên kia
là đám đông và các nhà lãnh đạo Do thái giáo đang ở ngoài dinh.
Một
bên là ông Giêsu mà ông không tìm thấy lý do nào để kết tội (18, 38; 19, 4. 6).
Bên
kia là chức tổng trấn và chức “Bạn của Xêda” mà ông đang nắm giữ (19, 12).
Philatô
không biết phải theo ai, chọn ai trong tình cảnh căng thẳng này.
Vì
thế ông đã đi ra, đi vào cả thảy bảy lần (18, 18, 29. 33. 38; 19, 1. 4. 9. 13).
Đức
Giêsu đã đối thoại khá dài với Philatô về Nước của Ngài (18, 36-37),
một
nước không có trên bản đồ, không có quân đội, không dùng bạo lực.
Nước
của Ngài gồm những người biết nghe sự thật và đứng về phía sự thật,
sự
thật này được Ngài làm chứng và cất tiếng nói lên.
“Đây
là Vua các người”, Philatô đã giới thiệu Đức Giêsu như thế (19, 14)
và
ông đã cương quyết giữ lại tấm bảng treo trên thập giá mang dòng chữ :
“Giêsu
Nadarét, Vua dân Do thái” (19, 19).
Đức
Giêsu đã tự mình vác thập giá lên đồi Sọ và bị đóng đinh vào giữa trưa.
Chiên
Thiên Chúa bị giết đúng vào lúc ở Đền Thờ người ta giết chiên Vượt qua.
Đức
Giêsu không cô đơn trên thập giá vì có Mẹ và người môn đệ dấu yêu.
Suốt
một đời Ngài đã sống cho sứ mạng Cha trao, nay Ngài biết nó đã hoàn tất.
Chủ
động cả trong cái chết, Ngài “gục đầu xuống và trao Thần Khí” (19, 30).
Qua
cái chết trên thập giá, Đức Giêsu cho thấy tình yêu lớn nhất của Ngài (15, 13),
tình
yêu trao hiến cả Máu và Nước từ trái tim bị đâm thâu (19, 34).
Nhưng
thập giá cũng cho thấy tình yêu của Cha khi ban Con Một cho ta (3, 16).
Đức
Giêsu Kitô đã trở về với Cha bằng con đường khó đi.
Người
Kitô hữu cũng về với Thiên Chúa bằng con đường hẹp.
Ước
gì chúng ta sống cuộc Khổ nạn của mình với sự bình an, can đảm của Giêsu.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
vì
Chúa đã bẻ tấm bánh trao cho chúng con,
xin
cho những người nghèo khổ được no đủ.
Vì Chúa đã xao xuyến trong Vườn Dầu,
xin
cho các bạn trẻ đủ sức đối diện
với
những khó khăn gay gắt của cuộc sống.
Vì Chúa bị kết án bất công,
xin
cho chúng con can đảm bênh vực sự thật.
Vì Chúa bị làm nhục và nhạo báng,
xin
cho phụ nữ và trẻ em được tôn trọng.
Vì Chúa chịu vác thập giá nặng nề,
xin
cho những người bệnh tật được đỡ nâng.
Vì Chúa bị lột áo và đóng đinh,
xin
cho sự hiền hòa thắng được bạo lực.
Vì Chúa dang tay chết trên thập giá,
xin
cho đất nối lại với trời,
con
người nối lại mối dây liên đới với nhau.
Vì Chúa đã phục sinh trong niềm vui òa vỡ,
xin cho chúng con biết đón lấy đời thường
với
tâm hồn thanh thản bình an. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
25
THÁNG BA
Người
Phụ Nữ Khôn Sánh
Trong
biến cố Truyền Tin, Đức Maria bày tỏ sự ưng thuận với sứ thần. Bản trình thuật
của Luca – dù thật vắn tắt – vẫn vừa vô cùng hàm súc các nguồn Cựu Ước vừa nổi
bật đặc tính mới mẻ của Kitô giáo. Nhân vật chính trong câu chuyện này là người
‘mệnh phụ’ (Ga 2,4) được tuyển chọn từ đời đời để làm cộng tác viên thiết yếu đệ
nhất cho kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Đó là almah – hay thiếu nữ – đã được
ngôn sứ Isaia báo trước (Is 7,14). Đó là cô gái thuộc dòng dõi hoàng tộc, được
gọi là Myriam, Maria ở Na-da-rét, một làng quê nghèo nàn lẩn khuất nhất miền
Ga-li-lê (Ga 1,46). Nét mới mẻ độc đáo của Kitô giáo ở đây chính là sự kiện một
phụ nữ được đặt vào một địa vị cao vời khôn sánh. Sự kiện này thật không thể
quan niệm được đối với não trạng Do Thái thời ấy, cũng như đối với nền văn minh
Hy La vốn đang cường thịnh lúc bấy giờ.
Sứ thần
Ga-bri-en đã chào Maria với những lời lẽ hết sức trịnh trọng đến nỗi làm Maria
kinh sợ: “Khaire – Ave – Mừng vui lên!” Lần đầu tiên, niềm vui cứu độ âm vọng
trên mặt đất. “Kekharitomene – gratia plena – Bà đầy ân phúc!” Đây là Đấng Vô
Nhiễm, được chạm khắc trong sự sung mãn nhiệm mầu của sự tuyển chọn của Thiên
Chúa, của sự tiền định từ đời đời, của sự trong sáng tuyệt diễm. “Dominus tecum
– Thiên Chúa ở cùng Bà!”
Thiên
Chúa ở với Đức Maria, một thành viên của gia đình nhân loại được tuyển chọn để
làm Mẹ Đấng Emmanuel – “Thiên Chúa ở cùng chúng ta!” Từ bây giờ và cho đến mãi
mãi, Thiên Chúa sẽ ở với con người. Thiên Chúa sẽ không quay lưng lại và sẽ
không bỏ con người chơi vơi. Thiên Chúa đã tự kết hiệp nên một với con người để
cứu con người và trao ban cho con người chính Con Một của Ngài, là Đấng Cứu Độ.
Maria trở thành một bảo đảm cụ thể và sống động của sự hiện diện cứu độ này của
Thiên Chúa.
Thần
sứ yêu cầu Maria ưng thuận cho Ngôi Lời đến trần gian. Câu trả lời của Maria
chính là tiếng vọng lại hoàn toàn từ tiếng đáp trả của Ngôi Lời đối với Thiên
Chúa Cha: “Này con đây”. Chính nhờ được dẫn trước và được hỗ trợ bởi lời đáp trả
“Này con đây” của Con Thiên Chúa mà Maria đã có thể thưa lên “Này con đây”.
Chính tại khoảnh khắc Maria thốt lên lời ưng thuận, Con Thiên Chúa trở thành
Con Người. Ngày Lễ Truyền Tin, chúng ta cử hành mầu nhiệm nền tảng là cuộc Nhập
Thể của Ngôi Lời. Thư Do Thái cho phép chúng ta đi sâu vào những chiều sâu khôn
dò của sự tự hạ này của Ngôi Lời – tự hạ vì yêu con người cho đến chết trên thập
giá.
“Khi
vào trần gian, Đức Kitô nói: ‘Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo
cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ
con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách
Thánh đã chép về con.’”Dt 10,5-7
Chúa
đã tạo cho con một thân thể. Việc cử hành Lễ Truyền Tin hôm nay dẫn chúng ta trực
tiếp đến với ngày Giáng Sinh, sau chín tháng. Các anh chị em tín hữu của chúng
ta ngay trong những thế kỷ đầu tiên đã nắm bắt rất rõ ý nghĩa mầu nhiệm này – một
mầu nhiệm đưa dẫn chúng ta tới cuộc khổ nạn, cái chết và cuộc Phục Sinh của Đức
Giêsu. Lễ Truyền Tin rơi vào Mùa Chay – sự kiện này giúp chúng ta nhận hiểu ý
nghĩa cứu chuộc của nó: Cuộc Nhập Thể gắn kết chặt chẽ với công cuộc cứu chuộc
mà Đức Giêsu hoàn thành bằng việc đổ máu vì chúng ta trên Thập Giá.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày
25-3
Thứ
Sáu Tuần Thánh
Is
52:1353; Dt 4:14-16; Ga 18:1-19,42
Lời
Suy Niệm: “Các anh tìm ai? Họ đáp: Tìm Giêsu Nadarét.
Đức Giêsu nói; đã bảo các anh là chính tôi đây. Vậy, các anh tìm bắt tôi, thì
hãy để cho những người này đi” (Ga 18,7-8)
Chúa
Giêsu yêu thương toàn thể nhân loại và Người yêu thương đến cùng. Chính trong
giờ nguy cấp nhất của Người; Người vẫn lo cho sự an toàn và sự sống của những
con người mà Người đang yêu mến: “Các anh tìm bắt tôi, thì hãy để cho những người
này đi”. Như trên Biển Hồ vào lúc canh tư các Tông Đồ vật lộn với sóng gió.
Chúa Giêsu cũng đã đến : “Thầy đây đừng sợ”. Không những vậy Người còn trực tiếp
cầu xin cùng Chúa Cha: “Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở
trong thế gian; phần con, con đến cùng Cha. Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ các
môn đệ trong Danh Cha mà Cha đã ban cho con, để họ nên một như chúng ta” (Ga
17,11) và Người còn tiếp tục cầu xin: “Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian,
nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần” (Ga 17,15).
Lạy
Chúa Giêsu. Thứ Sáu Tuần Thánh, nhắc nhớ cho chúng con nhớ đến cuộc Thương khó
của Chúa. Xin ban cho mọi thành viên trong gia đình chúng con nhận ra tình yêu
thương và ơn cứu độ Chúa đã dành sẵn cho chúng con, để chúng con biết đón nhận
với tâm tình tạ ơn.
Mạnh
Phương
25
Tháng Ba
Căn Hầm Bí Mật
Một
người hà tiện, bủn xỉn kia có thói quen giữ tất cả vàng bạc và những vật quý
giá trong một chiếc hầm bí mật tự tay ông ta lén lút xây cất dưới nền nhà.
Một
ngày kia, như thường lệ, ông ta lẻn xuống hầm để ngắm những vật quý, nâng niu
những thỏi vàng và những dây chuyền, những cà rá nạm kim cương, hột xoàn to bằng
những hạt đậu. Rủi thay, vì vô ý gài cửa không kỹ, nên bộ phận bí mật vụt bật
lên đóng sầm chiếc cửa cực kì kiên cố lại, chắn lối ra duy nhất.
Dĩ
nhiên không ai trong nhà biết về chiếc hầm bí mật. Vì thế, mọi người đã bỏ cuộc
sau khi lục lạo tìm kiếm ông ta mọi nơi trong nhà cũng như mọi gốc cây, bụi kiểng
ngoài vườn.
Sau
một thời gian dài chờ đợi nhưng không nghe thấy tăm hơi của ông ta ở đâu, người
ta quyết định bán căn nhà. Người chủ nhà mới có ý định sửa chữa lại một vài căn
phòng của ngôi nhà và trong khi các người thợ nề đập một bức tường, người ta
khám phá ra cánh cửa bí mật ăn thông xuống chiếc hầm. Khi những ngọn nến được
thắp lên, người ta không khỏi sợ hãi thấy bộ xương của một người đang đang ngồi
bên cạnh một chiếc bàn con với một số vàng bạc, kim cương bị quăng tung tóe
xung quanh. Có dấu hiệu cho thấy là thậm chí người chết đã phải ăn một cây nến
trước khi bị chết đói.
"Khốn
cho các ngươi là những kẻ phú quý ở Sion, khốn cho các ngươi là những người tự
cho mình là an toàn trên núi Samaria".
Lời
chúc dữ những người giàu có bất nhân và kiêu căng trên của tiên tri Amos cũng
như những lời Chúa Giêsu chúc dữ những kẻ giàu trong Tin Mừng không phải là những
lời lên án tiền bạc và của cải cách chung. Nhưng đây là những lời nêu lên sự
nguy hiểm của quan niệm kiêu hãnh, của tính tự cao, tự đại và nhất là thái độ
và nếp sống ích kỷ, dửng dưng không để ý đến những người nghèo khổ đang sống
bên cạnh. Ðây là thái độ và nếp sống thường thấy nơi những người giàu có.
Mahatma
Gandhi, người đã đưa dân tộc Ấn Ðộ đến nền độc lập khỏi ách thống trị của Anh
quốc đã tuyên bố một tư tưởng cách mạng có thể đổi mới xã hội: "Trong hoàn
cảnh đói khổ của những người đồng bào, đồng chủng, nếu ta giữ một vật gì mà ta
không cần dùng đến ngay bây giờ thì đó là những của chúng ta ăn cắp".
Sống
trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, tinh thần liên đới và sự sẵn sàng
chia sẻ cơm ăn áo mặc cho những người cần đến là những ngọn đuốc sáng, là những
đức tính giúp người Kitô chúng ta đóng trọn vai trò men trong bột ở giữa xã hội
chúng ta đang sống.
(Lẽ
Sống)
Lectio Divina: Thứ Sáu Tuần Thánh
Thứ Sáu, 25 Tháng 3,
2016
Bài Thương Khó của
Chúa Giêsu theo thánh Gioan
Ga 18:1 – 19:42
1. Tưởng Niệm
trong lời cầu nguyện – Statio
Lạy Chúa xin hãy ngự đến, Ngài là Đấng
đổi mới chúng con,
Chúa là vị khách đáng ngưỡng mộ của linh
hồn,
Xin Chúa hãy đến cất đi tất cả những gì là
của con,
và đổ vào trong con tất cả những gì là
của Chúa.
Xin hãy đến, Chúa là của ăn nuôi dưỡng
cho mọi ý nghĩ thanh khiết,
Chúa là nguồn mạch của mọi lòng thương
xót, là sự tổng hợp của tất cả sự tinh khiết.
Xin hãy đến và đốt đi tất cả những gì
trong con là nguyên nhân cản trở con không thể thuộc về Chúa.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy ngự đến,
Đấng luôn hiện hữu cùng với Chúa Cha và
Tân Lang,
và ngự trên các cô dâu của Tân Lang.
(Thánh Maria Mađalêna thành Pazzi, dòng
Cát Minh, trích trong La Probatione ii, 193-194)
2. Đọc Lời Chúa
trong tinh thần cầu nguyện – Lectio
Trích Tin Mừng theo
thánh Gioan:
18:1 Khi ấy, Chúa
Giêsu đi với các môn đệ sang qua suối Xê-rông, ở đó có một khu vườn, Người vào
đó cùng với các môn đệ. 2 Giuđa, tên phản bội, đã biết
rõ nơi đó, vì Chúa Giêsu thường đến đấy với các môn đệ. 3 Nên
Giuđa dẫn tới một toán quân cùng với vệ binh do các thượng tế và Biệt Phái cấp
cho, nó đến đây với đèn đuốc và khí giới. 4 Chúa
Giêsu đã biết mọi sự sẽ xảy đến cho mình, nên Người tiến ra và hỏi chúng:
“Các người tìm ai?” 5 Chúng thưa lại: “Giêsu
Nagiarét.” Chúa Giêsu bảo: “Ta đây.” Giuđa là kẻ định
nộp Người cũng đứng đó với bọn chúng. 6Nhưng khi Người
vừa nói: “Ta đây,” bọn chúng giật lùi lại và ngã xuống đất. 7Người
lại hỏi chúng: “Các ngươi tìm ai?” Chúng thưa: “Giêsu
Nagiarét.” 8 Chúa Giêsu đáp lại: “Ta đã bảo
các ngươi rằng Ta đây! Vậy nếu các ngươi tìm bắt Ta, thì hãy để cho những
người này đi.” 9 Như thế là trọn lời đã nói:
“Con chẳng để mất một người nào trong những kẻ Cha đã giao phó cho Con.” 10 Bấy
giờ Simon Phêrô có sẵn thanh gươm, liền rút ra đánh tên đầy tớ vị thượng tế,
chém đứt tai bên phải. Đầy tớ ấy tên là Mancô. 11 Nhưng
Chúa Giêsu bảo Phêrô rằng: “Hãy xỏ gươm vào bao, Chén Cha Ta đã trao lẽ
nào Ta không uống?”
12 Bấy giờ, toán
quân, trưởng toán và vệ binh của người Do Thái bắt Chúa Giêsu trói lại, 13 và
điệu Người đến nhà ông Anna trước, vì ông ta là nhạc phụ của Caipha đương làm
thượng tế năm ấy. 14 Chính Caipha là người đã giúp ý
kiến này cho người Do Thái: “Để một người chết thay cho cả dân thì lợi
hơn.”
15 Còn Phêrô và môn
đệ kia vẫn theo Chúa Giêsu. Môn đệ sau này quen vị thượng tế nên cùng với
Chúa Giêsu vào trong sân vị thượng tế, 16 còn Phêrô đứng
lại ngoài cửa. Vì thế, môn đệ kia là người quen với vị thượng tế, nên đi
ra nói với người giữ cửa và dẫn Phêrô vào. 17 Cô nữ
tì gác cửa liền bảo Phêrô: “Có phải ông cũng là môn đệ của người đó
không?” Ông đáp: “Không phải tôi đâu.” 18 Đám
thủ hạ và vệ binh có nhóm một đống lửa và đứng đó mà sưởi vì trời lạnh, Phêrô
cũng đứng sưởi với họ.
19 Vị thượng tế hỏi
Chúa Giêsu về môn đệ và giáo lý của Người. 20 Chúa
Giêsu đáp: “Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ, tôi thường giảng dạy
tại hội đường và trong Đền Thờ, nơi mà các người Do Thái thường tụ họp; tôi
không nói chi thầm lén cả. 21 Tại sao ông lại hỏi
tôi? Ông cứ hỏi những người đã nghe tôi về những điều tôi đã giảng
dạy. Họ đã quá rõ điều tôi nói.” 22 Nghe vậy,
một tên vệ binh đứng đó vả mặt Chúa Giêsu mà nói: “Anh trả lời vị thượng
tế như thế ư?” 23 Chúa Giêsu đáp: “Nếu Ta nói
sai, hãy chứng minh điều sai đó, mà nếu Ta nói phải thì tại sao lại đánh
Ta?” 24 Rồi Anna cho giải Người vẫn bị trói đến cùng
vị thượng tế Caipha.
25 Lúc ấy Phêrô đang đứng
sưởi. Họ lại bảo ông: “Có phải ông cũng là môn đệ người đó
không?” Ông chối và nói: “Không phải tôi đâu.” 26 Một
tên thủ hạ của vị thượng tế có họ với người bị Phêrô chém đứt tai cãi lại
rằng: “Tôi đã chẳng thấy ông ở trong vườn cùng với người đó sao?” 27 Phêrô
lại chối nữa, và ngay lúc đó gà liền gáy.
28 Bấy giờ họ điệu
Chúa Giêsu từ nhà Caipha đến Pháp Đình. Lúc đó tảng sáng và họ không vào
Pháp Đình để khỏi bị nhơ bẩn và để có thể ăn lễ Vượt Qua. 29 Lúc
ấy Philatô ra ngoài gặp họ và nói: “Các ngươi tố cáo người này về điều
gì?” 30 Họ đáp: “Nếu hắn không phải là tay
gian ác, chúng tôi đã không nộp cho quan.” 31Philatô bảo
họ: “Các ông cứ bắt và xét xử theo luật của các ông.” Nhưng người
Do Thái đáp lại: “Chúng tôi chẳng có quyền giết ai cả.” 32 Thế
mới ứng nghiệm lời Chúa Giêsu đã nói trước: Người sẽ phải chết cách nào.
33 Bấy giờ Philatô
trở vào Pháp Đình gọi Chúa Giêsu đến mà hỏi: “Ông có phải là vua dân Do
Thái không?” 34 Chúa Giêsu đáp: “Quan tự ý nói
thế hay là có người khác nói với quan về tôi?” 35 Philatô
đáp: “Ta đâu phải là người Do Thái. Nhân dân ông cùng các thượng tế
đã trao nộp ông cho ta, ông đã làm gì?” 36 Chúa
Giêsu đáp: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi
thuộc về thế gian này thì những người của tôi đã chiến đấu để tôi không bị nộp
cho người Do Thái, nhưng mà nước tôi không thuộc chốn này.” 37 Philatô
lại hỏi: “Vậy ông là vua ư?” Chúa Giêsu đáp: “Quan nói đúng:
Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng về
chân lý. Ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng tôi.” 38 Philatô
bảo Người: “Chân lý là cái gì?” Nói lời này xong, ông lại ra gặp
người Do Thái và bảo họ: “Ta không thấy nơi người này có lý do để khép
án. 39 Nhưng theo tục lệ các ngươi, ta sẽ phóng
thích cho các ngươi một tù nhân vào dịp lễ Vượt Qua. Vậy các ngươi muốn
ta phóng thích Vua Do Thái cho các ngươi chăng?” 40 Họ
liền la lên: “Không phải tên đó, nhưng là Baraba.” Baraba là một
tên cướp.
19:1 Bấy giờ Philatô
truyền đem Chúa Giêsu đi mà đánh đòn Người. 2 Binh
sĩ kết một triều thiên bằng gai nhọn đội lên đầu Người và chúng mặc cho Người
một áo choàng đỏ. 3 Rồi chúng đến gần Người và
nói: “Tâu Vua Do Thái!” và vả mặt Người. 4 Philatô
lại ra ngoài và nói: “Đây ta cho dẫn người ấy ra ngoài cho các ngươi để
các ngươi biết rằng ta không thấy nơi người ấy một lý do để kết án.” 5Bấy
giờ Chúa Giêsu đi ra, đội mão gai và khoác áo đỏ. Philatô bảo họ:
“Này là Người.” 6 Vừa thấy Người, các thượng tế và
vệ binh liền la to: “Đóng đinh nó vào thập giá! Đóng đinh nó vào
thập giá!” Philatô bảo họ: “Đấy các ngươi cứ bắt và đóng đinh
ông vào thập giá, phần ta, ta không thấy lý do nào kết tội ông.” 7 Người
Do Thái đáp lại: “Chúng tôi đã có luật và theo luật đó nó phải chết, vì
nó tự xưng là Con Thiên Chúa.”
8 Nghe lời đó
Philatô càng hoảng sợ hơn. 9 Ông trở vào Pháp Đình
và nói với Chúa Giêsu: “Ông ở đâu đến?” Nhưng Chúa Giêsu không đáp
lại câu nào. 10 Bấy giờ Philatô bảo Người:
“Ông không nói với ta ư? Ông không biết rằng ta có quyền đóng đinh ông
vào thập giá và cũng có quyền tha ông sao?” 11 Chúa
Giêsu đáp: “Quan chẳng có quyền gì trên tôi, nếu từ trên không ban xuống
cho, vì thế nên kẻ nộp tôi cho quan, mắc tội nặng hơn.”
12 Từ lúc đó
Philatô tìm cách tha Người. Nhưng người Do Thái la lên: “Nếu quan
tha cho nó, quan không phải là trung thần của Xê-da, vì ai xưng mình là vua, kẻ
đó chống lại Xê-sa.” 13 Philatô vừa nghe lời đó,
liền cho điệu Chúa Giêsu ra ngoài rồi ông lên ngồi tòa xử, nơi gọi là Nền Đá,
tiếng Do Thái gọi là Gabbatha. 14 Lúc đó vào khoảng
giờ thứ sáu ngày chuẩn bị Lễ Vượt Qua. Philatô bảo dân: “Đây là vua
các ngươi.” 15 Nhưng họ càng la to: “Giết đi!
Đóng đinh nó đi.” Philatô nói: “Ta đóng đinh vua các ngươi
ư?” Các thượng tế đáp: “Chúng tôi không có vua nào khác ngoài
Xê-sa.” 16 Bấy giờ quan giao Người cho họ đem đi
đóng đinh. Vậy họ điệu Chúa Giêsu đi.
17 Và chính Người
vác thập giá đến nơi kia gọi là Núi Sọ, tiến Do Thái gọi là Gôngôtha. 18 Ở
đó họ đóng đinh Người trên thập giá cùng với hai người khác nữa: mỗi người một
bên, còn Chúa Giêsu thì ở giữa. 19 Philatô cũng viết
một tấm bảng và sai đóng trên thập giá; bảng mang những hàng chữ này:
“Giêsu Nagiarét, vua dân Do Thái.” 20 Nhiều người Do
Thái đọc được bảng đó, vì nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh thì gần thành phố, mà
bảng thì viết bằng tiếng Do Thái, Hy Lạp, và La Tinh. 21 Vì
thế các thượng tế đến thưa với Philatô: “Xin đừng viết ‘Vua dân Do Thái,’
nhưng nên viết, ‘người này đã nói: Ta là Vua dân Do Thái.’” 22 Philatô
đáp: “Điều ta đã viết là đã viết.”
23 Khi quân lính đã đóng
đinh Chúa Giêsu trên thập giá rồi thì họ lấy áo Người chia làm bốn phần cho mỗi
người một phần, còn cái áo dài là áo không có đường khâu, đan liền từ trên
xuống dưới. 24 Họ bảo nhau: “Chúng ta đừng xé
áo này, nhưng hãy rút thăm xem ai được thì lấy.” Hầu ứng nghiệm lời Kinh
Thánh: “Chúng đã chia nhau các áo Ta và đã rút thăm áo dài của
Ta.” Chính quân lính đã làm điều đó.
25 Đứng gần thập
giá Chúa Giêsu, lúc đó có mẹ Người, cùng với chị mẹ Người là Maria, vợ ông
Clopas, và Maria Mađalêna. 26 Khi thấy Mẹ và bên
cạnh có môn đệ Người yêu, Chúa Giêsu thưa cùng Mẹ rằng: “Hỡi Bà, này là
con Bà.” 27 Rồi Người lại nói với môn đệ: “Này là Mẹ con.”
Và từ giờ đó môn đệ đã lãnh nhận bà về nhà mình.
28 Sau đó, vì biết
rằng mọi sự đã hoàn tất, để lời Kinh Thánh được ứng nghiệm, Chúa nói: “Ta
khát.” 29 Ở đó có một bình đầy dấm. Họ liền
lấy miếng bọt biển thấm đầy dấm cắm vào đầu ngành cây hương thảo đưa lên miệng
Người. 30 Khi đã nếm dấm rồi, Chúa Giêsu nói:
“Mọi sự đã hoàn tất”; và Người gục đầu xuống trú hơi thở cuối cùng.
31 Hôm đó là ngày
chuẩn bị lễ, để tội nhân khỏi treo trên thập giá trong ngày Sabát – vì ngày
Sabát là ngày đại lễ – nên người Do Thái xin Philatô cho đánh dập ống chân tội
nhân và cho cất xác xuống. 32 Quân lính đến đánh dập
ống chân của người thứ nhất và người thứ hai cùng chịu treo trên thập giá với
Người. 33 Nhưng lúc họ đến gần Chúa Giêsu, họ thấy
Người đã chết, nên không đánh dập ống chân Người nữa; 34 tuy
nhiên một tên lính lấy giáo đâm cạnh sườn Người; tức thì máu cùng nước chảy ra.
35 Kẻ đã xem thấy
thì đã minh chứng – mà lời chứng của người đó chân thật, và người đó biết rằng
mình nói thật – để cho các người cũng tin nữa. 36 Những
sự này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: “Người ta sẽ không
đánh dập một cái xương nào của Người.” 37 Lời Kinh
Thánh khác rằng: “Họ sẽ nhìn xem Đấng họ đã đâm thâu qua.”
38 Sau đó, Giuse người xứ
Arimathia, môn đệ Chúa Giêsu – nhưng thầm kín vì sợ người Do Thái – xin Philatô
cho phép cất xác Chúa Giêsu. 39 Nicôđêmô cũng đến –
ông là người trước kia đã đến gặp Chúa Giêsu ban đêm – ông đem theo chừng một
trăm cân mộc dược trộn lẫn với trầm hương. 40 Họ lấy
xác Chúa Giêsu và lấy khăn bọc lại cùng với thuốc thơm theo tục khám liệm người
Do Thái. 41 Ở nơi Chúa chịu đóng đinh có cái vườn và
trong vườn có một ngôi mộ mới, chưa chôn cất ai. 42 Vì
là ngày chuẩn bị lễ của người Do Thái và ngôi mộ lại rất gần, nên họ đã mai
táng Chúa Giêsu trong mộ đó.
3. Suy gẫm Lời
Chúa – Meditatio
3.1 Chìa khóa
dẫn đến bài đọc:
- Chúa Giêsu làm
chủ số phận của Người
Tôi muốn đề nghị chúng ta suy gẫm trong
tinh thần của Đức Maria, tại chân thập giá của Chúa Giêsu. Bà, người phụ
nữ can trường đã hiểu được ý nghĩa đầy đủ sự kiện này của cuộc thương khó và
cái chết của Chúa, sẽ giúp chúng ta có được một cái nhìn chiêm niệm về thập giá
(Ga 19:25-27). Chúng ta đang đọc chương 19 của Tin Mừng theo thánh Gioan,
bắt đầu với cảnh đánh đập và mão gai. Philatô trình diện “Giêsu Nagiarét,
vua dân Do Thái” trước các thượng tế và vệ binh là những kẻ đòi đóng đinh Chúa vào
thập giá (Ga 19:6). Việc này bắt đầu cho Chúa Giêsu trên đường thập giá
hướng về đồi Gôngôtha, nơi Người sẽ bị đóng đinh. Trong câu chuyện cuộc
Thương Khó theo thánh Gioan, Chúa Giêsu tỏ cho thấy Người là Chúa và làm chủ
được tất cả những gì đang xảy ra cho Người. Bản văn của Gioan chứa đầy đủ
những nhóm chữ chỉ về sự kiện thần học này, rằng Chúa Giêsu dâng hiến mạng sống
của mình. Chúa cam chịu một cách tích cực, không thụ động, chịu đựng các diễn
tiến của cuộc thương khó. Sau đây chỉ là một số các thí dụ để nhấn mạnh
đến một số câu và lời nói. Người đọc có thể tìm thấy những thí dụ khác:
Biết rõ tất cả những
việc sắp xảy đến cho Người, Chúa Giêsu đã tiến tới và nói:
“Các ngươi tìm ai?” Chúng thưa lại: “Giêsu Nagiarét.” Chúa
Giêsu bảo: “Ta đây.” Bấy giờ Giuđa, tên phản bội, cũng đang đứng đó
với bọn chúng. Khi Chúa Giêsu vừa nói với chúng “Ta đây” thì bọn
chúng giật lùi lại và ngã xuống đất. Chúa hỏi chúng lần thứ hai:
“Các ngươi tìm ai?” Chúng đáp: “Giêsu Nagiarét.” Chúa Giêsu
trả lời: “Ta đã bảo các ngươi rằng Ta đây. Nếu các ngươi tìm bắt
ta, thì hãy để cho những người này đi.” Như thế là trọn
lời Người đã nói: “Con chẳng để mất người nào trong những kẻ Cha đã
trao phó cho Con” (Ga 18:4-9).
“Bấy giờ Chúa Giêsu đi ra, đội
mão gai và khoác áo choàng đỏ” (Ga 19:5),
Chúa Giêsu đáp lại: “Quan chẳng
có quyền gì trên tôi, nếu từ trên không ban xuống cho.”
(Ga 19:11)
Trên thập giá cũng vậy, Chúa Giêsu giữ
phần tích cực trong cái chết của Người. Chúa không để cho mình bị giết
như những tên trộm bị đánh gẫy ống chân (Ga 19:31-33), nhưng Người tự trút linh
hồn (Ga 19:30). Các chi tiết được kể lại bởi Tác Giả Phúc Âm rất là quan
trọng: Nhìn thấy Mẹ Người và bên cạnh có người môn đệ Người yêu, Chúa
Giêsu thưa cùng Mẹ rằng: “Hỡi Bà, này là con Bà.” Rồi Người lại nói
với môn đệ: “Này là Mẹ con” (Ga 19:26-27). Những lời đơn giản này
của Chúa Giêsu chịu sức nặng của sự mặc khải, những lời tỏ lộ cho chúng ta biết
ý nguyện của Người: “Đây là con Bà” (câu 26); “Đây là Mẹ con” (câu
27). Những lời này cũng nhắc lại những lời được công bố bởi Philatô trên
Nền Đá: “Đây là vua các ngươi” (Ga 19:5). Với những lời ngày, Chúa
Giêsu trên thập giá, ngai của Người, tỏ lộ ước nguyện và tình yêu của Người vì
chúng ta. Người là Chiên Thiên Chúa, vị mục tử đã dâng hiến mạng sống
mình cho đoàn chiên của Người. Vào lúc ấy, trên cây thập giá, Người đã
khai sinh Giáo Hội, được đại diện bởi Mẹ Maria, chị mẹ Người là bà Maria, vợ
ông Clopas và bà Maria Mađalêna cùng với người môn đệ Chúa yêu (Ga 19:25).
- Những người
môn đệ trung thành và được Chúa yêu
Sách Tin Mừng thứ tư chỉ rõ rằng các môn
đệ này “đứng gần thập giá” (Ga 19:25-26). Chi tiết này có một ý nghĩa sâu
sắc. Chỉ có Tin Mừng thứ tư cho chúng ta biết rằng năm người này đứng gần
thập giá. Các tác giả Phúc Âm khác không nói như thế. Thí dụ, Luca
cho biết rằng tất cả những người quen biết Chúa theo dõi những sự việc từ đàng
xa (Lc 23:49). Mátthêu cũng nói rằng nhiều phụ nữ đi theo Chúa Giêsu từ
Galilêa để giúp đỡ Người. Nhưng giờ đây họ theo Người từ đàng xa (Mt
27:55-56). Giống như Mátthêu, Máccô cho chúng ta biết tên những người đã
đi theo Chúa Giêsu cho đến lúc chết từ xa xa (Mc 15:40-41). Như thế chỉ
có quyển Tin Mừng thứ tư cho biết mẹ của Chúa Giêsu và các người phụ nữ khác
cùng với môn đệ Chúa yêu “đã đứng gần thập giá.” Họ đứng đó như những bầy
tôi trước quân vương của họ. Họ có mặt một cách dũng cảm vào lúc mà Chúa
Giêsu đã tuyên bố rằng “Mọi sự đã hoàn tất” (Ga 19:30). Thân mẫu của Chúa
Giêsu có mặt vào giờ khắc cuối cùng “đã đến”. Giờ khắc đó đã được báo
trước tại lễ cưới Cana (Ga 2:1 và các câu tiếp theo). Sách Tin Mừng thứ
tư sau đó đã nhận xét rằng “mẹ Chúa Giêsu cũng ở đó” (Ga 2:1). Do đó,
người mà vẫn luôn trung thành với Chúa trong số phận của Ngài, người ấy phải là
người môn đệ Chúa yêu. Thánh Sử cho người môn đệ này ẩn danh để mỗi người
chúng ta có thể thấy mình được phản chiếu trong người đã biết về các mầu nhiệm
của Chúa, người đã tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu tại bữa tiệc ly (Ga 13:25).
3.1.1 Một vài
câu hỏi và gợi ý để hướng dẫn việc suy niệm và thực hành của chúng ta
- Hãy đọc
lại bài Tin Mừng lần nữa và tìm trong Kinh Thánh những đoạn được đề cập
trong chìa khóa dẫn đến bài đọc. Hãy tìm các văn bản tương đương
khác để có thể giúp chúng ta lắng đọng sâu hơn vào trong đoạn Tin Mừng
được trình bày cho việc suy niệm của chúng ta.
- Trong
tinh thần, và với sự giúp đỡ của bài đọc trong cầu nguyện của Tin Mừng
theo thánh Gioan, hãy thăm viếng các địa điểm của cuộc Thương Khó của Chúa
Giêsu, hãy dừng lại trên đồi Can-vê để chứng kiến với Đức Maria và người
môn đệ Chúa yêu các sự kiện của cuộc Thương Khó.
- Điều gì
đã đánh động bạn nhất?
- Bạn có
những cảm giác gì khi đọc câu chuyện của Bài Thương Khó?
- Dữ kiện
Chúa Giêsu đã tích cực chấp nhận sự thương khó của Người có ý nghĩa gì đối
với bạn?
4. Cầu Nguyện – Oratio
Lạy Đấng Khôn Ngoan Muôn Đời, Tốt Lành
Vô Biên, Chân Lý Khôn Tả, Đấng thấu suốt lòng người, lạy Thiên Chúa Hằng Hữu,
xin giúp chúng con hiểu được rằng Chúa có thể làm, biết và muốn!
Lạy Chiên Thiên Chúa Yêu Thương và Rỉ
Máu, Chúa Kitô chịu đóng đinh vào thập giá, xin hãy thực hiện trong chúng con
những lời Chúa đã nói: “Ai theo Ta, sẽ không phải bước trong bóng tối,
nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống” (Ga 8:12). Lạy Đấng sự sáng
hoàn hảo, từ Người mà tất cả ánh sáng được tiếp tục! Lạy Đấng vì Người mà
ánh sáng được tạo thành, không có Người tất cả chỉ là bóng tối và với Người tất
cả là ánh sáng. Xin thắp sáng lên, thắp lên, sáng lên! Xin Chúa hãy
ngự vào tất cả các tác giả và cộng tác viên mà Chúa đã chọn trong công việc đổi
mới này. Lạy Chúa Giêsu, Chúa Giêsu yêu thương, Chúa Giêsu, xin hãy biến
đổi chúng con và làm cho chúng con tuân theo ý Chúa. Lạy Đấng Khôn Ngoan
Tự Hữu, Ngôi Lời Hằng Sống, Đấng Chân Lý dịu dàng, Tình Yêu yên lặng, lạy Chúa
Giêsu, Chúa Giêsu yêu thương!
(Thánh Maria Mađalêna thành Pazzi, dòng
Cát Minh, trích trong Sự Canh Tân của Giáo Hội, trang 90-91)
5. Chiêm Niệm – Contemplatio
Hãy lặp lại thường
xuyên và chậm rãi những lời này của Chúa Giêsu khiNgười đã dâng hiến
mạng sống mình:
“Lạy Cha, Con xin phó
linh hồn Con trong tay Cha”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét