28/03/2016
Thứ hai tuần BÁT NHẬT PHỤC SINH
Bài Ðọc
I: Cv 2, 14. 22-32
"Thiên Chúa đã cho Ðức Kitô phục sinh, và tất cả
chúng tôi làm chứng về Người".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Phêrô cùng với mười một Tông
đồ đứng ra, lên tiếng nói rằng: "Hỡi các người Do-thái và tất cả những ai ở
Giêrusalem, xin hãy biết điều này và lắng nghe lời tôi! Hỡi những người Israel,
xin hãy nghe những lời này:
"Ðức Giêsu Nadarét là người đã được Thiên Chúa
chứng nhận giữa anh em bằng những việc vĩ đại, những điều kỳ diệu và những phép
lạ, mà Thiên Chúa đã dùng Người để thực hiện giữa anh em, như chính anh em đã
biết. Theo như Thiên Chúa đã định và biết trước, Người đã bị nộp, và anh em đã
dùng tay kẻ độc ác mà hành hạ rồi giết đi. Nhưng Thiên Chúa đã giải thoát Người
khỏi những đau khổ của cõi chết mà cho Người phục sinh, vì không thể nào để cho
Người bị cầm giữ trong đó. Vì chưng, Ðavít đã nói về Người rằng:
'Tôi hằng chiêm ngưỡng Chúa trước mặt tôi, vì Người ở
bên hữu tôi, để tôi không nao núng. Vì thế, lòng tôi hân hoan, miệng lưỡi tôi
hát mừng, và xác tôi yên nghỉ trong niềm cậy trông; vì Chúa không để linh hồn
tôi trong cõi chết, và không để Ðấng Thánh của Chúa thấy sự hư nát. Chúa đã cho
tôi biết con đường sự sống và cho tôi tràn đầy hân hoan tận hưởng nhan thánh
Chúa'.
"Hỡi anh em, xin cho phép tôi được bạo dạn nói
với anh em về tổ phụ Ðavít rằng: ngài đã băng hà, đã được an táng và lăng tẩm của
ngài còn nằm giữa chúng ta cho đến ngày nay. Nhưng vì ngài là tiên tri, và biết
Thiên Chúa đã thề hứa với ngài sẽ cho một người trong dòng dõi ngài ngồi trên
ngai vàng của ngài, nên thấy trước, ngài đã nói về việc Chúa Kitô phục sinh, vì
Người không phải bị bỏ rơi trong cõi chết, và xác Người không bị huỷ diệt. Ðức
Giêsu đó, Thiên Chúa đã cho sống lại; chúng tôi hết thảy xin làm chứng về điều ấy".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 15, 1-2a và 5. 7-8. 9-10. 11
Ðáp: Xin bảo
toàn con, lạy Chúa, vì con tìm nương tựa Chúa (c. 1).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Xin bảo toàn con, lạy Chúa, vì con tìm
nương tựa Chúa; con thưa cùng Chúa: "Ngài là chúa tể con. Chúa là phần gia
nghiệp và phần chén của con, chính Ngài nắm giữ vận mạng của con". - Ðáp.
2) Con chúc tụng Chúa vì đã ban cho con lời khuyên bảo,
đó là điều lòng con tự nhủ, cả những lúc đêm khuya. Con luôn luôn đặt Chúa ở
trước mặt con, vì Chúa ngự bên hữu con, con sẽ không nao núng. - Ðáp.
3) Bởi thế lòng con vui mừng và linh hồn con hoan hỉ:
ngay cả đến xác thịt của con cũng nằm nghỉ an toàn, vì Chúa chẳng bỏ rơi linh hồn
con trong Âm phủ, cũng không để thánh nhân của Ngài thấy sự hư nát. - Ðáp.
4) Chúa sẽ chỉ cho con biết đường lối trường sinh, sự
no đầy hoan hỉ ở trước thiên nhan, sự khoái lạc bên tay hữu Chúa tới muôn muôn
đời! - Ðáp.
Alleluia:
Tv 117, 24
Alleluia, alleluia! - Ðây là ngày Chúa đã thực hiện,
chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về ngày đó. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 28, 8-15
"Hãy đi nói với anh em đến Galilêa mà gặp Ta ở
đó".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, các bà vội ra khỏi mồ vừa sợ lại vừa hớn hở
vui mừng, chạy báo tin cho các môn đệ Chúa. Và này Chúa Giêsu đón gặp các bà,
Người nói: "Chào các bà". Các bà liền lại gần ôm chân Người và phục lạy.
Bấy giờ Chúa Giêsu bảo: "Các bà đừng sợ. Hãy đi báo tin cho các anh em Ta
phải trở về Galilêa, rồi ở đó họ sẽ gặp Ta".
Ðang khi các bà lên đường, thì mấy người lính canh
vào thành báo tin cho các thượng tế biết tất cả những gì đã xảy ra. Các thượng
tế liền họp với các kỳ lão, và sau khi đã bàn định, họ cho lính một số tiền lớn
và bảo rằng: "Các anh hãy nói rằng: Ban đêm khi chúng tôi đang ngủ, thì
môn đệ ông đến lấy trộm xác ông. Nếu việc này đến tai tổng trấn, chúng tôi sẽ
thương lượng với ông, không để các anh phải phiền hà đâu". Bọn lính canh
nhận tiền và đã làm y như họ căn dặn chúng. Bởi thế, lời đó được phao truyền
nơi người Do-thái cho đến ngày nay.
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm:
Phép lạ Phục Sinh
Truyện các thánh ẩn tu trong sa mạc thời Giáo Hội
tiên khởi có kể lại câu chuyện như sau:
Một người đàn ông nọ nghe đồn về rất nhiều phép lạ
do các bậc chân tu thánh thiện thực hiện, nhưng ông không chấp nhận một lời đồn
đại nào, ông chỉ tin những gì mắt thấy tai nghe. Thế là ông lên đường để diện
kiến cho bằng được vị chân tu, ông gọi một đệ tử lại và hỏi:
- Thầy của anh đã làm được bao nhiêu phép lạ rồi?
Người đệ tử trả lời:
- Không thể đếm xuể được. Trong xứ của ông, người ta
xem như là phép lạ mỗi khi Thiên Chúa làm theo ý muốn của con người. Còn ở đây
thì trái lại, chúng tôi coi là phép lạ mỗi khi con người thực thi thánh ý Chúa.
Phép lạ mỗi khi con người thực thi thánh ý Chúa. Ðó
có thể là ý tưởng được rút ra từ bài Tin Mừng hôm nay. Thánh Mátthêu là tác giả
duy nhất đã so sánh thái độ của hai dạng chứng nhân về việc Chúa phục sinh: một
bên là những phụ nữ đã từng theo Chúa Giêsu, và một bên là những lính canh mồ
do các thượng tế và biệt phái sắp đặt. Cả hai bên đều nhận lãnh một sứ điệp: những
phụ nữ được các thiên thần cổ võ đã lên đường loan báo sứ điệp Phục Sinh cho
các tông đồ; những lính canh mồ thoạt tiên cũng nhận lãnh các sứ điệp như thế:
họ đã chứng kiến một phép lạ, nhưng thay vì tuân phục với đức tin, họ đã bóp
méo và chối bỏ sự thật. Một sự kiện nhưng hai phản ứng: với sự tuân phục của đức
tin, các phụ nữ đã đón nhận phép lạ và trở thành sứ giả của Tin Mừng Phục Sinh;
trong khi đó, với thái độ mù quáng và khước từ, những lính canh mồ đem biến sự
kiện thành một bôi nhọ phỉ báng.
Hai ngàn năm qua và mãi mãi về sau, sứ điệp Phục
Sinh vẫn tiếp tục được loan báo. Phép lạ Phục Sinh vẫn mãi mãi tiếp diễn. Các
Tông Ðồ và những phụ nữ được Chúa hiện ra có lẽ diễm phúc hơn chúng ta. Thế
nhưng, các ngài cũng không được trang bị hơn chúng ta khi đứng trước việc Chúa
sống lại và hiện ra. Những lính canh mồ cũng chứng kiến các điều lạ lùng, nhưng
với họ, những điều đó chưa phải là phép lạ.
Phép lạ thiết yếu không phải là một việc phi thường,
nhưng trước tiên là một gặp gỡ trong đức tin. Chỉ trong đức tin, con người mới
tin nhận phép lạ. Có phép lạ khi con người thực thi thánh ý Chúa. Thiên Chúa vẫn
tiếp tục thể hiện tình yêu của Ngài. Thiên Chúa vẫn tiếp tục hiện diện và tác động
trong lịch sử nhân loại. Nhưng chỉ khi nào con người tin nhận và sống theo
thánh ý Thiên Chúa, con người mới nhận ra sự hiện diện và tình yêu của Ngài.
Chúa Giêsu đã tuyên bố: "Phúc cho những ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ
được nhìn thấy Thiên Chúa". Có tâm hồn trong sạch chính là để cho Chúa ngự,
chính là chiều theo tư tưởng và ý muốn của Ngài.
Nguyện xin ánh sáng Chúa Kitô Phục Sinh soi sáng và
hướng dẫn tâm tư hành động của chúng ta, để trong mọi sự, chúng ta sống theo
thánh ý Ngài, và như vậy, cảm nhận được phép lạ của tình yêu Ngài trong từng
phút giây của cuộc sống.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ
Hai Tuần I BNPS
Bài đọc: Acts 2:14, 22-32; Mt 28:8-15.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hãy rao giảng Tin Mừng “Chúa đã sống lại”
khắp thế gian.
Để
tin một điều là sự thật, chúng ta có nhiều cách: hoặc chính chúng ta chứng kiến,
hoặc qua các chứng nhân, hoặc qua hậu quả mà nó để lại. Không ai nhìn thấy Chúa
sống lại từ mộ đi ra, nhưng các chứng nhân nhìn thấy Chúa sau khi Ngài sống lại.
Chúng ta nhờ những chứng nhân này, hậu quả của sự kiện Chúa sống lại trên con
người họ, và những lời Kinh Thánh để tin “Chúa đã sống lại thật.”
Các
Bài Đọc hôm nay xoay quanh biến cố Chúa Giêsu sống lại. Trong Bài Đọc I, thánh
Phêrô và các Tông đồ làm chứng Chúa sống lại qua những dữ kiện thực tế và lời
tiên tri của Vua David trong Thánh Vịnh 16. Trong Phúc Âm, sứ thần của Chúa làm
chứng Chúa Giêsu sống lại, và chính Chúa Giêsu xuất hiện với các phụ nữ và truyền
họ mang tin Ngài sống lại cho các Tông đồ.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài
đọc I: Thiên Chúa đã phác họa
Kế hoạch Cứu Độ qua cái chết và sự sống lại của Đức Kitô.
1.1/ Đức
Kitô là Đấng Thiên Sai: Vấn
đề cốt yếu mà Phêrô phải minh chứng cho người Do-thái là Đấng Thiên Sai phải
ngang qua con đường đau khổ, cái chết, và sống lại vinh quang; vì người Do-thái
mong muốn một Đấng Thiên Sai uy quyền, họ không thể chấp nhận một Đấng Thiên
Sai chịu đau khổ. Phêrô chứng minh điều này đầu tiên bằng những sự kiện thực tế
đã xảy ra, sau đó ông chứng minh bằng lời Kinh Thánh.
Về những
sự kiện thực tế, ông nhắc lại những gì Đức Kitô đã làm giữa họ: “Đức Giêsu
Nazareth, là người đã được Thiên Chúa phái đến với anh em. Và để chứng thực sứ
mệnh của Người, Thiên Chúa đã cho Người làm những phép mầu, điềm thiêng và dấu
lạ giữa anh em. Chính anh em biết điều đó.”
Thiên
Chúa đã tiền định cái chết và sống lại của Đức Kitô: “Theo kế hoạch Thiên Chúa
đã định và biết trước, Đức Giêsu ấy đã bị nộp, và anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ
đóng đinh Người vào thập giá mà giết đi. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người sống
lại, giải thoát Người khỏi những đau khổ của cái chết. Vì lẽ cái chết không tài
nào khống chế được Người mãi.”
1.2/ Vua
David đã nói tiên tri về sự chết và sự sống lại của Đức Kitô: Việc Chúa Giêsu sống lại làm trọn lời
tiên báo của Vua David.
(1)
Thánh Vịnh 16:8-11: Tác giả TĐCV trích dẫn lời TV 16 như sau: “Tôi luôn nhìn thấy
Đức Chúa trước mặt tôi, vì Người ở bên hữu, để tôi chẳng nao lòng. Bởi thế tâm
hồn con mừng rỡ, và miệng lưỡi hân hoan, cả thân xác con cũng nghỉ ngơi trong
niềm hy vọng. Vì Chúa chẳng đành bỏ mặc linh hồn con trong cõi âm ty,
cũng không để Vị Thánh của Ngài phải hư nát. Chúa sẽ dạy con biết đường về
cõi sống, và cho con được vui sướng tràn trề khi ở trước Thánh Nhan.”
Câu
quan trọng là câu 10 của TV 16, các học giả tranh luận: Lời này áp dụng cho Vua
David hay Đức Kitô? Giải thóat cho khỏi cái chết bất tử và phục hồi sự liên hệ
thần linh hay giải thóat cho khỏi sự hư nát sau khi chết? Vì chữ “hư nát, shahat”
có thể dịch là sự hủy họai như bản LXX hay dịch đơn giản là vực
thẳm.
(2)
Phêrô cắt nghĩa lời Thánh Vịnh: Vua David là nhân vật có thật: “Thưa anh em,
xin được phép mạnh dạn nói với anh em về tổ phụ David rằng: người đã chết và được
mai táng, và mộ của người còn ở giữa chúng ta cho đến ngày nay.” Đức Kitô là
giòng dõi Vua David: “Nhưng vì là ngôn sứ và biết rằng Thiên Chúa đã thề với
người là sẽ đặt một người trong dòng dõi trên ngai vàng của người.” Đức Kitô
hòan thành lời tiên tri của Vua David khi Ngài sống lại từ cõi chết sống lại: “Người
đã không bị bỏ mặc trong cõi âm ty và thân xác Người không phải hư nát.”
“Chính
Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại; về điều này, tất cả chúng tôi xin
làm chứng.”
2/
Phúc Âm: Chúa đã thực sự sống
lại.
2.1/
Chúa Giêsu truyền các bà loan Tin Mừng cho các Tông-đồ.
(1) Sứ
thần loan báo Tin Mừng Phục Sinh: Những bà đồng hành với Chúa trong Cuộc Thương
Khó của Ngài ra mộ từ sáng sớm để niệm xác Chúa. Vừa tới nơi, họ thấy một sự thể
ngòai sức tưởng tượng: Tảng đá mà các thượng tế đã niêm phong đã được mở ra dưới
con mắt ngạc nhiên và run rẩy của các lính canh gác, một sứ thần của Thiên Chúa
trắng như tuyết đang ngồi trên tảng đá và nói với các bà: “Đừng sợ! Tôi biết
các bà đang tìm gì, Chúa Giêsu đã bị đóng đinh. Ngài không còn ở đây; vì Ngài
đã sống lại như lời Ngài đã nói. Hãy đến và nhìn nơi Ngài đã nằm. Hãy đi ngay
và nói cho các môn đệ biết: Ngài đã sống lại từ cõi chết. Và Ngài đi trước các
ông tới Galilee; tại đó họ sẽ gặp Ngài” (Mt 28:1-7). Các bà vội vã rời khỏi mộ,
tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn đệ Đức Giêsu
hay.
(2)
Chúa Giêsu hiện ra với các bà: Trên đường đi, bỗng Chúa Giêsu đón gặp các bà và
nói: "Chào chị em!" Các bà tiến lại gần Người, ôm lấy chân, và bái lạy
Người. Bấy giờ, Đức Giêsu nói với các bà: "Chị em đừng sợ! Về báo cho anh
em của Thầy để họ đến Galilee. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó."
Thương
yêu Chúa không phải giữ Chúa ở với mình, nhưng phải loan Tin Mừng của Chúa để mọi
người cùng tin vào Chúa. Chúng ta sẽ thấy điều quan trọng này được nhắc đi nhắc
lại trong những ngày tới. Mọi người cần được nghe Tin Mừng Phục Sinh: cuộc sống
không chỉ chấm dứt với cái chết ở đời này, nhưng mở rộng đến cuộc sống muôn đời
mai sau với Thiên Chúa.
2.2/ Kế
hoạch bưng bít sự thật:
(1)
Trước khi Chúa sống lại: Người Do-thái đến gặp quan Philatô và yêu cầu ông sai
lính canh giữ mộ Chúa Giêsu cẩn thận, vì khi còn sống Chúa đã tuyên bố Ngài sẽ
sống lại sau ba ngày. Họ sợ các môn đệ của Chúa sẽ đến đánh cắp xác rồi phao
tin là Chúa đã sống lại; lúc đó họ sợ sự sai trá sẽ nguy hại hơn trước. Philatô
nói với họ: “Các ông có lính của Đền Thờ, hãy sai họ đi và canh chừng cẩn mật
như các ông có thể làm.” Họ đi và niêm phong tảng đá vào cửa, và đặt lính canh
giữ mộ (x/c Mt 27:62-66).
(2)
Sau khi Chúa sống lại: Trong khi các bà đi báo cho các môn đệ biết tin mừng
Chúa sống lại; có mấy người trong đội lính canh mồ vào thành báo cho các thượng
tế biết mọi việc đã xảy ra. Các thượng tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn
bạc, họ cho lính một số tiền lớn, và bảo quân lính: "Các anh hãy nói như
thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm
xác. Nếu sự việc này đến tai quan Tổng Trấn, chính chúng tôi sẽ dàn xếp với
quan và lo cho các anh được vô sự." Lính đã nhận tiền và làm theo lời họ dạy.
Câu chuyện này được phổ biến giữa người Do-thái cho đến ngày nay.
Khi
con người đã làm điều sai trái, họ sẽ tiếp tục làm điều sai trái, sự sai trái
này sẽ kéo theo sự sai trái khác. Người Do-thái tìm lý do gian trá “Chúa phạm
thượng” để bắt Chúa, rồi lại tìm một cớ gian khác “Ông này xưng mình là Vua” để
xin Philatô buộc Chúa chống lại Caesar, giờ lại dùng tiền để bịt miệng lính
canh giữ mồ Chúa. Không phải họ không biết sự thật, nhưng họ cố tình ở trong sự
gian trá, vì ghen ghét và vì những lợi lộc họ đang được hưởng.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
“Chúa đã thực sự sống lại.” Chúng ta phải tin điều này và loan báo cho mọi người
biết Tin Mừng Phục Sinh; đồng thời phải sống và làm chứng cho mọi người biết:
có cuộc sống đời sau.
- Như
mưu mô của các thượng tế trong trình thuật hôm nay, ma quỉ và thế gian vẫn đang
tìm các để bưng bít sự thật này bằng tiền của và hưởng thụ vật chất.
Tìm
hiểu Ga 20,1-2: “Lúc sáng sớm, khi trời còn tối”, Ma-ri-a Mác-đa-la ra mộ để
làm gì?
Bản văn
Ga 20,1-2 (dịch sát theo bản Hy Lạp)
1 Vào ngày thứ nhất trong tuần, Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ lúc sáng sớm, khi trời còn tối, bà thấy tảng đá đã bị lấy ra khỏi mộ. 2 Bà liền chạy đến với Si-môn Phê-rô và người môn đệ khác – người Đức Giê-su thương mến –, bà nói với các ông: “Người ta đã lấy Chúa khỏi mộ và chúng tôi không biết họ để Người ở đâu.”
Nội dung
Dẫn nhập 1) Tại sao có chi tiết “trời còn tối”? 2) Tại sao không cho biết lý do ra mộ để làm gì? 3) Tại sao Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ một mình? 4) Tại sao thấy một đàng kể lại một nẻo? Kết luận
Dẫn nhập
Tam nhật vượt qua tưởng niệm biến cố Thương khó – Phục Sinh của Đức Giê-su. Sau khi được mai táng, Người rời khỏi sân khấu lịch sử, không ai thấy Người nữa. Ít lâu sau, các môn đệ xuất hiện loan báo Người đã Phục Sinh, Người là Chúa và ai tin vào Người thì được cứu. Đó là tin vui lớn lao cho nhân loại. Nhưng giữa hai biến cố lịch sử: “Đức Giê-su đã chết” và “các môn đệ khẳng định Người đã Phục Sinh”, điều gì đã xảy ra?
Các Tin Mừng thuật lại biến cố Phục Sinh xoay quanh ngôi mộ và những cuộc hiện ra của Người. Trình thuật Tin Mừng Gio-an kể lại những gì xảy ra vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần với những chi tiết lạ lùng. Xin chia sẻ đôi nét về nhân vật Ma-ri-a Mác-đa-la trong trình thuật Ga 20,1-2.
“Lúc sáng sớm, khi trời còn tối”, Ma-ri-a Mác-đa-la ra mộ để làm gì? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại không dễ trả lời, vì bản văn Ga 20,1-2 ngắn ngọn để lại đằng sau nhiều thắc mắc. Bản văn không cho biết Ma-ri-a Mác-đa-la ra mộ “để viếng xác” hay “để ướp xác” Đức Giê-su. Vậy, Ma-ri-a Mác-đa-la ra mộ để làm gì? Tại sao lại đi một mình? Tại sau không vào mộ? Và còn nhiều “tại sao” khác nữa. Đọc song song bốn Tin Mừng sẽ thấy cách trình bày độc đáo, ngắn ngọn và lạ thường của Tin Mừng Gio-an.
Mc 16,1-4 1 Ngày sa-bát vừa hết, Ma-ri-a Mác-đa-la, Ma-ri-a mẹ ông Gia-cô-bê, và Sa-lô-mê mua dầu thơm (arôma) để đến ướp xác (aleiphô) Người [Đức Giê-su]. 2 Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, các bà ra mộ lúc mặt trời mọc. 3 Các bà nói với nhau: “Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ cho chúng ta đây?” 4 Và ngước mắt lên, các bà thấy tảng đá đã lăn ra, vì tảng đá ấy rất lớn.
Mt 28,1-2 1 Sau ngày sa-bát, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa ló rạng, bà Ma-ri-a Mác-đa-la và một bà khác cũng tên là Ma-ri-a, đi viếng (theôrêsai) mộ (ton taphon). 2 Thình lình, đất rung chuyển dữ dội: thiên sứ của Chúa từ trời xuống, đến lăn tảng đá ra, rồi ngồi lên trên…
Lc 24,1-2 1 Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ, mang theo dầu thơm (arôma) đã chuẩn bị sẵn. 2 Họ thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ.
Ga 20,1-2 1 Vào ngày thứ nhất trong tuần, Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ lúc sáng sớm, khi trời còn tối, bà thấy tảng đá đã bị lấy ra khỏi mộ. 2 Bà liền chạy đến với Si-môn Phê-rô và người môn đệ khác – người Đức Giê-su thương mến –, bà nói với các ông: “Người ta đã lấy Chúa khỏi mộ và chúng tôi không biết họ để Người ở đâu.”
Theo Tin Mừng Mác-cô, có ba bà đi ra mộ và có mục đích rõ ràng, họ đã “mua dầu thơm (arôma) để đến ướp xác (aleiphô) Đức Giê-su” (Mc 16,1). Theo Tin Mừng Mát-thêu, có hai bà ra mộ ra mộ và cũng có mục đích rõ ràng: “để viếng (theôrêsai) mộ (ton taphon)” (Mt 28,1). Động từ “theoreô” ở lối vô định, dịch sát: “để quan sát”, “để xem” mộ Đức Giê-su. Theo Tin Mừng Lu-ca, bản văn cho biết là “các bà” nhưng không cho biết tên của họ. Lc 23,55 nói đây là “những người phụ nữ đã theo Đức Giê-su từ Ga-li-lê”. Các bà ra mộ “mang theo dầu thơm (arôma) đã chuẩn bị sẵn” (Lc 24,1), hiểu ngầm là để ướp xác Đức Giê-su. Nhưng Tin Mừng Lu-ca không nói ra điều này để đề cao việc “mang theo dầu thơm (arôma) đã chuẩn bị sẵn”. Dầu thơm này đã được các bà chuẩn bị ngay sau khi táng xác Đức Giê-su. Lc 23,56 kể: “Các bà về nhà, chuẩn bị dầu và thuốc thơm. Nhưng ngày sa-bát, các bà nghỉ lễ như Luật truyền”. Các Tin Mừng Mác-cô, Mát-thêu và Gio-an không có chi tiết chuẩn bị dầu thơm này.
So với các Tin Mừng khác, Tin Mừng Gio-an chỉ nói ngắn ngọn: “Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ (mêmeion)”. Có ba chi tiết mới so với các Tin Mừng Nhất Lãm: 1) Chi tiết về thời gian được làm rõ và nhấn mạnh: “Lúc sáng sớm, khi trời còn tối”. Cụm từ “khi trời còn tối” chỉ có trong Tin Mừng Gio-an. 2) Chỉ một mình Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ. 3) Không cho biết ra mộ để làm gì.
Ngoài ra còn một số chi tiết riêng của Tin Mừng Gio-an. Đó là sau khi thấy tảng đá đã lăn ra Ma-ri-a Mác-đa-la không vào mộ mà lại chạy đi nói với với Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến: “Người ta đã lấy Chúa khỏi mộ và chúng tôi không biết họ để Người ở đâu.” Điều lạ là Ma-ri-a Mác-đa-la đã không nói “điều chị thấy” mà nói “điều chị nghĩ” (điều chị ấy giả thiết là thế). Tại sao ra mộ một mình (số ít) mà khi kể cho hai một đệ lại xưng là “chúng tôi” (số nhiều)?
Cách kể chuyện lạ lùng trong Ga 20,1-2 đặt ra cho độc giả nhiều câu hỏi, xin gợi ý giải đáp bốn câu hỏi sau: 1) Tại sao có chi tiết “trời còn tối”? 2) Tại sao không cho biết ra mộ để làm gì? 3) Tại sao Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ một mình? 4) Tại sao “thấy” một đàng “thuật lại” một nẻo?
1) Tại sao có chi tiết “trời còn tối”?
Bản văn nói rõ lúc Ma-ri-a Mác-đa-la đi ra mộ là “sáng sớm, khi trời còn tối”. Đã “sáng” nhưng vẫn còn “tối”. Chi tiết này cho biết là vào thời điểm rất sớm. Hình như Ma-ri-a thao thức, chờ trời sáng để đi ra mộ sớm bao nhiêu có thể được.
Đồng thời, bối cảnh trình thuật cho phép hiểu “trời còn tối” theo nghĩa biểu tượng. “Thời còn tối” gợi đến “bóng tối trong lòng” chị. Bóng đêm của sự chết vẫn còn đè nặng tâm hồn Ma-ri-a Mác-đa-la, lòng trí của chị vẫn còn ở trong bóng tối của biến cố Thương Khó. Đó là lý do khiến Ma-ri-a không nhận Đức Giê-su Phục Sinh trong trình thuật tiếp theo (Ga 20,11-18). Chị đã khóc và chỉ mong tìm lại xác Đức Giê-su vì nghĩ người ta lấy mất xác Chúa (Ga 20,11). Ở Ga 20,1, chi tiết “tối trời”, “tối lòng” cho thấy Ma-ri-a hoàn toàn ở về phía con người, biến cố Đức Giê-su chết đang ám ảnh lòng trí của chị. Thực ra, sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối và lòng lòng Ma-ri-a cũng tối.
Tóm lại, chi tiết “trời còn tối” gợi lên hai điều độc đáo: 1) Lòng gắn bó của Ma-ri-a với Đức Giê-su, chị đi ra mộ rất sớm. Tất cả những gì chị làm đã bộc lộ lòng mến của chị dành cho Thầy. 2) Gợi ý đến bóng tối về cái chết của Thầy trong lòng chị, chị không nghĩ gì khác ngoài cái chết của Thầy.
2)
Tại sao không cho biết lý do ra mộ để làm gì?
Bản văn không cho biết Ma-ri-a ra mộ để làm gì. Ma-ri-a Mác-đa-la của Tin Mừng Gio-an không mang dầu thơm ra mộ để ướp xác Đức Giê-su như trong Tin Mừng Mác-cô hay Lu-ca. Theo thần học Tin Mừng Gio-an, Đức Giê-su đã được án táng đúng theo tục lệ chôn cất của người Do Thái: Thi hài Đức Giê-su đã được “quấn bằng băng vải tẩm thuốc thơm” (19,39) với một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương mà Ni-cô-đê-mô mang tới (19,40). Như thế, không cần “mang dầu thơm ra ướp xác Đức Giê-su” nữa vì đã làm ở Ga 19,39-40 rồi.
Bản văn cũng không nói Ma-ri-a “đi viếng mộ” như trong Tin Mừng Mát-thêu. Sự kiện Tin Mừng Gio-an thuật lại việc Ma-ri-a đến mộ mà không nói rõ lý do, giúp người đọc nhận ra một lý do sâu xa hơn. Mạch văn cho phép hiểu, Ma-ri-a ra mộ chỉ đơn giản là vì lòng mến, lòng gắn bó với Thầy, ước mong gặp lại Thầy, được ở bên cạnh Thầy, dù Thầy đã chết.
Bản văn không cho biết Ma-ri-a ra mộ để làm gì. Ma-ri-a Mác-đa-la của Tin Mừng Gio-an không mang dầu thơm ra mộ để ướp xác Đức Giê-su như trong Tin Mừng Mác-cô hay Lu-ca. Theo thần học Tin Mừng Gio-an, Đức Giê-su đã được án táng đúng theo tục lệ chôn cất của người Do Thái: Thi hài Đức Giê-su đã được “quấn bằng băng vải tẩm thuốc thơm” (19,39) với một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương mà Ni-cô-đê-mô mang tới (19,40). Như thế, không cần “mang dầu thơm ra ướp xác Đức Giê-su” nữa vì đã làm ở Ga 19,39-40 rồi.
Bản văn cũng không nói Ma-ri-a “đi viếng mộ” như trong Tin Mừng Mát-thêu. Sự kiện Tin Mừng Gio-an thuật lại việc Ma-ri-a đến mộ mà không nói rõ lý do, giúp người đọc nhận ra một lý do sâu xa hơn. Mạch văn cho phép hiểu, Ma-ri-a ra mộ chỉ đơn giản là vì lòng mến, lòng gắn bó với Thầy, ước mong gặp lại Thầy, được ở bên cạnh Thầy, dù Thầy đã chết.
3)
Tại sao Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ một mình?
Khác với trình thuật Nhất Lãm, theo Tin Mừng Gio-an chỉ có một mình Ma-ri-a Mác-đa-la đến mộ. Điều này ăn khớp với những điểm thần học mà Tin Mừng Gio-an muốn trình bày. Việc Ma-ri-a Mác-đa-la đến mộ một mình chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ và trao đổi riêng giữa Đức Giê-su Phục Sinh và Ma-ri-a Mác-đa-la trong đoạn văn tiếp theo (Ga 20,11-18). Đây là một đoạn văn quan trọng mô tả cách thức và điều kiện để con người có thể nhận ra Đấng Phục Sinh và cách thức Đấng Phục Sinh bày tỏ Người ra cho con người.
Như thế nhân vật Ma-ri-a Mác-đa-la trở thành nhân vật biểu tượng. Hành trình Ma-ri-a nhận ra Đấng Phục Sinh cũng là hành trình của độc giả qua mọi thời đại. Hai câu mở đầu Tin Mừng Phục Sinh theo Tin Mừng Gio-an (Ga 20,1-2) mời gọi độc giả cùng sống với tâm trạng của Ma-ri-a Mác-đa-la, mời gọi độc giả gắn bó với Đức Giê-su, bày tỏ lòng mến đối với Người cho dù lòng mình vẫn tối tăm mù mịt. “Lòng mến dành cho Thầy” là bước khởi đầu nền tảng để nhận ra Người mình yêu mến đã Phục Sinh.
Khác với trình thuật Nhất Lãm, theo Tin Mừng Gio-an chỉ có một mình Ma-ri-a Mác-đa-la đến mộ. Điều này ăn khớp với những điểm thần học mà Tin Mừng Gio-an muốn trình bày. Việc Ma-ri-a Mác-đa-la đến mộ một mình chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ và trao đổi riêng giữa Đức Giê-su Phục Sinh và Ma-ri-a Mác-đa-la trong đoạn văn tiếp theo (Ga 20,11-18). Đây là một đoạn văn quan trọng mô tả cách thức và điều kiện để con người có thể nhận ra Đấng Phục Sinh và cách thức Đấng Phục Sinh bày tỏ Người ra cho con người.
Như thế nhân vật Ma-ri-a Mác-đa-la trở thành nhân vật biểu tượng. Hành trình Ma-ri-a nhận ra Đấng Phục Sinh cũng là hành trình của độc giả qua mọi thời đại. Hai câu mở đầu Tin Mừng Phục Sinh theo Tin Mừng Gio-an (Ga 20,1-2) mời gọi độc giả cùng sống với tâm trạng của Ma-ri-a Mác-đa-la, mời gọi độc giả gắn bó với Đức Giê-su, bày tỏ lòng mến đối với Người cho dù lòng mình vẫn tối tăm mù mịt. “Lòng mến dành cho Thầy” là bước khởi đầu nền tảng để nhận ra Người mình yêu mến đã Phục Sinh.
4)
Tại sao thấy một đàng kể lại một nẻo?
Điều lạ lùng trong bản văn là Ma-ri-a Mác-đa-la “thấy tảng đá đã bị lấy ra khỏi mộ” (Ga 20,1b), nhưng chị không kể lại “điều mình thấy” mà kể lại “điều mình nghĩ”. Chị kể với Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su yêu mến: “Người ta đã lấy Chúa khỏi mộ và chúng tôi không biết họ để Người ở đâu.”
Lời này gợi lại trình thuật Mt 28,12-13: “Các thượng tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớn và bảo: ‘Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác’.”
Có thể nói cách hài hước rằng: Ý tưởng “lấy trộm xác Đức Giê-su” là của Ma-ri-a Mác-đa-la trong Tin Mừng Gio-an chứ không phải của các thượng tế và kỳ mục trong Tin Mừng Mát-thiêu. Điểm khác nhau là Ma-ri-a Mác-đa-la giả thiết là “Người ta” đã lấy Chúa khỏi mộ (Ga 20,2) còn giả thuyết của các thượng tế và kỳ mục là “các môn đệ của Đức Giê-su” đã lấy trộm xác Đức Giê-su (Mt 28,13).
Độc giả ngạc nhiên là chính Ma-ri-a Mác-đa-la, người đã bày tỏ lòng mến và lòng gắn bó với Đức Giê-su mà lại đưa ra giả thuyết “bị lấy trộm xác”, trong khi điều chị thấy chỉ là “tảng đá đã bị lấy ra khỏi mộ”.
Điều này mang ý nghĩa thần học quan trọng về biến cố Đức Giê-su Phục Sinh. Thực vậy, không chỉ các thượng tế và kỳ mục là những người không tin, mà kể cả Ma-ri-a Mác-đa-la và các môn đệ, không ai có thể nghĩ đến việc Đức Giê-su đã Sống Lại. Điều mọi người có thể nghĩ tới khi đứng trước ngôi mộ trống là “Người ta đã lấy Chúa khỏi mộ.” Ma-ri-a Mác-đa-la tin vào giả thuyết của mình đến nỗi chị đã hỏi chính Đức Giê-su Phục Sinh về xác chết của Người, vì tưởng Đấng Phục Sinh là người làm vườn (Ga 20,15).
Như thế, nhận ra Đức Giê-su đã Phục Sinh là một ơn ban từ trên. Chính Đức Giê-su đã tỏ ra cho Ma-ri-a Mác-đa-la và các môn đệ biết Người đã sống lại, còn chính họ không thể tự mình nhận biết. Nhưng làm thế nào để có thể nhận ra Đức Giê-su Phục Sinh, khi được Người bày tỏ cho biết? Đó là hãy sống những gì rất “người”, “rất nhân bản” như Ma-ri-a Mác-đa-la đã sống, đã làm, đã thấy, đã nghĩ và đã nói ra trong Ga 20,1-2, nhất là lòng mến, lòng gắn bó mà chị đã dành cho Đức Giê-su.
Điều lạ lùng trong bản văn là Ma-ri-a Mác-đa-la “thấy tảng đá đã bị lấy ra khỏi mộ” (Ga 20,1b), nhưng chị không kể lại “điều mình thấy” mà kể lại “điều mình nghĩ”. Chị kể với Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su yêu mến: “Người ta đã lấy Chúa khỏi mộ và chúng tôi không biết họ để Người ở đâu.”
Lời này gợi lại trình thuật Mt 28,12-13: “Các thượng tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớn và bảo: ‘Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác’.”
Có thể nói cách hài hước rằng: Ý tưởng “lấy trộm xác Đức Giê-su” là của Ma-ri-a Mác-đa-la trong Tin Mừng Gio-an chứ không phải của các thượng tế và kỳ mục trong Tin Mừng Mát-thiêu. Điểm khác nhau là Ma-ri-a Mác-đa-la giả thiết là “Người ta” đã lấy Chúa khỏi mộ (Ga 20,2) còn giả thuyết của các thượng tế và kỳ mục là “các môn đệ của Đức Giê-su” đã lấy trộm xác Đức Giê-su (Mt 28,13).
Độc giả ngạc nhiên là chính Ma-ri-a Mác-đa-la, người đã bày tỏ lòng mến và lòng gắn bó với Đức Giê-su mà lại đưa ra giả thuyết “bị lấy trộm xác”, trong khi điều chị thấy chỉ là “tảng đá đã bị lấy ra khỏi mộ”.
Điều này mang ý nghĩa thần học quan trọng về biến cố Đức Giê-su Phục Sinh. Thực vậy, không chỉ các thượng tế và kỳ mục là những người không tin, mà kể cả Ma-ri-a Mác-đa-la và các môn đệ, không ai có thể nghĩ đến việc Đức Giê-su đã Sống Lại. Điều mọi người có thể nghĩ tới khi đứng trước ngôi mộ trống là “Người ta đã lấy Chúa khỏi mộ.” Ma-ri-a Mác-đa-la tin vào giả thuyết của mình đến nỗi chị đã hỏi chính Đức Giê-su Phục Sinh về xác chết của Người, vì tưởng Đấng Phục Sinh là người làm vườn (Ga 20,15).
Như thế, nhận ra Đức Giê-su đã Phục Sinh là một ơn ban từ trên. Chính Đức Giê-su đã tỏ ra cho Ma-ri-a Mác-đa-la và các môn đệ biết Người đã sống lại, còn chính họ không thể tự mình nhận biết. Nhưng làm thế nào để có thể nhận ra Đức Giê-su Phục Sinh, khi được Người bày tỏ cho biết? Đó là hãy sống những gì rất “người”, “rất nhân bản” như Ma-ri-a Mác-đa-la đã sống, đã làm, đã thấy, đã nghĩ và đã nói ra trong Ga 20,1-2, nhất là lòng mến, lòng gắn bó mà chị đã dành cho Đức Giê-su.
Kết
luận
Những phân tích trên cho thấy nhiều điểm độc đáo của bản văn Gio-an cũng như những hàm ẩn thần học phong phú. Chúng ta không đi tìm thực tế lịch sử đã xảy ra như thế nào, vì điều này vượt khỏi khả năng chủ quan (không phải là nhà sử học) và khách quan (không có tài liệu lịch sử đúng nghĩa về biến cố), điều chúng ta có là “ý nghĩa của biến cố” hay “cách hiểu biến cố” mà các bản văn Tin Mừng thuật lại cho chúng ta. Mỗi Tin Mừng thuật lại một cách khác nhau để chuyển tải ý nghĩa mặc khải của biến cố đã xảy ra, điều này cho thấy sự phong phú về ý nghĩa của biến cố. Nhiệm vụ của độc giả là đọc ra được ý nghĩa của trình thuật muốn nhắn gửi cho độc giả qua cách thức kể chuyện trong bản văn. Có thể tóm kết gợi ý trả lời bốn câu hỏi trên như sau:
1) Tin Mừng Gio-an đưa vào chi tiết “trời còn tối” vừa để cho độc giả thấy sự gắn bó và lòng mến của Ma-ri-a Mác-đa-la dành cho Đức Giê-su, vừa thoáng cho thấy chị đang bị bóng tốt của sự chết đè nặng trong lòng.
2) Bản văn không cho biết lý do rõ ràng của việc Ma-ri-a Mác-đa-la để độc giả nhận ra một lý do sâu xa hơn: Tình yêu dành cho Thầy và ước mong được hiện diện với Thầy. Qua nhân vật Ma-ri-a, bản văn mời gọi độc giả cũng sống như thế để có cơ may nhận ra Đức Giê-su đã Sống Lại.
3) Ma-ri-a Mác-đa-la đến mộ một mình, trước hết là để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ riêng với Đức Giê-su trong đoạn văn sau (Ga 20,11-18), thứ đến là khi “ra mộ một mình”, nhân vật Ma-ri-a Mác-đa-la trở thành biểu tượng cho cuộc gặp gỡ giữa độc giả và Đức Giê-su Phục Sinh. Có thể chính độc giả cũng nghĩ đến giả thuyết: “Người ta đã lấy Chúa khỏi mộ” chứ làm gì có chuyện Sống Lại. Độc giả được mời gọi đến với Đức Giê-su đã chết với tấm lòng của một con người, muốn hiện diện với Người dù trên bình diện lịch sử Nguời đã thất bại và đã chết. Chỉ khi sống bằng lòng mến như Ma-ri-a Mác-đa-la, độc giả mới có cơ may nhận ra Đấng Phục Sinh, khi được Người tỏ cho biết.
4) Ma-ri-a Mác-đa-la thấy “tảng đá đã bị lấy ra khỏi mộ” nhưng lại nói: “Người ta đã lấy Chúa khỏi mộ” để làm lộ ra biến cố Đức Giê-su Phục Sinh là biến cố “vượt ra ngoài”, “vượt lên trên” lịch sử. Không ai dám nghĩ tới, cho dù trong Tin Mừng Nhất Lãm, Đức Giê-su đã báo trước ba lần biến cố Phục Sinh này cho các môn đệ.
Như thế tự nó, biến cố Phục Sinh không để lại dấu vết trong lịch sử. Không ai có bằng chứng hiển nhiên về biến cố Đức Giê-su đã Phục Sinh. Mãi mãi biến cố Đức Giê-su Sống Lại là biến cố của lòng tin. Người Ki-tô hữu tin Đức Giê-su đã Sống lại là nhờ lời chứng của các Tông Đồ và nhờ lời chứng của Hội Thánh thuật lại trong các sách Tin Mừng. Đến lượt người tin qua mọi thời đại, họ được mời gọi sống và làm chứng như thế nào đó, để người khác nhìn vào thì có thể tin là Đức Giê-su đã Sống Lại, tin là Người đang sống, đang ở với và đang hoạt động trong người tin và trong Hội Thánh.
Những gợi ý trả lời cho bốn câu hỏi trên đây chỉ là những đề nghị, những định hướng để độc giả tiếp tục suy tư và đọc bản văn, nhờ đó rút ra từ bản văn những điều mang lại ý nghĩa cho cuộc sống, nghĩa là đọc lại chuyện ngày xưa để thêm sức sống cho ngày nay.
Xem phân tích đoạn văn tiếp theo (Ga 20,3-9) trong bài tìm hiểu về “thấy” và “tin” của người môn đệ Đức Giê-su yêu mến:
Những phân tích trên cho thấy nhiều điểm độc đáo của bản văn Gio-an cũng như những hàm ẩn thần học phong phú. Chúng ta không đi tìm thực tế lịch sử đã xảy ra như thế nào, vì điều này vượt khỏi khả năng chủ quan (không phải là nhà sử học) và khách quan (không có tài liệu lịch sử đúng nghĩa về biến cố), điều chúng ta có là “ý nghĩa của biến cố” hay “cách hiểu biến cố” mà các bản văn Tin Mừng thuật lại cho chúng ta. Mỗi Tin Mừng thuật lại một cách khác nhau để chuyển tải ý nghĩa mặc khải của biến cố đã xảy ra, điều này cho thấy sự phong phú về ý nghĩa của biến cố. Nhiệm vụ của độc giả là đọc ra được ý nghĩa của trình thuật muốn nhắn gửi cho độc giả qua cách thức kể chuyện trong bản văn. Có thể tóm kết gợi ý trả lời bốn câu hỏi trên như sau:
1) Tin Mừng Gio-an đưa vào chi tiết “trời còn tối” vừa để cho độc giả thấy sự gắn bó và lòng mến của Ma-ri-a Mác-đa-la dành cho Đức Giê-su, vừa thoáng cho thấy chị đang bị bóng tốt của sự chết đè nặng trong lòng.
2) Bản văn không cho biết lý do rõ ràng của việc Ma-ri-a Mác-đa-la để độc giả nhận ra một lý do sâu xa hơn: Tình yêu dành cho Thầy và ước mong được hiện diện với Thầy. Qua nhân vật Ma-ri-a, bản văn mời gọi độc giả cũng sống như thế để có cơ may nhận ra Đức Giê-su đã Sống Lại.
3) Ma-ri-a Mác-đa-la đến mộ một mình, trước hết là để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ riêng với Đức Giê-su trong đoạn văn sau (Ga 20,11-18), thứ đến là khi “ra mộ một mình”, nhân vật Ma-ri-a Mác-đa-la trở thành biểu tượng cho cuộc gặp gỡ giữa độc giả và Đức Giê-su Phục Sinh. Có thể chính độc giả cũng nghĩ đến giả thuyết: “Người ta đã lấy Chúa khỏi mộ” chứ làm gì có chuyện Sống Lại. Độc giả được mời gọi đến với Đức Giê-su đã chết với tấm lòng của một con người, muốn hiện diện với Người dù trên bình diện lịch sử Nguời đã thất bại và đã chết. Chỉ khi sống bằng lòng mến như Ma-ri-a Mác-đa-la, độc giả mới có cơ may nhận ra Đấng Phục Sinh, khi được Người tỏ cho biết.
4) Ma-ri-a Mác-đa-la thấy “tảng đá đã bị lấy ra khỏi mộ” nhưng lại nói: “Người ta đã lấy Chúa khỏi mộ” để làm lộ ra biến cố Đức Giê-su Phục Sinh là biến cố “vượt ra ngoài”, “vượt lên trên” lịch sử. Không ai dám nghĩ tới, cho dù trong Tin Mừng Nhất Lãm, Đức Giê-su đã báo trước ba lần biến cố Phục Sinh này cho các môn đệ.
Như thế tự nó, biến cố Phục Sinh không để lại dấu vết trong lịch sử. Không ai có bằng chứng hiển nhiên về biến cố Đức Giê-su đã Phục Sinh. Mãi mãi biến cố Đức Giê-su Sống Lại là biến cố của lòng tin. Người Ki-tô hữu tin Đức Giê-su đã Sống lại là nhờ lời chứng của các Tông Đồ và nhờ lời chứng của Hội Thánh thuật lại trong các sách Tin Mừng. Đến lượt người tin qua mọi thời đại, họ được mời gọi sống và làm chứng như thế nào đó, để người khác nhìn vào thì có thể tin là Đức Giê-su đã Sống Lại, tin là Người đang sống, đang ở với và đang hoạt động trong người tin và trong Hội Thánh.
Những gợi ý trả lời cho bốn câu hỏi trên đây chỉ là những đề nghị, những định hướng để độc giả tiếp tục suy tư và đọc bản văn, nhờ đó rút ra từ bản văn những điều mang lại ý nghĩa cho cuộc sống, nghĩa là đọc lại chuyện ngày xưa để thêm sức sống cho ngày nay.
Xem phân tích đoạn văn tiếp theo (Ga 20,3-9) trong bài tìm hiểu về “thấy” và “tin” của người môn đệ Đức Giê-su yêu mến:
“Ông
đã thấy và đã tin”. Ai thấy? Thấy gì? Tin gì?
Mừng Lễ Chúa Phục Sinh, ngày 24 tháng 04 năm 2011 Giu-se Lê Minh Thông, O.P.http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/ - email: josleminhthong@gmail.com
Mừng Lễ Chúa Phục Sinh, ngày 24 tháng 04 năm 2011 Giu-se Lê Minh Thông, O.P.http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com/ - email: josleminhthong@gmail.com
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
Mời Bạn: Đọc
kỹ… để thấm thía lời Tin Mừng hôm nay. Hãy để cho trí khôn, tâm tình và trí
tưởng tuợng bạn sống sâu trong bối cảnh này. Cùng với các phụ nữ, bạn hãy đi
tìm Đấng Phục sinh! Cùng với họ, bạn khao
khát tìm
Chúa!… Rồi bỡ ngỡ, ngạc nhiên vì được Gặp Chúa! Vui
mừng… chạy
đến ôm chân Chúa… bái lạy Người. Rồi quan trọng hơn nữa, mời
bạn lắng nghe tiếng Chúa nói: “Chào chị em”… “Chị em đừng sợ!” Ôi thật là an ủi đến chừng nào! Lời chào và
lời hẹn của Đấng Phục sinh hôm nay đem lại phấn khởi, thân thương và hoan lạc
đến chừng nào, sau BA NGÀY bi đát đau thương thất vọng! Và nhất là sau
cuộc khổ nạn có một không hai đó! Sau cái chết tức tưởi trên Thập Giá!
Bạn chia sẻ: Sứ
Điệp của Đấng Phục sinh là sứ điệp nào?- “Về
báo cho anh em của Thầy để họ đến Galilê. Họ sẽ được thấy Thầy ở đó”! Niềm Vui Phục sinh có phải là đặc ân để chúng
ta ôm giữ lấy mà vui sướng cho mình không? Hay Tin Mừng Phục sinh phải được
chia sẻ, loan báo cho anh em, chỉ vẽ... ? Theo bạn, “điểm hẹn Ga-li-lê” ở đâu?
Bạn có đến đó theo lời hẹn của Ngài không? Và bạn sẽ giới thiệu cho anh chị em
và mời họ tới “Điểm Hẹn Ga-li-lê” để
chính họ cũng sẽ được gặp
và thấy Đấng Phục Sinh chứ!
Cầu nguyện: Xin cho con ơn trung thành tìm gặp Chúa, Đấng Phục sinh nơi bí
tích Thánh Thể, nơi Lời Chúa và nơi những người anh em, để con có thể giới
thiệu “Điểm hẹn đó” cho nhiều người đến gặp Chúa! Allêluia!
“Chào chị em!”
Đức Giêsu phục sinh dám nhờ các phụ nữ làm chứng,
dám nhờ các phụ nữ đi loan Tin Mừng cho các môn đệ của mình, dù thời của Ngài
người ta không tin lời chứng của phụ nữ.
Suy
niệm:
Trong
bốn sách Tin Mừng, các phụ nữ luôn được kể là người ra viếng mộ trước tiên.
Trong
Tin Mừng Mátthêu, đó là hai bà có cùng tên Maria.
Sau
khi được thiên thần giao nhiệm vụ loan báo gấp cho các môn đệ
về
sự phục sinh và cuộc hẹn gặp của Thầy ở Galilê (28, 7),
các
bà đã mau mắn lên đường, vội vã rời bỏ ngôi mộ trống.
Ngôi
mộ này là nơi các bà đặt tình cảm thân thương,
vì
đây là nơi đặt xác của người Thầy yêu dấu
Bây
giờ ngôi mộ không còn xác Thầy nữa, Thầy đã được trỗi dậy rồi,
nên
ngôi mộ chẳng phải là nơi các bà dừng lại mà khóc lóc than van.
Nó
trở nên một bằng chứng về sự sống lại của Thầỵ
Ngôi
mộ trống thực sự đã đem lại một niềm vui vô bờ bến.
Chính
những mất mát lại là dấu hiệu cho một sự hiện diện viên mãn hơn.
Vì
thế vừa sợ hãi lại vừa hết sức vui mừng,
các
bà chạy đi loan báo cho các môn đệ điều mình vừa nghe nói.
Trên
con đường hối hả đi gặp các môn đệ,
các
bà không ngờ mình lại là người đầu tiên được gặp Chúa phục sinh.
Điều
mới nghe thiên thần nói, bây giờ được thấy tận mắt.
Thánh
Mátthêu chỉ nói một cách đơn sơ: “Đức Giêsu gặp các bà” (c. 9).
Không
thấy mô tả Đức Giêsu oai phong rực rỡ như thế nào.
Có
vẻ Ngài gặp các bà lần này như Ngài đã từng gặp bao lần trong quá khứ.
Các
bà nhận ra ngay vị Thầy được sống lại
cũng
là vị Thầy chịu đóng đinh mà mình đã đi theo từ Galilê.
Chính
Đức Giêsu ngỏ lời chào trước: “Chị em hãy vui lên.”
Lời
chào này cũng là lời chào bình thường hằng ngày vào thời đó.
Vì
thế các bà đã bạo dạn tiến lại gần, ôm chân và bái lạy Thầỵ
Như
vậy các bà có thể thấy được và đụng chạm được Đấng phục sinh.
Các
bà còn có thể nghe được lời dặn dò của Ngài.
Lời
này giống lời thiên thần, chỉ có điều Ngài gọi các môn đệ là anh em:
“Hãy
đi và báo cho anh em của Thầy...” (c. 10).
Các
môn đệ vẫn được gọi là anh em ngay cả khi họ đã bỏ rơi Ngài.
Khi
gọi họ là anh em, Đức Giêsu đã muốn tha thứ mọi vấp ngã của họ.
Đức
Giêsu phục sinh đã hiện ra cho các phụ nữ trước tiên.
Nhìn
thấy ngôi mộ trống chưa đủ, còn cần gặp chính Đấng phục sinh.
Khi
trở về gặp các môn đệ, các bà sẽ là những người làm chứng tuyệt vời.
Không
chỉ là ngôi mộ trống với lời chứng của thiên thần,
mà
còn là lời chứng của chính họ, của người đã chứng kiến tận mắt và đụng chạm.
Đức
Giêsu phục sinh dám nhờ các phụ nữ làm chứng,
dám
nhờ các phụ nữ đi loan Tin Mừng cho các môn đệ của mình,
dù
thời của Ngài người ta không tin lời chứng của phụ nữ.
Chúng
ta không quên những đóng góp của các phụ nữ cho Giáo Hội từ thời đầu.
Mong
vai trò ấy vẫn được đề cao và tôn trọng.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Giêsu phục sinh
lúc
chúng con tìm kiếm Ngài trong nước mắt,
xin
hãy gọi tên chúng con
như
Chúa đã gọi tên
chị
Maria đứng khóc lóc bên mộ.
Lúc chúng con chán nản và bỏ cuộc,
xin hãy
đi với chúng con trên dặm đường dài
như
Chúa đã đi với hai môn đệ Emmau.
Lúc chúng con đóng cửa vì sợ hãi,
xin
hãy đến và đứng giữa chúng con
như
Chúa đã đến đem bình an cho các môn đệ.
Lúc chúng con cố chấp và xa cách anh em,
xin
hãy kiên nhẫn và khoan dung với chúng con
như
Chúa đã không bỏ rơi ông Tôma cứng cỏi.
Lúc chúng con vất vả suốt đêm
mà
không được gì,
xin
hãy dọn bữa sáng cho chúng con ăn,
như
Chúa đã nướng bánh và cá cho bảy môn đệ.
Lạy Chúa Giêsu phục sinh,
xin tỏ mình ra
cho chúng con thấy Ngài mỗi ngày,
để chúng con tin là Ngài đang sống, đang đến,
và
đang ở thật gần bên chúng con. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
28
Tháng Ba
Ðem Lại Một Chút Bầu Trời
Ngày
kia, tại miền Nam TrungQuốc, một em bé gái tiều tụy, đói rách và mang bệnh
phong hủi bị dân chúng sinh sống trong một làng nhỏ dùng gậy gộc và gạch đá xua
đuổi ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Giữa
cảnh hỗn loạn ấy, một nhà truyền giáo xông ra ẵm em bé lên tay để bảo vệ em khỏi
những trận đòn và khỏi bị những viên gạch, những hòn đá ném bừa bãi vào tấm
thân bé bỏng của em.
Thấy
có người mang em bé đi, dân làng mới chịu rút lui, nhưng miệng vẫn còn gào
thét: "Phong hủi! Phong hủi!".
Với
những dòng nước mắt lăn tròn trên đôi má, lần này là những giọt nước mắt vui mừng
chứ không phải là những giọt lệ sầu đau, em bé hỏi vị cứu tinh của mình:
"Tại sao ông lại lo lắng cho tôi?". Nhà truyền giáo đáp lại: "Vì
Ông Trời đã tạo dựng cả hai chúng ta và cũng vì thế con sẽ là em bé gái của ta
và ta sẽ trở nên người anh của con".
Suy
nghĩ hồi lâu, em bé cất tiếng hỏi: "Con có thể làm gì để tỏ lòng biết ơn cứu
giúp của ông?". Nhà truyền giáo mỉm cười đáp: "Con hãy trao tặng lại
cho những kẻ khác tình yêu này càng nhiều càng tốt".
Kể
từ ngày ấy cho đến 3 năm sau khi em bé tắt hơi thở cuối cùng, em đã vui vẻ băng
bó các vết thương của các bệnh nhân khác, đút cơm cho họ và nhất là em tỏ ra dễ
thương và yêu mến tất cả mọi người trong trại. Lúc từ giã cõi đời, em bé chỉ
lên tròn 11 tuổi và các bệnh nhân đã từng chung sống với em kháo láo với nhau:
"Bầu trời nhỏ bé của chúng ta đã về trời".
"Ngươi
hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí
khôn ngươi, và hãy thương mến anh chị em như chính mình".
Chúng
ta cố gắng áp dụng luật trên với niềm xác tín rằng: với những cử chỉ yêu thương
nho nhỏ, với sự trao nhau một nụ cười, một lời thông cảm, một sự tha thứ, với
những hành động chia cơm sẻ áo, dù chỉ là một ly nước lã, với các lần thăm viếng
các bệnh nhân: nấu cho họ tô canh, chén cháo, quét nhà, giặt giũ quần áo cho họ
v.v... là chúng ta mang một chút thực tại Nước Trời đến trong xã hội trần thế.
Lẽ Sống
Lectio Divina: Mátthêu 28:8-15
Thứ Hai, 28 Tháng 3,
2016
Thứ Hai trong Tuần Bát
Nhật Phục Sinh
1. Lời nguyện mở
đầu
Lạy Thiên Chúa hằng sống của chúng con,
Tâm hồn chúng con vui mừng và hân hoan
Và chúng con cảm thấy an bình trong đức
tin của mình
Rằng chúng con có một Đấng hằng sống để
mà tin tưởng vào, là Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã sống lại từ cõi chết.
Xin hãy để Người chỉ cho chúng con đường
sự sống,
Xin cho chúng con sống trong niềm hân
hoan vì sự hiện diện của Người
Và ban cho chúng con ân sủng được làm
chứng nhân,
Để cho chúng con có thể công bố với cả
cuộc đời chúng con
Rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa đã sống
lại, Chúa hằng sống của chúng con
Bây giờ và muôn đời.
2. Bài Đọc Tin
Mừng – Mátthêu 28:8-15
Khi ấy, các bà vội ra khỏi mồ vừa sợ hãi
vừa hớn hở vui mừng, chạy báo tin cho các nhóm môn đệ Chúa. Và này Chúa
Giêsu đón gặp các bà, Người nói: “Chào các bà”. Các bà liền lại gần
ôm chân Người và phục lạy. Bấy giờ Chúa Giêsu bảo: “Các bà đừng
sợ. Hãy đi báo tin cho các anh em Ta phải trở về Galilêa, rồi ở đó họ sẽ
gặp Ta.”
Đang khi các bà lên đường, thì mấy người
lính canh vào thành báo tin cho các thượng tế biết tất cả những gì đã xảy
ra. Các thượng tế liền họp với các kỳ lão, và sau khi đã bàn định, họ cho
lính một số tiền lớn và bảo rằng: “Các anh hãy nói rằng: Ban đêm
khi chúng tôi đang ngủ, thì môn đệ ông đến lấy trộm xác ông. Nếu việc này
đến tai tổng trấn, chúng tôi sẽ thương lượng với ông, không để các anh phải
phiền hà đâu”. Bọn lính canh nhận tiền và đã làm y như họ căn dặn
chúng. Bởi thế, lời đó được phao truyền nơi người Do Thái cho đến ngày
nay.
3. Suy Niệm
- Chúa Phục
Sinh! Bài Tin Mừng hôm nay mô tả kinh nghiệm về Sự Phục Sinh mà các môn
đệ của Chúa Giêsu đã trải qua. Trong phần mở đầu sách Tin Mừng của mình,
trong lời giới thiệu về Chúa Giêsu, thánh Mátthêu đã nói rằng Chúa Giêsu là
Đấng Êmmanuel, Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta (Mt 1:23). Giờ đây, tại phần
kết, tác giả thông tri và làm gia tăng điều chắc chắn này về đức tin, vì ông
tuyên xưng rằng Đức Giêsu đã sống lại (Mt 28:6) và Người sẽ ở với chúng ta luôn
mãi, cho đến ngày tận thế! (Mt 28:20). Trong các mâu thuẫn của đời sống,
sự thật này đã bị nghi ngờ, tranh cãi rất nhiều. Phe đối lập không phải
là thiếu. Những kẻ thù, các thượng tế Do Thái, tự bào chữa cho mình chống
lại Tin Mừng Phục Sinh và đánh tiếng rằng thi thể Chúa đã bị các môn đệ đánh
cắp (Mt 28:11-13). Điều này cũng đang xảy ra ngày nay. Một mặt, nỗ
lực của nhiều người sống và làm chứng cho sự sống lại. Mặt khác, có rất
nhiều kẻ ác nhân chống phá sự sống lại và chống lại sự sống.
- Trong sách Tin
Mừng Mátthêu, sự thật về việc Phục Sinh của Chúa Giêsu được kể lại qua ngôn ngữ
tượng trưng, trong đó mặc khải ý nghĩa tiềm ẩn của sự kiện. Thánh sử
Mátthêu nói về mặt đất rung chuyển, về tia chớp lóe ra và các thiên sứ công bố
việc chiến thắng cái chết của Chúa Giêsu (Mt 24). Đó là ngôn ngữ khải
huyền, rất phổ biến vào thời ấy, để loan báo rằng thế gian cuối cùng đã được
biến đổi bởi quyền năng của Thiên Chúa! Niềm hy vọng của người nghèo khổ,
những người được tái khẳng định đức tin của họ, đã được ứng nghiệm: “Chúa
đang sống giữa chúng ta!”
- Mt 28:8: Niềm
vui mừng Chúa Phục Sinh đã lấn át nỗi sợ hãi. Vào sáng sớm Chúa Nhật,
ngày thứ nhất trong tuần, hai người phụ nữ đã đi viếng mộ, bà Maria Mađalêna và
Maria mẹ ông Giacôbê, cũng được gọi là bà Maria kia. Đột nhiên mặt đất
rung chuyển dữ dội và một thiên thần hiện ra như lằn chớp. Các lính canh
là những người đang gác mộ cũng đã run lên vì sợ hãi đến nỗi chết ngất
đi. Các người phụ nữ đã hốt hoảng nhưng thiên thần đã trấn an các bà,
loan báo sự chiến thắng cái chết của Chúa Giêsu và sai họ đi gặp các môn đệ
Chúa Giêsu tại Galilêa. Và tại Galilêa, họ sẽ có thể được thấy Người lần
nữa. Mọi việc bắt đầu từ đó; họ đã nhận được sự mặc khải lớn lao về Chúa
Phục Sinh. Niềm hân hoan của sự Sống Lại đã bắt đầu lấn át nỗi sợ
hãi. Vì thế, lời loan báo sự sống và sự sống lại bắt đầu theo cách
này.
- Mt
28:9-10: Chúa Giêsu hiện ra với các phụ nữ. Các bà ra
đi ngay lập tức. Trong lòng các bà, sự sợ hãi trộn lẫn với hân
hoan. Đây là những tình cảm điển hình của những người đã có một kinh
nghiệm sâu sắc về Mầu Nhiệm Thiên Chúa. Đột nhiên, Chúa Giêsu đã đón gặp
các bà và nói với họ: “Hãy vui mừng lên!” Và các bà liền ôm lấy
chân Người và phục lạy Người. Đó là thái độ của người tin tưởng và chấp
nhận sự hiện diện của Thiên Chúa, ngay cả khi ngạc nhiên và điều vượt quá khả
năng hiểu biết của loài người. Bây giờ, Chúa Giêsu ra lệnh cho các bà đi
báo với các anh em tại Galilêa: “Các bà đừng sợ. Hãy đi báo tin cho
các anh em Ta phải trở về Galilêa, rồi ở đó họ sẽ gặp Ta.”
- Mt
28:11-15: Óc tinh ranh hoặc lừa đảo của những kẻ thù của Tin
Mừng. Phe chống đối mà Chúa Giêsu đã phải đối mặt trong cuộc sống của
Người, bây giờ lại dấy lên một lần nữa sau khi Chúa Phục Sinh. Các thượng
tế gặp và cho tiền các lính canh. Họ phải loan tin rằng các môn đệ đã lấy
trộm xác của Chúa Giêsu, và điều này để làm vô hiệu tất cả mọi lời nói về sự
sống lại. Các thượng tế không chấp nhận Tin Mừng Phục Sinh. Họ ưa
tin rằng đó là sự bịa đặt từ phía các môn đệ - nam cũng như nữ - của Chúa
Giêsu.
- Sự quan trọng
của lời chứng của các bà. Sự hiện diện của những người phụ nữ tại lúc
chết, lúc mai táng và tại lúc sống lại của Chúa Giêsu thì quan trọng. Họ
là những nhân chứng về cái chết của Chúa Giêsu (Mt 27:54-56). Tại lúc mai
táng, các bà vẫn còn ngồi trước mộ và vì thế, các bà có thể làm chứng về địa
điểm mà Chúa đã được mai táng (Mt 27:61). Giờ đây, vào sáng Chúa Nhật,
các bà lại có mặt ở đó lần nữa. Các bà biết rằng ngôi mộ trống thực sự là
ngôi mộ của Chúa Giêsu! Kinh nghiệm sâu sắc về cái chết và sự sống lại mà
các bà có, đã biến đổi đời sống các bà. Chính các bà đã trở thành những
nhân chứng có đủ tư cách về sự Phục Sinh trong các Cộng Đoàn Kitô hữu.
Đây là lý do tại sao họ nhận được lệnh phải đi thông báo: “Chúa Giêsu đang
sống! Người đã sống lại từ cõi chết!”
4. Một vài câu
hỏi gợi ý cho việc suy gẫm cá nhân
- Kinh nghiệm về
sự sống lại mà tôi có trong đời tôi là gì? Ở trong tôi đã có một lực nào
mà cố gắng chống lại kinh nghiệm về sự sống lại không? Tôi đã phản ứng ra
sao?
- Ngày nay, sứ vụ
của cộng đoàn chúng ta, của chúng ta, các môn đệ của Chúa Giêsu là gì?
Chúng ta có thể rút ra được sức lực, sức mạnh và lòng can đảm từ nơi nào để
hoàn thành sứ vụ của mình?
5. Lời nguyện
kết
Con chúc tụng CHÚA hằng thương chỉ dạy,
Ngay cả đêm trường, lòng dạ nhắn nhủ
con.
Con luôn nhớ có Ngài trước mặt,
Được Ngài ở bên, chẳng nao núng bao giờ.
(Tv 16:7-8)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét