Đàng Thánh Giá tại hí trường
Côlôsê Thứ Sáu Tuần Thánh: Con người ngày nay bất hạnh và đau khổ một cách bi
đát
Đặng Tự Do3/19/2016
Đặng Tự Do3/19/2016
Lúc 21:15 ngày Thứ Sáu Tuần
Thánh 25 tháng Ba, tại hí trường Côlôsê, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đi đàng
thánh giá trọng thể và ban phép lành Tòa Thánh cho những ai tham dự.
Bài suy niệm tại các chặng Đàng Thánh Giá được viết bởi Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, Tổng Giám Mục Perugia, ở miền Trung nước Ý nơi có tỷ lệ người Công Giáo lên đến 98.7% với 229,500 tín hữu.
Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti được thụ phong linh mục ngày 29 tháng 6 năm 1966. Ngày 9 thang 8 năm 1994 ngài được tấn phong Giám Mục và được tấn phong Hồng Y ngày 22 tháng Hai năm 2014.
Trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư 16 tháng 3 với tờ Quan Sát Viên Rôma, Đức Hồng Y Bassetti cho biết bài suy niệm các chặng Đàng Thánh Giá năm nay có tựa đề “Thiên Chúa Là Lòng Thương Xót”.
Bài suy niệm tại các chặng Đàng Thánh Giá được viết bởi Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, Tổng Giám Mục Perugia, ở miền Trung nước Ý nơi có tỷ lệ người Công Giáo lên đến 98.7% với 229,500 tín hữu.
Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti được thụ phong linh mục ngày 29 tháng 6 năm 1966. Ngày 9 thang 8 năm 1994 ngài được tấn phong Giám Mục và được tấn phong Hồng Y ngày 22 tháng Hai năm 2014.
Trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư 16 tháng 3 với tờ Quan Sát Viên Rôma, Đức Hồng Y Bassetti cho biết bài suy niệm các chặng Đàng Thánh Giá năm nay có tựa đề “Thiên Chúa Là Lòng Thương Xót”.
Đức Hồng Y nhận xét rằng Đàng
Thánh Giá và Năm Thánh Lòng Thương Xót “nói với tất cả những nam nữ ngày nay,
là những người dường như cô đơn và bối rối hơn bao giờ, chóng mặt trước một xã
hội liên tục thay đổi để rồi nhanh chóng chấp nhận tất cả mọi thứ - hàng hóa,
tình cảm và mong muốn - và do đó dường như đã mất cả ý niệm về tội lỗi và sự thật”.
Đức Hồng Y nói: “Con người ngày nay, đối với tôi, có vẻ bất hạnh và đau khổ một cách bi đát.”
Ngài giải thích rằng “đau khổ có thể nhìn ra dễ dàng” nơi những người nghèo, những người nhập cư, người bệnh, những người cô đơn và bị bỏ rơi. “Nhưng đồng thời, chúng ta cũng gặp những người giàu có, những kẻ dường như có tất cả mọi thứ, nhưng trong thực tế, không có gì - họ sống một cuộc sống trống rỗng, và trong một số trường hợp, thậm chí muốn chết cho xong. Như một người nào đó đã từng viết, sự ác, do đó, ‘có gì là lạ đâu’, nhưng Chúa Giêsu trên thập giá đem đến cho cuộc sống một ý nghĩa khác và chỉ cho chúng ta thấy một con đường khác: con đường hoán cải”
Đức Hồng Y Bassetti cho biết, bài suy niệm các chặng Đàng Thánh Giá năm nay tham chiếu đến các giáo huấn của Đức Gioan XXIII, Đức Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Đức Thánh Cha Phanxicô. Nhưng quan trọng hơn, ngài đã cố gắng để “nói với trái tim con người.”
“Trong mỗi chặng, tôi đã cố gắng tham chiếu đến các sự kiện đang diễn ra chung quanh chúng ta,” như “các vị tử đạo mới” đang bị giết vì đức tin Kitô, những người di cư và người tị nạn và tai ương bạo lực trên các trẻ em.”
Ngài tâm sự rằng: “Khi tôi viết những dòng này, tôi có cảm giác tôi không sử dụng một cây bút và một tờ giấy, nhưng một cái đục trên một mảnh đá cẩm thạch, khắc ghi lại biết bao những đau khổ trước những tai ương này”
Đức Hồng Y Bassetti nói chặng thứ Nhất khi quan Phongxiô Philatô kết án Chúa Giêsu, chặng thứ Tư khi Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ và chặng thứ Mười Một khi Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào thánh giá đã gây xúc động mãnh liệt cho ngài khi viết bài suy niệm cho những chặng này. Tất cả ba chặng đó, được liên kết bởi “chiều kích của uy lực”: “uy lực chính trị” của Philatô, “uy lực phát sinh” từ đức tin của Đức Mẹ và “uy lực thần thánh” của thánh giá.
Đức Hồng Y nói: “Con người ngày nay, đối với tôi, có vẻ bất hạnh và đau khổ một cách bi đát.”
Ngài giải thích rằng “đau khổ có thể nhìn ra dễ dàng” nơi những người nghèo, những người nhập cư, người bệnh, những người cô đơn và bị bỏ rơi. “Nhưng đồng thời, chúng ta cũng gặp những người giàu có, những kẻ dường như có tất cả mọi thứ, nhưng trong thực tế, không có gì - họ sống một cuộc sống trống rỗng, và trong một số trường hợp, thậm chí muốn chết cho xong. Như một người nào đó đã từng viết, sự ác, do đó, ‘có gì là lạ đâu’, nhưng Chúa Giêsu trên thập giá đem đến cho cuộc sống một ý nghĩa khác và chỉ cho chúng ta thấy một con đường khác: con đường hoán cải”
Đức Hồng Y Bassetti cho biết, bài suy niệm các chặng Đàng Thánh Giá năm nay tham chiếu đến các giáo huấn của Đức Gioan XXIII, Đức Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Đức Thánh Cha Phanxicô. Nhưng quan trọng hơn, ngài đã cố gắng để “nói với trái tim con người.”
“Trong mỗi chặng, tôi đã cố gắng tham chiếu đến các sự kiện đang diễn ra chung quanh chúng ta,” như “các vị tử đạo mới” đang bị giết vì đức tin Kitô, những người di cư và người tị nạn và tai ương bạo lực trên các trẻ em.”
Ngài tâm sự rằng: “Khi tôi viết những dòng này, tôi có cảm giác tôi không sử dụng một cây bút và một tờ giấy, nhưng một cái đục trên một mảnh đá cẩm thạch, khắc ghi lại biết bao những đau khổ trước những tai ương này”
Đức Hồng Y Bassetti nói chặng thứ Nhất khi quan Phongxiô Philatô kết án Chúa Giêsu, chặng thứ Tư khi Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ và chặng thứ Mười Một khi Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào thánh giá đã gây xúc động mãnh liệt cho ngài khi viết bài suy niệm cho những chặng này. Tất cả ba chặng đó, được liên kết bởi “chiều kích của uy lực”: “uy lực chính trị” của Philatô, “uy lực phát sinh” từ đức tin của Đức Mẹ và “uy lực thần thánh” của thánh giá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét