Trang

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

15-11-2017 : THỨ TƯ - TUẦN XXXII THƯỜNG NIÊN - THÁNH ALBERTÔ CẢ, GIÁM MỤC, TIẾN SĨ HỘI THÁNH - Lễ Nhớ

15/11/2017
Thứ tư tuần 32 thường niên
Thánh Albertô Cả, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.
Lễ nhớ.

* Thánh nhân sinh khong năm 1206 ti Lau-in-gân, nước Đc. Sau khi theo hc Pa-đô-va và Pa-ri, người nhp dòng Anh Em Thuyết Giáo, đm nhn công vic ging dy nhiu nơi. Đc bit, ti đi hc Pa-ri (1245-1248). Ti đây, trong s các hc trò, có mt người sau thành ni danh, đó là thánh Tôma Aquinô. Được chn làm giám mc Ra-tít-bon, nhưng thánh An-be-tô ch làm công vic lãnh đo vn vn có hai năm so vi c mt đi làm giáo sư và nhà kho cu, chuyên lo khám phá nhng quy lut ca khoa vt lý đ tìm ra s can thip ca Đng Sáng To. Người qua đi Cô-lô-nhơ năm 1280.

Bài Ðọc I: (Năm I) Kn 6, 2-12
"Hỡi các vua chúa, hãy lắng nghe và học biết sự khôn ngoan".
Trích sách Khôn Ngoan.
Hỡi các vua chúa, hãy nghe và hãy hiểu. Hỡi các thủ lãnh trần gian, hãy học biết. Hỡi các vị lãnh đạo quần chúng, các ngươi kiêu hãnh, vì dân các ngươi đông đảo, xin lắng nghe: Quyền bính của các ngươi là do Chúa ban, và uy lực của các ngươi cũng do Ðấng Tối Cao. Người sẽ chất vấn mọi hành động và kiểm soát những tư tưởng các ngươi. Vì nếu các ngươi là những quản lý nước Chúa mà không xét xử công minh, không giữ luật công bình, không sống theo thánh ý Thiên Chúa, thì Người sẽ xuất hiện trên các ngươi cách kinh hoàng mau lẹ. Vì đối với những kẻ cầm quyền, Người sẽ xét xử nghiêm nhặt. Ðối với những kẻ thấp hèn, thì Người sẽ thương xót, còn những người quyền thế, Người sẽ lấy quyền thế mà trừng trị. Thiên Chúa không lùi bước trước mặt ai, chẳng sợ chức bậc nào, vì kẻ hèn người sang đều do chính Người tác tạo, và Người săn sóc tất cả đồng đều. Nhưng Người sẽ xét xử nghiêm nhặt hạng quyền thế. Vậy hỡi các vua chúa, đây là lời ta nói với các ngươi, để các ngươi học biết sự khôn ngoan và khỏi sa ngã. Vì chưng, những ai kính cẩn nắm giữ những điều công chính, sẽ nên người công chính, và những ai học hỏi các điều này, sẽ biết cách trả lời. Vậy các ngươi hãy say mến lời ta, thì các ngươi sẽ được giáo huấn.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 81, 3-4. 6-7
Ðáp: Ôi Thiên Chúa, xin Chúa đứng lên xét xử địa cầu (c. 8a).
Xướng: 1) Hãy bầu chữa kẻ bị ức và người phận nhỏ; hãy bênh vực quyền lợi người khốn khó và kẻ cơ hàn. Hãy cứu chữa người bị áp bức và kẻ bần cùng; hãy giải thoát họ khỏi bàn tay đứa ác. - Ðáp.
2) Ta đã nói: các ngươi là những bậc chúa tể, và hết thảy các ngươi là con Ðấng Tối Cao. Tuy nhiên, cũng như người ta, các ngươi sẽ chết, cũng như một quân vương nào đó, các ngươi sẽ té nhào. - Ðáp.

Alleluia: 1 Tx 2, 13
Alleluia, alleluia! - Anh em hãy đón nhận lời Chúa, không phải như lời của loài người, mà là như lời của Thiên Chúa và đích thực là thế. - Alleluia.

Phúc Âm: Lc 17, 11-19
"Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi Chúa Giêsu đi lên Giêrusalem, Người đi qua biên giới Samaria và Galilêa. Khi Người vào một làng kia thì gặp mười người phong cùi đang đứng ở đàng xa, họ cất tiếng thưa rằng: "Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi". Thấy họ, Người bảo họ rằng: "Các ngươi hãy đi trình diện với các tư tế". Trong lúc họ đi đường, họ được lành sạch. Một người trong bọn họ thấy mình được lành sạch, liền quay trở lại, lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, rồi đến sấp mình dưới chân Chúa Giêsu và tạ ơn Người: Mà người ấy lại là người xứ Samaria. Nhưng Chúa Giêsu phán rằng: "Chớ thì không phải cả mười người được lành sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại này". Rồi Người bảo kẻ ấy rằng: "Ngươi hãy đứng dậy mà về: vì lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi".
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Dâng Lời Tạ Ơn

Chờ đợi Chúa đến là một trong những chủ đề trọng tâm của Kinh Thánh. Vì không nắm bắt và sống sứ điệp này nên chúng ta thường thiếu kiên nhẫn và do đó hầu hết những khó khăn của cuộc sống đều là kết quả của thái độ vội vã của chúng ta. Chúng ta thường không chờ đợi cho cây trái được chín muồi nhưng lại vội vã hái lấy khi nó còn xanh.
Chúng ta không thể chờ đợi sự đáp trả của Chúa cho lời cầu nguyện của chúng ta, bởi vì chúng ta quên rằng Chúa muốn chúng ta phải mất nhiều ơn thánh để chuẩn bị đón nhận ơn Ngài. Chúng ta được mời gọi để tiến bước với Chúa nhưng Chúa thường đi những bước rất chậm rãi. Thật ra, không phải chúng ta chờ đợi Chúa mà chính Chúa đang chờ đợi chúng ta. Lắm khi chúng ta không muốn đón nhận ơn Chúa đã dọn sẵn bởi vì chúng ta không muốn đến với Ngài. Có những lúc chúng ta phải sẵn sàng tiến tới với những bước đi đầy tin tưởng. Tất cả những lời hứa của Chúa đều có điều kiện. Chúa chờ đợi sự đáp trả của chúng ta. Chúng ta chỉ cần nhìn lại cuộc đời của tổ phụ Abraham để thấy rõ điều đó. Chúa đã hứa ban cho Abraham rất nhiều điều cả thể nhưng chắc chắn không một lời hứa nào sẽ được thực hiện nếu tổ phụ vẫn ở lại xứ Canđê. Abraham phải lên đường, ông phải bỏ lại đàng sau nhà cửa, bạn bè, xứ sở và dấn bước vào cuộc hành trình mà ông không thể nào lường trước được những gì có thể xảy ra. Hành trang duy nhất của tổ phụ Abraham là lời hứa của Chúa và lòng tin tưởng của ông.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta mặc lấy thái độ tin tưởng phó thác ấy của tổ phụ Abraham. Chúa Giêsu quả thật là người đã chữa trị cho mười người phong cùi, nhưng khác với những phép lạ khác, ở đây thay vì sờ vào những người phong cùi hoặc nói một lời, Chúa Giêsu sai họ đi trình diện với các tư tế theo như luật Môisen qui định. Thánh Luca ghi lại rõ ràng rằng trong khi họ đi, họ được lành sạch. Quả thật, nếu họ đứng yên tại chỗ để chờ đợi, họ sẽ chẳng bao giờ được lành bệnh. Chúa chờ đợi để chữa trị họ và chính lúc họ tin tưởng để ra đi, ơn Chúa mới đến. Chúa luôn chờ đợi lòng tin, sự kiên nhẫn và cả sự chờ đợi của chúng ta. Có khi ơn Ngài chỉ đến sau nhiều năm tháng chờ đợi và nhất là sau nhiều năm tháng chiến đấu hy sinh của chúng ta. Một sự thất bại, một nỗi mất mát lớn lao, một căn bệnh bất trị, bao nhiêu đau khổ là bấy nhiêu tiến tới và chờ đợi để ơn Chúa được chín muồi.
Thật ra, đối với những ai có lòng tin thì tất cả mọi sự đều là ân sủng của Chúa. Có điều gì thuộc về chúng ta mà không do Chúa ban tặng, có điều gì chúng ta làm được mà không là hồng ân của Chúa, và ngay cả những thất bại, rủi ro và đau khổ trong cuộc sống cũng đều là những cơ may của muôn ơn lành Chúa không ngừng tuôn đổ trên chúng ta. Con người vốn chỉ vô ơn bạc nghĩa. Trong mười người phong cùi được chữa lành chỉ có một người biết quay trở lại để cám ơn Chúa Giêsu. Biết ơn, xem ra không phải là điều tự nhiên của con người. Tâm tình ấy cần được dạy dỗ trau dồi ngay từ lúc con người vừa bập bẹ biết nói và nuôi dưỡng trong suốt cuộc sống. Tâm tình cảm mến tri ân cũng cần phải được trao dồi trong cuộc sống của người tín hữu Kitô. Trong một kinh Tiền Tụng, Giáo Hội dạy chúng ta cầu nguyện rằng: "Dâng lời tạ ơn Chúa cũng là một hồng ân Chúa ban tặng cho chúng ta". Cầu nguyện trong tin tưởng phó thác và không ngừng dâng lời tạ ơn, đó phải là tâm tình cơ bản và thường hằng của người tín hữu Kitô chúng ta.
Nguyện xin Chúa gìn giữ chúng ta luôn được sống trong tâm tình ấy.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)



LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Tư Tuần 32 TN1, Năm lẻ.
Bài đọcWis 6:1-11; Lk 17:11-19.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hãy học hỏi để biết nguồn gốc mọi sự
Có một sự khác biệt lớn lao giữa người có học và người thất học: Người có học biết dùng kiến thức của mình để biết đối xử đúng đắn trong các mối liên hệ với Thiên Chúa, với tha nhân, và với các tạo vật trong vũ trụ. Người thất học, vì không biết mọi sự đến từ đâu, nên chỉ biết phản ứng theo những gì mình suy nghĩ. Hậu quả họ phải lãnh nhận là sự phán xét của Thiên Chúa, sự ghét bỏ của tha nhân, và mọi thất bại trong cuộc đời.
Các Bài Đọc hôm nay dạy con người phải biết học hỏi suy xét về nguyên do những gì mình có. Trong Bài Đọc I, tác giả Sách Khôn Ngoan xác quyết về nguồn gốc của quyền hành: Mọi quyền bính đều bắt nguồn từ Thiên Chúa. Ngài ban quyền bính cho con người để lãnh đạo và cai trị. Ngài cũng sẽ xét xử công minh cho những người nắm quyền cai trị trong các quốc gia; vì thế, họ phải cai trị dân chúng theo thánh ý của Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu chữa lành mười người phong hủi; nhưng chỉ có một người ngoại đạo biết nguyên do của việc được chữa lành và trở lại cám ơn Thiên Chúa. Chúa hỏi: " Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?"
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Mọi quyền bính xuất phát từ Thiên Chúa.

1.1/ Quan niệm của Sách Khôn Ngoan về quyền bính: Một người sẽ nhận ra đây là những quan niệm rất mới lạ về quyền bính, vì người thế gian cho sở dĩ họ có quyền là vì công sức hay tài cán của họ; vì thế, họ cai trị dân chúng theo sự khôn ngoan của họ, mà không bao giờ thắc mắc về kết quả của sự cai trị của họ. Ngược lại quan niệm này, tác giả Sách Khôn Ngoan dạy:
(1) Quyền bính của con người được ban xuống từ Thiên Chúa: "Vì chính Đức Chúa đã ban cho chư vị quyền bính và chính Đấng Tối Cao đã ban quyền thống trị. Cũng chính Người sẽ kiểm tra các việc chư vị làm và dò xét những điều chư vị toan tính." Quan niệm này không chỉ áp dụng cho người nắm quyền bính trong Giáo Hội, mà còn bao trùm cả những người cai trị các quốc gia, cho dù họ có biết hay không: "Vậy, hãy lắng nghe, hãy cố hiểu, hỡi các bậc quân vương; hãy học cho biết, hỡi những vị đang nắm quyền trên khắp cõi trần gian. Mở tai ra, hỡi những ai đứng đầu trong thiên hạ, đang tự hào vì có đông đảo chư dân."
(2) Kẻ nắm chức vụ cao mấy đi nữa cũng chỉ là bề tôi của Thiên Chúa: "Chư vị là bề tôi phụng sự vương quyền Người."
(3) Thiên Chúa sẽ xét xử những kẻ có quyền bính. Ngài sẽ luận phạt những kẻ không biết xét xử công minh: "Quả vậy, người phận nhỏ được thương tình miễn thứ, kẻ quyền thế lại bị xét xử thẳng tay. Chúa Tể muôn loài không bao giờ vị nể, kẻ quyền cao chức trọng, Người cũng chẳng kiêng dè."

1.2/ Những điều quan trọng mà kẻ có nắm quyền bính phải thực hiện:
(1) Họ phải biết xét xử công minh, tuân giữ lề luật, và tuân hành theo ý Thiên Chúa. Nếu không, Thiên Chúa sẽ có "một án quyết thật nghiêm minh vẫn dành sẵn cho những kẻ có chức có quyền."
(2) Mọi người đều bình đẳng trước Thiên Chúa; nhưng người có quyền hành sẽ bị xét xử nặng hơn những người phận nhỏ: "Sang hay hèn đều do Người tạo tác, đều được Người chăm sóc hệt như nhau, nhưng kẻ quyền cao sẽ bị tra vấn nghiêm nhặt."
(3) Càng quyền cao chức trọng càng phải học biết khôn ngoan để biết xét xử cho đúng đắn: "Vậy, hỡi các bậc vua chúa quan quyền, những lời tôi nói đây, xin gửi tới chư vị để chư vị học biết lẽ khôn ngoan, mà khỏi phải sẩy chân trật bước."
(4) Người nắm quyền phải biết Lề Luật để sống thánh thiện: "Ai sống thánh và tuân giữ luật thánh, thì được kể là bậc thánh nhân. Ai học hỏi luật thánh, thì sẽ tìm được lời bào chữa."

2/ Phúc Âm: Lòng biết ơn.

Bài Phúc Âm này thường được đọc trong ngày Lễ Tạ Ơn mỗi năm. Mục đích là để nhắc nhở cho mọi người biết nhận ra ơn và cám ơn Thiên Chúa.

2.1/ Phải biết ơn trước khi cám ơn: Trên đường lên Jerusalem, Đức Giêsu đi qua biên giới giữa hai miền Samaria và Galilee. Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong hủi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng xa và kêu lớn tiếng: "Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi!"
- Tình trạng bi thảm của những người phong cùi: Vì người Do-Thái rất chú trọng đến vấn đề thanh sạch bên ngòai, những người phong cùi không được ở chung với dân; mà phải sống cách biệt bên ngòai làng của dân ở (Lev 13:46, Num 5:2). Họ không được phép tiếp xúc trực tiếp với dân và phải la lớn để mọi người được biết sự có mặt của họ mà tránh đi (Lev 13:45).
- Để chứng tỏ mình đã hết bệnh phong cùi, họ phải được xem xét cẩn thận bởi các tư tế. Khi nào các tư tế tuyên bố họ đã sạch; bấy giờ họ có thể trở về sinh họat bình thường với dân trong làng (Lev 14:2-3). Đó là lý do tại sao Đức Giêsu bảo họ: "Hãy đi trình diện với các tư tế." Đang khi đi thì họ được sạch.

2.2/ Những người “ở ngòai” dễ nhận ra ơn hơn những người “ở trong”:
- Tâm tình biết ơn của người Samaria: Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn. Anh ta lại là người Samaria. Đức Giêsu nói: "Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?"
- Người Do-Thái khinh thường và sống xa cách với người Samaria. Điểm lạ ở đây là 9 người phong Do-Thái khi bị chính dân mình khai trừ đã mở rộng vòng tay cho người phong Samaria được sống chung với họ. Khi con người bị đau khổ và bỏ rơi, có lẽ con người dễ đòan kết và sống chung với nhau hơn.
- Người Samaria, tuy bị người Do-Thái khinh thường, nhưng nhiều lần được chính Chúa Giêsu khen tặng. Trong câu truyện “Ai là người thân cận của tôi?” Chúa Giêsu đã đề cao người Samaria Nhân Hậu hơn các thầy tư tế và Lêvi, vì ông là người biết tỏ lòng thương xót với người bị đánh trọng thương dọc đường: ông đã vực người trọng thương lên lừa và đưa về quán trọ săn sóc cẩn thận và hứa sẽ trả mọi phí tổn tương lai cho chủ quán trọ (Lk 10:30-37). Trong cuộc đàm thọai giữa Đức Kitô và người phụ nữ xứ Samaria, chị đã trở thành nhà truyền giáo đầu tiên của Chúa Giêsu, nhiệt thành loan báo về Người cho các dân trong làng của chị (Jn 4:39-41).
- Biết ơn là xứng đáng đón nhận thêm ơn: Rồi Người nói với anh ta: "Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh." Không phải chỉ được thanh sạch bên ngòai, anh còn được thanh sạch cả bên trong. Chính vì lòng tin mà anh đã xứng đáng được hưởng ơn cứu độ.

2.3/ Tại sao con người vô ơn? Có nhiều lý do: (1) vì con người không chịu suy nghĩ để nhận ra ơn, họ nghĩ mọi sự trên đời tự nhiên mà có mà không cần suy nghĩ tại sao nó có; (2) họ giả sử tất cả mọi người phải hành động như vậy: là Thiên Chúa phải ban ơn; là cha mẹ phải nuôi nấng con cái; là thầy phải dạy dỗ học sinh; và (3) họ sợ nếu nhận ra ơn, họ phải trả ơn. Vì thế, họ vô ơn:
(1) với Thiên Chúa: Đấng đã dựng nên và không ngừng ban mọi ơn lành cho họ. Ngày Lễ Tạ Ơn là dịp để con người nhận ra và tạ ơn Thiên Chúa qua việc tham dự Thánh Lễ và làm ơn cho những người kém may mắn; nhưng thử hỏi được bao nhiêu người làm những điều này? Thay vào đó, họ lo tổ chức ăn uống vui chơi cho bản thân và cho gia đình họ.
(2) với cha mẹ: những người đã cưu mang, nuôi nấng, và dạy dỗ họ trong suốt một phần tư của cuộc đời. Lẽ ra, khi cha mẹ về già không còn tự săn sóc mình được nữa, họ phải phụng dưỡng và săn sóc trở lại, thì họ lại cho vào các nhà hưu dưỡng rồi tự an ủi mình: “chính phủ sẽ săn sóc các ngài tốt hơn ta.”
(3) với tha nhân: những người đi trước nhiều khi đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu, xây dựng, và phát minh ra những tiện nghi mà chúng ta đang được hưởng. Bổn phận của những người thụ hưởng là tiếp tục để làm cho thế giới mỗi ngày một tốt đẹp hơn chứ không phải chỉ ù lỳ thụ hưởng.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Chúng ta cần khôn ngoan để học hỏi và nhận định: mọi sự có trên đời này đều đến từ Thiên Chúa. Nếu Chúa đã ban nhiều, Ngài sẽ đòi lại nhiều. Người nắm quyền thế sẽ chịu xét xử nghiệm nhặt; vì thế, cần biết khôn ngoan để phục vụ và hướng dẫn những người thuộc quyền mình theo đường lối của Thiên Chúa.
- Chúng ta phải biết nhìn nhận và so sánh để nhận ra ơn. Đã nhận ơn phải biết nói lời cám ơn. Cám ơn xuông chưa đủ, mà còn phải biết thi ơn cho người đã làm ơn hay cho người khác để sự tốt lành tiếp tục lan tràn.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.

15/11/17 THỨ TƯ TUẦN 32 TN
Th. An-be-tô Cả, giám mục, tiến sĩ HT
Lc 17,11-19

HAI NHỊP CỦA LÒNG BIẾT ƠN

“Thế thì chín người kia đâu?” (Lc 17,17)
Suy niệm: Tháng 2 năm 2006, tờ Thời Báo San Francisco đưa tin một nhóm cứu hộ đã cật lực nhiều giờ để cứu con cá voi mắc lưới trên biển. Thoát chết, sau khi bơi lượn nhiều vòng bày tỏ niềm vui, nó quay lại “nựng” từng người thợ lặn, đẩy nhẹ nhẹ quanh người họ. Chàng trai trực tiếp cắt sợi dây ở miệng cá voi nói mắt nó cứ nhìn theo anh mãi. Mạng sống của chín người phong cũng bị cột chặt vào tấm lưới phong cùi. Thế nhưng, sau được gỡ khỏi, họ quên trở lại bày tỏ tâm tình cơ bản của kẻ thọ ơn. Não trạng coi mình đương nhiên được hưởng, vì là Dân Chúa chọn, đã tạo ra mẫu số chung “ăn cháo đá bát” này. Ngạn ngữ Pháp nói lòng biết ơn là “trí nhớ của con tim”. Người Samari này trở lại cám ơn Đức Giê-su vì quả tim anh cảm nhận việc Ngài làm cho anh không phải là chuyện đương nhiên mà là ân huệ lớn lao mà tình yêu Chúa dành cho anh.
Mời Bạn: Con cá voi dạy cho bạn hai nhịp phải làm khi nhận một ân huệ: (1) cảm nếm hạnh phúc của ân huệ đem lại (bơi lượn nhiều vòng); (2) bày tỏ tâm tình tạ ơn cách cụ thể (“nựng” từng người). Thiếu một trong hai nhịp này, bạn chưa có “trí nhớ của con tim.”
Chia sẻ: Bạn nghĩ sao về nhận định của thánh I-nha-xi-ô: “Lòng vô ơn là sự lạnh lùng với những món quà và hồng ân nhận được. Nó là nguyên do và khởi đầu của tội lỗi và mọi điều tồi tệ”?
Sống Lời Chúa: Xét xem tôi thường tỏ ra vô ơn với ai và thực hiện một cử chỉ cụ thể với người đó để tỏ lòng biết ơn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, chúng con thường kêu xin hơn là bày tỏ lòng tri ân mỗi khi cầu nguyện. Xin giúp chúng con nhớ rằng mọi sự là hồng ân, để chúng con luôn sống trong tâm tình biết ơn sâu xa với Chúa và người khác.
(5 phút Lời Chúa)

Sp mình t ơn (15.11.2017 Th tư Tun 32 Thường niên)
Biết ơn là con đường đơn sơ dn đến kinh nghim gp g Thiên Chúa. Khi tôi biết đi tôi là mt quà tng nhn được, thì tôi s sng nó như mt quà tng đ trao đi.


Suy nim:

Giáo dục cho trẻ em về lòng biết ơn là điều quan trọng.
Cha mẹ thường dạy con cám ơn người làm ơn cho mình.
Cám ơn là đi từ món quà đến người trao tặng.
Mỗi người chúng ta đã nhận biết bao quà tặng trong đời,
nên chẳng ai là người trọn vẹn nếu không có lòng biết ơn.
Bản thân tôi là một quà tặng do nhiều người cho :
cha mẹ, ông bà tổ tiên, các anh hùng dân tộc…
Chỉ cần để  lòng biết ơn đi lên mãi, lên tới nguồn,
tôi sẽ gặp được Thiên Chúa như Người Tặng Quà viết hoa.

Đức Giêsu đã làm bao điều tốt đẹp cho người thời của Ngài.
Nhưng ít khi Tân Ước nói đến chuyện họ cám ơn,
mà Đức Giêsu cũng chẳng bao giờ đòi ai cám ơn mình sau phép lạ.
Bởi đó bài Tin Mừng hôm nay thật độc đáo.
Mười người phong ở với nhau trong một ngôi làng.
Họ biết tiếng của Đức Giêsu và biết cả tên của Ngài.
Họ vui mừng thấy Ngài vào làng, nhưng họ chỉ được phép đứng xa xa.
Tiếng kêu của họ vừa bi ai, vừa đầy hy vọng được chữa lành:
“Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi!” (c. 13).
Đức Giêsu đã chẳng chữa lành cho họ ngay lập tức,
như từng làm với một người phong khác trước đây (Lc 5, 12-16).
Dù họ chưa được sạch, Ngài đã bảo họ đi trình diện với các tư tế
để cho thấy là mình đã khỏi rồi.
Họ đã tin tưởng, vâng phục, ra đi, và được khỏi bệnh.

Chỉ có một người, khi thấy mình được khỏi, liền quay lại.
Anh ấy lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa, và sấp mình tạ ơn Đức Giêsu.
Đó là một người Samaria, thời đó bị coi như người nước ngoài (c. 18).
Anh được ơn lành bệnh, và hơn nữa anh có lòng biết ơn.
Tôn vinh Thiên Chúa thì làm ở nơi nào cũng được.
Nhưng anh muốn trở lại để gặp người Thiên Chúa dùng để thi ân cho mình.
Cám ơn, biết ơn, tạ ơn, là mở ra một tương quan riêng tư mới mẻ.
Người phong xứ Samaria không chỉ được chữa lành.
Anh còn có kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa và người thi ân là Thầy Giêsu.
Ơn này còn lớn hơn ơn được khỏi bệnh.

Đức Giêsu có vẻ trách móc khi hỏi ba câu hỏi liên tiếp (cc. 17-18).
Ngài ngạc nhiên vì không thấy chín người Do thái kia trở lại cám ơn.
Đôi khi người Kitô hữu chúng ta cũng thiếu thái độ tạ ơn khi cầu nguyện.
Dường như chúng ta ít mãn nguyện với những ơn đã được tặng ban.
Chúng ta chỉ buồn Chúa về những ơn xin mãi mà không được.
Nhận ra ơn Chúa ban cho đời mình và biết tri ân: đó là một ơn lớn.
Người có lòng biết ơn bao giờ cũng vui.
Họ hạnh phúc với những gì Chúa ban mỗi ngày, vào giây phút hiện tại.
Biết ơn là con đường đơn sơ dẫn đến kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa.
Khi tôi biết đời tôi là một quà tặng nhận được,
thì tôi sẽ sống nó như một quà tặng để trao đi.
Cầu nguyn:
Con tạ ơn Cha vì những ơn Cha ban cho con,
những ơn con thấy được,
và những ơn con không nhận là ơn.

Con biết rằng
con đã nhận được nhiều ơn hơn con tưởng,
biết bao ơn mà con nghĩ là chuyện tự nhiên.

Con thường đau khổ vì những gì
Cha không ban cho con,
và quên rằng đời con được bao bọc bằng ân sủng.

Tạ ơn Cha vì những gì
Cha cương quyết không ban
bởi lẽ điều đó có hại cho con,
hay vì Cha muốn ban cho con một ơn lớn hơn.

Xin cho con vững tin vào tình yêu Cha
dù con không hiểu hết những gì
Cha làm cho đời con.

Lm Antôn Nguyn Cao Siêu, SJ


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
15 THÁNG MƯỜI MỘT
Đức Giêsu Trân Trọng
Những Thực Tại Đời Thường
Tiệc cưới Cana trong Tin Mừng Gioan là một câu chuyện hùng hồn nổi bật trên bối cảnh giáo lý mạc khải. Ở đầu sứ vụ mêsia của Người, Đức Giêsu Na-da-rét xuất hiện ở Cana, xứ Galilê, để dự một đám cưới. Người không đến đó một mình. Mẹ Người và các môn đệ Người cùng có mặt với Người ở đó.
Điều ấy cho thấy tầm quan trọng mà Đức Giêsu gán cho biến cố này. Tuy nhiên, thoạt nhìn, chúng ta không khỏi ngạc nhiên. Cả bốn Sách Tin Mừng đều trình bày Đức Giêsu như một người dốc hết tâm lực để phụng sự Cha trên trời (Lc 2,49). Chính Người nói rằng sứ mạng của Người qui hướng vào việc thiết lập Nước Thiên Chúa, không phải một vương quốc trên cõi đời này.
Vì thế, việc Người tham dự một đám cưới có thể thoạt thấy như chẳng ăn nhập gì với tiếng gọi và với lối sống của Người. Nhưng sự thật không phải thế. Thầy Chí Thánh muốn dạy chúng ta biết cách định hướng các thực tại trần gian này qui hướng về Vương Quốc của Thiên Chúa. Đám cưới ở Cana là một biến cố nêu bật giáo huấn này. Đức Giêsu liên đới với các thực tại đời thường của cuộc sống con người để giúp chúng ta hiểu rằng những giá trị đích thực của con người có thể và phải phục vụ cho một định mệnh siêu vượt trên cuộc sống trần gian này.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II

Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 15-11
Thánh Albertô Cả, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh
Kn 6,2-12; Lc 17, 11-19.

LỜI SUY NIỆM: “Không phải cả mười người đều được sạch sao?”
Khi chúng ta thấy mười người phung hủi được Chúa Giêsu chữa lành, chỉ có một người trở lại chúc tụng Thiên Chúa, còn chín người kia thì không. Trong đời thường của chúng ta cũng thường vấp phải điều này. Khi chúng ta lâm vào hoàn cảnh đau thương, túng quẩn, chúng ta chạy đến nơi này nơi nọ để cầu xin Chúa cứu giúp, ban ơn để được an lành, nhưng sau đó chúng ta lại đi vào quên lãng. Không những thế, hằng ngày chúng ta nhận được biết bao hồng ân của Ngài, qua một bữa ăn, một ngày sống an lành... chúng ta có bao giờ tạ ơn và tôn vinh Ngài.
Lạy Chúa Giêsu, Biết bao nhiêu lần trong ngày chúng con đã quên tạ ơn và tôn vinh Chúa. Xin ban cho mọi thành viên trong gia đình chúng con luôn biết tạ ơn Chúa trong mọi lúc và trong mọi sự.
Mạnh Phương

Gương Thánh Nhân
Ngày 15-11
THÁNH ALBERTÔ CẢ
Gíam mục, Tiến Sĩ Hội Thánh (1206 - 1280)

Thánh Albertô là một người thuộc thế hệ đầu của dòng Đaminh, Dòng được thành lập năm 1216. Ngài góp phần lớn trong những tiến triển quan trọng về trí thức trong thế kỷ XIII và Đức giáo hoàng Piô XII năm1941 đã đặt Ngài làm thánh bảo trợ cho những ai say mê nghiên cứu các khoa học tự nhiên.
Ngài sinh ra tại Swabia có lẽ vào năm 1206, là con trưởng thuộc một gia đình quí phái trong binh nghiệp. Điều người ta biết rõ về người thiếu niên Đức này là lòng yêu thích nghiên cứu học hành và thiên nhiên. Khi thì Ngài học với các thầy dòng Benedictô, khi thì Ngài lạc lõng trong miền quê, say mê quan sát cây cỏ khám phá các loại cây và để cho năng khiếu chín mùi trước cảnh sắc của tạo hóa.
Cuối cùng Albertô đã bỏ rơi truyền thống hiệp sĩ của gia đình. Một người cậu đã dẫn Albertô tới Bologne để hoàn tất việc học hành. Ngài nghe một bài giảng của chân phước Giocdano (Jordain) miền Saxe thuộc dòng Đaminh và cảm thấy được Chúa gọi, Nhưng lại ngập ngừng vì mới 16 tuổi. Ông cậu muốn Albertô quên đi ý tưởng này. Nhưng ở Padua, Albertô gặp lại chân phước Giocđanô và sau một cuộc đàm thoại đã nói với Ngài:- Thưa thày ai đã tỏ lộ lòng con cho Ngài ?
Từ đây không ai ngăn cản nổi ơn kêu gọi của Albertô nữa. Ngài vào nhà tập dòng anh em giảng thuyết. Lời cầu nguyện của Ngài diễn tả một ước muốn sống tự thoát: - "Lạy Chúa Giêsu Kitô, con kêu lên Chúa, xin Chúa đừng để con bị quyến rũ bởi những lời hão huyền về danh giá gia đình, về uy thế của dòng tu, về sự lôi cuốn của khoa học".
Dưới ánh sáng chân lý Ngài đã tuân theo, Albertô nhiệt thành nghiên cứu khoa học và trở thành tu sĩ thánh thiện, nhà tư tưởng lớn, giáo sư siêu việt, nhà sưu tầm bách khoa tài ba. Ngài có sự hiểu biết uyên bác đặc biệt như một số những nhà trí thức lớn thời Trung cổ.
Luôn luôn tìm gia tăng những hiểu biết, Albertô rảo qua khắp nước Đức, thu thập những ý niệm về các loại súc vật cây cỏ, trước tác những tác phẩm về khoa học tự nhiên. Ngài quan tâm tới các thuyết của Aristote và tìm cách Kitô hóa các lý thuyết đó. Ngài lần lượt dạy học tại Cvologne, Pribourg, Ratisbonne, Strasbourg, Ngài sẽ ảnh hửơng trọng yếu tới người học trò thiên phú này là "bò câm", Ngài tiên báo rằng: tiếng rống của con bò này sẽ vang dội khắp nơi.
Khoảng năm 1240, Ngài tới Paris giữ ghế giáo sư tại đây. Các lớp học quá nhỏ không đủ để dung nạp hết các thính giả của Ngài, Ngài phải dạy họ tại công trường nay vẫn còn giữ tên Ngài: công trường Maubert hay Albertô cả. Lời Ngài có uy tín đến nỗi để chấm dứt cuộc tranh luận chỉ cần nói: "Thày Albertô đã nói vậy".
Tài năng Ngài lan rộng tại đại học Paris, đạihọc danh tiếng nhất thế giới. Ngài trú ngụ tại nhà dòng thánh Giacobê, viết nhiều tác phẩm về nhiều đề tài khác nhau: thần học, toán học, luân lý, chính trị, triết học, hình học, điạ chất học. Người ta kể rằng: ngày kia một thày dòng Đaminh vô danh đến trước mặt thánh Albertô, tội nghiệp cho sự lao lực của Ngài và khuyên Ngài nghỉ ngơi lo lắng tới sức khỏe. Đây lại chẳng phải là một thần dữ mặc lốt thày dòng sao ? Để trả lời, thánh làm dấu thánh giá. Thế là hết các cám dỗ, satan trốn mất.
Vua thánh Luy (Louis) tỏ tình nghĩa với thày dòng thời danh này và trao cho Ngài nhiều kỷ vật quí báu trước khi nghe về Đức, bởi vì thánh Albertô được đặt làm giám tỉnh. Vâng lệnh đức giáo hoàng , Ngài giã từ căn phòng sách vở và học trò, suốt ba năm Ngài đi bộ, không tiền của, ăn xin để thăm các nhà dòng và lập nhiều nhà mới. Roma kêu mời Ngài để làm sáng tỏ cuộc tranh cãi giữa các giáo sĩ. Albertô được một thời an bình trong dòng để dạy học và viết lại những quan sát và suy tư của mình. Nhưng Đức giáo hoàng buộc Ngài nhậm chức Đức giám mục Ratisbonne, một trách vụ năng nề.
Trong trung tâm giàu có phồn thịnh này, người ta kể lại rằng: Đức giám mục không có lấy "một đồng tiền trong két, một giọt rượu trong hầm, một nhúm bột trong vựa". Dầy vậy, thánh ALBERTO vẫn trả hết nợ và xây dựng một nhà thương. Khi đã hoàn thành công cuộc hết sưc có thể, Ngài xin từ chức để trở lại đời sống một tu sĩ đơn giản. Năm 1623 theo lệnh Đức giáo hoàng, Ngài đi kêu gọi nghĩa binh trong các làng quê nước Đức.
Một năm sau Đức giáo hoàng qua đời và Ngài ngừng công việc lại. Thánh Albertô thấy cần được hồi tâm. Ngài lui về tu viện Surtzbourg và đắm mình vào cuộc nghiên cứu và chỉ đi sửa lại những cuộc tranh luận cãi. Một lần nữa lại được rảo gọi qua các đô thị lớn nước Đức, Ngài thánh hiến các thánh đường, truyền chứa cho các giáo sĩ. Năm 1270 Ngài đến dạy tại Cologne. Ơ Công đồng Lyon, Ngài bênh vực Rodolphe I miền Habbsourg. Bảy năm sau, tức năm 1277, dầu đã già Ngài buộc phải đi Paris để bênh vực cho giáo thuyết học trò mình là Tôma Aqunô.
Albertô hoàn toàn già nua, Ngài chọn cho mình một phần mộ trong dòng và mỗi ngày đến đọc kinh nhật tụng cầu cho kẻ chết, để cầu cho chính mình. Dần dần Ngài đâm ra lú lẫn. Một lần có du khách hỏi thăm Ngài trả lời chắc nịch: - "Albertô không còn ở đây nữa, ông ta ..."
Ngài qua đời êm ái tại phòng riêng giữa các anh em đầy chung quanh, Ngài được phong làm tiến sĩ Hội Thánh năm 1931.
(daminhvn.net)


15 Tháng Mười Một
Xuống Núi

Có hai vị thiền sư vừa xuống núi. Họ đi vào trong một con đường lầy lội. Cơn mưa nặng hạt đã khiến một thiếu nữ xinh đẹp không thể băng qua ngã tư lầy lội được... Lập tức, một trong hai vị thiền sư đến bồng người thiếu nữ trên tay và đưa qua đường. Vị sư khác lấy làm khó chịu nên không mở miệng nói với bạn mình một lời. Mãi một lúc sau, không còn nhịn được nữa, ông ta mới lên tiếng: "Chúng ta là người tu hành, không được phép gần đàn bà, nhất là những cô gái đẹp. Sao anh lại bồng đàn bà trên tay?".
Vị sư đã bồng người thiếu nữ trên tay mỉm cười đáp: "Tôi đã bỏ cô ta tại chỗ rồi. Còn anh sao cứ mãi mang cô ta tới đây".
Chúa Giêsu đã nói: "Chính từ lòng người mới xuất phát mọi tội ác... Sự hoán cải đích thực chính là hoán cải nội tâm. Tất cả những thực hành đạo đức bên ngoài, nếu không đi cùng một ý hướng ngay lành và một tâm hồn sám hối thực sự, chỉ là trò giả hình...
Lẽ Sống



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét