Trang

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Hàn lâm viện Khoa học Xã hội Trung hoa tôn vinh các vị tử đạo ngoại quốc

Hàn lâm viện Khoa học Xã hội Trung hoa tôn vinh các vị tử đạo ngoại quốc

Bắc kinh – Nhiều nhà truyền giáo ở Trung quốc trong thời kỳ xâm lược của Nhật đã chứng tỏ tình yêu lớn lao họ dành cho dân tộc Trung hoa, cho đến độ bị giết cách dã man khi bảo vệ các phụ nữ và trẻ em Trung hoa khỏi sự tàn bạo của quân lính xâm lược. Đó là xác nhận của các học giả và giáo sư của Hàn lân viện Khoa học xã hội Trung quốc.
Các nhà nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu lịch sử và xã hội lớn nhất ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cơ quan tư tưởng của chính phủ Bắc Kinh, cũng tuyên bố rằng những nhà truyền giáo Công Giáo đã thúc đẩy đến hành động dâng hiến tự nguyện như thế không phải do tình cảm nhân đạo mơ hồ hoặc do lựa chọn muốn trở nên những vị anh hùng, nhưng chỉ nhờ đức tin Kitô giáo.
Đánh giá quan trọng này là kết quả của hội nghi được tổ chức vào ngày 25/10 vừa qua tại Bắc kinh, nhân dịp kỷ niệm 80 năm “Cuộc thảm sát Giáo hội Chánh định”. Hội nghị đưa ra những suy tư về một trong những chứng tá mạnh mẽ và ấn tượng nhất của tình yêu nhưng không của các nhà truyền giáo đối với dân tộc Trung hoa, một tình yêu được nuôi dưỡng nhờ đức tin: cha Frans Schraven và 8 nhà truyền giáo Trung hoa bị lính Nhật giết vì cố bảo vệ hơn 200 thiếu nữ Trung hoa khỏi bị bắt làm nô lệ tình dục. Đức cha Frans Schraven, ngừoi Hà lan, là Đại diện Tông tòa của Chánh định (nay là Thạch gia trang) từ năm 1921, bị thiêu sống cùng với 8 người bạn truyền giáo khi họ cho các người dân Trung hoa ẩn trốn trong nhà thờ.
Giáo sư Lý Thu Linh của đại học Nhân dân ở Bắc kinh đã kêu gọi các học giả, các nhân vật trong Giáo hội, các sử gia và đại diện chính trị hiên diện nhìn nhận cách đúng đắn và công bằng với ý nghĩa lịch sử về các nhà truyền giáo tại Trung quốc  và không bỏ qua yếu tố tinh thần và đức tin đã hướng dẫn các hoạt động và sáng kiến của họ vì người dân Trung hoa. Bà nói: “Các nhà truyền giáo đó luôn được gọi là “những người bạn quốc tế của dân tộc Trung hoa và không thể tách rời sự đóng góp của họ với đức tin của họ.” Bà cũng nhắc đến lý do sâu xa mà các nhà truyền giáo đã không rút lui trong thời khắc bi kịch chính là đức tin. Các vị truyền giáo đã cứu giúp hàng ngàn phụ nữ và trẻ em gặp nguy hiểm vì đức tin của họ, điều khơi dậy trong họ tình yêu vĩ đại và tinh thần nhân đạo.
Đức cha Frans Schraven sinh tại Lottern, Hà lan, ngày 13/10/1873. Ngài chịu chức linh mục tại Paris tháng 05/1899. Tháng 8 năm đó ngài lên thuyền rời Marseille đi Trung quốc. Năm 1924, ngài được tấn phong Giám mục và trở thành Đại diện Tông tòa của Chánh định. Trong thời Nhật xâm chiếm Trung quốc, đức cha cùng với các cộng sự viên của tông tòa đã chăm soc 5000 dân di cư. Ngày 09/10/1937, ngài bị lính Nhật thiêu sống cùng 8 bạn truyền giáo vì từ chối giao nộp hơn 200 thiếu nữ Trung hoa mà quân Nhật muốn dùng như thú vui. 8 bạn truyền giáo của đức cha đều là người châu Âu: 1 người Croat, 1 Slovak, 2 Hà lan,3 Pháp, 1 Ba lan. (Agenzia Fides 9/11/2017)
Hồng Thủy


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét