Thánh vịnh 92
Thánh vịnh 92 là một sáng tác bao gồm nhiều đề tài khiến cho
việc giải thích chung gặp khó khăn. Trong các câu dẫn nhập, cc 2-4, chúng ta nhận
thấy các lý do chuyên biệt của việc tạ ơn, cả khi trong các phạm trù tổng quát.
Trong phần chính, các câu 5-12, là việc kể ra các ân huệ đã nhận lãnh, được dẫn
nhập bằng từ “ki” “bởi vì”, như thường thấy trong các thánh vịnh tạ ơn. Tuy
nhiên, trong việc kể ra đó chúng ta thấy có trộn lẫn các yếu tố thánh thi (cc.
6.9b.10) và các yếu tố khôn ngoan (cc. 7-9a). Phần cuối cùng, cc. 13-16, là một
văn bản về sự ngay thẳng của Thiên Chúa, được dẫn nhập bởi một kiểu nói đặc thù
của các thánh vịnh tạ ơn. Nó được chuẩn bị bởi các khẳng định khiến nhớ tới
thánh vịnh 1, là thánh vịnh khôn ngoan. Như vậy đây là một thánh vịnh tạ ơn cá
nhân hay một thánh thi cử hành các việc diệu kỳ (c. 6a) và các tư tưởng không
thể dò thấu được (c. 6b) của Thiên Chúa, cùng với chiến thắng của Ngài trên sự
hỗn mang nguyễn thuỷ, và vì thế trên các sức mạnh phân tán của sự dữ (c. 10).
Hay là chúng ta đang đứng trước một thánh vịnh khôn ngoan, một đàng cho
thấy kiểu suy tư hành xử vô lý và tàn độc của các kẻ gian ác, và cho thấy cung
cách hành xử khôn ngoan và đem lại hoa trái tốt lành của các người công chính;
đang khác, các câu 13-15, muốn là một biện hộ cho việc cai quản thế giới một
cách ngay thẳng của Thiên Chúa?
Phải công nhận rằng thánh vinh 92 là tất cả những điều đó.
Tuy nhiên, khi chú ý tới các yếu tố hình thái chúng ta có thể coi đó là một
thánh thi tạ ơn cá nhân có các lý do rút tỉa ra từ kinh nghiệm mà con người đã
có về sự kỳ diệu hữu hiệu, liên quan tới các phán xử của Thiên Chúa trong việc
bênh vực nó. Kinh nghiệm khi được mang lên trên một bình diện tổng quát hơn trở
thành một lý do tốt bênh vực cung cách hành xử của Thiên Chúa đối với con người.
Như được ghi trong tựa đề thánh vịnh được dùng trong phụng vụ ngày thứ bấy, và
một cách chính xác hơn theo chứng từ của sách Talmud, được dùng cho việc đổ rượu
kèm theo lễ tế con chiến thứ nhất trong ngày sabát (Ds 28,9)
Văn thể là loại hỗn hợp gồm việc tạ ơn cá nhân với đặc thái
thánh thi, và với việc khai triển các yếu tố khôn ngoan. Thánh vịnh gồm phần dẫn
nhập, các câu 2-4; phần kể lại, các câu 5-12; và phần khai triển khôn ngoan và
kết luận, các câu 13-16. Thánh vịnh bắt đầu với một dẫn nhập rộng rãi có các yếu
tố đặc thù của các thánh vịnh tạ ơn giống như thánh vịnh 9 và 34.
“Thú vị thay được tạ ơn Chúa, được mừng hát danh Ngài, lạy Đấng
Tối Cao, được tuyên xưng tình thương của Ngài từ buổi sớm, và lòng thành tín của
Ngài suốt canh khuya, hoà điệu sắt cầm gieo trầm bổng, nhè nhẹ vấn vương khúc tỳ
bà.”
“Trao ban chúc tụng”: lehôdốt là từ chuyên môn tiếng Do thái
dùng cho thánh ca tạ ơn tươi vui, trong đó sự toàn năng của danh Giavê được
chúc tụng, là Đấng cúi xuống trên người yếu đuối và khó nghèo, như viết trong
thánh vịnh 9: “Mừng Ngài, con hân hoan nhảy múa, đàn hát kính danh Ngài, lạy Đấng
Tối Cao.” (Tv 9,3).
“Ban sáng … suốt đêm”: chắc chắn ở đây tác giả không muốn
đưa ra các thời điểm chính xác, mà chỉ muốn cho thấy rằng lời chúc tụng Thiên
Chúa không bao giờ được suy giảm. Đây cũng là một tính cách được biết đến trong
lời cầu nguyện tạ ơn, như viết trong thánh vịnh 34: “Tôi sẽ không ngừng chúc tụng
Chúa, câu hát mừng Người chẳng ngớt trên môi” (Tv 34,2).
“Lòng thương xót Chúa… lòng trung thành của Ngài”: là các
tính từ diễn tả hoạt động cứu rỗi của Thiên Chúa, được cử hành và loan báo
trong mọi hành động tạ ơn, như viết trong thánh vịnh 34: “Hãy cùng tôi ngợi
khen Giavê, ta đồng thanh tán tụng danh Người. Tôi đã tìm kiếm Chúa, và Người
đáp lại, giải thoát cho khỏi mọi nỗi kinh hoàng. Ai nhìn lên Chúa sẽ vui tươi hớn
hở, không bao giờ bẽ mặt hổ ngươi. Kẻ nghèo này kêu lên và Chúa đã nhận lời, cứu
cho khỏi mọi cơn nguy khốn.” (Tv 34,3-7). Tác giả thánh vịnh 40 cũng nêu bật điều
này khi viết: “Đức công chính của Ngài,
con loan truyền giữa lòng đại hội; lạy Chúa, Ngài từng biết: con đâu có ngậm miệng làm thinh. Đức công chính của Ngài, con chẳng giữ riêng lòng mình biết; nhưng con đã nói lên đức trung tín và ơn cứu độ của Ngài, chẳng giấu giếm chi cùng đại hội rằng Ngài thành tín và yêu thương.
Phần Ngài, muôn lạy Chúa, xin chớ ngừng âu yếm cảm thương con. Lòng thành tín và yêu thương của Ngài sẽ giữ gìn con mãi.” (Tv 40,10-12)
con loan truyền giữa lòng đại hội; lạy Chúa, Ngài từng biết: con đâu có ngậm miệng làm thinh. Đức công chính của Ngài, con chẳng giữ riêng lòng mình biết; nhưng con đã nói lên đức trung tín và ơn cứu độ của Ngài, chẳng giấu giếm chi cùng đại hội rằng Ngài thành tín và yêu thương.
Phần Ngài, muôn lạy Chúa, xin chớ ngừng âu yếm cảm thương con. Lòng thành tín và yêu thương của Ngài sẽ giữ gìn con mãi.” (Tv 40,10-12)
“Trên hạc cầm”: lời hát chúc tụng Giavê được đệm bằng các nhạc
cụ trong đó có hạc cầm, cho thấy bối cảnh phụng vụ của việc chúc tụng, như viết
trong thánh vịnh 33: “Tạ ơn Chúa, gieo vạn tiếng đàn cầm, kính mừng Người, gảy
muôn cung đàn sắt. Nào dâng Chúa một khúc tân ca, rập tiếng hoan hô, nhã nhạc
vang lừng.” (Tv 33,2-3); hay như trong thánh vịnh 150: “Ca tụng Chúa đi, rập
theo tiếng tù và, ca tụng Người, hoạ tiếng cầm tiếng sắt. Ca tụng Chúa, bằng vũ
điệu trống đưa, ca tụng Người, theo cung đàn nhịp sáo. Ca tụng Chúa đi, với
chũm choẹ vang rền, ca tụng Người cùng thanh la inh ỏi”: (Tv 150,3-5).
Các câu 5-12 là phần tường thuật các ân huệ đã nhận lãnh.
Nhưng các ân huệ ấy, hơn là đuợc kể ra, chúng được tác giả cho thấy với một khẳng
định chung ở đầu (c. 5) và ở cuối (cc. 11-12), nhấn mạnh một cách tổng quát chiến
thắng trên các thù địch. Thật ra, việc kể lể biến thành thánh thi cử hành các
việc diệu kỳ Thiên Chúa làm, đạt tột đỉnh với chiến thắng trên các kẻ gian ác
(c. 8) cũng như trên các thù địch của sự thiện nói chung (c. 10).
“Sự nghiệp Ngài khiến con mừng rỡ, thấy việc tay Ngài làm,
con phải reo lên: Lạy Chúa, công trình Ngài xiết bao vĩ đại, tư tưởng Ngài thâm
thuý lắm thay! Người khờ dại nào đâu có biết, kẻ ngu si chẳng hiểu điều này: Bọn
bất nhân dầu sởn sơ như cỏ, phường gian ác có đua nở khoe tươi, cũng là để bị
diệt trừ vĩnh viễn. Còn Chúa, Ngài cao cả đến muôn đời. Kìa những kẻ thù Ngài,
lạy Chúa, kìa những kẻ thù Ngài tiêu vong, bọn gian ác đều rã tan hết thảy.
Ngài cho con ngẩng đầu hãnh diện, tựa như trâu ngạo nghễ giương sừng, thân con,
Ngài xức dầu thơm mát. Mắt con nghênh những kẻ địch thù, tai nghe biết lũ hại
con mạt vận.”
“Chúa đã khiến con tươi vui… con cảm nhận được sụ vui sướng”:
tuơi vui là đặc thái của các thánh vịnh tạ ơn, như viết trong thành vinh 9: “Mừng
Ngài, con hân hoan nhảy múa, đàn hát kính danh Ngài, lạy Đấng Tối Cao.”
(Tv 9,3)
“Các công trình Ngài cao cả biết bao”: đây cũng là tư tưởng
của tác giả thánh vịnh 80: “Vì Ngài thật cao cả, và làm nên những việc lạ lùng;
chỉ một mình Ngài là Thiên Chúa.” (Tv 80,10)
chỉ một mình Ngài là Thiên Chúa.” (Tv 80,10)
“Tư tưởng của Chúa sâu thẳm dường nào”: đó cũng là điều tác
giả thánh vịnh 36 khẳng định: “Công lý của Ngài như đỉnh núi Thái Sơn, quyết định
của Ngài tựa vực sâu thăm thẳm. Lạy Chuá, Ngài tế độ con người và súc vật.” (Tv
36,7). Tác giả thánh vịnh 40 thì kêu lên: “ Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ,
những kỳ công Ngài đã thực hiện và những điều Ngài dự định cho chúng con: thật
là nhiều vô kể! Không một ai sánh được như Ngài. Dầu con muốn loan đi kể lại,
nhưng quá nhiều, đếm nổi làm sao!” (Tv 40,6). Thánh Phaolô sau này cũng viết
trong thư gửi tín hữu Roma: “Sự giàu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên
Chúa sâu thẳm dường nào! Quyết định của Người, ai dò cho thấu! Đường lối của
Người, ai theo dõi được!” (Rm 11,33).
“Điều này người khờ dại nào đâu có biết”: tác giả gắn liền một
đề tài khôn ngoan là sự dốt nát có lỗi, hay việc không hiểu biết tư tưởng của
Thiên Chúa của người khờ dại với tính cách không thể nào dò thấu được tư tưởng
của Thiên Chúa. Chương 17 sách Khôn Ngoan trình bầy sự cao cả trong các phán
quyết của Thiên Chúa và tính cách không thể tả được các lời nói của Ngài với diễn
văn về các lỗi lầm của các tâm hồn vô kỷ luật và của các kẻ gian ác áp bức dân
nước được tuyển chọn.
“Kẻ gian ác đâm chồi như cỏ và tất cả các kẻ làm điều
xấu xa nở hoa”: đây là điều gây vấp phạm cho người công chính, như tả trong
thánh vịnh 3: “Thế mà tôi đã gần như hụt bước, một chút nữa là tôi phải
trượt chân, bởi ganh tị những người lên mặt và thấy ác nhân thịnh đạt hoài. Quả
là chúng không nếm mùi tân khổ, chúng có thân hình mạnh mẽ phương
phi, không hề vất vả như ai khác, chẳng bị tai ương giống người đời. Vì
vậy, chúng lấy vẻ kiêu căng làm vòng đeo cổ, lấy thói bạo tàn làm áo che thân.
Xác đầy mỡ tiết ra toàn gian ác, và tâm địa chan chứa những mưu mô. Chúng chế
giễu, buông lời thâm độc, lại kiêu căng bàn chuyện ức hiếp người; miệng chẳng từ
xúc phạm trời cao, lưỡi tự do tung hoành cõi đất. Nên dân ta hướng về chúng cả,
lời chúng thốt ra, hăm hở nuốt vào. Chúng bảo: "Chúa Trời đâu có biết,
Đấng Tối Cao nào hiểu chuyện chi! "
Ác nhân như vậy đó, chúng vẫn cứ an nhàn, thu tích thêm của cải.” (Tv 73,2-12). Chúng vươn cao như trắc bá xanh tươi” (Tv 73,35) nhưng số phận huỷ diệt muôn đời được dành cho chúng (Tv 73,17-20)
Ác nhân như vậy đó, chúng vẫn cứ an nhàn, thu tích thêm của cải.” (Tv 73,2-12). Chúng vươn cao như trắc bá xanh tươi” (Tv 73,35) nhưng số phận huỷ diệt muôn đời được dành cho chúng (Tv 73,17-20)
“Ngài luôn mãi là Đấng Cao vời”: tác giả công bố sự toàn thiện
của Thiên Chúa và quyền tối thượng của Ngài. Đây cũng là một đề tài thánh thi
hay tìm thấy trong các thánh vịnh.
“Bởi vì này đây”: là kiểu nói diễn tả sự chắc chắn chiến thắng
sau cùng của Thiên Chúa trên mọi thù địch của Ngài và của các người được tuyển
chọn. Trong một văn bản tiếng Ugarit chiến thắng của thần Baal cũng được tả như
sau: “Này đây kẻ thù của ngài, hỡi thần Baal, này đây kẻ thù ngài ngài sẽ đánh
hạ, ngài sẽ huỷ diệt địch thủ ngài”. Trong thánh vịnh 92 cũng như trong nhiều
thánh vịnh chiến thắng của Giavê trên sự hỗn mang nguyên thuỷ được tác giả lấy
lại như dịp loan báo chiến thắng của Thiên Chúa trên sự dữ, trong dòng thời
gian cũng như vào thời cánh chung.
“Ngài đã nâng cao sức mạnh của con”: giờ đây tác giả trông
thấy việc nâng cao trong khung cảnh chiến thắng tổng quát của Thiên Chúa trên tất
cả mọi kẻ làm điều xấu xa. “Sức mạnh của con” dịch sát chữ là “sừng của con”.
Cái sừng biểu tượng cho quyền bính vương giả, được thực hiện trong triều đại của
nhà Đavít (Tv 132,17) cùng với việc xức dầu thánh hiến. Điều này cho phép nghĩ
rằng đàng sau có dấu ẩn một vì vua của dòng tộc Đavít, và vì thế thánh vịnh phải
được xếp vào loại thánh vinh vương quyền như các thánh vịnh 2; 89; 110 vv… Tuy
nhiên, cần ghi nhận rằng biểu tượng cái sừng và việc xức dầu trong Thánh Kinh Cựu
Ước được dùng nhiều cách khác nhau, cả khi khác với việc chuyên ám chỉ nhà
Đavít. Vì xức dầu ở đây cũng ám chỉ niềm vui, như viết trong thánh vịnh 23:
“Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù. Đầu con, Chúa xức đượm
dầu thơm, ly rượu con đầy tràn chan chứa.” (Tv 23,5).
Trong các câu 13-16 kết thúc thánh vịnh 92 tác giả trở lại với
đề tài “sự đua nở của kẻ gian ác”. Trong câu 10 ông đã đưa ra giải pháp tiêu cực,
giờ đây ông đề nghị giải pháp tích cực: đối chọi sự tươi nở thực sự của người
công chính với sự nở hoa chóng tàn phai của kẻ gian ác. Tác giả trông thấy việc
công chính hoá tràn đầy của Thiên Chúa trong việc thưởng phạt, theo đó các kẻ
gian ác được thuận tiện và người công chính bị thiệt hại, nhưng chỉ theo dáng vẻ
bên ngoài.
”Người công chính vươn lên tựa cây dừa tươi tốt, lớn mạnh
như hương bá Li-băng được trồng nơi nhà Chúa, mơn mởn giữa khuôn viên đền
thánh Chúa ta; già cỗi rồi, vẫn sinh hoa kết quả, tràn đầy nhựa sống, cành lá
xanh rờn, để loan truyền rằng: Chúa thực là ngay thẳng, là núi đá cho tôi ẩn
náu, nơi Người chẳng có chút bất công.”
“Như cây dừa tươi tốt… như hương bá Libăng” là hình ảnh quen
thuộc diễn tả người công chính, như viết trong thánh vịnh 1: “Người ấy tựa cây
trồng bên dòng nước, cứ đúng mùa là hoa quả trổ sinh, cành lá chẳng khi nào tàn
tạ. Người như thế làm chi cũng sẽ thành.” (Tv 1,3).
Ở đây cây được trồng trong nhà Chúa, như đất của sự mầu mỡ
ngoại thường.
“Cho tới già mà vẫn cho hoa trái”: sụ trẻ trung vĩnh cửu của
người công chính sống trong sự hiệp thông với Thiên Chúa trong Nhà của Ngài
được quan niệm như việc tham dự vào chính sự sống vĩnh cửu và luôn mãi của
Thiên Chúa.
“Để tường thuật lại các việc Chúa đã làm và các ân huệ mà
người công chính đã nhận được hay hy vọng nhận được từ Chúa là một bổn phận và
là một nhu cầu bầy tỏ lòng biết ơn của cá nhân cũng như của cộng đoàn. Đây cũng
là đề tài hay được nhắc tới trong các thánh vịnh khẩn nài hay tạ ơn (Tv 18,50;
21,14; 30,13).
Thánh vịnh 92 kết thúc với khẳng định sự công thẳng của
Giavê trong việc thưởng phạt: kẻ gian ác sẽ bị đánh phạt còn người công chính đặt
tin tưởng nơi Thiên Chúa là đá tảng của họ, sẽ được Chúa đổ lòng thương xót và
tín trung của ngài trên họ. Đó cũng là kết luận của thánh vịnh 73 và khẳng định
của thánh vịnh 33: “Vì lời Chúa phán quả là ngay thẳng, mọi việc Chúa làm đều
đáng cậy tin. Chúa yêu thích điều công minh chính trực,
tình thương Chúa chan hoà mặt đất” (Tv 33,4-5).
tình thương Chúa chan hoà mặt đất” (Tv 33,4-5).
Linh Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét