Đức Phanxicô: Đức Hồng Y
Ratzinger là “ứng viên duy nhất” năm 2005
Vũ Văn An
07/Nov/2017
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây của nhà báo Á Căn Đình,
Hernán Reyes Alcaide, Đức Phanxicô đã rất thoải mái trả lời nhiều câu hỏi không
nặng về lý thuyết mà là đời thực.
Bầu khí của cuộc phỏng vấn thoải mái đến nỗi Đức Phanxicô sử dụng nhiều kiểu nói hết sức bình dân, phản ảnh lối nói thông thường của người Á Căn Đình. Theo ký giả Austen Ivereigh, người viết tiểu sử của Đức Phanxicô, ngài đã dùng cả kiểu nói lóng của vùng Buenos Aires có tên là lunfardo. Nói về người nghèo tỉm đến các thành phố lớn chẳng hạn, ngài bảo họ mất cả sự tiếp xúc với mảnh đất và kết thúc phải chấp nhận một changa, nghĩa là một việc làm lén lút, không được bảo vệ.
Cuộc phỏng vấn trên là để đánh dấu 10 năm Hội Nghị lần thứ năm của Liên Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh tại Aparecida, Ba Tây, năm 2007. Vị soạn thảo chính của văn kiện kết thúc Hội Nghị này không ai khác ngoài Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Buenos Aires lúc ấy, tức Đức Đương Kim Giáo Hoàng Phanxicô.
Hội Nghị trên được tổ chức 2 năm sau mật nghị hội bầu Đức Bênêđíctô XVI. Theo nhật ký của một vị Hồng Y người Ý, được tiết lộ cuối năm 2005, thì tại mật nghị hội này, Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Buenos Aires, Jorge Mario Bergoglio, nhận được khá nhiều phiếu bầu của các vị Hồng Y có óc mục vụ và cải tiến. Cũng theo cuốn nhật ký này, Đức Hồng Y Bergoglio đã khẩn khoản yêu cầu các vị Hồng Y này đừng bỏ phiếu cho ngài mà bỏ phiếu cho Đức Hồng Y Joseph Ratzinger.
Trong cuốn tiểu sử về Đức Phanxicô, tựa là The Great Reformer, Ivereigh cho biết: vì Đức Hồng Y Bergoglio tin rằng Châu Mỹ Latinh chưa sẵn sàng đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ. Đây không hẳn là nhận định của Ivereigh. Đúng hơn, nó là nhận định của nhà sử học đồng thời là nhà trí thức lớn của Uruguay, Alberto Methol Ferré. Trong một cuộc phỏng vấn trước mật nghị hội năm 2005, sử gia này cho rằng chưa đến lúc có một giáo hoàng xuất thân từ Châu Mỹ Latinh và Đức Hồng Y Ratzinger là ứng viên xứng đáng nhất. Các vị thân cận với Đức Phanxicô cho hay ngài hoàn toàn nhất trí với nhận định này.
Quả vậy, chính Đức Phanxicô nói với nhà báo Alcaide rằng ngài chia sẻ quan điểm của Methol và sau khi đọc bài phỏng vấn trên trước khi lên đường dự mật nghị hội, ngài cho rằng quan điểm ấy là “một tầm nhìn thông sáng tuyệt diệu”. Rồi ngài nói thêm: ngài xác tín rằng Đức Hồng Y Ratzinger là ứng cử viên thực chất duy nhất trong năm 2005.
“Không kể hành động của Chúa Thánh Thần trong mật nghị hội, ở thời điềm ấy của lịch sử, người duy nhất có tầm cỡ, sự khôn ngoan và kinh nghiệm cần thiết để được bầu là (Đức Hồng Y) Ratzinger. Nếu không, sẽ có sự nguy hiểm là bầu chọn ‘một vị giáo hoàng thỏa hiệp’. Mà bầu chọn ‘một vị giáo hoàng thỏa hiệp’ là điều, ta phải nói, không hợp Tin Mừng bao nhiêu”.
Nhà báo Alcaide không hỏi Đức Phanxicô lý do tại sao Châu Mỹ La Tinh chưa sẵn sàng đảm nhiệm chức vụ giáo hoàng, nhưng theo Ivereigh, câu trả lời khá rõ ràng: Hội Nghị Aparecida chưa diễn ra. Lần cuối cùng, Liên Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ Latinh họp là tại Santo Domingo năm 1992; nhưng Hội Nghị này bị coi gần như thất bại vì áp lực nặng nề của Rôma, một áp lực bị CELAM cực lực chống đối.
Đức Phanxicô chia sẻ nhận định trên khi ngài nói với nhà báo Alcaide rằng Santo Domingo “không phải là một thất bại, nhưng rất căng thẳng”. Sau đó, ngài cho biết thêm: tiếp theo các hội nghị thời danh ở Medellín năm 1968 và Puebla năm 1979, tại Santo Domingo, “xem ra sự việc bị kẹt cứng”.
Đức Phanxicô cho rằng Hội Nghị trên đưa ra “một văn kiện bị nhiều người coi là thỏa hiệp”.
Aparecida có khác. Tại đây, Giáo Hội Châu Mỹ Latinh đã có thể làm cho các hoa trái của Medellín và Puebla đến chỗ chín mòng, đồng thời cũng là sự chín mòng của diễn trình hậu Vatican II mà Đức Phaolô VI từng mong ước cho lục địa này.
Đức Phanxicô nói với nhà báo Alcaide rằng chìa khóa của thành tựu trên là cung cách hội nghị diễn ra ngay trong vương cung thánh đường, gần với các tín hữu giáo dân. Ngài nói: Aparecida “là tất cả vì người dân và với người dân”.
Đức Phanxicô nghĩ rằng Aparecida là một công trình vẫn còn đang tiếp diễn và Giáo Hội phải thực thi văn kiện của nó trước khi nghĩ tới Hội Nghị thứ sáu của CELAM.
Được hỏi kể từ Hội Nghị Aparecida cho tới nay, đâu là điểm ít tiến bộ nhất, Đức Phanxicô đã trả lời rằng “đó là việc hồi tâm mục vụ. Nó vẫn còn đang ở nửa chừng”.
Tưởng cũng nên nhớ “hồi tâm mục vụ” là các hạn từ chủ chốt tại Hội Nghị Aparecida. Chúng có ý nói tới việc chuyển dịch từ duy trì qua truyền giáo, tập chú mục vụ phải nhắm vào những con người cụ thể và các nhu cầu của họ hơn là chú ý tới những điều trừu tượng và vụ luật.
Được hỏi tại sao, ngài cho biết đó là chủ nghĩa giáo sĩ trị. Ngài nói với nhà báo Alcaide rằng nó vẫn còn bàng bạc tại Châu Mỹ Latinh, nơi ơn gọi làm người giáo dân “cần được tái khám phá và phát triển và nhận được tầm quan trọng riêng của nó" trong Giáo Hội.
Cũng như bao giờ, ngài gán các thất bại của Giáo Hội cho việc Giáo Hội sống xa cách. Việc đi lên của phái phúc âm và ngũ tuần, chẳng hạn, là do Giáo Hội không “gần gũi người ta. Người ta tìm kiếm Thiên Chúa một cách có tôn giáo, và muốn sự gần gũi… Vị linh mục không và không thể là ông xếp, mà là một người chăn chiên”.
Tuy nhiên, Đức Phanxicô không phải đã không nhìn thấy nét tích cực kể từ Hội Nghị Aparecida: người ta ý thức nhiều hơn đối với việc phải thuộc về; họ cũng ý thức nhiều hơn đối với khả năng phân tích có phê phán hoàn cảnh lịch sử của Châu Mỹ Latinh.
Nhưng ngài phê phán “các lăng kính giải thích” trước đây trong Giáo Hội, một điều vốn phát xuất từ biến cố “Paris 1968 hay một số các nền thần học ngoại suy của Đức” vốn “chẳng có liên hệ chi với việc giải thích Châu Mỹ Latinh”. Nói cách khác, Giáo Hội Châu Mỹ Latinh sẽ tốt đẹp hơn khi biện phân các thực tại của mình bằng cách sử dụng các lăng kính riêng, hơn là các lăng kính ngoại lai.
Nhưng bất kể Giáo Hội Châu Mỹ Latinh càng ngày càng tự ý thức về mình nhiều hơn, Đức Phanxicô vẫn thấy lục địa này giảm bớt các cam kết của mình đối với sự hợp nhất, một điều mà ngài cũng như CELAM vẫn hằng mong mỏi.
Điều được ngài mô tả như “dự án đích thực của Châu Mỹ Latinh” tức giấc mơ patria grande (tổ quốc vĩ đại) của phong trào độc lập đầu thế kỷ 19 “nay không còn thấy đâu nữa”. Nguyên nhân theo ngài là nạn tham nhũng, buôn bán ma túy và điều ngài mô tả như việc cả lục địa qụy lụy “hệ thống tiền tài quốc tế” hiện đang phá hoại việc thống nhất.
Bầu khí của cuộc phỏng vấn thoải mái đến nỗi Đức Phanxicô sử dụng nhiều kiểu nói hết sức bình dân, phản ảnh lối nói thông thường của người Á Căn Đình. Theo ký giả Austen Ivereigh, người viết tiểu sử của Đức Phanxicô, ngài đã dùng cả kiểu nói lóng của vùng Buenos Aires có tên là lunfardo. Nói về người nghèo tỉm đến các thành phố lớn chẳng hạn, ngài bảo họ mất cả sự tiếp xúc với mảnh đất và kết thúc phải chấp nhận một changa, nghĩa là một việc làm lén lút, không được bảo vệ.
Cuộc phỏng vấn trên là để đánh dấu 10 năm Hội Nghị lần thứ năm của Liên Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu Latinh tại Aparecida, Ba Tây, năm 2007. Vị soạn thảo chính của văn kiện kết thúc Hội Nghị này không ai khác ngoài Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Buenos Aires lúc ấy, tức Đức Đương Kim Giáo Hoàng Phanxicô.
Hội Nghị trên được tổ chức 2 năm sau mật nghị hội bầu Đức Bênêđíctô XVI. Theo nhật ký của một vị Hồng Y người Ý, được tiết lộ cuối năm 2005, thì tại mật nghị hội này, Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Buenos Aires, Jorge Mario Bergoglio, nhận được khá nhiều phiếu bầu của các vị Hồng Y có óc mục vụ và cải tiến. Cũng theo cuốn nhật ký này, Đức Hồng Y Bergoglio đã khẩn khoản yêu cầu các vị Hồng Y này đừng bỏ phiếu cho ngài mà bỏ phiếu cho Đức Hồng Y Joseph Ratzinger.
Trong cuốn tiểu sử về Đức Phanxicô, tựa là The Great Reformer, Ivereigh cho biết: vì Đức Hồng Y Bergoglio tin rằng Châu Mỹ Latinh chưa sẵn sàng đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ. Đây không hẳn là nhận định của Ivereigh. Đúng hơn, nó là nhận định của nhà sử học đồng thời là nhà trí thức lớn của Uruguay, Alberto Methol Ferré. Trong một cuộc phỏng vấn trước mật nghị hội năm 2005, sử gia này cho rằng chưa đến lúc có một giáo hoàng xuất thân từ Châu Mỹ Latinh và Đức Hồng Y Ratzinger là ứng viên xứng đáng nhất. Các vị thân cận với Đức Phanxicô cho hay ngài hoàn toàn nhất trí với nhận định này.
Quả vậy, chính Đức Phanxicô nói với nhà báo Alcaide rằng ngài chia sẻ quan điểm của Methol và sau khi đọc bài phỏng vấn trên trước khi lên đường dự mật nghị hội, ngài cho rằng quan điểm ấy là “một tầm nhìn thông sáng tuyệt diệu”. Rồi ngài nói thêm: ngài xác tín rằng Đức Hồng Y Ratzinger là ứng cử viên thực chất duy nhất trong năm 2005.
“Không kể hành động của Chúa Thánh Thần trong mật nghị hội, ở thời điềm ấy của lịch sử, người duy nhất có tầm cỡ, sự khôn ngoan và kinh nghiệm cần thiết để được bầu là (Đức Hồng Y) Ratzinger. Nếu không, sẽ có sự nguy hiểm là bầu chọn ‘một vị giáo hoàng thỏa hiệp’. Mà bầu chọn ‘một vị giáo hoàng thỏa hiệp’ là điều, ta phải nói, không hợp Tin Mừng bao nhiêu”.
Nhà báo Alcaide không hỏi Đức Phanxicô lý do tại sao Châu Mỹ La Tinh chưa sẵn sàng đảm nhiệm chức vụ giáo hoàng, nhưng theo Ivereigh, câu trả lời khá rõ ràng: Hội Nghị Aparecida chưa diễn ra. Lần cuối cùng, Liên Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ Latinh họp là tại Santo Domingo năm 1992; nhưng Hội Nghị này bị coi gần như thất bại vì áp lực nặng nề của Rôma, một áp lực bị CELAM cực lực chống đối.
Đức Phanxicô chia sẻ nhận định trên khi ngài nói với nhà báo Alcaide rằng Santo Domingo “không phải là một thất bại, nhưng rất căng thẳng”. Sau đó, ngài cho biết thêm: tiếp theo các hội nghị thời danh ở Medellín năm 1968 và Puebla năm 1979, tại Santo Domingo, “xem ra sự việc bị kẹt cứng”.
Đức Phanxicô cho rằng Hội Nghị trên đưa ra “một văn kiện bị nhiều người coi là thỏa hiệp”.
Aparecida có khác. Tại đây, Giáo Hội Châu Mỹ Latinh đã có thể làm cho các hoa trái của Medellín và Puebla đến chỗ chín mòng, đồng thời cũng là sự chín mòng của diễn trình hậu Vatican II mà Đức Phaolô VI từng mong ước cho lục địa này.
Đức Phanxicô nói với nhà báo Alcaide rằng chìa khóa của thành tựu trên là cung cách hội nghị diễn ra ngay trong vương cung thánh đường, gần với các tín hữu giáo dân. Ngài nói: Aparecida “là tất cả vì người dân và với người dân”.
Đức Phanxicô nghĩ rằng Aparecida là một công trình vẫn còn đang tiếp diễn và Giáo Hội phải thực thi văn kiện của nó trước khi nghĩ tới Hội Nghị thứ sáu của CELAM.
Được hỏi kể từ Hội Nghị Aparecida cho tới nay, đâu là điểm ít tiến bộ nhất, Đức Phanxicô đã trả lời rằng “đó là việc hồi tâm mục vụ. Nó vẫn còn đang ở nửa chừng”.
Tưởng cũng nên nhớ “hồi tâm mục vụ” là các hạn từ chủ chốt tại Hội Nghị Aparecida. Chúng có ý nói tới việc chuyển dịch từ duy trì qua truyền giáo, tập chú mục vụ phải nhắm vào những con người cụ thể và các nhu cầu của họ hơn là chú ý tới những điều trừu tượng và vụ luật.
Được hỏi tại sao, ngài cho biết đó là chủ nghĩa giáo sĩ trị. Ngài nói với nhà báo Alcaide rằng nó vẫn còn bàng bạc tại Châu Mỹ Latinh, nơi ơn gọi làm người giáo dân “cần được tái khám phá và phát triển và nhận được tầm quan trọng riêng của nó" trong Giáo Hội.
Cũng như bao giờ, ngài gán các thất bại của Giáo Hội cho việc Giáo Hội sống xa cách. Việc đi lên của phái phúc âm và ngũ tuần, chẳng hạn, là do Giáo Hội không “gần gũi người ta. Người ta tìm kiếm Thiên Chúa một cách có tôn giáo, và muốn sự gần gũi… Vị linh mục không và không thể là ông xếp, mà là một người chăn chiên”.
Tuy nhiên, Đức Phanxicô không phải đã không nhìn thấy nét tích cực kể từ Hội Nghị Aparecida: người ta ý thức nhiều hơn đối với việc phải thuộc về; họ cũng ý thức nhiều hơn đối với khả năng phân tích có phê phán hoàn cảnh lịch sử của Châu Mỹ Latinh.
Nhưng ngài phê phán “các lăng kính giải thích” trước đây trong Giáo Hội, một điều vốn phát xuất từ biến cố “Paris 1968 hay một số các nền thần học ngoại suy của Đức” vốn “chẳng có liên hệ chi với việc giải thích Châu Mỹ Latinh”. Nói cách khác, Giáo Hội Châu Mỹ Latinh sẽ tốt đẹp hơn khi biện phân các thực tại của mình bằng cách sử dụng các lăng kính riêng, hơn là các lăng kính ngoại lai.
Nhưng bất kể Giáo Hội Châu Mỹ Latinh càng ngày càng tự ý thức về mình nhiều hơn, Đức Phanxicô vẫn thấy lục địa này giảm bớt các cam kết của mình đối với sự hợp nhất, một điều mà ngài cũng như CELAM vẫn hằng mong mỏi.
Điều được ngài mô tả như “dự án đích thực của Châu Mỹ Latinh” tức giấc mơ patria grande (tổ quốc vĩ đại) của phong trào độc lập đầu thế kỷ 19 “nay không còn thấy đâu nữa”. Nguyên nhân theo ngài là nạn tham nhũng, buôn bán ma túy và điều ngài mô tả như việc cả lục địa qụy lụy “hệ thống tiền tài quốc tế” hiện đang phá hoại việc thống nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét