Vụ thảm sát tại Texas: 22 hay
23 nạn nhân bị giết?
Vũ Văn An
09/Nov/2017
Trong vụ thảm sát mới đây tại First Baptist Church ở
Sutherland Springs, Texas, Cảnh Sát tìm được 22 xác chết trong Nhà Thờ này.
Nhưng theo luật pháp của Tiểu Bang Texas, đáng lẽ họ phải đếm ra 23 xác chết.
Lý do: nạn nhân thứ 23 này còn đang nằm trong bụng mẹ Crystal Holcombe, người
đã bị thảm sát cùng với 3 trong 5 đứa con của mình.
Thực vậy, Tiểu Bang Texas là một trong ít nhất 38 tiểu bang Hoa Kỳ thừa nhận thai nhi còn trong bụng mẹ là một nạn nhân của tội ác, tách biệt khỏi người mẹ. Mà luật liên bang cũng thừa nhận thai nhi chưa sinh là nạn nhân tách biệt của các tội ác liên bang và quân đội.
Các luật lệ trên, một số mới có đây, một số đã có từ nhiều thập niên qua, là một chiến tuyến nữa trong cuộc chiến tranh chính trị lâu dài, cuồng nhiệt về vấn đề phá thai và câu hỏi sự sống bắt đầu lúc nào. Các nhóm chống phá thai từng vận động hành lang để các luật lệ về giết thai nhi được kể là luật lệ bảo vệ “tư cách nhân vị” của con người; họ hy vọng có thể thuyết phục được công chúng coi sự sống trước khi sinh ra ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ là con người xứng đáng được hưởng các quyền và bảo vệ của luật pháp.
Đạo luật Bạo Lực Chống Các Nạn Nhân Chưa Sinh (Unborn Victims of Violence Act) năm 2004 của Liên Bang cần tới 5 năm mới được thông qua. Nó được lưu ý sau vụ sát hại Laci Peterson ở California, lúc ấy có mang được 8 tháng. Chồng bà, Scott Peterson, bị kết án năm 2004 về hai vụ sát nhân, một là vợ ông và một là đứa con chưa sinh bà đang mang trong bụng.
Jennifer Popik, giám đốc luật lệ liên bang của National Right to Life, một tổ chức chống phá thai đặt trụ sở ở Washington, nói rằng: “Đây vốn là ưu tiên lâu đời của chúng tôi. Và là điều chúng tôi hằng cố gắng thúc đẩy. Nguyên tắc ở đây là có hai nạn nhân. Đối với một gia đình đã đầu tư vào đứa trẻ, đối với ông bà, đây là một mất mát”.
Bà Popik cho biết bà chưa thấy công tố viên nào do dự trong việc sử dụng các đạo luật trên, dù các đạo luật này vốn gây tranh cãi về phương diện chính trị. Bà bảo: “Các công tố viên muốn có điều này trong 'hộp dụng cụ' của họ".
Các nhóm vận động cho quyền phá thai đôi khi chống đối các luật lệ giết thai nhi vì sợ rằng các luật lệ này bị sử dụng để đặt cơ sở cho việc kết tội phá thai. Nhưng lập trường của họ vốn tùy thuộc việc các luật lệ này dùng lời lẽ ra sao.
Tổ chức NARAL Pro-Choice America, tức nhóm phò phá thai toàn quốc, ủng hộ các luật lệ nhằm tạo ra các hình phạt thêm cho các tội ác chống lại các phụ nữ có thai, nhưng họ cực lực chống lại các đạo luật tội phạm và nạn nhân cũng như các đạo luật “tư cách nhân vị” nhằm coi thai nhi như một thực thể pháp lý riêng biệt.
Kaylie Hanson Long, giám đốc truyền thông toàn quốc của NARAL Pro-Choice America, trong một bản tuyên bố viết rằng “Chúng ta cần các đạo luật khắt khe hơn nhằm gia tăng các hình phạt luật hình cho các cá nhân tấn công các phụ nữ mang thai, và chúng tôi đứng về phe các đồng minh để ủng hộ việc ra các đạo luật có ý nghĩa nhằm ngăn cản các hành vi bạo lực súng ống trong tương lai”.
Bà Holcombe là một trong 8 thành viên của gia đình Holcombe bị chết trong cuộc thảm sát, trong đó, có mẹ chồng và cha chồng, anh chồng và đứa cháu gái. Thai nhi bà đang mang thai nâng con số này lên 9 người. Chồng bà, John Holcombe, bị một mảnh đạn nhưng sống thoát.
Ngoại trừ kể vào số người chết ra, luật Texas về tội ác chống trẻ chưa sinh sẽ không có hiệu lực gì trong vụ này, bởi lẽ kẻ sát nhân, Devin P. Kelley, cũng đã chết sau khi chạy khỏi ngôi nhà thờ nói trên.
Texas là một trong nhiều tiểu bang với các đạo luật giết thai nhi rộng rãi nhằm áp dụng định nghĩa con người vào cả “một em bé chưa sinh ở mọi giai đoạn của thai kỳ từ lúc thụ tinh cho tới lúc sinh ra”. Luật lệ tại một số tiểu bang khác thì xác định phải là “các bào thai có thể sống còn” (viable foetuses).
Carol Sanger, giáo sự của Trường Luật Columbia, người từng viết nhiều về phá thai, nói rằng luật lệ về giết thai nhi vốn không phải là một đe dọa luật pháp đối với Roe v. Wade, tức phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ cho phép phá thai. Bà cho rằng các luật lệ về giết thai nhi là luật hình sự, trong khi Roe v. Wade liên quan tới quyền hiến định.
Giáo sư Sanger nói rằng “Về phương diện đó, phán quyết của Tối Cao Pháp Viện thắng thế”.
Luật lệ về giết thai nhi tại một số tiểu bang nói rõ chúng không áp dụng vào các vụ phá thai hợp pháp.
Giáo sư Sanger ghi nhận rằng chiến dịch nhằm định nghĩa sự sống bắt đầu lúc thụ thai đang tiến triển nơi chính phủ và nhiều nơi khác. Một kế hoạch mới có tính chiến lược do Bộ Y Tế và Các Dịch Vụ Nhân Bản đề nghị nói rằng bộ sẽ phục vụ và che chở “các người Hoa Kỳ ở mọi giai đoạn của sự sống, bắt đầu lúc thụ thai”.
Giáo sư Sanger cũng ghi nhận rằng Đài Tưởng Niệm ở Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, Nữu Ước, có hàng chữ này “và đứa con chưa sinh của bà” đàng sau tên 10 phụ nữ mang thai bị sát hại thảm thương trong biến cố 11 tháng 9 năm 2001, và một người chết năm 1993 trong một cuộc tấn công khác vào Trung Tâm này.
Bà cho hay đây là một phần trong cố gắng rộng lớn hơn “nhằm giáo dục văn hóa chúng ta, khiến chúng ta quen với việc nghĩ đến sự sống trước khi sinh như một hữu thể như những người đã sinh ra”.
Thực vậy, Tiểu Bang Texas là một trong ít nhất 38 tiểu bang Hoa Kỳ thừa nhận thai nhi còn trong bụng mẹ là một nạn nhân của tội ác, tách biệt khỏi người mẹ. Mà luật liên bang cũng thừa nhận thai nhi chưa sinh là nạn nhân tách biệt của các tội ác liên bang và quân đội.
Các luật lệ trên, một số mới có đây, một số đã có từ nhiều thập niên qua, là một chiến tuyến nữa trong cuộc chiến tranh chính trị lâu dài, cuồng nhiệt về vấn đề phá thai và câu hỏi sự sống bắt đầu lúc nào. Các nhóm chống phá thai từng vận động hành lang để các luật lệ về giết thai nhi được kể là luật lệ bảo vệ “tư cách nhân vị” của con người; họ hy vọng có thể thuyết phục được công chúng coi sự sống trước khi sinh ra ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ là con người xứng đáng được hưởng các quyền và bảo vệ của luật pháp.
Đạo luật Bạo Lực Chống Các Nạn Nhân Chưa Sinh (Unborn Victims of Violence Act) năm 2004 của Liên Bang cần tới 5 năm mới được thông qua. Nó được lưu ý sau vụ sát hại Laci Peterson ở California, lúc ấy có mang được 8 tháng. Chồng bà, Scott Peterson, bị kết án năm 2004 về hai vụ sát nhân, một là vợ ông và một là đứa con chưa sinh bà đang mang trong bụng.
Jennifer Popik, giám đốc luật lệ liên bang của National Right to Life, một tổ chức chống phá thai đặt trụ sở ở Washington, nói rằng: “Đây vốn là ưu tiên lâu đời của chúng tôi. Và là điều chúng tôi hằng cố gắng thúc đẩy. Nguyên tắc ở đây là có hai nạn nhân. Đối với một gia đình đã đầu tư vào đứa trẻ, đối với ông bà, đây là một mất mát”.
Bà Popik cho biết bà chưa thấy công tố viên nào do dự trong việc sử dụng các đạo luật trên, dù các đạo luật này vốn gây tranh cãi về phương diện chính trị. Bà bảo: “Các công tố viên muốn có điều này trong 'hộp dụng cụ' của họ".
Các nhóm vận động cho quyền phá thai đôi khi chống đối các luật lệ giết thai nhi vì sợ rằng các luật lệ này bị sử dụng để đặt cơ sở cho việc kết tội phá thai. Nhưng lập trường của họ vốn tùy thuộc việc các luật lệ này dùng lời lẽ ra sao.
Tổ chức NARAL Pro-Choice America, tức nhóm phò phá thai toàn quốc, ủng hộ các luật lệ nhằm tạo ra các hình phạt thêm cho các tội ác chống lại các phụ nữ có thai, nhưng họ cực lực chống lại các đạo luật tội phạm và nạn nhân cũng như các đạo luật “tư cách nhân vị” nhằm coi thai nhi như một thực thể pháp lý riêng biệt.
Kaylie Hanson Long, giám đốc truyền thông toàn quốc của NARAL Pro-Choice America, trong một bản tuyên bố viết rằng “Chúng ta cần các đạo luật khắt khe hơn nhằm gia tăng các hình phạt luật hình cho các cá nhân tấn công các phụ nữ mang thai, và chúng tôi đứng về phe các đồng minh để ủng hộ việc ra các đạo luật có ý nghĩa nhằm ngăn cản các hành vi bạo lực súng ống trong tương lai”.
Bà Holcombe là một trong 8 thành viên của gia đình Holcombe bị chết trong cuộc thảm sát, trong đó, có mẹ chồng và cha chồng, anh chồng và đứa cháu gái. Thai nhi bà đang mang thai nâng con số này lên 9 người. Chồng bà, John Holcombe, bị một mảnh đạn nhưng sống thoát.
Ngoại trừ kể vào số người chết ra, luật Texas về tội ác chống trẻ chưa sinh sẽ không có hiệu lực gì trong vụ này, bởi lẽ kẻ sát nhân, Devin P. Kelley, cũng đã chết sau khi chạy khỏi ngôi nhà thờ nói trên.
Texas là một trong nhiều tiểu bang với các đạo luật giết thai nhi rộng rãi nhằm áp dụng định nghĩa con người vào cả “một em bé chưa sinh ở mọi giai đoạn của thai kỳ từ lúc thụ tinh cho tới lúc sinh ra”. Luật lệ tại một số tiểu bang khác thì xác định phải là “các bào thai có thể sống còn” (viable foetuses).
Carol Sanger, giáo sự của Trường Luật Columbia, người từng viết nhiều về phá thai, nói rằng luật lệ về giết thai nhi vốn không phải là một đe dọa luật pháp đối với Roe v. Wade, tức phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ cho phép phá thai. Bà cho rằng các luật lệ về giết thai nhi là luật hình sự, trong khi Roe v. Wade liên quan tới quyền hiến định.
Giáo sư Sanger nói rằng “Về phương diện đó, phán quyết của Tối Cao Pháp Viện thắng thế”.
Luật lệ về giết thai nhi tại một số tiểu bang nói rõ chúng không áp dụng vào các vụ phá thai hợp pháp.
Giáo sư Sanger ghi nhận rằng chiến dịch nhằm định nghĩa sự sống bắt đầu lúc thụ thai đang tiến triển nơi chính phủ và nhiều nơi khác. Một kế hoạch mới có tính chiến lược do Bộ Y Tế và Các Dịch Vụ Nhân Bản đề nghị nói rằng bộ sẽ phục vụ và che chở “các người Hoa Kỳ ở mọi giai đoạn của sự sống, bắt đầu lúc thụ thai”.
Giáo sư Sanger cũng ghi nhận rằng Đài Tưởng Niệm ở Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, Nữu Ước, có hàng chữ này “và đứa con chưa sinh của bà” đàng sau tên 10 phụ nữ mang thai bị sát hại thảm thương trong biến cố 11 tháng 9 năm 2001, và một người chết năm 1993 trong một cuộc tấn công khác vào Trung Tâm này.
Bà cho hay đây là một phần trong cố gắng rộng lớn hơn “nhằm giáo dục văn hóa chúng ta, khiến chúng ta quen với việc nghĩ đến sự sống trước khi sinh như một hữu thể như những người đã sinh ra”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét