12/11/2018
Thứ hai tuần 32 thường niên
Thánh Giôsaphát, giám mục, tử đạo.
Lễ nhớ.
* Thánh nhân sinh khoảng
năm 1580 tại U-cơ-rai-na, trong một gia đình theo chính thống giáo. Nhưng người
lại sớm gắn bó với giáo hội U-cơ-rai-na hiệp nhất với Rôma. Năm 1617, người làm
tổng giám mục Pô-lốc và dấn thân phục vụ dân tộc mình không so đo tính toán, nhất
là cố gắng lo cho việc hiệp nhất Hội Thánh. Thành công trong hoạt động tông đồ
của người đã khiến cho các kẻ thù của Hội Thánh công giáo căm ghét người. Người
bị giết ở Vi-tép trong lúc đang viếng thăm các tín hữu, năm 1623.
BÀI ĐỌC I: Tt 1, 1-9
“Thiết lập các Trưởng lão trong
mỗi thành như cha đã căn dặn con”.
Khởi đầu bức thư của
Thánh Phaolô Tông đồ gửi cho Titô.
Phaolô, tôi tớ Thiên
Chúa, cùng là Tông đồ của Đức Giêsu Kitô, để rao giảng đức tin cho những kẻ được
Thiên Chúa kén chọn và làm cho họ nhận biết chân lý; chân lý đó giúp họ ăn ở đức
hạnh và ban cho họ niềm hy vọng sống đời đời mà Chúa, Đấng chẳng hề nói dối, đã
hứa từ thuở đời đời. Khi đã đến thời, Người đã tỏ lời Người ra bằng việc rao giảng
mà Người đã uỷ thác cho cha theo lệnh của Thiên Chúa là Đấng cứu chuộc chúng
ta. Gửi cho Titô, con yêu dấu thuộc cùng một đức tin. Nguyện ân sủng và bình an
của Thiên Chúa Cha và của Chúa Giêsu, Đấng Cứu chuộc chúng ta, ở cùng con.
Lý do Cha để con ở lại
đảo Crêta là để con chỉnh đốn những gì còn thiếu sót, và thiết lập các Trưởng
lão trong mỗi thành như cha đã căn dặn. Con người được chọn phải là người không
có gì đáng trách, chỉ kết hôn một lần; có con cái ngoan đạo, không mang tiếng
buông tuồng hoặc ngỗ nghịch. Vì chưng, chủ tịch cộng đoàn, theo tư cách là người
quản lý của Chúa, phải là người không có gì đáng trách, không kiêu căng, không
nóng nảy, không mê rượu, không gây gỗ, không trục lợi đê hèn, nhưng hiếu khách,
hiền lành, tiết độ, công minh, thánh thiện, tiết hạnh, nắm giữ lời chân thật hợp
với đạo lý, để có thể dùng đạo lý lành mạnh mà khuyên dụ và phi bác những kẻ chống
đối. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 23, 1-2.
3-4ab. 5-6a
Đáp: Lạy Chúa, đó
là dòng dõi tìm kiếm long nhan Chúa (x. c. 6).
Xướng: 1) Chúa là chủ
trái đất và mọi vật làm sung mãn nó, chủ địa cầu và muôn loài cư trú ở trong.
Vì chính Ngài xây dựng nó trên biển cả, và Ngài giữ vững nó trên chỗ nước nguồn.
– Đáp.
2) Ai khá trèo lên cao
sơn của Chúa, ai được đứng trong nơi thánh của Ngài? Người tay vô tội và lòng
thanh khiết, người không để lòng xu hưởng bả phù hoa. – Đáp.
3) Người đó sẽ được
Chúa chúc phúc cho, và được Thiên Chúa là Đấng cứu độ ban ân thưởng. Đó là dòng
dõi người tìm kiếm Chúa, người tìm long nhan Thiên Chúa nhà Giacóp. – Đáp.
ALLELUIA: Mt 11, 25
Alleluia, alleluia!
– Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xưng tụng Cha, vì Cha đã mạc khải những mầu nhiệm
nước trời cho những kẻ bé mọn. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Lc 17, 1-6
“Dù một ngày bảy lần nó trở lại
nói cùng con rằng: Tôi hối hận, thì con hãy tha cho nó”.
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu
phán cùng các môn đệ rằng: “Không thể nào mà không xảy ra gương xấu, nhưng vô
phúc cho kẻ nào gây ra gương xấu. Thà nó bị cột cối đá vào cổ mà ném xuống biển
còn hơn là làm gương xấu cho một trong những trẻ nhỏ này.
“Các con hãy cẩn thận:
nếu có anh em con lỗi phạm, con hãy răn bảo nó, và nếu nó hối cải, thì hãy tha
thứ cho nó; cho dù một ngày nó phạm đến con bảy lần, và bảy lần nó trở lại nói
cùng con rằng: ‘Tôi hối hận’, thì con hãy tha thứ cho nó”.
Tông đồ thưa với Chúa
rằng: “Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con”. Chúa liền phán rằng: “Nếu các
con có lòng tin bằng hạt cải, thì dẫu các con khiến cây dâu này rằng: ‘Hãy tróc
rễ lên và xuống mọc dưới biển’, nó liền vâng lời các con”. Đó là lời Chúa.
Suy Niệm : Sống Là Liên
Ðới
Trong tác phẩm
"Hãy Giúp Nhau Làm Lại Cuộc Ðời", xuất bản đầu thập niên 60, ông
Henri Vicardi, người sáng lập cơ xưởng chuyên giúp những người tàn tật tự lực
cánh sinh kể lại rằng: cơ xưởng do ông sáng lập năm 1952, khởi sự với một công
nhân bị tê bại, làm việc trong một nhà xe bỏ trống, lụp xụp. Nhưng chỉ một năm
sau, xưởng đã trở nên một cơ sở kinh doanh với số vốn cả triệu Mỹ kim và thu dụng
đến 300 công nhân. Mỗi công nhân đều có một mẫu truyện cảm động về con người
xây dựng lại cuộc đời từ sự tàn tạ của mình.
Ðiển hình là trường
hợp của Jim Chapin, một người bị tê liệt từ thắt lưng trở xuống vì một chiếc bướu
ở xương sống. Ngay sau khi được khiêng từ bàn giải phẫu xuống, các Bác sĩ đã
tuyên bố ông sẽ sống nhưng không làm gì được. Thế nhưng các Bác sĩ đã lầm: năm
đó Jim Chapin đã 62 tuổi, tuy không rời được khỏi xe lăn, ông đã tìm đến cơ xưởng
của ông Henri và bắt đầu làm lại cuộc đời. Ông cho biết rằng ông rất hãnh diện
về khả năng của mình và nhất quyết không chịu trở lại với đời sống ỷ lại và vô
vọng nữa.
Câu truyện trên đây là
một bằng chứng hùng hồn rằng dù tàn tật đến đâu, mỗi người vẫn là một giá trị độc
nhất vô nhị trên cõi đời này, và do đó có trách nhiệm đối với chính bản thân
cũng như hữu dụng cho người khác và có trách nhiệm đối với người khác.
Tin Mừng hôm nay có lẽ
nhắc nhở chúng ta về ý tưởng ấy. Chúa Giêsu nói đến hai thứ bổn phận của con
người đối với người đồng loại: một là phải sống thế nào để không trở thành cớ vấp
phạm cho người khác, hai là phải tha thứ cho nhau. Ngay từ những trang đầu
tiên, khi mạc khải về con người, Kinh Thánh đã nói đến tình liên đới. Bị Thiên
Chúa tra vấn sau khi phạm tội, Adam đã đổ lỗi cho Evà; đây quả là khuynh hướng
chạy tội và chối bỏ trách nhiệm đối với người khác; cắt đứt liên lạc với Thiên
Chúa, con người cũng muốn chối bỏ tương quan với tha nhân. Sự chối bỏ này lại
càng rõ nét trong thái độ của Cain sau khi đã giết em mình là Abel: "Tôi
có phải là người giữ em tôi đâu!"
Sống là liên đới:
không thể sống mà không cần người khác, cũng không thể sống mà không cảm thấy
có trách nhiệm đối với người khác. Cuộc sống của tôi dù âm thầm đến đâu vẫn có
âm hưởng trên người khác; dù tôi có tàn tật và bé nhỏ đến đâu, tôi vẫn là người
hữu dụng cho người khác; không có một hành động nào của tôi mà không có liên hệ
đến người khác, đó chính là ý nghĩa và giá trị của cuộc đời tôi; tôi có hạnh
phúc hay không là tùy tôi có biết sống cho người khác hay không.
Nhắc nhở chúng ta về
trách nhiệm đối với người khác, lời Chúa hôm nay cũng nói lên phẩm giá cao trọng
của mỗi người. Ðó là lý do đem lại cho chúng ta niềm tin trong cuộc sống mà
chúng ta phải không ngừng cầu xin Chúa.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày
Một Tin Vui’)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Hai Tuần 32 TN2
Bài đọc: Tit 1:1-9; Lk 17:1-6.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Người môn đệ
Đức Kitô phải tin mình có thể làm thế giới tốt hơn.
Sống trong một thế giới
có quá nhiều gương xấu: tranh giành, ghen ghét, hận thù, bạo lực, chiến tranh,
con người thường dễ có thái độ an phận tránh né hay phê bình chỉ trích. Người
xưa dạy: “Thà thắp sáng một ngọn nến hơn là ngồi nguyền rủa bóng tối.” Người
môn đệ Đức Kitô phải tin mình có thể làm thế giới tốt hơn bằng việc rao giảng
Tin Mừng và bằng việc chọn lựa các nhà lãnh đạo tốt lành. Các Bài đọc hôm nay
giúp chúng ta nhận ra những gì mình có thể làm cho thế giới đang sống tốt hơn:
Bài đọc I tường thuật sứ vụ rao giảng Tin Mừng của Phaolô và sứ vụ tổ chức lãnh
đạo của Titô. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu dạy các môn đệ cần tránh làm cớ cho người
khác vấp phạm, phải sửa dạy, và sẵn sàng tha thứ cho tha nhân; nhưng trên hết tất
cả phải có đức tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa Đấng có thể làm mọi sự, và vào sự có
thể thay đổi của tha nhân.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Rao giảng Tin Mừng và lãnh đạo giáo đòan.
Thư của Thánh Phaolô gởi
cho cộng sự viên của ngài, Titô, cho chúng ta cái nhìn vào một trong những giáo
đoàn các tín hữu đầu tiên tại Đảo Crête. Tuy việc rao giảng Tin Mừng để làm cho
con người tin vào Đức Kitô là điều đầu tiên và quan trọng hơn cả; nhưng việc tổ
chức giáo đòan để bảo vệ đức tin của các tín hữu giữa bao nhiêu cám dỗ nguy hiểm
của ba thù là điều không kém phần quan trọng. Thánh Phaolô đã khôn ngoan nhìn
nhận ra điều này nên đã cắt đặt các cộng sự viên như Timôthê và Titô, và đặt ra
những điều kiện cần thiết để các ông lựa chọn các Kỳ-mục và Giám-quản để lãnh đạo
các giáo đòan tại địa phương.
1.1/ Sứ vụ của Phaolô: Thánh Phaolô liệt kê 3 điều ngài phải làm cho các tín hữu:
(1) Trước tiên, đưa những
kẻ Thiên Chúa chọn đến đức tin.
(2) Sau đó, phải hướng
dẫn để họ nhận biết chân lý cho phù hợp với đạo thánh.
(3) Sau cùng, phải hướng
dẫn họ biết sống làm sao để đạt được sự sống đời đời mà Thiên Chúa, Đấng không
hề nói dối, đã hứa từ thuở đời đời.
1.2/ Sứ vụ của Titô: Thánh Phaolô sớm nhận ra một mình ngài không thể chu tòan
mọi công việc, mà phải cần đến sự cộng tác của nhiều người. Nhưng trước khi giao
cho họ sứ vụ, ngài phải chọn và huấn luyện các cộng sự viên. Điều cần thiết nhất
và trên hết là tất cả phải đều có một đức tin chung: tin Thiên Chúa là Cha và
tin Đức Kitô là Đấng Cứu Độ. Chính đức tin chung này là động lực cần thiết để
giúp xóa bỏ mọi khác biệt và cùng nhau làm việc để phát triển Nước Thiên Chúa.
Thánh Phaolô lặp lại những gì ngài mong muốn Titô làm: “Tôi đã để anh ở lại Đảo
Crête, chính là để anh hoàn thành công việc tổ chức, và đặt những kỳ mục trong
mỗi thành, như tôi đã truyền cho anh.” Ngài thiết lập các điều kiện cần thiết để
lựa chọn hai giới lãnh đạo trong giáo đòan:
(1) Kỳ-mục (presbusteros =
lớn tuổi): Cũng giống như truyền thống Do-Thái, những người lớn tuổi được chọn
trong dân là một thành phần của Ban Lãnh Đạo. “Kỳ mục phải là người không chê
trách được, chỉ có một đời vợ, con cái cũng tin đạo, và không mang tiếng là sống
phóng đãng hay bất phục tùng.” Vì Kỳ-mục là người sống giữa dân, nên đức tin và
tư cách của họ và gia đình sẽ được mọi người chung quanh quan sát: Nếu họ không
tu thân tề gia trước, làm sao họ có thể hướng dẫn người khác?
(2) Giám-quản (episkopos =
giám mục, người đứng đầu): là người đứng đầu và chịu trách nhiệm trước Hội-Thánh
về giáo đòan địa phương. Vì đây là chức vụ địa phương quan trọng, nên Thánh
Phaolô không những ra điều kiện về những tật xấu không nên có, mà còn những đức
tính phải có khi lựa chọn Giám-quản:
– không có các thói
quen xấu: phải là người không chê trách được, không ngạo mạn, không nóng tính,
không nghiện rượu, không hiếu chiến, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn.
– phải có những đức
tính tốt: phải hiếu khách, yêu chuộng điều thiện, chừng mực, công chính, thánh
thiện, biết tự chủ. Người ấy phải gắn bó với lời đáng tin cậy và đúng đạo lý: để
vừa có khả năng dùng giáo lý lành mạnh mà khuyên nhủ, vừa có khả năng bẻ lại những
kẻ chống đối.
2/ Phúc Âm: Đời sống đạo của người Kitô hữu
Trình thuật hôm nay
đưa ra 3 điều liên quan đến đời sống của Kitô hữu, mỗi điều tóm gọn trong 2
câu:
2.1/ Cớ làm cho người ta
vấp ngã: Tiếng Hy-Lạp dùng chữ cớ làm cho
người ta vấp ngã, skandalon. Từ ngữ này có 3 ý nghĩa:
(1) cái bẫy: để bắt
chuột, cái đinh trên đường để làm nổ bánh xe người khác;
(2) nguyên nhân cho tội:
các sòng bài, tửu lầu, nhà chứa, websites xấu, nói hành, nói chơi giỡn; ngay cả
Thập Giá của Chúa Giêsu cũng là nguyên nhân cho tội nơi những người không tin;
(3) người làm cho người
khác sa ngã: khách đưa đường, người mặc quần áo khêu gợi, khinh thường trẻ nhỏ
… Chúa Giêsu gọi Phêrô là Satan vì ông trở thành cớ cho Chúa phạm tội.
Không có lửa thì làm
sao có khói! Không có cớ thì sẽ không có tội. Không thể không có cớ làm con người
sa ngã trong thế giới; nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người khác vấp ngã. Những
người làm cớ cho các trẻ nhỏ phạm tội nặng hơn vì chúng chưa đủ trí khôn để suy
nghĩ tốt xấu. Đối với hạng người này, cần buộc cối đá vào cổ mà ném xuống biển
cho chết.
2.2/ Sửa lỗi và tha thứ: Trình thuật của Matthêu về 2 đề tài này rõ ràng hơn (x/c
Mt 18:15, 21-22). Trong Luca, 2 đề tài được tóm gọn lại trong 2 câu: (1) Phải sửa
lỗi trước và tha thứ nếu ăn năn: Chúa Giêsu nói: “Anh em hãy đề phòng! Nếu người
anh em của anh xúc phạm đến anh thì hãy khiển trách nó; nếu nó hối hận thì hãy
tha thứ cho nó.” (2) Phải luôn luôn tha thứ: “Dù nó xúc phạm đến anh một ngày đến
bảy lần, rồi bảy lần trở lại nói với anh: “Tôi hối hận”, thì anh cũng phải tha
cho nó.”
2.3/ Sức mạnh của đức
tin: Các Tông Đồ thưa với Chúa Giêsu: “Thưa
Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con,” vì không dễ để tránh làm cớ cho người
khác phạm tội và không dễ để luôn tha thứ cho người xúc phạm đến mình. Chúa
đáp: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu
này: “Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc”, nó cũng sẽ vâng lời anh em.”
Thái độ tin tưởng cần thiết để ra tay làm việc: nếu không có thái độ này, sẽ
không thể hòan tất bất cứ điều gì. Thiên Chúa không truyền cho con người làm điều
không thể: Nếu con người tin nơi Thiên Chúa, họ có thể làm những chuyện không
ngờ; vì không có điều gì là không thể đối với Thiên Chúa. Lịch sử đã nhiều lần
chứng minh những điều này: các phép lạ thực sự xảy ra.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta phải tin
mình có thể xây dựng thế giới tốt đẹp hơn: (1) bằng việc rao giảng Tin Mừng hay
bằng việc cắt cử những nhà lãnh đạo tốt lành; hay (2): tạo môi trường sống lành
mạnh: dạy cho mọi người biết làm gương sáng, tránh gương mù, sửa dạy, và tha thứ
cho nhau.
Linh mục Anthony
Đinh Minh Tiên, OP
12/11/2018 – THỨ HAI TUẦN 32 TN
Th. Giô-sa-phát, giám mục, tử đạo Lc 17,1-6
TÂM NHÂN HẬU
“Nếu một ngày bảy lần nó trở lại nói với anh: ‘Tôi hối hận’
thì anh cũng phải tha cho nó.” (Lc 17,4)
Suy niệm: “Quá tam ba bận” đã là quá
nhiều để có thể thông cảm cho người lầm lỡ. Ấy vậy mà Chúa Giê-su dạy ta tha thứ
không chỉ có thế. Thử tưởng tượng, một người làm việc một ngày tám tiếng mà phạm
lỗi đến bảy lần, mà cứ mỗi lần như thế ta lại phải tha thứ!!! Hành động tha thứ
chỉ phát xuất được từ chính tâm nhân hậu. Tâm nhân hậu không chỉ là yêu thương
thế nào cũng được, mà là yêu bằng một trái tim thật lớn, đến độ không sự xúc phạm
nào có thể làm quị ngã; và là yêu bằng một tình yêu sung mãn đến độ tha thứ
luôn mãi mà không bao giờ mệt mỏi, không bao giờ bị nghèo đi. Tâm nhân hậu như
thế chỉ có nơi Đức Giê-su. Nhưng ta có thể xin Ngài cho ta được điều đó.
Mời Bạn: Năm 2007, khi còn đang lăn
lộn với căn bệnh thận giai đoạn cuối, Nguyễn Hồng Công đã viết cuốn tự truyện
“Khát Vọng Sống Để Yêu”. Kinh nghiệm của người sắp chết nhắc nhở chúng ta, mỗi
người chỉ có một đời sống: Sống để yêu, và yêu chính là hạnh phúc. Vậy mà đôi
khi ta lại mất quá nhiều thời gian để giận dữ, thù hằn. Lời Chúa hôm nay mời ta
không chỉ yêu những người yêu mình, mà yêu cả những cái giới hạn và đầy lầm lỗi
của người khắc mình. Yêu là tha thứ và tha thứ không ngừng. Đó mới là tâm nhân
hậu mà Chúa muốn ta sống.
Chia sẻ cảm nghiệm của
bạn khi được người khác tha thứ và bạn cũng đã tha thứ cho người xúc phạm đến bạn.
Sống Lời Chúa: Nếu có ai còn đang bất hoà
với bạn, bạn hãy đến làm hoà.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin
cho con biết lắng nghe, biết cảm thông với người khác và nhất là luôn sẵn lòng
tha thứ.
(5 Phút Lời Chúa)
Làm cớ vấp ngã (12.11.2018 – Thứ
hai Tuần 32 Thường niên)
Suy niệm:
Thỉnh thoảng báo chí lại nói đến một chuyện không hay nào
đó
bị coi là gây sốc hay phản cảm.
Có những chuyện tồi tệ hơn được gọi là xì-căng-đan.
Xì-căng-đan gốc là một từ Hy-lạp dùng trong Tân Ước (scandalon)
để chỉ một viên đá làm người ta vấp ngã (Rm 11, 9),
hay một duyên cớ khiến người ta phạm tội (Mt 13, 41).
bị coi là gây sốc hay phản cảm.
Có những chuyện tồi tệ hơn được gọi là xì-căng-đan.
Xì-căng-đan gốc là một từ Hy-lạp dùng trong Tân Ước (scandalon)
để chỉ một viên đá làm người ta vấp ngã (Rm 11, 9),
hay một duyên cớ khiến người ta phạm tội (Mt 13, 41).
Trong Giáo Hội đôi khi cũng có những xì-căng-đan.
Nơi bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nhắc chúng ta hãy đề phòng
về những xì-căng-đan trong chính cộng đoàn tín hữu.
Ngài nhìn nhận rằng không thể nào tránh được những xì-căng-đan (c. 1).
Nhưng Ngài lại rất nặng lời với người nào gây ra cớ vấp phạm đó.
Cột cối đá lớn vào cổ anh ta và xô xuống biển cho chết đi
thì tốt cho anh ấy hơn là để anh ấy làm cớ phạm tội
cho một trong những kẻ bé nhỏ này (c. 2).
Những kẻ bé nhỏ ở đây là những người môn đệ của Chúa.
Nơi bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nhắc chúng ta hãy đề phòng
về những xì-căng-đan trong chính cộng đoàn tín hữu.
Ngài nhìn nhận rằng không thể nào tránh được những xì-căng-đan (c. 1).
Nhưng Ngài lại rất nặng lời với người nào gây ra cớ vấp phạm đó.
Cột cối đá lớn vào cổ anh ta và xô xuống biển cho chết đi
thì tốt cho anh ấy hơn là để anh ấy làm cớ phạm tội
cho một trong những kẻ bé nhỏ này (c. 2).
Những kẻ bé nhỏ ở đây là những người môn đệ của Chúa.
Rõ ràng Đức Giêsu quý tâm hồn trong sạch của con người.
Tuy hiền lành, nhưng Ngài lại tỏ ra không khoan nhượng
với những kẻ làm gương xấu khiến người khác phạm tội.
Ngài muốn bảo vệ những kẻ yếu đuối, đơn sơ, thiếu bản lãnh.
Ngài không muốn những Kitô hữu khác lợi dụng, lôi kéo họ,
khiến họ mất đức tin, mất niềm hy vọng và mất lòng yêu mến.
Trong bài diễn từ cuối cho các kỳ mục của Êphêsô ở Mi-lê-tô,
thánh Phaolô đã khuyên các ông nên coi chừng sói dữ vào đàn chiên,
“giảng dạy những điều sai lạc, lôi cuốn các môn đệ đi theo” (Cv 20,30).
Tuy hiền lành, nhưng Ngài lại tỏ ra không khoan nhượng
với những kẻ làm gương xấu khiến người khác phạm tội.
Ngài muốn bảo vệ những kẻ yếu đuối, đơn sơ, thiếu bản lãnh.
Ngài không muốn những Kitô hữu khác lợi dụng, lôi kéo họ,
khiến họ mất đức tin, mất niềm hy vọng và mất lòng yêu mến.
Trong bài diễn từ cuối cho các kỳ mục của Êphêsô ở Mi-lê-tô,
thánh Phaolô đã khuyên các ông nên coi chừng sói dữ vào đàn chiên,
“giảng dạy những điều sai lạc, lôi cuốn các môn đệ đi theo” (Cv 20,30).
Làm cớ cho người khác phạm tội
là một tội chúng ta ít để ý và ít xưng thú.
Chúng ta cho mình có quyền tự do nói và làm điều mình thấy là đúng.
Nhưng khi làm như vậy, chúng ta lại không để ý
đến những thương tổn có thể gây ra nơi lương tâm
của những người anh em yếu đuối trong cộng đoàn,
cũng như đến chuyện làm cớ cho anh em mình sa ngã (1 Cr 8, 11.13).
Thánh Phaolô nhấn mạnh: phạm đến anh em là phạm đến Đức Kitô.
Không thể vì tự do của tôi mà làm mất một người anh em
đã được Đức Kitô chết cho (1 Cr 8, 11).
là một tội chúng ta ít để ý và ít xưng thú.
Chúng ta cho mình có quyền tự do nói và làm điều mình thấy là đúng.
Nhưng khi làm như vậy, chúng ta lại không để ý
đến những thương tổn có thể gây ra nơi lương tâm
của những người anh em yếu đuối trong cộng đoàn,
cũng như đến chuyện làm cớ cho anh em mình sa ngã (1 Cr 8, 11.13).
Thánh Phaolô nhấn mạnh: phạm đến anh em là phạm đến Đức Kitô.
Không thể vì tự do của tôi mà làm mất một người anh em
đã được Đức Kitô chết cho (1 Cr 8, 11).
Trong cuộc sống nối mạng toàn cầu hiện nay,
cái tốt và cái xấu được loan đi xa với tốc độ chớp nhoáng.
Một biến cố mới xảy ra ở đây, lập tức cả thế giới đều biết.
Nhưng cái xấu xem ra hấp dẫn hơn, mạnh mẽ hơn, dễ bắt chước hơn,
khiến con người hôm nay, đặc biệt là giới trẻ, bị ảnh hưởng nặng nề.
Làm thế nào để những gương tốt được nhân lên khắp đó đây?
Làm thế nào để Giáo Hội bớt đi những viên đá làm người ta vấp ngã?
Mong có ngày một giáo dân bình thường cũng biết nhận định đúng sai
khi tiếp thu đủ thứ thông tin từ mọi nguồn.
cái tốt và cái xấu được loan đi xa với tốc độ chớp nhoáng.
Một biến cố mới xảy ra ở đây, lập tức cả thế giới đều biết.
Nhưng cái xấu xem ra hấp dẫn hơn, mạnh mẽ hơn, dễ bắt chước hơn,
khiến con người hôm nay, đặc biệt là giới trẻ, bị ảnh hưởng nặng nề.
Làm thế nào để những gương tốt được nhân lên khắp đó đây?
Làm thế nào để Giáo Hội bớt đi những viên đá làm người ta vấp ngã?
Mong có ngày một giáo dân bình thường cũng biết nhận định đúng sai
khi tiếp thu đủ thứ thông tin từ mọi nguồn.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa,
việc tông đồ của con phải là việc tông đồ diễn tả lòng tốt.
để khi thấy con, người ta phải nói:
“vì anh này tốt quá, nên đạo của anh phải là đạo tốt”.
việc tông đồ của con phải là việc tông đồ diễn tả lòng tốt.
để khi thấy con, người ta phải nói:
“vì anh này tốt quá, nên đạo của anh phải là đạo tốt”.
Và nếu có ai hỏi con tại sao con lại hiền lành và tốt
như thế,
con sẽ trả lời vì con là tôi tớ của một Đấng tốt hơn con nhiều.
“Chớ chi bạn biết được Chủ Giêsu của tôi tốt biết bao!”
con sẽ trả lời vì con là tôi tớ của một Đấng tốt hơn con nhiều.
“Chớ chi bạn biết được Chủ Giêsu của tôi tốt biết bao!”
Con muốn sống thật tốt để người ta có thể nói:
“Nếu tôi tớ mà tốt như vậy, thì Chủ sẽ tốt đến thế nào!”
“Nếu tôi tớ mà tốt như vậy, thì Chủ sẽ tốt đến thế nào!”
(Chân phước Charles Foucauld)
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
12 THÁNG MƯỜI MỘT
Xin Hãy Quan Tâm Đến
Thế Hệ Trẻ
Chúng ta đang càng
ngày càng phải khẩn trương hơn trong việc cổ võ một khát vọng mãnh liệt và thâm
sâu muốn bảo vệ con người và bảo vệ sự sống con người, nhất là giữa những người
trẻ. Chúng ta phải giáo dục và giúp các bạn trẻ trở thành những con người trưởng
thành để các bạn ấy có thể biểu dương tính thánh thiện của sự sống con người
trong thế giới chúng ta. Vâng, chúng ta phải làm thấm nhập trong họ một niềm
tôn trọng sâu xa đối với các giá trị Kitô giáo đích thực dựa trên những xác tín
mạnh mẽ của bản thân họ.
Bổn phận của chúng ta
là giúp các bạn trẻ và không ngăn trở họ trên con đường tiến tới trưởng thành
hoàn toàn trong Đức Kitô. Các bạn trẻ có quyền hưởng một nền giáo dục thích
đáng để họ có thể lèo lái thế giới này trong tương lai. Tôi tha thiết mời gọi
các bậc phụ huynh, các nhà giáo, nhà văn, ký giả, các nhà khoa học, các nghệ
sĩ, và mọi người … vâng, tôi mời gọi tất cả những ai tin vào phẩm giá con người
hãy đóng góp phần mình cho thế hệ trẻ hôm nay.
Thế hệ của ngàn năm thứ
ba phải tránh những nỗi kinh hoàng đã làm cho thế kỷ XX của chúng ta nhuộm đỏ
máu. Còn có vô số bước phát triển mà xã hội con người có thể thực hiện để phục
vụ cho chính con người. Khi chúng ta tiến bước đến tương lai, chúng ta có trong
tay những khả năng chưa từng có để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn và nhân đạo
hơn theo tinh thần của Tin Mừng.
– suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 12-11
Thánh Josaphat,
giám mục tử đạo
Tt 1, 1-9; Lc 17,
1-6.
LỜI SUY NIỆM: Đức Giêsu nói
với các môn đệ rằng: “Không thể không có những cớ làm cho người ta vấp ngã,
nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã! Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và
xô xuống biển còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những kẻ bé nhỏ
này vấp ngã. Anh em hãy đề phòng.”
Trong cuộc sống của mỗi người chúng ta hôm nay, luôn phải biết đề phòng, lời ăn
tiếng nói, với những tư tưởng và hành động của chúng ta có trở nên cớ vấp ngã
cho những người đang sống chung quanh mình? Đặc biệt là đối với các trẻ nhỏ?
Chúa Giêsu là Đấng rất nhân lành và rộng lòng tha thứ, thế mà, đối với những kẻ
làm cớ cho người ta váp ngã Chúa lại lên án một cách nặng nề: “Thà buộc cối đá
lớn vào cổ nó và xô xuống biển còn lợi cho nó hơn.”
Lạy Chúa Giêsu. Chúa dạy chúng con đừng nên cớ cho người khác váp ngã. Xin Chúa
ban cho chúng con những ơn cần thiết trong cuộc sống để chúng con không làm cớ
cho người khác vấp ngã; nhưng cho chúng con có đời sống tốt đẹp để nên gương
sáng nơi môi trường chúng con đang sống.
Mạnh Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày 12-11
Thánh GIOSAPHAT
Giám mục, Tử đạo
(1580 – 1625)
Thánh Giosaphat sinh
năm 1580 (vài tác giả nói là 1584), ở Vladimir, thủ đô của Volynia miền
Ukraine, rồi sau là một tỉnh của Balan dầu cha mẹ Ngài thuộc dòng quí phái,
nhưng họ đã nhập thương trường với vài thành công và cha Ngài đã trở thành nghị
viên thành phố. Giosaphat (tên rửa tội là Gioan) trước hết đã học nghề với một
thương gia ở Vilna miền Lithuania và làm việc với ông tới năm 1604 khi Ngài trở
thành một tu sĩ nhà dòng Basiliô ở Vilna.
Các Kitô hữu Ruthenia
và Ukraina phần lớn theo nghi thức Byzantine bị phân rẽ sâu xa kể từ khi một số
đông các giám mục của họ năm 1596 tuyên bố ở Brest- Litovsk hiệp nhất với Giáo
hội Roma. Thượng phụ giáo chủ ở Constantinople đã cố gắng ngăn cản sự chia cắt
này khỏi giáo hội chính thống và đã đặt một vị nhiếp chính cho Ruthenia vì mục
đích này. Điều này chẳng quen thuộc với các bậc vị vọng địa phương vì họ coi đó
như một đe dọa cho sự tự chủ của họ, nhưng lại được vương quốc Balan và chính
quyền trung ương ủng hộ hoàn toàn.
Dầu vậy suốt cuộc đời,
thánh Giosaphat luôn trung thành với Thánh nhân, viễn quan thiêng liêng và phụng
vụ của Ngài theo nghi thức Byzantine. Ngài đã học thuộc lòng toàn sách các phép
bằng tiếng Slave như một đứa trẻ, nắm giữ nghiêm nhặt việc ăn chay theo lịch
Byzantine còn nhặt nhiệm hơn lịch chay tịnh của Roma nhiều, và kinh nguyện Ngài
cũng dùng nhiều nhất là “Kinh nguyện Chúa Giêsu”, lòng sùng kính được nhiều nhà
khổ hạnh và thần trí Kitô giáo Đông phương ưa thích. Nhưng lý lẽ của nhưng người
theo Chính thống hay giáo hoàng, và những thúc đẩy đưa tới đối nghịch chính trị
đều vô nghĩa đối với thánh Giosaphat, Ngài không thể tin được rằng những việc
sùng mộ và phong tục của dân tộc Ngài và dĩ nhiên của toàn thế giới lại không
hòa được với sự trung thành đối với Giáo hội hiệp nhất dưới thánh nhan.
Ngài sớm nổi tiếng với
những khắc khổ nhiệm nhặt và với kiến thức của Ngài. Ngài được tấn phong linh mục
năm 1609 và sớm nổi tiếng như là vị hứơng dẫn thiêng liêng. Ngài cũng viết nhiều
sách tranh luận về thời này (về phép tửa của thánh Vladimir, về sự gải mạo của
các sách tiếng Slave).
Năm 1617, Ngài được
thánh hiến làm giám mục Vitebsk với quyền kế vị Đức Tổng giám mục Pskov. Ngài
đã làm tổng giám mục Pskov năm 1618. Được dân chúng kính trọng, Ngài lại cương
quyết với những người ly khai, không chấp nhận cả những nhượng bộ chính quyền
trung ương Balan định làm. Năm 1623 khi đang viếng Vitebsk, Ngài bị một đám
đông theo tinh thần quốc gia quá khích tấn công chặt đầu và bắn chết. Xác Ngài
được đưa về Pskov và trên đường về này đã được nhiều người tôn kính gồm cả những
người thủ địch của Ngài nữa.
Cuộc tử đạo của Ngài
đã bảo đảm sự hồi sinh của Giáo hội công giáo Slave. Họ khác về phong tục, kỷ
luật, phụng vụ và ngôn ngữ với người Balan theo công giáo Roma, trong khi đó họ
vẫn độc lập với Maxcơva và người Nga vì sự liên kết của họ với Roma. Bởi đó họ
trở thành một trung tâm quan trọng của phong trào quốc gia Ruthania.
Đức giáo hoàng Urbanô
VIII năm 1628 đã khởi đầu cuộc án phong thánh cho Giosaphat khi mở mộ ra và thấy
xác Ngài còn nguyên vẹn. Ngài được phong chân phước năm 1643 và được phong
thánh năm 1867.
(daminhvn.net)
12 Tháng Mười Một
Tình Yêu Mạnh Hơn Thời Gian
Một hôm, vua Ai Cập
đang đứng chiêm ngưỡng những bia tháp mà ông đã cho dựng lên tại thành phố
Eliopolis. Bỗng nhiên có một cụ già râu tóc bạc phơ không biết từ đâu đến, đã
cười ngạo nghễ và thách thức với nhà vua như sau: Hãy bỏ tất cả và cút đi…
Nhà vua giận tím
gan, thế nhưng ông ta đã tự chủ và trả lời: “Hỡi người già, ngươi là ai mà dám
ra lệnh cho ta một cách hỗn láo như thế… Không lẽ ngươi có nhiều quyền thế hơn
ta?”.
Lão ông tự giới thiệu:
“Ðúng thế, bởi vì ta là Thời Gian…”.
Nghe đến tên Thời
Gian, vua Ai Cập tái mặt và té khỏi ngai vàng… Cùng với ông, cả đế quốc Ai Cập
cũng sụp đổ.
Lão già Thời Gian
cũng rảo qua khắp các đế quốc trên thế giới. Lão đi đến đâu, thì các đế quốc
rơi rụng như sung: Hôm nay tại Babylone, ngày mai tại Athène, ngày mốt tại
Ninive, tại Carthage…
Nhưng ngày kia, người
ta bỗng thấy xuất hiện tại đồi Vatican một cụ già khác. Cụ tuyên bố nghênh chiến
với lão già Thời Gian. Lão già Thời Gian tưởng mình có thể phá vỡ tất cả mọi
công trình của con người trên trần gian này. Cũng một giọng điệu vô cùng hách dịch,
lão ta cũng đến trước cửa Vatican và dõng dạc tuyên bố: “Ta là Thời Gian đây”.
Tiếng gầm thét đó đã làm rung chuyển trái đất, thế nhưng đã không làm cho bô
lão trên ngọn đồi Vatican mảy may lo sợ. Cụ bình tĩnh đáp lại: “Còn ta, ta
chính là Vĩnh Cửu!… Xuyên qua các thế hệ, ta phải đại diện cho lòng chung thủy
của Thiên Chúa đối với loài người…”.
Thời gian là liều thuốc
chữa được mọi khổ đau… Thời gian giúp chúng ta quên được dĩ vãng u buồn… Ðó là
những câu nói mà chúng ta thường dùng để tự an ủi mình hoặc người khác khi đứng
trước thất bại, hay bất cứ một nỗi bất hạnh nào…
Mà quả thật, thời gian
không những giúp chúng ta chữa lành được nhiều vết thương trong cuộc sống, thời
gian còn là một kẻ phá hoại tàn nhẫn. Cái chết xảy ra hằng ngày xung quanh
chúng ta là một chiến thắng của thời gian. Sự sụp đổ của không biết bao nhiêu đế
quốc trên cõi trần này cũng là một chiến thắng của thời gian…
Chỉ có một sức mạnh thời
gian phải nhượng bộ: đó là sức mạnh của Tình Yêu. Chúng ta thường nói: Tình Yêu
mạnh hơn sự chết. Ðúng hơn, chúng ta phải nói: Tình Yêu mạnh hơn Thời Gian, bởi
lẽ thời gian không bao giờ có thể xóa mờ được tình yêu.
Bất cứ một nghĩa cử
yêu thương nào mà con người làm cho tha nhân, đều trở thành bất diệt. Những
nghĩa cử yêu thương trở thành bất diệt là bởi vì nó tham dự vào tình yêu của
Thiên Chúa. Người sống cho kẻ khác là người sống cho Chúa. Và ai sống cho Chúa
tức là sống mãi trong Tình Yêu.
Chúng ta đang cầu nguyện
cho các đẳng linh hồn trong tháng 11 này. Chúng ta cầu nguyện vì chúng ta tin rằng
thời gian đã không đưa họ đi vào quên lãng. Trong tình yêu của Chúa mà chúng ta
đang san sẻ cho những người xung quanh, những người quá cố cũng sẽ được sống
mãi. Còn lời kinh nào hữu hiệu hơn cho những người quá cố cho bằng những nghĩa
cử yêu thương của chúng ta…
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét