Pew: Hoa Kỳ là quốc gia sùng
đạo nhất trong các nước dân chủ Tây phương giàu có
Lệ Hằng, F.M.A.
10/Nov/2018
Trung tâm Pew, cơ quan chuyên
nghiên cứu về các vấn đề xã hội, tôn giáo và ý kiến công cộng có trụ sở tại
Washington, DC vừa công bố kết quả cuộc nghiên cứu mới nhất của họ, cho thấy
người dân Mỹ trong thực tế là những người sốt sắng tham gia vào các buổi lễ và
sinh hoạt tôn giáo hơn hẳn người dân các nước dân chủ Tây phương giàu có khác
như Canada, Úc, và các nước Âu Châu.
Theo nghiên cứu này, hơn một nửa số người Mỹ trưởng thành (55%) cho biết họ vẫn cầu nguyện hàng ngày, so với 25% ở Canada, 18% ở Úc và 6% ở Anh. Căn cứ trên các con số thống kê đưa ra, thói quen cầu nguyện hàng ngày của người Mỹ, trong thực tế cũng giống như dân chúng ở nhiều quốc gia nghèo, chậm phát triển như Nam Phi (52%), Bangladesh (57%) và Bolivia (Nam Mỹ- 56 %) - so với các quốc gia giàu có hơn.
Như thế, Hoa Kỳ là nước duy nhất trong số 102 quốc gia được PEW khảo sát có số dân chúng vừa giàu có vừa cầu nguyện thường xuyên cao hơn mức trung bình trên thế giới. Ở mỗi nước được khảo sát khác với tổng sản lượng quốc gia hơn 30.000 USD cho mỗi đầu người, chỉ có ít hơn 40% người trưởng thành nói rằng họ cầu nguyện mỗi ngày.
Khuynh hướng sùng đạo hơn của người Mỹ so với nhiều nước Tây phương khác đã thu hút các nhà khoa học xã hội . Một lập luận phổ biến trong số những nhà xã hội học đương đại là sự tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ đã cho phép các tôn giáo được tự do truyền đạo mà không có sự can thiệp của chính quyền, tạo cơ hội cho người dân được tiếp cận gần gũi để tìm hiểu sâu sắc hơn về tôn giáo. Một số những nhà xã hội học khác gần đây cho rằng có mối tương quan giữa mức thu nhập của người Mỹ với việc sùng đạo của họ. Theo những khoa học gia này, càng những người có thu nhập thấp thì càng sốt sắng cầu nguyện hơn những người có thu nhập cao. Những khám phá từ cuộc khảo sát của PEW cho thấy một thực tế trong đời sống tâm linh của người Mỹ không giống như nhận xét của những khoa học gia nói trên.
Theo nghiên cứu này, hơn một nửa số người Mỹ trưởng thành (55%) cho biết họ vẫn cầu nguyện hàng ngày, so với 25% ở Canada, 18% ở Úc và 6% ở Anh. Căn cứ trên các con số thống kê đưa ra, thói quen cầu nguyện hàng ngày của người Mỹ, trong thực tế cũng giống như dân chúng ở nhiều quốc gia nghèo, chậm phát triển như Nam Phi (52%), Bangladesh (57%) và Bolivia (Nam Mỹ- 56 %) - so với các quốc gia giàu có hơn.
Như thế, Hoa Kỳ là nước duy nhất trong số 102 quốc gia được PEW khảo sát có số dân chúng vừa giàu có vừa cầu nguyện thường xuyên cao hơn mức trung bình trên thế giới. Ở mỗi nước được khảo sát khác với tổng sản lượng quốc gia hơn 30.000 USD cho mỗi đầu người, chỉ có ít hơn 40% người trưởng thành nói rằng họ cầu nguyện mỗi ngày.
Khuynh hướng sùng đạo hơn của người Mỹ so với nhiều nước Tây phương khác đã thu hút các nhà khoa học xã hội . Một lập luận phổ biến trong số những nhà xã hội học đương đại là sự tự do tôn giáo ở Hoa Kỳ đã cho phép các tôn giáo được tự do truyền đạo mà không có sự can thiệp của chính quyền, tạo cơ hội cho người dân được tiếp cận gần gũi để tìm hiểu sâu sắc hơn về tôn giáo. Một số những nhà xã hội học khác gần đây cho rằng có mối tương quan giữa mức thu nhập của người Mỹ với việc sùng đạo của họ. Theo những khoa học gia này, càng những người có thu nhập thấp thì càng sốt sắng cầu nguyện hơn những người có thu nhập cao. Những khám phá từ cuộc khảo sát của PEW cho thấy một thực tế trong đời sống tâm linh của người Mỹ không giống như nhận xét của những khoa học gia nói trên.
Vào năm 1966, tạp chí Time đã nổi
tiếng với cuộc khảo sát liệu Hoa Kỳ có đang trở nên thế tục hóa hay không khi tạp
chí này đăng câu hỏi “Chúa Đã Chết Rồi Sao?” ngay trên trang bìa. Tuy nhiên,
câu hỏi này đã bị cho là quá hấp tấp: Hoa Kỳ vẫn là một quốc gia duy tâm mạnh mẽ
và có nhiều người mộ đạo nhất trong tổng số các nước dân chủ phương Tây giàu có
nhất thế giới.
Tại Việt Nam thì sao? Cuộc khảo sát cho thấy Việt Nam nằm ở gần chót của cả hai nấc thang thu nhập (tổng sản phẩm quốc nội là 5 ngàn đô một năm cho mỗi đầu người) và tỷ lệ người trưởng thành với thói quen cầu nguyện hàng ngày ở mức khoảng 14%. So với Trung cộng (14 ngàn đô, 1%); Vương quốc Anh (41 ngàn đô và 6%); Thuỵ điển (58 ngàn đô và 7%); Afghnistan ở mức nghèo nhất nhì thế giới (2 ngàn đô) nhưng lại là dân tộc sùng đạo nhất với khoảng 96% người cầu nguyện hàng ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét