Tạp chí Églises d'Asie phỏng vấn
Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Nguyễn Trọng Đa chuyển ngữ
07/Nov/2018
Hà Nội: Phỏng vấn Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Tạp chí Eglises d'Asie (Các Giáo hội châu Á)
Tạp chí Eglises d'Asie (Các Giáo hội châu Á)
23-10-2018
– Chào đời ở Đà Lạt, miền Nam Việt Nam, Hồng Y Phêrô Nguyễn
Văn Nhơn là Giám mục của giáo phận Đà Lạt từ năm 1994 đến năm 2010. Sau đó,
ngài kế vị Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt ở toà Tổng Giáo phận Hà Nội
ngày 13-5-2010. Từ năm 2007 đến năm 2013, ngài làm Chủ tịch Hội đồng Giám mục
Việt Nam. Ngài được Đức Giáo Hoàng Phanxicô nâng lên tước Hồng Y ngày
14-2-2015. Hiện nay, Tổng Giáo phận của ngài có 320.000 người Công Giáo, tức
chiếm 3,7% trong dân số hơn 8,5 triệu người,. Được Đức Giáo Hoàng Alexander VII
thiết lập ngày 9-9-1659, Giáo phận Tông Tòa Đàng Ngoài, được quản lý bởi Hội Thừa
sai Paris (MEP) đến năm 1950, trở thành Tổng Giáo Phận Hà Nội vào năm 1960. Sau
năm 1954, nhiều tín hữu bị đàn áp, Giám mục bị cầm tù, sau đó bị quản thúc tại
nhà, và các Dòng tu bị phân tán, hầu hết các linh mục bị cấm làm thừa tác của
mình. Sau đó hàng trăm ngàn người Công Giáo đã di cư vào miền Nam. Sau thập
niên 1960, một số linh mục đã có thể tiếp tục thi hành thừa tác của mình. Sự kềm
kẹp được nới lỏng trong thập niên 1990. Trong số dân hơn 8,5 triệu người, Tổng
giáo phận Hà Nội hiện có 3,7% người Công Giáo, hay 320.000 tín hữu. 155 linh mục
(gồm 120 linh mục triều và 35 linh mục Dòng) quản lý 145 giáo xứ. Tổng giáo phận
cũng có 452 nữ tu và 54 nam tu sĩ.
Tổng Giáo phận của Hồng Y hiên nay ra sao?
Đức Hồng Y Nhơn: Là người miền Nam, sống ở Đà Lạt, tôi mới chỉ về Hà Nội được 8 năm. Tôi nhận thấy rằng Tổng giáo phận này có một đức tin nhiệt thành, đặc biệt dựa vào mười lăm vị thánh tử đạo của chúng tôi. Như văn sĩ Tertullian đã viết: "Máu của các thánh tử đạo là hạt giống của Hội thánh". Điều này là đặc biệt đúng ở đây. Các giáo xứ của chúng tôi đều nhận thức được rằng họ được phát sinh từ các chứng nhân đức tin nhự vậy. Giống như hầu hết các giáo phận ở Việt Nam, chúng tôi có nhiều ơn gọi tu trì. Hầu hết các ơn gọ này phát sinh tử trong gia đình. Mỗi gia đình luôn hy vọng dâng ít nhất một ơn gọi cho Hội Thánh. Đối với họ, đây là một dấu hiệu của phước lành Thiên Chúa trao ban.
Hồng Y hình dung tương lai như thế nào?
Bối cảnh đang thay đổi, đặc biệt là ở các thành phố. Các gia đình ngày càng ít người hơn. Nhiều chuyện, nhất là sự hấp dẫn của một đời sống vật chất dễ dàng, làm xao lãng các người trẻ tuổi về ơn gọi tu trì khả dĩ của họ.
Đâu là mối quan hệ của Hồng Y với chính quyền?
Nói chung, chúng tôi nhận thấy một sự cởi mở hơn, một sự hiểu biết nhau tốt hơn. Nhưng các khó khăn vẫn còn đó. Có nhiều điểm cơ bản chưa được giải quyết. Dự thảo luật về tôn giáo, được bỏ phiếu vào năm 2018, chưa cho thấy các thay đổi thực sự trong việc xử lý các vụ việc. Ở mỗi thời điểm, chúng tôi có nguy cơ vi phạm pháp luật. Mọi thứ phụ thuộc vào nơi chốn và con người. Chúng tôi luôn sống một chút dưới sự đe dọa. Đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản. Một số giáo phận Việt Nam đã mất hơn một nửa tài sản của họ, có nơi mất tới 80%. Nói rằng chúng tôi chống Cộng là không phải là một thuật ngữ đúng đắn. Bởi vì điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ gây chiến, sẽ cố gắng lật đổ chế độ. Điều đó là không phải trường hợp ở đây. Chúng tôi đơn giản cố gắng chịu đựng chế độ. Sau 40 năm cộng sản, chúng tôi chỉ muốn thực hiện đức ái của Chúa Kitô. Hành động của chúng tôi không phải là ý thức hệ. Chúng tôi không hề làm chính trị.
Trong khu vực nào, Hồng Y muốn thấy Hội Thánh phát triển?
Trong lĩnh vực giáo dục, chính phủ phải ý thức rằng một mình chính phủ không thể đảm bảo chất lượng giáo dục tốt trong trường học. Trong số các người Công Giáo, chúng tôi có rất nhiều người chuẩn bị tốt với tấm lòng, họ không được thúc đẩy bởi sự lôi cuốn của tiền bạc. Việc mở rộng này có thể và phải xảy ra. Giáo dục là một trong các thế mạnh của Giáo Hội chúng tôi.
Chính quyền từ lâu đã nghi ngờ người Công Giáo, họ bị cáo buộc làm gián điệp cho nước ngoài. Hiện nay còn như vậy không, thưa Hồng Y?
Việc cáo buộc đạo Công Giáo là một tôn giáo ngoại lai, đã từ lâu là một cái cớ cho một chính sách chống tôn giáo. Về mặt lịch sử, chủ nghĩa thực dân đã đến Việt Nam thật là chậm trễ, sau khi đạo Công Giáo đã đén Việt Nam. Vào thế kỷ thứ XIX, nhiều vị tử vì đạo bì hành hình, không phải vì mối quan hệ của họ với người nước ngoài, nhưng bởi vì đức tin của họ đã thách thức chế độ vua chúa và quan quyền.
Hồng Y giải thích thế nào vể sự bén rễ đức tin sâu sắc cũa người Công Giáo Việt Nam, bất chấp mọi khó khăn thử thách mà họ đã trải qua?
Ở Việt Nam, văn hóa gia đình là nền tảng. Các điều này đến với chúng tôi từ trái tim, bén rễ trong truyền thống: kính trọng cha mẹ, cấp trên, Hội Thánh, Thiên Chúa. Ngày nay, trong khi các gia đình suy yếu đi, chúng tôi nhận thấy một nguy cơ ít tôn trọng trật tự của các điều này.
Đâu là các điểm quan tâm của Hồng Y cho tương lai của Hội Thánh?
Chúng tôi có thể thấy rằng những gì xảy ra ở các nước khác sẽ đến sớm hay muộn với chúng tôi. Sự thế tục hóa xuất hiện rõ ràng. Chúng tôi phải chuẩn bị cho việc này. Chúng tôi phải nội tâm hóa đức tin, phục vụ người nghèo, chiến đấu chống lại tình trạng giáo sĩ hóa. Trong khi các điểm hấp dẫn của một đời sống vật chất tốt ảnh hưởng đến người trẻ tuổi, việc gia nhập chủng viện để hiến đời mình phụng sự Chúa không còn là rõ ràng nữa. Linh mục sẽ ngày càng là ít điểm tham chiếu duy nhất cho đức tin và lòng đạo đức. Ngoài ra, vấn đề sinh thái là rất quan trọng đối với chúng tôi. Nhiều giáo xứ thực hiện các hoạt động thu gom và tái chế rác thải. Nếu chúng tôi đòi hỏi sự tự do để đến giúp đỡ người nghèo nhiều hơn nữa, chúng tôi phải làm gương và tự huy động.
Hồng Y muốn nói gì với Giáo hội Pháp không?
Chúng tôi hết lòng cảm ơn Giáo hội Pháp và Hội Thừa Sai Paris (MEP) đã là những người đầu tiên đem Tin Mừng đến đất nước chúng tôi. Chúng tôi luôn giữ mối quan hệ tốt đẹp này với Giáo hội Pháp. Hơn một nửa các Giám mục trẻ của chúng tôi được đào tạo tại Pháp, đặc biệt là tại Học Viện Công Giáo Paris (Institut catholique de Paris), được tiếp đón du học bởi các linh mục Hội Thừa Sai. Chúng tôi đang cố gắng củng cố những gì mà các nhà truyền giáo đã đến gieo trồng ở Việt Nam. Chúng tôi cầu nguyện cho Giáo Hội Pháp, trước đây là trưởng nữ của Giáo Hội, được luôn xứng đáng với tên gọi này.
Hồng Y mong đợi một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đến Việt Nam chăng?
Chúng tôi vẫn luôn hy vọng một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Việt Nam. Nhưng điều này đòi hỏi một sự chuẩn bị lâu dài. (Eglises d'Asie - le 24/10/2018, EDA / Frédéric Mounier)
Tổng Giáo phận của Hồng Y hiên nay ra sao?
Đức Hồng Y Nhơn: Là người miền Nam, sống ở Đà Lạt, tôi mới chỉ về Hà Nội được 8 năm. Tôi nhận thấy rằng Tổng giáo phận này có một đức tin nhiệt thành, đặc biệt dựa vào mười lăm vị thánh tử đạo của chúng tôi. Như văn sĩ Tertullian đã viết: "Máu của các thánh tử đạo là hạt giống của Hội thánh". Điều này là đặc biệt đúng ở đây. Các giáo xứ của chúng tôi đều nhận thức được rằng họ được phát sinh từ các chứng nhân đức tin nhự vậy. Giống như hầu hết các giáo phận ở Việt Nam, chúng tôi có nhiều ơn gọi tu trì. Hầu hết các ơn gọ này phát sinh tử trong gia đình. Mỗi gia đình luôn hy vọng dâng ít nhất một ơn gọi cho Hội Thánh. Đối với họ, đây là một dấu hiệu của phước lành Thiên Chúa trao ban.
Hồng Y hình dung tương lai như thế nào?
Bối cảnh đang thay đổi, đặc biệt là ở các thành phố. Các gia đình ngày càng ít người hơn. Nhiều chuyện, nhất là sự hấp dẫn của một đời sống vật chất dễ dàng, làm xao lãng các người trẻ tuổi về ơn gọi tu trì khả dĩ của họ.
Đâu là mối quan hệ của Hồng Y với chính quyền?
Nói chung, chúng tôi nhận thấy một sự cởi mở hơn, một sự hiểu biết nhau tốt hơn. Nhưng các khó khăn vẫn còn đó. Có nhiều điểm cơ bản chưa được giải quyết. Dự thảo luật về tôn giáo, được bỏ phiếu vào năm 2018, chưa cho thấy các thay đổi thực sự trong việc xử lý các vụ việc. Ở mỗi thời điểm, chúng tôi có nguy cơ vi phạm pháp luật. Mọi thứ phụ thuộc vào nơi chốn và con người. Chúng tôi luôn sống một chút dưới sự đe dọa. Đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản. Một số giáo phận Việt Nam đã mất hơn một nửa tài sản của họ, có nơi mất tới 80%. Nói rằng chúng tôi chống Cộng là không phải là một thuật ngữ đúng đắn. Bởi vì điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ gây chiến, sẽ cố gắng lật đổ chế độ. Điều đó là không phải trường hợp ở đây. Chúng tôi đơn giản cố gắng chịu đựng chế độ. Sau 40 năm cộng sản, chúng tôi chỉ muốn thực hiện đức ái của Chúa Kitô. Hành động của chúng tôi không phải là ý thức hệ. Chúng tôi không hề làm chính trị.
Trong khu vực nào, Hồng Y muốn thấy Hội Thánh phát triển?
Trong lĩnh vực giáo dục, chính phủ phải ý thức rằng một mình chính phủ không thể đảm bảo chất lượng giáo dục tốt trong trường học. Trong số các người Công Giáo, chúng tôi có rất nhiều người chuẩn bị tốt với tấm lòng, họ không được thúc đẩy bởi sự lôi cuốn của tiền bạc. Việc mở rộng này có thể và phải xảy ra. Giáo dục là một trong các thế mạnh của Giáo Hội chúng tôi.
Chính quyền từ lâu đã nghi ngờ người Công Giáo, họ bị cáo buộc làm gián điệp cho nước ngoài. Hiện nay còn như vậy không, thưa Hồng Y?
Việc cáo buộc đạo Công Giáo là một tôn giáo ngoại lai, đã từ lâu là một cái cớ cho một chính sách chống tôn giáo. Về mặt lịch sử, chủ nghĩa thực dân đã đến Việt Nam thật là chậm trễ, sau khi đạo Công Giáo đã đén Việt Nam. Vào thế kỷ thứ XIX, nhiều vị tử vì đạo bì hành hình, không phải vì mối quan hệ của họ với người nước ngoài, nhưng bởi vì đức tin của họ đã thách thức chế độ vua chúa và quan quyền.
Hồng Y giải thích thế nào vể sự bén rễ đức tin sâu sắc cũa người Công Giáo Việt Nam, bất chấp mọi khó khăn thử thách mà họ đã trải qua?
Ở Việt Nam, văn hóa gia đình là nền tảng. Các điều này đến với chúng tôi từ trái tim, bén rễ trong truyền thống: kính trọng cha mẹ, cấp trên, Hội Thánh, Thiên Chúa. Ngày nay, trong khi các gia đình suy yếu đi, chúng tôi nhận thấy một nguy cơ ít tôn trọng trật tự của các điều này.
Đâu là các điểm quan tâm của Hồng Y cho tương lai của Hội Thánh?
Chúng tôi có thể thấy rằng những gì xảy ra ở các nước khác sẽ đến sớm hay muộn với chúng tôi. Sự thế tục hóa xuất hiện rõ ràng. Chúng tôi phải chuẩn bị cho việc này. Chúng tôi phải nội tâm hóa đức tin, phục vụ người nghèo, chiến đấu chống lại tình trạng giáo sĩ hóa. Trong khi các điểm hấp dẫn của một đời sống vật chất tốt ảnh hưởng đến người trẻ tuổi, việc gia nhập chủng viện để hiến đời mình phụng sự Chúa không còn là rõ ràng nữa. Linh mục sẽ ngày càng là ít điểm tham chiếu duy nhất cho đức tin và lòng đạo đức. Ngoài ra, vấn đề sinh thái là rất quan trọng đối với chúng tôi. Nhiều giáo xứ thực hiện các hoạt động thu gom và tái chế rác thải. Nếu chúng tôi đòi hỏi sự tự do để đến giúp đỡ người nghèo nhiều hơn nữa, chúng tôi phải làm gương và tự huy động.
Hồng Y muốn nói gì với Giáo hội Pháp không?
Chúng tôi hết lòng cảm ơn Giáo hội Pháp và Hội Thừa Sai Paris (MEP) đã là những người đầu tiên đem Tin Mừng đến đất nước chúng tôi. Chúng tôi luôn giữ mối quan hệ tốt đẹp này với Giáo hội Pháp. Hơn một nửa các Giám mục trẻ của chúng tôi được đào tạo tại Pháp, đặc biệt là tại Học Viện Công Giáo Paris (Institut catholique de Paris), được tiếp đón du học bởi các linh mục Hội Thừa Sai. Chúng tôi đang cố gắng củng cố những gì mà các nhà truyền giáo đã đến gieo trồng ở Việt Nam. Chúng tôi cầu nguyện cho Giáo Hội Pháp, trước đây là trưởng nữ của Giáo Hội, được luôn xứng đáng với tên gọi này.
Hồng Y mong đợi một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đến Việt Nam chăng?
Chúng tôi vẫn luôn hy vọng một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Việt Nam. Nhưng điều này đòi hỏi một sự chuẩn bị lâu dài. (Eglises d'Asie - le 24/10/2018, EDA / Frédéric Mounier)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét