Đức Thánh Cha: Làm chứng là phá đổ
một thói quen và loan truyền lòng thương xót
Trong Thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện thánh Marta, Đức
Thánh Cha cảnh báo về tội lẩm bẩm, xì xầm, ngồi lê đôi mách, là thứ "lương
thực hằng ngày" cả ở cấp độ cá nhân, gia đình, giáo xứ, giáo phận lẫn xã hội.
Ngài nhắc nhớ rằng logic của Tin Mừng trái ngược với logic của thế gian.
Trần Đỉnh, SJ - Vatican
“Lời chứng,” “tiếng xì xầm” và “câu hỏi” là ba từ mà Đức
Thánh Cha Phanxicô đề cập đến trong buổi sáng nay 08/11/2018. Bài suy niệm xoay
quanh đoạn Tin Mừng theo thánh Luca (15,1-10) hôm nay, bắt đầu với lời chứng mà
Chúa Giêsu đưa ra: dân chúng và những người tội lỗi đến để lắng nghe Ngài,
trong khi những kinh sư và người Pharisieu thì xầm xì. Và Người ăn uống với họ.
Lời chứng làm Giáo Hội tăng trưởng
Trước hết, Chúa Giêsu chứng thực rằng: có một điều mới mẻ
vào thời điểm đó, bởi Ngài đến với những người tội lỗi và làm cho họ được sạch,
như khi chạm vào người phong cùi. Vì lý do này, các tiến sĩ luật chê trách và bỏ
đi. Vì thế, chứng ngôn chưa bao giờ có trong lịch sử là các chứng nhân có thể
yên tâm để làm chứng – rất nhiều lần họ trả giá bằng việc tử đạo.
Làm chứng là phá đổ một thói quen, một cách để ... Phá
đổ để tốt hơn, để thay đổi nó. Đây là lý do tại sao Giáo Hội tiếp tục làm chứng.
Điều thu hút là chứng ngôn, nó không chỉ là những lời nói giúp đỡ, nhưng lời chứng
là điều thu hút và làm cho Giáo Hội phát triển. Và Chúa Giêsu cho chúng ta chứng
ngôn. Đó là một điều mới, nhưng không quá mới vì lòng thương xót của Thiên Chúa
cũng có trong Cựu ước rồi. Các tiến sĩ luật, họ không bao giờ hiểu điều đó có
nghĩa là: "Ta muốn lòng nhân chứ không phải lễ tế.” Họ đọc nó, nhưng họ
không hiểu lòng thương xót là gì. Và với cách hành động của mình, Chúa Giêsu
tuyên bố lòng thương xót này với lời chứng ấy. Lời chứng luôn phá đổ một thói
quen nhưng nó cũng đặt ta vào nguy hiểm.
Thay vì giải quyết xung đột, nó lại bị đồn đại
Thực vậy, lời chứng của Chúa Giêsu là nguyên nhân của những
lời xì xào. Những người Pha-ri-siêu, các kinh sư, các tiến sĩ luật nói:
"Ông chào đón những người tội lỗi và ăn uống với họ". Họ không nói:
"Hãy nhìn xem, người này có vẻ tốt vì ông ta cố gắng hoán cải tội
nhân." Thái độ theo kèm luôn là bình luận tiêu cực để tiêu diệt chứng
nhân. Thứ tội xì xầm, bàn tán này là chuyện cơm bữa, trong chuyện lớn cũng như
việc nhỏ. Hãy để ý xem trong cuộc sống của bạn, bạn đang lẩm bẩm lý do chúng ta
không thích điều này và người kia, và thay vì đối thoại, hoặc cố gắng giải quyết
xung đột, chúng ta thì thầm, luôn luôn nói nhỏ, bởi ta không có can đảm để nói
cho rõ ràng. Điều này cũng xảy ra trong các tổ chức nhỏ, trong giáo xứ. Có bao
nhiêu tiếng thì thầm trong giáo xứ? Với rất nhiều điều, khi có một chứng ngôn
mà tôi không thích hoặc một người tôi không thích, tiếng xì xào lẩm bẩm lại được
kích hoạt ngay lập tức.
Và trong các giáo phận thì sao? Cuộc chiến trong nội bộ
giáo phận. Những cuộc đấu tranh nội bộ của các giáo phận; bạn biết điều này. Và
điều này cũng có trong chính trị. Điều này là xấu. Khi một chính phủ không
trung thực, họ cố gắng hạ thấp danh dự của đối phương bằng những lời xầm xì. Họ
luôn tìm cách phỉ báng, vu khống, họ luôn tìm kiếm. Và các bạn biết rất rõ về
những chính quyền độc tài, vậy tại sao bạn sống điều này, một chính phủ độc tài
làm những gì? Trước hết họ trao vào tay các phương tiện truyền thông với một bản
luật và họ bắt đầu lẩm bẩm, chê bai tất cả những ai có thể là mối nguy hiểm cho
chính phủ. Lẩm bẩm là thứ lương thực hàng ngày của chúng ta cả trong cấp độ cá
nhân, gia đình, giáo xứ, giáo phận, và xã hội ...
Câu hỏi của Chúa Giêsu
Có một một lỗ hổng để người ta không nhìn vào thực tại, và
không cho phép người ta suy nghĩ. Chúa Giêsu biết điều đó, và thay vì lên án họ
đang lẩm bẩm, Người đưa ra một câu hỏi. Ngài sử dụng cùng một phương pháp mà họ
sử dụng, đó là đặt câu hỏi. Họ làm điều đó để thử thách Chúa Giêsu, với ý định
xấu, để làm cho Ngài rơi vào hố, như các câu hỏi về thuế phải trả cho đế quốc
hoặc việc rẫy vợ. Chúa Giêsu sử dụng cùng phương pháp nhưng chúng ta sẽ thấy sự
khác biệt. Chúa Giêsu nói với họ: "Trong các ông, nếu ai có một trăm con
chiên và mất một con, lại không để lại chín mươi chín trong sa mạc và đi tìm
con chiên bị lạc cho đến khi ông tìm thấy nó hay sao?" như đoạn Tin Mừng
hôm nay đã nói. Và theo lẽ thương thì họ hiểu, nhưng thay vào đó, họ thực hiện
phép tính: "Tôi có 99", nếu bị mất một con, hoàng hôn bắt đầu, và trời
tối":
"Quên điều này đi và trong dự toán, anh ta sẽ xem những
gì đạt, mất và lưu số liệu". Đây là thứ logic của những người Pharisieu.
Đây là logic của các tiến sĩ luật. "Ai trong các ông?", Và họ chọn điều
ngược lại với Chúa Giêsu. Và vì lẽ ấy, họ sẽ không trò chuyện với những người tội
lỗi, không đến với những người thu thuế, họ không đi vì: "Tốt hơn là đừng
để mình bị dính thứ bụi bẩn với đám người này, rủi ro, nguy hiểm quá. Chúng ta
đứng yên, tự bảo tồn." Chúa Giêsu rất khôn ngoan trong việc đưa ra cho họ
câu hỏi: Ngài đi vào trường hợp của họ, nhưng để họ vào một vị trí khác đúng đắn
hơn. "Ai trong số các ông?" Và không ai nói, "Vâng, đó là sự thật",
nhưng tất cả họ nói: "Không, không, tôi sẽ không làm điều đó". Và vì
điều này họ không có khả năng tha thứ, không có khả năng được thương xót, và khả
năng tiếp nhận.
Logic của Tin Mừng ngược với logic của thế gian
Sau cùng, ba từ quan trọng đó là "lời chứng" - điều
làm cho Giáo Hội được biết đến", thứ đến là "lời xì xào, lẩm bẩm"
- giống như thứ bảo vệ những điều trong tâm hồn tôi để các chứng nhân không làm
tôi bị tổn thương và cuối cùng là "câu hỏi” của Chúa Giêsu. Bên cạnh đó,
“niềm vui, kỳ lễ,” những người này không biết, tất cả những ai đi theo lối nẻo
của các kinh sư không biết niềm vui của Tin Mừng.
Xin Chúa cho chúng ta hiểu được logic này của Tin Mừng
trái ngược với logic của thế gian như thế nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét