13/05/2020
Thứ Tư tuần 5 Phục Sinh
Đức Mẹ Fa-ti-ma
Lời Chúa Lễ Đức Mẹ
Fa-ti-ma (13/05)
Bài đọc: Is: 61,9-11
Lời Chúa
trong sách tiên tri I-sai-a
Dòng dõi các ngươi sẽ
nức tiếng giữa chư dân,
và giống nòi các ngươi sẽ lừng danh giữa muôn nước.
Tất cả những ai thấy các ngươi sẽ biết rằng
các ngươi là một dòng dõi được ĐỨC CHÚA ban phúc lành.
và giống nòi các ngươi sẽ lừng danh giữa muôn nước.
Tất cả những ai thấy các ngươi sẽ biết rằng
các ngươi là một dòng dõi được ĐỨC CHÚA ban phúc lành.
Tôi mừng rỡ muôn phần
nhờ ĐỨC CHÚA,
nhờ Thiên Chúa tôi thờ, tôi hớn hở biết bao!
Vì Người mặc cho tôi hồng ân cứu độ,
choàng cho tôi đức chính trực công minh,
như chú rể chỉnh tề khăn áo, tựa cô dâu lộng lẫy điểm trang.
nhờ Thiên Chúa tôi thờ, tôi hớn hở biết bao!
Vì Người mặc cho tôi hồng ân cứu độ,
choàng cho tôi đức chính trực công minh,
như chú rể chỉnh tề khăn áo, tựa cô dâu lộng lẫy điểm trang.
Như đất đai làm đâm chồi
nẩy lộc,
như vườn tược cho nở hạt sinh mầm,
ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng cũng sẽ làm trổ hoa công chính,
làm trổi vang lời ca ngợi trước mặt muôn dân.
như vườn tược cho nở hạt sinh mầm,
ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng cũng sẽ làm trổ hoa công chính,
làm trổi vang lời ca ngợi trước mặt muôn dân.
Đáp ca (Tv
112,1-2.3-4.5-6.7-8)
Xướng 1: Hỡi tôi tớ Chúa, hãy dâng lời ca ngợi, nào ca ngợi
danh thánh Chúa đi ! Chúc tụng danh thánh Chúa, tự giờ đây cho đến mãi muôn đời
!
Đáp: Chúc tụng danh thánh Chúa, tự giờ đây cho đến mãi
muôn đời !
Xướng 2: Ca ngợi danh thánh Chúa, từ rạng đông tới lúc chiều
tà ! Chúa siêu việt trên hết mọi dân, vinh quang Người vượt xa trời cao thẳm.
Xướng 3: Ai sánh tày Thượng Đế Chúa ta, Đấng ngự chốn cao vời,
cúi xuống để nhìn xem bầu trời trái đất ?
Xướng 4: Kẻ mọn hèn, Chúa kéo ra khỏi nơi cát bụi, ai nghèo
túng, Người cất nhắc từ đống phân tro, đặt ngồi chung với hàng quyền quý, hàng
quyền quý dân Người.
Tung hô Tin Mừng (Lc
11,28)
Ha-lê-lui-a.
Ha-lê-lui-a. Phúc thay kẻ lắng nghe
và tuân giữ lời Thiên Chúa. Ha-lê-lui-a.
Bài Tin Mừng: Lc
11,27-28
Tin Mừng Đức Giê-su
Ki-tô theo thánh Lu-ca
Khi Đức Giê-su đang giảng
dạy, thì giữa đám đông có một người phụ nữ lên tiếng thưa với Người: "Phúc
thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm! " Nhưng Người đáp lại:
"Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên
Chúa."
Đức Mẹ Fatima
Mỗi nơi Mẹ Maria hiện
ra đều mang một dấu ấn và để lại ấn tượng kỳ diệu nơi mỗi người suốt thể kỷ này
tới thế kỷ khác. Nói đến Mẹ, tự nhiên con người ai cũng cảm thấy như có một niềm
vui dâng đầy con tim, tràn ngập tâm hồn con người. Hôm nay, mừng kính Đức Mẹ
Fatima, mãi muôn đời nhân loại sẽ không bao giờ quên sứ điệp của Mẹ đã nói với
ba trẻ trên đồi Cova da Iria năm 1917.
Ba trẻ Lucia, Jacinta
và Phanxicô là ba bé chăn chiên thuộc gia đình nghèo làng quê Fatima, nước Bồ
Đào Nha. Các trẻ em này thuộc giáo phận Leiria. Hàng ngày các em được gia đình,
cha mẹ trao phó việc dẫn đoàn súc vật : chiên, cừu đi ăn cỏ ở các vùng đồi núi
quanh đó. Các em thường có thói quen sau khi để bầy súc vật ăn cỏ, liền qùi gối
trên bãi đất trống đọc kinh, lần chuỗi mân côi chung với nhau.
Ngày 13 tháng 5 năm
1917, giữa lúc thế chiến thứ nhất đang xảy ra, khi các em đang sốt sắng đọc
kinh lần chuỗi mân côi lúc gần giữa trưa, một luồng chớp chói lòa làm các em bỡ
ngỡ, kéo hoàn toàn sự chú ý của các em về những ngọn cây trên đồi Cova da Iria,
một Vị sáng láng hiện ra, Thiếu Nữ ấy xin các em cầu nguyện cho những người tội
lỗi ăn năn trở lại, chiến tranh sớm kết thúc. Thiếu Nữ dặn các em hãy trở lại
nơi này vào ngày 13. Theo lời Thiếu Nữ căn dặn, các em đã được gặp và nói chuyện
với Thiếu Nữ ấy vào các ngày 13 từ tháng 5 đến tháng 10.
Trong những cuộc gặp gỡ
ấy, Thiếu Nữ xưng mình là Đức Mẹ Mân Côi. Mẹ mời gọi các em cầu nguyện và làm
việc đền tạ. Đặc biệt là lần cuối cùng ngày 13.10.1917, một hiện tượng rất lạ
đã xẩy ra làm rúng động mọi người. 70 ngàn người đã chứng kiến hiện tượng Mặt
Trời múa.
Năm 1930 Đức Giám Mục
Leira đã chính thức công nhận việc Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.
Sứ điệp của Fatima là
hãy cầu nguyện cho các tội nhân, lần chuỗi Mân Côi và sám hối. “Mẹ đến kêu nài
các tín hữu hãy lần hạt Mân Côi… Nếu người ta cải thiện đời sống thì chiến
tranh sớm kết thúc”.
Đức Mẹ đã hiện ra với
ba trẻ để qua các em, Mẹ nhắn nhủ nhân loại siêng năng cầu nguyện, năng lần chuỗi
Mân Côi và thống hối ăn năn. Trải qua năm tháng, Fatima đã thu hút biết bao
khách hành hương đến tôn vinh Mẹ Rất Thánh Mân Côi.
Sứ điệp Fatima nói lên
một sự thật tuyệt vời : con người có nguy cơ hư đi khi xa dần Thiên Chúa, chỉ
có thể được cứu vãn bằng những phương thế mà Mẹ dậy : “Cầu nguyện, lần chuỗi
Mân Côi và Sám hối ăn năn “.
Lạy Mẹ Fatima, xin
giúp chúng con biết siêng năng cầu nguyện, lần hạt Mân Côi và ăn năn thống hối.
Thứ Tư Tuần V Mùa
Phục Sinh Năm chẵn
BÀI ĐỌC I: Cv 15, 1-6
“Người ta quyết định là các
ngài lên Giêrusalem xin các Tông đồ và niên trưởng giải quyết vấn đề này”.
Trích sách Tông đồ
Công vụ.
Trong những ngày ấy,
có mấy người từ Giuđê đến dạy bảo các anh em rằng: “Nếu anh em không chịu cắt
bì theo luật Môsê, thì không được cứu độ”. Do đó, Phaolô và Barnaba đã tranh luận
gắt gao với họ. Bấy giờ người ta quyết định là Phaolô và Barnaba và một ít người
khác thuộc phe họ lên Giêrusalem gặp các Tông đồ và niên trưởng để xin giải quyết
vấn đề này.
Các ngài được giáo
đoàn tiễn đưa, và khi đi ngang qua Phênixê và Samaria, các ngài kể lại việc dân
ngoại trở lại khiến mọi anh em đầy hân hoan. Khi đến Giêrusalem, các ngài được
giáo đoàn, các Tông đồ và kỳ lão đón tiếp, rồi các ngài kể lại bao nhiêu việc
Thiên Chúa đã thực hiện với các ngài. Nhưng có mấy người tín hữu thuộc nhóm biệt
phái đứng lên nói rằng: “Phải cắt bì cho những người dân ngoại và bắt họ cũng
phải giữ luật Môsê”. Các Tông đồ và các kỳ lão họp lại cứu xét việc này. Đó là
lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 121, 1-2.
3-4a. 4b-5
Đáp: Tôi vui mừng
khi người ta nói với tôi: “Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa”(c. 1).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Tôi vui mừng
khi người ta nói với tôi: “Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa”. Hỡi Giêrusalem, chân
chúng tôi đang đứng nơi cửa thành rồi. – Đáp.
2) Giêrusalem được kiến
thiết như thành trì, được cấu tạo kiên cố trong toàn thể. Nơi đây các bộ lạc,
các bộ lạc của Chúa tiến lên. – Đáp.
3) Theo luật pháp của
Israel, để ngợi khen danh Chúa. Tại đây đã đặt ngai toà thẩm phán, ngai toà của
nhà Đavít. – Đáp.
ALLELUIA: Ga 16, 28
Alleluia, alleluia!
– Thầy bởi Cha mà ra, và đã đến trong thế gian; bây giờ Thầy lại bỏ thế gian mà
về cùng Cha. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Ga 15, 1-8
“Ai ở trong Thầy, và Thầy ở
trong người ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái”.
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu
phán cùng các môn đệ rằng: “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng
nho. Nhành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn nhành nào
trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn nhành nào sinh trái thì Người
tỉa sạch để nó sai trái hơn. Các con đã được tỉa sạch nhờ lời Thầy đã nói với
các con. Các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Cũng như nhành nho tự
nó không thể sinh trái được, nếu không dính liền với cây nho; các con cũng vậy,
nếu không ở trong Thầy.
“Thầy là cây nho, các
con là nhành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều
trái, vì không có Thầy, các con không thể làm được gì. Ai không ở trong Thầy,
thì bị vứt ra ngoài như nhành nho, và sẽ khô héo, người ta sẽ thu lại, quăng vào
lửa cho nó cháy đi.
“Nếu các con ở trong
Thầy, và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì, cứ xin, và sẽ được. Đây
là điều làm Cha Thầy được vinh hiển là các con sinh nhiều trái, và như thế các
con trở nên môn đệ của Thầy”. Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM : Sự kết hiệp
thâm sâu
Nền văn minh kỹ thuật
làm phát sinh nơi con người một não trạng kiện toàn duy vật. Người ta đánh giá
con người với những tiêu chuẩn của sự sản xuất và hiệu năng. Con người được
nhìn qua lăng kính của những sản xuất và chiếm hữu vật chất, như đồng lương,
cái nhà, chiếc xe. Não trạng ấy không chừng áp dụng vào việc đánh giá sự sống
còn của xã hội. Hình ảnh của những cành nho phải sinh trái trong Tin Mừng hôm
nay phải chăng không củng cố cho cái nhìn ấy. Phải chăng một Giáo Hội có sức sống
không là một giáo hội có nhiều tín hữu, có nhiều cơ sở vật chất, có nhiều hội
dòng, có nhiều phong trào, có nhiều hoạt động và nhất là có nhiều quan hệ tốt với
thế quyền.
Thật ra, người ta
không thể đánh giá về sự sống bằng số lượng. Những con số không thể nói hết về
một thực tại vô cùng thâm sâu về huyền nhiệm và sự sống, nhất là sự sống của
Giáo Hội. Người ta không thể đo lường sự sống của Giáo Hội bằng hiệu năng và những
con số. Trong Giáo Hội, không ai có thể đi tìm hiệu năng bằng những phương pháp
và các phương tiện riêng của mình. Ðể trở nên phong phú trong Giáo Hội,
cần phải chấp nhận hai điều kiện được chính Chúa Giêsu đưa ra: một là ở lại
trong Ngài, hai là chịu cắt tỉa. Ở lại trong Ngài, với kiểu nói này,
Chúa Giêsu muốn nói đến sự kết hiệp thâm sâu giữa Ngài và Giáo Hội.
Nếu Giáo Hội tìm cách
thay thế sự kết hiệp thâm sâu này bằng những cố gắng liên kết với quyền bính thế
trần, Giáo Hội có thể có một chỗ đứng thế giá trong trần thế, Giáo Hội có thể
mua được nhiều đặc ân đặc quyền hay bất cứ một dễ dãi nào mà thế quyền có thể
ban tặng. Nhưng một khi đã sống bên ngoài sự sống của Chúa Giêsu, Giáo Hội chỉ
còn là những cành nho khô héo. Những thành quả đạt được bằng sự liên kết, thỏa
hiệp với quyền bính sẽ chỉ là những trái trăng héo úa, nếu ở lại trong Chúa
Giêsu, Giáo Hội cũng phải chấp nhận bị cắt tỉa. Sức sống và sự phong phú đích
thực của Giáo Hội lúc đó sẽ không phải là những con số của những gì có thể đếm
được mà chính là những mất mát, thử thách, bách hại, những chướng ngại thập
giá. Sức sống của Giáo Hội được thể hiện trước tiên qua những cắt tỉa ấy.
Thánh Phaolô là hiện
thân của một sức sống như thế, Ngài đã phải chịu cắt tỉa ngay trong cộng đoàn
Giêrusalem. Ngài bị cô lập và nhìn với con mắt nghi ngờ. Ngài bị xem như một
con người nguy hiểm gieo rắc những tư tưởng đe dọa những giá trị được củng cố,
đảo lộn những cái khoen đã cắm rễ sâu, phá hoại sự an toàn có sẵn. Suốt một cuộc
đời ra đi không ngừng, thánh nhân là đối tượng của không biết bao nhiêu bách hại,
nhưng Ngài không sống theo luận lý của con người. Thập giá là một hiếu kỳ đối với
người Do Thái và là một điều ngu xuẩn đối với người Hy Lạp, nhưng với ngài, nó
sẽ là khôn ngoan và sức mạnh của Thiên Chúa. Với ngài, người chỉ biết có một
Chúa Kitô chịu đóng đinh, "sống" là chính Chúa Kitô. Mất mát, khổ
đau, thử thách, thập giá là chìa khóa để đọc được ý nghĩa và sự phong phú đích
thực của Giáo Hội, nó cũng là chìa khóa để nhìn vào những bách hại và thử thách
mà một số tín hữu Kitô đang phải trải qua trong cuộc sống của mình.
Nguyện xin Chúa Kitô
Phục Sinh nâng đỡ các tín hữu Kitô để họ trở thành đuốc sáng cho mọi người
trong giai đoạn hiện nay.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày
Một Tin Vui’)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Tư Tuần V PS
Bài đọc: Acts 15:1-6; Jn 15:1-8.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Điều gì là điều khẩn thiết của
Kitô Giáo?
Mỗi dân tộc trên địa cầu đều có
một truyền thống, một văn hóa, và một giá trị khác nhau cần được tôn trọng. Khi
Kitô Giáo được rao giảng vào dân tộc đó, các nhà truyền giáo cần phải nghiên cứu
cẩn thận các truyền thống, văn hóa, và giá trị của họ. Mục đích là để làm sao
cho dân tộc đó có thể đón nhận và thực hành đức tin, mà vẫn không xung đột với
những truyền thống và văn hóa của họ.
Các Bài Đọc hôm nay cho chúng ta
thấy tầm quan trọng của vấn đề. Trong Bài Đọc I, Giáo Hội thời sơ khai phải
đương đầu với nhiều vấn đề khi phải làm một sự chuyển tiếp từ Do-thái Giáo qua
Kitô Giáo: Nên giữ những gì và nên bỏ những gì khi dân Do-thái và Dân Ngoại gia
nhập Kitô Giáo? Cụ thể là 2 vấn đề chính: Dân Ngoại có phải cắt bì và giữ Lề Luật
khi theo Kitô Giáo? Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đưa ra một điều khẩn thiết hơn cả:
Các tín hữu phải sống kết hợp mật thiết với Ngài như cây nho và cành; nếu không
sẽ không thể sinh hoa trái, sẽ bị khô héo, và sẽ bị cắt bỏ ra ngoài.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Có cần phải cắt bì và giữ Lề Luật để được cứu độ?
1.1/ Theo các tín hữu Pharisees: Phải cắt bì và giữ Lề Luật.
(1) Về việc cắt bì: Những người
Do-thái từ Judah tới nói với Dân Ngoại: "Nếu anh em không chịu phép cắt bì
theo tục lệ Moses, thì anh em không thể được cứu độ." Cắt bì là dấu chỉ của
giao ước giữa Thiên Chúa và tổ-phụ Abraham (Gen 17). Chúa Giêsu chịu cắt bì tám
ngày sau khi sinh ra (Lk 2:21); Phaolô cũng chịu cắt bì (Phi 3:5). Bằng việc cắt
bì, một người Do-thái biết họ thuộc về dân của Thiên Chúa, và là con cháu của tổ
phụ Abraham.
Tuy nhiên, điều quan trọng là niềm
tin yêu nơi Thiên Chúa, cắt bì chỉ là dấu hiệu bề ngoài để chứng tỏ niềm tin
yêu bên trong. Nếu cắt bì mà không tin yêu vào Thiên Chúa, cắt bì có ích chi
đâu, Dân Ngoại nhiều nơi cũng có thói quen như vậy. Ngôn sứ Jeremiah (Jer 4:4,
9:24-26) đã từng nói lên sự cần thiết phải cắt bì trái tim và lòng trí. Thiên
Chúa yêu mến sự công bằng và tình yêu hơn là cắt bì.
(2) Lề Luật: Có những người thuộc
phái Pharisee đã trở thành tín hữu, bấy giờ đứng ra nói rằng: "Phải làm
phép cắt bì cho người ngoại và truyền cho họ giữ luật Moses." Trước tiên,
chúng ta cần phân biệt Lề Luật của Thiên Chúa và của con người (thói quen hay
truyền thống): Luật của Thiên Chúa không thể thay đổi; luật do con người làm ra
có thể thay đổi.
- Lề Luật chính yếu là là Thập
Giới mà Thiên Chúa đã ban cho dân trên núi Sinai qua ông Moses đại diện cho
toàn dân (Exo 20:1-17). Thập Giới này không thay đổi và mọi người, Do-thái cũng
như Dân Ngoại, đều phải tuân hành.
- Những luật của con người do
thói quen hay do truyền thống: luật thanh sạch, hay những chi tiết về giữ ngày
Sabbath. Dân Ngoại không phải giữ các truyền thống này. Chính Chúa Giêsu cũng từng
tranh luận với các kinh-sư và biệt-phái về những truyền thống này, và sửa sai họ:
Các ông dùng truyền thống của các ông để bãi bỏ Lề Luật của Thiên Chúa (Mt
15:2-6, Mk 7:3-13).
1.2/ Theo Phaolô và Barnabas: Dân Ngoại không có truyền thống cắt bì và giữ luật thanh sạch
như người Do-thái. Hơn nữa, Lịch sử Cứu Độ đã bước sang giai đọan mới và bao gồm
các Dân Ngoại. Ông Phaolô và ông Barnabas chống đối và tranh luận khá gay go với
họ. Người ta bèn quyết định cử ông Phaolô, ông Barnabas và một vài người khác
lên Jerrusalem gặp các Tông Đồ và các kỳ mục, để bàn về vấn đề đang tranh luận
này.
Chúng ta không biết những lập luận
của hai ông khi tranh luận với họ; nhưng theo Phaolô trong các Thư sau này: Khi
Chúa Giêsu đến, Ngài đã mang Lề Luật tới chỗ kiện toàn. Vì biến cố sinh ra, chết
đi, và sống lại; giờ đây, không còn nhất thiết phải trở thành người Do-thái trước
khi trở thành Kitô hữu. Con người được cứu độ không do bởi việc cắt bì và giữ Lề
Luật; nhưng do bởi niềm tin của họ vào Đức Kitô.
Tuy vấn đề cắt bì và Lề Luật đã
được giải quyết trong Công Đồng Jerusalem; nhưng nó vẫn còn là bài học kinh
nghiệm cho chúng ta trong đời sống hiện tại. Mỗi khi có những xung đột như thế,
chúng ta cần ngồi xuống để phân tích xem điều gì quan trọng phải giữ và điều gì
không quan trọng có thể bỏ hay thích ứng được. Bắt một người ngoại kiều hay một
dân tộc phải theo văn hóa và truyền thống của mình trong việc thực hành đức tin
dễ đưa đến bất đồng và gây nhiều trở ngại cho việc rao giảng Tin Mừng; một ví dụ
cụ thể là việc thờ cúng tổ tiên tại Việt-nam.
2/ Phúc Âm: Sống kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu là điều khẩn thiết hơn cả.
Mối liên hệ giữa con người và
Thiên Chúa là trung tâm điểm của Đạo. Vì thế, tất cả những gì giúp đưa con người
tới Thiên Chúa, và giúp cho mối liên hệ này phát triển tối đa là những điều cần
thiết hơn cả. Trong dụ ngôn hôm nay, Chúa Giêsu ví mối liên hệ giữa con người với
Thiên Chúa như sau: "Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho.
Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành
nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn."
(1) Lời Kinh Thánh: cần thiết để
con người biết Thiên Chúa là ai, những gì Ngài mong muốn, và những gì Ngài đã,
đang, và sẽ làm cho con người. Lời Kinh Thánh có sức tẩy sạch những gì là gian
trá và mờ ám của thế gian như Chúa Giêsu nói hôm nay: "Anh em được thanh sạch
rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em."
(2) Các Bí-tích: giúp thông chuyển
đời sống thần linh và ơn thánh từ Thiên Chúa đến cho con người. Hình ảnh những
cành nho cần nhựa sống nuôi dưỡng của cây nho dẫn chứng sự cần thiết của các
Bí-tích, nhất là Bí-tích Thánh Thể: "Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại
trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn
liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho,
anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy
sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được."
(3) Sinh hoa kết trái bằng việc
giữ các giới răn: Hoa trái đây là những gì con người làm cho Thiên Chúa và cho
tha nhân, từ việc yêu mến, đến việc giữ Lề Luật của Thiên Chúa, và tất cả những
gì con người có thể làm cho tha nhân. Khi con người sinh hoa kết trái, con người
làm Thiên Chúa được tôn vinh.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Trong lãnh vực đức tin, chúng
ta cần chú trọng tới mối liên hệ giữa con người và Thiên Chúa, biểu lộ qua việc
tin và yêu Ngài bằng những việc làm cụ thể.
- Mỗi khi có xung đột về truyền
thống, văn hóa, và giá trị; chúng ta cần cùng nhau cầu nguyện và giải quyết, để
xem coi những gì quan trọng về đạo lý cần giữ, những gì cần thích ứng với hoàn
cảnh, và những gì có thể bỏ được.
- Việc bắt người khác phải theo
truyền thống và văn hóa của mình sẽ đưa đến chia rẽ và làm trở ngại cho việc rao
giảng Tin Mừng đến mọi nơi và mọi người.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên,
OP
13/05/20 – THỨ TƯ TUẦN 5 PS
Đức Mẹ Fatima
Ga 15,1-8
NHƯ CÀNH LIỀN CÂY
“Cành nho không thể
sinh trái nếu không ở lại với thân nho.” (Ga 15,4)
Suy niệm: Ngày nay y học tiến bộ, trong nhiều trường hợp người
ta có thể nối lại một cánh tay hay một cẳng chân lỡ bị đứt lìa. Nhiều nạn nhân
nhờ đó khỏi bị mất tay, chân một cách oan uổng. Nhưng ai cũng rõ, công việc này
phải được làm nhanh hết sức, vì một chi thể đứt rời không thể sống được lâu
ngoài cơ thể. Ta dễ hiểu hàm ý của Đức Giê-su qua hình ảnh cành và thân nho:
cành nho không thể sống nếu đứt lìa khỏi thân nho, nói chi đến chuyện sinh hoa
trái! Nhưng điều Đức Giê-su muốn nói không phải là chuyện cây cỏ mà là lời xác
quyết: “Ai ở lại trong Thầy thì người ấy sinh nhiều hoa trái.” Một trong những
phương thế để ở lại trong Chúa Kitô là “Giê-su hoá” đời mình như thánh Phao-lô
đề nghị: “Không phải là tôi sống mà là Chúa Ki-tô sống trong tôi.”
Mời Bạn: Mời bạn nhìn ngắm một cây nào đó và liên tưởng tới
Chúa Giê-su là cây mà bạn là cành. Bạn cần gắn chặt với Chúa Giê-su như cành cần
dính liền với thân cây, để thực sự sống và để thực sự sinh hoa kết trái. Trong
nhịp sống quay cuồng hôm nay, ta phải làm sao để không bị nuốt chửng trong những
miệt mài săn đuổi các giá trị phàm tục và tạm bợ? Phải làm sao để không những
biết dành cho Chúa Giê-su một chỗ trong cuộc sống mình mà hơn thế nữa để nhận
Người là chính trung tâm của đời mình, là giá trị nền tảng của mọi giá trị
khác?
Sống Lời Chúa: “Giê-su hóa” đời mình bằng cách thường nghĩ đến Người,
nói về Người, tìm gặp Người, nói với Người, nghe Người nói, ngắm Người làm…
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa là cây nho, còn con là cành,
xin cho con biết luôn gắn kết với Chúa. Amen.
(5 Phút Lời Chúa)
SUY NIỆM : Thầy là
cây nho
Suy niệm
:
Cây nho là một cây quen thuộc trên đất Palestin.
Người ta trồng nho để ăn trái hay làm rượu.
Đức Giêsu đã từng thấy những cây nho với những cành nho trĩu quả.
Ngài muốn dùng hình ảnh này để nói lên tương quan giữa Ngài với môn đệ.
“Thầy là cây nho, anh em là cành” (c. 5).
Cành sống được, sinh trái được, là nhờ còn gắn liền với cây.
Dòng nhựa nguyên từ cây sẽ nuôi sống cành.
Như cành không tự mình sinh trái được (c. 4),
người môn đệ cũng chẳng làm gì được nếu không gắn bó với Thầy (c. 5).
Có một lối nói đặc biệt để diễn tả sự gắn bó này: ở lại trong.
Cụm từ này được nhắc lại sáu lần như một điệp khúc (cc. 4-7).
“Anh em hãy ở lại trong Thầy”: một lời kêu mời tha thiết của trái tim.
Thầy Giêsu như xin các môn đệ đừng quay lưng trước tình yêu,
vì tình yêu cần được đáp trả mới nên trọn vẹn.
“Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em” (c. 4).
Cành nho không có tự do để chọn ở lại hay không ở lại.
Chỉ con người mới có thể tự nguyện ở lại hay cố tình từ chối.
Nhưng ở lại trong Thầy cũng có nhiều cấp độ.
Chắc chúng ta đã ở lại trong Chúa Giêsu phục sinh đến một mức nào đó.
Và cây đời của chúng ta đã sinh hoa trái ít nhiều.
Nhưng chúng ta vẫn cần ở lại hơn để có trái nhiều hơn.
Càng ở lại sâu, càng có trái nhiều, trái ngon, trái tồn tại mãi (cc.
5.8.16).
Trái tỷ lệ thuận với việc chúng ta ở lại trong Chúa.
Nét đặc sắc làm nên đời người Kitô hữu chính là chuyện của cây và cành.
Cây và cành cùng sẻ chia một dòng nhựa sống.
Kitô hữu không chỉ sống với Giêsu, sống như Giêsu, sống cho Giêsu,
mà còn sống trong Giêsu, sống sự sống của Chúa Giêsu phục sinh.
Chưa sống trong Giêsu, chưa thực sự là Kitô hữu.
Chúng ta cũng không quên vai trò của Thiên Chúa Cha người trồng nho.
Cây nho Giêsu được Cha vun trồng chăm bón.
Các cành nho không sinh trái thì bị Cha chặt đi.
Các cành đã sinh trái thì được Cha cắt tỉa để sinh trái hơn (c. 2).
Cha cắt tỉa không vì độc ác, nhưng vì yêu, vì muốn điều tốt hơn cho cành
nho.
Chữ hơn giúp chúng ta hiểu được những cắt tỉa đau đớn trong đời mình.
Có thể nói chính Đức Giêsu cũng đã được Cha cắt tỉa
qua khổ đau, nhục nhã và cái chết kinh hoàng.
Không phải vì Ngài chưa thanh sạch, nhưng để Ngài giống và gần ta hơn.
“Điều làm Cha được tôn vinh là anh em sinh trái nhiều” (c. 8).
Vinh quang của Cha không nghịch với sự triển nở thật sự của con người.
Sự èo uột, cằn cỗi của chúng ta mới là nỗi nhục cho Thiên Chúa.
Hãy sinh trái nhiều nhờ chấp nhận những cắt tỉa của Cha qua lời của
Giêsu.
Cầu nguyện :
Xin ở lại với con, lạy Chúa,
vì con cần có Chúa hiện diện
để con khỏi quên Chúa.
Chúa thấy con dễ bỏ Chúa biết chừng nào.
Xin ở lại với con, lạy Chúa,
vì con yếu đuối,
con cần Chúa đỡ nâng để con khỏi ngã quỵ.
Không có Chúa,
con đâu còn nồng nhiệt hăng say.
Xin ở lại với con, lạy Chúa,
vì trời đã xế chiều và ngày sắp tàn,
cuộc đời qua đi, vĩnh cửu gần đến.
Con cần được thêm sức mạnh
để khỏi ngừng lại dọc đường.
Xin ở lại với con, lạy Chúa,
vì con cần Chúa trong đêm tối cuộc đời.
Con không dám xin những ơn siêu phàm,
chỉ xin ơn được Ngài hiện diện.
Xin ở lại với con
vì con chỉ tìm Chúa, yêu Chúa
và không đòi phần thưởng nào khác
ngoài việc được yêu Chúa hơn. Amen. (Cha Piô)
Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
13 THÁNG NĂM
Một Nhịp Cầu Từ Lễ
Phục Sinh Đến Lễ Hiện Xuống
“Khi Đấng Bảo Trợ đến,
Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Ngài là Thần Khí sự thật
phát xuất từ Chúa Cha, Ngài sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng
làm chứng, vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu” (Ga 15, 26 – 27).
Giờ đây, chúng ta trở
lại với những lời này của Đức Kitô. Và chúng ta trở lại với căn gác thượng ở
Giê-ru-sa-lem, nơi mà những lời ấy được nói lên. Lời hứa ấy phải trở thành sự
thật trong cùng căn gác thượng ấy, vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Lời của Đức Kitô dẫn chúng
ta đi từ Lễ Phục Sinh tới Lễ Hiện Xuống. Những lời ấy như một nhịp cầu.
Chúa Thánh Thần không
ngừng đến với các môn đệ của Đức Kitô như Đấng An Ủi được Chúa Cha sai đến.
Ngài đến như Thần Khí sự thật để làm chứng về Đức Kitô.
– suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 13/5
Đức Mẹ Fatima
Cv 15, 1-6 Ga 15,
1-8.
Lời Suy Niệm: “Thầy là cây
nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho.”
Chúa Giêsu đang giới thiệu về Người là “Cây Nho Thật” Cây Nho mà chính
Thiên Chúa đặt để trong thế gian; là sức sống và sự phát triển của những con
người biết gắn liền ở trong Người nhờ Hội Thánh
Lạy Chúa Giêsu. Xin cho mỗi người trong chúng con biết chịu đựng những cắt tỉa
những gì thuộc về thế gian, mà Tin Mừng đòi hỏi, để chúng con được phát triển tốt
và sinh hoa kết trái cho chính mình và cho tha nhân vì Nước Chúa.
Mạnh Phương
13 Tháng Năm
Ngày Của Mẹ
Ngày Chúa Nhật thứ
hai trong tháng năm, tại nhiều nước trên thế giới, được gọi là ngày của Mẹ,
ngày dành riêng để tỏ lòng báo hiếu đối với Mẹ…
Sáng kiến dành ngày
Chúa Nhật thứ hai của tháng năm làm ngày của mẹ được gán cho một thiếu nữ người
Hoa Kỳ tên là Anna M.Jarvis qua đời khoảng năm 1948. Mẹ của cô qua đời tháng
năm năm 1905. Trong những năm kế tiếp, cô thường tổ chức giỗ mẹ một cách trọng
thể như mời bạn bè đến cầu nguyện tại gia đình. Cô viết thư gửi tới các nhân vật
quan trọng trong nước Mỹ để xin lập một ngày tưởng nhớ các bà Mẹ. Tiểu bang nơi
cô đang sống đã chấp nhận đề nghị năm 1913. Và ngày 10 tháng 5 ấy, quốc hội Hoa
Kỳ cũng thông qua đề nghị nhận ngày Chúa Nhật thứ hai trong tháng 5 như một
ngày để ghi ơn các bà mẹ. Tổng thống Wilson của Hoa Kỳ đã công bố quyết định
này ngày 09/5/1914. Tục lệ này đã lan rộng sang nhiều quốc gia trên thế giới…
Trong ngày nhớ mẹ, người con thường cài trên áo một bông hoa cẩm chướng màu trắng
nếu mẹ đã quá cố và màu hồng dành cho những ai còn mẹ.
Trong các tước hiệu
Giáo Hội dùng để gọi Ðức Maria, có lẽ xứng hợp với tâm tình con người hơn cả vẫn
là tước hiệu Mẹ. Chúng ta có thể gọi Ðức Maria là Mẹ với tất cả tâm tình trìu mến
như khi chúng ta gọi người mẹ của chúng ta. Do lời trăn trối của chính Chúa
Giêsu con Mẹ, Mẹ đã trở thành Mẹ của Giáo Hội. Qua muôn thế hệ, Mẹ không ngừng
cưu mang, sinh ra và dưỡng dục các tín hữu trong Ðức tin.
Niềm hạnh phúc của bất
cứ người mẹ nào vẫn là thấy con mình được nên người. Mẹ Maria chăm chú theo dõi
và lo lắng cho từng người chúng ta. Niềm vui của Mẹ chính là thấy mỗi người
chúng ta được lớn lên theo hình ảnh của Chúa Giêsu con Mẹ…
Chúng ta mang đến cho
Mẹ những bó hoa trong suốt tháng 5, tháng 10 và trong từng lời Kinh dâng lên Mẹ.
Nhưng có lẽ Mẹ sẽ sung sướng hơn mỗi lần nhìn thấy sự trưởng thành nơi chúng
ta. Mỗi lần chúng ta lớn lên trong ân phúc, trong bác ái yêu thương, trong hy vọng
tin yêu: đó là những bó hoa tốt đẹp nhất mà chúng ta dâng lên Mẹ…
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét