Đức cha Vincenzo Paglia: Sau
đại dịch chỉ có thể là tình huynh đệ cho tương lai
Trong cuốn sách gần đây với tựa đề "Đại dịch và tình
huynh đệ. Sức mạnh của mối tương quan con người mở ra tương lai", Đức cha
Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về Sự sống, đưa ra khẩu hiệu
"tình liên đới chống virus" và mời gọi mọi người hướng đến một cái
nhìn đạo đức sinh học toàn cầu.
Ngọc Yến - Vatican News
Đại dịch cho chúng ta thấy con người rất mong manh yếu đuối.
Và những gì con người tạo nên để phục vụ cho chính mình cũng dễ bị tổn thương.
Theo Đức cha Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về Sự sống, khi
nhìn về tương lai, câu trả lời duy nhất có thể đưa ra đó là phải xây dựng tương
lai nhân loại dựa trên tình huynh đệ và tình liên đới. Tình huynh đệ được hiểu ở
đây không phải là các giá trị Kitô giáo, mà là nền tảng cho sự sống còn của
nhân loại.
Đức cha Paglia nhấn mạnh điều này trong một bài viết được phổ
biến trong mấy ngày qua với tựa đề: “Đại dịch và tình huynh đệ. Sức mạnh của mối
tương quan con người mở ra tương lai". Bài viết được bắt đầu từ một tài liệu
gần đây của Hàn lâm viện Tòa Thánh về Sự sống về một cuộc thảo luận liên quan đến
đạo đức và văn hóa hậu đại dịch, và về các tiêu chí của một sự khởi động lại.
Các khái niệm trung tâm của cuộc thảo luận là "toàn cầu hóa tình huynh đệ"
và sự phổ biến của "tình liên đới chống virus".
Liên quan đến bài viết này, Vatican News có một cuộc phỏng vấn
với Đức cha Vincenzo Paglia.
Trước hết, xin Đức cha nói tóm tắt về bài viết
Trong buổi cầu nguyện vào ngày 27 tháng 3 khi Đức Thánh Cha
nói rằng tất cả chúng ta đang đi với tốc độ siêu âm, chúng ta nghĩ rằng chúng
ta khỏe mạnh trong một thế giới bị bệnh, Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng thực tế
chúng ta không khỏe mạnh.Trước virus corona, giữa chúng ta đã có một loại virus
và tôi gọi là virus chủ nghĩa cá nhân. Hậu quả của loại virus này là sự cô đơn,
làm suy yếu hoàn toàn xã hội chúng ta. Và rồi, virus corona đã xuất hiện làm
bùng nổ sự mong manh vốn có trong bản chất của mỗi người, nhưng chúng ta không
muốn nhìn thấy nó, chứ đừng nói đến việc xem xét. Theo nghĩa này, có một sự hiểu
biết để sử dụng tại thời điểm này: Virus corona là một phân tử, thậm chí không
phải là một sinh vật sống, một loại ký sinh trùng, trong chớp mắt đã làm cho tất
cả mọi người và mọi sự phải quỳ gối. Điều này chỉ cho thấy nếu chúng ta không
nhìn nhận thân phận mong manh của mình chúng ta sẽ phải lãnh hậu quả.
Nếu niềm kiêu hãnh toàn năng của mỗi chúng ta tiếp tục hướng
dẫn sự lựa chọn, hướng dẫn ý nghĩa của cuộc sống của chúng ta, thì cuối cùng là
những hậu quả đó là những gì chúng ta đã thấy. Bởi vậy, đại dịch này cho chúng
ta thấy sự thật về con người chúng ta. Và theo nghĩa này, cần phải kêu cứu, cần
hỗ trợ lẫn nhau, nói đủ rồi cho mọi hình thức chủ nghĩa cá nhân, chủ quyền, cho
mọi quyền tự quyết. Chúng ta không thể tiếp tục như chúng ta đã làm cho đến
nay.
Đức cha kêu gọi một cái nhìn đạo đức sinh học toàn cầu.
Điều này có nghĩa là gì?
Khi chúng ta nhìn vào cuộc sống, thế giới, ý nghĩa của những
ngày tháng của chúng ta, chúng ta phải nghĩ đến việc chúng ta được liên kết với
người khác. Mỗi hành động cá nhân không bao giờ là của riêng một ai, nhưng nó
cũng là của người khác, làm cho tốt hơn hay tồi tệ hơn. Đó là lý do tại sao
trong tất cả các lựa chọn - chính trị, kinh tế, xã hội và cá nhân - nếu chúng
ta không tính đến một tầm nhìn phổ quát về công ích hoặc tốt hơn của tình huynh
đệ, thì chỉ có nguy cơ gây thiệt hại. Tình huynh đệ là một thuật ngữ mà tôi tin
rằng phải liên quan đến tất cả các lựa chọn của chúng ta. Tình huynh đệ giữa
các dân tộc, bên trong các thực tại các tổ chức của các thành phố, tình huynh đệ
giữa con người và sự sáng tạo. Tình huynh đệ như là việc tái khám phá định mệnh
chung của tất cả mọi người. Thực hiện một đạo đức sinh học toàn cầu giống như
khôi phục lại giấc mơ của Thiên Chúa khi Thiên Chúa bắt đầu thực hiện công
trình tạo dựng. Tất cả sáng tạo là ngôi nhà chung của con người.
Liên minh của người nam và người nữ phải chịu trách nhiệm đối
với mọi thế hệ và phải chịu trách nhiệm cho việc chăm sóc ngôi nhà chung này. Tất
cả điều này đã bị bỏ qua. Theo nhiều người, một trong những nguyên nhân của đại
dịch đó là sự tàn phá khí hậu của con người. Nhiều người già bị chết trong đại
dịch là một trong những hậu quả của việc tán phá mối tương quan giữa các thế hệ.
Chúng ta đã làm cho sự sống được kéo dài, điều này thật tuyệt vời, nhưng sau đó
chúng ta lại gửi đến những nơi “kết thúc sự sống” những người mà trước đó chúng
ta đã tặng họ món qùa này, theo một cách nào đó sự tàn nhẫn tăng lên gấp đôi.
Tại sao trong bài viết, Đức cha lại nói nhiều đến điều mà
chúng ta có thể gọi đó là sự chữa lành tinh thần và suy tư về bốn thánh vịnh:
13, 22, 130 và 143?
Tôi tin rằng thời điểm mong manh tột đỉnh này có thể được thể
hiện với hình ảnh của Chúa Giêsu đang kêu lớn tiếng trên Thánh Giá. Đó là việc
nhập thế của Chúa Giêsu trong tất cả các dân tộc qua mọi thời đại. Đó là một
hình ảnh của lời cầu nguyện, xin cứu giúp. Điều này đã được chính Đức Thánh Cha
Phanxicô thể hiện trong ngày 27/3 vừa qua tại Quảng trường Thánh Phêrô trống rỗng,
đó là tiếng kêu cứu của nhân loại hướng về Thiên Chúa. Theo nghĩa này, truyền
thống Do Thái-Kitô giáo đã để lại cho chúng ta một di sản cầu khẩn đặc biệt.
Trong thời điểm khó khăn, di sản này sẽ làm cho chúng ta có được sức mạnh to lớn.
Đó là tại sao tôi đã muốn trích dẫn trong suy tư này bốn thánh vịnh cầu khẩn,
ngay cả khi nó mang tính thảm kịch bởi vì toàn thể thế giới đang cần điều này.
Điều gây ấn tượng cho tôi đó là buổi cầu nguyện vào thứ Sáu
của Đức Thánh Cha được truyền hình trực tiếp, với hàng triệu người tham dự và
theo dõi, cả người tin lẫn không tin. Những lời cầu khẩn trong các Thánh Vịnh
có thể mang lại sức sống quan trọng bởi vì trong các lời cầu xin này tập hợp tất
cả nỗi sợ hãi, đau khổ, kêu khóc, hy vọng của chúng ta. Tôi luôn nhớ những lời
của Rabbi Elio Toaff, một người bạn rất thân của tôi nói với tôi rằng từ khi
còn trẻ ông đã được người cha khuyên luôn mang Sách Thánh Vịnh bên mình. Theo
ông, các Thánh Vịnh chứa đựng tất cả mọi điều liên quan đến cuộc sống và chính
vì thế Thánh Vịnh giúp chúng ta đối diện với những vấn đề của cuộc sống chúng
ta. Rabbi Do Thái này kể cho tôi rằng khi ông bị bắt và chuẩn bị bị xử bắn, ông
đã xin người lính canh một chút thời giờ để đọc một Thánh Vịnh. Ông đã được
phép cầu nguyện với Thánh Vịnh. Và thật kỳ diệu, một trong những người lính canh
đã mời ông trốn. Với trải nghiệm tuyệt vời này Rabbi Toaff đã chia sẻ niềm tin
sâu sắc vào Thiên Chúa và nói với tôi rằng chính niềm tin thực sự vào Chúa sẽ cứu
chúng ta. Nhưng tôi tin rằng trong thời điểm hiện nay các Thánh Vịnh có thể thực
sự là một sức sống phi thường cho cả những người không tin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét