Thứ Bảy sau Chúa Nhật 34 Quanh Năm
Bài Ðọc I: (Năm
II) Kh 22, 1-7
"Sẽ không còn đêm tối
nữa, Thiên Chúa sẽ soi sáng cho họ".
Trích sách Khải Huyền của
Thánh Gioan Tông đồ.
Thiên thần Chúa chỉ cho tôi
là Gioan, thấy sông nước hằng sống, sáng ngời như thuỷ tinh, từ toà Thiên Chúa
và Con Chiên chảy ra. Ở giữa công trường thành phố và hai bên sông, có cây sự
sống sinh hoa kết quả mười hai mùa, mỗi tháng một mùa, và lá cây thì dùng cứu
chữa các dân ngoại lành đã. Sẽ không còn lời nguyền rủa nào nữa. Toà Thiên Chúa
và Con Chiên sẽ dựng lên trong thành ấy, các tôi tớ Người sẽ phụng thờ Người.
Họ sẽ chiêm ngắm tôn nhan Người, và khắc tên Người trên trán họ. Cũng không còn
đêm tối nữa: họ không cần đến ánh sáng đèn đuốc hay ánh sáng mặt trời nữa: vì
Chúa là Thiên Chúa sẽ soi sáng cho họ, và họ sẽ thống trị muôn đời.
Thiên thần lại bảo tôi rằng:
"Những lời này rất trung trực và chân thật. Chúa là Thiên Chúa thần trí
các tiên tri, đã sai thiên thần Người đến chỉ cho các tôi tớ Người biết những
sự sắp phải xảy đến. Và đây tôi vội vã tiến đến. Phúc cho kẻ vâng giữ các lời
ghi trong sách này".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 94, 1-2. 3-5.
6-7
Ðáp: Ma-ra-na-tha! Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến! (1 Cr 16, 22b và
Kh 21, 20b)
Xướng: 1) Hãy tới, chúng ta hãy
reo mừng Chúa, hãy hoan hô Ðá Tảng cứu độ của Ta! Hãy ra trước thiên nhan với
lời ca ngợi, chúng ta hãy xướng ca để hoan hô Người. - Ðáp.
2) Vì Chúa là Thiên Chúa cao
sang, là Ðại Ðế siêu việt chư chúa tể. Ở nơi tay Người những vực sâu của địa
cầu, là của Người những chỏm núi cao. Bể khơi là của Người: vì chính Người tạo
tác, và đất khô do tay Người đúc nắn ra. - Ðáp.
3) Hãy tiến lên, cúc cung bái
và sụp lại, hãy quỳ gối trước nhan Chúa, Ðấng tạo thành ta. Vì chính Người là
Thiên Chúa của ta, và ta là dân Người chăn dẫn, là đoàn chiên thuộc ở tay
Người. - Ðáp.
*
* *
Alleluia: Lc 21, 36
Alleluia, alleluia! - Các con
hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể xứng đáng đứng vững trước mặt Con
Người. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 21, 34-36
"Các con hãy tỉnh
thức, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng
các môn đệ rằng: "Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề bởi
chè chén say sưa và lo lắng việc đời, mà ngày đó thình lình đến với các con như
chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất. Vậy các con hãy tỉnh thức và
cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước
mặt Con Người!"
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm:
Bài Tin Mừng hôm nay, Ðức
Giêsu báo trước một điều bất ngờ. Ngày Con Người quang lâm và mỗi người sẽ ra
trình diện. Ngày đó là ngày nào? Không ai biết được, vì chỉ có Cha mới biết.
Tuy nhiên, vẫn có một điều không bất ngờ. Ðiều ta biết chắc chắn là sẽ có ngày
đó cho tất cả mọi người. Ngày đó cần phải có để mọi người được thỏa mãn. Người
khôn ngoan đích thực sẽ chọn ngày đó là một ngày an vui hạnh phúc. Còn người
khờ dại thì ngày đó lại là ngày báo oán.
Chúng ta khôn hay dại? Chọn
ngày tươi sáng hay u tối? Hãy cùng quyền tự do mà định đoạt.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, hôm nay là
ngày cuối năm phụng vụ. Giáo Hội, Mẹ chúng con nhắc nhớ cho chúng con một điều
thật quan trọng mà chúng con lại thường hay quên. Ngày Chúa quang lâm, cũng là
ngày kết thúc cuộc đời chúng con ở đời này. Chúng con sẽ bước vào cuộc sống
mới, cuộc sống vĩnh cửu và không thay đổi. Có thể chúng con sẽ hạnh phúc muôn
đời, mà cũng có thể sầu khổ muôn đời.
Xin cho chúng con biết khôn
ngoan chọn lựa, và sống sao cho xứng đáng với tình thương của Cha, của Chúa đã
dành cho chúng con trong suốt cuộc đời. Amen.
(Lời Chúa trong
giờ kinh gia đình)
Tỉnh Thức Cầu Nguyện
(Lc 21,34-36)
Suy Niệm:
Tỉnh Thức Cầu Nguyện
Kết thúc diễn từ về ngày tận
thế, Chúa Giêsu đưa ra hai thái độ sống cụ thể trong khi chờ ngày của Chúa. Thứ
nhất là thái độ sống thanh thoát: "Các con phải đề phòng, chớ để lòng mình
đắm say tửu sắc, đa mang sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp
xuống đầu các con, vì ngày ấy sẽ ập tới mọi dân cư trên khắp mặt đất". Nói
khác đi, Chúa muốn chúng ta sống sứ điệp và giá trị Tin Mừng, không để mình bị
mê hoặc chạy theo các chủ trương duy vật, hưởng thụ, qua lo thu tích của cải
như một bảo đảm an toàn cho cuộc sống mà lãng quên những nhu cầu tâm linh và
các giá trị siêu việt của cuộc sống.
Ðể khỏi rơi vào tình trạng
thiếu chuẩn bị trong ngày của Chúa, Chúa Giêsu nêu ra điều kiện tiên quyết, đó
là tỉnh thức và cầu nguyện: "Các con phải tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để
có đủ sức thoát khỏi những điều sắp xẩy đến và đứng vững trước mặt Con
Người". Cầu nguyện là nhìn nhận Chúa là tất cả, là đặt thánh ý Chúa trên
hết. Ðồng thời, cầu nguyện là nhận biết mình yếu đuối và cậy trông vào ơn Chúa.
Nhờ cầu nguyện, chúng ta sẽ có thái độ tỉnh thức trong đời sống thường ngày, sẽ
nhạy bén với tiếng gọi của Chúa qua những biến cố cuộc sống để luôn tìm đẹp
lòng Chúa.
Ngày mai chúng ta không biết
sẽ ra sao, ngày cuối đời lại càng mù tịt. Xin Chúa cho chúng ta biết sống từng
giây phút hiện tại, sao cho luôn được Chúa chúc lành và được tình thương Chúa
che chở, để ngày Chúa đến sẽ là ngày hạnh phúc cho chúng ta.
(Veritas Asia)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần 34 TN2
Bài đọc: Rev
22:1-7; Lk 21:34-36.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Chuẩn bị cho hạnh
phúc mai sau
Việc gì chúng ta làm
cũng cần phải chuẩn bị: việc càng quan trọng đòi sự chuẩn bị phải lâu dài và kỹ
càng hơn. Ví dụ: chuyện kết hôn là chuyện trăm năm, nó đòi con người phải chuẩn
bị và suy xét kỹ càng xem có thể chung sống với nhau suốt đời không? Việc chung
hưởng hạnh phúc mai sau với Thiên Chúa là việc còn quan trọng hơn cả chuyện
trăm năm, vì nó là chuyện đời đời, nên việc chuẩn bị phải kéo dài cả đời và kỹ
càng hơn nữa.
Các Bài đọc hôm nay đều
hướng lòng chúng ta về cuộc sống đời sau. Bài đọc I cho chúng ta nhìn thấy
trước hạnh phúc và vinh quang muôn đời chúng ta sẽ được hưởng. Những điều này
phải trở thành động lực thúc đẩy chúng ta chuẩn bị kỹ càng và sẵn sàng vượt qua
mọi bắt bớ và gian khổ để làm chứng cho Thiên Chúa. Phúc Âm đề phòng chúng ta
đừng để sự lười biếng và các cám dỗ của thế gian làm lòng chúng ta ra nặng nề,
khiến chúng ta không còn hăng hái chuẩn bị cho Ngày ra gặp Thiên Chúa. Để có
thể giữ lòng hăng hái, chúng ta cần để cho Lời Chúa thấm nhập tâm hồn và dành
thời giờ để cầu nguyện với Chúa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I: Những
điểm son của cuộc sống đời sau
1.1/ Cuộc sống trường
sinh bất tử:
Tác giả mô tả Thành Giêrusalem trên trời là nơi ở của cuộc sống thần linh với 2
điểm nổi bật:
(1) Nước trường sinh: “Rồi thiên thần chỉ cho
tôi thấy một con sông có Nước Trường Sinh, sáng chói như pha lê, chảy ra từ
ngai của Thiên Chúa và của Con Chiên.” Thiên Chúa và Con Chiên thay thế Đền Thờ
trở thành nguồn duy nhất (Rev 7:17) của Nước Trường Sinh. Truyền thống Cựu Ước
và Tân Ước đã nhiều lần đề cập đến Nước này: (Jn 4:14, Psa 46:4, Jer 2:13, Joe
3:18, Zech 14:8).
(2) Cây Sự Sống: “Ở giữa quảng trường
của thành, giữa hai nhánh sông, có cây Sự Sống: sinh trái mười hai lần, mỗi
tháng một lần; lá cây dùng làm thuốc chữa lành các dân ngoại.” Cây Sự Sống đã
được tác giả đề cập tới trong (Rev 2:7), và cũng được đề cập đến trong Eze
47:12. Cây Sự Sống ở đây phải được dùng ở số ít để chỉ “lọai cây mang sự sống,”
và có nguồn gốc từ ban đầu của lịch sử con người (Gen 2:9, 3:22). Lá của Cây Sự
Sống có khả năng chữa lành các bệnh tật; con người sẽ không phải đau khổ do
bệnh tật gây nên nữa.
1.2/ Thiên Chúa sẽ cai
trị và ở với dân mãi mãi: Cuộc sống liên kết mật thiết với Thiên Chúa được tác giả mô tả
bằng 2 cách: tiêu cực (tội và hình phạt) và tích cực (sống bên Chúa mãi):
(1) Sẽ không còn đêm tối
và những lời nguyền rủa: Sẽ không còn cám dỗ làm dịp cho con người phạm tội; và vì thế,
con người sẽ không còn bị luận phạt bởi Thiên Chúa. Nói cách khác, tội lỗi
không còn thống trị con người nữa, và con người trở nên thực sự thánh thiện.
(2) Con người sẽ được
nhìn thấy Thiên Chúa trực tiếp, mặt đối mặt. Đây là một đặc ân cao quí, mà ngay cả
Môsê cũng không được khi còn sống trên đời này: “Ngai của Thiên Chúa và của Con
Chiên sẽ đặt trong Thành, và các tôi tớ Người sẽ thờ phượng Người. Họ sẽ được
nhìn thấy tôn nhan Người, và thánh danh Người ghi trên trán họ.” Truyền thống
Cựu Ước tin: không ai trên đời có thể nhìn thấy Thiên Chúa mà còn sống. Đặc ân
“nhìn thấy Thiên Chúa như Ngài là” đã được Sách Thánh Vịnh đề cập tới (Psa
17:15, 42:2).
1.3/ Những thị kiến này
được xác tín bởi thiên thần là những lời chân thật: Thiên thần nói với
tôi: "Đây là những lời đáng tin cậy và chân thật; và Đức Chúa là Thiên
Chúa ban Thánh Thần linh hứng cho các ngôn sứ, đã sai thiên thần của Người đến
tỏ cho các tôi tớ Người biết những việc sắp phải xảy đến." Bằng việc bảo
đảm Sách được sự linh hứng của Thánh Thần, Gioan tự nhận mình theo truyền thống
của các tiên tri: ông nói những gì Thiên Chúa muốn ông nói. Sau cùng, tiếng nói
vọng xuống từ Trời: "Đây, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến! Phúc thay kẻ tuân
giữ các sấm ngôn trong sách này!" Tiếng nói này là của Đức Kitô, Con Chiên
của Thiên Chúa. Ngài cho biết Ngày Phán Xét đã gần kề (Rev 2:16, 3:11, 22:12,
20).
2/
Phúc Âm: Anh
em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến
và đứng vững trước mặt Con Người.
2.1/ Những cám dỗ của thế
gian: Chúa
Giêsu cảnh cáo các môn đệ 2 điều có thể làm các ông xao lãng việc chuẩn bị cho
Ngày Phán Xét:
(1) Vì chè chén say sưa: Ăn quá độ làm thân xác
con người ra nặng nề và chỉ muốn ngủ. Một thân xác ù lỳ như thế sẽ không có
nghị lực làm bất cứ việc gì. Uống quá độ làm con người say xỉn và con người
không còn trí khôn sáng suốt để làm theo những điều hay lẽ phải. Con người phải
ăn uống điều độ mới có thể giữ cho tinh thần minh mẫn nhận ra và làm những gì
Chúa dạy.
(2) Vì lo lắng sự đời: Con người không thể làm
tôi hai chủ: cả Thiên Chúa lẫn tiền bạc. Dĩ nhiên con người phải biết lo lắng
làm việc bao lâu còn sống trong thế gian để có phương tiện sinh sống, nhưng
không được dành hết thời giờ để lo lắng sự đời. Chúa Giêsu đã từng khuyên dân
chúng: “Đừng làm việc để kiếm cho mình những lương thực sẽ hư nát, nhưng cho
lương thực sẽ đem lại cuộc sống đời đời” (Jn 6:27).
Nếu không biết chuẩn bị
sẵn sàng, “Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, và Ngày
ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất.” Lúc ấy, có muốn vùng vẫy thóat ra
cũng muộn rồi.
2.2/ Sự quan trọng của
việc cầu nguyện: Chúa Giêsu ý thức được tầm quan trọng của việc cầu nguyện. Ngài
đã nhiều lần cầu nguyện với Chúa Cha, và đã từng dạy các môn đệ cầu nguyện. Một
lần nữa, Ngài khuyên các ông điều phải làm trong khi chuẩn bị cho Ngày Tận Thế:
“Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn: hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến
và đứng vững trước mặt Con Người.” Cầu nguyện còn làm tăng trưởng mối liên hệ
giữa con người và Thiên Chúa. Khi mối liên hệ càng mật thiết bao nhiêu, con
người càng hăng hái nhiệt thành cho Ngày Chúa đến.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta cần học hỏi
để biết về cuộc sống tương lai đời đời với Thiên Chúa, vì “vô tri bất mộ.”
Những hấp dẫn của cuộc sống bất tử sẽ là động lực thúc đẩy chúng ta chuẩn bị
ngay từ đời này.
- Nếu không, những lười
biếng và cám dỗ của cuộc sống thế gian sẽ làm lòng trí chúng ta ra nặng nề,
không còn tấm lòng nhiệt thành đi đón Chúa, và chúng ta sẽ hối hận khi Ngày ấy
tới.
- Để giữ lòng nhiệt
thành và hăng hái chuẩn bị, chúng ta cần để cho Lời Chúa thấm nhập và làm chủ
cuộc đời. Một nếp sống cầu nguyện mật thiết với Thiên Chúa không thể thiếu vì
nó sẽ giúp chúng ta khao khát được gặp người chúng ta yêu thương và quí
mến.
HẾT NĂM PHỤNG VỤ B
VÀ NĂM CHẴN
NGÀY MAI SẼ BẮT ĐẦU NĂM
PHỤNG VỤ C VÀ NĂM LẺ
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP
Thứ Bảy tuần 34 thường niên
|
Sứ điệp: Không ai có thể biết trước ngày tận cùng của
cuộc đời. Vậy người Kitô hữu cần luôn tỉnh thức và cầu nguyện, luôn trong tư
thế sẵn sàng đón nhận phút giây đó.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy con sẵn sàng đón nhận ngày cánh
chung. Ngày cánh chung đến vào lúc chẳng ai ngờ, có thể là ngày mai, hay năm
tới, cũng có thể là sau khi con đã nhắm mắt xuôi tay. Để chuẩn bị biến cố bất
ngờ ấy, con chỉ còn cách là luôn sẵn sàng, luôn thức tỉnh và cầu nguyện.
Cuộc sống hôm nay dễ khiến con sa đà mê muội.
Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và các sản phẩm của nó đã tạo ra một lối
sống xô bồ, chạy đua hưởng các tiện nghi. Người ta lo toan cho có được những
lạc thú, dù có phải trả giá bằng sự cực nhọc vất vả, bằng sự bận rộn kéo dài.
Giữa cảnh người người đôn đáo làm lụng sắm sửa, mấy ai đủ tỉnh thức để nghĩ tới
ngày tận thế hoặc nghĩ tới nấm mồ của mình. Con mê muội cũng vì con ít cầu
nguyện, ít vào nơi thanh vắng với Chúa. Mặc dù con không thể chạy một mạch
thẳng tới nấm mồ của mình, nhưng cái chết lại có thể đến với con bất kể giờ
phút nào. Phúc cho con nếu đó là lúc con đang tỉnh thức và cầu nguyện.
Lạy Chúa, con tha thiết xin Chúa gìn giữ con
luôn ở trong tình yêu Chúa. Xin đừng để sóng đời lôi cuốn con đi, đừng để con
lìa xa Chúa, quên cả ngày trở về với Chúa là nguồn cội của con. Xin Chúa thương
cứu con trong giờ lâm tử. Amen.
Ghi nhớ : "Các con hãy tỉnh thức, để có thể thoát khỏi những việc
sắp xảy đến".
www.phatdiem.org
01/12/12 THỨ BẢY ĐẦU
THÁNG TUẦN 34 TN
Lc 21,34-36
Lc 21,34-36
ĐỪNG CHÈ CHÉN SAY SƯA
"Vậy anh em phải đề
phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời"
(Lc 21,34).
Suy niệm: Ngày cuối năm Phụng Vụ, một chu
kỳ khép lại với sứ điệp Tin Mừng nói về thời chung cuộc kèm theo tiếng gọi tỉnh
thức và lời cảnh báo rất cụ thể: đừng để lòng mình “ra nặng nề vì chè chén say sưa,
lo lắng sự đời”. Ngày hôm nay, lời này của Chúa vẫn nóng hổi – không chỉ vì sứ
điệp của Chúa hẳn nhiên luôn còn nguyên tính mới mẻ, mà còn vì hình ảnh “chè
chén say sưa” Chúa dùng ở đây chính là một trong những hình ảnh vẫn đập vào mắt
chúng ta hằng ngày từ đầu đường đến cuối chợ, từ thành thị đến thôn quê. Báo
Lao Động, ngày 7.11.2012, đưa tin: Việt Nam là nước tiêu thụ bia số một ASEAN;
trong năm 2011 dân Việt Nam uống hết 2,6 tỉ lít bia, chưa kể rượu, vượt xa hai
nước xếp hạng tiếp theo là Thái Lan và Philippines. Quả là bức tranh buồn cho
đất nước này và – dĩ nhiên – cho Giáo hội tại đất nước này.
Mời Bạn : nghĩ đến những cảnh “chè chén
say sưa” “thường ngày ở huyện” đó – mà bạn có phải là một thành phần trong các
cảnh đó không? Thay vì tăng thêm tình thân thì ngược lại biết bao hệ luỵ tệ hại
nối tiếp sau các cuộc nhậu như thế. Là môn đệ của Chúa Giêsu, hẳn chúng ta sẽ
chọn làm theo lời Ngài, không thể rập theo đám đông được.
Sống Lời Chúa: Hôm nay và trong suốt Mùa Vọng
sắp tới, tôi quyết tâm tiết chế rượu bia nói riêng và việc tiêu xài hưởng thụ
nói chung.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy con
chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa. Xin Chúa giúp con biết tiết
chế trong ăn uống và trong mọi hình thức hưởng thụ khác, để lòng con luôn thanh
thản, vui sống trong Chúa.
www.5phutloichua.net
Phải đề phòng
Để chuẩn bị cho cái chung cục, thì phải sống đều
đặn cái hàng ngày. Làm sao để khi Con Người là Đức Giêsu trở lại trên mây trời,
Ngài thấy chúng ta đang ở tư thế đứng thẳng, không phải xấu hổ cúi...
Suy niệm:
Tháng 9-2009, Tổng thống Nga
Medvedev
gọi nạn nghiện rượu là quốc
nạn.
Mỗi năm tính bình quân mỗi
người dân uống khoảng 18 lít,
gấp đôi lượng rượu được coi là
nguy hiểm cho sức khỏe.
Nửa số người Nga chết giữa
khoảng 15-54 tuổi là do hậu quả của rượu.
Trẻ em và phụ nữ cũng nghiện.
Tuổi thọ trung bình của đàn
ông chỉ còn là 59.
Vì nhiều người chết nên dân số
Nga sụt giảm mỗi năm.
Làm gì để cai nghiện cho hơn
hai triệu người Nga,
đó là chuyện nhức đầu cho các
nhà lãnh đạo.
Nhưng tại sao người ta lại bị
nặng nề bởi rượu Vodka?
Bài Tin Mừng hôm nay nhắc
chúng ta
về những thứ nặng nề đè trên
trái tim người Kitô hữu.
Trong khi chờ đợi Chúa đến vào
thời điểm không đoán trước được,
chúng ta có thể bị vướng vào
những thú vui buông thả.
Sống bừa bãi, phóng túng, nhậu
nhẹt, say sưa,
đó vẫn là cám dỗ muôn thuở của
thân xác.
Chỉ cần đi một vòng thành phố
hay các vùng quê vào ban đêm,
chúng ta thấy ngay cả một thế
giới của ăn uống, hưởng thụ.
Nhưng trái tim con người còn
có thể trở nên nặng nề
bởi những lo âu trần thế (x.
Lc 8, 14).
Làm sao nhà cửa có thêm tiện
nghi? làm sao thêm lương và lên chức?
Những nỗi lo toan về cuộc sống
vật chất vắt kiệt con người,
khiến con người không còn khả
năng mở ra trước Chúa và tha nhân.
Con người giàu lên, nhưng lại
thấy mình bất hạnh và gia đình đổ vỡ.
Mỗi năm ba mươi ngàn người
chết vì tự tử ở Nhật.
Trái tim nặng nề nên nhiều
người mắc bệnh tim mạch.
Trái tim bị kéo xuống cái thực
dụng tầm thường ở trên mặt đất,
nên con người bị còng xuống,
không ngước lên được điều trên cao.
Ngày Chúa đến như một bất ngờ,
như một cái bẫy sập xuống,
không phải chỉ trên người Do
Thái,
nhưng trên mọi dân cư ở khắp
mặt địa cầu (c. 35).
Cả thế giới phải chịu phán xét
chẳng trừ ai.
Bởi đó thái độ cần có mỗi ngày
của người môn đệ
là luôn luôn thức tỉnh và cầu
nguyện,
để có sức mà thoát khỏi mọi điều
sắp xảy ra (c. 36).
Để chuẩn bị cho cái chung cục,
thì phải sống đều đặn cái hàng ngày.
Làm sao để khi Con Người là
Đức Giêsu trở lại trên mây trời,
Ngài thấy chúng ta đang ở tư
thế đứng thẳng,
không phải xấu hổ cúi đầu,
không bị ràng buộc bởi đam mê,
nhưng vui sướng vì mình đã
không uổng công chờ đợi.
Có những lo âu vẫn chi phối
tôi làm tôi nặng lòng.
Có những mê đắm kéo ghì tôi
xuống và bắt tôi làm nô lệ.
Mùa Vọng sắp đến mời tôi tỉnh
thức và cầu nguyện, để đứng lên.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
nếu ngày mai Chúa quang lâm,
chắc chúng con sẽ vô cùng lúng túng.
Thế giới này còn bao điều khiếm khuyết, dở dang,
còn bao điều nằm ngoài vòng tay của Chúa.
Chúa đâu muốn đến để hủy diệt,
Chúa đâu muốn mất một người nào...
Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa
xây dựng một thế giới yêu thương và công bằng,
vui tươi và hạnh phúc,
để ngày Chúa đến thực là một ngày vui trọn vẹn
cho mọi người và cho cả vũ trụ.
Xin nuôi dưỡng nơi chúng con
niềm tin vững vàng
và niềm hy vọng nồng cháy,
để tất cả những gì chúng con làm
đều nhằm chuẩn bị cho ngày Chúa trở lại.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
"Các con hãy tỉnh thức, để có thể thoát khỏi
những việc sắp xảy đến".
Nền văn hóa của sự chết
Hòa
Lan đã dấn sâu hơn vào nền văn hóa của sự chết. Ngày 28/11/2000, quốc hội Hòa
Lan đã chính thức thông qua luật mới cho phép các bác sĩ được trợ giúp những
bệnh nhân nan y tự tử. Với luật này, Hòa Lan là nước đi tiên phong trong nền
văn hóa của sự chết, tuy chưa chính thức ban hành luật cho phép các bác sĩ trợ
giúp những bệnh nhân nan y tự tử.
Ngày
nay, nhiều nước công nghiệp tiên tiến cũng đang ngày càng bị nhận chìm trong
điều thường được gọi là văn hóa của sự chết. Trong khuôn khổ của ngày Năm Thánh
dành cho các giáo dân tham gia truyền giáo diễn ra tại Vatican vào tháng
12/2000, một hội nghị về những khó khăn trong cuộc sống chứng nhân giữa đời đã
được tổ chức. Nhân dịp này, bà Mêrian Clindon, giáo sư luật học tại đại học
Harvard, Hoa Kỳ, và từng được cử làm trưởng đoàn Toà Thánh tham dự diễn đàn phụ
nữ tại Bắc Kinh vào năm 1995, đã trình bày cho hội nghị về nền văn hóa chết
chóc đang lan rộng trong xã hội Hoa Kỳ. Bà Clindon nói rằng một trong những dấu
hiệu rõ ràng nhất trong nền văn hóa sự chết là con người không còn màng đến các
giá trị đạo đức nữa. Quan hệ gia đình ngày càng mong manh. Tình mẫu tử bị khinh
miệt. Trẻ con dành ít giờ cho cha mẹ và anh chị em hơn là màn ảnh truyền hình.
So với đám đông thầm lặng, nền văn hóa sự chết lại được thịnh hành hơn trong
những thành phần ưu tú và lãnh đạo trong xã hội.
Ðặc
trưng của nền văn hóa của sự chết ấy là sự phát triển tràn lan của chủ nghĩa
duy vật, duy hưởng thụ, duy khoái lạc và tục hóa.
Tựu
trung, luật cho phép các bác sĩ trợ giúp những bệnh nhân nan y tự tử là thể
hiện cuối cùng của trào lưu khước từ sự sống, chối bỏ ý nghĩa của sự sống. Thật
thế, sở dĩ con người có ý tìm đến cái chết là bởi vì họ không còn nhìn thấy giá
trị và ý nghĩa của sự sống nữa. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu kêu gọi các môn
đệ của Ngài hãy tỉnh thức để không chạy theo nền văn hoá của sự chết ấy. Lời
kêu gọi của Chúa Giêsu được đưa ra liền sau khi Ngài loan báo về ngày tận thế.
Chúa Giêsu loan báo về ngày thế tận không phải để đe dọa con người, mà trái lại
mời gọi con người mặc lấy thái độ tỉnh thức và tin tưởng phó thác. Ngày thế tận
không phải là một biến cố khiến cho con người phải sợ hãi hay thất vọng, mà
trái lại là điểm đến tất yếu của lịch sử. Ngày thế tận không phải là tận cùng
của lịch sử. Trong ý nghĩa toàn bộ của lịch sử ấy, cuộc sống con người có ý
nghĩa và mọi biến cố trong cuộc sống con người đều có ý nghĩa. Niềm vui, nỗi
khổ, thành công, thất bại, giàu sang, nghèo hèn, sức khỏe, bệnh tật, tất cả đều
có ý nghĩa và giá trị của nó. Nhận ra ý nghĩa của tất cả mọi sự trong cuộc
sống, cũng có nghĩa là tuyên xưng rằng Chúa là Chúa tể của lịch sử, và như vậy,
thái độ phù hợp nhất là sống mọi biến cố với tâm tình thương yêu và phó thác.
Trong một xã hội chối bỏ mọi giá trị đạo đức, cuộc sống con người có niềm tin
phải là một chứng tá về những giá trị vĩnh cửu. Trong một xã hội thiếu niềm
tin, cuộc sống của người tín hữu phải là một ngọn đèn pha mang lại tia sáng của
tin yêu và hy vọng. Trong một xã hội vắng bóng tình yêu, cuộc sống của người
môn đệ Chúa Kitô phải chiếu ngời hân hoan và quảng đại. Ðó là thách đố đang
được đặt ra cho chúng ta hôm nay.
Nguyện
xin Chúa củng cố niềm hy vọng của chúng ta.
(Trích
trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Tỉnh thức thật
“Vậy
anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng
sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, vì ngày
ấy ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu
nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt
Con Người,” (Lc. 21, 34-36)
Ở
câu 31 thánh Lu-ca đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tỉnh thức vì nước trời
gần rồi, Ngài lấy lại đề tài này vì lý do ngày phán xét đến đột ngột, nên đừng
để mình mê ngủ. Lời khuyên tỉnh thức, sẵn sàng là một khía cạnh cốt yếu trong
sứ điệp của Đức Giêsu. Giáo hội thời đầu đã nắm bắt rất kỹ tầm quan trọng của
lời cảnh giác này, câu sau đây của thánh Phao-lô có thể soi sáng cho tâm trí
chúng ta hiểu rõ vấn đề này: “Theo Thần khí hướng dẫn, anh em hãy cầu nguyện
trong mọi hoàn cảnh và hãy tỉnh thức trong mọi lúc với mọi nhẫn nại chờ đợi”
(Ep. 6, 18). Những cuộc canh thức đóng một vai trò lớn lao trong phụng vụ như
thánh Phao-lô còn chứng tỏ: “Anh em hãy kiên trì cầu nguyện, hãy tỉnh thức cầu
nguyện và tạ ơn” (Col. 4, 2). Chuẩn bị như vậy để theo Đức Kitô tiến lên mừng
lễ Phục sinh.
Những
cuộc canh thức đó diễn tả đúng tư tưởng của Đức Giêsu về chủ đề tỉnh thức, vì
lúc đó vấn đề luôn luôn được chú trọng là cầu nguyện mỗi khi chiều đến, vì Tin
mừng luôn luôn nhắc nhở: “Chiều đến Đức Giêsu vào nơi thanh vắng cầu nguyện”.
Loại canh thức này của Đức Kitô không phải như thứ canh gác của người lính canh
coi chừng kẻ phục kích, cũng không phải như võ sĩ luôn luôn sẵn sàng tránh
những cú đấm bất ngờ, cũng không phải như con mèo rình bắt chuột. Sự canh thức
của chúng ta cũng không phải thứ âm mưu quỷ quyệt của trận chiến giữa ta với
Thiên Chúa. Nếu thế thì khốn cho chúng ta.
Từ
ngữ tỉnh thức diễn tả chính xác phải theo tư tưởng của Đức Giêsu, tỉnh thức có
nghĩa là chăm chú có ý tứ, có ý thức, như đầy tớ khôn ngoan và trung tín, chăm
chú làm việc để khi chủ về bất cứ giờ nào trong đêm khuya, nó biết chuẩn bị
trước những điều cần, những gì chủ muốn, nó không để thiếu thứ gì cho chủ,
người mà nó yêu mến kính trọng. Tỉnh thức như thế cũng giống như bà mẹ rất quan
tâm trông coi săn sóc nhà cửa với tâm tình yêu mến, để không một cái gì ở ngoài
tầm tay âu yếm của bà. Gia đình sẽ không túng thiếu cái gì, dù có bất ngờ xảy
đến.
Nước
Thiên Chúa hiện diện trong mỗi biến cố của lịch sử cứu độ, nó không tỏ ra nơi
những tiếng sụp đổ ầm ầm của những tai họa kinh hoàng, nó đi qua nhẹ nhàng vô
cảm đối với những ai không lo đề phòng. Sau hết, ngôn ngữ thật của tỉnh thức mà
Chúa đòi hỏi các môn đệ, đó không phải là thứ ngôn ngữ khá tinh tế sao?
RC.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 12
1 THÁNG MƯỜI HAI
Hãy Tỉnh Thức
Các
bài đọc phụng vụ khích lệ tất cả con cái Giáo Hội nắm vững chân lý Mùa Vọng:
Thiên Chúa đang đến gần! Nó cho chúng ta biết mình phải đáp trả thế nào trước
sự đến này, một sự đến vừa gần vừa xa. Con người cần nâng tâm hồn mình lên, như
Thánh Vịnh đáp ca mời gọi chúng ta: “Lạy Chúa, này con nâng hồn lên tới Chúa!”
(Tv 25,1).
Nâng
hồn lên nghĩa là gì? Trước hết nó có nghĩa là học biết đường lối của Thiên
Chúa. “Xin dẫn con đi trong chân lý của Ngài và dạy bảo con” (Tv 25, 5). Tác
giả Thánh Vịnh biết rằng Thiên Chúa “chỉ đường cho các tội nhân, Ngài hướng dẫn
kẻ khiêm nhường đi trên đường công chính” (Tv 25,8-9).
Bằng
cách này, Thiên Chúa cho thấy “giao ước của Ngài” (Tv 25,14). Xuyên qua giao
ước này, các ý định của Thiên Chúa về con người được bộc lộ rõ cho mọi người.
Để có thể hoàn thành các ý định này cho con người, Thiên Chúa ban cho chúng ta
ân sủng của Ngài: “Mọi đường lối Chúa đều yêu thương và thành tín” (Tv 25,10).
Như
vậy, Thánh Vịnh đáp ca mạc khải cho chúng ta tiếng gọi căn bản của Mùa Vọng,
tiếng gọi mà Giáo Hội tìm thấy trong lời Chúa nói với mọi người: “Hãy tỉnh thức
và cầu nguyện luôn, để có đủ sức đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21,36).
+++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
Kh 22, 1-7; Lc 21, 34-36.
LỜI
SUY NIỆM: “Phải tỉnh thức và cầu nguyện” Đây là Lời Chúa
kêu mời tất cả mọi con người. Riêng với người Ki-tô hữu Giáo Hội đặc biệt kêu
mời vào ngày cuối cùng của năm phụng vụ, như là một tâm niệm suốt đời của mỗi
ngươi. Biết rằng trong cuộc sống của mỗi người trong thời đại này, cần có rất
nhiều phương tiện để đem lại những tiên ích cho đời sống. Muốn tạo ra những
phương tiện đó; con người phải đầu tư rất nhiều sức lực, tài năng và thời gian
vào đó, họ luôn ở trong trạng thái lo lắng và tính toán; làm cho tâm hồn và trí
tuệ của họ quên đi đời sống tâm linh. Nhưng đối với người Ki-tô hữu chúng ta
còn có phần sống đời sau; chúng ta phải biết dầu tư vào đó nữa, đó là phải tỉnh
thức và cầu nguyện luôn để đủ sức đứng vững trước mặt Con Người.
Mạnh Phương
++++++++++++++++++
01 Tháng Mười Hai
Mang Nặng Ðẻ Ðau
Trong tờ thông tin liên lạc của một giáo xứ
nọ, người ta đọc thấy ở trang bìa của số ra tháng 12 như sau: Mùa Vọng là mùa
của thai nghén...
Có lẽ chỉ có những người đàn bà đã hơn một lần
kinh qua thời kỳ thai nghén và sinh nở mới có thể giúp chúng ta hiểu được thế
nào là 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau... Trong 9 tháng 10 ngày, ngoài những
nôn mửa không ngừng, người đàn bà mang thai thường phải trải qua nhiều tâm
trạng khác nhau của vui buồn lẫn lộn...
Vui vì sự sống và niềm hi vọng đang lớn dần
trong tâm hồn và thể xác của mình, người đàn bà mang thai cũng lo sợ vì những
bất ngờ không lường trước được. Những đột biến trong người cũng khiến cho người
đàn bà mang thai cảm nhận được sự mỏng dòn, yếu đuối của con người. Tất cả mọi
cử động, chế độ dinh dưỡng đều được cân nhắc cẩn thận để không phương hại đến
bào thai... Có nên tiếp tục đi nhanh như trước kia không? Có được hút một điếu
thuốc như trước không? Có nên dùng càfê không? Có nên dùng một chút bia rượu không?
Có nên thức khuya không?... Tất cả đều được cân nhắc từng li từng tí.
Bào thai càng lớn dần, niềm vui và nỗi lo lắng
cũng tăng thêm... Và khi đến ngày nở nhụy khai hoa, như chúa Giêsu đã nhận xét,
niềm vui của người đàn bà khỏa lấp được tất cả những chờ đợi trong khi mang
thai và những đớn đau trong khi sinh con.
Sự chào đời của hài nhi không những mang lại
niềm vui, nhưng cũng đảo lộn cuộc sống trong gia đình. Ðứa bé đã trở thành
trung tâm của cuộc sống gia đình. Giờ giấc thay đổi, nhịp sống cũng thay
đổi. Và có lẽ cái nhìn cũng đổi mới với mọi người trong nhà.
Mùa
Vọng là mùa của thai nghén... Do tiếng "Thưa, xin vâng!" đáp trả của
Ðức Tin, chúng ta cũng cưu mang chính Chúa. Như người đàn bà có thể cảm nhận
được sự tăng trưởng của bào thai, chúng ta cũng có thể cảm nhận được sự hiển
diện mỗi lúc một thêm thân mật và gần gũi của Chúa trong tâm hồn chúng ta.
Cũng
như người đàn bà mang thai có thể nhận ra sự mỏng dòn yếu đuối của mình, với sự
hiện diện của Chúa trong tâm hồn, chúng ta cũng cảm nhận sâu sắc hơn những bất
toàn, khiếm khuyết và tội lỗi của chúng ta. Ý thức ấy càng mời gọi chúng ta
bước đi trong từng cố gắng vươn cao hơn. Cũng như người đàn bà mang thai cân
nhắc từng đường đi nước bước, từng cách ăn mặc đi đứng, người cưu mang Chúa
cũng tập trung tất cả suy tư, hành động, cư xử của mình vào chính Chúa. Lẽ sống
là động lực của người có niềm tin chính là Chúa... Bào thai càng lớn lên thì sự
quên mình của người mẹ càng gia tăng. Người cưu mang Chúa cũng thế. Thánh Gioan
Tẩy Giả đã diễn tả đúng đòi hỏi ấy khi Ngài nói về chúa Giêsu: "Ngài phải
lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại"... Càng quên mình, người tín hữu Kitô càng
cảm nhận được sự hiện diện của Chúa trong tâm hồn. Ðó là định luật của đời sống
Ðức Tin. Chính khi quên mình, người Kitô cảm nhận được sự hiện diện của Chúa và
càng gặp được chính mình...
Mùa Vọng là mùa của thai nghén: chúng ta hãy
chuẩn bị cho Chúa Giêsu một máng cỏ trong tâm hồn chúng ta. Cũng như người đàn
bà quên mình vì không biết bao nhiêu chuẩn bị cho con, chúng ta cũng hãy hưởng
trọn cuộc sống của chúng ta về với Chúa Giêsu. Hãy để cho Ngài lớn lên bằng
những nhỏ lại của chúng ta: nhỏ lại trong tham vọng, nhỏ lại trong những ước
muốn bất chính, nhỏ lại trong những đố kỵ, ghen ghét, ích kỷ, nhỏ lại
trong muôn vàn những đớn hèn, nhỏ nhặt trong cuộc sống... Và rồi, với Chúa ngự
trị trong ta, tình mến sẽ lớn mãi trong trái tim.
(Lẽ Sống)
Ngày 01 tháng 12
THÁNH EDSMOND CAMPION
DÒNG CHÚA GIÊSU TỬ ĐẠO
Trong số các vị tử đạo chính dưới thời cấm đạo của Nữ
Hoàng Êlizabett, chúng ta phải kể đến cha Edsmond Campion thuộc dòng Chúa
Giêsu. Ngài là một người có học thức và phong độ, đã khéo biết quy hướng tính
hào hoa phong nhã đó vào việc phục vụ Thiên Chúa và đồng bào ngài, đến nỗi ngài
đã phải vì sứ vụ để làm sáng tỏ một vấn đề còn đang tranh luận thời đó.
Thân phụ ngài là chủ một nhà sách ở Luân đôn, sinh hạ
ngài năm 1540. Thấy trí khôn Campion rất thông minh, nghiệp đoàn các người bán
tạp hóa đã bằng lòng cấp học bổng cho cậu theo học đến cùng. Campion học rất
xuất sắc nên còn được giải thưởng do các học đường Luân đôn trao tặng. Khi Nữ
hoàng Maria Tudor vào đế đô, chính Campion đã được cử đọc bài chúc từ mừng Nữ
hoàng.
Nghiệp đoàn các người buôn bán thực phẩm còn gửi ngài
theo học tại đại học đường Oxford. Năm 1561, Campion đậu tú tài mỹ thuật. Ngài
có một nền học nhân bản và có tài hùng biện và thực là một bậc kỳ tài trong
thành phố này, vì thế, thanh niên rất ngưỡng mộ ngài. Nhưng trong khi đó,
Campion vẫn để tâm chuyên chú văn chương La tinh, Hy lạp và chăm chỉ học môn
Giáo phụ.
Thời Êlizabeth cầm quyền, Anh giáo được nhận làm quốc
giáo và Nữ hoàng là giáo chủ tối cao. Các Giám mục, linh mục buộc phải phủ nhận
quyền tối cao của Giáo hoàng Rôma và phải thề vâng phục nữ hoàng cả trong những
vấn đề thuộc phạm vi tôn giáo. Tưởng có thể chấp nhận được lời tuyên thệ đó,
lại nữa, theo lời Giám mục Gloucester khuyên, Campion đã chịu chức Phó tế theo
giáo hội Êlizabeth.
Thấy Grêgôriô Matinô, bạn Campion, mời ngài đi Douai,
nghiệp đoàn những người bán tạp hóa sợ ngài lại trở về quy phục Đức Giáo Hoàng
Rôma. Nhưng rồi Campion lại bỏ Oxford đi Ái Nhĩ Lan, nơi đây người ta đang có
dự định chấn hưng lại đại học đường ở Dublin. Tại đây, ngài đã viết một thiên
tiểu luận về sinh viên nhan đề là “De Juvene academico” trong đó ngài phô bày
tất cả sự thật về tính tình của người Ái Nhĩ Lan.
Càng ngày Campion càng hối hận vì đã theo giáo hội
Êlizabeth, và càng khó xử hơn nhất là sau khi Đức Piô V đã ban bố sắc lệnh lên
án Êlizabeth. Nhưng sau ngài đã nhất quyết trở lại.
Năm 1571, ngài cải trang và trở về Anh, gặp đúng lúc
người ta hành quyết chân phước Gioan Storey. Ngài vào đại chủng viện ở Douai
tiếp tục học triết lý kinh viện và viết nhiều thư tranh luận với lối văn Anh
đơn sơ dễ hiểu. Bất chợt ngài xin đi Rôma để được nhập vào một dòng ngài trìu
mến: Dòng Chúa Giêsu. Năm 1573, bề trên gửi ngài tới nhà tập tại Braun bên
Bôhême. Nơi đây đạo công giáo bị khủng hoảng vì lạc thuyết của Huss. Nhờ quảng
đại, ngài đã sửa chữa lại được phần nào thiệt hại do Wiclip người đồng hương
của ngài gây nên. Ở Praha, ngài đảm nhiệm nhiều công việc, nhất là dạy tu từ và
triết học Aristốt. Đức Tổng Giám mục thành Praha truyền chức linh mục cho ngài
năm 1579.
Thấy kết quả các tu sĩ dòng Tên thu được ở Trung âu,
Allen, người Oxford, là sáng lập viên trường trung học Anh ở Douai, đồng thời
là linh hồn của đạo quân những người Anh xuất ngoại vì đức tin, xin Đức Giáo
Hoàng Grêgôriô XII phái ngài về Anh quốc. Campion và Robert Persons là những
người đầu tiên được phái đi. Mùa thu năm 1580, cha Campion cùng với một toán 14
người từ bỏ Rôma. Đến Milanô, các ngài có ghé qua nhà thánh Carôlô Bôrrômêô để
lĩnh nhận những ý kiến khôn ngoan về việc truyền giáo. Cha Campion cải trang
làm một người nô bộc, nhưng không thu được kết quả vì vị cựu giáo chủ Thệ phản
không muốn tranh luận với một người nô bộc và đã lịch sự bỏ đi. Persons về nước
đầu tiên, giả trang làm một quân nhân từ Hòa Lan đến, còn cha Campion lúc ấy tự
xưng là thợ kim hoàn đi theo Persons. Các ngài có trọng trách làm dịu lại sắc
lệnh của Đức Piô V đã lên án tuyệt thông cho Êlizabeth và những người theo bà,
bằng cách giải thích rằng người công giáo Anh có thể tùng phục nữ hoàng trong
những vấn đề trần thế. Phong trào công giáo tiến hành vì thế được phát động:
giáo dân chuẩn bị môi trường, các linh mục sẽ đến hoàn tất, đồng thời xa lánh mọi
hành vi chính trị. Một hội từ thiện được thành lập có nhiệm vụ giúp đỡ các vị
thừa sai. Đang khi đó không may có tin đồn đại rằng một phái đoàn của Đức Giáo
Hoàng xúi giục người Ái Nhĩ Lan làm loạn đã gây thiệt hại lớn cho các ngài. Cha
Campion bị bắt ngày 25.6.1580, rồi lại được tha, nhưng không thể sống ở Luân
đôn được nữa, vì chính quyền vẫn luôn luôn theo dõi hành vi của ngài. Một hôm,
ngài đang có việc phải nói truyện với một thiếu nữ gần một hồ nước thì chính
quyền đến bất chợt mà ngài không biết. Ngài liền giả đò mắng nhiếc thiếu nữ kia
và bị cô đẩy xuống hồ. Thấy vậy, không nhịn được cười, họ liền bỏ đi, nhờ thế
ngài thoát nạn.
Để đánh tan lời đồn đại cho rằng các tu sĩ dòng Tên làm
chính trị, cha Campion đã đệ trình lên chính quyền Anh quốc lúc đó một bản
thỉnh nguyện với những lời lẽ khiêm tốn và đầy tính quảng đại như sau: “Bao bàn
tay vô tội hằng ngày vẫn giơ lên trời cầu nguyện cho các ngài. Các sinh viên
Anh quốc ở hải ngoại đang cố tập luyện nhân đức và trau dồi kiến thức đã quyết
định không bao giờ bỏ các ngài, nhưng hằng cầu cho các ngài được phúc trời và
nếu cần sẵn sàng chết vì những oán hờn của các ngài. Xin các ngài hiểu cho rằng
chúng tôi đã thành lập một hội đoàn không phải để chiến đấu bằng gươm giáo,
nhưng để sẵn sàng vui chịu những thánh giá các ngài đặt trên vai chúng tôi mà
không hề ngã lòng cầu cho các ngài trở lại, cho dù chỉ còn một người để chịu
đựng. Chúng tôi đã nhìn thấy những hao tổn của việc đã bắt đầu, nhưng vì là
việc của Chúa nên không thể bỏ giở được. Đó là đường lối gieo mầm đức tin và
phục hưng đức tin.
Ngày 27.6.1581, các sinh viên Oxford đến dự hội thường
niên tại nhà thờ Đức Maria; tất cả đều bỡ ngỡ thấy 400 tập sách nhỏ do Campion
viết bằng La ngữ, trình bày 10 điều biện hộ cho đức tin của mình. Ai nấy đều
nhận rằng: phải có can đảm và khôn ngoan biết bao mới soạn thảo, in và phân
phát được như thế.
Bị một người bỏ đạo tên là Georges Élot phản bội, ngày
kia cha Campion đã bị bắt. Sau lúc bắt cha, tên cáo gian Élot nói với ngài:
“Tôi chắc cha ghét công việc tôi đã làm lắm?” – “Không, tôi sẵn sàng tha thứ
cho anh. Thật vậy, để chứng tỏ tôi sẽ nâng chén này để chúc sức khỏe cho anh.
Nếu anh ăn năn, tôi sẽ làm phép giải tội cho, mà anh cũng nhớ phải làm việc đền
tội tử tế đấy nhé”.
Cha bị điệu về Tháp Luân-đôn. Người ta viết trên mũ ngài
mấy dòng chữ tố cáo tội cha: “Campion, thầy dòng Tên phản loạn”. Người ta giam
ngài suốt ba ngày tại Pette Aise là nơi không thể đứng cũng không thể nằm, rồi
khuyên ngài bỏ đạo thì sẽ được trọng thưởng. Người ta tra khảo rồi công bố ngài
đã phản bội các đồng bạn, đã bội giáo, và còn buộc cho ngài nhiều tội khác. Cha
Campion cố gắng cùng với các bạn giơ tay lên để phản đối và biện bạch cho sự vô
tội của mình. Nhưng vì bị hành hình dữ quá, ngài không còn đủ sức, khiến các
bạn phải giúp ngài giơ tay lên. Sau những lời lẽ phân trần biện bạch, cha sung
sướng bày tỏ niềm hân hoan được chết vì Chúa Kitô. Tuy sức lực đã kiệt quệ,
nhưng cha cũng cố gắng cất cao lời tạ ơn Thiên Chúa: “Te Deum laudamus”. Cùng
lúc ấy, Élot đến xin cha che chở hắn khỏi bị các người công giáo tấn công. Cha
nhờ một bá tước người Đức bao dung y tại nhà ông yên ổn. Nhưng Élot vẫn không
trở lại công giáo.
Ngày 01.12.1581, là ngày kết thúc cuộc đời của Campion và
các bạn ngài. Như để thông cảm với cha, cảnh trời hôm đó cũng có vẻ ảm đạm khác
thường vì lất phất mưa. Người ta đặt cha nằm trên một cái phên buộc vào đuôi
hai con ngựa, rồi đánh cho hai con vật phóng như bay trên đường. Đến New Gate,
cha cố vươn người lên một chút để chào một tượng Đức Mẹ ở đó. Đến Tiburn, gần
Hyde Park, ở đó cha bị xử giảo; trước khi bị xử, cha to tiếng đọc đoạn thư
thánh Phaolô gửi giáo đoàn Côrintô: “Bị nộp làm trò cười cho thiên thần và
người ta, chúng tôi là những kẻ điên vì Chúa Kitô...” (1Co 4,9-10).
Thấy các nhà quý phái cho ngài là người phản bội, một lần
nữa ngài phân phô: “Nếu chỉ vì tôi theo đạo công giáo mà các ngài ghép tôi tội
phản bội thì tôi xin nhận. Và tôi cũng chỉ có tội đó mà thôi”. Rồi ngài nói
ngài sẵn sàng tha thứ cho những ai kết án ngài và khiêm tốn xin những người mà
vì sơ xuất cha đã làm mất lòng họ.
Một mục sư Anh giáo muốn hướng dẫn ngài cầu nguyện, ngài
từ chối và nói: thưa ông, ông với tôi không cùng một tôn giáo. Tôi xin ông hãy
cầu nguyện một mình ông. Tôi không cản trở ai cầu nguyện, nhưng tôi ao ước cầu
nguyện và đọc kinh Tin kính với những người cùng chung một đức tin với tôi! Và
ngài còn cầu nguyện cho nữ hoàng Êlizabeth được an bình thịnh trị. Rồi người ta
chờ cho ngài tắt thở đoạn mới phanh thây ngài. Một tia máu của ngài vọt vào tay
áo của Henry Walpole, một văn sĩ trẻ trung tên tuổi và cũng là một vị tử đạo
tương lai. Cha Campion được phong chân phước năm 1886 và được kính nhớ trong
các địa phận Anh quốc, Tiệp khắc và trong toàn thể dòng Tên.
www.tinmung.net
Thứ
Bẩy 1-12
Thánh Mary Joseph Rosello
(1811-1880)
T
|
hánh Mary Joseph sinh ở làng
ven biển Albissola, nước Ý, trong một gia đình Công Giáo đông con. Ngay từ khi
còn nhỏ, ngài đã có ý định đi tu, nhưng dù lòng khao khát ấy mãnh liệt đến đâu
đi nữa, ngài đã bị từ chối chỉ vì quá nghèo, không có của hồi môn. Ðôi vợ chồng
đạo đức nhưng hiếm muộn mà ngài giúp việc trong bảy năm, lẽ ra đã có thể giúp
ngài thể hiện giấc mơ ấy, nhưng họ không muốn làm như vậy chỉ vì quá yêu quý
thánh nữ và họ muốn nhận ngài làm con nuôi.
Nhưng Thiên Chúa Quan Phòng
đã can thiệp qua vị giám mục địa phương, là người biết đến tài dạy giáo lý của
thánh nữ, nên đã cung cấp cho ngài và các cô dạy giáo lý một ngôi nhà để làm
lớp học. Từ một khởi đầu khiêm tốn ấy đã phát triển thành tu hội Nữ Tử của Ðấng
Nhân Hậu vào năm 1837.
Vài năm sau, nhóm phụ nữ đạo
đức ấy tuyên khấn, và Mary Joseph làm bề trên của tu hội ấy trong 40 năm, ngài
đặt cộng đoàn dưới sự bảo trợ của Ðức Mẹ Từ Bi và Thánh Giuse. Câu nói thời
danh của thánh nữ là, "Ðôi tay để làm việc, trái tim để dâng cho Chúa."
Ngài muốn cảm nghiệm cay đắng
của ngài khi còn nhỏ sẽ không cản trở các thiếu nữ muốn dâng mình cho Chúa. Do
đó, bất cứ thiếu nữ nào cũng được nhận vào cộng đoàn của ngài mà không cần của
hồi môn.
Các nữ tu nào bị đau yếu đều
cảm nhận sự chăm sóc đặc biệt của ngài, như được bày tỏ trong lời nói sau đây:
"Qua sự kiên nhẫn, sự đau khổ và lời cầu nguyện của họ, toàn thể cộng
đoàn này đã sống còn cho đến ngày nay, nhờ bởi họ luôn luôn tìm kiếm và đạt
được những ơn sủng cho chúng ta từ Cha Nhân Lành."
Sơ Mary Joseph từ trần vào
tháng Mười Hai năm 1880 và được phong thánh năm 1949.
www.nguoitinhuu.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét