Thứ Ba sau Chúa Nhật 34 Quanh Năm
Bài Ðọc I: (Năm
II) Kh 14, 14-19
"Ðã đến giờ gặt, vì
lúa gặt trên đất đã chín rồi".
Trích sách Khải Huyền của
Thánh Gioan Tông đồ.
Tôi là Gioan, tôi đã nhìn
thấy có đám mây trắng: trên đám mây có ai ngồi giống như Con Người, đầu đội
triều thiên bằng vàng và tay cầm liềm sắc bén. Có một thiên thần khác từ trong
đền thờ đi ra kêu lớn tiếng cùng Ðấng ngồi trên đám mây mà rằng: "Hãy hạ
liềm xuống mà gặt đi, vì đã đến mùa màng trên đất đã chín rồi". Ðấng ngự
trên đám mây liền quăng liềm xuống đất và lúa trên đất được gặt hết. Có một
thiên thần khác từ trong đền thờ trên trời đi ra, người cũng cầm một cái liềm
sắc bén. Và một thiên thần khác nữa từ trong bàn thờ đi ra, vị này có quyền cai
trị lửa, người kêu lớn tiếng cùng thiên thần cầm liềm sắc bén mà rằng:
"Hãy hạ liềm sắc bén xuống mà cắt những chùm nho nơi vườn nho dưới đất, vì
nho trong vườn đã chín rồi". Thiên thần kia hạ liềm sắc bén xuống đất, cắt
nho nơi vườn nho dưới đất và bỏ vào thùng lớn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 95, 10. 11-12.
13
Ðáp: Chúa ngự tới cai quản địa cầu (c. 13b).
Xướng: 1) Hãy công bố giữa
chư dân rằng: Thiên Chúa ngự trị. Người giữ vững địa cầu cho nó khỏi lung lay;
Người cai quản chư dân theo đường đoan chính. - Ðáp.
2) Trời xanh hãy vui mừng và
địa cầu hãy hân hoan! Biển khơi và muôn vật trong đó hãy reo lên! Ðồng nội và
muôn loài trong đó hãy mừng vui! Các rừng cây hãy vui tươi hớn hở! - Ðáp.
3) Trước nhan Thiên Chúa: vì
Người ngự tới, vì Người ngự tới cai quản địa cầu. Người sẽ cai quản địa cầu
cách công minh và chư dân cách chân thành. - Ðáp.
*
* *
Alleluia: Lc 21, 36
Alleluia, alleluia! - Các con
hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể xứng đáng đứng vững trước mặt Con
Người. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 21, 5-11
"Không còn hòn đá nào
nằn trên hòn đá nào".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Luca.
Khi ấy, có mấy người trầm trồ
về đền thờ được trang hoàng bằng đá tốt và những lễ vật quý, nên Chúa Giêsu
phán rằng: "Những gì các con nhìn ngắm đây, sau này sẽ đến ngày không còn
hòn đá nào nằm trên hòn đá nào mà chẳng bị tàn phá". Bấy giờ các ông hỏi
Người rằng: "Thưa Thầy, bao giờ những sự ấy sẽ xảy ra, và cứ dấu nào mà
biết những sự đó sắp xảy đến?" Người phán: "Các con hãy ý tứ kẻo bị
người ta lừa dối: vì chưng, sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến mà tự xưng rằng: "Chính
ta đây và thời gian đã gần đến", các con chớ đi theo chúng. Khi các con
nghe nói có chiến tranh loạn lạc, các con đừng sợ: vì những sự ấy phải đến
trước đã, nhưng chưa phải là hết đời ngay đâu".
Bấy giờ Người phán cùng các
ông ấy rằng: "Dân này sẽ nổi dậy chống lại dân kia, và nước này sẽ chống
với nước nọ. Sẽ có những cuộc động đất lớn mọi nơi, sẽ có ôn dịch đói khát,
những hiện tượng kinh khủng từ trên trời và những điềm lạ cả thể".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm:
Ðức Giêsu báo trước sự sụp đổ
của thành Giêrusalem, viễn cảnh của ngày tận thế. Dân Israel không tin và không
chấp nhận Ðức Giêsu là Ðấng Thiên Chúa sai đến. Họ dễ dàng nghe theo những giáo
huấn của những kẻ giả hình, những người mạo danh Ngài.
Ðức Giêsu dạy phải tỉnh thức
chờ đợi Ngài, chứ đừng bận tâm vì các điềm ấy. Bởi vì trước này tận thế, con
người sẽ phải trải qua nhiều khốn khó: chiến tranh, đói kém, tai họa thiên
nhiên... Ðó là những thử thách đối với đức tin của Giáo Hội và mỗi Kitô hữu.
Chúng ta hãy can đảm vượt qua và tỉnh thức chờ Chúa đến.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng
con có một đời sống đức tin trưởng thành và mạnh mẽ, giúp chúng con luôn liên
kết vững vàng trong niềm tin của Giáo Hội. Ðể những biến cố lịch sử xảy đến, sẽ
không làm chúng con sợ hãi thất vọng và qụy ngã. Nhưng chúng con can đảm và hân
hoan vì tin rằng Chúa sẽ đến và cứu thoát ch1ung con. Amen.
(Lời Chúa trong
giờ kinh gia đình)
Thời Gian Chuyển Tiếp
(Lc 21,5-11)
Suy Niệm:
Thời Gian Chuyển Tiếp
Ðối với người Do thái, Ðền
thờ Giêrusalem là biểu tượng cho niềm vui và hãnh diện, và là nơi Thiên Chúa
ngự, là nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc, là nơi hằng năm muôn dân tuôn về đó để
mừng lễ. Ðền thờ được xây bằng đá quí, sừng sững trên ngọn đồi này vẫn được xem
là nơi nương tựa vững chắc có thể đương đầu với thời gian. Thế mà Chúa Giêsu
lại tuyên bố sẽ có ngày nó bị tàn phá, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào.
Về thời điểm các sự việc đó
xảy ra, dưới ngòi bút của thánh Luca, câu trả lời của Chúa Giêsu không chỉ
riêng cho Giêrusalem mà còn bao gồm cả chiều kích lịch sử cứu độ: cũng như Ðền
thờ Giêrusalem, thế giới này dù có vững vàng đến đâu, thì một ngày nào đó cũng
sẽ tàn lụi. Trong khoảng thời gian trước ngày Chúa trở lại sẽ có nhiều tai ương
khốn khó. Hình ảnh các biến cố thiên nhiên, như động đất, hạn hán, mất mùa, ôn
dịch; những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ trên trời, hay hình ảnh chiến
tranh, loạn lạc, là những yếu tố trong lối hành văn được các Tiên tri sử dụng
để báo trước về ngày chung thẩm của Thiên Chúa. Tuy nhiên, các biến cố đó không
phải chỉ là những hình ảnh, mà là sự thật; chúng cũng tác dụng như một nhắc nhở
con người ý thức bản chất thụ tạo yếu đuối và mỏng dòn của mình, đồng thời soi
sáng cho con người biết chiều kích về ơn gọi siêu việt của mình là sống như con
cái Thiên Chúa và trung thành thực hiện ơn gọi đó, trong khi chờ đợi ngày Chúa
lại đến.
Xin Chúa cho chúng ta luôn
biết tin tưởng vào tình thương bao la của Chúa. Xin cho chúng ta hằng gắn bó
với Chúa và sống hết tình con thảo từng giây phút đời sống chúng ta.
(Veritas Asia)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Ba Tuần 34 TN2
Bài đọc: Rev
14:14-19; Lk 21:5-11.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Ngày
Phán Xét
Một trong những đề tài
luôn khích động con người tiên đóan là khi nào Ngày Tận Thế xảy ra và những
điềm báo trước về ngày này. Gần chúng ta nhất là biến cố năm 2000: nhiều người
tiên đóan là ngày đầu của Năm 2000 sẽ là Ngày Tận Thế! Họ rút tiền khỏi ngân
hàng và chuẩn bị sẵn sàng để về với Chúa. Tám năm sắp qua, Ngày đó vẫn chưa
tới! Không riêng gì chúng ta ngày nay, Thánh Phaolô và các giáo hữu tiên khởi
cũng đã từng tiên đóan và chuẩn bị cho Ngày này trong thời đại của họ. Các Bài
đọc hôm nay cũng tập trung vào Ngày Tận Thế và những gì sẽ xảy ra trong Ngày
đó. Bài đọc I cho chúng ta biết thứ tự về những gì sẽ xảy ra: Chúa Giêsu sẽ thu
thập người lành vào Nước Trời trước khi các thiên thần trừng phạt kẻ dữ. Trong
Phúc Âm, khi được hỏi khi nào Ngày Tận Thế sẽ xảy ra và các điềm báo trước,
Chúa Giêsu không cho biết ngày giờ, nhưng Ngài cho biết sẽ có các tiên tri giả,
những lời đóan mò, và các điềm lạ xảy ra trên trời cũng như dưới đất.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I: Thu
thập mùa màng và hình phạt theo sau
1.1/ Con Người thu thập
mùa màng trước khi hình phạt theo sau: Hình ảnh thu thập mùa màng được tác giả của
Sách Khải Huyền và nhiều tác giả Sách Tin Mừng (Mk 4:29, Mt 25:31) dùng để mô
tả những gì sẽ xảy ra trong Ngày Tận Thế. Trong nông nghiệp, mùa màng sẽ được
thu vào kho lẫm trước khi cỏ dại và những đồ xấu được thu thập và đốt đi. Cũng
vậy, người lành sẽ được thu nhập khỏi mặt đất trước khi kẻ dữ bị tiêu hủy muôn
đời. Đấng ngự trên mây là chính Con Người, là Đức Kitô. Người sẽ chủ động trong
việc thu thập mùa màng. Liềm sắc bén là khí cụ dùng để gặt hái. Quăng niềm
xuống đất là biểu tượng bắt đầu gặt hái mùa màng. Trình thuật không nói rõ ai
là những thợ gặt hái. Chỗ khác nói các thiên thần là những thợ gặt hái. Mùa
màng đã chín là Ngày Tận Thế đã đến.
1.2/ Hình phạt của Thiên
Chúa: sẽ
xảy ra sau khi thu thập mùa màng. Tác giả dùng hình ảnh của sự thu thập nho
chín ném vào bồn đạp nho để diễn tả sự trừng phạt của Thiên Chúa cho kẻ dữ. Một
thiên thần chủ động trong việc phạt con người, chứ không phải là Đức Kitô. Liềm
sắc bén cũng để thu cỏ dại hay cắt nho. Mùa nho chín là Ngày của các kẻ dữ đã
đến. Bỏ nho vào trong bồn đạp nho là biểu tượng của hình phạt: như nho chín bị
nghiền nát trong bồn đạp nho, kẻ dữ cũng chịu chung một số phận tương tự như
vậy. Máu của họ đổ ra được so sánh với máu của nho (Gen 49:11). Tác giả gọi
hình phạt này là để thỏa “cơn lôi đình của Thiên Chúa.”
2/
Phúc Âm: Ngày
của Đấng Thiên Sai đến
Người Do-Thái quan niệm
họ đang sống giữa 2 thời đại: thời hiện tại rất xấu xa, không thể chữa trị, và
xứng đáng bị tiêu diệt; và thời tương lai huy hòang của Thiên Chúa và sự thống
trị của người Do-Thái. Giữa 2 thời này sẽ có Ngày của Đấng Thiên Sai, Ngày mà những
sự kinh hòang trong trời đất sẽ xảy ra. Trong Ngày này, trái đất sẽ bị tiêu hủy
và các tội nhân sẽ bị tiêu diệt (Isa 13:9, Joel 2:1-2, Amo 5:18-20, Zep
1:14-18). Ngày này sẽ xảy ra bất thình lình như kẻ trộm vào nhà lúc ban đêm (I
Thes 5:2, II Pet 3:10). Các ngôi sao và thái dương hệ sẽ không còn chiếu sáng,
trái đất sẽ rung chuyển, và cơn giận của Thiên Chúa sẽ tràn xuống con người
(Isa 13:10-13, Joel 2:30-31).
2.1/ Tất cả những huy
hòang của thế gian là tạm bợ: ngay cả sự huy hòang của Đền Thờ Giêrusalem. Nếu khách hành
hương đứng từ Đồi Ôliu nhìn xuống Thành Giêrusalem, Đền Thờ và cảnh huy hòang
lộng lẫy của nó là cảnh đầu tiên đập vào mắt khách hành huơng. Ngày nay, tuy
Đền Thờ không còn nữa, nhưng vẻ huy hòang của nó vẫn còn sót lại qua những tảng
đá khổng lồ và Bức Tường Than Khóc. Vào thời của Chúa Giêsu, Đền Thờ là niềm
kiêu hãnh của người Do-Thái; vì thế, không lạ gì khi có mấy người nói về Đền
Thờ được trang hoàng bằng những viên đá đẹp và những đồ dâng cúng, nhưng Đức
Giêsu bảo: "Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá
hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào."
2.2/ Đền Thờ Giêrusalem
bị quân đội Rôma phá hủy hòan tòan vào năm 70 AD: Chỉ hơn 30 năm sau, lời tiên tri của
Chúa Giêsu về Thành Giêrusalem được ứng nghiệm. Quân đội Rôma đã đem quân vây
hãm thành: dân chúng không còn thực phẩm nên đã phải ăn thịt lẫn nhau để sống,
có những người đã phải nhai cả giầy dép cho đỡ đói. Họ san phẳng Thành
Giêrusalem đúng như lời Chúa Giêsu tiên báo: “không còn tảng đá nào trên tảng đá
nào.” Sử gia Josephus ước chừng khỏang 1,100,000 người chết trong biến cố này,
và 97,000 người khác bị đem đi lưu đày. Nước Do-Thái hòan tòan bị xóa sổ trên
bản đồ.
2.3/ Những tiên đóan của
Chúa Giêsu về Ngày Tận Thế: Họ hỏi Người: "Thưa Thầy, vậy bao giờ các sự việc đó
sẽ xảy ra, và khi sắp xảy ra, thì có điềm gì báo trước?" Chúa Giêsu không
cho biết bao giờ Ngày Tận Thế sẽ xảy ra, nhưng Ngài liệt kê 2 điều báo trước:
(1) Sẽ có các tiên tri
giả và những người đóan mò:
- Những người mạo nhận
là Chúa Giêsu đến lần thứ hai: Từ khi Chúa Giêsu lên trời tới giờ, nhiều người
mạo nhận là tiên tri từ trời sai tới: Mohamed của Hồi Giáo, Smith của Mormon.
- Những người đóan mò
Ngày Tận Thế sắp tới: Thời nào cũng có người đóan mò Ngày này; nổi danh hơn cả
là ông Nostradamus. Ngày đầu của Năm 2000 được nhiều người tiên đóan là Ngày
Tận Thế, và nhiều người đã chuẩn bị cho ngày này; thế mà chúng ta sắp sửa bước
qua năm 2009 rồi, mà chưa thấy gì cả. Chúa Giêsu đã đề phòng: "Anh em hãy
coi chừng kẻo bị lừa gạt, vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng:
"Chính ta đây," và: "Thời kỳ đã đến gần;" anh em chớ có
theo họ.
(2) Những dấu lạ của đất
trời:
- Sẽ có chiến tranh và
lọan lạc: “Khi
anh em nghe có chiến tranh, loạn lạc, thì đừng sợ hãi; vì những việc đó phải
xảy ra trước, nhưng chưa phải là chung cục ngay đâu… Dân này sẽ nổi dậy chống
dân kia, nước này chống nước nọ.” Chiến tranh vẫn xảy ra ở mọi nơi và mọi thời,
ngay cả trong thời đại chúng ta. Điều này chỉ xác nhận con người đang ở giữa 2
thời như người Do-Thái tin tưởng, chúng ta không thể dựa vào chiến tranh để
tiên đóan Ngày Thiên Chúa gần đến.
- Sẽ có những trận
động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém: Những trận động đất lớn
vẫn xảy ra ở mọi nơi và mọi thời; gần chúng ta nhất là trận động đất ở Sichuan,
Trung Quốc, 2008, đã cất đi gần 70,000 người. Ngòai ra, các thiên tai như sóng
thần, lũ lụt, dịch gà, dịch bò điên, hạn hán là những lý do làm mất mùa, gây
đói khát, vẫn xảy ra hàng năm.
- Sẽ có những hiện
tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện: Đây có lẽ là điềm báo
rõ hơn cả vì từ thời Chúa Giêsu về trời đến nay, con người chưa bao giờ được
chứng kiến những điềm lạ lớn lao từ trời như các tiên tri loan báo như: mặt
trời, mặt trăng, và các ngôi sao trong thái dương hệ không còn chiếu sáng. Khi
tất cả các điềm lạ trên xảy ra, Ngày Tận Thế sau cùng mới tới.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC
SỐNG:
- Ngày Phán Xét chắc
chắn sẽ xảy ra; sẽ có các điềm lạ xảy ra trên trời và dưới đất báo trước; nhưng
còn chắc chắn ngày nào giờ nào, không ai được biết.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP
Thứ Ba tuần 34 thường niên
|
Sứ điệp:Đền thờ Giêrusalem sẽ bị
tàn phá vì dân Do thái đã khước từ Chúa Giêsu. Tuy nhiên sự sụp đổ ấy lại mở ra
một thời kỳ mới: Tin Mừng vượt ra ngoài khuôn khổ Do thái để lan rộng trên toàn
thế giới.
Cầu nguyện: Lạy Cha, mọi biến cố đều góp phần làm cho chương trình cứu
độ của Cha đạt tới kết quả tốt đẹp. Con hiểu rằng đền thờ tự nó là tốt. Tuy
nhiên người Do thái đã quá ảo tưởng. Họ bám víu vào đền thờ, đến độ không còn
nhận ra Chúa Giêsu là Đấng được Cha sai đến cứu độ loài người. Tôn giáo của họ
đã trở nên cứng nhắc, sa lầy và Cha đã để cho đền thờ bị tàn phá để mời gọi họ
suy nghĩ lại. Người Do thái ngỡ ngàng, tiếc xót, thậm chí tức giận vì đền thờ
sẽ bị phá, nhưng Cha muốn nhờ đó thanh luyện niềm tin của họ. Biến cố ấy cũng
giúp cho Tin Mừng không còn bị ràng buộc vào các thể chế Do thái, để từ nay có
thể lan rộng và thấm nhập vào mọi dân tộc.
Lạy Cha, mỗi biến cố đều là một dấu chỉ và là
một lời mời gọi. Xin Cha giúp con hiểu được dấu chỉ và nghe được tiếng gọi của
Cha. Cha là chủ lịch sử. Qua những bước thăng trầm, Cha vẫn từng bước đưa lịch
sử nhân loại đến cùng Cha. Qua những nẻo đường quanh co của con người, Cha vẫn
viết lên một lịch sử cứu độ thực tốt đẹp lạ lùng. Xin Cha ban cho con lòng yêu
mến, để mọi sự đều góp phần sinh ích lợi cho con. Nhiều lúc Cha để cho con phải
trải qua những cơn khủng hoảng, để nhờ đó con được lớn lên trong ân sủng. Nhiều
lúc Cha dắt con đi qua những chặng đường tăm tối, để nhờ đó Cha thanh luyện
lòng tin của con. Con xin cảm tạ Cha và phó thác trong tay Cha. Amen.
Ghi nhớ :"Không còn hòn đá nào nằm
trên hòn đá nào".
www.phatdiem.org
27/11/12 THỨ BA TUẦN 34 TN
Lc 21,5-11
HƯỚNG VỀ ĐỀN THỜ VĨNH
CỬU
Đức Giêsu bảo: “Những
gì anh em đang chiêm ngưỡng đó, sẽ có ngày bị tàn phá, không còn tảng đá nào
trên tảng đá nào.” (Lc 21,6)
Suy niệm: Năm 70 sau CN, thành Giêrusalem bị thất thủ và bị thiêu
rụi, tướng Rôma là Titô đã bắt 97.000 người làm tù binh, và cho cày một luống
cày chính giữa Đền thờ. Thế là chấm dứt ngôi Đền thờ nổi tiếng, để rồi trong
gần 2000 năm, câu chúc luôn nằm trên môi miệng người Do Thái là “Hẹn năm sau
về Giêrusalem.” Những lời
tiên tri của Đức Giêsu đã được ứng nghiệm! Thế nhưng, với con mắt đức tin, ta
khám phá ra một ý nghĩa khác về ngôi đền thờ như Đức Giêsu nói: “Hãy phá huỷ
đền thờ này và trong ba ngày Tôi sẽ xây dựng lại.” Từ nay ngôi đền thờ vĩnh cửu mọi
người phải qui hướng về là con người Đức Giêsu phục sinh. Mọi người đều được
mời gọi bước vào Đền thờ-Đức Kitô phục sinh để gặp gỡ Thiên Chúa.
Mời Bạn: Nhớ rằng thân xác mỗi người cũng là đền thờ Thiên Chúa.
Phải qui hướng, gắn bó với Đức Kitô phục sinh và Thánh Thần của Ngài. Cần
thường xuyên thanh tẩy đền thờ-tâm hồn bằng ơn thánh của bí tích hoà giải.
Sống Lời Chúa: Tôi luôn kính trọng thân xác, không quá chiều chuộng, cũng
chẳng khinh rẻ vì ý thức thân xác mình là đền thờ của Thiên Chúa .
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin dẫn con vào nhà của con, căn nhà của
trái tim, căn nhà vừa quen vừa lạ. Xin hãy cho con thấy những phức tạp, rắc
rối, những che đậy, giằng co, những mâu thuẫn và vô lý nơi con. Xin hãy cho con
thấy những nhỏ mọn, ích kỷ, những yếu đuối, khô khan, những cứng cỏi và tự ái
nơi con. Xin biến đổi tâm hồn con thành nơi cư ngụ của Chúa.
www.5phutloichua.net
Ngôn ngữ khải huyền
Trong
thời điểm tuần lễ cuối cùng của năm Phụng Vụ, Giáo Hội mời gọi con cái mình suy
niệm những đoạn Kinh Thánh trình bày chủ đề cánh chung trong một ngôn ngữ riêng
biệt, gọi là ngôn ngữ Khải huyền. Ðoạn Phúc Âm hôm nay là đoạn mở đầu cho những
lời dạy của Chúa Giêsu về cánh chung và về việc Chúa sẽ trở lại trong vinh
quang. Những người nghe Chúa Giêsu giảng dạy về biến cố này thì xem ra như muốn
biết rõ về thời gian, lúc biến cố xảy ra. Nhưng trong lời giảng dạy của Chúa
Giêsu, Ngài xem ra nhấn mạnh nhiều hơn đến thái độ sống của những đồ đệ của
Chúa: phải sống thế nào để có thể đón Chúa ngự đến vào lúc kết thúc lịch sử
nhân loại và vũ trụ.
Ngôn
ngữ được Chúa Giêsu dùng ở đây là ngôn ngữ Khải huyền, một lối diễn tả đặc biệt
thường được dùng trong Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước. Ngôn ngữ Hy Lạp và tiếng
Việt dịch ra là Khải huyền, có nghĩa là mạc khải, mạc khải điều huyền nhiệm.
Mọi chi tiết, mọi sự cố diễn ra và được mô tả trong ngôn ngữ Khải huyền đều
không nên được chúng ta hiểu theo nghĩa đen, nhưng là một biểu tượng, một hình
bóng cho một ý tưởng nào đó. Những biến cố, những tai ương được dùng trong ngôn
ngữ Khải huyền muốn nói lên cho chúng ta biết vũ trụ, thế giới chúng ta đang
sống không tồn tại đời đời mãi mãi, nhưng sẽ đi đến một lúc kết thúc và cuộc
đời mỗi người chúng ta cũng như toàn thể nhân loại cũng sẽ đến lúc kết thúc, và
giây phút kết thúc cuối cùng đó, là giây phút Thiên Chúa thực hiện ơn cứu rỗi
cho con người, nhờ qua Chúa Giêsu Kitô. Mục tiêu của ngôn ngữ Khải huyền không
phải là để làm cho người ta lo sợ, lo sợ tận thế, lo sợ cái chết, nhưng như là
một lời kêu gọi, một lời thức tỉnh, thôi thúc người ta hãy sống tỉnh thức một
cách tích cực để lãnh nhận ơn cứu rỗi của Chúa. Ðó là những lời của niềm hy
vọng. Hy vọng một cuộc biến đổi hoàn toàn và đầy vinh quang của con người cũng
như của thế giới. Một niềm hy vọng về trời mới và đất mới, nơi công bằng và hòa
bình của Thiên Chúa ngự trị. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi giây phút Chúa ngự đến
trong vinh quang, mỗi người đồ đệ Chúa cần sống giây phút hiện tại một cách can
đảm, kiên trì giữa những thử thách xảy đến, và nhất là cần sống gắn bó mạnh mẽ,
kết hiệp mật thiết với Chúa để vượt thắng được những cám dỗ chối bỏ Chúa mà
chạy theo những vị tiên tri giả, những chúa kitô giả, những kẻ tự phụ muốn thay
thế chỗ của Chúa nơi tâm hồn con người, những kẻ mạo danh Chúa để lường gạt và
hưởng lợi. Mỗi người chúng ta cần trưởng thành mỗi ngày một hơn trong đức tin,
đức cậy và đức mến, để có thể khám phá ra Chúa đang ngự đến hàng ngày trong mọi
biến cố lớn nhỏ, để cứu rỗi chúng ta vì Ngày yêu thương chúng ta.
Lạy
Chúa, chúng con chúc tụng Chúa là chủ của vũ trụ và lịch sử, vì Chúa hiện diện
trong chúng con và trong thế giới, trong những nỗi lo âu cũng như những nỗi vui
mừng và hy vọng của chúng con. Xin thương giúp chúng con biết chăm chú, biết
lắng nghe lời Chúa dạy và khám phá Chúa hiện vẫn đang ở với chúng con mỗi ngày
mỗi lúc nơi người anh chị em đang cần được giúp đỡ, cần được yêu thương.
(Trích
trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Đền thờ sụp đổ
Nhân
có mấy người nói về đền thờ được trang hoàng bằng những viên đá đẹp và những đồ
dâng cúng, Đức Giêsu bảo: “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị
tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào.” (Lc. 21, 5-6)
Đoạn
Tin mừng này khá phức tạp: hai phần không liên hệ với nhau. Trong đoạn đầu, Đức
Giêsu loan báo sự tàn phá đền thờ Giê-ru-sa-lem. Trong đoạn hai, người ta đặt
câu hỏi mong Người trả lời: “Bao giờ xảy ra và có điềm gì báo trước?”. Nhưng
Người không trả lời như họ mong muốn, Người lại nói đến những điềm báo về ngày
tận thế. Chúng ta nhận xét vài điều liên hệ tới đền thờ sụp đổ.
Hai kiểu giải thích:
Tại
sao đền thờ Giê-ru-sa-lem bị tàn phá? Tại sao Đức Giêsu nói tiên tri “sẽ không
còn tảng đá nào trên tảng đá nào” của lâu đài tráng lệ này được người Do thái
tôn kính?
Đức
Giêsu đã giải thích hai lần về vấn đề này. Trong Luca đoạn 19, 44 Người coi
biến cố này là một hình phạt đổ xuống dân thành vì họ không nhận ra Đấng Thiên
sai Cứu thế của Thiên Chúa. Lần thứ hai, trong Tin mừng theo thánh Gio-an đoạn
2, 19-22 giải thích sâu sắc hơn ẩn chứa một chút mầu nhiệm: “Hãy phá đền thờ
này, và trong ba ngày, Tôi sẽ xây dựng lại”. Đức Giêsu muốn cho hiểu rằng: Đã
đến thời Thiên Chúa ngự ở khắp mọi nơi và tỏ mình ra không chỉ ở đền thờ. Người
quả quyết rằng đền thờ phải biến đi để Ngài hiện rõ ràng trước hết và trên hết
trong chính Con Người của Con Thiên Chúa. Nói cách khác, Đức Giêsu phục sinh là
đền thờ, đền thờ mới và duy nhất. Ngày phục sinh là ngày đền thờ Giê-ru-sa-lem
suy tàn đi, biến đi.
Con người là đền thờ Thiên Chúa.
Thánh
tông đồ Phao-lô đã bổ túc tư tưởng của Đức Giêsu khi giải thích: Mỗi Kitô hữu
và toàn bộ mọi Kitô hữu hình thành Giáo hội, là đền thờ mới để Thiên Chúa ngự.
Chúng ta có thể nói mà không nghịch lại với tư tưởng của thánh Phao-lô rằng:
Thực sự chính trong con tim của bất cứ người nào đều là nơi Thiên Chúa ngự.
Nếu
quả thật như vậy, chính trong con tim mỗi người phải đi tìm Thiên Chúa trước
hết. Ai không gặp được Thiên Chúa ở với mọi người thì họ không gặp được Ngài
bao giờ.
RC.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 11
27 THÁNG MƯỜI MỘT
Khởi Đầu Và Kết Thúc
Của Tạo Vật
“Nhân
loại sẽ nhìn thấy Con Người xuất hiện trên đám mây với uy quyền và vinh quang
cao cả” (Lc 21,27).
Mùa
Vọng hướng suy tư của chúng ta về sự khởi đầu, bởi vì mầu nhiệm sáng tạo cho
thấy sự đến lần thứ nhất của Thiên Chúa. Và sự khởi đầu ấy hướng chỉ cái chung
cuộc: sự đến lần thứ hai của Đức Kitô.
Các
Sách Tin Mừng nói về những dấu hiệu của thời cánh chung. Thế giới này sẽ trải
qua sự hủy diệt và tiêu vong. Thật vậy, sự qua đi của các tạo vật không ngừng
nhắc chúng ta rằng thế giới này sẽ kết thúc. Chúa Nhật I Mùa Vọng gợi lên cho
chúng ta những suy tư về mầu nhiệm rất quan trọng này: mầu nhiệm bắt đầu và kết
thúc của tạo vật.
Mầu
nhiệm về bản tính phù du của vạn vật và mầu nhiệm sự chết tự nó biểu lộ rõ ràng
nơi mọi sự chung quanh chúng ta. Không ai nghi ngờ sự kiện rằng mọi sự trên đời
này sẽ tiêu vong và thế giới hữu hình này sẽ mai một. Không ai nghi ngờ sự thật
rằng mọi người trên trái đất này rồi sẽ chết. Đời sống con người như một cánh
hoa sớm nở tối tàn. Xuyên qua sự qua đi của thế giới và xuyên qua sự chết của
con người, Thiên Chúa – Đấng Vĩnh Hằng – được tỏ lộ ra. Ngài không bị khống chế
bởi thời gian. Ngài là vĩnh cửu. Ngài là Đấng “hiện có, đã có và sẽ đến” (Kh
1,8).
Mùa
Vọng tiên vàn là một lời nhắc nhở rằng Thiên Chúa là Đấng vĩnh hằng. Thiên Chúa
không có khởi đầu – cũng không có chung cuộc.
+++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
Kh 14, 14-19; Lc 21, 5-11.
LỜI
SUY NIỆM:
“Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng
đá nào trên tảng đá nào” (Lc 21,6).
Khi các môn đệ khen Thành Giêrusalem và những viên đá đẹp cũng như những đồ
dâng cúng. Chúa Giêsu đã cho các ông biết tất cả những thứ đó sẽ bị sụp đổ. Lời
này gợi nhớ cho các ông nhớ lại; Thời xưa, nhiều ngôn sứ đã tiên báo Đền Thờ
thứ nhất sẽ bị tàn phá, khi nói đến đền thờ bị tàn phá, là nói đến sự tượng
trưng cho Giao Ước giữa Thiên Chúa và dân của Ngài bị phá hủy, vì dân bất trung
với Giao Ước. Và đây một lần nữa Chúa Giêsu cũng tiên báo về Đền Thờ sẽ bị sụp
đổ, Bởi khi Ngài đến, nhưng Giêrusalem đã không đón nhận Ngài. Ngày hôm nay,
Chúa Giêsu cũng đang nói với tất cả nhân loại, đặc biệt đối với những
Ki-tô hữu: Nếu tâm hồn và thân xác của chúng ta không biết đón nhận Ngài, đón
nhận Lời Ngài và sống Lời Ngài thì tất cả con người chúng ta cũng sẽ bị sụp đổ
trong ngày Ngài quang lâm.
Mạnh Phương
++++++++++++++++++
27 Tháng Mười Một
Tiếng Vọng Rừng Sâu
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển
trách. Ngày nọ, giận mẹ nhưng không thể xúc phạm một cách trực tiếp, cậu chạy
đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. Cậu lấy hết sức mình và thét lên:
"Tôi ghét người". Câ�u ngạc nhiên vô cùng vì từ khu rừng có tiếng
vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu hoảng hốt quay về với mẹ và khóc nức
nở. Cậu không thể hiểu được từ trong rừng đã có người thù ghét cậu.
Người mẹ nắm tay đưa cậu trở lại khu rừng và bảo
cậu hãy hét lên: "Tôi yêu người". Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì
cũng có người nói vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó người mẹ mới giải
thích cho cậu như sau: "Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của
chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhâ�n điều đó. Ai gieo gió thì người đó gặt
bão. Nếu con thù ghét người, thì người cũng sẽ thù ghét con. Nếu con yêu thương
người, thì người cũng sẽ yêu thương con".
Hận thù lúc nào cũng kéo theo hận thù, bạo động
lúc nào cũng sinh ra bạo động. Chỉ có tình yêu mới làm phát sinh tình yêu. Bạo
động và hận thù không thể là phương thế để cải tạo xã hội. Chỉ có tình yêu đích
thực mới cải đổi được lòng người. Bạn hãy sống cao thượng. Bạn hãy lấy tình yêu
để đáp trả lại hận thù. Tiếng vọng cao đẹp nhất của một nghĩa cử yêu thương lúc
nào cũng là tiếng vọng của bình an tự trong đáy tâm hồn chúng ta.
(Lẽ Sống)
Ngày 27
Người nhìn. Người không nói với dân chúng,
như khi ở trên đồi: Người
chỉ nhìn thôi... Đức Giêsu như ở trong một đại sảnh nhà ga. Và Người thấy những con bồ câu do người lêu lổng nuôi, và Người
thấy những kẻ lang thang vô nghề nghiệp với rác rưởi; và Người thấy tất cả các
đoàn tàu, các đoàn tàu cuộc đời đang chạy qua, các đoàn tàu cuộc đời đầy ắp, các đoàn tàu cuộc đời hư hỏng,
các đoàn tàu cuộc đời hoang vắng, các đoàn tàu cuộc đời vô vị. Người thấy những khoang tàu, những cách cư xử, và tất cả sự đua tranh của kẻ sống, mà người ta gọi là nền văn minh. Đức Giêsu là quảng
trường của cái nhìn, là bến trạm của Cái Nhìn, ở giao lộ tất cả các tuyến đường
hàng ngày của chúng ta. Đức Giêsu là điểm nhìn. Đức Giêsu hoàn toàn với cái
nghề của mình là để thấy, trong
lúc chờ đợi, để bắt đầu. Thiên Chúa nói: "Ta thấy, Ta thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta... Ta xuống để giải thoát chúng..." (Xh
3,7-8). Đức Giêsu nhìn và rút ra kết luận, bởi vì tận thế đã gần đến, và bởi vì điểm kết thúc của Người
cũng gần kề. Đức Giêsu rút ra kết luận, bởi vì từ lâu Người thấy mọi người đi qua và thấy tất cả những gì xảy ra trong con tim họ, "Người biết
có gì trong lòng con người" (Ga 2,15).
François Cassingena-Trévedy
Ngày 27 tháng 11
THÁNH MÁCXIMÔ , GIÁM MỤC THÀNH RIEZ.
Thánh Mácximô sinh
tại Đêcômêcum, một địa sở thuộc địa phận Riez trong miền đông nước Pháp. Thời
đó, người ta thường có thói quen rửa tội muộn cho con trẻ. Cha mẹ Mácximô trái
lại lo rửa tội cho con mình sớm hết sức có thể, nghĩa là chỉ mấy giờ sau khi
con trẻ lọt lòng mẹ.
Mácximô khỏe mạnh,
chóng lớn và có nhiều đức tính hóm hỉnh. Nhưng nơi cậu, người ta cũng gặp thấy
một nết xấu thường dễ có ở nơi những đứa trẻ khỏe mạnh, hoạt động, đó là tính
thích chòng ghẹo, nạt nộ những trẻ cùng trạc tuổi; khuyết điểm đó sau này
Mácximô đã sửa chữa đền bù lại bằng tâm tình hào hiệp và vị tha khác thường.
Trong khi còn ở nhà
chưa đi học, Mácximô là một đứa trẻ ham chơi, đùa nghịch, nhưng khi đã được cắp
sách đến trường, Mácximô học rất chăm chỉ và còn được tiếng là khoan ngoan, đạo
đức. Dầu vậy, mãi tới tuổi trưởng thành, Mácximô mới có ý tưởng muốn đi tu
dòng. Ngài liền đến gõ cửa tu viện Lérin do thánh Hônôra sáng lập và được thánh
viện trưởng tiếp nhận một cách niềm nở. Người ta không được rõ thời gian ngài
sống với tu viện trưởng Hônôra là bao lâu; chỉ biết rằng ngài được vị tu viện
trưởng rất mực quý mến và tín nhiệm. Vì thế, khi được chọn làm Giám mục địa
phận Arles, tu viện trưởng Hônôra đã đặt Mácximô thay mình coi tu viện. Ngài
giữ chức vụ đó trong bảy năm và đã để lại nhiều ấn tượng sâu xa trong lòng mọi
người. Chẳng thế mà Faustô, tu sĩ dưới quyền ngài bấy giờ và sau này lên thế vị
ngài, đã ghi lại với giọng đầy mến phục như sau:
“Đức tin và việc làm
của tu viện trưởng Mácximô nên như một cột lửa sáng soi cho cả cộng đồng không
phải con đường đi thánh địa Palestina, nhưng là con đường dẫn tới nước trời”.
Ông Đinamiô, người
sống đồng thời và bên cạnh tu viện trưởng Mácximô, cũng kể lại một câu truyện
chứng tỏ Mácximô có đức độ và quyền phép đến mực nào. Một tối kia, có một tu sĩ
trẻ tuổi vì tò mò muốn lần bước theo xem thánh nhân làm gì trong khi rảo qua
đồng vắng. Bất ngờ thầy bị hoảng hồn vì quỷ hiện hình một con rồng lửa để uy
hiếp thầy. Tu sĩ ấy chạy một mạch về nhà và kinh sợ đến nỗi lên cơn sốt nặng.
Còn Mácximô, ngài gặp như thế luôn, nhưng không sợ hại chút nào. Đêm đó ngài
trở lại chữa cho tu sĩ kia lành bệnh.
Từ thời thánh Hônôra,
tu viện Lérin đã nổi tiếng là thánh thiện và thông thạo về các khoa học thánh.
Vì thế, khi Đức Frêjus là Giám mục địa phận từ trần, người ta đã đồng ý chỉ
định tu viện trưởng Mácximô làm Giám mục thế vị. Ý kiến đó đã được các Giám mục
trong giáo tỉnh phê chuẩn, và các ngài định ngày tấn phong cho Mácximô. Hay tin
đó, ngài liền trốn vào một khu rừng và ẩn ở đó ba ngày, không ăn uống gì. Vì
thế, các Giám mục nghĩ rằng không nên quá năn nỉ, ép buộc thánh nhân, và các
ngài chọn Têôđôrê, người mà ít lâu sau sẽ có chuyện xích mích với tu viện
Lérin.
Nhưng không được bao
lâu, hội đồng địa phận Riez, là địa phận quê quán của ngài lại có ý định bầu
ngài làm Giám mục. Các vị chúa chiên thuộc giáo khu Aix mặc dầu trước đây đã bị
thất bại cũng tán đồng và chiều theo ý họ. Lập tức một phái đoàn được cử đi tìm
vị Giám mục tương lai bấy giờ đang lẩn trốn ở trong nơi hoang địa. Nhưng ngài
trốn sao nổi khỏi những cặp mắt tìm tòi kia. Họ đã tìm thấy ngài và tấn phong
ngài làm Giám mục địa phận Riez năm 433.
Khác hẳn với khi xưa,
từ nay Đức Mácximô không còn nhút nhát e dè, nhưng ngài hăng hái tham gia vào
việc cai quản của giáo phận, ngài nhóm họp và chủ tọa công đồng giáo tỉnh ở
Riez năm 439, ở Orange năm 441; ngài cũng dự công đồng do tổng Giám mục ở Arles
Ravennins triệu tập để dàn xếp vụ tranh chấp giữa hai Giám mục Frêjus, Thêôđôrê
và tu viện trưởng Lérin là Phauta. Tại Riez, ngài đã xây cất được hai ngôi
thánh đường: một ngôi dâng kính thánh Phêrô, một ngôi đặt dưới quyền phù trợ
của thánh Albanô.
Để tán thưởng nhân
đức và những công việc ngài làm, đôi khi Chúa cũng cho thánh Giám mục Mácximô
làm những phép lạ vĩ đại hầu cứu giúp người ta phần hồn phần xác. Theo ông
Đinamiô cho biết, thánh Giám mục đã cải tử hoàn sinh cho ba người: người thứ
nhất là một em bé chết bất đắc kỳ tử khi ngã từ tường thành cao xuống đất; thứ
đến là một thiếu nữ con một của bà góa kia; sau cùng là một chàng thanh niên
chết vì chó dại cắn. Nhờ quyền lực của ơn Chúa và lòng tin tưởng mạnh mẽ, thánh
Giám mục đã chữa lành bệnh cho những người què, mù, ốm yếu một cách dễ dàng như
trở bàn tay, không phải khó nhọc và tốn mọât viên thuốc nhỏ. Ngày kia, có một
người bị bò húc lòi ruột, họ đem nạn nhân đến xin Đức Giám mục Mácximô khấn
nguyện cho kẻ xấu số đó; thánh nhân lấy tay nhồi những khúc ruột đã lòi ra rồi
dạy lấy dây vải băng lại. Lạ thay! Chỉ mới qua một ngày mà miệng viết thương đã
khép kín lại và nạn nhân không còn cảm thấy đau đớn nữa.
Chẳng những trong lúc
còn sinh thời và cả sau khi đã ly trần, Thiên Chúa vẫn tiếp tục đề cao uy danh
của thánh Giám mục Mácximô bằng những phép lạ tương tự như trên.
Ngày 27 tháng 01 năm
455, do thánh ý Chúa dun dủi, Đức Giám mục Mácximô có ý trở về bản quán thăm
anh em bà con thân thuộc của ngài. Nhưng Đức Mácximô có ngờ đâu rằng đó là một
chuyến đi cuối cùng để vĩnh biệt những người thân yêu của ngài. Đức Giám mục bị
bệnh và từ trần tại quê nhà. Trong cuộc rước thi hài ngài về toà Giám mục ở
Riez, người ta có đem thi thể một thiếu nữ cho chạm đến thi hài của thánh Giám
mục; vừa chạm tới, thiếu nữ kia liền phục sinh tức khắc.
Thánh Grêgôriô thành
Turônê cũng kể lại một phép lạ mà chính ngài đã được mục kích. Quả phụ kia có
một đứa nhỏ đau yếu quặt quẹo luôn. Chiều hôm ấy, bà bế con đến mộ thánh
Mácximô với niềm thâm cảm mạnh mẽ rằng: chỉ thánh nhân mới có thể cứu chữa con
bà cho khỏe mạnh được. Nhưng chưa kịp tới nơi thì con bà tắt thở dọc đường.
Lòng đầy sầu muộn nhưng không thất vọng, bà để xác con bên mộ thánh nhân như có
ý bắt đền vị thánh phải cứu chữa. Sáng hôm sau bà trở lại, sung sướng và kinh
ngạc biết bao khi thấy đứa con nhỏ đang vịn vào hàng rào chấn song sắt chập
chững bước đi.
Những phép lạ như thế
dần dần người người nơi nơi đều biết đến, khiến ai nấy càng thêm lòng sùng mộ
thánh Giám mục Mácximô. Phong trào tôn kính thánh nhân vì đấy chóng được lan
rộng và sầm uất. Từ thời trung cổ, trong nhiều địa phận thuộc miền Tây Nam nước
Pháp như địa phận Riez, Frêjus... người ta đã mừng lễ thánh Giám mục Mácximô
vào chính ngày ngài qua đời. Thói lành đó dần dần được nhiều địa phận lân bang
và dòng tu nam nữ khác tán thành. Tại những địa phận thuộc miền Bắc Pháp như ở
Têruan mà từ đó truyền lan đi nhiều địa phận khác, lòng sùng kính thánh Mácximô
còn được phát huy mạnh mẽ hơn nữa, đến nỗi không kẻ ngày 27 tháng 01, người ta
còn mừng lễ rước thánh cốt của ngài trong ba ngày: mồng 03 tháng giêng, 20
tháng 10 và mồng 04 tháng 12 hằng năm.
Thật “Vinh dự và hạnh
phúc thay những con người đã sống đẹp lòng Chúa”. Thánh Giám mục Mácximô thật
đã đáng những lời ca hát sau đây của Giáo hội: “Người đã làm cho Chúa đang giận
được nguôi lòng. Vì người mà Chúa đã giữ vững lời giao ước. Chúa đã đổ xuống
cho người muôn ân phúc... Chúa sẽ cho người triều thiên vinh hiển”
Mỗi người giáo hữu
chúng ta hãy noi gương thánh Mácximô để sống đẹp lòng Chúa và nên thánh, không
phải bằng cách làm những sự lạ lùng và vĩ đại, nhưng với lòng trung thành chu
toàn điều Chúa muốn. Có như thế chúng ta mới đáng Chúa chúc phúc và ban ân
thưởng bội hậu mai ngày.
www.tinmung.net
Thứ Ba 27-11
Thánh Francesco Antonio Fasani
1681-1742
S
|
inh ở Lucera (miền nam nước
Ý), Francesco gia nhập dòng Phanxicô năm 1695. Mười năm sau khi được chịu chức
linh mục, ngài dạy triết cho các đệ tử, làm quản lý nhà dòng và sau đó làm bề
trên. Khi nhiệm kỳ chấm dứt, ngài làm giám đốc đệ tử viện và sau cùng trông coi
một giáo xứ trong vùng.
Trong các công việc, ngài là
một người nhân từ, đạo đức và hãm mình. Ngài được người ta tìm đến để xưng tội
và nghe giảng. Một trong những nhân chứng cho việc phong thánh của ngài xác
nhận, "Trong bài giảng, ngài nói một cách bình thường, nhưng tâm hồn
tràn ngập tình yêu Thiên Chúa và tha nhân; như được Chúa Thánh Thần nung đốt,
ngài đưa ra các lời lẽ cũng như hành động trong Phúc Âm, khích động người nghe
và thúc giục họ ăn năn sám hối." Thánh Francesco còn là người bạn tốt
của người nghèo, ngài không bao giờ do dự tìm đến các ân nhân một khi có nhu
cầu cho người nghèo.
Khi ngài từ trần ở Lucera,
các trẻ em chạy khắp đường phố và la lớn, "Ông thánh chết rồi! Ông
thánh chết rồi!"
Francesco được phong thánh
năm 1986.
Lời Bàn
Cuộc đời mỗi người là tùy
thuộc chúng ta lựa chọn. Nếu chúng ta keo kiệt, chúng ta sẽ trở nên người bủn
xỉn. Nếu chúng ta sống yêu thương, chúng ta sẽ trở nên người nhân hậu. Sự thánh
thiện của Thánh Francesco Antonio Fasani là kết quả của những lựa chọn nhỏ bé
để cộng tác với ơn sủng của Thiên Chúa.
Lời Trích
Trong bài giảng nhân dịp
phong thánh cho Thánh Francesco, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II chia sẻ về
đoạn phúc âm Gioan 21:15, trong đó Ðức Giêsu hỏi Thánh Phêrô có yêu Ngài hơn
các tông đồ khác không, và sau đó Chúa nói với Thánh Phêrô, "Hãy chăm sóc
đàn chiên của Thầy." Ðức giáo hoàng nhận xét yếu tố quyết định sự thánh thiện
của một người là tình yêu. "Thánh nhân là người đã biến tình yêu được
Ðức Kitô dạy bảo trở thành đức tính căn bản của đời sống, là tiêu chuẩn cho sự
suy nghĩ và hoạt động, là đích tối cao cho những khát vọng của ngài" (Trích
trong tờ L'Observatore Romano, tập 16, số 3, 1986).
www.nguoitinhuu.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét