CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Lễ Thánh Anrê Trần An Dũng Lạc,
và các bạn Tử Ðạo.
BÀI ĐỌC I: Kn 3, 1-9
"Chúa chấp nhận các
ngài như của lễ toàn thiêu".
Bài trích sách Khôn Ngoan.
Linh hồn những người công
chính ở trong tay Chúa, và đau khổ sự chết không làm gì được
các ngài. Ðối với con mắt của người không hiểu biết, thì hình như các ngài
đã chết và việc các ngài từ biệt chúng ta, là như đi vào cõi tiêu
diệt. Nhưng thật ra các ngài sống trong bình an. Và trước mặt người đời,
dầu các ngài có chịu khổ hình, lòng trông cậy của các ngài cũng không
chết. Sau một giây lát chịu khổ nhục, các ngài sẽ được vinh
dự lớn lao; vì Chúa đã thử thách các ngài như thử vàng
trong lửa, và chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu.
Khi đến giờ Chúa ghé mắt
nhìn các ngài, các người công chính sẽ sáng chói và chiếu toả ra như
ánh lửa chiếu qua bụi lau. Các ngài sẽ xét sử các dân tộc,
sẽ thống trị các quốc gia, và Thiên Chúa
sẽ ngự trị trong các ngài muôn đời. Các ngài đãtin
tưởng ở Chúa, thì sẽ hiểu biết chân lý, và trung thành với
Chúa trong tình yêu, vì ơn Chúa và bình an sẽ dành cho những người
Chúa chọn.
Ðó là Lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 125, 1-2ab. 2cd-3.
4-5. 6
Ðáp: Chúa đã đối xử đại lượng
với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan (c. 3).
1) Khi Chúa đem những người
Sion bị bắt trở về, chúng tôi dường như Người đang mơ, bấy
giờ miệng chúng tôi vui cười, lưỡi chúng tôi thốt lên những tiếng hân
hoan.
2) Bấy giờ dân thiên
hạ nói với nhau rằng: "Chúa đã đối xửvới
họ cách đại lượng". Chúa đã đối xử đại lượng với
chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan.
3) Lạy Chúa, xin hãy đổi
số phận của con, như những dòng suối ở miền nam. Ai gieo trong
lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan.
4) Thiên hạ vừa đi vừa khóc,
tay mang thóc đi gieo; họ trởvề hân hoan, vai mang những bó lúa.
BÀI ĐỌC II: 1 Cr 1, 17-25
"Vì tiếng nói của Thập
Giá là sức mạnh của Thiên Chúa ban cho chúng ta".
Bài trích thư thứ nhất của
Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, Ðức Kitô không
sai tôi đi rửa tội, mà là rao giảng Tin Mừng, không phải bằng lời nói khôn
khéo, kẻo Thập giá của Ðức Kitô ra hư không.
Vì chưng lời rao giảng
về Thập giá là sự điên rồ đối với những kẻ hư mất; nhưng
đối với những người được cứu độ là chúng ta,
thì điều đó là sức mạnh của Thiên Chúa. Vì như đãchép rằng:
"Ta sẽ phá huỷ sự khôn ngoan của những kẻ khôn ngoan,
sẽ chê bỏ sự thông thái của những người thông sáng. Người khôn
ngoan ở đâu? Người trí thức ở đâu? Người lý sựđời
này ở đâu?" Nào Thiên Chúa chẳng làm cho sự khôn ngoan của đời
này hoá ra điên rồ đó sao? Vì thế gian tự phụ là
khôn, không theo sự khôn ngoan của Thiên Chúa mà nhận biết Thiên Chúa, thì
Thiên Chúa đã muốn dùng sự điên rồ của lời
rao giảng để cứu độ những kẻ tin. Vì chưng, các
người Do-tháiđòi hỏi những dấu lạ, những người Hy-lạp tìm kiếm sự khôn
ngoan, còn chúng tôi, chúng tôi rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh trên
thập giá, một cớ vấp phạm cho người Do-thái, một sự điên rồ đối
với các người ngoại giáo. Nhưng đối với những người được gọi, dầu là
Do-thái hay Hy-lạp, thì Ngài là Chúa Kitô, quyền năng của Thiên Chúa, và
sự khôn ngoan của Thiên Chúa, vì sự điên dại của Thiên Chúa thì vượt
hẳn sự khôn ngoan của loài người, và sự yếu đuối của Thiên Chúa thì
vượt hẳn sức mạnh của loài người.
Ðó là lời Chúa.
ALLELUIA: 1 Pr 4, 14
All. All. - Nếu anh em
bị sỉ nhục vì danh Chúa Kitô, thì phúc cho anh em, vì Thánh Thần Chúa
sẽ ngự trên anh em. - All.
PHÚC ÂM: Mt 10, 17-22
"Các con sẽ bị điệu
đến nhà cầm quyền và vua chúa vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại
biết".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các
Tông đồ rằng: "Các con hãy coi chừng người đời,
vì họ sẽ nộp các con cho công nghị, và sẽ đánh đập các con
nơi hội đường của họ. Các con sẽ bịđiệu đến nhà cầm quyền và vua
chúa vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại được
biết. Nhưng khi người ta bắt nộp các con, thì các con đừng lo
nghĩ phải nói thế nào và nói gì. Vì trong giờ ấy sẽ cho các
con biết phải nói gì: vì chưng, không phải chính các con nói, nhưng là Thánh
Thần của Cha các con nói trong các con. Anh sẽ nộp em, cha sẽ nộp
con, con cái sẽ chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Vì
danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bềnđỗ đến
cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ".
Đó là lời Chúa.
Suy niệm :
Cảm mến công ơn của các Anh Hùng Tử Ðạo
Ngày
lễ Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam là dịp để chúng ta ca tụng Thiên Chúa đã làm những
việc vĩ đại trên Quê hương Ðất nước và nơi Dân tộc anh hùng chúng ta. Chúng ta
chiêm ngưỡng lại khuôn mặt đẹp đẽ và ý chí quật cường của bao bậc tiền bối.
Chúng ta học để quý mến sự sống mà chúng ta đang mạng trong mình và do các ngài
để lại. Và chúng ta sẽ cố gắng phát huy cơ nghiệp mà tiền nhân đã hy sinh mạng
sống để giữ lại cho chúng ta.
A. Cảm Mến Công Ơn Của Các Anh Hùng Tử Ðạo
Bài
sách Macabê thuật lại câu truyện tử đạo của một gia đình 7 mẹ con ở thời Cựu
Ước. Ðó là một gia đình không tên không tuổi; và vì thế được phụng vụ coi như
là tiêu biểu cho bao bậc tử đạo vô danh. Chúng ta có thể tựa vào câu truyện ấy
để nhắc tới những bậc tử đạo quá nhiều trên Ðất nước chúng ta.
Thực
vậy, Hội Thánh Việt Nam có nhiều tử đạo bậc nhất thế giới: xét cả về tổng số,
cả về tỷ số... Người ta đã nói tới con số 300,000 tử đạo ở Việt Nam. Ðược mấy
Giáo hội có nhiều tử đạo như vậy! Và con số 300,000 kia ở thời bấy giờ, chắc
phải chiếm tới 3, 4 phần trăm tổng số tín hữu. Chúng ta rùng mình khi nghĩ đến
điều ấy. Nhưng thật như lời người ta nói: máu tử đạo làm nảy sinh kẻ có đạo.
Chính Ðức Yêsu cũng đã dạy trong Phúc Âm: hạt thóc có rơi xuống đất, thối đi
thì mới mọc lên cây, đem lại mùa màng phong phú. Chúng ta ngày nay có đời sống
đạo, là nhờ có đông đảo tiền nhân đã cương quyết giữ vững niềm tin cho đến
cùng. Chắc chắn có nhiều bậc phụ huynh ngồi đây, nhiều gia đình Công giáo ở bên
cạnh chúng ta có thể tính lên đời thứ ba thứ tư và gặp thấy một hay nhiều tử
đạo trong gia tộc của mình. Ít nhất ai cũng nói được rằng tổ tiên của mình đã
phải giữ đạo một cách rất vất vả. Và tất cả chúng ta đều là con cháu các tử đạo
theo cả hai nghĩa thiêng liêng và xác thịt.
Ðiều
đó chắc chắn không cần phải nói thêm. Nhưng phải nói lên điều này, là: 300,000
tử đạo kia là một đoàn thể đông đảo đủ mọi màu sắc, khác nào một cánh đồng bát
ngát đủ mọi sắc hương. Giám mục, linh mục và tu sĩ nam nữ có; nhưng số giáo dân
đông hơn nhiều. Và già có, trẻ có; thanh niên, phụ nữ, nhi đồng cũng có: không
thiếu một hạng người nào. Ðặc biệt hơn nữa là rất nhiều người đã tử đạo trong y
phục lý trưởng cũng như quân nhân. Họ là những người dân tốt, phục tùng Nhà
nước, làm việc tận tâm, được lòng quan chức nêu gương cho mọi người.
Tổng
đốc Trịnh Quang Khanh là viên chức có lẽ đã giết rất nhiều tín hữu ở miền Bắc.
Thế mà dưới quyền ông vẫn có nhiều người lính có đạo. Và những người này nhiều
khi lại gương mẫu và xuất sắc. Ông quý mến họ và ra sức dụ dỗ họ bỏ đạo... Ông
không hiểu rằng chính đức tin họ đang giữ là động lực cho đời sống công dân tốt
lành kia. Thấy họ cương quyết trung thành với tín ngưỡng đang khi vẫn nhiệt
tình với chức năng, ông tìm cách bao che cho họ. Nhưng họ không chịu. Ông Huy,
ông Thể, ông Hiếu và nhiều người khác dưới quyền Trịnh Quang Khanh đã ra xưng
đạo, trước sự khâm phục và xót thương của bao nhiêu chiến sĩ, không cùng một
quan điểm tôn giáo nhưng không thể không cảm mến những người chiến hữu và đồng
bào giá trị như vậy.
Chúng
ta không thể kể hết ở đây về đời sống gia đình, xã hội của các Tử đạo Việt Nam.
Chúng ta thường chỉ biết các ngài tử đạo nghĩa là chịu chết vì đạo. Cùng lắm
chúng ta chỉ hay nghĩ tới lòng can đảm, chí chịu đựng của các ngài khi bị tra
tấn, hành hạ. Nhưng chúng ta cần phải biết: Tử đạo là ơn rất lớn. Nó đưa thẳng
người ta về thiên quốc và lên bàn thờ các thánh ngay ở đời này. Một ơn như vậy
không dành cho bất cứ một người nào đâu, nhưng chỉ dành để cho những phần tử ưu
tú được Chúa lựa chọn. Ở thời các tử đạo, rất nhiều tín hữu đã bị bắt. Có những
người đã chối Chúa. Vì họ không mến đủ! Và sở dĩ như vậy vì như lời thánh Yoan
nói: người ta không mến Chúa vô hình khi không yêu mến Người nơi anh em hữu
hình. Các tử đạo, dù ở chức năng nào, trước khi tuyên chứng lần cuối cùng về
lòng yêu mến Ðấng vô hình, cũng đã trải qua nhiều thử thách trong đời sống phục
vụ tha nhân. Chúng ta cứ đọc lại mà xem! Hết mọi hạnh thánh tử đạo Việt Nam đều
kể rằng trước khi ra pháp trường hay chịu chết trong ngục để xưng đạo, các ngài
đã là những người mẹ, người cha chu toàn phận sự gia đình; những người chồng
người vợ thi hành tốt mọi phận sự công dân; những người con hiếu thảo và những
người lính dũng cảm; những y sĩ và lý trưởng được đồng bào quý mến việc phục
vụ. Bởi vì không ai có thể trở thành công dân Nước Trời sau này, nếu đã không là
những công dân tốt trên mặt đất.
Ngay
cái chết của các tử đạo Việt Nam cũng khiến chúng ta phải suy nghĩ về khía cạnh
vừa nói. Anh em Macabê được tử đạo trong một hoàn cảnh đơn giản hơn. Họ là
những người Israel bị ngoại xâm Batư bắt phải bỏ đạo của tổ tiên. Trong một cái
chết họ đã tỏ ra trung thành với Thiên Chúa và Tổ Quốc. Trường hợp các tử đạo
Việt Nam éo le hơn. Những người bắt các ngài bỏ đạo lại là vua quan "phụ
mẫu chi dân". Thế nên các ngài không có một lời nào xúc phạm đối với các
quan tòa. Và cho đến lúc chết các ngài vẫn chứng tỏ đã chu toàn tốt đẹp mọi
nghĩa vụ xã hội. Các ngài đã chết trong tình mến Chúa yêu người và thương nhà
thương Nước. Các ngài đã hy sinh mạng sống cho đức tin và chân lý ở trên giải
đất này... Cho nên Giáo hội toàn cầu chỉ biết các ngài là tử đạo của Việt Nam.
Do
đó khi mừng lễ các ngài, chúng ta phải biết để ý đến nét Việt Nam nơi các ngài.
Chúng ta phải soi gương các ngài chu toàn các nhiệm vụ xã hội một cách thánh
thiện. Và cho được như vậy chúng ta phải tìm hiểu động lực bên trong thúc đẩy
đời sống của các ngài.
Bài
thư Phaolô có thể giúp chúng ta làm công việc này.
B. Ði Theo Ðường Lối Của Các Tử Ðạo
Quả
thật các Tử đạo Việt Nam có thể mượn những lời thư Phaolô hôm nay để nói với
chúng ta. Một đàng các ngài không giấu giếm sự thật. Bí quyết khiến các ngài có
thể vượt thắng trăm ngàn thử thách là chính sự sống và sự sống lại của Chúa
Yêsu trong thân xác yếu hèn của các ngài. Các ngài nói: chúng tôi chứa đựng
những kho tàng ấy trong những bình sành để biết rằng quyền lực vô song ấy là
của Thiên Chúa chứ không phải phát xuất tự chúng tôi. Các ngài chịu khổ cực tư
bề nhưng không bị đè bẹp, bị bắt bớ nhưng không bị bỏ rơi... bởi vì sự sống của
Ðức Kitô tỏ hiện nơi thân xác của các ngài. Chính Ðức Kitô trong bài Tin Mừng
cũng đã nói không phải các tử đạo ở trước tòa nhưng là Thánh Thần nói trong các
ngài.
Và
để có Thánh Thần và sự sống của Ðức Kitô ở trong mình như vậy, các tử đạo đã
phải hư vô hóa mình, tức là chết cho bản thân, không sống theo xác thịt tự
nhiên nữa, nhưng theo Thần trí của Ðức Kitô, tức là đường lối của Người. Hết
mọi tử đạo đều đã chết cho đức tin và vì đức tin; nhưng đức tin ở đây không
phải là một hệ thống tư tưởng vũ trụ nhân sinh quan mà là đức tin sống động,
tin Thiên Chúa và tin Ðức Yêsu Kitô đã yêu thương mình cho đến chết. Ðó là đức
tin đầy lòng mến và đầy lòng trông cậy, chắc chắn rằng nếu cùng chết với Ðức
Kitô và vì Ðức Kitô thì sẽ được sống lại với Ngài và được đồng thừa tự với
Ngài. Thế nên, các tử đạo là những người đầy Chúa Yêsu sau khi đã tát cạn bản
ngã và các khuynh hướng xấu xa ở nơi mình.
Và
cũng chính nhờ đó mà đàng khác, các vị tử đạo trước khi hy sinh mạng sống mình
vì Chúa, đã có một đời sống xã hội đáng khâm phục. Ðiều này cũng rất dễ hiểu!
Lời thư Phaolô viết: sự chết hoành hành nơi chúng tôi còn sự sống hoạt động nơi
anh em. Các tử đạo cũng có thể nói: chúng tôi đã chết cho bản thân để sự sống
tăng trưởng nơi anh em. Thật vậy, con người đã chết đi cho chính mình, thì sống
cho Chúa. Nhưng đối với họ, Thiên Chúa không phải chỉ là Ðấng Vô hình, mà hơn
nữa còn là Ðấng đang hiện diện trong Hội Thánh và trong anh em. Mọi hành vi làm
cho người anh em nhỏ mọn nhất là làm cho Chúa. Thành ra các đấng thánh là những
người nhìn thấy Thiên Chúa ngay ở đời này và cụ thể trên mặt đất này nơi Hội
Thánh và nơi anh em. Và vì họ không còn sống cho chính bản thân và vì bản thân
nữa, nên mọi phục vụ của họ chỉ còn quy vào một đối tượng. Ðó là Thiên Chúa nơi
tha nhân... Ðó là tha nhân trong cái nhìn của đức tin và lòng mến. Các tử đạo
làm tốt các nhiệm vụ xã hội là vì thế. Và mọi người thật có lý để nghi ngờ
những kẻ đã phản bội đức tin của mình.
Như
thế, nếu hôm nay mừng lễ các Tử đạo Việt Nam, chúng ta phải để ý đến nét Việt
Nam nơi các ngài, tức là phải soi gương các ngài trong đời sống xã hội phục vụ
anh em đồng bào, thì chúng ta -người có đức tin- phải luôn duy trì và phát
triển động lực thúc đẩy đời sống xã hội kia tức là Thánh Thần và Ðức Kitô ở
trong mình. Và cho được như vậy, chúng ta phải mang sự chết của Ngài trong thân
xác, là biết chết cho bản thân và các khuynh hướng vị kỷ. Phải làm như vậy mới
đi vào được đường lối của các tử đạo và mới có thể theo các ngài cho đến cùng.
Bởi vì muốn nên giống các ngài hoàn toàn, chúng ta không những phải biết sống
như các ngài mà còn phải biết chết như các ngài. Mà muốn chết như các ngài,
chúng ta phải sống đạo như trên mà vẫn không quên Lời Chúa dạy trong bài Tin
Mừng hôm nay.
C. Tin Tưởng Như Các Tử Ðạo
Chúa
nhắc nhở chúng ta biết số phận thông thường của các môn đệ Người: "Người
ta sẽ bắt bớ các con". Và trong sách Tin Mừng Yoan, Người còn nói rõ hơn:
đó là điều thật dễ hiểu, vì tôi tớ không trọng hơn Thầy. Có lạ chăng là việc
thế gian yêu các con chứ các con có thuộc về thế gian nữa đâu mà thế gian quý
mến các con! Và lịch sử làm chứng Hội Thánh của Ðức Yêsu, Hội Thánh tiếp nối sứ
mạng cứu thế của Người, luôn luôn có các tử đạo, không ở nơi này thì ở nơi
khác, không dưới hình thức này thì dưới hình thức khác. Ðó là mầu nhiệm, nhưng
là mầu nhiệm tương đối dễ hiểu.
Sứ
mệnh của Ðức Yêsu cũng như của Hội Thánh Người là sứ mệnh tuyên chứng. Tuyên
chứng về chân lý, về những chân lý siêu phàm; thế mà chân lý thì như ánh sáng
và thế gian đã bị tối tăm bao phủ nên luôn luôn muốn vùi dập ánh sáng. Và cũng
đồng thời tuyên chứng về tình yêu, tình yêu của Thiên Chúa yêu thương loài
người và chẳng tình yêu nào lớn bằng tình yêu nơi người hy sinh mạng sống vì
người mình muốn yêu.
Thế
nên chính khi chịu chết vì đạo, người tín hữu trở thành chứng tá hoàn toàn hơn
cả. Cái chết của họ vừa nói lên niềm tin chắc chắn, vừa nói lên tình mến tận
cùng. Chỉ những kẻ có niềm tin yếu ớt mới sợ tử đạo. Nhưng nếu chúng ta yếu thì
đã có Chúa ban Thánh Thần của Người đến nâng đỡ sự yếu đuối nơi chúng ta. Và
việc này tùy ở chúng ta trong lúc bình thường có cầu xin và sống đạo để nhận
được nhiều Thánh Thần hay không?
Giờ
đây chúng ta cử hành thánh lễ. Chung quang bàn thờ này hiện diện vô hình đoàn
thể các tử đạo Việt Nam. Các ngài ước mong chúng ta dâng lễ này sốt sắng và
hiệu quả. Nếu chúng ta cầu xin và nhất là phó thác bản thân trong tay Chúa thì
Người sẽ ban sự sống của Chúa Yêsu và Thánh Thần của Người cho chúng ta. Chính
Thánh Thần sẽ là sức mạnh cải tạo cho chúng ta một nếp sống mới để chúng ta dần
dần sống bớt đi cho mình và nhiều hơn cho Chúa, tức là cho Người ở trong anh
em. Như vậy chúng ta sẽ có đời sống trần gian này tốt để chúng ta cũng sẽ chết
tốt như các tử đạo. Chúng ta sẽ tuyên xưng Chúa khi sống và khi chết. Chúng ta
sẽ khơi được lòng ngưỡng mộ của mọi người. Chúng ta sẽ xứng đáng với tổ tiên
đức tin của mình, những vị mà chúng ta mừng lễ hôm nay.
(Trích
dẫn từ tập sách ‘Giải Nghĩa Lời Chúa’ của Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn
Lâm)
ĐÂY BÀI CA NGÀN TRÙNG”
Hôm nay lễ các thánh
Tử Đạo Việt Nam. Một bầu khí đại lễ thật hào hùng. Phụng
vụ trổi lên lời hoan ca chúc tụng: “Đây bài ca ngàn trùng. Dâng về Thiên Chúa.
Bài ca thắm đượm máu hồng. Từng bao người anh dũng tiến lên hy sinh vì tình
yêu”.
Vâng,
cuộc đời các thánh tử đạo là một bài ca dâng về Thiên Chúa. Các ngài ca ngợi
Thiên Chúa khi bình an, khi gian nan, khi dòng đời êm trôi và cả khi sóng gió
ba đào. Các ngài ca ngợi Chúa trong bổn phận thường ngày, khi đầu hôm sớm mai
nơi ruộng vườn, nơi phố xá chợ thị. Các ngài còn ca ngợi Chúa khi đối đầu với
sự bách hại vì tin mừng. Các ngài ca ngợi Chúa trong mọi nơi, trong mọi lúc.
Đỉnh cao của lời ca ngợi là bài ca vinh thắng thắm đượm máu đào. Các ngài đã
chiến thắng gian nan, cùm gông, tù đầy. Các ngài đã vượt lên trên sự sợ hãi của
đe doạ đến cả tính mạng để tôn vinh Thiên Chúa mà các ngài tôn thờ. Các ngài đã
dùng cả cuộc đời để ca ngợi Chúa. Cho dù cuộc sống có nổi trôi, bất định, các
ngài vẫn trung kiên tin thờ Thiên Chúa.
Cuộc
đời các ngài là một bài ca, thế nên các ngài cũng đáng được ca ngợi. Ca ngợi
hôm qua, hôm nay và mãi mãi. Vì chưng các ngài là những người có phúc vì dám
sống triệt để trang tin mừng yêu thương của Chúa trong cuộc sống của mình.
Các
ngài dám nói lời tha thứ ngay trong những xúc phạm mà người đời đang tuôn đổ
lên các ngài.
Các
ngài đã có thể nhìn thấy hoa hồng nở rộ ngay trong đau đớn của cực hình.
Các
ngài dám đi ngược lại với thế gian, vì phải vâng lời Thiên Chúa hơn là người
ta.
Nhìn
vào cuộc đời các ngài, ta thấy, đó là một cuộc đời thật đẹp. Đẹp trong cuộc
sống thường ngày luôn chu toan bổn phận của mình, luôn sống chan hoà tình bác
ái với mọi người. Như bà thánh Đê là mẹ của sáu người con. Tất cả những người
con, cô Nụ, cô Mận khi làm nhân chứng đều nói rằng: “Mẹ tôi rất đạo đức, luôn
dạy con cái ăn ngay ở lành, tối sớm kinh nguyện…”.
Đẹp trong
cả những gian nan khi bị người đời ghét bỏ, các ngài vẫn thương yêu, vẫn thứ
tha, vẫn ôn hoà để làm chứng cho lời tin mừng yêu thương, đế nỗi mà những người
hành quyết các ngài vẫn cảm phục yêu mến đức hạnh các ngài. Như trong vụ án
linh mục Gioan Đạt, viên cai ngục nói: "Tôi thấy cụ khôn
ngoan đạo đức thì muốn kết nghĩa huynh đệ lắm, ngặt vì cụ sắp bị án tử rồi. Tôi
xin hứa biếu cụ một cỗ quan tài để biểu lộ lòng tôi quý cụ ".
Đẹp
trong cả cái chết luôn một mực nói lời yêu thương. Như trường hợp ông Cai Tả
thì yêu thương để xứng với tình Chúa yêu, ông thường châm chước cho những người
mắc nợ và nói: "Mình quên nợ người, Chúa quên tội mình
". Với ông Năm Quỳnh thì bác ái rõ rệt là hoa quả
của đức tin, ông từng nói với gia đình: "Bà và các con
không đồng ý cho tôi lấy của nhà để giúp người nghèo, tôi sẽ đi vay mượn hoặc
làm thuê kiếm tiền giúp đỡ họ ". Vì ông nói: "Tôi chưa thấy ai
hay giúp người nghèo khó lại túng bấn bao giờ. Kinh Thánh chẳng dạy chúng ta
coi họ như chi thể của Chúa đó sao? Chúa đã cho chúng ta sống, tất sẽ quan
phòng cho ta đủ dùng ".
Như
vậy, tử đạo không chỉ là đổ máu. Tử đạo là dám chết đi con người ích kỷ của
mình, chết đi cho thói đời tham sân si mù quáng. Chết đi những đam mê nhục dục
để hèn. Tử đạo là dám sống vì tin mừng mà chịu thua thiệt, chịu mất mát. Tử đạo
là yêu cho đến cùng và sống trọn vẹn những đòi hỏi của luật yêu thương.
Mừng
kính các thánh tử đạo Việt Nam, xin cho chúng ta là con cháu biết
noi gương các ngài để tiếp tục là bài ca ca ngợi Thiên Chúa. Ca ngợi Ngài bằng cả
cuộc sống thắm đượm tình Chúa tình người. Ca ngợi Ngài mọi nơi, mọi lúc và
trong mọi hoàn cảnh cuộc sống. Nguyện xin các thánh Tử đạo Việt Nam dẫn dắt chúng ta luôn
bước đi trong tình yêu Chúa. Amen
Lm.Jos
Tạ duy Tuyền
Không thuộc về thế gian
Tử đạo là cách làm chứng tuyệt vời trong thời bách hại. Trong
thời kinh tế thị trường, cần có những cách làm chứng khác.
Suy niệm: (Ga 17,11b-19)
“Tâu bệ hạ,
đã 30 năm phục vụ dưới ba triều vua,
lúc nào hạ thần cũng là người
hết lòng yêu nước.
Nay hạ thần cam chịu mọi cực
hình để nên giống Ðức Kitô”.
Ðó là câu trả lời của ông
Micae Hồ Ðình Hy
khi vua Tự Ðức mời ông giả vờ
bước qua thánh giá.
Ông là người thanh liêm, được
nhà vua hết sức tín cẩn,
cho phụ trách ngành dệt trong
cả nước.
Nhưng ông cũng là một Kitô hữu
xông xáo làm việc tông đồ.
Ông không thấy có gì xung khắc
giữa việc phục vụ đất nước với
việc phục vụ Giáo Hội.
Khi quân Pháp bắn phá cảng Ðà
Nẵng thì ông bị bắt,
bị kết án là khinh luật nước,
chống lại triều đình.
Ông Hy đã chấp nhận cái chết
một cách bình thản.
Trước khi chịu chém, ông còn
xin hút một điếu thuốc,
hương vị cuối cùng của trần
gian mà ông muốn nếm
trước khi nếm hương vị của
thiên đàng vĩnh cửu.
Cuộc sống và
cái chết của thánh Micae Hy
soi sáng cho đoạn Lời Chúa hôm
nay.
Người Kitô hữu có hai đầu dây
cần phải giữ.
“Như Cha đã sai Con đến
trong thế gian,
Con cũng sai họ đến trong
thế gian” (Ga 17,18).
Thế gian là nơi thánh Hy đã
sống cho đến chết.
Thế gian là đất nước, là vua
quan, là thứ dân...
Ngài đã yêu mến và sống tận
tình cho thế gian đó.
Thế gian đã trở nên như máu
thịt của người Kitô hữu
vì đó là nơi họ được Chúa sai
đến để phục vụ,
và là nơi họ trở thành người
Kitô hữu trọn vẹn.
“Họ không thuộc về thế
gian,
cũng như Con không thuộc về
thế gian” (Ga 17,16).
Ở trong thế gian nhưng không thuộc
về thế gian,
nghĩa là không hoàn toàn nghĩ
và sống như thế gian.
Người Kitô
hữu không coi thường mọi giá trị của xã hội,
nhưng họ có một thang giá trị
riêng.
Họ biết đâu là những giá trị
mà họ phải tôn trọng.
Nếu hy sinh những giá trị đó,
họ sẽ đánh mất chính mình
và chẳng đóng góp được gì cho
bộ mặt thế giới.
Họ là nhúm men vùi trong đống
bột.
Men không được tách khỏi bột,
và men cũng không được biến
chất thành bột.
Trong cả hai trường hợp, men
đều trở nên vô ích.
Chúng ta vẫn bị cám dỗ buông
một trong hai đầu dây.
Bỏ một trong hai đều làm mất
căn tính của người Kitô hữu.
Ơn gọi Kitô
hữu đặt ta vào một thế đứng chênh vênh,
thế đứng dễ ghét,
thế đứng đòi phải trả giá.
Tử đạo là cách làm chứng tuyệt
vời trong thời bách hại.
Trong thời kinh tế thị trường,
cần có những cách làm chứng khác.
Người Kitô hữu vẫn bị cám dỗ
bước qua lương tâm mình
để mua lấy chút địa vị, lợi
nhuận, an toàn, thoải mái...
Thế gian không ở ngoài ta, thế
gian ở ngay trong lòng ta.
Ước gì chúng ta dám chấp nhận
thiệt thòi, phiền hà, mất mát,
khi can đảm làm chứng cho lòng
tin và tình yêu.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, vị tử đạo tuyệt vời,
Chúa đưa chúng con vào thế giằng co liên tục.
Chúa vừa chọn chúng con ra khỏi thế gian,
lại vừa sai chúng con vào trong thế gian đó.
Thế gian này vàng thau lẫn
lộn.
Có khi vàng chỉ là lớp mạ
bên ngoài.
Xin cho chúng con giữ được bản lãnh của mình,
giữ được vị mặn của muối,
và sức tác động của men,
để đem đến cho thế gian
một linh hồn, một sức sống.
Chúng con chẳng sợ mình bỏ đạo,
chỉ sợ mình bỏ sống đạo
vì bị quyến ru bởi bao thú
vui trần thế.
Xin cho chúng con đừng bao giờ quên rằng
chúng con mang dòng máu của
các vị tử đạo,
những người đã đặt Chúa lên
trên mạng sống.
Lạy Chúa Giêsu, nếu thế gian ghét chúng con,
thì xin cho chúng con cảm
thấy niềm vui
của người được diễm phúc
nên giống Chúa. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn tử đạo
|
Sứ điệp: Thiên Chúa luôn luôn hiện diện trong cuộc đời
các Kitô hữu. Đặc biệt trong những lúc gặp thử thách, người tín hữu luôn có
Thánh Thần hỗ trợ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu,
lời tiên báo về những cuộc bắt bớ vẫn còn ứng nghiệm qua các thời đại. Sống ở
bất cứ thời đại nào, người tín hữu luôn liên lụy với Thập giá của Chúa, cùng
chung số phận với Chúa là Đấng treo trên thập giá. Ngày nay con cũng đang được
Chúa mời gọi sống cuộc đời tử đạo.
Lạy Chúa, muốn sống “tử đạo”, con cần can đảm
chọn lựa: chọn lựa giữa một mất một còn, giữa trung thành và phản bội, giữa sự
sống và sự chết, giữa Thiên Chúa và người đời. Con cần chọn lựa dứt khoát để
làm chứng cho Chúa. Con cần làm chứng cho niềm tin và lòng mến bằng những sự hy
sinh từ bỏ mình, bằng những khổ đau phải chịu, bằng đời sống gian nan vất vả…
Con tin chắc con sẽ thực hiện được điều ấy, vì Chúa luôn hiện diện trong cuộc
đời con. Chúa sẽ soi sáng cho con phải nói điều gì. Chúa sẽ hướng dẫn con cần
làm việc chi.
Lạy Chúa, tên tuổi 117 thánh Tử Đạo Việt Nam đã
được ghi vào lịch sử Giáo Hội. Nhưng còn một số đông vô kể, cả chính con, là
những tín hữu không tên tuổi đang dấn thân trong cuộc sống chọn lựa. Xin Chúa
ban thêm cho con sức mạnh và lòng can đảm cương quyết, để con dám sống bằng
những cử chỉ anh hùng, dám tỏ thái độ dứt khoát khi chọn lựa đứng về phía Chúa.
Vì khi con sống điều Chúa dạy, khi con dám thực hiện lề luật Chúa, tức là con đang
tử đạo hằng ngày, và đang trở thành chứng nhân cho Chúa giữa thế giới hôm nay.
Xin Chúa giúp con. Amen.
Ghi nhớ :"Các con sẽ bị điệu đến
nhà cầm quyền và vua chúa vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại
biết".
www.phatdiem.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét