Thứ Bảy sau Chúa Nhật 30 Quanh Năm
*
* *
Bài Ðọc I: (Năm
II) Pl 1, 18b-26
"Ðối với tôi, sống là
Ðức Kitô, còn chết là một mối lợi".
Trích thư Thánh Phaolô Tông
đồ gửi tín hữu Philípphê.
Anh em thân mến, miễn là Ðức
Kitô vẫn được rao giảng, đó là điều làm tôi vui mừng, và tôi sẽ còn vui mừng
mãi. Vì chưng tôi biết rằng nhờ lời cầu nguyện của anh em, và nhờ ơn Thánh Thần
của Ðức Giêsu Kitô giúp sức, điều đó sẽ đưa tôi đến ơn cứu độ, theo sự tôi chờ
đợi và hy vọng, tôi sẽ không hổ thẹn chút nào, trái lại tôi vẫn hoàn toàn tin
tưởng như mọi khi, và giờ đây, dù tôi sống hay tôi chết, Ðức Kitô sẽ được vẻ
vang trong thân xác tôi.
Vì đối với tôi, sống là Ðức
Kitô, còn chết là một mối lợi. Nhưng nếu sống trong xác thịt này đem lại cho
tôi kết quả trong việc làm, thì tôi không biết phải chọn đàng nào. Tôi đang
lúng túng trong hai điều này: là ước ao chết để được ở với Ðức Kitô thì tốt hơn
bội phần, nhưng cứ ở lại trong xác thịt thì cần thiết cho anh em.
Một khi tin tưởng điều đó,
tôi biết rằng tôi sẽ còn ở lại và sẽ lưu lại với tất cả anh em, để anh em được
tấn tới và được hân hoan trong niềm tin, ngõ hầu anh em vì tôi mà được tràn đầy
hiên ngang trong Ðức Kitô, bởi tôi trở lại với anh em một lần nữa.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 41, 2. 3. 5bcd
Ðáp: Hồn tôi khát Chúa Trời, Chúa Trời hằng sống (c. 3a).
Xướng: 1) Như nai rừng khát
mong nguồn nước, hồn con khát Chúa, ôi Chúa trời con! - Ðáp.
2) Hồn tôi khát Chúa Trời,
Chúa Trời hằng sống, ngày nào tôi được tìm về ra mắt Chúa Trời? - Ðáp.
3) Tôi nhớ lúc xưa đi giữa
muôn người, tôi đứng đầu đưa dân tiến vào nhà Ðức Chúa Trời, giữa muôn tiếng reo
mừng, ca ngợi.- Ðáp.
*
* *
Alleluia: Tv 147, 12a và
15a
Alleluia, alleluia! -
Giêrusalem, hãy ngợi khen Chúa, Ðấng đã sai Lời Người xuống cõi trần ai. -
Alleluia.
Phúc Âm: Lc 14, 1. 7-11
"Hễ ai nhắc mình lên,
sẽ phải hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu vào nhà
một thủ lãnh các người biệt phái để dùng bữa, và họ dò xét Người. Người nhận
thấy cách những kẻ được mời chọn chỗ nhất, nên nói với họ dụ ngôn này rằng:
"Khi có ai mời ngươi dự
tiệc cưới, ngươi đừng ngồi vào chỗ nhất, kẻo có người trọng hơn ngươi cũng được
mời dự tiệc với ngươi, và chủ tiệc đã mời ngươi và người ấy, đến nói với ngươi
rằng: "Xin ông nhường chỗ cho người này", bấy giờ ngươi sẽ phải xấu
hổ đi ngồi vào chỗ rốt hết. Nhưng khi ngươi được mời, hãy đi ngồi vào chỗ rốt
hết, để khi người mời ngươi đến nói với ngươi rằng: "Hỡi bạn, xin mời bạn
lên trên", bấy giờ ngươi sẽ được danh dự trước mặt những người dự tiệc.
"Vì hễ ai nhắc mình lên,
sẽ phải hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm:
Người Pharisêu thường hay
kiêu hãnh. Họ luôn tìm vinh dự trước mặt người đời. Họ thích được chào hỏi,
thích được ca tụng.
Nơi mỗi người chúng ta cũng
thường thích được trọng vọng và tìm mọi cách để được chỗ nhất trong xã hội.
Nhưng đã mấy ai trong chúng ta biết tha thiết với vinh quang vĩnh cửu? Ðể được
vinh quang đó, ta phải làm gì?
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng
con luôn ý thức rằng vinh quang vĩnh cửu mới là quan trọng. Cuộc sống này sẽ
mau qua, cuộc sống mai sau tồn tại mãi. Ước gì từ cuộc sống này, chúng con biết
gắn bó với Chúa, biết thân tình với anh chị em chúng con. Nhờ đó chắc chắn
chúng con sẽ được hạnh phúc trong vinh quang muôn đời. Amen.
(Lời Chúa trong giờ kinh gia đình)
Bài
Học Khiêm Nhường
(Lc 14,1.7-11)
Suy Niệm:
Bài Học Khiêm Nhường
Sống trong xã hội ngày càng
tiến bộ, con người tự nhiên muốn vượt lên khỏi những cái tầm thường hiện tại.
Họ muốn tìm cho mình một địa vị nào đó để đảm bảo cho cuộc sống; họ ham muốn giàu
sang, uy quyền, muốn chiếm cho mình chỗ nhất nơi công hội, tiệc tùng. Nhưng
Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay lại đề ra nét đặc thù của Kitô giáo đi
ngược với thái độ hám danh và cũng là bài học cho mỗi người, đó là bài học
khiêm nhường.
Thật thế, theo Tin Mừng thuật
lại, hôm đó Chúa Giêsu đến dùng bữa tại nhà một đầu mục nhóm Biệt phái. Nhận
thấy ở đó có những thực khách háo hức chọn chỗ nhất, Chúa Giêsu liền nói với họ
một dụ ngôn, trong đó Ngài mời gọi người ta hãy sống khiêm nhường bằng cách chọn
lấy địa vị sau chót: khi anh được mời đi ăn cưới, anh đừng ngồi vào chỗ nhất,
kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng cũng được mời... Trái lại, khi được mời, anh
hãy ngồi vào chỗ cuối.
Xét bề ngoài, thì đây chỉ là
một vấn đề lịch sự, bởi vì xếp chỗ ngồi là việc của chủ nhà, chứ không phải của
người dự tiệc. Tuy nhiên, việc chọn chỗ cuối như thế phải được thực hiện một
cách đơn sơ, tự nhiên, chứ nếu tìm chỗ cuối với hậu ý và hy vọng được mời lên
chỗ cao hơn, thì đó là một sự khiêm nhường giả tạo, một sự kiêu ngạo tinh tế.
Lời khuyến cáo của Chúa Giêsu
còn tiềm ẩn một ý nghĩa sâu sắc hơn. Ðối với Ngài, tiệc cưới tượng trưng cho
Nước Thiên Chúa, trong đó kẻ nào nhắc mình lên sẽ bị hạ xuống, còn kẻ hạ mình
xuống sẽ được nhắc lên. Vượt ngoài tầm đòi hỏi của xã giao, lời nói của Chúa
làm cho con người đi xuống chiều sâu của khiêm nhường và tiến lên chiều cao của
Nước Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa là một vinh dự, một ân ban, mà chỉ những ai tự
hạ và ý thức mình là hư vô mới có thể lãnh nhận. Còn kẻ tưởng mình cao trọng, chắc
chắn không thể chiếm hữu Nước Thiên Chúa, và Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu căng,
nhưng ban ơn cho người khiêm nhường.
Với lời mời gọi và gương sống
tự hạ, khiêm nhường của Chúa từ lúc sinh ra cho đến lúc chết trên Thập giá,
chúng ta hãy quyết đi vào con đường khiêm nhường bằng cách sống đúng với giới
hạn của một thụ tạo nhỏ bé trước mặt Thiên Chúa vô biên, để nhờ đó Ngài sẽ là
tất cả cho chúng ta.
Lời
Chúa Mỗi Ngày
Lễ Thánh Martin
de Porres
Bài đọc: Isa
58:6-11; Mt 11:25-30
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Các con bảo Thầy là
ai?
- Có một bài hát giáo lý
tôi đã từng được các trưởng TNTT dạy hát khi còn nhỏ, bài “con kiến đen, nằm
trong hòn đá đen, mặt trời tối đen, Đức Chúa Trời cũng thấy;” nhưng lúc đó
chẳng hiểu gì cả. Sau này, có người áp dụng bài hát vào cuộc đời Thánh Martinô,
tôi thấy thật đúng.
- Cuộc đời Thánh Martinô
có thể được ví như cuộc đời con kiến đen: vì ngài là người da đen; sinh trong
một gia đình hỗn hợp: cha là người Tây Ban Nha da trắng, mẹ là người Panama da
đen; tương lai cũng mờ mịt đen tối như đêm 30 tết vì cha bỏ 3 mẹ con ở lại để
về nước. Sống trong một hòan cảnh hết sức đen tối như thế, thử hỏi còn có hy
vọng gì cho một cậu bé mồ côi da đen? Mặc dù tất cả đều đen ngòm như vậy, nhưng
Đức Chúa Trời vẫn thấy, và Ngài đã có một kế họach diệu kỳ cho tôi tớ da đen
của Ngài.
- Ngài có một người mẹ
biết kính sợ Thiên Chúa, Bà Anna. Mặc dù phải chịu cảnh mẹ góa con côi, Bà
không bao giờ kêu trách Chúa hay đổ tội cho hòan cảnh. Trái lại, Bà phấn đấu
làm việc để nuôi hai chị em Martinô và dạy dỗ cho con mình biết trông cậy vào
Thiên Chúa. Hơn nữa Bà còn dạy cho hai chị em biết chia sẻ những gì mình có
được với những ai nghèo khổ, mặc dù chính gia đình Bà cũng phải vật lộn với bữa
lo bữa đói. Truyện kể có một lần Bà tức giận bạt tai Martinô vì tưởng con mình
bớt tiền chợ của gia đình để tiêu riêng; nhưng sau khi tìm hiểu nguyên do, Bà
đã hối hận vì biết con dùng tiền để chia sẻ với người nghèo.
- Khi tới tuổi trưởng
thành, Martinô xin vào tu trong Dòng Đaminh như một thầy trợ sĩ. Gương khiêm
nhường và bác ái của Martinô đã thành những gương sáng cho mọi người bàn tán.
Martinô xin Bề trên cho đưa một bệnh nhân về phòng để chính mình săn sóc, ngài
nhường giường riêng của mình cho bệnh nhân, còn mình thì nằm trên sàn. Khi Nhà
Dòng lâm cảnh thiếu thốn không còn tiền sinh sống, Martinô đã vào năn nỉ xin Bề
trên cho bán mình làm nô lệ để kiếm cho Nhà Dòng một số tiền. Bề trên đã phải
rơi lệ và ôm lấy Martinô, nhưng làm sao có thể bán được người đã thương anh em
mình đến thế! Tình thương của Martinô không chỉ giới hạn vào con người, mà còn
lan tràn tới cả thú vật. Truyện kể ngài có thể nói chuyện với cả ... chuột. Số
là vì Martinô nuôi ăn chúng nên chúng lan tràn khắp phòng; và hậu quả là chúng
ăn luôn cả những chiếc áo dòng của các tu sĩ. Bề trên bị than phiền nên quyết
định cho đặt bẫy và rải thuốc giết chuột. Martinô cho triệu tập gấp rút buổi
họp của đại gia đình nhà chuột. Ngài ra điều kiện nếu muốn tiếp tục để ngài cho
ăn thì tuyệt đối không được cắn áo của các tu sĩ; nếu không, đại tang sẽ đến
với đại gia đình nhà chuột. Thế là đàn chuột bảo nhau, và từ đó trở đi, không
thấy các tu sĩ than phiền về việc cắn áo của chuột nữa!
Hai Bài đọc hôm nay cung
cấp cho chúng ta thêm chất liệu để suy nghĩ thêm về cuộc đời Thánh Martinô;
đồng thời rút ra những ví dụ sống cụ thể cho cuộc đời mỗi người. Trong Bài đọc
I, tiên tri Isaiah nhấn mạnh về cách thức ăn chay: không phải là chỉ nhịn đói
không ăn; nhưng còn là chia cơm sẻ bánh cho những người túng thiếu và giúp đỡ
giải thóat họ khỏi mọi xiềng xích gông cùm. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu ngợi khen
Thiên Chúa Cha, vì đã cho phép Ngài mặc khải sự khôn ngoan của Thiên Chúa cho
những người bé mọn.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
1.1/ Cách ăn chay Thiên
Chúa ưa thích:
(1) Thương linh
hồn 7 mối:
“Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao:
mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm?” Các điều tiên tri nói ở đây đã được Gíao Hội tổ chức và cắt nghĩa rõ ràng hơn trong “Thương linh hồn 7 mối:” Lấy lời lành mà khuyên người. Mở dạy kẻ mê muội. Yên ủi kẻ âu lo. Răn bảo kẻ có tội. Tha kẻ khinh dể ta. Nhịn kẻ mất lòng ta. Cầu cho kẻ sống và kẻ chết.
mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm?” Các điều tiên tri nói ở đây đã được Gíao Hội tổ chức và cắt nghĩa rõ ràng hơn trong “Thương linh hồn 7 mối:” Lấy lời lành mà khuyên người. Mở dạy kẻ mê muội. Yên ủi kẻ âu lo. Răn bảo kẻ có tội. Tha kẻ khinh dể ta. Nhịn kẻ mất lòng ta. Cầu cho kẻ sống và kẻ chết.
Thương linh hồn 7 mối
khó nhận ra và khó làm. Mọi tín hữu đều có bổn phận phải làm, nhưng các cha và các
tu sĩ là những người chuyên lo những mối linh hồn này. Khi các ông bà giúp để
đào tạo ơn gọi là đang dự phần vào việc thương các linh hồn, vì chính Chúa đã
nói: “Ai giúp các tiên tri vì danh nghĩa là tiên tri thì cũng sẽ được phần
thưởng của tiên tri” (). Các ông bà nhiều khi không có khả năng, thời giờ, cơ
hội để dạy dỗ con cháu; nhưng nếu các ông bà đóng góp để đào tạo ơn gọi là các
ông bà giúp đỡ chính con cháu mình; chuẩn bị cho chúng có được những người
hướng dẫn đàng tinh thần trong tương lai.
Đói phần xác rất dễ nhận
ra, nhưng đói khát tinh thần và tình yêu không dễ nhận ra. Hậu quả của việc đói
tinh thần khốc liệt hơn hậu quả của đói phần xác; vì nó làm con người không
biết sống ở đời này và lạc hướng đi trong tương lai. Chúa đã từng cảnh cáo: “Được
lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn, hỏi được lợi ích gì?”
(2) Thương xác 7
mối: “Chẳng
phải là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú
ngụ; thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước
người anh em cốt nhục?” Cũng thế, GH đã tổ chức và cắt nghĩa rõ ràng hơn trong
“Thương xác 7 mối:” Cho kẻ đói ăn. Cho kẻ khát uống. Cho kẻ rách rưới ăn mặc.
Viếng kẻ bệnh cùng kẻ tù đày. Cho khách đỗ nhà. Chuộc kẻ làm tôi. Chôn xác kẻ
chết. Cuộc đời Thánh Martinô là gương sáng cho những mối này: thánh nhân đã
từng cho người nghèo ăn uống, mặc áo cho kẻ mình trần, săn sóc bệnh nhân, cho
người lạ nằm trên giường mình, tình nguyện bán mình nuôi anh em, và chôn xác kẻ
chết.
1.2/ Phần thưởng cho
những người biết thương xót: Theo tiên tri Isaiah, người biết thương xót giúp đỡ kẻ cô
thân cô thế, sẽ được Thiên Chúa bảo vệ, chúc lành, và cho chung hưởng vinh
quang với Ngài. Điều đặc biệt nữa là khi cầu xin, sẽ được Thiên Chúa nhận lời:
“Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông, vết thương ngươi sẽ mau
lành. Đức công chính ngươi sẽ mở đường phía trước, vinh quang Đức Chúa bao bọc
phía sau ngươi. Bấy giờ, ngươi kêu lên, Đức Chúa sẽ nhận lời, ngươi cầu cứu,
Người liền đáp lại: "Có Ta đây!" Nếu ngươi loại khỏi nơi ngươi ở gông
cùm, cử chỉ đe doạ và lời nói hại người, nếu ngươi nhường miếng ăn cho kẻ đói,
làm thoả lòng người bị hạ nhục, thì ánh sáng ngươi sẽ chiếu toả trong bóng tối,
và tối tăm của ngươi chẳng khác nào chính ngọ. Đức Chúa sẽ không ngừng dẫn dắt
ngươi, giữa đồng khô cỏ cháy, Người sẽ cho ngươi được no lòng; xương cốt ngươi,
Người sẽ làm cho cứng cáp. Ngươi sẽ như thửa vườn được tưới đẫm như mạch suối
không cạn nước bao giờ.”
Thánh Martinô khi còn
sống đã thi ân cho biết bao nhiêu người, khi chết rồi ngài còn bầu cử cho bao
nhiêu người, nhất là cho dân Việt Nam chúng ta. Nhiều khi tôi tự hỏi tại sao
một thánh mãi tận Nam Mỹ mà lại trở nên thật gần gũi với người Việt Nam như
vậy. Tôi nghĩ lý do có lẽ là vì ngài thương xót những người nghèo khổ: có đau
mắt thì mới biết thương người mù. Hòan cảnh đau khổ ngài phải chịu khi lớn lên
khiến ngài dễ đồng cảm với những khổ đau mà con dân Việt Nam phải chịu. Không
biết bao nhiêu người đã tuốn đến Hố Nai và Ba Chuông để xin ngài che chở trước
khi vượt biên. Bản thân cá nhân tôi cũng đã lấy ảnh ngài và dán vào những quầy
tính tiền của tiệm để xin ngài bảo các anh em của ngài đừng gây thiệt hại phần
xác cho các anh chị em và các cháu của tôi; bù lại tôi cũng nói với mọi người
trong gia đình phải năng giúp những khách hàng nghèo khổ.
2/
Phúc Âm
2.1/ Khôn ngoan của Thiên
Chúa được mặc khải cho những kẻ bé mọn: Có một sự khác biệt sâu đậm giữa khôn ngoan của
Thiên Chúa và khôn ngoan của con người:
- Khôn ngoan của con
người chỉ dành cho những người học cao, hiểu rộng; những người có cơ hội đi tới
trường lớp.
- Khôn ngoan của Thiên
Chúa lại dành cho những người bé mọn và ẩn giấu khỏi người khôn ngoan thông
thái như Đức Giêsu nói: "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen
Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này,
nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý
Cha.”
2.2/ Chúa Giêsu là người
mặc khải các khôn ngoan của Thiên Chúa: Khi nhập thể, nhiệm vụ đầu tiên của Ngài là mặc
khải các mầu nhiệm của Thiên Chúa, nhất là Mầu Nhiệm Cứu Độ. Nếu Đức Kitô không
mặc khải, không ai có thể biết những mầu nhiệm này. Ngài nói: "Cha tôi đã
giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như
không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho.”
Thực sự, Ngài mặc khải cho tất cả, nhưng không phải ai cũng hiểu được. Để hiểu
những mầu nhiệm này, con người cần có đức tin và lòng khiêm nhường.
2.3/ Những người nghèo
khó và đau khổ là những người hiểu được khôn ngoan của Thiên Chúa. Chúa Giêsu kêu mời:
"Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ
cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi,
vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi
dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng."
Vì thế, không lạ gì một
người hiền hậu và khiêm nhường như Martinô đã sớm nhận ra khôn ngoan của Thiên
Chúa. Thánh Martinô quí trọng Thập Giá nên ngài sẵn sàng chịu đau khổ để thông
phần vào Cuộc Thương Khó của Đức Kitô. Thánh nhân đã nhìn ra tình thương Thiên
Chúa và nhìn thấy Thiên Chúa trong các anh chị em nghèo khổ; vì thế, ngài sẵn
sàng hy sinh tất cả để giúp đỡ họ.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Nếu đời cho ta trái
chanh chua, hãy biến nó thành ly chanh đường. Chúng ta hãy tập có thái độ tích
cực trong cách nhìn và cư xử với đời.
- Đừng than thân trách
phận vì sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu. Chẳng có ngôi sao nào xấu cả: Nếu
biết đặt niềm tin nơi Chúa và để Ngài hướng dẫn cuộc đời, chúng ta cũng sẽ
thành thánh như Thánh Martinô.
- Thánh Martin đã được
Thiên Chúa ban ơn khôn ngoan để nhận ra điều quan trọng nhất trong cuộc đời là
đức bác ái, thương xót tất cả mọi người như Chúa thương mình.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP
Thứ Bảy tuần 30 thường niên
Sứ điệp: Khiêm tốn là nét duyên
của người Kitô hữu trước mặt Chúa. Thiên Chúa thương yêu và nâng dậy những ai
khiêm cung nhỏ bé.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, thân phận con
người trước nhan Chúa chỉ là thụ tạo đối với Đấng Tạo Thành, là giới hạn đối với
vô hạn, là kẻ yêu đuối lỗi lầm đối với Đấng Chí Thánh. Ai tưởng mình là thánh
thiện, người đó thật ảo tưởng. Khi con đòi hỏi Chúa phải ban ơn như ý con, là
lúc con quên thân phận thụ tạo của mình. Người kiêu căng tự phụ thật vô duyên
trước mặt Chúa. Con không thể quên hình ảnh người biệt phái lên đền thờ vênh
vang kể công đức của mình và coi thường anh em, và đã bị Chúa Giêsu chê trách.
Con muốn là người khiêm tốn để được Chúa thương
mến. Người khiêm tốn là người biết nhận đúng về thân phận mình và cậy trông vào
Chúa. Con nhìn về gương Mẹ Maria nhận mình là tôi tớ Chúa, phó thác cậy trông
để Chúa dẫn dắt cuộc đời Mẹ. Chúa đã dẫn dắt Mẹ đi vào con đường làm Mẹ Thiên
Chúa đầy đau khổ, nhưng cũng đầy bình an và hạnh phúc.
Lạy Chúa, xin giúp con biết sống khiêm tốn và
phó thác, đừng than thân trách phận làm phiền lòng Chúa, Đấng đã vì thương mà
tạo dựng nên con. Xin cho con biết sống khiếm tốn trước mọi người: biết tôn
trọng, nhường nhịn, phục vụ nhau, biết nhận lỗi và can đảm xin lỗi khi con có
lỗi với anh chị em. Con tin rằng khi con khiêm tốn phó thác cậy trông vào Chúa,
như con thơ trong tay Cha nhân lành, Chúa sẽ dẫn dắt đời con tới bến bờ bình an và hạnh phúc. Amen.
Ghi nhớ :"Hễ ai nhắc mình lên, sẽ
phải hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên".
www.phatdiem.org
KHIÊM NHƯỜNG PHỤC VỤ
“Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn
ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.” (Lc 14,11)
Suy niệm: Chỗ ngồi danh dự trong một bữa tiệc
không nhiều. Nhưng ai cũng thích và muốn ngồi vào chỗ ưu tiên ấy. Đây cũng là
thái độ háo danh của những người Pharisêu mà Chúa Giêsu kịch liệt lên án. Người
cho biết làm lớn không hệ tại ở chỗ ngồi, cũng chẳng phải ở quyền lực nhưng là
thái độ phục vụ đối với tha nhân. Một cái nhìn hoàn toàn ngươc lại với quan
điểm của họ.
Mời Bạn: Tham vọng quyền lực luôn ám ảnh con người mọi thời
trên mọi bình diện: gia đình, tổ chức xã hội đến quốc gia quốc tế. Ngay cả
trong Giáo Hội cũng không nằm ngoài vòng kiềm toả ấy. Thế nhưng, đó không phải
là con đường Chúa đã đi, cũng không phải là cách Chúa Giêsu đã dạy: những ai
muốn làm lớn trong Vương quốc của Người phải là người phục vụ. Cung cách đó
chính là qui luật để vào được Nước Trời: Ai tôn mình lên sẽ bị hạ
xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.
Sống Lời Chúa: Trong gia đình, cộng đoàn của bạn,
bạn có nhận thấy việc phục vụ âm thầm nào đang cần bạn giúp một tay không? Bạn
có nhận con người nhỏ bé nào đang cần sự quan tâm giúp đỡ không? Bạn tập nhanh
nhạy nhận ra những trường hợp đó và mau mắn phục vụ.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, giữa một thế giới đề cao
quyền lực và lợi nhuận, xin dạy con biết phục vụ âm thầm. Giữa một thế giới say
mê thống trị và chiếm đoạt, xin dạy con biết yêu thương tự hiến. Giữa một thế
giới đầy phe phái chia rẽ, xin dạy con biết cộng tác và đồng trách nhiệm. Giữa
một thế giới đầy hàng rào kỳ thị, xin dạy con biết coi mọi người như anh em.
Amen.
www.5phutloichua.net
Ngồi chỗ cuối
Kitô hữu vẫn phải đối diện với cám dỗ của tham
vọng và quyền uy. Ngấm ngầm hay lộ liễu, những tranh giành ảnh hưởng vẫn xảy
ra.
Suy niệm:
Khi thấy các khách dự tiệc có
khuynh hướng chọn ngồi chỗ nhất,
Đức Giêsu đưa ra một lời
khuyên đối với họ (cc. 8-10).
Mới nghe những lời khuyên này,
ta có cảm tưởng đây chỉ là
những lời dạy cách ứng xử khôn khéo.
Nên chọn ngồi chỗ cuối,
vì nếu chủ tiệc sắp xếp lại
chỗ ngồi theo thứ bậc,
bạn có cơ hội được mời lên chỗ
trên.
Thà ngồi dưới rồi được đưa
lên, còn hơn ngồi trên mà bị kéo xuống.
Như thế ngồi chỗ cuối rốt cuộc
chỉ là một giả vờ,
để che dấu tham vọng muốn được
ngồi lên trên.
Ngồi chỗ cuối chỉ là để tránh
một xấu hổ, sỉ nhục,
và nhắm đến một vinh dự trước
mặt mọi người đồng bàn (cc. 9-10).
Đức Giêsu có ý khuyên dạy
người ta như thế không?
Chắc là không.
Qua dụ ngôn đơn sơ và có thể
gây hiểu lầm trên đây (c. 7),
Đức Giêsu muốn nói với khách
dự tiệc một điều quan trọng hơn nhiều.
Bài ca Magnificat đã nói đến
một sự đảo ngược lớn lao sẽ xảy ra:
Chúa dẹp tan kẻ kiêu căng, hạ
bệ người quyền thế, đuổi kẻ giàu sang,
nhưng nâng cao kẻ khiêm nhường,
ban dư đầy cho người đói (1, 51-53).
Các Mối Phúc cho và Khốn
cho cũng nói lên sự đảo ngược này.
Phúc cho người nghèo, người
đói, người khóc than.
Khốn cho người giàu, người no,
người được ca tụng (6, 20-26).
Dụ ngôn Ladarô và ông nhà giàu
là một minh họa về điều đó (16, 19-31).
Trong câu cuối của bài Tin
Mừng hôm nay,
Đức Giêsu cũng nói lên sự đảo
ngược ấy khi Nước Thiên Chúa đến.
“Ai tôn mình lên sẽ bị hạ
xuống.
Còn ai hạ mình xuống sẽ được
tôn lên” (c. 11).
Bị hạ xuống trong bữa tiệc,
thật là điều hổ nhục.
Nhưng bị Thiên Chúa hạ xuống
trong ngày sau hết thì kinh khủng hơn nhiều.
Nỗi hổ nhục sẽ muôn đời còn
mãi.
Để thực hành lời khuyên của
Đức Giêsu cho đúng đắn,
thánh Basiliô cho ta một soi
sáng như sau:
“Chúng ta phải để cho chủ tiệc
lo chuyện xếp chỗ các khách mời.
Như thế chúng ta mới nâng đỡ
lẫn nhau trong nhẫn nhục và bác ái,
đối xử với nhau trong sự kính
trọng,
xa tránh mọi tìm kiếm hư danh
và khoe khoang.
Chúng ta không giả vờ khiêm
tốn.
Bởi lẽ thích tranh chấp và cãi
vã là dấu hiệu kiêu ngạo
còn lớn hơn chuyện ngồi ghế
đầu khi phải ngồi chỉ vì vâng phục.”
Kitô hữu vẫn phải đối diện với
cám dỗ của tham vọng và quyền uy.
Ngấm ngầm hay lộ liễu, những
tranh giành ảnh hưởng vẫn xảy ra.
Trong lòng, ai cũng nghĩ mình
xứng đáng hơn người khác.
Thèm muốn vinh dự, chức tước,
đã gây bao chia rẽ trong Giáo Hội.
Chỉ mong tôi thực sự hạ mình
trước anh em tôi.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, vì con bé nhỏ,
nên xin yêu ngài bằng khả năng bé nhỏ của
con.
Cho con biết yêu
những công việc bé nhỏ mỗi ngày,
những công việc âm thầm,
những bổn phận mà con làm vì yêu mến.
Cho con biết yêu những hy sinh bé nhỏ mỗi ngày,
vui lòng đón nhận những thánh giá tuy nhỏ,
nhưng làm tim con đau đớn.
Cho con biết yêu tinh thần bé nhỏ của trẻ thơ,
đơn sơ thú nhận mình yếu đuối và bất lực,
sung sướng nương tựa vào duy một mình Chúa.
Hơn nữa, xin cho con can đảm,
dám chọn những gì giúp con trở nên bé nhỏ hơn,
nhờ đó con vui tươi phục vụ mọi người
và hạnh phúc khi thấy Chúa lớn lên trong
con.
Mỗi lần bị cám dỗ tự cao,
xin cho con biết ngắm nhìn con đường Chúa đã đi,
con đường bé nhỏ và khiêm hạ.
Ước gì con được làm bạn của Chúa
trên đường từ Bêlem đến Núi Sọ,
và được ở bên Chúa trong Nước Trời. Amen.
Con Ðường Khiêm Hạ
Trong
Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta sống khiêm tốn. Lấy câu chuyện chỗ
ngồi trong bàn tiệc như một bài dụ ngôn, Chúa Giêsu muốn mạc khải cho chúng ta
tín hữu Kitô điều thâm sâu trong đạo: “Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai
hạ mình xuống sẽ được tôn lên”. Với châm ngôn này, Chúa Giêsu muốn đặt con
người ra trước mặt Thiên Chúa. Thật thế, tất cả phẩm giá con người có được đều
bởi Thiên Chúa mà ra. Từ sự sống thể lý đến các phẩm tính tinh thần, từ giá trị
cho đến những thành đạt trong cuộc sống và nhất là những nhân đức con người tôi
luyện được. Tất cả đều nhờ bởi ơn Chúa. Nhân câu chuyện ngồi trong bàn tiệc mà
thực khách hầu hết là những người biệt phái, vốn hám danh và tự mãn, Chúa Giêsu
hẳn muốn nhắc đến thói giả nhân giả nghĩa và kiêu ngạo của họ. Với những thực
hành tôn giáo như ăn chay, cầu nguyện, bố thí mà họ chuyên cần thực thi, những
người biệt phái dễ lên mặt khinh thị những thành phần thấp hèn trong xã hội.
Chúa Giêsu đưa họ trở về với chân lý của con người. Con người chỉ thực sự sống
cho ra người khi biết nhận ra giá trị đích thực của mình trong tương quan với
Thiên Chúa. Và nhận ra giá trị của mình cũng có thể là nhận ra sự hư không và
thân phận hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa. Ðây chính là tâm tình cơ bản của
Mẹ Maria. Chính khi nhận ra mình là người tôi tớ trước mặt Thiên Chúa mà Mẹ đã
nên cao trọng. Mẹ đã khiêm hạ trước mặt Thiên Chúa cho nên đã được Thiên Chúa
nâng lên. Nguyện xin Mẹ Maria cầu bầu cho chúng ta cũng dõi bước theo Mẹ trên
con đường khiêm hạ ấy.
(Trích
trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Phúc Cho Ai Hạ Mình Xuống
“Khi
anh được mời, thì hãy vào ngồi vào chỗ cuối, để cho người đã mời đến nói: “Xin
mời ông bạn lên trên cho, Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng
bàn.Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn
lên.” (Lc. 14, 10-11)
Đức
Giêsu thường đồng bàn với biệt phái và luật sĩ. Họ đã rình xét lúc Người chữa
người phù thũng và kết án Người trong lòng họ. Về phần Người đã để ý tới những
khách đến chọn chỗ nhất.
Thực
vậy, họ có thói quen tôn mình lên tự xếp mình vào bàn trọng vọng nhất. Những kẻ
tưởng mình xứng đáng nhất đã giành nhau chỗ danh dự nhất vì trật tự chỗ ngồi
không lệ thuộc vào tuổi tác nhưng sắp xếp theo địa vị cao thấp.
Đức Giêsu không dạy khôn ngoan của loài người
Theo
sự khôn ngoan của loài người, người ta thường dạy nhau khi được mời đến dùng
bữa, tốt hơn nên chọn chỗ thấp. Khi chủ thấy khách quan trọng thì đến mời người
khách ấy lên chỗ cao hơn, lúc đó người ấy được vẻ vang trước mặt mọi người. Nếu
khách làm trái lại thì thật xấu hổ, vì những kẻ được mời dự tiệc theo tục lệ Do
thái, họ nằm trên đi-văng để ăn và rất khó đứng dậy đổi chỗ cho người vị vọng
hơn. Cho nên ai hạ mình xuống không còn sợ bị hạ bệ trước mặt những người khác.
Đức
Giêsu không trưng dẫn lời khuyên cổ nhân của sách khôn ngoan loài người. Sứ
điệp của Người luôn luôn hướng dẫn ta đến nước Thiên Chúa và lời giáo huấn của
Người luôn liên quan đến ơn cứu độ.
Người áp dụng vào nước trời
Người
luôn luôn diễn tả chân lý đáng ghi nhớ này: Ai muốn vào nước trời phải trở nên
bé nhỏ và khiêm tốn, không được đòi địa vị như luật lệ loài người sắp xếp.
Không phải nhờ chính giá trị riêng của mình mà người ta sẽ được xét xử. Nhưng
chính Chúa Cha, Đấng thấu suốt con tim và bụng dạ sẽ xét xử người ta.
Đức
Giêsu lên án tính kiêu ngạo cố chấp của biệt phái. Họ sẽ bị hạ xuống vì họ đã
cho mình là cao trọng, họ tìm danh lợi ở dưới đất, họ đã được phần thưởng rồi.
Trái lại những kẻ nghèo khổ, thâu thuế, tội lỗi ý thức mình nhỏ bé hèn hạ trước
mặt Thiên Chúa thì sẽ được nâng lên.
Phúc
cho ai khiêm nhường, vì họ sẽ được thấy vinh quang nước Chúa.
RC.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 11
3 THÁNG MƯỜI MỘT
Hoa Trái Của Hiệp
Nhất
Trong
lời nguyện hiến tế của Người tại bữa Tiệc Ly, Đức Giêsu nói: “Con xin thánh
hiến chính mình con cho họ, để họ cũng được thánh hiến trong sự thật” (Ga
17,19). Mối hiệp nhất được xây dựng trên sự thật, trên sự thật của Lời mạc
khải, trên sự thật của chính Lời của Cha là Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ chúng ta.
Sự
thật của Lời này được trao ban cho Giáo Hội trong Đức Kitô và qua các Tông Đồ
là những vị đã được sai đi để làm Phép Rửa và giảng dạy nhân danh Người: “Như
Cha đã sai con đến trong thế gian, con cũng sai họ đi vào thế gian” (Ga 17,18).
Sự hiệp nhất của chúng ta không chỉ nhằm cho chúng ta, nhưng đúng hơn cho toàn
thế giới, để thế giới có thể tin rằng Chúa Cha đã sai Con của Ngài để cứu độ
chúng ta (Ga 17,21.23).
Hiệp
nhất là nguồn vui và nguồn an bình của chúng ta. Đàng khác, chia rẽ và bất hòa,
nhất là thù hận, thì hoàn toàn đối nghịch lại hiệp nhất. Đó là sự dữ, và đầu
mối của chúng là chính Satan.
+++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 03-11
Thánh Martinô Porret, Tu sĩ; Pl 1, 18b-26; Lc
14,1,7-11
LỜI
SUY NIỆM:
“Vì phàm ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống thì được tôn
lên.” (Lc 14,11).
Chúa Giêsu đang dạy cho mỗi chúng ta luôn phải biết chỗ đứng của mình. Chính vị
trí của mình đang là ở đâu và trong cương vị như thế nào, để khỏi phải đạp, dẫm
chân lên nhau. Chứ không phải giả bộ hạ mình, để rồi làm cho người khác bị lầm
lẫn. Trong mọi công việc của Giáo Hội hay của xã hội. chúng ta cần phải khiêm
nhường, đó là điều cần thiết, nhưng khiêm nhường không phải là trốn tránh công
việc và trách nhiệm, mà đáng lý ra những công việc đó chúng ta có thể làm tốt
hơn người khác vì đúng với khả năng hiểu biết và chuyên môn cũng như sở thích
của mình, nếu mình không đương đầu đảm nhiệm để cho những người yếu kém nhận
lãnh thì sẽ đưa đến thất bại chung. Điều quan trọng trong cuộc sống của con
người là biết mình và biết người và biết vị trí của mình mà chon chỗ cho mình,
sẽ đem lại niềm vui chung cho tất cả mọi người.
Mạnh
Phương
+++++++++++++++++
Gương Thánh Nhân
Thánh MARTINÔ PORRES
Tu Sĩ (1579 - 1639)
1579
là niên biểu ghi nhớ ngày sinh ra của Martinô ở Lima, Pêru con của một người mẹ
da đen và của một người cha hiệp sĩ và 1639 là niên biểu ghi nhớ ngày qua đời
của thánh nhân. Sáu mươi năm giữa hai niên biểu này là khoảng thời gian Martinô
tiến tới miền ánh sáng, trong sự khiêm tốn và hiến mình trọn vẹn để phục vụ các
bệnh nhân.
Cuộc
tình của cha mẹ Ngài không suông sẻ lắm, vì màu da của mẹ Ngài đã đưa đến những
hất hủi không những cho bà mẹ mà còn cho cả những đứa con xấu số của bà nữa.
Nhưng hoàn cảnh đen tối ấy, Martinô lại coi như nén bạc trao tay để Ngài sinh
lời, thành bông hoa khiêm tốn tuyệt vời.
Hồi
còn là một thiếu niên, Martinô đã chứng tỏ lòng bác ái đầy khiêm tốn phục vụ
của mình. Hôm ấy khi theo chị mang thức ăn cho gia đình, Ngài nghe thấy tiếng
rên rỉ của một bà lão người da đỏ. Dừng lại Ngài kinh hãi khi thấy một người
lính Tây Ban Nha đang hành hạ lão. Đầy thương cảm, cậu thiếu niên Martinô cúi
xuống lão già người da đỏ. Nhưng ông thù ghét cự tuyệt: Thằng nô lệ... mày đen
đủi. Bọn da đen tụi mày là kẻ thù của dân da đỏ.
Nhưng
người thiếu niên da đen này đã không bỏ cậu đi. Cậu nói chuyện với lão già da
đỏ cách dịu dàng đến nỗi lão đã thú nhận là ba ngày rồi không ăn thứ gì vào
bụng lại chẳng có con cháu gì cả. Martinô đã khóc và đưa tất cả thực phẩm cả
ngày đã mua được cho lão già.
Vào
thời đó, chỉ cần học một chút nghề cạo gió, cắt lể như Martinô đã học thì đã
được coi là đủ để chữa nhiều loại bệnh, như Martinô đã săn sóc các bệnh nhân.
Và các con bệnh có thể là loài người hay loài vật, bởi vì mọi loài đau khổ đều
có quyền được người bạn da đen này khiêm tốn tận tình săn sóc. Ngài đã chữa lành
một con gà tây gẫy giò. Người ta còn nói rằng: Ngài đã làm cho nhiều con vật
sống lại.
Vào
tuổi 15, Ngài nhập dòng Daminh như một thày dòng ba. Thày thích làm những việc
khiêm tốn đến độ đã được biệt danh là "thày chổi". Tại nhà dòng Đức
bà Mân Côi, Ngài vẫn tiếp tục nghề thuốc của mình với một đức ái nhẫn nại vô
bờ, như là một y tá của nhà dòng. Ngài kín múc sức mạnh trong kinh nguyện và
khổ hạnh, vừa dấu mình làm việc và lần hạt Mân côi, thức đêm để cầu nguyện rồi
ngủ trên cái cáng dùng khiêng xác chết.
Trong
dòng Ngài cũng vẫn tiếp tục lấy tình yêu để đáp lại những bất công. Một bệnh
nhân giận dữ với Martinô, nhưng Ngài đã êm ái nói với họ: - Anh giận dữ phải lẽ
lắm, nhưng cơn giận có thể gia tăng cơn bệnh của anh. Hãy dùng món ăn anh thích
này đi và tôi thoa bóp chân cho anh.
Ngài
không hề bất nhân, nhưng lại càng lo lắng săn sóc nhiều hơn cho những người tỏ
ra độc ác bất công như Ngài.
Martinô
đã từ chối không lãnh chức linh mục để có thể tiếp tục làm đày tớ mọi người. Để
thưởng lòng trong trắng, đức bác ái và sự khiêm tốn, Thiên Chúa đã ban cho Ngài
ơn chữa bệnh, nói tiên tri và làm nhiều phép lạ. Ngài qua đời trong hương thơm
thánh thiện năm 1639.
Cuộc
điều tra phong thánh cho Ngài đã sớm khởi sự từ năm 1657, nhưng mãi 200 năm
sau, năm 1837, Đức Giáo hoàng Grêgôriô XVI mới phong Ngài lên hàng chân phước
và 100 năm sau nữa, ngày 6 tháng 5 năm 1962, Đức giáo hoàng Gioan XXIII phong
Ngài lên bậc hiển thánh. Hương thơm thánh thiện của Ngài quả là không thể tan
loãng theo thời gian.
(Daminhvn.net)
++++++++++++++++++
03
Tháng Mười Một
Hôm nay Giáo Hội
kính nhớ thánh Martinô Porres.
Nhắc đến thánh nhân,
người ta thường liên tưởng đến những ơn lạ lùng như xuất thần ngất trí trong
khi cầu nguyện, như hiện diện ở hai nơi cùng một lúc, hoặc như có thể trò
chuyện và điều khiển cả thú vật.
Vị thánh có lòng bác
ái cao độ này lại xuất thân từ một hoàn cảnh vô cùng bi đát và đắng cay. Là con
của một thiếu nữ da đen đã từng bị đem bán làm nô lệ vào một nhà quý tộc người
Tây Ban Nha, Martinô đã được vị linh mục Rửa Tội ghi trong sổ bộ của giáo xứ là
"con không cha". Quả thật, con không cha như nhà không nóc. Martinô
đa lớn lên trong cảnh thiếu vắng tình cha mãi cho đến năm 8 tuổi. Nhưng sau khi
được chính thức thừa nhận không bao lâu, thì người cha lại bỏ rơi gia đình. Một
lần nữa, cậu bé Martinô lại rơi vào cảnh khốn khổ như đa số các em bé nghèo của
thành phố Lima, Pêru vào giữa thế kỷ thứ 16.
Nhưng cảnh nghèo ấy
đã không gieo vào lòng cậu bé mang hai dòng máu này chút đắng cay nào. Trái
lại, cậu tiếp nhận mọi biến cố xảy đến trong cuộc sống như một thách đố, như
một ân sủng.
Năm 12 tuổi, Martinô
đã được học nghề hớt tóc và đôi chút xảo thuật của ngành giải phẫu. Vừa hành
nghề như một người thợ hớt tóc, vừa như một y tá, Martinô đã đem hết sự hăng
say và tận tụy của mình để phục vụ những người nghèo đồng cảnh ngộ.
Nhưng nhận thấy chỉ
có thể sống trọn Ðức Ái trong một tu viện, Martinô đã đến gõ cửa một nhà dòng
Ðaminh để xin được làm trợ sĩ trong nhà� Bí quyết nên thánh của thầy Martinô là
sám hối cầu nguyện và phục vụ, nhất là phục vụ trong những công việc vô danh
nhất. Lần kia, nhà dòng mang nợ đến độ không thể bảo đảm được các nhu cầu của
các tu sĩ, thầy Martinô đã đến thưa với Bề trên như sau: "Thưa cha, con
chỉ là tên mọi đen. Xin hãy bán con đi".
Sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình cho người
khác, thầy Martinô cũng luôn nhận tất cả phần lỗi về mình.
Ôn lại gương hy sinh, cầu nguyện và bác ái của
thánh Martinô, không những chúng ta chỉ chạy đến xin ngài bầu cử trong những
lúc gặp gian nan thử thách, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là lòng tin thác vào
Chúa quan phòng của thánh nhân mà chúng ta cần học hỏi, nhất là trong giai đoạn
gặp khó khăn này.
Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi con người. Ðó
phải là niềm xác tín của chúng ta. Một Thiên Chúa quan phòng là Ðấng có thể
biến tất cả những đắng cay, buồn phiền, thất bại, khổ đau trong cuộc sống con
người thành khởi đầu của một nguồn ơn cao quí hơn. Cũng như loài ong chỉ rút
mật ngọt từ bao nhiêu vị đắng cay của cánh hoa, cũng thế, người có niềm tin luôn
có thể rút tỉa được những sức đẩy mới từ những thất bại rủi ro trong cuộc sống.
Thánh Martinô đã không hận đời đen bạc vì bị người cha bỏ rơi, mà trái lại xem
đó như một dịp may để cảm thông, để học hỏi và để phục vụ người khác hữu hiệu
hơn. "Hạt lúa rơi xuống đất có mục nát đi mới trổ sinh được nhiều bông
hạt". Ðó là định luật của cuộc sống. Thập giá trong cuộc sống thường là
khởi đầu và cơ may cho một vươn lên cao hơn.
Chúng ta thường chạy đến khẩn cầu với thánh
Martinô trong cơn hoạn nạn thử thách, chúng ta cũng hãy noi gương ngài để phó
thác cho Tình Yêu quan phòng của Chúa, và nhất là xin Ngài cũng giúp chúng ta
luôn biết lấy Tình Thương để thắng vượt những ngược đãi của người đời, cũng
luôn biết sẵn sàng phục vụ và phục vụ bằng chính mạng sống của mình.
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Ngày 03
Thánh Máctinô Pôrét, tu sĩ
Thánh Máctinô Pôrét, tu sĩ
Thứ bảy đầu tháng
Chính
trong Giáo hội mà Đức Maria thi hành chức vụ hy vọng của Mẹ, với điều kiện là
chúng ta tiếp đón Mẹ nơi chúng ta. Chúng ta gặp lại Mẹ trong nhà Tiệc Ly với
cộng đoàn nhỏ bé đang cầu nguyện.
Mẹ cho chúng ta tấm gương về lòng tin cậy, mạnh hơn sợ hãi. Đức Maria của
Truyền Tin chỉ gợi lên lòng tin vào Lời Chúa. Dân mới của Thiên Chúa đi trên
biển mênh mông của lịch sử, với ngọn gió của Thần Khí thổi căng buồm chiếc tàu
Tin Mừng. Một lần nữa,
chính hy vọng chiếu sáng như sao trong đêm tối. Khi con thuyền của Giáo hội
tròng trành, khi Đức Giêsu như ngủ trong bão táp, thì Đức Maria vẫn ở đó, bên
cạnh chúng ta, và lặp lại: "Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo"
(Ga 2,5)
Và tiếp
tục cuộc phiêu lưu, của các vị tử đạo, của các ngôn sứ và của các thánh, giữa
các ngài có nữ tỳ bé mọn Nadarét đã trở thành Mẹ của Giáo Hội, giữ vững niềm hy
vọng, giữa các thử thách của cuộc đời. Là người hát Bài ca "Ngợi
khen" (Magnificat). Mẹ nắm tay chúng ta, kéo chúng ta về phía trước, vừa
chỉ cho chúng ta bầu trời, vừa khuyến khích chúng ta đi phục vụ dưới đất, trước hết những
người nghèo, những người bé mọn và những người bị áp bức; họ là những người giống Mẹ nhất.
Kinh sĩ Claude-Ducarroz
Hạnh Các Thánh
Ngày 03 tháng 11
THÁNH MARTINÔ PORRES
|
Ngày 06 tháng 5 năm 1962, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã
long trọng suy tôn lên đài vinh quang một vị thánh “da đen” trước mắt 30 Hồng
y, rất đông Giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và gần 70 ngàn giáo dân. Trong
ngày lịch sử này, mọi người đều cảm thấy một niềm vui vô tận, khi nhận thấy
trong vườn thiêng của Giáo hội trổ sinh nhiều bông hoa đủ màu sắc: một trong
những đóa hoa thơm tho đó chính là Thánh Martinô Porres, trợ sĩ dòng Đaminh,
một vị thánh trước con mắt người trần không có địa vị ngôi thứ, hơn nữa, còn
thuộc về hạng nô lệ “da đen” hèn hạ. Nhưng trước mắt Thiên Chúa, ngài là một
vị thánh đáng cho toàn thể nhân loại kính yêu tôn phục, vì lúc bình sinh,
ngài đã triệt để thi thố lòng quảng đại bác ái vô biên đối với tha nhân… Ngài
đã bắt chước thánh Phaolô hòa mình với những nạn nhân xấu số để thu hút họ về
với Chúa Giêsu.
Thân phụ thánh Martinô Porres là một nhà quí phái nước Tây
Ban Nha, về sau làm quan trấn thủ xứ Panama; nhưng thân mẫu ngài là một người
nô lệ da đen. Khi sinh ra tất nhiên ngài có nước da “bánh mật”, thế nên người
cha không muốn nhận ngài là con. Trong sổ rửa tội, Martinô Porres được ghi là
“con một người vô danh”.
Thực vậy, vì không được sinh ra do một cuộc hôn nhân chính
thức, nên ngay từ nhỏ Martinô đã phải mang tiếng xấu ô nhục là con “ngoại
tình”. Mang tiếng tai ác đó, ngài không thể nào tiến thân trong xã hội. Nhưng
thay vì bị thất thế trong tự ti mặc cảm, ngài đã chọn ngay lấy đức khiêm nhường
để tiến đức và luyện tập cho mình có một bản lĩnh rất đặc biệt là: đơn sơ,
dịu hiền, quảng đại, vị tha v.v…
Để sinh nhai, ngài đã học nghề hớt tóc, là nghề thời đó
không nguyên gồm việc cắt tóc, cạo râu, nhưng gồm cả việc mổ xẻ và chữa bệnh.
Ngài làm rất giỏi, lại sẵn tình thương người và am hiểu nỗi đau khổ của giới
nghèo, nên không mấy chốc ngài đã được dân chúng, bạn hữu tuôn đến rất đông
và khiến nghề hớt tóc của ngài dần dà trở thành nghề từ thiện bác ái.
Năm 22 tuổi, ngài vào dòng Đaminh. Thoạt tiên với tư cách
là người dòng ba giúp việc, sau vì nhân đức nổi bật, ngài đã được nhận làm
thầy trợ sĩ và được khấn trọn đời. Từ đó ngài chuyên lo giúp những người
nghèo khổ, ốm đau, nhất là những người da đen. Ngài còn giáo hóa họ và giúp
họ hiểu rằng họ cũng là con cái Thiên Chúa và đáng hưởng quyền bình đẳng như
mọi người khác.
Như để tưởng thưởng nhân đức của thánh Martinô, ngay từ
bình sinh, Chúa đã ban cho thánh nhân được nhiều ơn lạ, như nói tiên tri, làm
phép lạ và ngất trí. Một đêm cả thành phố Lima bị động đất, nhà cửa rung
chuyển dữ dội. Một thầy sợ hãi chạy đến phòng thầy Martinô tìm chỗ trú ẩn.
Thầy gõ cửa nhiều lần mà không thấy trả lời. Thầy lấy tay đẩy mạnh, cửa mở
toang, một cảnh tượng kinh khủng hiện ra trước mắt, thầy Martinô nằm dưới
đất, hai tay dang ra, tay cầm tràng hạt, mắt lờ đờ. Thầy nọ liền đến bên kêu
hoài mà thánh nhân không thưa. Thầy níu áo kéo lôi, thánh nhân cũng không
động cựa. Trong phòng thì sáng rực như ban ngày, nên thầy tưởng thánh Martinô
đã chết liền bỏ trốn. Lại một đêm khác Juan Vasquez, người giúp việc thánh
nhân, vừa bước vào phòng liền thấy ngài quỳ lơ lửng trên không, hai tay giang
ra, mắt nhìn thẳng lên tượng Thánh giá, Vasquez khiếp sợ bỏ chạy đi tìm thầy
giữ cửa nhà dòng và kể lại cho thầy nghe. Biết câu chuyện, thầy này chỉ mỉm
cười nói:
- Em đừng lấy làm lạ, không phải lần thứ nhất người ta
thấy như thế đâu? Em sẽ còn thấy thánh Martinô ngất trí như thế nhiều lần
nữa.
Ngài còn được ơn điều khiển các loài vật. Ngày kia, một
đàn chuột lớn nhỏ không biết từ đâu kéo đến tu viện Santo Rosario cắn quần
áo, đồ đạc, làm thiệt hại rất nhiều. Các tu sĩ tìm hết cách đối phó và bỏ
thuốc độc thủ tiêu chúng. Thấy vậy, động tình thương, muốn giải thoát cho
chúng, ngài gọi một chú chuột nhắt đến mà bảo:
- Này chuột, đã đến lúc nguy khốn cho bay rồi, vì các thầy
đang sắp sửa bẫy để tiêu diệt chúng bay, mày hãy chạy đi tìm các bạn đồng
loại tập trung ở cuối vườn, ta sẽ nuôi sống chúng bay, nếu chúng bay không
làm hại tu viện nữa. Nghe tin ấy, chuột nhắt chạy đi tìm các bạn đồng loại.
Trong chốc lát, tất cả chuột lớn chuột nhỏ từng đàn theo sát chân tường bò về
phía cuối vườn. Giữ lời hứa với chúng, hằng ngày ngài đem cơm cho chúng ăn và
từ ấy tu viện không còn bị nạn chuột phá hoại nữa. Do tích đó mà xưa nay dân
chúng thường cầu xin ngài che chở cho khỏi nạn chuột bọ tàn phá. Một họa sĩ Ý
còn để lại một bức họa vẽ thánh nhân đang mở cửa phòng thánh để lùa tất các
lũ chuột vào một cái thùng, đưa ra đồng và nuôi cho chúng ăn uống đàng hoàng.
Thánh Martinô chẳng những trổi vượt về bác ái, nhưng còn
nổi bật về lòng tôn sùng Chúa chịu đóng đinh, phép Thánh Thể và Đức Mẹ Mân
côi. Ngài còn đặc biệt cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục và tìm giúp
đỡ các linh mục túng thiếu. Khi ở nhà dòng, ngài có làm bạn với một thầy rất
khiêm nhường. Hiện thầy ấy cũng được phong chân phước, đó là thầy Gioan
Massias. Tiếng nhân đức ngài vượt qua bốn bức tường viện tu, do đó lôi kéo
đến tận giường bệnh của ngài nằm, từ bậc vua chúa cho đến thứ dân.
Vừa nhân đức, thánh Martinô lại rất thông minh. Dù không bao
giờ được học bộ Tổng luận thần học của thánh Tôma, nhưng ngài luôn luôn dẫn
giải nó cho các giáo sư, sinh viên và trích dẫn những phần đoạn phân minh. Dù
không bao giờ học Thánh kinh, nhưng ngài đã am tường mọi chi tiết, lời lẽ của
Kinh thánh.
Ngay trên giường bệnh, và chắc là một cách vô ý thức, ngài
còn dạy một bài học cho một vị giáo sư thần học. Vị này, thấy ngài run rẩy,
nghiến răng và chảy mồ hôi lạnh trên trán. Tưởng rằng ngài đang phải chiến
đấu rất mạnh với ma quỷ đến cám dỗ ngài về đức tin, đức cậy, liền khuyên ngài
rằng: “Thầy đừng tranh luận với ma quỷ, vì thầy biết nó quỷ quyệt lắm”. Thánh
nhân trả lời: “Thật, các nhà thần học cần sợ việc tranh luận với ma quỷ, vì
ma quỷ có thể dùng sự khôn ngoan của thiên thần để lừa lọc họ. Còn tôi, tôi tưởng
nó cần gì phải dùng đến hết ngón xảo quyệt để làm bối rối và đánh quỵ một
người nô lệ da đen khốn nạn này. Điều đó thật bất xứng cho tôi quá!”.
Thật là những lời lẽ đầy khiêm nhường, tuy nhiên không kém
phần sâu sắc và giá trị!
Để rút lấy một bài học mà thánh Martinô đã để lại, chúng
ta hãy đọc những lời lẽ sau đây mà Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã tuyên bố
trong buổi tiếp các phái đoàn dự lễ phong thánh, tới yết kiến ngài ngày mồng
07 tháng 5 năm 1962:
- “Trong đời sống của Martinô có ba tình yêu: Tình yêu
Chúa Giêsu chịu đóng đinh - Yêu Đức Mẹ mân côi - và yêu Thánh Đaminh. Ngài
hằng bốc cháy ba mối đam mê: Ham mê yêu mến người nghèo khó, ốm đau - Ham mê
đền tội hãm mình một cách rất nhiệm nhặt mà ngài cho là “Gia đình yêu”- Ham
mê khiêm nhường, như để ban ơn sức cho những nhân đức trên. Các con hãy để Ta
chú ý riêng đến điểm thứ ba này đôi chút, để được vui sướng chiêm ngưỡng nhân
đức đó qua tâm hồn trong suốt của thày Martinô”. Đức khiêm
nhường đưa người ta nhìn về những giới hạn đích thực của mình, dõi
theo đường lối của lý trí. Trên căn bản ấy, linh hồn được hoàn thiện do ơn
kính sợ Chúa. Nhờ ơn ấy, người công giáo khi ý thức rằng chỉ nơi Chúa mới là
sự thiện và là sự cao cả của chính mình, sẽ tuyệt đối và tôn thờ Người, xa
lánh tội lỗi là sự dữ độc ác nhất làm cho người ta xa cách Chúa vĩnh viễn. Đó
là bí quyết của đức khôn ngoan thực hành, nó sẽ điều hành sự sống của những
con người sáng suốt và kín đáo. Sách thánh nói: “Sự kính sợ Chúa là trường
dạy sự khôn ngoan” (Proz 15,35).
Thánh Martinô được Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XVI phong Chân
phước năm 1836 và Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII phong thánh năm 1962.
|
www.tinmung.net
3-11
Thánh Martin Người Nghèo
H
|
àng chữ thật lạnh lùng
"không có cha" được ghi trong hồ sơ rửa tội, và danh từ "con
lai" hay "vết tích cuộc chiến" là cái tên ác nghiệt mà những
người "thuần chủng" gán cho những người mang hai dòng máu. Như bao
người khác, Martin đã có thể trở nên một người cay đắng, nhưng ngược lại, ngay
từ còn nhỏ Martin đã có lòng thương người đặc biệt, nhất là những người nghèo
và bị xã hội khinh miệt.
Ngài là đứa con bất hợp pháp
của một nhà quý tộc Tây Ban Nha ở Lima, Peru và một phụ nữ Panama. Thánh Martin
giống mẹ nên có nước da ngăm đen, và điều này làm cha ngài khó chịu, do đó mãi
tám năm sau ông mới chịu nhận Martin là con. Sau khi sinh đứa thứ hai, ông bỏ
rơi gia đình. Martin lớn lên trong cảnh nghèo nàn, thuộc giai cấp bần cùng của
xã hội Lima.
Lúc 12 tuổi, mẹ ngài cho theo
học nghề cắt tóc và giải phẫu, nên ngoài việc cắt tóc, ngài còn biết cách lấy
máu (sự chữa trị rất phổ thông thời ấy), biết chăm sóc vết thương và biết chích
thuốc.
Sau vài năm hành nghề, Martin
xin vào dòng Ða Minh làm "người giúp việc," vì ngài cảm thấy không
xứng đáng để làm thầy dòng. Sau chín năm, gương mẫu đời sống cầu nguyện và hãm
mình, bác ái và khiêm nhường của ngài khiến cộng đoàn phải yêu cầu ngài khấn
trọn. Ngài cầu nguyện hằng đêm và sống khắc khổ; công việc hàng ngày của ngài
là chăm sóc bệnh nhân và người nghèo. Ngài coi mọi người như nhau, bất kể mầu
da, sắc tộc hay địa vị xã hội. Ngài là cột trụ trong việc thành lập cô nhi
viện, chăm sóc người nô lệ từ Phi Châu và trông coi việc bố thí của nhà dòng.
Ngài trở nên nổi tiếng trong nhà dòng cũng như ngoài thành phố, dù đó là vấn đề
"chăn màn, quần áo, đèn nến, bánh kẹo, phép lạ hay lời cầu nguyện!"
Khi nhà dòng bị nợ quá nhiều, ngài nói với cha bề trên, "Con chỉ là một
đứa con lai nghèo hèn. Cha hãy bán con đi. Con là sở hữu của nhà dòng. Hãy bán
con đi để trả nợ."
Ngoài những công việc hàng
ngày như nấu ăn, giặt giũ và chăm sóc bệnh nhân, Thiên Chúa còn ban cho ngài
những ơn sủng đặc biệt: được xuất thần bay bổng trên không, căn phòng rực sáng
khi ngài cầu nguyện, ơn lưỡng tại (ở hai nơi cùng một lúc), ơn hiểu biết cách
lạ lùng, ơn chữa bệnh và chế ngự các thú vật cách tài tình. Lòng bác ái của
ngài còn nới rộng đến các thú vật ở ngoài đồng hay chó mèo trong phố và ngay cả
chuột bọ trong bếp.
Nhiều tu sĩ thời ấy coi ngài
như vị linh hướng, nhưng ngài vẫn tự coi mình là "người nô lệ nghèo hèn."
Ngài còn là bạn của Thánh Rosa ở Lima. Ngài từ trần ngày 3-11-1639.
Lời Bàn
Kỳ thị chủng tộc là cái tội
mà hầu như không ai muốn thú nhận. Cũng như sự ô nhiễm, đó là "cái tội của
thế giới", là trách nhiệm của mọi người nhưng không ai muốn nhận lỗi.
Không ai xứng đáng là quan thầy của sự tha thứ và sự công bằng Kitô Giáo cho
bằng Thánh Martin của Người Nghèo.
Lời Trích
Trong buổi lễ phong thánh
(6-5-1962), Ðức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã có lời nhận xét về Thánh Martin như
sau: "Ngài đã tha thứ lỗi lầm của người khác. Ngài đã quên đi những xúc
phạm thật cay đắng, vì cho rằng ngài đáng phải phạt vì những tội lỗi của chính
mình. Ngài cố gắng hết sức để đền bù các lỗi lầm ấy; ngài an ủi bệnh nhân một
cách trìu mến; ngài cung cấp thực phẩm, quần áo và thuốc men cho người nghèo;
ngài giúp đỡ các nông dân và người da đen, cũng như những người mang hai dòng
máu mà thời ấy thường coi là nô lệ: do đó ngài xứng đáng với cái tên mà người
ta thường gọi là 'Martin Nhân Hậu.'"
www.nguoitinhuu.com
Bài đọc 2
Ngày 3 tháng 11: Thánh Mác-ti-nô Po-rét,
tu sĩ.
Thánh nhân sinh năm 1579 tại Li-ma, nước
Pe-ru. Người vẫn tự nhận mình là "đứa con lai", vì thân phụ là một
người lính Tây Ban Nha, thân mẫu là người da đen. Lúc còn nhỏ, người học nghề
bốc thuốc. Sau này, khi đã trở thành một thầy trợ sĩ trong dòng Anh Em Thuyết
Giáo, người giữ chức vụ y tá, đặc biệt giúp đỡ những người nghèo. Người sống
khiêm tốn và hãm mình thật nghiêm nhặt, nhưng đặc biệt, người đón nhận được ánh
sáng và sức mạnh nhờ việc cầu nguyện, nhất là trước Thánh thể lúc đêm khuya.
Cũng chính nhờ đó, người trở thành một người dạy giáo lý có biệt tài. Người qua
đời năm 1639.
Mác-ti-nô tình thương
Trích bài giảng của đức Giáo hoàng Gioan
XXIII trong lễ phong thánh cho chân phúc Mác-ti-nô Po-rét.
Qua gương sáng đời sống của mình, thầy
Mác-tin-nô cho thấy : Chúng ta có thể được cứu độ nhờ và nên thánh bằng con
đường Đức Giê-su Ki-tô đã vạch ra, nghĩa là nếu trước hết chúng ta yêu mến
Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn chúng ta, rồi sau
đó nếu chúng ta yêu người thân cận như chính mình.
Khi thầy nhận biết rằng Đức Giê-su
Ki-tô đã chịu đau khổ vì chúng ta và đã mang vào thân thể mình
tội lỗi của chúng ta mà đưa lên cây thập giá, thầy đã hết lòng yêu
mến và đi theo Đức Giê-su chịu đóng đinh trên thập giá. Lúc suy niệm các hình
khổ dữ dằn Người phải chịu, thầy không thể cầm mình mà không khóc lóc thảm
thiết. Thầy cũng đặc biệt yêu mến và tôn sùng bí tích Thánh Thể rất uy linh,
cũng như thường kín đáo chầu Thánh Thể lâu giờ trong phòng thánh của nhà nguyện
và hết sức ước ao được năng nhận lãnh bí tích này.
Rồi vâng phục Thầy chí thánh dạy bảo,
thánh Mác-ti-nô hằng đem lòng bác ái rất đặc biệt mà đối xử với anh em ; lòng
bác ái đó phát xuất từ một đức tin toàn vẹn và một tâm hồn khiêm nhu. Thánh
nhân cũng luôn yêu mến mọi người vì chân thành coi họ là con cái Thiên Chúa, là
anh em của mình ; hơn nữa, người còn yêu mến họ hơn chính mình, và vì khiêm
tốn, người cho rằng tất các những người khác công chính và tốt lành hơn bản
thân mình.
Thánh nhân chữa lỗi cho kẻ khác và tha thứ
cho những kẻ xúc phạm mình cách tàn tệ, vì xác tín rằng mình đáng phải chịu
những hình phạt lớn hơn thế nhiều do tội lỗi đã phạm. Người hết sức cố gắng đem
tội nhân trở về đường chính nẻo ngay, lại ân cần chăm sóc các bệnh nhân, và tuỳ
theo khả năng, cung cấp cho kẻ nghèo lương thực, quần áo, thuốc men, lại tận
tình giúp đỡ nông dân, người da đen hay người lai là những người thời ấy coi
như những nô lệ hèn kém. Do đó, người xứng đáng nhận được danh hiệu “Mác-ti-nô
tình thương”, như dân chúng quen gọi.
Xưa vị thánh này đã dùng lời an ủi, gương
sáng và ảnh hưởng của mình mà lôi kéo biết bao người vào con đường đạo đức, nay
lại có khả năng hướng tâm trí chúng ta về những sự trên trời một cách kỳ lạ.
Than ôi, đáng buồn thay ! Không phải mọi người ai cũng hiểu biết và quý trọng
cho đúng mức những giá trị cao cả trên trời ! Tệ hơn nữa, nhiều người còn bị
thói hư tật xấu lôi cuốn vào những thú vui bất chính, nên ít lưu tâm, chán ghét
hay tuyệt nhiên khinh thường những giá trị đó. Chớ gì gương sáng của thánh
Mác-ti-nô dạy một cách hữu hiệu cho nhiều người biết : bước theo vết chân Đức
Giê-su Ki-tô và tuân giữ các điều răn của Người, thì dịu dàng và hạnh phúc biết
bao !
Lời nguyện
Lạy Chúa, Chúa đã dẫn đưa thánh tu sĩ Mác-ti-nô qua con đường khiêm nhu ẩn dật đến vinh quang thiên quốc. Xin cho chúng con ngày nay biết noi gương người, để mai sau được cùng người hưởng nhan thánh Chúa. Chúng con cầu xin...
(trích bài đọc Giờ Kinh Sách ngày 3-11- Bản dịch của nhóm CGKPV)
Lạy Chúa, Chúa đã dẫn đưa thánh tu sĩ Mác-ti-nô qua con đường khiêm nhu ẩn dật đến vinh quang thiên quốc. Xin cho chúng con ngày nay biết noi gương người, để mai sau được cùng người hưởng nhan thánh Chúa. Chúng con cầu xin...
(trích bài đọc Giờ Kinh Sách ngày 3-11- Bản dịch của nhóm CGKPV)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét