Giải đáp phụng vụ: Linh mục nghi lễ Latinh được phép cử hành nghi lễ Giáo hạt Anh giáo không? Nói thêm về thừa tác viên ngoại thường cho Rước Lễ
Nguyễn Trọng Đa
14/Nov/2017
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô
(LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum
(Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi 1: Một linh mục nghi lễ La tinh có được phép cử hành nghi lễ Giáo hạt Anh giáo cách riêng tư không? - R. B., Syracuse, New York, Hoa Kỳ.
Đáp: Chúng ta đang nói về phiên bản gần đây của "Phượng tự: Sách Lễ" (Divine Worship: The Missal), được Tòa Thánh chấp thuận cho các Giáo hạt tòng nhân, vốn được thiết lập theo Tông hiến Anglicanorum Coetibus (Các nhóm tín hữu gốc Anh giáo). Tông hiến đặt ra đường hướng cho các nhóm Anh giáo trở thành người Công Giáo. Sách Lễ này đã được sử dụng kể từ Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng 2015.
Sách Lễ được trích từ các nguồn Anh giáo khác nhau và ấn bản thứ ba của Sách Lễ Rôma, và do đó là một sự cải biên có thẩm quyền của Nghi Lễ Rôma. Trong thời kỳ năm năm, một ủy ban liên bộ của Tòa thánh, gọi là Ủy ban Truyền thống Anh Giáo (Anglicanae Traditiones), đã xem xét và đánh giá nhiều thế kỷ của ngôn ngữ thi ca trong các bản văn Anh giáo kể từ năm 1549, sau đó tập hợp các bản văn hay nhất với nhau, phù hợp với Nghi lễ Rôma.
Điều này là phù hợp với mong muốn của tông hiến Anglicanorum Coetibus, vốn yêu cầu các Giáo hạt tòng nhân phải duy trì "các yếu tố của truyền thống phụng vụ, thiêng liêng và mục vụ" như là một "kho báu để chia sẻ" với Hội Thánh rộng lớn hơn. Sách lễ này đánh dấu lần đầu tiên rằng Hội Thánh Công Giáo đã cho phép sử dụng các văn bản phụng vụ của Cuộc Cải cách Tin Lành.
Tuy nhiên, các thành viên của Giáo hạt đã nhấn mạnh rằng Sách Lễ mới này không phải là phụng vụ Anh giáo, hay nghi lễ Anh giáo được sử dụng riêng biệt và phân biệt với nghi lễ Rôma của Hội Thánh Công Giáo. Tiến sĩ Clint Brand, một thành viên của Ủy ban tư vấn, nói về Sách Lễ này: "Nó không phản ánh thần học Thánh Thể của Anh giáo. Đây không phải là một cử hành Tin Lành được dựng lên như một Thánh Lễ Công Giáo. Nó là Thánh Lễ Công Giáo của nghi thức phương Tây, được lọc qua kinh nghiệm Anh giáo, được sửa đổi và diễn tả theo cung giọng Anh giáo".
Mặc dù Sách lễ là hoàn toàn Công Giáo, điều này không có nghĩa là bất kỳ linh mục nào cũng có thể cử hành Thánh Lễ theo “Phượng tự: Sách Lễ” - mặc dù vẻ đẹp của ngôn ngữ có thể hấp dẫn một số người.
Câu hỏi này đã được nêu ra cho một trong các Giáo hạt tòng nhân, và một trả lời đã được công bố trên trang web của Giáo hạt ấy.
Câu trả lời cho câu hỏi là như sau:
"Không. Việc cử hành phụng vụ công khai theo Phượng tự này được giới hạn cho các giáo xứ và các cộng đoàn của các Giáo hạt Tòng nhân, vốn được thành lập theo Tông hiến Anglicanorum coetibus.
"Bất cứ linh mục nào thuộc một Giáo hạt Tòng nhân như thế cũng có thể cử hành Thánh Lễ theo Phượng Tự này bên ngoài các Giáo xứ của Giáo hạt, với sự cho phép của cha xứ của nhà thờ hay giáo xứ tương ứng. Các linh mục của Giáo hạt luôn có thể cử hành Thánh lễ, mà không có cộng đoàn, theo Phượng tự trên.
"Trong các trường hợp cần thiết về mục vụ hoặc khi không có linh mục nào của một Giáo hạt, bất cứ linh mục Công Giáo nào cũng có thể cử hành Thánh Lễ theo Phượng tự cho các thành viên của Giáo hạt. Thí dụ, bởi vì các giáo xứ của Giáo hạt thường trải dài trên một khu vực rộng lớn, cha xứ của một giáo xứ thuộc Giáo hạt có thể yêu cầu một linh mục ở giáo xứ giáo phận gần đó đến cử hành Thánh lễ khi ngài ốm đau hoặc nghỉ phép.
"Liệu linh mục nào cũng có thể đồng tế Thánh Lễ theo Phượng tự?
"Vâng. Bất cứ linh mục Công Giáo nào cũng có thể đồng tế Thánh Lễ theo Phượng tự".
Về mặt này, các quy chế là giống như tình hình liên quan đến các nghi lễ Latinh đặc biệt khác, mặc dù các nghi lễ khác là cổ xưa hơn và chỉ giới hạn vào các lãnh thổ địa lý.
Chẳng hạn, nghi lễ Ambrôxiô có hiệu lực tại Tổng Giáo phận Milan và một số giáo phận khác gắn liền với Tổng giáo phận này, nói như một nguyên tắc cơ bản (ngón tay cái), rằng một linh mục nghi lễ Rôma cử hành Thánh lễ cách công khai trong nghi thức Ambrôxiô trên lãnh thổ Ambrôxiô, và một linh mục Ambrôxiô cử hành Thánh lễ trong nghi thức Rôma khi ở bên ngoài lãnh thổ của mình. Người đứng đầu nghi lễ này, trong trường hợp ở đây, là Tổng giám mục Milan, có thể cho phép các ngoại lệ đối với quy chế chung này, và cho phép cử hành nghi lễ Rôma ở Milan và nghi lễ Ambrôxiô ngoài lãnh thổ của Tổng giáo phận, đương nhiên với sự đồng ý của đấng bản quyền địa phương.
Ngoại trừ các sự cho phép đặc biệt như vậy, và vì lý do mục vụ, một linh mục nghi lễ Rôma không thể cử hành trong nghi lễ Ambrôxiô bên ngoài lãnh thổ phụng vụ của nghi lễ này.
Tương tự như vậy, ở Tây Ban Nha, chúng ta có nghi lễ Tây Ban Nha-Mozarabic. Nghi lễ cổ xưa này, vốn trước năm 711 được cử hành trên toàn Bán đảo Iberia, đã dần dần giảm xuống chỉ còn tại một nhà nguyện thật đẹp của nhà thờ chính tòa Toledo, nơi mà Thánh Lễ và Các Giờ Kinh Phụng vụ được cử hành hàng ngày.
Kể từ năm 2000, Tòa Thánh cho phép cử hành nghi lễ này ở khắp Tây Ban Nha với sự cho phép rõ ràng của Tổng Giám mục Toledo, vị đứng đầu nghi lễ, cũng như của giám mục địa phương.
Do đó, một số giáo phận giờ đây đã thỉnh thoảng cử hành theo nghi lễ Tây Ban Nha-Mozarabic, nhất là khi mừng kính các thánh Tây Ban Nha đã từng sống trong thời nghi lễ vẫn còn thịnh hành.
Nếu không, chỉ có các linh mục được cho phép cách minh nhiên mới có thể cử hành theo nghi lễ Tây Ban Nha-Mozarabic.
Lẽ tất nhiên, tất cả các linh mục Công Giáo đều có thể cử hành hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma, phù hợp với các quy chế do Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đưa ra trong Tông thư dưới dạng Tự sắc Summorum Pontificum (Các Vị Giáo Hoàng), và các lời giải thích áp dụng Tông thư này trong huấn thị Universae Ecclesiae (Hội Thánh Phổ Quát).
Hỏi 2: Sau bài trả lời của chúng tôi ngày 31-10-2017 về giới hạn của thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ, một bạn đọc từ Idaho (Hoa Kỳ) đã viết: "Theo con hiểu, thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ (EMHC) chỉ có thể hoạt động, khi hai điều kiện sau đây được đáp ứng đồng thời: 1) thiếu linh mục và phó tế, và 2) có quá đông người Rước lễ. Con hiểu điều kiện số 1 có nghĩa là TẤT CẢ các linh mục / phó tế trong một giáo xứ phải giúp cho Rước lễ, ngay cả khi họ không đồng tế / phụ giúp Thánh Lễ. Chỉ khi họ vắng mặt, người không có chức thánh mới cho Rước lễ. Điều này cũng có thể áp dụng cho việc mang Mình Thánh cho người bệnh / người không thể đi lễ được. Thưa cha, sự hiểu biết của con có đúng không?"
Đáp: Luật, trong trường hợp này, là điều sau đây trong huấn thị Redemptionis Sacramentum (Bí Tích Cứu Độ):
"[157]. Nếu, thường thường, khi số các thừa tác viên có chức thánh hiện diện trong cử hành là đủ, kể cả cho việc rước lễ, thì không được phép cử các thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ. Trong những trường hợp này, những ai được cử cho một thừa tác vụ như thế, thì không được thi hành tác vụ ấy. Vậy, phải dứt khoát bài trừ thái độ của các linh mục tuy có mặt ở buổi cử hành lại không cho rước lễ, mà để cho giáo dân đảm nhận một chức vụ như vậy.
“[158]. Quả nhiên, thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ chỉ có thể cho rước lễ trong trường hợp không có linh mục hay phó tế, khi linh mục bị ngăn trở vì bệnh tật, vì lớn tuổi hay vì một lý do khác nghiêm trọng, hay nữa khi số tín hữu đến rước lễ quá đông, có thể kéo dài quá đáng việc cử hành Thánh Lễ. Tuy nhiên, về vấn đề này, người ta coi việc kéo dài vắn gọn buổi cử hành, về mặt thói quen và bối cảnh văn hoá địa phương, là một lý do hoàn toàn chưa đủ" (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Tôi sẽ trả lời rằng mặc dù đây là các điều kiện nói chung, chính cha xứ phải đưa ra các nhận định rõ ràng.
Tôi cũng sẽ rất thất vọng khi phải phỏng đoán lý do tại sao một linh mục hiện diện trong giáo xứ lại không giúp cho Rước lễ. Luật không bắt buộc ngài phải cho Rước lễ, nếu ngài không là chủ tế, và ngài có thể có các lý do chính đáng để không làm như vậy.
Ngay cả ở Vatican, các chủng sinh đôi khi được kêu gọi hành xử như là thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ, dù có hàng trăm linh mục đồng tế ở đó. Lý do là thường không thể cho các linh mục vừa Rước lễ dưới hai hình, lại vừa cho Rước lễ trong một thời gian hợp lý.
Ngoài ra, luật cũng đề cập đến cả số lượng người Rước lễ và thời gian cần có để cho Rước Lễ. Đây không chỉ là một trường hợp của một số lượng người Rước lễ quá đông. Một linh mục có thể cần được giúp đỡ ngay cả trong Thánh lễ thường, nếu thời gian cần thiết cho Rước Lễ sẽ kéo dài Thánh Lễ cách không chính đáng. Một lần nữa, điều tạo nên sự chậm trễ quá đáng là một lời kêu gọi mục vụ. Một giáo xứ chỉ có một buổi sáng Thánh Lễ có thể dễ dàng kéo dài thêm năm phút. Một giáo xứ với nhiều Thánh lễ, và với nhu cầu tính toán việc sử dụng chỗ đậu xe, có thể cần thiết lập chính xác thời lượng cho Thánh Lễ.
Do đó, mặc dù không khuyến khích việc sử dụng không cần thiết các thừa tác viên ngoại thường, tôi nghĩ chúng ta có thể cho rằng trong thiện ý và cảm thức chung, các linh mục cần đưa ra các quyết định đúng đắn đúng lúc. (Zenit.org 14-11-2017)
Hỏi 1: Một linh mục nghi lễ La tinh có được phép cử hành nghi lễ Giáo hạt Anh giáo cách riêng tư không? - R. B., Syracuse, New York, Hoa Kỳ.
Đáp: Chúng ta đang nói về phiên bản gần đây của "Phượng tự: Sách Lễ" (Divine Worship: The Missal), được Tòa Thánh chấp thuận cho các Giáo hạt tòng nhân, vốn được thiết lập theo Tông hiến Anglicanorum Coetibus (Các nhóm tín hữu gốc Anh giáo). Tông hiến đặt ra đường hướng cho các nhóm Anh giáo trở thành người Công Giáo. Sách Lễ này đã được sử dụng kể từ Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng 2015.
Sách Lễ được trích từ các nguồn Anh giáo khác nhau và ấn bản thứ ba của Sách Lễ Rôma, và do đó là một sự cải biên có thẩm quyền của Nghi Lễ Rôma. Trong thời kỳ năm năm, một ủy ban liên bộ của Tòa thánh, gọi là Ủy ban Truyền thống Anh Giáo (Anglicanae Traditiones), đã xem xét và đánh giá nhiều thế kỷ của ngôn ngữ thi ca trong các bản văn Anh giáo kể từ năm 1549, sau đó tập hợp các bản văn hay nhất với nhau, phù hợp với Nghi lễ Rôma.
Điều này là phù hợp với mong muốn của tông hiến Anglicanorum Coetibus, vốn yêu cầu các Giáo hạt tòng nhân phải duy trì "các yếu tố của truyền thống phụng vụ, thiêng liêng và mục vụ" như là một "kho báu để chia sẻ" với Hội Thánh rộng lớn hơn. Sách lễ này đánh dấu lần đầu tiên rằng Hội Thánh Công Giáo đã cho phép sử dụng các văn bản phụng vụ của Cuộc Cải cách Tin Lành.
Tuy nhiên, các thành viên của Giáo hạt đã nhấn mạnh rằng Sách Lễ mới này không phải là phụng vụ Anh giáo, hay nghi lễ Anh giáo được sử dụng riêng biệt và phân biệt với nghi lễ Rôma của Hội Thánh Công Giáo. Tiến sĩ Clint Brand, một thành viên của Ủy ban tư vấn, nói về Sách Lễ này: "Nó không phản ánh thần học Thánh Thể của Anh giáo. Đây không phải là một cử hành Tin Lành được dựng lên như một Thánh Lễ Công Giáo. Nó là Thánh Lễ Công Giáo của nghi thức phương Tây, được lọc qua kinh nghiệm Anh giáo, được sửa đổi và diễn tả theo cung giọng Anh giáo".
Mặc dù Sách lễ là hoàn toàn Công Giáo, điều này không có nghĩa là bất kỳ linh mục nào cũng có thể cử hành Thánh Lễ theo “Phượng tự: Sách Lễ” - mặc dù vẻ đẹp của ngôn ngữ có thể hấp dẫn một số người.
Câu hỏi này đã được nêu ra cho một trong các Giáo hạt tòng nhân, và một trả lời đã được công bố trên trang web của Giáo hạt ấy.
Câu trả lời cho câu hỏi là như sau:
"Không. Việc cử hành phụng vụ công khai theo Phượng tự này được giới hạn cho các giáo xứ và các cộng đoàn của các Giáo hạt Tòng nhân, vốn được thành lập theo Tông hiến Anglicanorum coetibus.
"Bất cứ linh mục nào thuộc một Giáo hạt Tòng nhân như thế cũng có thể cử hành Thánh Lễ theo Phượng Tự này bên ngoài các Giáo xứ của Giáo hạt, với sự cho phép của cha xứ của nhà thờ hay giáo xứ tương ứng. Các linh mục của Giáo hạt luôn có thể cử hành Thánh lễ, mà không có cộng đoàn, theo Phượng tự trên.
"Trong các trường hợp cần thiết về mục vụ hoặc khi không có linh mục nào của một Giáo hạt, bất cứ linh mục Công Giáo nào cũng có thể cử hành Thánh Lễ theo Phượng tự cho các thành viên của Giáo hạt. Thí dụ, bởi vì các giáo xứ của Giáo hạt thường trải dài trên một khu vực rộng lớn, cha xứ của một giáo xứ thuộc Giáo hạt có thể yêu cầu một linh mục ở giáo xứ giáo phận gần đó đến cử hành Thánh lễ khi ngài ốm đau hoặc nghỉ phép.
"Liệu linh mục nào cũng có thể đồng tế Thánh Lễ theo Phượng tự?
"Vâng. Bất cứ linh mục Công Giáo nào cũng có thể đồng tế Thánh Lễ theo Phượng tự".
Về mặt này, các quy chế là giống như tình hình liên quan đến các nghi lễ Latinh đặc biệt khác, mặc dù các nghi lễ khác là cổ xưa hơn và chỉ giới hạn vào các lãnh thổ địa lý.
Chẳng hạn, nghi lễ Ambrôxiô có hiệu lực tại Tổng Giáo phận Milan và một số giáo phận khác gắn liền với Tổng giáo phận này, nói như một nguyên tắc cơ bản (ngón tay cái), rằng một linh mục nghi lễ Rôma cử hành Thánh lễ cách công khai trong nghi thức Ambrôxiô trên lãnh thổ Ambrôxiô, và một linh mục Ambrôxiô cử hành Thánh lễ trong nghi thức Rôma khi ở bên ngoài lãnh thổ của mình. Người đứng đầu nghi lễ này, trong trường hợp ở đây, là Tổng giám mục Milan, có thể cho phép các ngoại lệ đối với quy chế chung này, và cho phép cử hành nghi lễ Rôma ở Milan và nghi lễ Ambrôxiô ngoài lãnh thổ của Tổng giáo phận, đương nhiên với sự đồng ý của đấng bản quyền địa phương.
Ngoại trừ các sự cho phép đặc biệt như vậy, và vì lý do mục vụ, một linh mục nghi lễ Rôma không thể cử hành trong nghi lễ Ambrôxiô bên ngoài lãnh thổ phụng vụ của nghi lễ này.
Tương tự như vậy, ở Tây Ban Nha, chúng ta có nghi lễ Tây Ban Nha-Mozarabic. Nghi lễ cổ xưa này, vốn trước năm 711 được cử hành trên toàn Bán đảo Iberia, đã dần dần giảm xuống chỉ còn tại một nhà nguyện thật đẹp của nhà thờ chính tòa Toledo, nơi mà Thánh Lễ và Các Giờ Kinh Phụng vụ được cử hành hàng ngày.
Kể từ năm 2000, Tòa Thánh cho phép cử hành nghi lễ này ở khắp Tây Ban Nha với sự cho phép rõ ràng của Tổng Giám mục Toledo, vị đứng đầu nghi lễ, cũng như của giám mục địa phương.
Do đó, một số giáo phận giờ đây đã thỉnh thoảng cử hành theo nghi lễ Tây Ban Nha-Mozarabic, nhất là khi mừng kính các thánh Tây Ban Nha đã từng sống trong thời nghi lễ vẫn còn thịnh hành.
Nếu không, chỉ có các linh mục được cho phép cách minh nhiên mới có thể cử hành theo nghi lễ Tây Ban Nha-Mozarabic.
Lẽ tất nhiên, tất cả các linh mục Công Giáo đều có thể cử hành hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma, phù hợp với các quy chế do Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đưa ra trong Tông thư dưới dạng Tự sắc Summorum Pontificum (Các Vị Giáo Hoàng), và các lời giải thích áp dụng Tông thư này trong huấn thị Universae Ecclesiae (Hội Thánh Phổ Quát).
Hỏi 2: Sau bài trả lời của chúng tôi ngày 31-10-2017 về giới hạn của thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ, một bạn đọc từ Idaho (Hoa Kỳ) đã viết: "Theo con hiểu, thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ (EMHC) chỉ có thể hoạt động, khi hai điều kiện sau đây được đáp ứng đồng thời: 1) thiếu linh mục và phó tế, và 2) có quá đông người Rước lễ. Con hiểu điều kiện số 1 có nghĩa là TẤT CẢ các linh mục / phó tế trong một giáo xứ phải giúp cho Rước lễ, ngay cả khi họ không đồng tế / phụ giúp Thánh Lễ. Chỉ khi họ vắng mặt, người không có chức thánh mới cho Rước lễ. Điều này cũng có thể áp dụng cho việc mang Mình Thánh cho người bệnh / người không thể đi lễ được. Thưa cha, sự hiểu biết của con có đúng không?"
Đáp: Luật, trong trường hợp này, là điều sau đây trong huấn thị Redemptionis Sacramentum (Bí Tích Cứu Độ):
"[157]. Nếu, thường thường, khi số các thừa tác viên có chức thánh hiện diện trong cử hành là đủ, kể cả cho việc rước lễ, thì không được phép cử các thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ. Trong những trường hợp này, những ai được cử cho một thừa tác vụ như thế, thì không được thi hành tác vụ ấy. Vậy, phải dứt khoát bài trừ thái độ của các linh mục tuy có mặt ở buổi cử hành lại không cho rước lễ, mà để cho giáo dân đảm nhận một chức vụ như vậy.
“[158]. Quả nhiên, thừa tác viên ngoại thường cho rước lễ chỉ có thể cho rước lễ trong trường hợp không có linh mục hay phó tế, khi linh mục bị ngăn trở vì bệnh tật, vì lớn tuổi hay vì một lý do khác nghiêm trọng, hay nữa khi số tín hữu đến rước lễ quá đông, có thể kéo dài quá đáng việc cử hành Thánh Lễ. Tuy nhiên, về vấn đề này, người ta coi việc kéo dài vắn gọn buổi cử hành, về mặt thói quen và bối cảnh văn hoá địa phương, là một lý do hoàn toàn chưa đủ" (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Tôi sẽ trả lời rằng mặc dù đây là các điều kiện nói chung, chính cha xứ phải đưa ra các nhận định rõ ràng.
Tôi cũng sẽ rất thất vọng khi phải phỏng đoán lý do tại sao một linh mục hiện diện trong giáo xứ lại không giúp cho Rước lễ. Luật không bắt buộc ngài phải cho Rước lễ, nếu ngài không là chủ tế, và ngài có thể có các lý do chính đáng để không làm như vậy.
Ngay cả ở Vatican, các chủng sinh đôi khi được kêu gọi hành xử như là thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ, dù có hàng trăm linh mục đồng tế ở đó. Lý do là thường không thể cho các linh mục vừa Rước lễ dưới hai hình, lại vừa cho Rước lễ trong một thời gian hợp lý.
Ngoài ra, luật cũng đề cập đến cả số lượng người Rước lễ và thời gian cần có để cho Rước Lễ. Đây không chỉ là một trường hợp của một số lượng người Rước lễ quá đông. Một linh mục có thể cần được giúp đỡ ngay cả trong Thánh lễ thường, nếu thời gian cần thiết cho Rước Lễ sẽ kéo dài Thánh Lễ cách không chính đáng. Một lần nữa, điều tạo nên sự chậm trễ quá đáng là một lời kêu gọi mục vụ. Một giáo xứ chỉ có một buổi sáng Thánh Lễ có thể dễ dàng kéo dài thêm năm phút. Một giáo xứ với nhiều Thánh lễ, và với nhu cầu tính toán việc sử dụng chỗ đậu xe, có thể cần thiết lập chính xác thời lượng cho Thánh Lễ.
Do đó, mặc dù không khuyến khích việc sử dụng không cần thiết các thừa tác viên ngoại thường, tôi nghĩ chúng ta có thể cho rằng trong thiện ý và cảm thức chung, các linh mục cần đưa ra các quyết định đúng đắn đúng lúc. (Zenit.org 14-11-2017)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét