Đức Phanxicô gửi thông điệp cho
Hội Nghị về Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương
Vũ Văn An
11/Nov/2017
Thứ Bẩy, 11 tháng 11 năm 2017, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi
tới các tham dự viên của một hội nghị do Hội Đồng Giám Mục Ý tổ chức nói về
Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Niềm Vui Yêu Thương (Amroris Laetitia).
Dưới đây là nguyên văn thông điệp dựa vào bản tiếng Anh của Tòa Thánh.
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Tôi thân ái chào mừng tất cả anh chị em tham dự Hội Nghị Chuyên Đề về Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, do Văn Phòng Chăm Sóc Mục Vụ Gia Đình của Hội Đồng Giám Mục Ý triệu tập.
Chủ đề mà anh chị em đề ra: Tin Mừng Tình Yêu giữa Lương Tâm và Qui Luật, có tầm quan trọng lớn lao, và có thể soi sáng con đường mà Giáo Hội Ý đang đi, hầu đáp ứng ý nguyện lập gia đình đang xuất hiện trong linh hồn các thế hệ trẻ. Tình yêu giữa một người đàn ông và một ngưới đàn bà hiển nhiên là một trong các kinh nghiệm có tính sản sinh nhất của con người; nó là chất men của nền văn hóa gặp gỡ, và dẫn vào thế giới hiện tại cả một luồng tính xã hội. Thực vậy, “lợi ích gia đình là điều có tính quyết định đối với tương lai thế giới và tương lai Giáo Hội” (Niềm Vui Yêu Thương số 31). Gia đình phát sinh từ hôn nhân tạo nên nhiều sợi dây phong phú, tự chứng tỏ là một đối cực hữu hiệu nhất chống lại chủ nghĩa cá nhân vốn đang rất thịnh hành; tuy nhiên, song song với hành trình yêu thương phu phụ và cuộc sống gia đình, có những tình huống đòi hỏi phải chọn lựa khó khăn, vì các chọn lựa này phải thực sự chính xác. Trong thực tại gia đình, đôi khi có những nút thắt cụ thể cần được tháo gỡ bằng một lương tâm khôn ngoan của mỗi thành phần. Điều quan trọng là: không được để các người phối ngẫu, các bậc cha mẹ cô đơn, mà phải đồng hành trong các cam kết của họ đối với việc áp dụng Tin Mừng vào tính cụ thể của đời sống. Mặt khác, chúng ta biết rõ rằng “chúng ta được kêu gọi đào tạo các lương tâm, chứ không có cao vọng thay thế các lương tâm này” (Đã dẫn, số 37).
Thế giới đương thời có nguy cơ lẫn lộn tính ưu việt của lương tâm, một điều luôn phải được duy trì, với tính tự lập hoàn toàn của cá nhân đối với các mối liên hệ của họ ở trong đời.
Như gần đây tôi đã nói với Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Sự Sống, “Có những người dám nói tới việc tôn thờ cái tôi (ego-latry) nghĩa là thờ lạy bản ngã mình, là đặt mọi sự làm lễ tế trên bàn thờ bản ngã, kể cả các tình âu yếm thân thương nhất của mình. Viễn tượng này đương nhiên là có hại: nó tạo khuôn cho một hữu thể lúc nào cũng chỉ biết nhìn mình trong gương, riết rồi hết cả khả năng nhìn người khác và thế giới. Việc lan tràn thứ thái độ này đem lại nhiều hậu quả hết sức nghiêm trọng cho mọi tình âu yếm và liên hệ ở trong đời” (Ngày 5 tháng Mươì, 2017). Đây là “một việc làm ô nhiễm” sẽ sói mòn các linh hồn và làm tâm trí ra hỗn loạn, tạo nên nhiều aỏ tưởng sai lạc.
Romano Guardini, trong một bản văn về chủ đề lương tâm, có chỉ đường để ta tìm ra sự thiện đích thực. Ngài viết: “từ việc giam hãm trong chính mình này, tôi chỉ được tự do nếu tìm ra một điểm vốn không phải là bản ngã tôi: một chiều cao cao hơn chính tôi; một điều gì vững chắc và có tác dụng trong thẳm sâu của tôi – và kìa! Ở đây, chúng ta đạt tới cốt lõi […] tức thực tại tôn giáo. Sự thiện này […] là một điều sống động. […] Đó chính là sự viên mãn của giá trị, vốn thuộc về Thiên Chúa hằng sống luôn là chính Người” (La coscienza, Brescia 1933, 32-33).
Ở sâu thẳm mỗi người chúng ta đều có một nơi trong đó Mầu Nhiệm sẽ tự mạc khải, và soi sáng mọi người, làm họ trở thành người chủ đạo của lịch sử đời họ. Như Công Đồng Vatican II đã nhắc nhở, lương tâm là “cốt lõi và cung thánh kín nhiệm nhất của con người. Ở đấy, họ ở một mình với Thiên Chúa; tiếng nói của Người vang động khắp thẳm sâu lòng họ” (Gaudium et Spes, số 16). Người Kitô hữu có bổn phận phải tỉnh thức, để trong thứ nhà tạm này không còn thiếu ơn thánh Chúa, một ơn thánh vốn soi sáng và củng cố tình yêu vợ chồng và sứ mệnh cha mẹ. Ơn thánh đổ đầy chiếc bình tâm hồn con người bằng khả năng biết cho đi một cách lạ thường, làm mới lại phép lạ của tiệc cưới Cana cho các gia đình ngày nay.
Chú giải đoạn Tin Mừng trên, tôi đã có thể nói rằng “Nhờ biến đổi thành rượu nước của chiếc bình vốn dùng ‘cho nghi thức thanh tẩy của người Do Thái’ (Ga 2:6), Chúa Giêsu đã thực hiện một dấu lạ rất hùng hồn là: Người biến đổi Luật Môsê thành Tin Mừng, tin mang niềm vui” (Yết Kiến Chung, 8 tháng Sáu, 2016). Chúa Giêsu đặc biệt chỉ cho ta phương thuốc thương xót, là phương thuốc chữa được sự cứng lòng, phục hồi mối liên hệ giữa chồng và vợ, và giữa cha mẹ và con cái.
Anh chị em thân mến, tôi cầu chúc sự tốt đẹp nhất cho việc làm của anh chị em tại Hội Nghị Chuyên Đề này. Cầu mong Giáo Hội tại Ý giúp đỡ để thẩm thấu và khai triển nội dung cũng như phong thái của Niềm Vui Yêu Thương; cầu mong Giáo Hội này đóng góp vào việc đào tạo các cổ vũ viên cho các nhóm gia đình trong các giáo xứ, các hiệp hội, và phong trào; cầu mong Giáo Hội này hỗ trợ cuộc hành trình của không biết bao nhiêu gia đình, giúp họ sống niềm vui Tin Mừng, và trở thành các tế bào tích cực trong cộng đồng. Tôi ban phép lành cho anh chị em, và xin anh chị em vui lòng cầu nguyện cho tôi.
Dưới đây là nguyên văn thông điệp dựa vào bản tiếng Anh của Tòa Thánh.
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Tôi thân ái chào mừng tất cả anh chị em tham dự Hội Nghị Chuyên Đề về Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, do Văn Phòng Chăm Sóc Mục Vụ Gia Đình của Hội Đồng Giám Mục Ý triệu tập.
Chủ đề mà anh chị em đề ra: Tin Mừng Tình Yêu giữa Lương Tâm và Qui Luật, có tầm quan trọng lớn lao, và có thể soi sáng con đường mà Giáo Hội Ý đang đi, hầu đáp ứng ý nguyện lập gia đình đang xuất hiện trong linh hồn các thế hệ trẻ. Tình yêu giữa một người đàn ông và một ngưới đàn bà hiển nhiên là một trong các kinh nghiệm có tính sản sinh nhất của con người; nó là chất men của nền văn hóa gặp gỡ, và dẫn vào thế giới hiện tại cả một luồng tính xã hội. Thực vậy, “lợi ích gia đình là điều có tính quyết định đối với tương lai thế giới và tương lai Giáo Hội” (Niềm Vui Yêu Thương số 31). Gia đình phát sinh từ hôn nhân tạo nên nhiều sợi dây phong phú, tự chứng tỏ là một đối cực hữu hiệu nhất chống lại chủ nghĩa cá nhân vốn đang rất thịnh hành; tuy nhiên, song song với hành trình yêu thương phu phụ và cuộc sống gia đình, có những tình huống đòi hỏi phải chọn lựa khó khăn, vì các chọn lựa này phải thực sự chính xác. Trong thực tại gia đình, đôi khi có những nút thắt cụ thể cần được tháo gỡ bằng một lương tâm khôn ngoan của mỗi thành phần. Điều quan trọng là: không được để các người phối ngẫu, các bậc cha mẹ cô đơn, mà phải đồng hành trong các cam kết của họ đối với việc áp dụng Tin Mừng vào tính cụ thể của đời sống. Mặt khác, chúng ta biết rõ rằng “chúng ta được kêu gọi đào tạo các lương tâm, chứ không có cao vọng thay thế các lương tâm này” (Đã dẫn, số 37).
Thế giới đương thời có nguy cơ lẫn lộn tính ưu việt của lương tâm, một điều luôn phải được duy trì, với tính tự lập hoàn toàn của cá nhân đối với các mối liên hệ của họ ở trong đời.
Như gần đây tôi đã nói với Giáo Hoàng Hàn Lâm Viện Sự Sống, “Có những người dám nói tới việc tôn thờ cái tôi (ego-latry) nghĩa là thờ lạy bản ngã mình, là đặt mọi sự làm lễ tế trên bàn thờ bản ngã, kể cả các tình âu yếm thân thương nhất của mình. Viễn tượng này đương nhiên là có hại: nó tạo khuôn cho một hữu thể lúc nào cũng chỉ biết nhìn mình trong gương, riết rồi hết cả khả năng nhìn người khác và thế giới. Việc lan tràn thứ thái độ này đem lại nhiều hậu quả hết sức nghiêm trọng cho mọi tình âu yếm và liên hệ ở trong đời” (Ngày 5 tháng Mươì, 2017). Đây là “một việc làm ô nhiễm” sẽ sói mòn các linh hồn và làm tâm trí ra hỗn loạn, tạo nên nhiều aỏ tưởng sai lạc.
Romano Guardini, trong một bản văn về chủ đề lương tâm, có chỉ đường để ta tìm ra sự thiện đích thực. Ngài viết: “từ việc giam hãm trong chính mình này, tôi chỉ được tự do nếu tìm ra một điểm vốn không phải là bản ngã tôi: một chiều cao cao hơn chính tôi; một điều gì vững chắc và có tác dụng trong thẳm sâu của tôi – và kìa! Ở đây, chúng ta đạt tới cốt lõi […] tức thực tại tôn giáo. Sự thiện này […] là một điều sống động. […] Đó chính là sự viên mãn của giá trị, vốn thuộc về Thiên Chúa hằng sống luôn là chính Người” (La coscienza, Brescia 1933, 32-33).
Ở sâu thẳm mỗi người chúng ta đều có một nơi trong đó Mầu Nhiệm sẽ tự mạc khải, và soi sáng mọi người, làm họ trở thành người chủ đạo của lịch sử đời họ. Như Công Đồng Vatican II đã nhắc nhở, lương tâm là “cốt lõi và cung thánh kín nhiệm nhất của con người. Ở đấy, họ ở một mình với Thiên Chúa; tiếng nói của Người vang động khắp thẳm sâu lòng họ” (Gaudium et Spes, số 16). Người Kitô hữu có bổn phận phải tỉnh thức, để trong thứ nhà tạm này không còn thiếu ơn thánh Chúa, một ơn thánh vốn soi sáng và củng cố tình yêu vợ chồng và sứ mệnh cha mẹ. Ơn thánh đổ đầy chiếc bình tâm hồn con người bằng khả năng biết cho đi một cách lạ thường, làm mới lại phép lạ của tiệc cưới Cana cho các gia đình ngày nay.
Chú giải đoạn Tin Mừng trên, tôi đã có thể nói rằng “Nhờ biến đổi thành rượu nước của chiếc bình vốn dùng ‘cho nghi thức thanh tẩy của người Do Thái’ (Ga 2:6), Chúa Giêsu đã thực hiện một dấu lạ rất hùng hồn là: Người biến đổi Luật Môsê thành Tin Mừng, tin mang niềm vui” (Yết Kiến Chung, 8 tháng Sáu, 2016). Chúa Giêsu đặc biệt chỉ cho ta phương thuốc thương xót, là phương thuốc chữa được sự cứng lòng, phục hồi mối liên hệ giữa chồng và vợ, và giữa cha mẹ và con cái.
Anh chị em thân mến, tôi cầu chúc sự tốt đẹp nhất cho việc làm của anh chị em tại Hội Nghị Chuyên Đề này. Cầu mong Giáo Hội tại Ý giúp đỡ để thẩm thấu và khai triển nội dung cũng như phong thái của Niềm Vui Yêu Thương; cầu mong Giáo Hội này đóng góp vào việc đào tạo các cổ vũ viên cho các nhóm gia đình trong các giáo xứ, các hiệp hội, và phong trào; cầu mong Giáo Hội này hỗ trợ cuộc hành trình của không biết bao nhiêu gia đình, giúp họ sống niềm vui Tin Mừng, và trở thành các tế bào tích cực trong cộng đồng. Tôi ban phép lành cho anh chị em, và xin anh chị em vui lòng cầu nguyện cho tôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét