Trang

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018

24-02-2018 : THỨ BẢY - TUẦN I MÙA CHAY

24/02/2018
Thứ bảy tuần 1 Mùa Chay.

Bài Ðọc I: Ðnl 26, 16-19
"Ðể ngươi trở thành dân thánh của Chúa là Thiên Chúa ngươi".
Trích sách Ðệ Nhị Luật.
Môsê đã nói với dân chúng rằng: "Hôm nay Chúa là Thiên Chúa truyền lệnh cho ngươi phải thi hành các lề luật và các huấn lệnh này; ngươi phải tuân giữ và thực thi các điều đó hết lòng và hết tâm hồn. Hôm nay ngươi đã chọn Chúa làm Thiên Chúa, thì hãy bước đi trong đường lối Người, tuân giữ các lề luật, giới răn và huấn lệnh của Người; hãy vâng lệnh Người. Hôm nay Chúa đã chọn ngươi làm dân riêng Chúa, như Người đã phán với ngươi, thì ngươi hãy tuân giữ mọi giới răn của Người. Người sẽ làm cho ngươi được vinh quang, thanh danh và huy hoàng hơn mọi dân tộc Người đã tạo dựng, để ngươi trở thành dân thánh của Chúa là Thiên Chúa ngươi, như Người đã phán".
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 118, 1-2. 4-5. 7-8
Ðáp: Phúc cho những ai tiến thân trong Luật pháp của Chúa (x. c. 1b).
Xướng: 1) Phúc cho những ai theo đường lối tinh toàn, họ tiến thân trong Luật pháp của Chúa. Phúc cho những ai giữ lời Ngài nghiêm huấn, những người đó tận tâm kiếm tìm Ngài. - Ðáp.
2) Phần Chúa, Ngài ban bố những huấn lệnh, cốt để người ta tuân giữ hết sức ân cần. Nguyện cho đường lối của con vững chắc, để tuân giữ các thánh chỉ của Ngài. - Ðáp.
3) Con ca tụng Chúa với lòng đoan chính, khi học hỏi những thánh dụ của Ngài. Thánh chỉ của Chúa, con tuân giữ, xin Chúa đừng triệt để bỏ rơi con! - Ðáp.

Câu Xướng Trước Phúc Âm: Am 5, 14
Các ngươi hãy tìm điều lành, chớ đừng tìm điều dữ, để các ngươi được sống và Chúa sẽ ở cùng các ngươi.

Phúc Âm: Mt 5, 43-48
"Các ngươi hãy nên trọn lành như Cha các ngươi trên trời".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa phán cùng các môn đệ rằng: "Các con đã nghe dạy: Ngươi hãy yêu thân nhân, và hãy thù ghét địch thù. Còn Ta, Ta bảo các con: Hãy yêu thương thù địch và làm ơn cho những kẻ ghét các con; hãy cầu nguyện cho những ai bắt bớ và nguyền rủa các con, để như vậy các con nên con cái của Cha các con, Ðấng ngự trên trời: Người khiến mặt trời mọc lên cho người lành kẻ dữ, và cho mưa xuống trên người liêm khiết và kẻ bất lương. Vì nếu các con yêu thương những ai mến trọng các con, thì các con được công phúc gì? Các người thu thuế không làm như thế ư? Nếu các con chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì các con đâu có làm chi hơn? Những người ngoại giáo không làm thế ư? Vậy các con hãy nên hoàn hảo như Cha các con trên trời là Ðấng hoàn hảo".
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Hãy Nên Trọn Lành Như Cha Trên Trời
Nữ tu Antoinet vẫn thường nhắc đến bệnh nhân già khó tính nhất trong bệnh viện, gặp ai ông cũng nhăn nhó nạt nộ. Có chuyện gì khó chịu một chút là ông la lớn, rùm beng lên. Ngày kia, đang lúc mải mê phục vụ các bệnh nhân, nữ tu Antoinet đã nghe thấy tiếng bệnh nhân già đó hét lên: "Ðem cho tôi quả trứng". Nữ tu Antoinet vui vẻ đem quả trứng đến cho ông, nhưng bệnh nhân già lại nhăn nhó: "Trứng chưa chín đủ mà lại mang cho tôi ăn à?" và nữ tu Antoinet vui vẻ mang trứng đi luộc lại. Nhưng rồi bệnh nhân lại kiếm lý do khác để gây phiền hà đến nữ tu: "Trứng luộc chín quá, tôi không ăn nổi đâu. Tôi muốn trứng khác".
Nữ tu Antoinet không biết phải làm sao, chị bèn có sáng kiến chế một lò nấu nhỏ kê ở bên giường ông, và trao cho ông một quả trứng để chính ông có thể nấu lấy theo sở thích của mình. Người bệnh nhân thấy thế lại nổi giận lên hơn nữa. Ông đạp đổ bếp, quẳng trứng xuống sàn nhà và quát lớn: "Tôi là bệnh nhân mà đi luộc trứng à!" Nữ tu Antoinet chẳng nói nửa lời, chỉ biết thinh lặng cúi xuống thu sạch và quét dọn. Lát sau, nữ tu đem đến cho bệnh nhân khó tính ấy một quả trứng khác và nhẹ nhàng nói với bệnh nhân: "Ông hãy dùng thử quả trứng này, tôi luộc vừa chín mà thôi". Thái độ của nữ tu Antoinet đã làm cho bệnh nhân cảm động và lập bập nói: "Cám ơn nữ tu. Tôi ăn trứng này và cũng ăn cả lòng tốt của nữ tu nữa. Xin nữ tu tha thứ cho tôi".
Tình thương bác ái phải được trải dài trong mọi giây phút, mọi hành động của cuộc sống. Tình thương đó luôn bị thử thách bởi những thái độ nghi kỵ, đối nghịch, khắt khe, khó thánh, thiếu cảm thông của những người sống xung quanh ta. Khi phải đối diện với những người không thích mình, không hòa hợp, thông cảm với mình; thay vì đối đầu trả đũa, thì hãy tự vấn mình xem có phải vì những tật xấu, những khuyết điểm của mình đã khơi dậy thái độ đối nghịch hay không? Có thể đôi khi chúng ta là thủ phạm đã gây nên những sự chống đối với người khác mà chúng ta lại không hay biết. Cách sống, cách suy tư, cách hành động của ta không phù hợp với những cách thức của anh em, hay cả những xúc phạm đến những anh em xung quanh mà chính mình không hay biết. Chính vì thế mà ta cần phải kiểm điểm lại đời sống của mình luôn để đừng khơi dậy những ngăn cách với người khác.
Nhưng cũng có những trường hợp ta bị đối xử oan ức, bị ghét bỏ cách bất công vì niềm tin của mình vào Chúa. Lúc đó chúng ta không còn gì khác đáp lại hơn là cầu nguyện xin Chúa thêm sức mạnh, để ta có thể tha thứ và yêu thương họ đến cùng như Chúa muốn. Và chúng ta cũng đừng bỏ cuộc, không rút lại điều tốt ta đang thực hiện như nữ tu Antoinet trong câu chuyện kể trên: "Phúc cho kẻ bách hại vì lẽ công chính, vì nước trời là của họ". Tình yêu thương kiên trì của ta chắc chắn sẽ không trở thành vô ích, nhưng sẽ cảm hóa được người làm phiền lòng ta vào lúc chỉ có Chúa biết mà thôi. Phần ta, ta chỉ cần biết một điều là: "Hãy yêu thương cho đến cùng".
Ðức cố Hồng Y Phanxicô Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả tập sách "Ðường Hy Vọng" đã chia sẻ như sau: "Bác ái là tu đức liên lỉ. Tu miệng lưỡi, tu quả tim, tu lỗ tai, tu con mắt, tu lá gan, tu bộ óc. Tất cả con người con vùng vẫy, nhưng con phải yêu thương như Chúa Giêsu". Hãy lấy một tờ giấy và bình tĩnh viết trên đó đức tính của người con bất bình, con sẽ thấy họ không hoàn toàn xấu như con nghĩ từ đầu: "Tôi không muốn biết, không muốn nhớ quá khứ của anh em tôi. Tôi chỉ muốn biết hiện tại của anh em để thương nhau, giúp đỡ nhau và biết tương lai để tin nhau, để khuyến khích nhau".
Sống bổn phận hiện tại không phải là thụ động, nhưng là liên lỉ canh tân, là quyết định chọn Chúa hay chối từ, và tìm nước Chúa là tin tưởng ở tình yêu vô bờ bến của Ngài, là hành động với tất cả hăng say. Ðó là việc thể hiện đức mến Chúa và yêu người ngay trong giây phút hiện tại. Ðó là những lời khuyến khích đầy kinh nghiệm giúp mỗi người chúng ta sống sứ điệp Phúc Âm của Chúa xác thực hơn, hiệu quả hơn.
Ðặc biệt Lời Chúa hôm nay nhắc nhở mỗi người chúng ta rằng: "Con hãy yêu thương kẻ thù nghịch và làm ơn cho kẻ ghét con. Hãy cầu nguyện cho tất cả những ai bắt bớ và nguyền rủa con, để các con trở nên giống Cha các con, Ðấng ngự trên trời. Ngài làm ơn cho người lành, kẻ dữ và cho mưa xuống trên người liêm khiết và kẻ bất lương. Các con hãy nên hoàn thiện như Cha các con trên trời là Ðấng hoàn hảo".
Mỗi người Kitô hữu phải như tấm kính phản chiếu sự trọn lành tình yêu của Thiên Chúa Cha. Nói theo mẫu gương của Chúa Giêsu Kitô, mỗi ngày cuộc sống của chúng ta phải chiếu sáng hơn, để anh chị em xung quanh có thể nhìn thấy mà ngợi khen tình thương Thiên Chúa trên trời.
Lạy Chúa, trên Thập Giá Chúa đã nêu gương tha thứ cho những kẻ giết Chúa. Xin thương củng cố tình thương của Chúa trong tim con, để con mỗi ngày được tiến thêm và kiên trì đi trên con đường yêu thương của Chúa cho đến cùng. Amen.
Veritas Asia



LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Bảy Tuần I MC
Bài đọcDeut 26:16-19; Mt 5:43-48

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Trở nên hòan thiện bằng yêu thương kẻ thù.
Tự do chọn lựa là hành động căn bản nhất của con người và được làm hằng ngày. Khi phải chọn lựa, con người thường dựa trên một số tiêu chuẩn căn bản như: mục đích, tiện lợi, dễ dàng, bền, rẻ, đẹp … Ví dụ, khi con người chọn những nhà lãnh đạo để điều khiển quốc gia, thành phố, đòan thể, họ thường lựa chọn những cá nhân có khả năng hơn người thường, để có thể chu tòan sứ vụ được trao phó.
Thiên Chúa, Đấng dựng nên tất cả, cũng chọn lựa dân tộc và các cá nhân để thi hành thánh ý của Ngài. Lịch sử của Cựu Ước cũng như Tân Ước thể hiện đầy đủ những sự lựa chọn của Thiên Chúa: chọn Israel, Abraham, Moses, Aaron, Joshua, Vua Saul, các tiên-tri, Chúa Giêsu … Các Bài Đọc hôm nay nhấn mạnh đến lý do tại sao Thiên Chúa chọn dân tộc hay nhóm người. Trong Bài Đọc I, tác giả đưa ra lý do tại sao Thiên Chúa chọn dân tộc Israel là dân tộc riêng của Ngài: để tuân giữ các thánh chỉ và mệnh lệnh của Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ phải yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho họ, vì các môn đệ được kêu gọi để trở nên hòan thiện như Cha trên trời là Đấng hòan thiện.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Phải hết lòng tuân giữ và đem ra thực hành các thánh chỉ, mệnh lệnh của Chúa.
1.1/ Israel là dân tộc được Thiên Chúa chọn: Một trong những điều chính yếu Sách Đệ Nhị Luật muốn nhấn mạnh tới là Thiên Chúa chọn Israel. Đức Chúa tuyên bố rằng Người sẽ là Thiên Chúa của anh em, và anh em sẽ là dân thuộc quyền sở hữu của Người. Anh em sẽ là một dân tộc thánh hiến cho Đức Chúa. Tại sao Thiên Chúa chọn Israel trong bao nhiêu những dân tộc khác? Thiên Chúa chọn dân tộc Do-Thái vì họ là con cái của tổ-phụ Abraham. Thiên Chúa chọn và chúc lành cho giòng dõi Abraham, vì Tổ phụ hết lòng tin tưởng nơi Thiên Chúa và bước đi trong đường lối của Ngài.
1.2/ Dân tộc được chọn phải khác với các dân tộc khác: Vì Israel là dân tộc được chọn, nên họ phải phản ánh sự thánh thiện của Thiên Chúa. Tác giả Sách Đệ Nhị Luật liệt kê bổn phận và quyền lợi của dân tộc Israel:
(1) Bổn phận: “Anh em phải đem ra thực hành các thánh chỉ và quyết định này. Anh em phải hết lòng hết dạ tuân giữ và đem ra thực hành các điều ấy.”
(2) Quyền lợi: “Thiên Chúa sẽ cho anh em vượt mọi dân tộc Người đã tạo dựng, xét về vinh dự, danh tiếng, và vinh quang.”
Sự lựa chọn của Thiên Chúa là lựa chọn có điều kiện: Ngài lựa chọn dân tộc Israel để thi hành ý muốn của Ngài. Một cách cụ thể qua Giao Ước Sinai với Moses: Nếu họ giữ các giới luật của Thiên Chúa, họ sẽ là dân riêng của Ngài, và được Ngài che chở và gìn giữ. Nếu không, Thiên Chúa sẽ không nhận và không bảo vệ họ nữa. Các tiên tri của Cựu Ước đã nhiều lần nhắc nhở dân về sự bất trung của họ và cơn giận của Thiên Chúa.
- Amos: Tôi thấy Chúa Thượng đứng bên cạnh bàn thờ. Người phán: "Đập vào đầu trụ cho khung cửa lung lay! Phá khung cửa cho vỡ tan trên đầu cả bọn! Những đứa còn sót lại, Ta sẽ giết bằng gươm. Trong bọn chúng, không một tên trốn nổi, trong bọn chúng, không một đứa thoát thân” (9:1).
- Hosea: “Khốn cho chúng vì chúng đã lìa bỏ Ta. Chúng sẽ bị tiêu diệt, vì đã dám xúc phạm đến Ta. Ta, Ta muốn giải cứu chúng, còn chúng lại nói lời gian dối phạm đến Ta” (7:13).
2/ Phúc Âm: Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.
2.1/ Hãy yêu thương kẻ thù: Chúa Giêsu biết rõ những gì Luật dạy: “Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù.” Nhưng Ngài dạy các môn đệ: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.” Ngài biết con người không dễ để yêu kẻ thù; nhưng con người có thể làm được chuyện đó nếu họ được thấm nhuần tình yêu Thiên Chúa.
- Điểm đầu tiên chúng ta cần chú ý là động từ “yêu,” đặc biệt dùng ở đây là avgapa,w. Động từ này chỉ được dùng trong khuôn khổ của Kitô Giáo. Hai động từ yêu khác trong tiếng Hy-Lạp là ejréevw và file,w. Con người phải thấm nhuần tình yêu Thiên Chúa trước: “Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy” (Jn 15:4). Sau khi thấm nhuần tình yêu Thiên Chúa, họ có thể yêu kẻ thù bằng tình yêu này: “Như Thầy yêu anh em thế nào, anh em cũng hãy yêu thương nhau như vậy” (Jn 13:34).
- Cầu nguyện cho kẻ thù là cách tốt nhất để tha thứ và bắt đầu yêu thương họ. Nếu không cầu nguyện cho họ, cũng không thể tha thứ. Chúa Giêsu không chỉ dạy, nhưng Người đã làm gương cho môn đệ, khi cầu xin cho những người đã bách hại Ngài trên Thập Giá: “Lạy Cha! Xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm” (Lk 23:34). Thánh Stephanô, tử đạo tiên khởi, cũng bắt chước gương Chúa Giêsu: "Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này" (Acts 7:60).
2.2/ Lý do tại sao phải yêu kẻ thù: Chúa Giêsu đưa ra 2 lý do:
(1) Anh em là con Thiên Chúa: “Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh.” Chúa yêu thương mọi người, vì mọi người đều là con cái của Ngài: “Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính.” Chúng ta yêu thương mọi người, vì mọi người đều là anh chị em chúng ta. Hơn nữa,
- Anh em phải khác người thu thuế: “Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao?”
- Anh em phải khác người ngọai đạo: “Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao?”
(2) Được kêu gọi để trở nên hòan thiện: “Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.” Trở nên hòan thiện đòi một luật sống khác với người thường; nếu không chúng ta cũng chỉ là người tầm thường như họ. Nhưng nếu họ nhìn thấy nơi chúng ta một lối sống không tầm thường, họ có thể nhận ra chúng ta là con cái Thiên Chúa: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta là những người được chọn để sống cho Thiên Chúa. Vì thế, chúng ta phải sống theo lối sống của Thiên Chúa đề ra.
- Một trong những đòi hỏi của lối sống môn đệ Chúa là phải yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những người bách hại chúng ta. Từ chối không thi hành điều Chúa Giêsu dạy cũng đồng nghĩa với việc từ chối làm môn đệ Chúa.
- Để có thể thực hiện điều khó khăn này, chúng ta phải được thấm nhuần tình yêu của Thiên Chúa.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.


24/02/2018
THỨ BẢY TUẦN 1 MC
Mt 5,43-48

YÊU KẺ THÙ

“Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.” (Mt 5,44)

Suy niệm: Một nhà thơ đương thời đã  phản ứng lại trước các đối thủ như sau: “Trước một blog cá nhân đòi tát vào mặt (…), hoặc đang phát động cuộc vây đánh hội đồng, chúng tát vào má phải Jesus, Jesus chìa má trái. Chúng tát vào má ta bên phải, ta không làm Jesus, ta tập trung một thế hệ căm thù, để chìa ra quả đấm.”Chữ ta ở đây không riêng chỉ nhà thơ, nhưng có thể là hầu hết chúng ta, những môn đệ của Đức Giê-su. Takhông chìa ra một, hai quả đấm bằng tay trước mặt đối thủ, nhưng lòng trí ta có cả trăm quả đấm căm thù. Ta phản ứng theo cảm xúc con người, còn Thầy ta dạy yêu thương, cầu nguyện cho kẻ thù không phải theo tình cảm, nhưng bằng ý chí để chiến thắng bản năng và cảm xúc tự nhiên.

Mời Bạn: Bạn chỉ có thể thắng cảm xúc cay đắng, giận dữ với kẻ xúc phạm khi lòng bạn có Chúa Giê-su ngự trị và Lời Ngài chi phối cách hành xử của bạn. Dập tắt sự cay đắng và nuôi dưỡng lòng khoan dung, từ tâm giúp bạn nên giống Chúa hơn, và nhờ vậy, bạn nên trọn lành như Lời Chúa dạy.

Chia sẻ: Trong thực tế, bạn có thể yêu thương kẻ thù như Chúa dạy không?

Sống Lời Chúa: Tối nay tôi sẽ cầu nguyện cho một (hoặc những) “kẻ thù” của mình, như một cách bắt đầu tập sống yêu thương theo Lời Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin tha thứ cho chúng con vì chúng con thường để cảm xúc cay đắng, giận dữ, làm chủ mình. Xin hãy là chủ nhân lòng chúng con, ngự trị và chi phối mọi cảm xúc của quả tim chúng con, giúp chúng con vượt qua mọi trả thù ti tiện, mọi giận hờn cay độc, để sống lòng yêu mến.
(5 phút Lời Chúa)

Yêu k thù (24.2.2018 – Th by Tun 1 Mùa Chay)
Chúng ta được mi gi tr nên hoàn thin như Cha nh yêu k thù như Cha đã yêu h. K thù cũng là anh em tôi, vì h cũng là con được Cha yêu như tôi.


Suy nim:
“Tại sao anh lại bắn tôi, khi cả hai chúng ta đều tin
vào sự hiện hữu của một Thiên Chúa duy nhất?”
Đó là một câu trong lá thư Đức Thánh Cha Gioan Phaolô định gửi
cho anh Ali Agca, người đã ám sát ngài vào ngày 13-5-1981 tại Rôma.
Nhưng ngài đã đích thân thăm anh trong tù năm 1983, và đã tha thứ cho anh.
Vào Đại Năm Thánh 2000, ngài đã xin Tổng Thống Ý cho anh được ân xá.
Điều đáng nói là anh đã chẳng bao giờ công khai xin ngài tha lỗi.
“Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù” (c.43).
Thật ra Luật Môsê không dạy ghét kẻ thù,
nhưng ghét kẻ thù của Thiên Chúa là chuyện có trong các thánh vịnh.
“Lạy Chúa kẻ ghét Ngài làm sao con không ghét?...
Con ghét chúng, ghét cay ghét đắng,
chúng trở thành thù địch của chính con” (Tv 139, 21-22).
Đức Giêsu dạy các môn đệ yêu kẻ thù (c. 44),
Nhưng vào sau năm 70, kẻ thù của các môn đệ là ai?
Là quân xâm lược Rôma, là thế giới dân ngoại đang bắt đạo (Mt 10, 22).
Là những người đồng hương thuộc hội đường đang ngược đãi các Kitô hữu.
Là những ai không phải là anh em, nghĩa là những ai không tin Đức Giêsu.
Đức Giêsu mời ta vượt qua khuynh hướng tự nhiên là chỉ yêu kẻ yêu mình.
Tình yêu Kitô vươn đến cả những kẻ ghét và làm hại mình nữa.
Hãy yêu kẻ thù, nhưng yêu lại không phải là một tình cảm tự nhiên.
Yêu là một thái độ của lòng nhân được diễn tả bằng những hành động cụ thể.
Yêu là cầu nguyện cho kẻ bách hại, là chào hỏi và chúc bình an cho họ.
“Tôi luôn cầu nguyện cho người anh em đã bắn vào tôi”,
Đức Gioan Phaolô II đã tuyên bố như thế sau khi hồi phục.
Yêu kẻ thù làm chúng ta được ơn trở nên con cái Cha trên trời (c. 45),
trở nên giống Cha là Đấng ban mặt trời và mưa cho kẻ bất chính.
Trở nên con cái Cha là tiến trình dài một đời,
xuyên qua những hành vi yêu thương vượt trên tự nhiên.
Cha yêu mọi người chẳng trừ ai bằng một tình yêu vô điều kiện.
Chúng ta được mời gọi trở nên hoàn thiện như Cha
nhờ yêu kẻ thù như Cha đã yêu họ (c. 48).
Kẻ thù cũng là anh em tôi, vì họ cũng là con được Cha yêu như tôi.
Chúng ta nên nghĩ đến những kẻ thù của mình, ở rất gần mình,
những người mình không muốn chào hỏi hay nhìn mặt, chỉ muốn nguyền rủa.
Tôi sẽ làm gì để bày tỏ tình yêu tha thứ đối với họ trong Mùa Chay này?
Cầu nguyện:

Lạy Chúa là Thiên Chúa của con,
có những ngày
đón nhận những người khác
là điều vượt quá sức con,
vì con kiêu hãnh, tự hào và yếu đuối.

Lạy Chúa là Thiên Chúa của con,
có những ngày
con không thể nào kính trọng kẻ khác được,
vì ý kiến, vì màu da, vì cái nhìn của người ấy.

Lạy Chúa là Thiên Chúa của con
có những ngày
mà yêu mến người khác
làm cho tim con đau nhói,
vì nỗi sợ hãi, nỗi khổ đau
và những giới hạn của bản thân con.

Lạy Chúa là Thiên Chúa của con
trong những ngày khó khăn đó,
xin hãy nhắc cho con nhớ rằng
tất cả chúng con đều là con cái Chúa
và đừng để con quên lời Chúa nói :
“Điều gì chúng con làm cho người bé nhỏ nhất
là làm cho chính Ta.”
(Trích trong PRIER)

Lm Antôn Nguyn Cao Siêu, SJ


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
24 THÁNG HAI
Chiến Thắng Trên Cám Dỗ
Chúng ta phải có thái độ dứt khoát đối với tội lỗi. Nếu chúng ta không chặt phăng gốc rễ của ích kỷ nơi mình, nó sẽ ngoi lên lại hết lần này đến lần khác. Không dứt khoát một lần đối với căn nguyên ích kỷ nơi mình, chúng ta không thể tiến lên được trên đường lối Thiên Chúa.
Câu chuyện Đức Giêsu bị cám dỗ trong sa mạc là một bài học tuyệt vời cho mỗi người chúng ta. Chúng ta thấy Người quyết liệt nói KHÔNG với trò phỉnh gạt của tham vọng ích kỷ và kiêu căng để hoàn toàn vâng phục tiếng gọi của Thiên Chúa. Bằng cách từ bỏ mọi tham vọng, Người đáp trả trọn vẹn lời Thiên Chúa và đặt mình tùy thuộc thánh ý Thiên Chúa.
Trung thành vâng phục Thánh Kinh xét như là Lời Thiên Chúa, Đức Giêsu đã vượt qua cơn cám dỗ đòi độc lập khỏi Thiên Chúa khi Người nói với tên quỉ cám dỗ rằng: “Người ta không chỉ sống nhờ cơm bánh” (Lc 4, 4). Người đã cự tuyệt cơn cám dỗ tự mình làm phép lạ khi Satan xúi quẩy: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy gieo mình xuống khỏi đây đi nào” (Lc 4, 9). Người cũng cự tuyệt cơn cám dỗ của tham vọng hão huyền và của sự thèm khát quyền lực khi Satan đề nghị tặng cho Người các vương quốc trần gian: “Tôi sẽ cho ông tất cả quyền lực này” (Lc 4, 6). Đức Giêsu đã chiến thắng ba thứ cám dỗ mà dân It-ra-en đã ngã vào trong khi họ rong ruổi ở sa mạc; và Người đã trao cho chúng ta một mẫu gương để biết phải hành động thế nào khi đối diện với những trò lừa phỉnh ấy.
Mùa Chay là một thời gian đặc biệt quan trọng để lắng nghe Lời Chúa – để đặt mình tuân phục Lời Chúa bằng cách từ bỏ con người cũ của mình. Rồi, chúng ta sẽ được chuyển hóa thành những tạo vật mới, sẽ sống theo thánh ý Thiên Chúa chứ không phải theo ý riêng mình. Học nơi gương mẫu và nơi chiến thắng của Đức Giêsu, chúng ta cũng có thể chiến thắng những cám dỗ và tội lỗi trong cuộc đời mình.


Hạnh Các Thánh
 24 Tháng Hai

    Chân Phước Luca Belludi
    (1200 - 1285)


    Năm 1220, khi Thánh Antôn rao giảng cho cư dân ở Padua thì một thanh niên thuộc dòng dõi quý tộc, là Luca Belludi, đã đến với thánh nhân và xin được theo nếp sống của những môn đệ Thánh Phanxicô. Thánh Antôn rất mến mộ tài năng, kiến thức của Luca và đích thân giới thiệu anh với Thánh Phanxicô, sau đó chính thánh nhân đã nhận anh vào dòng.

    Lúc ấy, Luca chỉ mới 20 tuổi, là bạn đồng hành của Thánh Antôn trong những công tác rao giảng, đã săn sóc thánh nhân vào những ngày cuối đời và sau khi Thánh Antôn từ trần, Luca đã thế chỗ của thánh nhân. Sau đó ngài được bổ nhiệm việc quản lý các tu sĩ Phanxicô ở Padua.

    Vào năm 1239, thành phố rơi vào tay quân thù. Những người quý tộc bị tử hình, thị trưởng và hội đồng thành phố bị dẹp bỏ, trường đại học ở Padua từ từ bị đóng cửa và việc xây cất nhà thờ để kính nhớ Thánh Antôn phải bỏ dở. Chính Luca bị trục xuất ra khỏi thành phố nhưng ngài bí mật trở về. Hàng đêm, ngài và thầy quản lý xuống mộ Thánh Antôn trong nguyện đường đang xây cất dở dang để cầu xin sự trợ giúp. Một đêm kia, có tiếng nói vang lên từ ngôi mộ, đảm bảo với các ngài là thành phố sẽ thoát khỏi tay bạo chúa hung dữ.

    Sau khi lời tiên đoán ấy thành sự thật, Luca được bầu làm bề trên tỉnh dòng và sau đó ngài hoàn tất vương cung thánh đường để kính nhớ Thánh Antôn, là thầy của ngài. Trong cuộc đời của Chân Phước Luca, ngài thành lập nhiều tu viện, và cũng như Thánh Antôn, ngài được ơn làm phép lạ. Sau khi từ trần, ngài được an nghỉ trong chính vương cung thánh đường mà ngài đã giúp hoàn tất và được tiếp tục sùng kính cho đến ngày nay.
    
    Trích từ NguoiTinHuu.com


24 Tháng Hai
    Không Khí

    Trong kho tàng văn chương Ấn giáo, có ghi lại câu chuyện như sau: Có một đệ tử đến thưa với vị linh đạo của mình: "Thưa thầy, con muốn gặp Chúa". Vị linh đạo chỉ đáp trả bằng một cái mỉm cười thinh lặng.

    Ngày hôm sau, người môn sinh trở lại và bày tỏ cũng một ước muốn. Vị linh đạo vẫn mỉm cười và tiếp tục giữ thinh lặng cố hữu của ông. Một ngày đẹp trời nọ, ông đưa người thanh niên đến một dòng sông. Thầy trò cùng trầm mình xuống nước. Chờ cho người đệ tử cảm thấy hoàn toàn thoải mái trong dòng nước mát, bất thần vị linh đạo túm lấy anh và dìm xuống nước một hồi lâu. Người thanh niên cố gắng vùng vẫy để trồi lên mặt nước. Lúc bấy giờ vị linh đạo mới hỏi anh: "Khi bị dìm xuống nước như thế, con cảm thấy cần điều gì nhất?". Không một chút suy nghĩ, người đệ tử đáp: "Thưa, con cần có không khí để thở".

    Lúc bấy giờ vị linh đạo mới dẫn giải: "Con có cảm thấy ước ao gặp gỡ Thiên Chúa như vậy không? Nếu con khao khát như thế, con sẽ gặp được Ngài tức khắc. Ngược lại, nếu con không hề có ước muốn ấy, thì dù con có vận dụng tất cả tài trí và cố gắng, con cũng sẽ không bao giờ gặp được Ngài".

    Chúng ta thánh thiện không phải vì chúng ta đã làm việc thiện. Chúng ta thánh thiện không phải vì chúng ta đã tránh được điều xấu. Chúng ta thánh thiện không phải vì chúng ta đã cầu nguyện. Chúng ta thánh thiện không phải vì chúng ta đã sống tử tế. Chúng ta thánh thiện không phải vì chúng ta can đảm. Chúng ta thánh thiện không phải vì chúng ta cố gắng rèn luyện ý chí. Chúng ta thánh thiện không phải vì chúng ta hy sinh phục vụ...

    Sự thánh thiện của chúng ta chính là Thiên Chúa. Chính nhờ tham dự vào sự sống của Ngài mà chúng ta mới có thể làm việc thiện, mới có thể tránh được điều xấu, mới có thể cầu nguyện, mới có thể can đảm, vui tươi...

    Cũng như người đệ tử khao khát gặp Chúa, chúng ta hãy xin Ngài ban cho chúng ta được thông dự vào sự sống của Ngài, để nhờ đó chúng ta mới có thể mang lại hoa trái của sự thánh thiện.

    Trích sách Lẽ Sống


Lectio Divina: Mátthêu 5:43-48
Th By 24 Tháng Hai, 2018
Th By Sau Chúa Nht I Mùa Chay  
             

1.  Li nguyn m đu

Ly Chúa là Thiên Chúa, Chúa là khi đu ca tình yêu.
Chúa tìm kiếm chúng con và nói vi chúng con:
“Ta là Thiên Chúa ca các ngươi; các ngươi là dân Ta.
Chúa yêu thương chúng con trong Đc Giêsu Kitô, Con Chúa.
Ly Chúa, nguyn xin cho tình yêu đáp tr ca chúng con
S vượt khi nhng đòi hi ca bt c l lut nào.
Nguyn xin cho chúng con có th tìm kiếm Chúa và thông hip cùng Ngài
Trong tn cùng sâu thm ca bn thân chúng con
Và xin cho chúng con có th bày t lòng biết ơn ca mình ra vi Chúa
Qua nhng người chung quanh chúng con
Vi mt tình yêu cho đi như ca Chúa.
Chúng con cu xin nh Đc Kitô, Chúa chúng con.

2.  Phúc Âm – Mátthêu 5:43-48

Khi y, Chúa Giêsu phán cùng các môn đ rng: Các con đã nghe dy: Ngươi hãy yêu thân nhân, và hãy thù ghét đch thù. Còn Ta, Ta bo các con: Hãy yêu thương thù đch và làm ơn cho nhng k ghét các con; hãy cu nguyn cho nhng ai bt b và nguyn ra các con, đ như vy các con nên con cái ca Cha các con, Đng ng trên tri: Người khiến mt tri mc lên cho người lành k d, và cho mưa xung trên người liêm khiết và k bt lương.
Vì nếu các con yêu thương nhng ai mến trng các con, thì các con được công phúc gì? Các người thu thuế không làm như thế ư? Nếu các con ch chào hi anh em mình thôi, thì các con đâu có làm chi hơn? Nhng người ngoi giáo không làm như thế ư?
Vy các con hãy nên hoàn ho như Cha các con trên tri là Đng hoàn ho.

3.  Suy Nim

 Trong bài Tin Mng hôm nay, chúng ta thy Chúa Giêsu đã gii thích điu răn: Ch giết người trong mt cách mà vic tuân gi nó có th đưa đến vic thc hành tình yêu thương. Ngoài vic nói rng: Ch giết người (Mt 5:21), Chúa Giêsu đã trích dn thêm bn điu răn khác ca l lut dy người xưa rng: Ch ngoi tình, (Mt 5:27), Ch làm chng di (Mt 5:33), Mt đn mt, răng đn răng (Mt 5:38), và trong bài Tin Mng hôm nay: Hãy yêu đng loi và hãy ghét k thù” (Mt 5:43). Trong c năm ln, Chúa Giêsu ch trích và kin toàn cách người xưa tuân gi nhng gii răn này và ch ra cách thc mi đ đt được mc tiêu ca l lut, đó là thc hành lòng yêu thương (Mt 5:22-26; 5:28-32; 5-34-37; 5:39-42; 5:44-48).
 Yêu thương k thù. Trong bài Tin Mng hôm nay, Chúa Giêsu trích dn l lut c xưa dy rng: Ngươi hãy yêu thân nhân, và hãy thù ghét đch thù. Nhng dòng ch này không được tìm thy như thế trong Cu Ước. Nói đúng hơn đó là mt câu hi tâm lý ca thi đi, theo đó thì trong thc tế chng có vn đ gì nếu mà người ta thù ghét k đch thù ca mình. Chúa Giêsu đã không đng ý và nói rng: Nhưng Ta bo các con: Vì nếu các con yêu thương nhng ai mến trng các con, thì các con được công phúc gì? Các người thu thuế không làm như thế ư? Nếu các con ch chào hi anh em mình thôi, thì các con đâu có làm chi hơn? Nhng người ngoi giáo không làm như thế ư? Vì thế, các con không được đt gii hn cho tình yêu ca các con, như Cha các con trên tri đã không gii hn tình yêu ca Ngài. Và Chúa Giêsu ban cho chúng ta bng chng. Vào gi phút lâm chung ca mình, Chúa đã thc hành nhng gì Người ging dy.
 Ly Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết vic chúng làm. Mt quân lính cm ly c tay ca Chúa Giêsu và đt lên thanh g ngang ca thp giá, ly đinh và bt đu dùng búa đóng vào đó. Nn vài ln. Máu đã chy xung. Thân th Chúa Giêsu đã on lên vì đau đn. Quân lính, k đánh thuê, dt nát, không ý thc được nhng vic hn đang làm, và v nhng gì đang xy ra chung quanh hn, đã tiếp tc nn búa như th nn đinh vào mt bc tường ca nhà hn và đ treo mt bc tranh lên. Vào lúc y, Chúa Giêsu cu nguyn cho quân lính là k hành h Người và chuyn li khn cu ca mình vi Chúa Cha: Ly Cha, xin tha cho chúng! Vì chúng không biết vic chúng làm! Chúa đã yêu thương c quân lính là k đã giết Chúa. Ngay c khi mun vi tt c sc mnh, vic thiếu lòng nhân đo đã không thành công đ giết chết bn năng ca Chúa Giêsu, lòng nhân ái và tình yêu thương! Chúa s b b tù, chúng s ph nh vào Người, s chê cười và nho báng Người; chúng s biến Người thành mt v vua gi, tn phong Người vi mão gai, s hành h Người, s bt Người phi đi diu qua các đường ph như mt tên ti đ, phi nghe nhng li lăng m ca  gii thm quyn tôn giáo; trên đi Canvê, h s bt Người phi hoàn toàn trn trung trước mt thiên h. Nhưng s đc hi ca vic thiếu lòng nhân đo đã không chiếm hu được ngun mch tình yêu và lòng nhân ái xut phát t bên trong con người ca Chúa Giêsu. Dòng nước tình yêu xut phát t bên trong thì mnh m hơn là s đc hi ca thù hn đến t bên ngoài. Nhìn người lính, Chúa Giêsu cm thy bun và đã cu nguyn cho anh ta và cho mi người: Ly Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết vic chúng làm! Chúa Giêsu, trong tinh thn đoàn kết, gn như là xin li cho nhng k đang hành h và tra tn mình. Chúa ging như mt người anh đi vi các người em sát nhân đến trước mt Quan Tòa và, Người là nn nhân ca chính anh em mình, thưa vi quan tòa: H là các anh em ca tôi, ngài biết là h không biết gì. Xin hãy tha th cho h! H s tr nên tt hơn! Chúa đã yêu mến k thù!
 Các con hãy nên hoàn ho như Cha các con trên tri là Đng hoàn ho. Chúa Giêsu không ch đơn thun mun làm hong s, bi vì điu này s vô ích. Người mun thay đi cách loài người sng chung vi nhau. S đi mi mà Người mun xây dng đến t kinh nghim mi mà Người có vi Thiên Chúa, Chúa Cha, đy du dàng, Đng chp nhn tt c mi người! Nhng li đe da đi vi người giàu có không th là cơ hi tr thù cho người nghèo. Chúa Giêsu ra lnh rng chúng ta phi có thái đ ngược li: Hãy yêu thương thù đch! Tình yêu đích thc không th ph thuc vào nhng gì mà người ta nhn được t k khác. Tình yêu là phi ước mun điu tt lành cho k khác bt k nhng gì h đã làm cho tôi. Bi vì đây là phương cách mà tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta.

4.  Mt vài câu hi gi ý cho vic suy gm cá nhân

 Yêu thương k thù đch. Tôi có kh năng yêu thương thù đch ca tôi không?
– Chiêm ngưỡng Chúa Giêsu, trong thinh lng Đng đang trong gi lâm chung ca mình, Chúa đã yêu thương k thù là k đã giết hi Người.

5.  Li nguyn kết

Hnh phúc thay ai sng đi hoàn thin,
Biết noi theo lut pháp CHÚA TRI.
Hnh phúc thay k tuân hành ý Chúa,
Hết lòng hết d kiếm tìm Người.
(Tv 119:1-2) 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét