08/09/2018
Thứ bảy tuần 22 thường niên
SINH NHẬT ĐỨC TRINH NỮ MARIA.
Lễ kính.
* Sinh nhật của Đức Maria
vượt hẳn cả sinh nhật của thánh Gioan, vị Tiền Hô. Sinh nhật của Đức Maria loan báo Sinh Nhật của Đức Giêsu, là khúc dạo đầu của Tin Mừng. Một người con
gái ra đời trong gia đình bà Anna và
ông Gioakim đã làm cho “niềm hy vọng và bình minh ơn cứu độ mọc lên chiếu soi thế giới”. Chính vì thế, Hội Thánh mời gọi chúng ta cử hành
ngày lễ này trong tâm tình hân hoan.
BÀI ĐỌC I: Mk 5, 2-5a
(Hr 1-4a)
“Đến khi người nữ phải sinh, sẽ
sinh con”.
Trích sách Tiên tri
Mikha.
Đây lời Chúa phán: “Hỡi
Bêlem Ephrata, ngươi nhỏ nhất trong trăm ngàn phần đất Giuđa, nhưng nơi ngươi sẽ
xuất hiện một Đấng thống trị Israel, và nguồn gốc Người có từ nguyên thuỷ, từ
muôn đời. Vì thế, Người sẽ bỏ dân Người, cho đến khi một người nữ phải sinh, sẽ
sinh con. Số còn lại trong anh em Người sẽ trở về với con cái Israel. Người sẽ
đứng vững và chăn dắt trong sức mạnh của Chúa, trong thánh danh cao cả của Chúa
là Thiên Chúa của Người. Và họ sẽ trở về, vì bấy giờ Người sẽ nên cao trọng cho
đến tận cùng trái đất. Vì vậy, Người sẽ là chính sự bình an”. Đó là lời Chúa.
Hoặc đọc: Rm 8, 28-30
“Những kẻ Chúa đã biết trước
thì Người đã tiền định họ”.
Trích thư của Thánh
Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, chúng
ta biết rằng những kẻ yêu mến Thiên Chúa, thì Người giúp họ được sự lành. Họ là
những người theo dự định của Chúa, được kêu gọi nên thánh. Vì chưng, những kẻ
Chúa đã biết trước, thì Người đã tiền định cho họ nên giống hình ảnh Con Người,
để Ngài trở nên trưởng tử giữa đoàn anh em đông đúc. Nhưng những ai Người đã tiền
định, thì Người cũng kêu gọi; và những ai Người đã kêu gọi thì Người cũng làm
cho nên công chính; mà những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho họ được vinh quang. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 12, 6ab. 6cd
Đáp: Con sẽ hớn hở
vui mừng trong Chúa (c. Is 91,9a).
Xướng: 1) Xin chớ để kẻ
thù con hân hoan vì con quỵ ngã: bởi con đã tin cậy vào đức từ bi của Chúa. –
Đáp.
2) Xin cho lòng con
hân hoan vì ơn Ngài cứu độ; con sẽ hát mừng Chúa, vì Ngài ban ân huệ cho con. –
Đáp.
ALLELUIA:
Alleluia, alleluia!
– Lạy Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ là người có phúc và rất đáng mọi lời ca tụng, vì Mẹ
đã sinh ra Mặt trời Công Chính là Đức Kitô, Chúa chúng con. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Mt 1, 1-16.
18-23
“Bà đã thụ thai bởi phép Đức
Chúa Thánh Thần”.
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Matthêu.
Sách gia phả của Chúa
Giêsu Kitô, con vua Đavít, con của Abraham. Abraham sinh Isaac; Isaac sinh
Giacóp; Giacóp sinh Giuđa và các anh em người. Giuđa sinh Phares và Zara bởi bà Thamar; Phares
sinh Esrom; Esrom sinh Aram; Aram sinh Aminadab; Aminadab sinh Naasson; Naasson
sinh Salmon; Salmon sinh Booz do bà Rahab; Booz sinh Giobed do bà Rút. Giobed
sinh Giêsê; Giêsê sinh vua Đavít.
Đavít sinh Salomon do
bà vợ của Uria; Salomon sinh Robo-am; Roboam sinh Abia; Abia sinh Asa; Asa sinh
Giosaphát; Giosaphát sinh Gioram; Gioram sinh Ozia; Ozia sinh Gioatham;
Gioatham sinh Achaz; Achaz sinh Ezekia; Ezekia sinh Manas-se; Manasse sinh
Amos; Amos sinh Giosia; Giosia sinh Giêconia và các em trong thời lưu đày ở Babylon.
Sau thời lưu đày ở
Babylon, Giêconia sinh Salathiel; Sala-thiel sinh Zorababel; Zorababel sinh
Abiud; Abiud sinh Eliakim; Eliakim sinh Azor; Azor sinh Sađoc; Sađoc sinh Akim;
Akim sinh Eliud; Eliud sinh Eleazar; Eleazar sinh Mathan; Mathan sinh Giacóp;
Giacóp sinh Giuse, là bạn của Maria, mẹ của Chúa Giêsu gọi là Đức Kitô.
Chúa Kitô giáng sinh
trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về
chung sống với nhau, đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse, chồng Bà, là
người công chính, không muốn tố giác Bà, nên mới định tâm lìa bỏ Bà cách kín
đáo. Nhưng đang khi định tâm như vậy, thì thiên thần hiện đến cùng ông trong giấc
mơ và bảo: “Hỡi Giuse con vua Đavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình,
vì Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần; Bà sẽ sinh hạ một Con trai mà
ông đặt tên là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Mình khỏi tội”. Tất cả sự kiện
này đã được thực hiện để làm trọn lời Chúa dùng miệng tiên tri phán xưa rằng:
“Này đây một trinh nữ
sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel,
nghĩa là Thiên Chúa-ở-cùng-chúng-ta”. Đó là lời Chúa.
Hoặc bài vắn này: Mt 1,
18-23
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Matthêu.
Chúa Kitô giáng sinh
trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về
chung sống với nhau, đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse, chồng Bà, là
người công chính, không muốn tố giác Bà, nên mới định tâm lìa bỏ Bà cách kín
đáo. Nhưng đang khi định tâm như vậy, thì thiên thần hiện đến cùng ông trong giấc
mơ và bảo: “Hỡi Giuse con vua Đavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình,
vì Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần; Bà sẽ sinh hạ một Con trai mà
ông đặt tên là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Mình khỏi tội”. Tất cả sự kiện
này đã được thực hiện để làm trọn lời Chúa dùng miệng tiên tri phán xưa rằng:
“Này đây một trinh nữ
sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel,
nghĩa là Thiên Chúa-ở-cùng-chúng-ta”. Đó là lời Chúa
SUY NIỆM : Gia phả của
Chúa Giêsu Kitô
Hôm nay, lễ sinh nhật
Ðức Mẹ, quyển gia phả của Chúa Giêsu mà Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe và suy
niệm trong ngày sinh của Ðức Mẹ có một ý nghĩa đặc biệt. Quyển gia phả này được
chia thành 3 phần: Phần thứ nhất kể tên các vị tổ phụ, phần thứ hai nhắc đến
các vua trước thời lưu đày bên Babylon, và phần thứ ba dành cho các vua sau thời
lưu đày.
Tất cả những tên tuổi
được nhắc đến trong quyển gia phả của Chúa Giêsu gợi lên cho chúng ta chương
trình và sự lựa chọn vô cùng lạ lùng của Thiên Chúa.
Quả thật, gia phả của
Chúa Giêsu như được thánh Máthêu dựng lại là một dòng sông lịch sử được dệt bởi
rất nhiều tội nhân và những kẻ gian ác, nhưng lịch sử ấy lại cũng là lịch sử của
tình yêu và lòng thương xót của Chúa. Chúa Giêsu cũng đã hành xử theo cung cách
ấy của Thiên Chúa, Ngài đã chọn Phêrô là kẻ đã chối Ngài, Ngài đã chọn Phaolô
là kẻ đã bách hại Giáo Hội của Ngài.
Thông thường, khi viết
về lịch sử của dân tộc, người ta thường che dấu những thất bại để chỉ đề cao những
chiến thắng, các bậc anh hùng và những hành động lẫm liệt của họ. Lịch sử của
ơn cứu độ đã không được viết như thế, Thiên Chúa đã viết thẳng bằng những đường
cong, Ngài đã chọn viên đá bị loại ra làm viên đá góc tường, Ngài đã chọn những
con người yếu đuối và tội lỗi để thực hiện chương trình cứu độ của Ngài. Chính
trong dòng sông đầy tội lỗi ấy mà Mẹ Ngài đã được sinh ra để chuẩn bị cho Ngài
một chỗ trong lịch sử nhân loại. Chính vì là thành phần của một nhân loại tội lỗi
mà Mẹ mới có thể sinh ra Chúa Giêsu như một con người hoàn toàn như chúng ta,
ngoại trừ tội lỗi. Chính vì sinh ra trong một gia đình tội lỗi mà Mẹ mới có thể
cảm thông với những yếu đuối bất toàn của kiếp người. Chính vì gắn liền với một
lịch sử đầy những phản bội hất ngã mà Mẹ mới là nơi nương tựa cho những người tội
lỗi. Còn lời kinh nào xứng hợp để dâng lên Mẹ trong ngày sinh của Mẹ cho bằng lời
kinh Kính Mừng: "Thánh Maria, Ðức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có
tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen".
(Trích trong ‘Mỗi Ngày
Một Tin Vui’)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Kính Sinh Nhật Đức Mẹ
Bài đọc: Mic
5:1-4a; Mt 1:1-16, 18-23.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Đức Mẹ là Mẹ
Đấng Cứu Thế.
Vào năm 431, Giáo Hội
nhóm họp Công Đồng tại Thánh Đường Đức Mẹ Maria tại Ephesus, để tuyên bố tín điều
“Đức Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa.” Lý do có tín điều này vì giám-mục Nestorius của
Constantinople, tuy công nhận Chúa Giêsu mang hai bản tính: Thiên Chúa và nhân
loại; nhưng vì bản tính nhân loại bị ảnh hưởng bởi tội lỗi, nên Đức Mẹ chỉ là Mẹ
Đức Kitô, chứ không phải là Mẹ Thiên Chúa.
Các Bài Đọc hôm nay tập
trung trong việc tìm về nguồn gốc của Đức Kitô. Trong Bài Đọc I, tiên-tri Micah
nói trước 700 năm về sự xuất hiện của Đấng Thiên Sai: Ngài thuộc giòng tộc của
vua David; tuy sinh ra trong thời gian, nhưng Ngài có trước từ đời đời; và tuy
sinh ra trong thân phận con người, nhưng Ngài dùng uy danh của Thiên Chúa mà
cai trị nhân loại. Trong Phúc Âm, Matthew bắt đầu Tin Mừng với gia phả đầy đủ của
Đức Kitô, kéo dài cho tới vua David, tới tổ-phụ Abraham. Đức Kitô tuy sinh ra
trong gia phả con người; nhưng không theo cách thức con người, vì Mẹ Maria mang
thai là bởi quyền năng của Thánh Thần.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống
lãnh Israel.
1.1/ Lời tiên đoán của
tiên-tri Micah về Đấng Cứu Thế: Tiên-tri
Micah sống khoảng 700 BC, nói về nơi xuất hiện của Đấng Cứu Thế: “Phần ngươi, hỡi
Bethlehem Ephrathah, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Judah, từ nơi ngươi,
Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Israel.” Bethlehem là chỗ sinh
trưởng của vua David, cách khoảng 7 km về phía Nam của Jerusalem. Vua David thuộc
chi tộc Judah. Ephrathite là một thị tộc nhỏ bé nhất của chi tộc Judah, thị tộc
này định cư ở Ephrathah.
Tiên-tri Micah tiên
đoán Đấng Cứu Thế sẽ sinh ra trong tương lai; “nhưng nguồn gốc của Người có từ
thời trước, từ thuở xa xưa.” Gioan Tẩy Giả cũng tuyên bố về Đấng Cứu Thế như
sau: “Người đến sau tôi; nhưng có trước tôi” (Jn 1:15). Cả hai đều có ý muốn
nói về Đấng Cứu Thế như sau: xét về nguồn gốc, Đấng Cứu Thế hiện hữu trước;
nhưng xét về thời gian sinh ra, Ngài có sau. Trong Tin Mừng Matthew, khi ba nhà
đạo sĩ từ phương Đông mất ánh sao dẫn đường, họ vào Jerusalem để hỏi về nơi
sinh của vua dân Do-thái. Nhà vua cho triệu tập các thượng tế và kinh sư để tra
cứu về nơi sinh của Đấng Cứu Thế, và họ tìm ra tại Bethlehem, xứ Judah, theo lời
của tiên tri Micah đã viết (Mt 2:5-6).
1.2/ Uy quyền của Đấng Cứu
Thế: Tuy sinh ra như một con người; nhưng
“Ngài sẽ dựa vào quyền lực Đức Chúa, vào uy danh Đức Chúa, Thiên Chúa của Người,
mà đứng lên chăn dắt họ. Họ sẽ được an cư lạc nghiệp, vì bấy giờ quyền lực Người
sẽ trải rộng ra đến tận cùng cõi đất.”
Những gì tiên-tri Micah
tiên đoán về triều đại của Đấng Cứu Thế đều được hoàn tất bởi Đức Kitô. Ngài được
Chúa Cha ban cho mọi quyền hành trên trời cũng như dưới đất; và Ngài
dùng quyền này để khống
chế ma quỉ, sóng gió, chữa lành mọi bệnh tật, và tiêu diệt kẻ thù cuối cùng của
con người là sự chết. Sau đó, Ngài sẽ lên ngôi cai trị, dân chúng sẽ được mọi sự
lành bằng an, và triều đại của Ngài sẽ kéo dài đến vô tận.
2/ Phúc Âm: Đây là gia phả Đức Giêsu Kitô, con vua David, con tổ phụ
Abraham.
2.1/ Sự quan trọng của
gia phả: Truyền thống Do-thái đề cao sự quan
trọng của gia phả. Trong Cựu Ước, chúng ta gặp nhiều lần những đề cập đến gia
phả (x/c Gen 5:1, 10:1, 11:10, 27). Sở dĩ người Do-thái quan trọng hóa gia phả
là vì họ muốn xem ai thuộc giòng tộc hoàn hảo nhất, không bị ảnh hưởng bởi
giòng máu ngoại lai. Khi một người bị quá nhiều giòng máu ngoại lai, người ấy
có thể bị mất đặc quyền được gọi là người Do-thái, Dân Riêng của Thiên Chúa. Một
thầy tư tế phải chứng minh mình thuộc giòng tộc của Aaron; và nếu thầy tư tế đó
kết hôn, người đàn bà đó phải có gia phả rõ ràng, ít nhất là năm đời. Khi Ezra
thành lập hàng tư tế sau khi từ chốn lưu đày trở về, ông đã từ chối chức tư tế
của: con cái của Habaiah, con cái của Koz, và con cái của Barzillai; vì ông
không tìm thấy gia phả của họ trong Thượng Hội Đồng (x/c Ezra 2:62).
2.2/ Những điều quan trọng
tìm thấy trong gia phả của Đức Kitô: Gia phả
của Ngài được chia làm 3 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn gồm 14 đời:
(1) Từ tổ-phụ Abraham
tới vua David: Thời của tổ-phụ Abraham đánh dấu việc Thiên Chúa chọn dân tộc
Israel và hứa sẽ ban cho ông con cháu đông đúc và dẫn vào Đất Hứa. Thời của vua
David đánh dấu sự lớn mạnh của vương quốc Israel. Đây là thời đại hoàng kim của
Israel, vì vua David đã thống nhất 12 chi tộc Israel, mở rộng bờ cõi và lên
ngôi cai trị họ. Danh xưng của Chúa Giêsu là “Con vua David” đã được nhắc tới
58 lần bởi các nhân vật khác nhau trong Tân Ước, chứng tỏ người Do-thái rất
quan tâm đến gia phả của Đức Kitô. Họ chờ đợi Đấng Thiên Sai, xuất thân từ
giòng dõi vua David, sẽ đến giải phóng họ khỏi tay quân thù, và lên ngôi cai trị
muôn đời.
(2) Từ vua David tới
Thời Lưu Đày bên Babylon: Sau thời của David, vương quốc Israel bắt đầu xuống dốc:
bắt đầu bằng việc chia đôi đất nước, chạy theo vua chúa và các thần ngoại bang,
vương quốc miền Bắc bị rơi vào tay của vua Assyria năm 721 BC, vương quốc miền
Nam bị rơi vào tay của vua Babylon năm 587 BC. Từ vua quan đến dân chúng đều bị
dẫn đi lưu đày trong vòng 50 năm cho đến năm 538 BC, khi vua Ba-tư là Cyrus
nghe lời Thiên Chúa phóng thích cho dân Do-thái được hồi hương.
(3) Từ Thời Lưu Đày
bên Babylon đến Đức Kitô: Đây được coi là thời gian hy vọng vào Đấng Thiên Sai,
mà nhiều ngôn sứ loan báo, sẽ đến. Ezra và Nehemiah lãnh đạo việc xây dựng lại
Đền Thờ và khôi phục đất nước. Phần lớn người Do-thái chỉ quan tâm đến việc giải
phóng đất nước khỏi tay quân thù; vì thế, họ chờ đợi một Đấng Thiên Sai uy quyền,
sẽ dùng sức mạnh và quyền năng để tiêu diệt quân thù, và khôi phục địa vị cho
vương quốc Israel như thời vua David.
2.3/ Thời đại của Đức
Kitô, Đấng cứu Thế: Theo gia phả con người,
Chúa Giêsu là con ông Giuse và bà Maria. Ông Giuse là con vua David và Chúa
Giêsu cũng sinh ra tại Bethlehem, nơi mà vua David đã sinh ra. Trình thuật
Matthew nói rõ Maria có thai là “do quyền năng Chúa Thánh Thần.” Khi thấy Maria
có thai trước khi hai ông bà về chung sống; ông Giuse, chồng bà, là người công
chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông đang
toan tính như vậy, thì sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông
Giuse, con vua David, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu
mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên
cho con trẻ là Giêsu.”
+ Chính Chúa Giêsu sẽ
cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ: Ngược lại với lòng mong muốn của đa số dân
Do-thái về một Đấng Thiên sai uy quyền, sẽ đến giải phóng dân khỏi ách nô lệ của
ngoại bang; Đức Kitô chấp nhận thân phận của một Đấng Thiên Sai đau khổ: chịu
chết trên Thập Giá, để giải thoát toàn dân khỏi quyền lực của tội lỗi và sự chết.
+ Tất cả sự việc này
đã xảy ra là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ Isaiah: “Này
đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ
là Emmanuel, nghĩa là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” (Isa 7:14). Bản Bảy Mươi
dùng chữ “pathernon” để chỉ “trinh-nữ;” trong khi Bản MT, dùng chữ “almah:”
có thể là một người phụ nữ trẻ hay một người đồng trinh. Truyền thống Công Giáo
dùng cả Isa 7:14 và Mt 1:18 để xác tín: Mẹ Maria trọn đời đồng trinh.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta phải tin
các tín điều đã được nghiên cứu cẩn thận và được tuyên bố bởi Giáo-Hội qua các
Công Đồng. Đừng để các lạc thuyết mê hoặc chúng ta.
– Thiên Chúa đã chuẩn
bị cho nhân loại ngay từ đầu một Kế Hoạch Cứu Độ. Theo Kế-hoạch này, Đức Kitô sẽ
đến trong thân xác con người để chuộc tội cho con người.
Linh mục Anthony
Đinh Minh Tiên, OP
08/09/2018 – THỨ BẢY TUẦN 22 TN
Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Ma-ri-a
M1 1,1-16.18-23
MA-RI-A, TẶNG PHẨM TUYỆT VỜI CỦA THIÊN CHÚA
Mẹ Người là Ma-ri-a đính hôn với Giu-se, trước khi về chung sống với
nhau, thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. (Mt 1,18)
Suy niệm: Có lần các du khách đang
thăm viếng các hang động Carlsbad nổi tiếng ở Mexico thì đèn đuốc bỗng nhiên tắt
ngúm. Trong đám người quờ quạng trong bóng tối có hai em bé khóc thét lên vì
khiếp sợ. Lúc đó người mẹ của hai em lên tiếng bảo: “Các con đừng sợ. Sẽ có người
bật đèn sáng trở lại cho chúng ta…” Trình thuật của sách Sáng Thế về tội nguyên
tổ tiên báo một người nữ sẽ đạp dập đầu con rắn. Đó là tia sáng an ủi và hy vọng
cho nhân loại đang chìm trong bóng tối tội lỗi đầy sợ hãi và thất vọng. Tia
sáng đó trở thành chùm sáng trong ngày sinh của Đức Ma-ri-a báo hiệu hừng đông
của kỷ nguyên ơn cứu độ đang đến gần. Mẹ là tặng phẩm tuyệt vời của Thiên Chúa
dành cho toàn thể nhân loại “bởi Mẹ sinh ra Mặt Trời Công Chính là Chúa Ki-tô,
Người đã chiến thắng sự chết và ban cho chúng ta sự sống đời đời” (Đức Gioan
Phaolô II).
Mời Bạn: Mừng sinh nhật Mẹ Ma-ri-a
là dịp để tạ ơn Chúa về kỳ công Chúa làm nơi Mẹ để thực hiện chương trình cứu độ
chúng ta. Bạn có cảm nhận được sự kỳ diệu đó không? Và nhất là bạn có cảm nhận
được niềm vui và niềm hy vọng vì được có Đức Ma-ri-a là “Mẹ sinh ra Mặt Trời
Công Chính là Chúa Kitô” và cũng là Mẹ của chúng ta không?
Chia sẻ: Cách bạn tôn sùng Mẹ có diễn tả niềm vui và hy vọng cứu độ
không?
Sống Lời Chúa: Bạn có món quà gì mừng
sinh nhật Mẹ Ma-ri-a chưa? Bạn đừng quên kinh Mân Côi là kinh mà Mẹ ưa thích nhất
đó!
Cầu nguyện: Đọc/hát
kinh Magnificat để tạ ơn Thiên Chúa.
(5 Phút Lời Chúa)
Bà sẽ sinh con trai (08.9.2018 – Sinh nhật Đức
Trinh nữ Maria)
Suy niệm:
Một bé gái được sinh ra ở ngôi làng Nadarét,
thuộc vùng Galilê, nước Do Thái, cách đây hơn hai mươi thế kỷ.
Trong một xã hội trọng nam khinh nữ, điều ấy đâu có gì là quan trọng!
Nhưng dưới mắt Thiên Chúa, em bé này thật là một kiệt tác,
bởi lẽ tất cả những gì tốt đẹp nhất làm được, thì Ngài đã làm cho em.
Ngay từ khi em còn trong bụng mẹ,
Thiên Chúa đã chuẩn bị em cho một sứ mạng hết sức lớn lao,
sứ mạng trở nên Mẹ của Đấng Cứu Thế, Mẹ của Ngôi Lời nhập thể.
Em bé ấy tên là Maria.
thuộc vùng Galilê, nước Do Thái, cách đây hơn hai mươi thế kỷ.
Trong một xã hội trọng nam khinh nữ, điều ấy đâu có gì là quan trọng!
Nhưng dưới mắt Thiên Chúa, em bé này thật là một kiệt tác,
bởi lẽ tất cả những gì tốt đẹp nhất làm được, thì Ngài đã làm cho em.
Ngay từ khi em còn trong bụng mẹ,
Thiên Chúa đã chuẩn bị em cho một sứ mạng hết sức lớn lao,
sứ mạng trở nên Mẹ của Đấng Cứu Thế, Mẹ của Ngôi Lời nhập thể.
Em bé ấy tên là Maria.
Hôm nay Hội Thánh mừng sinh nhật của Đức Maria.
Ngày bé gái Maria chào đời, Thiên Chúa chan chứa mừng vui và hy vọng.
Maria vừa là quà tặng tuyệt vời của Thiên Chúa cho nhân loại,
vừa là đại diện của nhân loại để đón nhận ơn cứu độ từ trời cao.
Thiên Chúa cần một người mẹ xứng đáng cho Con Một của mình.
Ngài muốn Con của mình được sinh ra từ cung lòng của một phụ nữ,
để Người Con chí thánh ấy thực sự là người trọn vẹn.
Maria được chọn để làm người mẹ ấy, dù chẳng có công chi.
Vì thế ngay từ giây phút đầu tiên, khi thai nhi Maria còn trong bụng mẹ,
Thiên Chúa đã ưu ái ban dồi dào ơn thánh, đã bao bọc em trong tình yêu.
Em được gìn giữ khỏi những vết nhơ của tội nguyên tổ.
Ngày bé gái Maria chào đời, Thiên Chúa chan chứa mừng vui và hy vọng.
Maria vừa là quà tặng tuyệt vời của Thiên Chúa cho nhân loại,
vừa là đại diện của nhân loại để đón nhận ơn cứu độ từ trời cao.
Thiên Chúa cần một người mẹ xứng đáng cho Con Một của mình.
Ngài muốn Con của mình được sinh ra từ cung lòng của một phụ nữ,
để Người Con chí thánh ấy thực sự là người trọn vẹn.
Maria được chọn để làm người mẹ ấy, dù chẳng có công chi.
Vì thế ngay từ giây phút đầu tiên, khi thai nhi Maria còn trong bụng mẹ,
Thiên Chúa đã ưu ái ban dồi dào ơn thánh, đã bao bọc em trong tình yêu.
Em được gìn giữ khỏi những vết nhơ của tội nguyên tổ.
Nhưng những ơn siêu phàm của Thiên Chúa không bóp chết tự do,
không cưỡng ép Maria phải chấp nhận một định mệnh có sẵn,
dù Thiên Chúa đã dành cho Maria một chỗ trong chương trình cứu độ.
Bé gái Maria đã lớn lên, đã thành một thiếu nữ, đã đính hôn với Giuse.
Chị Maria đã đi con đường tự nhiên của các thiếu nữ Do Thái.
Ơn Chúa tuy không làm cho Maria mang bề ngoài khác hẳn mọi người,
nhưng vẫn âm thầm hoạt động mãnh liệt nơi tâm hồn của Chị.
Maria đã mềm mại để Thiên Chúa thì thầm với mình về dự định của Ngài.
Dự định ấy có thể làm đảo lộn những gì Chị ước mơ.
Khác với bà Evà, Chị tự nguyện buông đời mình để Chúa sử dụng.
Cả tình yêu và hôn nhân với Giuse, bây giờ cũng mang ý nghĩa mới.
Maria tin tưởng để Thiên Chúa dắt mình đi vào những lối chưa tường.
không cưỡng ép Maria phải chấp nhận một định mệnh có sẵn,
dù Thiên Chúa đã dành cho Maria một chỗ trong chương trình cứu độ.
Bé gái Maria đã lớn lên, đã thành một thiếu nữ, đã đính hôn với Giuse.
Chị Maria đã đi con đường tự nhiên của các thiếu nữ Do Thái.
Ơn Chúa tuy không làm cho Maria mang bề ngoài khác hẳn mọi người,
nhưng vẫn âm thầm hoạt động mãnh liệt nơi tâm hồn của Chị.
Maria đã mềm mại để Thiên Chúa thì thầm với mình về dự định của Ngài.
Dự định ấy có thể làm đảo lộn những gì Chị ước mơ.
Khác với bà Evà, Chị tự nguyện buông đời mình để Chúa sử dụng.
Cả tình yêu và hôn nhân với Giuse, bây giờ cũng mang ý nghĩa mới.
Maria tin tưởng để Thiên Chúa dắt mình đi vào những lối chưa tường.
Bài Tin Mừng hôm nay về màu nhiệm Nhập thể, gồm ba tiếng Xin Vâng.
Tiếng Xin Vâng thứ nhất của Đức Giêsu, Con Thiên Chúa,
được thụ thai bởi quyền năng Thánh Thần, để cứu dân mình khỏi tội.
Tiếng Xin Vâng thứ hai của Đức Maria, cô trinh nữ làng Nadarét.
Maria đã đón lấy Đấng Cứu thế bằng cả tâm hồn và thân xác mình.
Tiếng Xin Vâng thứ ba của Thánh Giuse, người bạn đời của Đức Maria.
Nghe lời trong giấc mơ, và vâng lời khi thức dậy.
Nhờ tiếng Xin Vâng này mà Con Thiên Chúa có chỗ dựa của người cha,
và Maria được tiếp nhận như một người vợ đàng hoàng.
Mỗi lần mừng sinh nhật của mình, chúng ta lại nhớ đến ước mơ của Chúa về ta.
Vẫn cần những tiếng Xin Vâng của tôi để Thiên Chúa cứu cả thế giới.
Tiếng Xin Vâng thứ nhất của Đức Giêsu, Con Thiên Chúa,
được thụ thai bởi quyền năng Thánh Thần, để cứu dân mình khỏi tội.
Tiếng Xin Vâng thứ hai của Đức Maria, cô trinh nữ làng Nadarét.
Maria đã đón lấy Đấng Cứu thế bằng cả tâm hồn và thân xác mình.
Tiếng Xin Vâng thứ ba của Thánh Giuse, người bạn đời của Đức Maria.
Nghe lời trong giấc mơ, và vâng lời khi thức dậy.
Nhờ tiếng Xin Vâng này mà Con Thiên Chúa có chỗ dựa của người cha,
và Maria được tiếp nhận như một người vợ đàng hoàng.
Mỗi lần mừng sinh nhật của mình, chúng ta lại nhớ đến ước mơ của Chúa về ta.
Vẫn cần những tiếng Xin Vâng của tôi để Thiên Chúa cứu cả thế giới.
Cầu nguyện:
Lạy Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa,
xin gìn giữ nơi con quả tim của trẻ thơ
tinh tuyền và trong ngần như dòng suối.
xin gìn giữ nơi con quả tim của trẻ thơ
tinh tuyền và trong ngần như dòng suối.
Xin ban cho con quả tim đơn sơ,
mau quên những nỗi buồn phiền.
Một quả tim hào hiệp dám hiến thân,
dịu dàng để cảm thông.
Một quả tim trung thành và quảng đại,
không quên ơn, không báo oán.
mau quên những nỗi buồn phiền.
Một quả tim hào hiệp dám hiến thân,
dịu dàng để cảm thông.
Một quả tim trung thành và quảng đại,
không quên ơn, không báo oán.
Xin tạo cho con quả tim hiền từ và khiêm tốn,
yêu mà không mong được yêu lại,
hân hoan xóa mình đi
để Con của Mẹ có chỗ trong lòng người khác.
yêu mà không mong được yêu lại,
hân hoan xóa mình đi
để Con của Mẹ có chỗ trong lòng người khác.
Một quả tim vĩ đại và bất khuất,
không khép lại trước những kẻ vô ơn,
không chán nản trước người lạnh nhạt.
Một quả tim khắc khoải
lo tìm vinh danh Chúa Giêsu Kitô,
quả tim mang vết thương vì yêu Ngài,
vết thương chỉ lành
khi được sống với Ngài trên trời. Amen.
không khép lại trước những kẻ vô ơn,
không chán nản trước người lạnh nhạt.
Một quả tim khắc khoải
lo tìm vinh danh Chúa Giêsu Kitô,
quả tim mang vết thương vì yêu Ngài,
vết thương chỉ lành
khi được sống với Ngài trên trời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
8 THÁNG CHÍN
Một Hành Trình Đức
Tin
Đức Giê-su Kitô nói với
chúng ta: “Ta là đường, là sự thật, và là sự sống” (Ga 14,6). Lời ấy qui chiếu
đến cuộc lữ hành của chúng ta trong đức tin. Chúng ta đang tiến về với Thiên
Chúa trên con đường đức tin. Con đường mà chúng ta đang bước đi chính là Đức
Kitô.
Đức Kitô là Con Thiên
Chúa, và Ngài cùng chia sẻ một bản tính thần linh với Chúa Cha. Vốn là Thiên
Chúa bởi Thiên Chúa, Aùnh Sáng bởi Aùnh Sáng, nhưng Ngài đã làm người để trở
thành con đường dẫn chúng ta đến cùng Cha. Trong cuộc sống dương thế của Người,
Chúa Giêsu luôn nói về Cha. Người dẫn dắt ý nghĩ và tâm tư của những người lắng
nghe Người hướng về Chúa Cha. Có thể nói, Người chia sẻ với họ mối tương quan
cha-con với Thiên Chúa. Đặc biệt, Nguời dạy các môn đệ cầu nguyện bằng Kinh Lạy
Cha.
Vào cuối sứ mạng dương
thế của Người, chính hôm trước khi chịu khổ nạn và chịu chết, Đức Giêsu nói với
các tông đồ : “Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở. Vả chăng, Thầy đã nói với anh
em rồi, rằng Thầy đi dọn chỗ cho anh em.” (Ga 14,2). Nếu Phúc Âm mạc khải rằng đời
sống con người là cuộc hành hương đi về nhà Cha, thì đồng thời đó cũng là một lời
mời gọi đức tin. Vâng, chúng ta đang bước đi như những khách hành hương. Chúng
ta được mời gọi bước đi trong hành trình đức tin.
– suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 08/9
Sinh Nhật Đức Trinh
Nữ Maria
Mk 5, 1-4a; Mt 1,
1-16.18-23.
LỜI SUY NIỆM: “Này đây, Trinh Nữ
sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuen,
nghĩa là: Thiên Chúa ở cùng chúng ta.”
Trong ngày mừng kính ngày sinh nhật của Đức Mẹ, Giáo Hội cho chúng ta nghe lại
lời truyền tin về sứ mạng của Đức Mẹ, và Đức Mẹ đã đáp lời xin vâng, cho chúng
ta thấy được ngay từ khởi nguyên, Thiên Chúa đã tạo dựng nên Đức Mẹ, và Ngài đã
ban ơn và gìn giữ Đức Mẹ có đủ phẩm chất của một người mẹ của Đấng Emmanuen. Đấng
luôn hiện diện với nhân loại để giúp cho nhân loại gặp lại Thiên Chúa trong
tình yêu và ân thưởng của Ngài.
Lạy Chúa Giêsu; Mừng ngày sinh nhật của Đức Mẹ, là ngày mà toàn thể nhân loại sẽ
nhận lại niềm hy vọng được sống trong sự giao hòa với Chúa Cha. Xin cho mỗi người
chúng con cũng biết sống tốt đẹp để đem lại niềm vui cho những người chung
quanh chúng con.
Mạnh Phương
Gương Thánh Nhân
NGÀY 08-09 LỄ SINH
NHẬT ĐỨC TRINH NỮ MARIA
Giáo hội không mừng
ngày sinh của các thánh. Ngày sinh của con cái Adam là một ngày u buồn tràn đầy
nước mắt, và cái di sản thảm khốc của tội lỗi mà chúng ta mang theo khi vào đời.
Nhưng trong lịch sử phụng vụ công giáo, chúng ta thấy có ba lễ mừng sinh nhật:
của chính đức Giêsu, của Trinh Nữ Maria và của thánh Gioan Tẩy giả. Đối với
thánh Gioan Tẩy giả, vì được thánh hoá ngay từ khi còn trong lòng mẹ, việc chào
đời của Ngài là một biến cố vui mừng đặc biệt. Riêng với Đức Trinh nữ Maria, những
lễ kính Ngài là “Những lễ kính nhớ biến cố sinh ơn cứu rỗi, trong đó Giêsu và Mẹ
Maria đi liền với nhau, như lễ sinh nhật Đức Maria, ngày mà hy vọng và vầng cứu
rỗi ló dạng trên trần gian” (Marialis cultus. 7): bởi vậy, nhưng ngày lễ sinh
nhật Đức Trinh Nữ Maria, Giáo hội hân hoan ca tụng.
– “Lạy Đức Trinh Nữ Mẹ
Thiên Chúa, việc Mẹ sinh ra loan báo niềm vui cho cả thế gian. Vì từ lòng mẹ
phát sinh mặt trời công chính là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con. Đấng xóa bỏ án
phạt mà ban chúc lành, tiêu diệt sự chết và ban sự sống đời đời cho chúng con”
(ad Bened, ad laudes)
Niềm vui mừng trong
ngày sinh của Đức Trinh Nữ Maria phát xuất từ niềm mong đợi lâu đời của nhân loại
tội lỗi. Chính Thiên Chúa đã trao ban cho nhân loại chúng ta niềm hy vọng này
khi Chúa phán với con rắn cám dỗ:
– “Ta sẽ đặt hận thù
giữa ngươi và người đàn bà, giữa dòng dõi ngươi và giòng giống nó. Giòng giống
nó sẽ đạp đầu ngươi, còn ngươi sẽ táp lại gót chân” (St 3,15).
Lời hứa ấy còn được lập
lại nhiều lần để nuôi dưỡng niềm tin của dân Chúa. Chẳng hạn Isaia báo trước
hình ảnh Đấng sẽ sinh ra Đấng cứu thế: – “Này cô nương sẽ thụ thai và sinh con
và bà sẽ gọi tên là Emmanuel” (Is 7,14).
Đấng Cứu Thế sẽ được
sinh ra bởi một người mẹ đồng trinh (x. Lc 1,270. Như vậy Thiên Chúa đã dự liệu
cho con Ngài. Một người mẹ đặc biệt. Maria còn được giữ cho khỏi vương nhiễm tội
nguyên ngay từ buổi hình thai, để xứng đáng tước vị Mẹ Thiên Chúa. Theo truyền
sử, cha mẹ Ngài là ông Gioanchim và nà Anna, những người đạo đức thuộc dòng dõi
vương giả David, và tư tế Aaron, nhưng lại son sẻ.
Dầu sao đi nữa, chính
Maria có một nét đẹp lạ lùng của ơn thánh. Giáo hội ca tụng Mẹ: – Ôi Maria ! Mẹ
đẹp tuyệt vời. Hơn hết mọi người.
Ngày Đức Trinh nữ
Maria chào đời, mọi người thán phục. Hơn nữa biến cố này còn là khởi đầu cho
ngày cứu rỗi, vì Ngài như “sao mai” dẫn lối loài người, như “rạng đông” báo hiệu
mặt trời. Vì vậy ngay từ thế kỷ VI, cả Giáo hội Đông phương cũng như Tây Phương
đã cử hành lễ mừng kính sinh nhật Mẹ. Đến thế kỷ X lễ mừng được phổ biến phắp
nơi và trở thành một trong các lễ chính mừng kính Đức Mẹ. Vào thế kỷ XII, lễ
này còn kéo dài thành tuần bát nhật, theo lời hứa của các Đức hồng Y họp mật
nghị để bầu giáo hoàng. Các Ngài hứa sẽ thiết lập tuần bát nhật, để tạ ơn Đức Mẹ
nếu có thể vượt qua được các chia rẽ vì cuộc vận động của vua Frédéric và sự bất
mãn của dân chúng. Đức giáo hoàng Célestinô V đắc cử cai quản có 18 ngày nên
chưa thực hiện được lới hứa. Giữa thế kỷ XIII, Đức Innocentê đã hoàn thành lời
hứa này.
Sinh nhật Đức Trinh Nữ
Maria loan báo niềm vui cho toàn thế giới, chúng ta cùng chiêm ngắm và tha thiết
nguyện cầu cho được niềm vui thiêng liêng từ biến cố này.
(daminhvn.net)
08 Tháng Chín
Cuốn Sách Một Chữ
Người ta kể chuyện
rằng: ngày kia một văn sĩ bỗng nảy sinh ra một ý kiến ngộ nghĩnh. Ông ta muốn
viết một cuốn sách. Mà cuốn sách ấy, ông muốn làm sao cho nó không được dài quá
một trang. Cuốn sách một trang này lại phải làm sao cho nó không được dài quá một
dòng. Dòng ấy phải làm sao cho nó chỉ vỏn vẹn có một chữ.
Chữ độc nhất ấy, cố
nhiên, phải làm sao diễn tả được hết mọi tư tưởng cao xa, tốt đẹp của văn sĩ.
Ý nghĩ ấy ngày đêm ám
ảnh ông ta, làm cho ông ta mất ăn, mất ngủ. Làm thế nào viết được cuốn sách một
chữ ấy?
Cuối cùng nhà văn
kia đành ngồi khoanh tay bó gối, thở dài thất vọng… Tất cả những danh từ trên
thế giới, không đủ cung cấp tài kiệu, và ý nghĩa cho công việc ông ta dự định
thực hiện.
Nhưng, cuốn sách một
chữ ấy Thiên Chúa đã viết được. Chữ độc nhất, hàm súc mọi ý nghĩa, vừa hùng hồn,
sâu rộng, vừa nhẹ nhàng ý nhị để diễn tả được những kỳ công kiệt tác trong vũ
trụ. Tất cả những gì là tươi mát, là xinh đẹp, tất cả những gì là đáng quý chuộng,
đáng yêu thương, đáng đòi hỏi, đáng tìm kiếm, đáng ước ao, đáng khát vọng.
Chữ ấy là: Maria,
tên của người Trinh Nữ đã được thiên Chúa tuyển chọn và tô điểm cho cân xứng với
thiên chức làm Mẹ Ngôi Hai Nhập Thể, cân xứng để trở nên vườn địa đàng thật
hoàn hảo, thật sặc sỡ, thật kiều diễm để trong cung lòng của Maria, Thiên Chúa
sẽ cử hành một lễ cưới long trọng, không phải giữa một người với một người,
nhưng là giữa Thiên Chúa và nhân loại.
Ngày hôm nay toàn
thể Giáo Hội hân hoan mừng ngày chào đời của công trình tuyệt hảo ấy của Thiên
Chúa. Hân hoan vì với tiếng khóc và nụ cười của em bé mang tên Maria này, vầng
đông của lịch sử và công trình cứu rỗi của toàn thể nhân loại đã ló dạng.
Một ngày nọ, thánh
Gioan Maria Vianney, cha sở họ Ars, gặp trong nhà thờ một người đàn bà có vẻ
đang đau khổ nhiều. Bà ta vừa trở thành góa phụ. Ông chồng đã rơi từ cầu xuống
sông và bị chết đuối. Ông ta đã chết khi chưa kịp ăn năn thống hối. Do đó, đối
với bà, ông chồng chắc chắn đã mất linh hồn.
Cha Vianney đã nhẹ
nhàng đến gần, và được Chúa soi sáng, cha đã nói:
– Chồng bà đã được
cứu thoát. Qúa ngạc nhiên và tỏ vẻ không tin, bà ta lại hỏi:
– Thưa cha, làm sao
lại có thể như vậy? Cha Vianney cắt nghĩa:
– Có Chúa ở giữa
chiếc cầu và dòng sông. Chồng bà đã cùng rơi với Chúa và khi rơi, ông đã làm
hòa với Ngài.
– Nhưng làm sao có
thể như vậy được? Bà vợ hỏi lại:
– Ðó là một ơn của
Ðức Mẹ. Cha Vianney trả lời và cắt nghĩa tiếp:
– Vì một hôm, trên
đường từ đồng về nhà, chồng bà đã hái một đóa hoa đem chưng trước tượng Ðức Mẹ ở
bên đường. Ðức Mẹ có thể quên được cử chỉ tốt đẹp này sao?
Mừng ngày sinh nhật của
Mẹ Maria hôm nay, chúng ta hãy quyết hái nhiều chiếc hoa xinh đẹp dâng kính Mẹ.
Nhất là chúng ta hãy tiếp tục làm những việc đạo đức thông thường dâng kính mẹ,
như: lần hạt Mân Côi, đọc kinh truyền tin, nguyện kinh cầu. Nhưng chúng ta hãy
làm những việc đạo đức thông thường ấy một cách phi thường. Có nghĩa là: miệng
đọc, lòng suy và cố gắng đem ra thực hành trong đời sống, để cuộc đời của Ðức Mẹ,
vốn đã trở nên một với cuộc đời của Chúa Giêsu, cũng được thể hiện trong cuộc sống
của mỗi người trong chúng ta.
(Lẽ Sống)
Lectio Divina: Sinh Nhật Đức Maria – Mátthêu
1:1-16, 18-23
Thứ Bảy 8 Tháng Chín,
2018
Mùa Thường
Niên
1. Lời nguyện
mở đầu
Lạy Chúa là Cha của
chúng con,
Cha đã cứu chuộc chúng
con và ban cho chúng con trở thành con cái Cha trong Đức Kitô.
Xin Cha hãy đoái nhìn
đến chúng con,
Xin Cha hãy ban cho
chúng con sự tự do đích thực
Và đưa chúng con đến
gia nghiệp mà Cha đã hứa.
Chúng con cầu xin vì
danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, Con Cha,
Đấng hằng sống và hiển
trị cùng với Cha và Chúa Thánh Thần,
Một Thiên Chúa, đến
muôn thuở muôn đời. Amen.
2. Phúc Âm –
Mátthêu 1:1-16,18-23
Sách gia phả của Chúa
Giêsu Kitô, con vua Đavít, con của Abraham: Abraham sinh Isaác; Isaác sinh
Giacóp; Giacóp sinh Giuđa và các anh em người. Giuđa sinh Perét và Zara bởi bà
Tamar; Perét sinh Ésrom; Ésrom sinh Aram; Aram sinh Aminađáp; Aminađáp sinh
Naácson; Naácson sinh Salmôn; Salmôn sinh Bôát do bà Rakháb; Bôát sinh Ôvết do
bà Rút. Ôvết sinh Giêsê; Giêsê sinh vua Đavít.
Đavít sinh Salômôn do
bà vợ của Uria; Salômôn sinh Rôbôam; Rôbôam sinh Avigia; Avigia sinh Asa; Asa
sinh Giôsaphát; Giôsaphát sinh Giôram; Giôram sinh Útzia; Útzia sinh Giôátham;
Giôátham sinh Akhát; Akhát sinh Êzêkia; Êzêkia sinh Manássê; Manássê sinh Amốt;
Amốt sinh Giôsia; Giôsia sinh Giêcônia và các em trong thời lưu đày ở Babylon.
Sau thời lưu đày ở
Babylon, Giêcônia sinh Santien; Santien sinh Zêrúpbabel; Zêrúpbabel sinh Abiút;
Abiút sinh Êliakim; Êliakim sinh Azor; Azor sinh Sađốc; Sađốc sinh Akhim; Akhim
sinh Êliút; Êliút sinh Êlêaza; Êlêaza sinh Mátthan; Mátthan sinh Giacóp; Giacóp
sinh Giuse, là bạn của Maria, mẹ của Chúa Giêsu gọi là Đức Kitô.
Chúa Kitô giáng sinh
trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về
chung sống với nhau, đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse, chồng Bà, là
người công chính, không muốn tố giác Bà, nên mới định tâm lìa bỏ Bà cách kín
đáo. Nhưng đang khi định tâm như vậy, thì thiên thần hiện đến cùng ông trong giấc
mơ và bảo: “Hỡi Giuse con vua Đavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn mình,
vì Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần; Bà sẽ sinh hạ một Con trai mà
ông đặt tên là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Mình khỏi tội”. Tất cả sự kiện
này đã được thực hiện để làm trọn lời Chúa dùng miệng tiên tri phán xưa rằng:
“Này đây một trinh nữ
sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel,
nghĩa là ‘Thiên Chúa-ở-cùng-chúng-ta’”.
3. Suy Niệm
– Hôm nay, ngày 8 tháng 9, lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ
Maria, bài Tin Mừng cho chúng ta biết gia phả hay căn cước của Chúa
Giêsu. Bằng cách nêu ra danh tánh các tổ tiên của Đức Giêsu, Thánh Sử cho
các cộng đoàn biết Đức Giêsu là ai và Thiên Chúa đã hành động trong một phương
cách ngạc nhiên như thế nào để thực hiện lời hứa của mình. Trên thẻ căn
cước của chúng ta có tên chúng ta và tên cha mẹ chúng ta. Có một số người,
để cho biết họ là ai, cũng đã nhắc đến tên ông bà của họ. Những người
khác, lại xấu hổ về tổ tiên của họ, về gia đình của họ, và trốn đằng sau các vẻ
bề ngoài lừa dối. Thẻ căn cước của Chúa Giêsu có nhiều tên gọi.
Trên danh sách các tên gọi có một sự mới lạ tuyệt vời. Thời bấy giờ, bản
gia phả chỉ nêu tên những người đàn ông. Đây là lý do cho điều đáng ngạc
nhiên rằng thánh Mátthêu cũng có đề cập đến tên năm người phụ nữ trong số các tổ
tiên của Chúa Giêsu: bà Tamar, bà Rakháb, bà Rút, bà vợ của ông Uria và Đức
Maria. Tại sao ông chỉ chọn đúng năm người phụ nữ này mà không là những
người khác? Đây là câu hỏi mà sách Tin Mừng Mátthêu dành cho chúng ta.
– Mt 1:1-17: Danh sách dài các tên – bắt đầu
và kết thúc của bản gia phả. Ở lúc bắt đầu và ở cuối của bản gia phả,
Mátthêu đã rõ ràng làm cho chúng ta hiểu căn tính của Chúa Giêsu: Người
là Đấng Cứu Thế, là con cháu vua Đavít và là con cháu của ông Abraham. Là
hậu duệ của vua Đavít, Chúa Giêsu là câu trả lời của Thiên Chúa cho sự mong đợi
của dân tộc Do Thái (2Sm 7:12 và 16). Là hậu duệ của ông Ábraham, Người
là nguồn ân phúc và hy vọng cho tất cả các dân tộc trên thế gian (St
12:1-3). Vì vậy, theo cách này, cả dân tộc Do Thái lẫn dân ngoại, là những
phần tử của các cộng đoàn tại Syria và Paléstine vào thời của Mátthêu, có thể
thấy rằng hy vọng của họ đã được thực hiện nơi Đức Giêsu.
Thiết lập danh sách tổ
tiên của Chúa Giêsu, thánh Mátthêu chọn chương trình 3 lần 14 thế hệ (Mt
1:17). Con số hai là số thuộc về thiên tính. Số mười bốn là hai lần
bảy, mà số bảy là số của sự hoàn hảo. Vào thời bấy giờ, điều phổ biến để
giải thích hoặc tính toán việc làm của Thiên Chúa bằng cách dùng các con số và
ngày tháng. Bằng những cách tính toán biểu tượng này, thánh Mátthêu cho
thấy sự hiện diện của Thiên Chúa qua suốt các thế hệ và thể hiện sự tin tưởng của
cộng đoàn là những người nói rằng Chúa Giêsu đã hiện diện từ nguyên thủy bởi
Thiên Chúa. Với sự xuất hiện của Người, lịch sử đã đến thời viên mãn.
Thông điệp về việc năm
người phụ nữ được nhắc đến trong bản gia phả. Chúa Giêsu là câu trả lời của
Thiên Chúa cho sự mong đợi của cả người Do Thái lẫn dân ngoại, nhưng câu trả lời
trong một cách hoàn toàn bất ngờ. Trong các câu chuyện về bốn người phụ nữ
của Cựu Ước, được nhắc đến trong bản gia phả, có điều gì đó khác thường.
Bốn người trong số các bà là dân ngoại, và họ sinh con của họ bên ngoài lề luật
phép tắc thông thường thời bấy giờ và họ đã không giữ các quy luật về đức trong
sạch của thời Chúa Giêsu. Bà Tamar, người Canaan, một góa phụ, ăn mặc giả
trang thành gái điếm thành Giêricô để ép ông Giuđa giữ tròn lời hứa với bà và
cho bà một người con trai nối dõi (St 38:1-30). Bà Rakháb, một cô gái điếm
từ thành Giêricô, hợp tác với những người Do Thái. Bà đã giúp họ tiến vào
miền Đất Hứa và tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa là Đấng đã giải thoát họ khỏi
ách nô lệ (St 2:1-21). Bà Báthshêba, người Hê-tít, vợ của ông Uria, đã bị
dụ dỗ, cưỡng bức và mang thai bởi vua Đavít, người mà sau đó, còn ra lệnh cho
chồng bà bị giết chết (2Sm 11:1-27). Bà Rút, người Mô-áp, một bà góa
nghèo, đã quyết định ở lại với bà Naomi và gia nhập vào dân riêng của Chúa (R
1:16-18). Được khuyên nhủ bởi bà mẹ chồng Naomi, bà Rút bắt chước bà
Tamar và ở qua đêm cùng với ông Bôát, nài nỉ ông tuân giữ lề luật và cho bà một
người con trai. Từ mối quan hệ của họ, ông Ôvết được sinh ra, đó là ông nội
vua Đavít (R 3:1-15; 4:13-17). Bốn người phụ nữ này đặt vấn đề cho mô thức
đạo đức áp đặt bởi xã hội theo Phụ hệ. Và do đó, khởi xướng thông thường
của họ sẽ đưa đến một sự nối tiếp dòng dõi liên tục các hậu duệ đến Đức Giêsu và
sẽ mang lại ơn cứu độ cho tất cả muôn dân. Qua họ, Thiên Chúa thực hiện
chương trình của mình và sai Đấng Cứu Thế đã hứa đến. Quả thật, đường lối
hành động của Thiên Chúa tạo bất ngờ và khiến cho người ta phải suy nghĩ!
Cuối cùng, độc giả sẽ thắc mắc: “Thế còn Đức Maria thì sao? Có điều
gì đó bất thường nơi Bà không? Đó là điều gì? Chúng ta có được câu
trả lời từ câu chuyện của thánh Giuse trong đoạn tiếp theo (Mt 1:18-23).
– Mt 1:18-23: Thánh Giuse là người công
chính. Điều bất thường nơi Đức Maria là Bà đã mang thai trước khi về
chung sống với ông Giuse, vị hôn phu của Bà, là một người công chính.
Chúa Giêsu nói: “Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người
Biệt Phái, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời”. Nếu thánh Giuse chỉ là người
công chính theo như sự công chính của người Biệt Phái, thì ông cần phải tố cáo
Đức Maria và Bà sẽ phải bị ném đá. Thai Nhi Giêsu có thể đã chết.
Nhờ sự công chính thực sự của thánh Giuse, mà Hài Nhi Giêsu đã được sinh ra.
4. Một vài
câu hỏi gợi ý cho việc suy gẫm cá nhân
– Khi tôi tự giới
thiệu mình với người khác, tôi sẽ nói những gì về bản thân mình và về gia đình
mình?
– Nếu Thánh Sử
chỉ đề cập đến năm người phụ nữ này cùng với hơn bốn mươi người đàn ông, dĩ
nhiên, ông muốn truyền đạt một thông điệp, vậy thông điệp ấy là gì? Tất cả
những điều này cho chúng ta biết gì về căn tính của Chúa Giêsu? Và điều
này nói gì về chúng ta?
5. Lời nguyện
kết
Lạy CHÚA, muôn loài
Chúa dựng nên phải dâng lời tán tạ,
Kẻ hiếu trung phải
chúc tụng Ngài,
Nói lên rằng:
triều đại Ngài vinh hiển,
Xưng tụng Ngài là Đấng
quyền năng.
(Tv 145:10-11)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét