Cuộc đại ly giáo cuả Chính Thống Giáo tiếp tục lan đến Belarus,
Giáo Hội Nga bị cô lập.
Xavier Nguyễn Đông
20/Sep/2018
Moscow (AsiaNews) – Giấc mơ Giáo
Hội Chính Thống Moscow sẽ lật đổ ngai toà Constantinople để trở thành “Rome thứ
3” đang tan ra từng mảnh.(Constantinople từng nhận mình là Rome thứ 2, thay thế
Giáo Hội Công Giáo là Rome 1)
Việc Giáo hội Chính Thống Ukraine đòi độc lập khỏi Giáo Hội Moscow đang kéo theo một dẫy giây chuyền với tốc độ nhanh. Ở Belarus, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav (Lohin), đứng đầu Giáo Hội Chính Thống Giáo Belarus, đã đưa ra lời tuyên bố sẽ xin Constantinople ban cho họ một Tomos, tức là một sắc lệnh tự trị.
Tuy khác với Ukraine, là nơi mà Chính Thống giáo bị chia thành ba khu vực thống thuộc ba khối khác nhau là Moscow, Kyiv và Constantinople (thêm vào là khối Công Giáo – Hy Lạp liên kết với Rome), Chính Thống giáo cuả Belarus chỉ là một ‘khối’, đặt dưới quyền cuả Tổng giáo phận Kyiv thuộc Moscow.
Tuy nhiên, tình trạng ở Belarus rất giống với Ukraine, thậm chí còn nhiều hơn so với Giáo hội Chính Thống Ba Lan, là giáo hội đã được Constantinople ban cho quyền tự trị tách khỏi Moscow vào năm 1948, với sự thoả thuận cuả giáo hội Moscow.
Theo lịch sử thì tất cả các giáo hội Chính Thống Giáo ở phía Đông đều cùng bắt nguồn từ sự kiện ‘Nước Rus chịu phép rửa’ ở Kyiv, bây giờ là thủ đô của Ukraine. Nếu mà Ukraine vào tháng 10 này nhận được một sắc lệnh tự trị thì rất khó mà từ chối giáo hội Chính Thống Belarus cũng được như vậy.
Và như thế thì những giáo hội khác ở vùng Baltic, vùng Caucasus, Transnistria và Moldova, tất cả đều đang phụ thuộc vào Moscow, cũng sẽ mong muốn được tự trị. Và Moscow sẽ chỉ còn lại các lãnh thổ rộng lớn của Nga nhưng thưa dân.
Do đó, kết quả là Moscow sẽ bị cô lập khỏi phần còn lại của Chính Thống giáo phổ quát. Mà ngay bây giờ, sau lời tuyên bố của đại hội đồng Moscow ngày 14 tháng 9 đình chỉ sự hiệp thông với Constantinople, đã không một trong 13 Giáo Hội Chính Thống khác đáp ứng lại, chỉ là một sự im lặng hoàn toàn.
Mặc dù trước đây đã có nhiều tuyên bố khác nhau của các thượng phụ và tổng giám mục tỏ ý ủng hộ Moscow, trong đó có cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô ở Rome vào tháng 5 năm ngoái mong muốn giữ một "tổ chức duy nhất" cho người Nga và Ukraina, thì ngày nay chưa hề có ai thốt ra một lời nào kể từ ngày 14 tháng 9, và để cho vị thượng phụ Kirill phải một mình đối phó với thượng phụ Bartholomew. (Riêng Vatican thì tuyên bố sẽ không can dự vào công việc nội bộ cuả Chính Thống Giáo.)
Giáo hội Moscow đã có rất nhiều thời gian để suy tính về các quan hệ giữa các nhóm Chính Thống giáo cuả họ trong những năm trước, đặc biệt là Moscow đã từ chối tham dự Hội đồng Crete năm 2016, rõ ràng sợ rằng phải đương đầu với vấn đề của người Ukraine, thì nay khi thượng phụ Kirill phải đến họp tại Fanar vào ngày 31 tháng 8, lúc đó là đã quá muộn, vì quyết định đã được thực hiện sau hai năm tham vấn giữa Constantinople và tất cả các Giáo hội tự trị khác, kể cả Moscow.
Trong khi đó, hai vị đặc sứ cuả Constantinople, là các giám mục người Mỹ gốc Ukraina là Daniel và Hilarion, đang tiến hành nhanh chóng các cuộc tham vấn cần thiết. Hôm thứ hai, họ đã gặp Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, đã nhắc lại sự khao khát kéo dài nhiều thế kỷ cho Giáo hội của họ được tự trị, và sự gần gũi lịch sử cuả họ với vị thượng phụ của Constantinople.
Sau cuộc họp, tổng giám mục Daniel hầu như nói lên một câu nói định mệnh, “quá trình ban tự trị cho Ukraine đang trên đường đi về nhà.” Hai vị đặc sứ đã mời tất cả các giám mục của các khu vực khác nhau, bao gồm cả Moscow, đến họp bàn. Tất cả mọi người được mời đều gợi ý rằng họ sẽ phản ứng tích cực.
Trong hoàn cảnh này, Moscow sẽ không thể giữ được hết các tín đồ cuả họ. Họ cũng sẽ rất khó khăn để thuyết phục mọi người rằng phiá cuả họ mới là đúng, trong khi tất cả các giáo hội Chính Thống khác đang đứng ở phía bên kia.
Việc Giáo hội Chính Thống Ukraine đòi độc lập khỏi Giáo Hội Moscow đang kéo theo một dẫy giây chuyền với tốc độ nhanh. Ở Belarus, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav (Lohin), đứng đầu Giáo Hội Chính Thống Giáo Belarus, đã đưa ra lời tuyên bố sẽ xin Constantinople ban cho họ một Tomos, tức là một sắc lệnh tự trị.
Tuy khác với Ukraine, là nơi mà Chính Thống giáo bị chia thành ba khu vực thống thuộc ba khối khác nhau là Moscow, Kyiv và Constantinople (thêm vào là khối Công Giáo – Hy Lạp liên kết với Rome), Chính Thống giáo cuả Belarus chỉ là một ‘khối’, đặt dưới quyền cuả Tổng giáo phận Kyiv thuộc Moscow.
Tuy nhiên, tình trạng ở Belarus rất giống với Ukraine, thậm chí còn nhiều hơn so với Giáo hội Chính Thống Ba Lan, là giáo hội đã được Constantinople ban cho quyền tự trị tách khỏi Moscow vào năm 1948, với sự thoả thuận cuả giáo hội Moscow.
Theo lịch sử thì tất cả các giáo hội Chính Thống Giáo ở phía Đông đều cùng bắt nguồn từ sự kiện ‘Nước Rus chịu phép rửa’ ở Kyiv, bây giờ là thủ đô của Ukraine. Nếu mà Ukraine vào tháng 10 này nhận được một sắc lệnh tự trị thì rất khó mà từ chối giáo hội Chính Thống Belarus cũng được như vậy.
Và như thế thì những giáo hội khác ở vùng Baltic, vùng Caucasus, Transnistria và Moldova, tất cả đều đang phụ thuộc vào Moscow, cũng sẽ mong muốn được tự trị. Và Moscow sẽ chỉ còn lại các lãnh thổ rộng lớn của Nga nhưng thưa dân.
Do đó, kết quả là Moscow sẽ bị cô lập khỏi phần còn lại của Chính Thống giáo phổ quát. Mà ngay bây giờ, sau lời tuyên bố của đại hội đồng Moscow ngày 14 tháng 9 đình chỉ sự hiệp thông với Constantinople, đã không một trong 13 Giáo Hội Chính Thống khác đáp ứng lại, chỉ là một sự im lặng hoàn toàn.
Mặc dù trước đây đã có nhiều tuyên bố khác nhau của các thượng phụ và tổng giám mục tỏ ý ủng hộ Moscow, trong đó có cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô ở Rome vào tháng 5 năm ngoái mong muốn giữ một "tổ chức duy nhất" cho người Nga và Ukraina, thì ngày nay chưa hề có ai thốt ra một lời nào kể từ ngày 14 tháng 9, và để cho vị thượng phụ Kirill phải một mình đối phó với thượng phụ Bartholomew. (Riêng Vatican thì tuyên bố sẽ không can dự vào công việc nội bộ cuả Chính Thống Giáo.)
Giáo hội Moscow đã có rất nhiều thời gian để suy tính về các quan hệ giữa các nhóm Chính Thống giáo cuả họ trong những năm trước, đặc biệt là Moscow đã từ chối tham dự Hội đồng Crete năm 2016, rõ ràng sợ rằng phải đương đầu với vấn đề của người Ukraine, thì nay khi thượng phụ Kirill phải đến họp tại Fanar vào ngày 31 tháng 8, lúc đó là đã quá muộn, vì quyết định đã được thực hiện sau hai năm tham vấn giữa Constantinople và tất cả các Giáo hội tự trị khác, kể cả Moscow.
Trong khi đó, hai vị đặc sứ cuả Constantinople, là các giám mục người Mỹ gốc Ukraina là Daniel và Hilarion, đang tiến hành nhanh chóng các cuộc tham vấn cần thiết. Hôm thứ hai, họ đã gặp Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, đã nhắc lại sự khao khát kéo dài nhiều thế kỷ cho Giáo hội của họ được tự trị, và sự gần gũi lịch sử cuả họ với vị thượng phụ của Constantinople.
Sau cuộc họp, tổng giám mục Daniel hầu như nói lên một câu nói định mệnh, “quá trình ban tự trị cho Ukraine đang trên đường đi về nhà.” Hai vị đặc sứ đã mời tất cả các giám mục của các khu vực khác nhau, bao gồm cả Moscow, đến họp bàn. Tất cả mọi người được mời đều gợi ý rằng họ sẽ phản ứng tích cực.
Trong hoàn cảnh này, Moscow sẽ không thể giữ được hết các tín đồ cuả họ. Họ cũng sẽ rất khó khăn để thuyết phục mọi người rằng phiá cuả họ mới là đúng, trong khi tất cả các giáo hội Chính Thống khác đang đứng ở phía bên kia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét