Ly khai, công đồng: lựa chọn để thoát khỏi cuộc khủng hoảng?
presence-info.ca, Jocelyn
Girard, 2018-08-28
Đức Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân lạm dụng tình dục trước ngọn nến ở nhà thờ chính tòa Đức Mẹ ở Dublin, Ai Len, ngày 25 tháng 8 năm 2018. (Ảnh CNS / Paul Haring) |
Chuyến đi của Đức Phanxicô đến
Ai-Len và các bài phát biểu của ngài để nâng đỡ các gia đình đã bị lu mờ một
cách đáng kể do các tin tức từ Mỹ tiết lộ tai tiếng của 300 linh mục ấu dâm và
việc cách chức Hồng y Theodore McCarrick, bị cáo buộc lạm dụng tình dục, thêm
vào đó còn cáo buộc của cựu sứ thần Tòa Thánh tại Washington từ năm 2011 đến
năm 2016, tố cáo chính giáo hoàng đã bao che các nhân vật cao cấp trong các năm
triều giáo hoàng của mình.
Bức thư dài của Giám mục Carlo
Maria Vigano là chủ đề của nhiều cáo buộc và tấn công chống lại tác giả. Tôi sẽ
không nhắc lại cá tính gây tranh cãi của tác giả cũng như sự quan tâm mà tác giả
tự thủ vai chống các giáo hoàng. Các cáo buộc là cực kỳ nghiêm trọng và nếu các
sự kiện đã được chứng minh, nó có thể đưa đến việc phá hủy lòng tin của một thể
chế đã có từ hai ngàn năm nay.
Tuy nhiên, chúng ta hiểu rằng, từ
công đồng Vatican II (1962-65), nhiều nhánh cực kỳ bảo thủ ủng hộ sự phục hồi
thời kỳ huy hoàng của Giáo Hội qua việc tái khẳng định quyền lực của Giáo hội
trên các thế lực dân sự cũng như bằng cách củng cố việc giảng dạy giáo lý của
Giáo hội. Những người này hối tiếc việc Giáo hội đã tự đè bẹp mình trước các Quốc
gia, tự hạ thấp mình trong chủ nghĩa đại kết, thậm chí còn công nhận giá trị
tích cực của các tôn giáo khác và đặc biệt là Giáo hội mất ảnh hưởng đạo đức của
mình trên các phong tục tập quán của chính người công giáo.
Sự từ chối tiến hóa của Giáo Hội
và một số khía cạnh của giáo điều là mũi nhọn của những người bảo vệ truyền thống,
những người chỉ chờ thời cơ thuận lợi để phục hồi “thể chế giáo hoàng đúng thực”.
Ngọn nến thắp sáng
Trong bối cảnh vụ tai tiếng ảnh
hưởng đến Giáo hội công giáo Mỹ, thì đây, những kẻ phản đối này có vẻ như đã
tìm ra góc tấn công để buộc Đức Phanxicô phải rời ghế của mình. Bằng việc công
kích “văn hóa đồng tính” mà họ quan niệm như một loại “người của chủ nghĩa tiến
bộ”, khoan nhượng gây ra sự phân hóa của Giáo hội, mà nạn ấu dâm hàng loạt sẽ
là hậu quả, họ lợi dụng làn sóng phẫn nộ để biện minh cho quan điểm của họ. Bằng
cách thanh tẩy Giáo hội, loại tất cả các linh mục sai lệch, những kẻ đồi bại đã
xâm lấn Giáo hội, những người bao che cho đến những người ở cấp cao nhất, họ
tin rằng họ có thể khôi phục lại huy hiệu của Giáo hội và đảm bảo Giáo hội vẫn
còn chống chỏi được với sóng gió.
Chạy tiếp sức cho những người muốn
giựt tít, nhiều nhà bình luận đã nhắm vào giáo hoàng, chỉ trích ngài đã không
may dùng từ “tâm thần” để trả lời cho một câu hỏi về đồng tính của một em bé. Vậy
là các lời nói ngắn gọn bất công muốn chuyển hướng nội dung câu trả lời của
ngài: xin nâng đỡ cha mẹ trong vai trò đón nhận, thông cảm và tháp tùng con
mình để hỗ trợ con có định hướng đồng tính có cuộc sống hài hòa hơn.
Đây là quan điểm còn rõ ràng hơn
là quan điểm, khi cũng trên chuyến bay về năm 2013, ngài đã có câu nói nổi tiếng
“tôi là ai mà phán xét?”. Đức Phanxicô đã đổ dầu vào lửa cho những người công
giáo gièm pha, họ cáo buộc ngài đã để cho “những người ủng hộ đồng tính” xâm nhập
vào Giáo hội.
Ly khai đang ở chân trời?
Trong mỗi công đồng đều có sự xuất
hiện của những người gièm pha nội bộ. Các nhóm rồi đi đến chỗ rút lui, không
liên kết với Rôma. Chúng ta nghĩ đến Giáo hội công giáo cổ xưa cắt đứt sau Công
đồng Vatican I (1870) và những người thuộc giáo phái Lefebvre sau Công đồng
Vatican II (1965).
Các tiến bộ mục vụ của Đức
Phanxicô rất khiêu khích, đến nỗi các tiến bộ này chỉ nuôi thêm làn sóng nổi loạn
mới này. Điều này đem lại các ý nghĩa mới cho một số lẽ thật đạo đức và dần dần
định hướng để Giáo hội xem lại một cách sâu sắc về giáo huấn của mình trên một
vài điểm về giáo điều, ví dụ như cho người ly dị tái hôn được rước lễ. Ngay cả
không có một khả thể thành lập một công đồng thì những người chống giáo hoàng
cũng có đủ chất liệu nuôi dưỡng ý định lật đổ của họ.
Có thật sự nguy hiểm không? Dù
sao thì các điều kiện cũng hội đủ để cú đảo chính thử xem có được không qua tài
liệu của cựu sứ thần Viganò này. Nhưng rất có thể, trận chiến này tiếp tục chiến
đấu ở các cấp cao trong Giáo Hội, để mặc phần lớn tín hữu kệ họ, với cảm tưởng
là phải ở trong nhóm này hoặc nhóm kia, hay vĩnh viễn quay lưng lại với Giáo hội.
Và có lẽ ở đây mới đúng thật ly
khai, không phải ở mức độ thể chế và một cách ầm ĩ, nhưng bằng cách làm tăng
thêm sự thiếu tin tưởng vào các lực sống tiến bộ và con số tín hữu tin, trong
khoảng không gian của vài thập niên, rằng Giáo Hội của họ thực sự có thể mở ra
với thế giới mà Giáo hội đã công bố ở Công đồng Vatican II, lắng nghe “các niềm
vui và các hy vọng, các nỗi buồn và lo âu của người đương thời, nhất là người
nghèo và tất cả những người đau khổ” (Hiến chế Mục vụ về Hội thánh,
Gaudium et spes).
Ly khai hay không, con thuyền của
Giáo hội đang ở trong tâm cuồng phong với một cường độ dữ dội, trong khi thủy
thủ đoàn thì đang bận tìm kiếm ai đã đặt mình trong tình huống này. Bằng cách dấn
sâu vào các bất đồng nội bộ không bao giờ kết thúc, con thuyền để mạn thuyền hở
ra cho tất cả các chỉ trích thay vì tìm cách làm dịu làn sóng.
Khi sự chia rẽ xâm chiếm Giáo hội,
vai trò của giáo hoàng là tìm cách hợp nhất. Cách duy nhất mà truyền thống để lại
để đạt được điều này là cử hành một công đồng. Chúng ta không đang ở đó sao? Ly
khai hay công đồng? Có thể đó là một trong hai chọn lựa đang ở trong tay Đức
Giáo hoàng hiện nay…
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét