Trang

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018

11-11-2018 : (phần I) CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN năm B


11/11/2018
Chúa Nhật tuần 32 Thường Niên năm B
(phần I)

Bài Ðọc I: 1 V 17, 10-16
"Bà goá lấy bột làm một cái bánh nhỏ, rồi mang đên cho ông Êlia".
Trích sách Các Vua quyển thứ nhất.
Trong những ngày ấy, tiên tri Êlia chỗi dậy lên đường đi Sarephta. Khi ông đến trước cửa thành, ông thấy một quả phụ đang lượm củi; ông gọi bà và nói với bà rằng: "Xin đem cho tôi một ít nước trong bình để tôi uống". Ðương lúc bà đi lấy nước, ông gọi lại mà nói: "Xin cũng mang cho tôi một miếng bánh".
Bà thưa: "Có Chúa là Thiên Chúa hằng sống chứng giám: Tôi không có sẵn bánh, tôi chỉ còn một nắm bột trong hũ với một ít dầu trong bình. Này đây tôi lượm vài que củi về nấu cho tôi và con trai tôi ăn, rồi chết thôi".
Êlia trả lời bà rằng: "Bà đừng lo, cứ đi và làm như bà đã nói. Nhưng, với chút bột ấy trước hết hãy làm cho tôi một cái bánh nhỏ, đem ra đây cho tôi, sau đó hãy làm cho bà và con trai bà. Vì Chúa là Thiên Chúa Israel truyền rằng: 'Hũ bột sẽ không cạn và bình dầu sẽ không vơi đi cho đến ngày Chúa cho mưa xuống trên mặt đất'".
Bà đi làm theo lời ông Êlia; chính ông và bà cùng cả nhà đều đủ ăn; từ ngày đó hũ bột không cạn và bình dầu không vơi như lời Chúa đã dùng Êlia mà phán.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 145, 7. 8-9a. 9bc-10
Ðáp: Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa! (c. 1).
Xướng: 1) Thiên Chúa trả lại quyền lợi cho người bị áp bức, và ban cho những kẻ đói được cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội. - Ðáp.
2) Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù, Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục, Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân, Thiên Chúa che chở những khách kiều cư. - Ðáp.
3) Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ, và làm rối loạn đường nẻo đứa ác nhân. Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời, Sion hỡi, Ðức Thiên Chúa của người sẽ làm vua tự đời này sang đời khác. - Ðáp.

Bài Ðọc II: Dt 9, 24-28
"Ðức Kitô chỉ tế lễ chính mình một lần để huỷ diệt nhiều tội lỗi".
Trích thư gửi tín hữu Do-thái.
Ðức Giêsu không tiến vào cung thánh do tay người phàm làm ra chỉ là hình bóng cung thánh thật, nhưng Người vào chính thiên đàng, để từ đây xuất hiện trước tôn nhan Thiên Chúa vì chúng ta. Người không còn hiến dâng chính mình nhiều lần, như vị thượng tế vào cung thánh mỗi năm một lần với máu không phải của mình. Chẳng vậy, từ tạo thiên lập địa, Người đã phải chết nhiều lần; nhưng từ nay cho đến tận thế, Người chỉ xuất hiện một lần tế lễ chính mình để huỷ diệt tội lỗi. Như đã quy định, người ta chỉ chết một lần thế nào, sau đó là phán xét, thì Ðức Kitô cũng hiến tế một lần như vậy, để xoá tội lỗi của nhiều người. Người sẽ xuất hiện lần thứ hai, không phải để chuộc tội, nhưng để cứu độ những ai trông đợi Người.
Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Mt 24, 42a và 44
Alleluia, alleluia! - Các con hãy tỉnh thức và sẵn sàng: vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến. - Alleluia.

Phúc Âm: Mc 12, 41-44 {hoặc 38-44}
"Bà goá nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, {Chúa Giêsu phán cùng dân chúng trong khi giảng dạy rằng: "Các ngươi hãy coi chừng bọn luật sĩ. Họ thích đi lại trong bộ áo thụng, ưa được bái chào ngoài công trường, chiếm những ghế nhất trong hội đường và trong đám tiệc. Họ giả bộ đọc những kinh dài để nuốt hết tài sản của các bà goá: Họ sẽ bị kết án nghiêm ngặt hơn".}
Chúa Giêsu ngồi đối diện với hòm tiền, quan sát dân chúng bỏ tiền vào hòm, và có lắm người giàu bỏ nhiều tiền. Chợt có một bà goá nghèo đến bỏ hai đồng tiền là một phần tư xu. Người liền gọi các môn đệ và bảo: "Thầy nói thật với các con: Trong những người đã bỏ tiền vào hòm, bà goá nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết. Vì tất cả những người kia bỏ của mình dư thừa, còn bà này đang túng thiếu, đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống mình".
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Câu Chuyện Về Người Góa Phụ

Nhiều khi chúng ta muốn giữ đạo một cách thoải mái. Nhưng Lời Chúa hôm nay cảnh giác chúng ta về quan niệm này. Tiên tri Êlia ngày trước đã giữ đạo rất vất vả. Ðức Yêsu trong bài Tin Mừng cũng bảo chúng ta đừng bắt chước các ký lục Dothái, nhưng hãy xem gương người góa phụ dám dâng cúng cả đồng trinh cuối cùng. Và tác giả Hipri cho chúng ta thấy Ðức Yêsu đã trở thành Thượng tế một cách khổ đau như thế nào. Chúng ta cần suy niệm các bài Kinh Thánh hôm nay để đón nhận ơn cứu độ của Chúa muốn đến với chúng ta hằng ngày trong đời sống.

1. Câu Chuyện Về Êlia
Chúng ta đã nói nhiều về Êlia. Ông là tiên tri của Chúa, sống ở thời đất nước Dothái phân đôi. Ông được lệnh nói tiên tri ở miền Bắc, tạm gọi là Israel. Các vua ở đây đi xa đường lối của Thiên Chúa mau lẹ hơn các vua ở Yuđa. Ðặc biệt, vua Omri, nước Israel đã cưới Izabel, công chúa nước Tyr, cho Akhab hoàng tử kế vị ông. Bà này đưa tà giáo vào cung điện, quảng cáo cho thần Baal, một thần được coi như nắm giữ mưa nắng ở trên trời và do đó cả mùa màng dưới mặt đất. Êlia chống đối hoạt động của bà. Có lần ông thách thức phe tà giáo ở núi Camêlô. Câu chuyện thời danh ấy ai ai cũng biết (I Các Vua 18,20-40). Nhưng rồi Izabel đã trả thù, bắn tin sai người bắt Êlia... Nhà tiên tri phải đi ẩn ở trên núi Horeb. Nhưng được thần lương bổ sức, ông lại tiếp tục. Cuộc đời của ông là cuộc đời chiến đấu với tà giáo để bảo vệ độc thần. Và các câu chuyện kể về ông đều ít nhiều nói lên sự phấn đấu này.
Trong đoạn trích sách Các Vua hôm nay cũng vậy. Có rất nhiều yếu tố chiến đấu mà không ý tứ người ta sẽ không dễ nhận ra. Tác giả kể có một góa phụ ở Serepta hôm ấy đi kiếm củi. Êlia thấy bà ta đội một cái bình trên đầu thì tưởng bà ta đi múc nước. Nhưng không, đó là một cái vò đựng một chút bột còn sót lại. Bà ta đi kiếm củi để về nướng chút bột đó lên nuôi sống mình và đứa con đang ở nhà.
Ðó là hình thức văn chương tác giả dùng để nói lên thời kỳ hạn hán và đói kém ở trong dân. Không phải vì Baal không làm mưa cho mùa màng tốt tươi nhưng vì Êlia đã tuyên sấm với Akhab rằng: "Yavê hằng sống! Thiên Chúa của Israel, Ðấng tôi chầu hầu, những năm tới đây sẽ không có sương, cũng không có mưa, trừ phi là thừa lệnh của tôi" (17,1). Tiếp theo đó, tác giả đã mô tả cảnh hạn hán để làm chứng hiệu lực của lời sấm, tức là uy quyền của Yavê và tiên tri của Người. Hơn nữa sự kiện lại xảy ra ở Serepta thuộc dân ngoại. Và điều này làm chứng Yavê cai trị toàn thế giới chứ không riêng gì ở đất Israel. Người thống trị cả những nơi mà người ta bảo là giang sơn của Baal hay của thần nào khác vì tất cả chỉ là ngẫu tượng và duy một mình Yavê là Chúa.
Tác giả lại chọn câu chuyện một góa phụ. Phải chăng ông không có ý chống đối và mỉa mai bà Izabel? Góa phụ kia dễ thương biết bao và bà sẽ được phúc. Còn Izabel? Tác giả để cho độc giả từ đó mà suy.
Ông cho ta thấy Êlia phải xin nước, rồi xin bánh của một góa phụ. Ngày xưa các góa phụ là hình ảnh của những thành phần lam lũ, khổ sở, túng cực trong dân. Thế mà Êlia phải đến xin nước và bánh của một người như thế. Ðời ông không khổ cực và bị dồn vào túng cực sao? Ðiều này muốn nói lên thân phận Người Tôi Tớ Chúa. Họ bị "rạc gáo". Ðời họ còn hơn phong sương vì họ còn bị tầm nã, bắt bớ và giết đi. Dù sao bề ngoài họ cũng chỉ như những chiếc bình sành, tuy bên trong họ mang những kho tàng quý giá. Chính câu chuyện Êlia làm chứng. Ông đang đói khát cho bản thân mình. Nhưng Lời Chúa ông đang mang trong mình có thể làm cho bình bột không hết và bình dầu không cạn. Những ơn này dành để cho người khác. Và ở đây, cho người góa phụ thành Serepta.
Bà được ơn như vậy, mặc dầu bà là dân ngoại và đang sống trên đất của lương dân. Ðiều này làm chứng ơn Chúa không kỳ thị ai. Nhưng mọi kẻ có điều kiện đều có khả năng nhận được. Người là Thiên Chúa của mọi người và muốn thi ân cho hết thảy những ai biết đón nhận.
Người góa phụ thành Serepta không những tỏ ra rất nhân đạo, nhưng nhất là còn tin ở lời vị tiên tri và tin vào Lời Chúa. Chính niềm tin ấy khiến bà dám làm bánh cho nhà tiên tri ăn trước. Bà như quên và như bỏ mạng sống của mẹ con bà vì tin vào lời nhà tiên tri. Và Chúa đã thưởng công lòng tin này, khiến câu chuyện về bà hôm nay đáng được dùng để dẫn nhập vào bài Tin Mừng. Nhưng chúng ta đừng vội đi qua mà không ghi kỹ lấy nhiều bài học thâm thúy của đoạn sách Các Vua.
Không kể những tư tưởng về đạo độc thần và phổ quát, chúng ta hãy nhớ gương Êlia và người góa phụ này. Cả hai đã giữ đạo và sống đạo không dễ dàng. Êlia suốt đời phải chiến đấu; lắm lúc thật rã rời và nhục nhã. Người góa phụ trông cũng tội nghiệp: chỉ còn một chút bột mà cũng phải hy sinh. Nhưng đó là những con người thánh, dám vì lòng tin Chúa mà chịu đựng gian khổ thử thách. Hậu thế không quên được những con người như vậy. Cũng như câu chuyện về người góa phụ trong bài Tin Mừng hôm nay sẽ luôn luôn còn sống động.

2. Câu Chuyện Về Người Góa Phụ
Thoạt đầu chúng ta ít thấy có liên lạc giữa các đoạn Ðức Yêsu nói về các ký lục và câu chuyện về bà góa. Thánh Marcô đặt cả hai việc xảy ra trong Ðền thờ. Và có lẽ người đã dùng chữ bà góa trong câu nói về các ký lục: "ngốn cả nhà cửa các bà góa" để chuyển sang câu chuyện bà góa nọ bỏ hai trinh vào hòm tiền cúng. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể nhìn ra một liên lạc về ý tưởng. Phần đầu Ðức Yêsu sẽ công kích thái độ đạo đức giả dối của bọn ký lục; và phần sau Người trỏ cho chúng ta thấy thái độ đạo đức đích thực nơi người góa phụ, để dạy dỗ chúng ta.
Trước hết, Người tỏ ra không ưa lối sống đạo của các ký lục. Họ khoe khoang, tham danh vọng, vì họ hay qua lại những nơi đông người, y phục xúng xính cho người ta dãn ra dành lối cho họ và chào cả trong hội đường lẫn nơi các bàn tiệc. Trong khi đó, Ðức Yêsu vẫn bảo người ta khi cầu nguyện phải khiêm tốn và cúi đầu, đấm ngực ăn năn thống hối. Và khi đi dự tiệc hãy ngồi những hàng ghế dưới. Có lần Người còn bảo môn đệ "chớ cho gọi mình là Thầy vì Thầy của các ngươi chỉ có một, còn các ngươi hết thảy đều là anh em" (Mt 23,8). Tệ hơn nữa, các ký lục còn làm nhiều bất công xã hội. Ðối với cả những phần tử đáng thương nhất, vì khổ sở nhất và cần được nâng đỡ nhất. Ðó là các bà góa. Họ có gì đâu? Của cải chồng họ để lại thuộc về trưởng nam. Có thể trước đó họ đã gửi gắm ở đâu được một chút của nào đó. Hay tài sản riêng họ có trước khi về nhà chồng, họ đã đem gửi nơi các ký lục mà họ tưởng sẽ là những người đạo đức nâng đỡ họ. Ai ngờ bọn này lại lợi dụng và dã tâm ngốn cả nhà cửa của họ! Trong khi đó, bọn ký lục còn làm bộ cầu nguyện lâu dài để mặc hình thức đạo đức. Nhưng Ðức Yêsu lên án thứ đạo đức giả hình này. Và Người muốn cho các môn đồ thấy sự đạo đức chân thật.
Cơ hội đến khi có nhiều người đến bỏ tiền vào hòm cúng. Lắm người giàu có bỏ nhiều. Bà góa khó nghèo nọ cũng đến và bỏ vào hai trinh, tức là không đáng kể gì. Nhưng Ðức Yêsu nói: bà đã bỏ nhiều hơn cả, vì mọi người lấy của dư bỏ vào, còn bà lấy tất cả của độ thân mà dâng cúng.
Dĩ nhiên có thể có nhiều bài học ở đây. Người ta không xem mặt mà bắt hình dong. Không phải vì bà góa nọ nghèo mà không đáng trọng bằng kẻ giàu có; và không phải vì bà bỏ ít mà lòng đạo đức của bà thua kém ai. Cũng như tác giả sách Các Vua đã lấy hình ảnh một góa phụ ở Serepta để đối chọi với con người lộng quyền ở thời bấy giờ là Izabel, thì ở đây thánh Marcô cũng đặt người góa phụ nghèo khó đối lập với bọn giàu có và các ký lục xúng xính trong y phục. Thân góa phụ đã đáng thương rồi. Thế mà Marcô còn thêm tính từ nghèo khó. Cũng như Êlia xưa đã đáng thương khi bị tầm nã, thế mà tác giả sách Các Vua còn bắt ông phải ngửa tay ra xin nước uống và bánh ăn của một góa phụ. Ðó là những con người nghèo của Chúa. Người mến họ vì họ dám phục vụ Người với hết cả linh hồn và sức lực. Kìa bà góa nghèo nọ đang đến bỏ vào hòm tiền, tất cả của độ thân của bà, tức là tất cả mạng sống của bà. Bà làm một cử chỉ mà Ðức Yêsu không thể không nhìn thấy như muốn báo trước chính công việc Người sẽ làm, là thí mạng sống mình cho chúng ta. Chúng ta hãy nghe tác giả thư Hipri bàn về vấn đề này.

3. Câu Truyện Về Ðức Kitô
Hôm nay tác giả nhắc cho chúng ta nhớ, Ðức Kitô cũng đã tiến vào thánh điện. Không phải thánh điện nhân tạo, do tay loài người dựng nên. Nói rõ hơn, không phải thánh điện trong đền thờ Yêrusalem ngày trước. Bởi vì ở đây không phải là nơi Thiên Chúa ngự thật sự. Yêrusalem chỉ là hình bóng hay bản sao của thánh điện trên trời. Ðây mới thật là thánh điện Ðức Kitô đã vào nhờ mầu nhiệm vượt qua của Ngài. Thánh điện trên trời này chính là bản tính Thiên Chúa và cung lòng của Người.
Như vậy, Ðức Yêsu vượt xa các ký lục và những người đến đền thờ dâng tiền hôm nay, kể cả bà góa nọ. Ngay các vị Thượng tế trong đạo cũ cũng thua kém hẳn Người. Vì họ cũng chỉ vào trong một thánh điện nhân tạo, cho dù nơi ấy có được gọi là nơi Cực Thánh, và chỉ có vị Thượng tế mỗi năm được vào một lần.
Ðức Kitô còn hơn hẳn họ vì Người vào thánh điện không phải là để thi hành một lễ tế vô giá trị như họ. Lễ dâng của Người có giá trị vô song. Họ thì chỉ dâng tế vật. Trường hợp vị Thượng tế thì dâng máu thay vật. Ðó là những của lễ "ở ngoài họ", cho dù có được gọi là thế vật cho họ đi nữa. Chính họ đã ý thức giá trị kém cỏi của những lễ dâng này, nên họ cứ phải dâng đi dâng lại. Và hằng năm vị Thượng tế lại phải vào nơi cung thánh. Nhưng nhân hoặc cộng các sự không hoàn toàn vần chỉ đem lại một cộng số hay tổng số không hoàn toàn.
Trong khi đó, lễ dâng của Ðức Kitô là chính Máu của Người, sự sống của Người. Và máu này, sự sống này lại tinh sạch tội lỗi, lại thánh thiện công chính hoàn toàn. Ðó là hy lễ dứt khoát, vẹn tuyền, tẩy xóa tội lỗi. Thế nên không thể lập đi lập lại, và chỉ cần thực hiện một lần vào chính lúc sung mãn của thời gian. Thành ra cũng một sự chết mà ở nơi mọi người chỉ mở sang sự phán xét, còn nơi Ðức Kitô lại đem đến ơn tha thứ cho mọi người.
Chúng ta hãy sung sướng cảm tạ lễ Vượt qua của Ðức Kitô. Nó mưu phần rỗi cho chúng ta. Chúng ta hãy thành tâm cử hành mầu nhiệm Vượt qua ấy trong thánh lễ này. Không phải chỉ để chiêm ngưỡng một hy tế của Ðức Kitô; nhưng còn để tham dự vào hành vi tiến lên thánh điện của Người. Êlia và bà góa phụ ở Serepta đã muốn tham dự vào lễ tế này khi Êlia chấp nhận cuộc đời phấn đấu và bà góa kia bằng lòng làm theo lời Thiên Chúa. Người đàn bà góa khó nghèo trong bài Tin Mừng quả thật cũng đã báo trước việc Ðức Kitô thí mạng sống mình để xóa tội trần gian. Tất cả những con người ấy đều có lòng đạo đức chân thật, khác hẳn những người ký lục mà Marcô nói tới hôm nay. Chúng ta sẽ giống hạng người nào? Chỉ có đời sống xả kỷ mới là tiêu chuẩn để giúp trả lời. Chúng ta cầu xin và quyết tâm bắt chước các gương tốt lành đã xem trong các bài Kinh Thánh hôm nay, và đặc biệt gương của Ðức Kitô sắp được tái hiện trên bàn thờ.

(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)




Lời Chúa Mỗi Ngày
Chủ Nhật 32 Thường Niên, Năm B
Bài đọcI Kgs 17:10-16; Heb 9:24-28; Mk 12:38-44.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải hy sinh tất cả cuộc đời để cho đi.

Nhiều người ngày nay sợ hy sinh vì nó ảnh hưởng đến thể xác, ý muốn, và thời gian hưởng thụ của họ; nhưng nếu mọi người đều sợ và sống ích kỷ, làm sao thế giới này có thể tồn tại chứ đừng nói tới việc thăng tiến cá nhân và xã hội. Tình yêu thực sự đòi phải hy sinh tất cả những gì mình có, chứ không phải chỉ cho đi những của dư thừa mà thôi. Người đời có thể đánh giá tình yêu bằng những vật chất bên ngoài; nhưng Thiên Chúa đánh giá theo tâm lòng bên trong: niềm tin và tình yêu con người dành cho Thiên Chúa và tha nhân. Sự hy sinh cao cả nhất một người có thể làm được là hy sinh chính mạng sống của mình.
Các Bài Đọc hôm nay nêu bật những hy sinh anh hùng của các tâm hồn cao quí, cho dù có phải hy sinh mạng sống mình. Trong Bài Đọc I, sự hy sinh của bà góa thành Zareptha: Bà can đảm hy sinh nắm bột và chút dầu còn lại sau cùng để làm bánh cho tiên tri Elijah và hai mẹ con; dẫu Bà biết ăn xong là hai mẹ con sẽ chết vì đói. Hậu quả của niềm tin vào lời ngôn sứ, hai mẹ con có bánh ăn muôn đời. Trong Bài Đọc II, nhờ sự hy sinh vô cùng cao quí của Đức Kitô đã hy sinh đổ máu trên Thánh Giá một lần, con người được thanh tẩy khỏi mọi tội lỗi và được sống muôn đời. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu dạy các môn đệ hãy có cặp mắt thần để biết đánh giá đúng các hành động của con người. Người thế gian dễ bị đánh lừa bằng các hành động phô trương bên ngoài; nhưng người môn đệ Chúa phải biết nhìn sâu và đánh giá tâm hồn bên trong, dù hành động bên ngoài của con người xem ra rất tầm thường.

                                                               KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc IBác ái đòi hy sinh cho dù phải đương đầu với cái chết.
1.1/ Sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa cho tiên tri Elijah: Để hiểu rõ ràng trình thuật hôm nay, chúng ta cần đọc toàn chương 17 của Sách Các Vua I. Thiên Chúa để hạn hán xảy ra, không mưa và cũng không sương rơi trong toàn vùng suốt ba năm, vì vua quan và con cái Israel bỏ Thiên Chúa để chạy theo các thần ngoại và đường lối riêng của mỗi người. Riêng tiên tri Elijah được Thiên Chúa truyền sống trong một thung lũng có suối nước để uống và quạ nuôi ông ăn. Khi suối nước cạn, Thiên Chúa truyền cho ông đến Zareptha để được nuối ăn bởi một bà góa ở đó.
Ông liền đứng dậy đi Zareptha. Khi đến cổng thành, ông thấy có một bà goá đang lượm củi. Ông gọi bà ấy và nói: "Bà làm ơn đem bình lấy cho tôi chút nước để tôi uống." Bà ấy liền đi lấy nước. Ông gọi bà và nói: "Bà làm ơn lấy cho tôi miếng bánh nữa!" Bà trả lời: "Có Đức Chúa, Thiên Chúa hằng sống của ông tôi thề là tôi không có bánh. Tôi chỉ còn nắm bột trong hũ và chút dầu trong vò. Tôi đang đi lượm vài thanh củi, rồi về nhà nấu nướng cho tôi và con tôi. Chúng tôi sẽ ăn rồi chết."

1.2/ Niềm tin của bà góa vào lời của tiên tri Elijah: Không gì kinh khủng cho con người bằng đói khát. Nhiều người Việt-nam chúng ta vẫn còn nhớ những kinh hoàng của tháng ba đói năm Ất Dậu; bao nhiều người đã chết đói và số còn lại chưa ăn xong bữa nay đã phải lo cho ngày mai. Ít người dám bố thí vì ai cũng phải lo cho gia đình mình. Bà góa này bị đặt trong trường hợp rất khó xử, vì điều tiên-tri xin ảnh hưởng đến sự sống còn của Bà và người con trai.
(1) Phản ứng của tiên-tri Elijah: Tiên-tri biết rõ uy quyền của Thiên Chúa; nên cho dù được Bà cho biết tình cảnh tang thương như thế, ông vẫn nói với bà: "Bà đừng sợ, cứ về làm như bà vừa nói. Nhưng trước tiên, bà hãy lấy những thứ đó mà làm cho tôi một chiếc bánh nhỏ, và đem ra cho tôi, rồi sau đó bà sẽ làm cho bà và con bà. Vì Đức Chúa, Thiên Chúa của Israel phán thế này: "Hũ bột sẽ không vơi, vò dầu sẽ chẳng cạn, cho đến ngày Đức Chúa đổ mưa xuống trên mặt đất."
(2) Phản ứng của bà góa: Hành động của bà góa là một hành động anh hùng và biểu lộ một niềm tin sâu xa, vì Bà không biết kế hoạch của Thiên Chúa như tiên-tri Elijah. "Bà ấy đi và làm như ông Elijah nói;" cho dù biết hai mẹ con có thể chết đói sau đó.
Thiên Chúa thử thách và ân thưởng những người có lòng tin nơi Ngài và tỏ tình yêu mến tha nhân: "Thế là bà ấy cùng với ông Elijah và con bà có đủ ăn lâu ngày. Hũ bột đã không vơi, vò dầu đã chẳng cạn, đúng như lời Đức Chúa đã dùng ông Elijah mà phán." Ngoài ra, Thiên Chúa còn cho người con trai của Bà đã chết được sống lại nhờ sinh khí của tiên-tri Elijah.

2/ Bài đọc IIĐức Kitô đã hy sinh đổ máu để chuộc tội cho con người.
2.1/ Hiến tế độc nhất vô nhị của Đức Kitô: Tác giả Thư Do-thái so sánh hiệu quả của hy lễ của Chúa Giêsu trên đồi Calvary với hy lễ của các Thượng Tế làm mỗi năm Nơi Cực Thánh trong Ngày Xá Giải, và nhận ra những khác biệt sau đây:
(1) Nơi Cực Thánh khác nhau: "Quả thế, Đức Kitô đã chẳng vào một cung thánh do tay người phàm làm ra, vì cung thánh ấy chỉ là hình bóng của cung thánh thật. Nhưng Người đã vào chính cõi trời, để giờ đây ra đứng trước mặt Thiên Chúa chuyển cầu cho chúng ta." Nơi Cực Thánh mà Chúa Giêsu vào không còn là Đền Thờ; mà là chính Nước Trời, nơi cung điện của Thiên Chúa.
(2) Hiến tế của Đức Kitô chỉ xảy ra một lần trên đồi Calgary; nhưng mang lại hiệu quả suốt đời. Tác giả trình bày: "Người vào đó, không phải để dâng chính mình làm của lễ nhiều lần, như vị thượng tế mỗi năm phải đem theo máu của loài khác mà vào cung thánh. Chẳng vậy, Người đã phải chịu khổ hình nhiều lần, từ khi thế giới được tạo thành. Nhưng nay, vào kỳ kết thúc thời gian, Người đã xuất hiện chỉ một lần, để tiêu diệt tội lỗi bằng việc hiến tế chính mình." Máu của các thú vật chỉ có khả năng hạn hẹp là tha các tội nhẹ và phải tái diễn nhiều lần; nhưng Máu của Con Một Thiên Chúa có sức mạnh tha các tội, cho dù chỉ đổ ra một lần mà thôi.
2.2/ Đức Kitô đã hy sinh chịu chết để mang lại ơn cứu độ cho muôn người: Khi làm bất cứ việc gì, Đức Kitô cũng như con người đều cân nhắc những hiệu quả mang lại. Chúng ta đã một lần bàn qua những hiệu quả xảy ra do việc hy sinh chính thân mình của Đức Kitô: (1) Thánh ý Đức Chúa Cha được thể hiện: Ngài mong muốn cho con người không phải chết; nhưng được sống hạnh phúc bên Ngài muôn đời. (2) Chính Đức Kitô sẽ được Chúa Cha cho sống lại và làm Vua tất cả mọi người. (3) Con người được tha thứ mọi tội lỗi và được giao hòa với Thiên Chúa. Họ sẽ không phải chết muôn đời, nhưng sẽ đạt được đích điểm là hạnh phúc muôn đời bên Chúa Ba Ngôi.
Vì những hiệu quả này mà Đức Kitô sẵn sàng nhập thể, hy sinh trải qua cuộc Thương Khó, Tử Nạn, và Phục Sinh; vì Ngài biết sẽ mang lại hiệu quả tốt đẹp cho Chúa Cha, cho chính mình, và cho mọi người. Hơn nữa, Đức Kitô biết đau khổ chỉ tạm thời; nhưng hiệu quả sẽ tồn tại muôn đời, như lời tác giả Thư Do-thái nói: "Đức Kitô đã tự hiến tế chỉ một lần, để xoá bỏ tội lỗi muôn người. Người sẽ xuất hiện lần thứ hai, nhưng lần này không phải để xoá bỏ tội lỗi, mà để cứu độ những ai trông đợi Người."
Đây phải là bài học cho con người noi theo: Nhiều người than phiền cứ hy sinh mãi rồi mà chết à! Đức Kitô dạy chúng ta: nếu phải hy sinh cho đến chấp nhận cái chết để mang lại lợi ích cho Thiên Chúa và tha nhân, chúng ta vẫn phải làm; vì chết không hết, Ngài sẽ trao lại sự sống và ân thưởng những gì chúng ta đã hy sinh cho tha nhân. Biết bao vị thánh đã đổ máu hay trọn đời hy sinh cho tha nhân, vì họ đã thấu hiểu triết lý sống của Đức Kitô. Nếu một người sợ phải hy sinh chết cho người khác, và sống theo tính ích kỷ của bản thân, anh vẫn không thoát khỏi cái chết; và sẽ bị Thiên Chúa phán xét theo những gì anh đã không làm cho tha nhân. Chúng ta chỉ có một đời để chứng tỏ niềm tin yêu vào Thiên Chúa và cho tha nhân, hãy biết sống làm sao cho đẹp một đời.

3/ Phúc ÂmBà rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào đó tất cả những gì bà có để nuôi sống mình.
3.1/ Đừng phán xét con người theo các hành động bên ngoài: Người Việt-nam chúng ta có câu "chiếc áo không làm nên ông thầy tu," có nghĩa: để được gọi là bậc chân tu, một người phải sống những điều của một tu sĩ; chứ không phải chỉ khoác trên mình chiếc áo dòng mà thôi. Trong trình thuật hôm nay, Chúa Giêsu cũng vạch trần những thói xấu của những người lợi dụng chiếc áo tôn giáo để kiếm lợi nhuận cá nhân cho mình: "Anh em phải coi chừng những ông kinh sư ưa dạo quanh xúng xính trong bộ áo thụng, thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng. Họ ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích ngồi cỗ nhất trong đám tiệc. Họ nuốt hết tài sản của các bà goá, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ."
Những người như thế có thể đánh lừa được những tâm hồn ngây thơ; nhưng không thể đánh lừa được Thiên Chúa, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn trong tâm hồn. Họ sẽ bị Thiên Chúa phán xét nghiệm nhặt vì đã lợi dụng tôn giáo cho các ý đồ xấu xa của họ.
3.2/ Hãy biết nhìn sâu vào tâm lòng bên trong của tha nhân: Chúa Giêsu không chỉ dạy các môn đệ đừng xét đoán theo tiêu chuẩn của thế gian bên ngoài; nhưng Ngài còn dạy cho họ biết cách nhìn sâu vào tâm hồn bên trong qua việc dân chúng đóng góp tiền vào Đền Thờ.
(1) Xét đoán theo cách thức bên ngoài của thế gian: Nhiều người sẽ trầm trồ khen ngợi những người bỏ tiền nhiều vào thùng, và kết luận họ có lòng quảng đại với Thiên Chúa; nhưng Chúa Giêsu dạy các môn đệ đừng dễ kết luận như thế, vì có thể đó chỉ là những của dư thừa của người giầu.
(2) Xét đoán theo tâm hồn bên trong của Thiên Chúa: Ngồi theo dõi, Chúa Giêsu thấy cũng có một bà goá nghèo đến bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm, trị giá khoảng một phần tư đồng xu Rôma. Chúa Giêsu nói các môn đệ: "Thầy bảo thật anh em: bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết. Quả vậy, mọi người đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ mà đem bỏ vào đó; còn bà này, thì rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào đó tất cả tài sản, tất cả những gì bà có để nuôi sống mình."
Thiên Chúa không phán xét theo số lượng con người đóng góp, vì Ngài ban cho mỗi người tài năng và số lượng khác nhau; nhưng Ngài phán xét theo sự cố gắng của con người. Nhiều lần Chúa Giêsu nói: "Ai được ban tặng nhiều sẽ bị đòi lại nhiều;" nghĩa là sẽ phải chịu phán xét nặng hơn.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Tình yêu đòi hỏi phải hy sinh đến cùng, cho dù phải thiệt hại đến bản thân. Chúng ta có thể làm điều này vì chúng ta tin chết không hết; nhưng Thiên Chúa sẽ trao lại mạng sống và ân thưởng tất cả những gì chúng ta đã làm cho tha nhân.
- Gương mẫu hy sinh chúng ta cần noi theo là Đức Kitô. Ngài đã hy sinh nhập thể, rao giảng, chữa lành, và sẵn sàng chịu đóng đinh trên Thập Giá để chuộc tội cho con người. Chúng ta hãy bắt chước Ngài trong mọi việc chúng ta làm trong cuộc đời này.
- Khi phải đánh giá con người, chúng ta đừng hời hợt đánh giá họ theo tiêu chuẩn của người thế gian; nhưng phải biết nhìn sâu vào tâm hồn yêu thương bên trong, thì mới nhận ra được những hy sinh cao quí của họ.

Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP



1/11/2018
CHÚA NHT TUN 32 TN B
Mc 12,38-44


QUÀ TNG CHT LƯỢNG CAO
Đc Giê-su nói: Thy bo tht anh em: bà goá nghèo này đã b vào thùng nhiu hơn ai hết.” (Mc 12,43)

Suy nim: Cha McCarthy có k câu chuyn M thánh Tê-rê-xa ln kia được mt người ăn xin tng 30 xu là tt c s tin anh xin được trong ngày. M nói rng vi 30 xu, có l m chng mua được gì, nhưng nó tr nên quý giá gp ngàn ln vì đã được làm vi lòng yêu thương. Thiên Chúa không nhìn nơi tm c vĩ đi ca công vic, mà là nhìn vào tình yêu thương qua đó công vic được hoàn thành. Cũng như người ăn xin trên đây, bà goá trong bài Tin Mng hôm nay không đóng góp nhiu lm xét v s lượng, nhưng xét theo cht lượng, thì nhiu hơn ai hết. Vì sao vy? Vì nhng món quà vt cht được đnh giá bng tin, nhưng nhng món quà ca trái tim được đnh giá bng tình mến, bng lòng hy sinh, bng tâm tình vui lòng chu mt mát, min sao nói được tâm tình ca mình. Và bà goá này có được tt c nhng tâm tình quý giá y.

Mi Bn: Nh rng càng dâng cho Chúa nhng món quà được bc trong lp áo xinh xn là vic hy sinh nhng điu quý trng ca bn như thi gi, công sc... Chúa s càng hài lòng v bn. Bn có tng Chúa nhng món quà cht lượng cao không?

Chia s: Ti sao nhng món quà dâng Chúa đòi ta phi hy sinh, t b là nhng món quà quý giá nht?

Sng Li Chúa: Tôi xét xem điu gì làm tôi khó hy sinh t b hơn c. Ln này tôi quyết hy sinh điu đó như mt món quà quý giá nht dâng cho Chúa.

Cu nguyn: Ly Chúa Giê-su, bà goá này đã qung đi dâng Chúa tt c, vì bà hoàn toàn phó thác nơi Chúa. Xin cho chúng con biết sng qung đi vi Chúa vì phó thác nơi Ngài. Amen.
(5 phút lời Chúa)


Bỏ vào tất cả
Ðiều quan trọng khiến tôi bận tâm đó là tôi có dâng tất cả bản thân cho Chúa không, chẳng giữ lại gì cho mình, dù chỉ một xu nhỏ.

Suy nim:
Khó lòng nhận ra đồ giả trong các món hàng.
Ta thường đánh giá một sản phẩm dựa trên mẫu mã,
nên dễ bị đánh lừa về chất lượng.
Thật ra đồ giả cũng có ở nơi con người.
Làm cho mình trẻ hơn nhờ trang điểm, tốt hơn nhờ ăn nói.
Làm cho mình có dáng trí thức hơn, quý phái hơn
để chiếm được lòng tin, lòng quý mến của người khác.
Có loại người giả hình dạy một đàng, làm một nẻo,
bắt người khác làm những điều mình chẳng bao giờ làm,
mạt sát người khác về những tội mình không tránh khỏi.
Có loại người giả hình rất tử tế với người ngoài,
còn sống với người trong nhà thì không ai chịu nổi.
Nói chung mọi thứ giả hình đều không thật.
Ðức Giêsu cảnh giác chúng ta về thứ giả hình đạo đức:
“Anh em hãy coi chừng...”, kẻo lại giống một số kinh sư.
Ðức Giêsu cố ý ngồi đối diện với thùng tiền ở Ðền Thờ.
Ngài tò mò muốn xem đám đông bỏ tiền ra sao.
Những người giàu bỏ nhiều hơn cả.
Nhưng Ngài lại xúc động khi thấy một bà goá nghèo
rón rén bỏ vào thùng hai đồng xu nhỏ.
Ngài quả quyết trước mặt các môn đệ:
“Bà goá này đã bỏ nhiều tiền hơn người khác,
vì mọi người lấy từ cái dư thừa mà bỏ vào,
còn bà, bà lấy từ cái túng thiếu của mình
mà bỏ vào tất cả những gì bà có, tất cả của nuôi thân”.
Các môn đệ ngỡ ngàng trước cách đánh giá của Ðức Giêsu,
cách nhìn con người dựa trên tấm lòng của họ.
Bà goá bỏ tiền ít hơn mọi người,
nhưng dưới mắt Ðức Giêsu, bà đã bỏ nhiều hơn cả,
vì bà đã bỏ tất cả.
Lối đánh giá của Ðức Giêsu
đòi ta xét lại lối đánh giá của mình về người khác.
Có khi chúng ta ca ngợi một người
chỉ vì người ấy đã có những đóng góp lớn lao,
đã đem lại những kết quả cụ thể, rõ ràng.
Có khi chúng ta chê một người
vì người đó kém cỏi, thiếu năng lực.
Tiếng khen chê của ta thường dựa trên hiệu quả bề ngoài,
và ít đụng đến phần nội tâm sâu thẳm.
Lối đánh giá của Ðức Giêsu cũng đòi ta xét lại
lối đánh giá của mình về chính mình.
Tôi xao xuyến khi bị chê, tự mãn khi được khen.
Tôi quá trọng dư luận đến nỗi trở nên nô lệ cho dư luận.
Thật ra tôi cần đánh giá mình dựa trên cái nhìn của Chúa.
Chúa thấy tôi thế nào thì tôi là thế ấy.
Ðiều quan trọng khiến tôi bận tâm
đó là tôi có dâng tất cả bản thân cho Chúa không,
chẳng giữ lại gì cho mình, dù chỉ một xu nhỏ.
Cần rất nhiều liều lĩnh khi bỏ nốt đồng xu cuối cùng
để thực sự trở nên người tín thác trọn vẹn vào Chúa.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
khi đến với nhau,
chúng con thường mang những mặt nạ.
Chúng con sợ người khác thấy sự thật về mình.
Chúng con cố giữ uy tín cho bộ mặt
dù đó chỉ là chiếc mặt nạ giả dối.

Khi đến với Chúa,
chúng con cũng thường mang mặt nạ.
Có những hành vi đạo đức bên ngoài
để che giấu cái trống rỗng bên trong.
Có những lời kinh đọc trên môi,
nhưng không có chỗ trong tâm hồn,
và ngược hẳn với cuộc sống thực tế.

Lạy Chúa Giêsu,
chúng con cũng thường ngắm mình trong gương,
tự ru ngủ và đánh lừa mình,
mãn nguyện với cái mặt nạ vừa vặn.

Xin giúp chúng con cởi bỏ mọi thứ mặt nạ,
đã ăn sâu vào da thịt chúng con,
để chúng con thôi đánh lừa nhau,
đánh lừa Chúa và chính mình.

Ước gì chúng con xây dựng bầu khí chân thành,
để chúng con được lớn lên trong bình an.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ



Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 11
11 THÁNG MƯỜI MỘT
Nguồn Tài Nguyên Cho Tương Lai
Quả là mối đe dọa khủng khiếp đang tiềm ẩn trong sự thay đổi kỹ thuật đã đánh thức lương tâm chúng ta, giúp chúng ta thấy cần phải khôn ngoan và cần phải nhớ lại những giá trị đạo đức của nền văn minh của mình. Chính sự tiến bộ khoa học đã đặt ra "vấn đề đạo đức" như là "vấn đề xã hội" mới của tương lai. Và đâu là câu trả lời?
Chúng ta phải bắt đầu bằng việc theo đuổi sự khôn ngoan. Vì sự khôn ngoan đích thực là tinh túy của lương tâm các dân tộc, nên vai trò của công chúng trong việc quyết định tương lai thế giới là một cái gì rất hiển nhiên. Chẳng hạn, hãy xem xét lãnh vực di truyền học đang ngày càng phát triển. Những nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng con người có thể đạt được những thành tựu rất lớn. Những cũng có nhiều khả năng hủy hoại tàn khốc đối với loài người chúng ta. Các nhà khoa học và các chính quyền có trách nhiệm không thể tránh né việc tự hỏi mình những câu hỏi hệ trọng của triết học và thần học. Con người là ai? Định mệnh của con người là gì?
Trong khi theo đuổi sự khôn ngoan, nhiều người bắt đầu khám phá lại câu trả lời của chân lý Kitô giáo. Họ bắt đầu thấy rằng sự bảo đảm đích thực duy nhất cho nhân tính trong xã hội tương lai chính là sự tôn trọng đối với con người và đối với sự sống. Chúng ta đang về nguồn. Con người đang nhận ra rằng các giá trị dường như cũ kỹ trong quá khứ đang tỏ ra là những của gia bảo cần phải được trân trọng giữ gìn cho tương lai.
Và sự khôn ngoan này trong việc nhận biết con người và bản tính con người xuất phát từ chính lương tâm của các dân tộc trên trái đất. Sở dĩ tôi đi khắp nơi trên thế giới và gặp gỡ người ta thuộc mọi nền văn hóa và tôn giáo, đấy bởi vì tôi tin rằng Chúa Thánh Thần ươm trồng những mầm khôn ngoan trong lương tâm của mọi dân tộc. Đó là nguồn tài nguyên thực sự cho tương lai của thế giới chúng ta, một tương lai trong đó con người biết phục vụ cho con người.
– suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Lời Chúa Trong Gia Đình
Chúa Nhật XXXII Thường Niên;
1V 17, 10-16; Dt 9, 24-28; Mc 12, 38-44.

LỜI SUY NIỆM: Trong câu chuyện về đồng xu của người đàn bà góa nghèo dâng cúng. Đức Giêsu liền gọi các môn đệ lại và nói: “Thầy bảo thật anh em: bà góa nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết.” (Mc 12,43).
          Chúa Giêsu quan sát những người đang dâng cúng trong Đền Thờ và Ngài đánh giá. Cách Ngài đánh giá và Ngài giải thích thế nào là nhiều và thế nào là ít, thế nào là lòng chân thành và hy sinh, thế nào là hình thức là dư thừa. Có lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền, Đây là những đồng tiền dư bạc thừa của những người giàu có, Họ có dâng cúng như thế cũng không ảnh hưởng đến đời sống của họ. Còn đối với bà góa nghèo với hai đồng tiền kẻm, giá trị của nó chỉ bằng một phần tư đồng bạc Rô-ma. Nhưng đồng tiền của bà góa nghèo này, bà đang rút từ cái túng thiếu của mình, Có ảnh hưởng đến tài sản của bà; đó là tất cả tài sản của bà, để bà sống. Qua câu chuyện người đàn bà góa nghèo dâng cúng cho chúng ta một cách suy nghĩ, là của dâng cúng phải là do lòng thành của chính mình, chứ không phải vì nhìn qua ngó lại người ta, thứ đến là của dâng cúng phải là cái xót ruột của chính mình khi bỏ ra; chứ không phải là của dư thừa của mình. Cẩn thận trong việc dâng cúng. Chúa cần lòng chân thành và sự hy sinh của mỗi người.
Mạnh Phương



Gương Thánh Nhân
Ngày 11-11

Thánh MARTINÔ Thành Turinô
Giám Mục (khoảng 315 - 397)

Chúng ta biết được thánh Martinô nhờ Sulpicô Sêvêrê, thân hữu và nhà chép sử của Ngài. Nhiều phép lạ động trời ông kể lại tuy khó tin nhưng đầy sống động và xác tín khiến các phép lạ chỉ còn khó tin đối với những ai chối bỏ thế giới thiêng liêng. Một cách chính yếu chúng ta có thể tin vào Sulpiciê được.
Martinô sinh ra khoảng năm 315 ở Sabaria... miền Pannonia (hay là Hungaria) là con của một sĩ quan. Cha mẹ Ngài đều là lương dân, nhưng còn trẻ Ngài đã ghi tên làm dự tòng.
Lúc 15 tuổi, Martinô nhập ngũ và sớm được phái sang miền Gaule ngoại đạo (nước Pháp ngày nay). Các binh sĩ trong trại sống không gương mẫu gì, nhưng Martinô tin vào Chúa Kitô nên sống như một Kitô hữu. Ngài phân phát một phần tiền lương cho người nghèo và có những hành vi bác ái ít gặp thấy, chẳng hạn đảo ngược vai trò để đánh giày cho người hầu. Ơ cửa thành Amiens một ngày mùa đông, chàng hiệp sĩ sẽ trẻ gặp người ăn xin dường như trần truồng. Martinô nói: - Tôi chỉ có áo quần và khí giới.
Rồi rút kiếm ra, Ngài xẻ đi chiếc áo cho người ăn xin.
Câu chuyện kết thúc với giấc mơ trong đó Martinô thấy Chúa Kitô hiện ra mặc nửa chiếc áo và nói với các thiên thần. - Chính Martinô đã mặc cho Ta đây.
Sau đó ít lâu vào khoảng 20 tuổi, Martinô lãnh nhận phép rửa tội, nhưng vẫn phải miễn cưỡng ở lại trong quân đội hai năm sau khi quân rợ xâm lăng Gaule, Martinô xin cấp chỉ huy, có lẽ là Constantinô để được từ nhiệm: - Tôi là binh sĩ Chúa Kitô, thật sái phép nếu tôi phải phục vụ trong quân ngũ.
Bị coi là hèn nhát, Ngài bị giải pháp trong hành tiền quân tại chiến điạ. Tuy nhiên, quân rợ đã bao vậy nhưng không động binh. Martinô được giải ngũ có lẽ năm 339.
Danh tiếng của thánh Hilariô giám mục Poitier đã thu hút Martinô trở thành môn đệ của Ngài. Nhưng ao ước cho cha mẹ trở lại đạo, Martinô đã trở về sinh quán ở Pannonia. Khi qua núi Alple, Ngài bị bọn cướp vây bắt. Martinô đã nói với người sắp dùng búa giết Ngài:
- Một người Kiô hữu không sợ gì, nhưng chính anh lại phải sợ tất cả. Anh sẽ trả lời thế nào với Chúa khi anh phải trả lẽ cho đời sống đầy tội ác của anh ?
Ngài đã được tên cướp giải phóng và đưa hắn trở về với Chúa.
Tương truyền rằng: bên ngoài Milan, thánh Martinô gặp qui và satan tuyên cáo rằng : - Đi đâu mày cũng sẽ phải gặp tao. Đáp lại, thánh Martinô hứa hẹn với qủi một cuộc chiến cam go : - Cả hai bên đều phải giữ lời nhé.
Thánh Martinô được hạnh phúc thấy mẹ trở lại nhưng người cha không muốn nghe gì hết. Bị bắt bớ và bị người đồng hương đánh đòn, thánh Martinô đi Gaule. Nhưng Ngài biết rằng: thánh Hilariô đã bị những người theo Kitô bắt đi đày. Ngài rút vào một tu viện gần Milan, nhưng bị những người theo lạc giáo săn đuổi và chạy ẩn vào một hoang đảo gần Ghênes, sống bằng cây cỏ. Ngày kia, Ngài bị trúng độc và như sắp chết. Theo thói quen, Ngài chống lại bệnh tật bằng lời cầu nguyện và cơn bệnh biến mất, Ngài gặp lại thánh Hilariô trên đường lưu đày trở về và xây dựng ở Lihugné. Gần Poitiers một nơi ẩn tu mà chẳng bao lâu đã trở thành cộng đoàn của các nhà ẩn tu.
Ngài được chọn làm giám mục thành Tour vì danh tiếng và sự thánh thiện của Ngài. Nhưng để đưa được Ngài ra khỏi tu viện, người ta phải kiếm cớ là có bệnh nhân ở Tours cần được chữa khỏi. Thày dòng vội vã ra đi nhưng chĩ gặp và một số giám mục đến tấn phong cho Ngài ngày 4 tháng 7 năm 371. Trong khi đó những người quí phái và lãnh Chúa chống lại "một người ăn mặc bẩn thỉu và đầu tóc rối bù".
Vị tân giám mục vẫn giữ được chiếc áo len thô, ngai tòa Ngài là một chiếc ghế đẩu bằng gỗ. Càng nặng trách nhiệm Ngài càng cảm thấy cần hồi tâm. Ngài lập tu viện Marmoutiers với chủng viện và nhà trường. Các linh mục được đào tạo tại đó để nâng hàng giáo sĩ buông thả lên. Marmuotiers sắp sinh ra trường công lập đầu tiên là mẹ đại học Oparis.
Công cuộc truyền giáo của thánh Martinô mở rộng khác thường. Đời sống luân lý của dân quê thật khắc khổ. Có những Kitô hữu hợp nhau với lương dân để mừng kính thần Jupiter, tập hợp quanh những dòng nước, nhưng cây cổ thụ. Vị giám mục truyền giáo không dừng lại ở giáo phận Ngài, nhưng đi khắp nơi tìm kiếm các linh hồn. Ở mỗi sào huyệt của ngẫu tượng, Ngài dừng lại giảng dạy cải hóa thay thế đền miếu bằng một thánh đường, và đặt linh mục Marmoutiers dẫn dắt. Thế là một giáo xứ thành hình.
Thiên Chúa luôn giúp đỡ Ngài. Ở Ambroisé có một ngôi đền vĩ đại thờ thần Mars. Không ai dám nghĩ đến việc phá đổ. Martinô cầu nguyện suốt đêm. Hôm sau một cơn bão lớn nổi lên phá đổ ngẫu tượng. Một nhà thờ được dựng lên và thế là giáo xứ Ambroise được thành lập.
Trong một thị trấn nhỏ, vị tông đồ truyền chặt bỏ cây cổ thụ được thần thánh hóa. Những người thờ ngẫu tượng nói: - Nếu Thiên Chúa ông thờ quyên phép như ông nói, ông hãy nằm dưới chỗ cây đổ xuống, nếu ông thoát nạn, chúng tôi sẽ tin Thiên Chúa.
Martinô nhận lời, cây bị đốn lung lay ngã xuống... sắp nghiền nát Đức giám mục... nhưng Ngài bỉnh tĩnh làm dấu thánh giá và cây bỗng quay ngược về phía đối diện.
Ở Apris Ngài chữa lành một người cùi, ở Treves Ngài làm phép dầu để chữa lành một cô bé bất toại, trên đường về Ngài phục sinh đứa con duy nhất Chúa một phụ nữ và toàn dân hò vang niềm tin vào Thiên Chúa. Tới gần Vandome tái diễn phép lạ: sau bài giảng làm động lương tâm người nghe, một phụ nữ đưa tới cho Ngài một em bé đã chết, quỳ xuống cầu nguyện và trả đứa bé sống lại cho mẹ nó.
Đây là một giai thoại đẹp về chiếc áo thánh Martinô mặc, biến thành áo choàng sáng láng. Các Vua Chúa nhận lời thề của các chư hầu trên "chiếc áo choàng thánh Martinô này" và người ta có lẽ đã hay gọi nơi giữ áo choàng này là nguyện đường (tiếng Pháp là Capelle hay Chapelle). Aix, nơi Charlemanghe ở trẻ thành Aix-la-chapelle, và tên chapelle này lan rộng để chỉ mọi nơi người ta đến cầu nguyện.
Tới 80 tuổi, thánh Martinô vẫn truyền giáo không mệt mỏi. Ngài còn chuộc các tù nhân, tham dự các cộng đồng. Ngài chỉ nghỉ ngơi đôi chút nơi các tu sĩ của mình, ở Marmoutiers để lại ra đi bằng bất cứ phương tiện nào dùng được cho việc truyền giáo. Trong một sứ vụ cuối tại địa phận, khi thấy cái chết tới gần, thánh Martinô báo cho môn đệ biết, nhưng vẫn dâng lao lực của mình cho Chúa.
- "Lạy Chúa, nếu dân Chúa còn cần đến con, con không từ chối đau khổ và công việc nào, nguyện cho ý Chúa được thực hiện".
Nằm trên tro như Ngài muốn. Thân thể lên cơn sốt, Đức giám mục vẫn đưa tay ngước mắt lên trời. Các tu sĩ xin Ngài xuôi tay, Ngài nói: - "Các anh để tôi nhìn trời hơn là nhìn thế gian để hồn tôi theo đường ngay mà tới Chúa".
Quỉ dữ tấn công Ngài lần chót, người ta nghe tiếng người hấp hối nói: - "Đồ súc vật độc ác, mầy làm gì đó ? mầy không tìm được nơi tao điều gì đâu, đồ bị chúc dữ ! Chính lòng Abraham sẽ đón nhận tao".
Đó là những lời sau cùng trước khi Ngài chết vào ngày 8 tháng 11 năm 379. Ba ngày sau ngày được mai táng ở Tours. Ngài là vị thánh đầu tiên không phải là tử đạo hay lừng danh vì cuộc tử đạo. Mộ của Ngài ở Tours là thành trì vững chắc chống lại dân man di. Toàn dân Pháp và các vị thánh của nước này suốt nhiều thế kỷ vẫn hành hương để khấn cầu vị cải hóa Gaule che chở.
(Daminhvn.net)



11 Tháng Mười Một
Xẻ Áo


Trong một ngày đông giá lạnh, Martinô, lúc ấy đang còn phục vụ trong quân ngũ và chưa lãnh nhận niềm tin Kitô, gặp một ông ăn mày nghèo khổ đến độ không có lấy một mảnh vải che thân, đang ngồi tựa lưng vào bức tường giơ bàn tay khẳng khiu van xin từng đồng xu nhỏ của những người qua lại. Không sẵn tiền trong túi và cũng không có lương thực để cho, Martinô nhanh nhẹn leo xuống ngựa, tuốt gươm cắt phân nửa áo choàng của mình và quàng lên tấm thân gầy guộc của người ăn xin đang run rẩy vì cái lạnh buốt xương. Kẻ qua đường đồng thanh cười nhạo cử chỉ khác lạ của người thanh niên.
Ðêm hôm đó, Martinô nằm mơ thấy chính Chua Giêsu bận nửa áo choàng mà chàng đã trao tặng cho người ăn mày và Chúa nói: "Martinô, tuy chưa lãnh nhận Phép Rửa Tội, đã đắp lên tôi chiếc áo này".
Ai trong chúng ta cũng biết câu chuyện truyền khẩu trên về hành động bác ái của thánh Martinô, vị thánh Giáo Hội mừng kính hôm nay.
Chào đời vào khoảng thế kỷ thứ 4 tại Sabaria, nay thuộc nước Hungari, năm 20 tuổi, Martinô được gửi theo học tại Italia. Tuy là người không theo đạo Kitô, nhưng vì sống giữa các sinh viên Công Giáo, nên chàng đã suy nghĩ nhiều khi nghe bạn bè nói đến Ðức Giêsu. Chàng nhất định tìm hiểu xem Giêsu là ai?
Nhưng chẳng bao lâu chàng bị động viên. Khoảng năm 350, rời khỏi quân ngũ, Martinô xin làm đồ đệ thánh Hilariô, giám mục thành Potiers. Nhận thấy Martinô là người đầy nhân đức và có học thức, giám mục Hilariô đã phong cho chàng các chức thánh.
Năm 350, bè rối Ariô bắt thánh Hilariô đem đi đày vì ngài chống lại họ. Martinô cũng bị giám mục thành Milan là người bệnh vực bè rối trục xuất khỏi giáo phận và sống trên một hòn đảo cùng với một linh mục khác. Sau khi thánh Hilariô được tha, Martinô trở lại Poachi và lập một dòng tu tại Luguygé. Năm 370, khi đến Cadet để hòa giải một bất bình giữa một số linh mục và tu sĩ, ngài đã ngã bệnh và từ trần tại đó.
Mỗi năm gần đến ngày lễ thánh Martinô thành Tôrinô, các trẻ em vùng nói tiếng Ðức cũng náo nức như các trẻ em Việt Nam nôn nao đếm từng ngày trước lễ Trung Thu. Vì đây cũng là ngày các em rước đèn đi đến khoảng sân rộng để xem diễn tuồng thánh Martinô, với những bài hát ca ngợi tình yêu thương cụ thể của chàng sĩ quan trẻ tuổi, với vở tuồng được trình diễn bằng người ngựa thật và nhất là với những quà bánh thơm ngon được trình bày bán chung quanh chỗ diễn tuồng.
Chủ đích của cuộc lễ này vẫn là khắc ghi đậm nét vào lòng các trẻ em mẫu gương "xẻ áo" của thánh Martinô để giúp các em hiểu rõ lời Chúa Giêsu tuyên bố trong ngày phán xét: "Ta bảo thật: mỗi lần anh chị em làm những điều ấy cho một kẻ hèn mọn trong anh em Ta, thì là làm cho chính Ta vậy".
(Lẽ Sống)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét