Ghi Chú về Kinh Lạy Cha của
Raissa Maritain, Chương III, tiết 4
Vũ Văn An
11/Nov/2018
Chương III: Bốn lời cầu xin
cuối cùng
Tiết 4: Cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày
Tiết 4: Cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày
Sau khi cầu xin Thiên Chúa cho
vinh quang của Người, chúng ta cầu xin Người cho chúng ta, những kẻ tội lỗi.
Tại sao Chúa Giêsu, Đấng vốn dạy ta phải hoàn thiện như Cha của ta ở trên trời là Đấng hoàn thiện {1}, lại không bao gồm, trong lời kinh Người đã dạy chúng ta, một lời cầu xin đặc biệt liên quan đến sự hoàn thiện ấy của tình yêu, vốn là mục tiêu cao nhất của chúng ta ở dưới thế này, và là điều đã được thiết lập như một đích nhắm mà mỗi người phải hướng tới tùy theo điều kiện và khả năng của mình. Thật ra, lời cầu xin này không hề khiếm diện trong Kinh Lạy Cha: nó được bao gồm trong ba lời cầu xin đầu tiên, tức những lời cầu xin ngỏ với chính Chúa Cha. Vì đối với những người muốn làm cho giới răn Tin Mừng trở nên hoàn hảo như chính Chúa Cha là Đấng hoàn hảo, thì trước nhất, họ không cầu xin sự hoàn hảo của chính họ, mà đúng hơn là sự tốt lành của Thiên Chúa, vì họ yêu mến Thiên Chúa hơn chính bản thân họ và hơn sự hoàn hảo của họ; họ không dành trọn nhiệt tình trong ước muốn của họ cho sự hoàn hảo của chính họ (để được đạt tới) - họ là Kitô hữu, chứ đâu phải Người Khắc Kỷ - mà đúng hơn cho kho báu sự sống và sự tốt lành của Người Yêu của họ, Đấng vốn là Tình Yêu và là Đấng yêu cầu ta yêu thương Người, và vui mừng trong tình yêu này.
Những người đang bước vào các nẻo đường thiêng liêng có thể nghĩ rất nhiều đến sự hoàn hảo của họ. Nhưng, những người đã tiến xa trên các nẻo đường thiêng liêng thì hiếm khi còn nghĩ đến sự hoàn thiện của họ nữa - có lẽ họ đã quá bị quấy rối trên đường đi; dù sao, họ cũng chỉ biết quan tâm đến Đấng Khác mà thôi.
Sự hoàn hảo của Kitô hữu không để mắt tới chính nó, mà chỉ để mắt tới Chúa Giêsu và Cha của Người mà thôi; nó không phải là sự hoàn hảo không phạm tội mà là sự hoàn hảo của tình yêu. Hơn nữa, sự hoàn hảo của con người chắc chắn trăm phần trăm là công việc của cả Thiên Chúa lẫn của con người cùng với nhau. Nó giả thiết, về phần con người, phải có một ý chí nhiệt thành và kiên trì, kiên nhẫn và kiên trì một cách anh hùng. Nó giả thiết tự do của con người phải hợp tác trung thành với ơn thánh, dưới sự thúc đẩy của ơn thánh Thiên Chúa. Nhưng nếu người ta nói ngôn ngữ của kinh nghiệm thực tế, chứ không phải ngôn ngữ của khoa học suy lý, và nếu người ta suy nghĩ rằng nơi "con cái của Thiên Chúa, được Chúa Thánh Thần dẫn dắt", ý chí con người luôn có sáng kiến thứ hai, dưới sự thúc đẩy của Thiên Chúa, chứ không bao giờ có sáng kiến đầu tiên (chúng ta chỉ có sáng kiến đầu tiên về sự ác, một sáng kiến của nguyên nhân đệ nhất){4}, thì, và theo nghĩa này, chúng ta phải nói rằng người hoàn hảo tiếp nhận mọi sự từ Thiên Chúa, không có gì từ chính họ cả. Những gì họ rút ra từ nhân tính chỉ là sự yếu đuối của nó, và thiên hướng phạm tội luôn luôn hiện diện trong họ; đó là thân phận của con người tội lỗi.
Tại sao Chúa Giêsu, Đấng vốn dạy ta phải hoàn thiện như Cha của ta ở trên trời là Đấng hoàn thiện {1}, lại không bao gồm, trong lời kinh Người đã dạy chúng ta, một lời cầu xin đặc biệt liên quan đến sự hoàn thiện ấy của tình yêu, vốn là mục tiêu cao nhất của chúng ta ở dưới thế này, và là điều đã được thiết lập như một đích nhắm mà mỗi người phải hướng tới tùy theo điều kiện và khả năng của mình. Thật ra, lời cầu xin này không hề khiếm diện trong Kinh Lạy Cha: nó được bao gồm trong ba lời cầu xin đầu tiên, tức những lời cầu xin ngỏ với chính Chúa Cha. Vì đối với những người muốn làm cho giới răn Tin Mừng trở nên hoàn hảo như chính Chúa Cha là Đấng hoàn hảo, thì trước nhất, họ không cầu xin sự hoàn hảo của chính họ, mà đúng hơn là sự tốt lành của Thiên Chúa, vì họ yêu mến Thiên Chúa hơn chính bản thân họ và hơn sự hoàn hảo của họ; họ không dành trọn nhiệt tình trong ước muốn của họ cho sự hoàn hảo của chính họ (để được đạt tới) - họ là Kitô hữu, chứ đâu phải Người Khắc Kỷ - mà đúng hơn cho kho báu sự sống và sự tốt lành của Người Yêu của họ, Đấng vốn là Tình Yêu và là Đấng yêu cầu ta yêu thương Người, và vui mừng trong tình yêu này.
Những người đang bước vào các nẻo đường thiêng liêng có thể nghĩ rất nhiều đến sự hoàn hảo của họ. Nhưng, những người đã tiến xa trên các nẻo đường thiêng liêng thì hiếm khi còn nghĩ đến sự hoàn thiện của họ nữa - có lẽ họ đã quá bị quấy rối trên đường đi; dù sao, họ cũng chỉ biết quan tâm đến Đấng Khác mà thôi.
Sự hoàn hảo của Kitô hữu không để mắt tới chính nó, mà chỉ để mắt tới Chúa Giêsu và Cha của Người mà thôi; nó không phải là sự hoàn hảo không phạm tội mà là sự hoàn hảo của tình yêu. Hơn nữa, sự hoàn hảo của con người chắc chắn trăm phần trăm là công việc của cả Thiên Chúa lẫn của con người cùng với nhau. Nó giả thiết, về phần con người, phải có một ý chí nhiệt thành và kiên trì, kiên nhẫn và kiên trì một cách anh hùng. Nó giả thiết tự do của con người phải hợp tác trung thành với ơn thánh, dưới sự thúc đẩy của ơn thánh Thiên Chúa. Nhưng nếu người ta nói ngôn ngữ của kinh nghiệm thực tế, chứ không phải ngôn ngữ của khoa học suy lý, và nếu người ta suy nghĩ rằng nơi "con cái của Thiên Chúa, được Chúa Thánh Thần dẫn dắt", ý chí con người luôn có sáng kiến thứ hai, dưới sự thúc đẩy của Thiên Chúa, chứ không bao giờ có sáng kiến đầu tiên (chúng ta chỉ có sáng kiến đầu tiên về sự ác, một sáng kiến của nguyên nhân đệ nhất){4}, thì, và theo nghĩa này, chúng ta phải nói rằng người hoàn hảo tiếp nhận mọi sự từ Thiên Chúa, không có gì từ chính họ cả. Những gì họ rút ra từ nhân tính chỉ là sự yếu đuối của nó, và thiên hướng phạm tội luôn luôn hiện diện trong họ; đó là thân phận của con người tội lỗi.
Đây là lý do tại sao, khi các lời cầu xin của Kinh Lạy Cha hướng về con người, chúng hướng về những người tội lỗi - non enim veni vocare justos, sed peccatores (Tôi không đến kêu gọi người công chính, mà là những kẻ tội lỗi) {5} – Chúng liên quan tới tất cả chúng ta, những kẻ tội lỗi, và theo thân phận kẻ tội lỗi của chúng ta (và quả thực, ai tự nhận mình là người có tội hơn chính các vị thánh?) Thánh Gioan từng nói "Nếu chúng ta nói chúng ta không phạm tội, là chúng ta tự lừa dối chính mình, và sự thật không ở trong chúng ta"{6}. Kinh Lạy Cha dạy chúng ta, và trong khi dạy dỗ chúng ta, nó xức dầu lên các vết thương của chúng ta. Nếu có một số người trong chúng ta nghĩ mình hoàn hảo, họ cần được chữa khỏi sự cao ngạo của họ. Nếu có một số người muốn trở thành thánh và buồn rầu vì mình không phải là thánh, thì họ cần được chữa khỏi nỗi buồn rầu này. Nếu có một số người bị chìm đắm trong sự ác và tối tăm, họ sẽ bắt đầu có hy vọng.
Vậy những người tội lỗi cần gì? Trước tiên, cần sống, giống như cỏ ngoài đồng, và giống như những con chim sẻ không con nào rơi xuống đất mà không có sự đồng ý của Thiên Chúa. Và sống như những con người, và như những con người được cứu chuộc.
Và điều họ cần sau đó là sự tha thứ, sự tha tội.
Đó là hai điều căn bản họ cần.
Nhưng còn một điều khác cũng cần thiết đối với họ{7}. Vì dù đã được tha thứ, họ vẫn đang ở trong nguy hiểm; trong nguy hiểm vì yếu đuối. Họ cần chính Thiên Chúa đến giúp họ vì sự yếu đuối của họ.
*
"Bánh siêu bổ dưỡng (supersubstantial) của chúng con, bánh ăn hàng ngày của chúng con".
Cùng một từ Hy Lạp ἐπιούσιον (epiousion) đã được cả Mátthêu (6:11) và Luca (11: 3) sử dụng để mô tả bánh ăn được chúng ta cầu xin; nhưng trong bản Latinh được Thánh Giêrôm phiên dịch, cùng một từ Hy Lạp này đã được dịch trong Tin Mừng Mátthêu là supersubstantialem và trong Tin Mừng Luca là quotidianum. Nói cho ngay, từ Hy Lạp epiousion là một từ khó hiểu, vốn làm Origen bỡ ngỡ, và các học giả hiện đại cũng không hơn gì ông. Origen nhận xét {8} rằng từ này không có cả trong ngôn ngữ văn chương lẫn trong ngôn từ bình dân; nó chỉ có trong Tin Mừng.
Về phương diện tầm nguyên {9}, trước nhất, nó có nghĩa: một là "bánh ăn ngày mai"{10}, hoặc "bánh ăn hôm nay"{11}, tương đương với quotidianus (hàng ngày) trong Tin Mừng Luca; thứ hai, {12} một là "bánh chúng ta cần để sinh tồn" - đây là nghĩa được các học giả hiện đại coi là có thể chấp nhận được nhất{13} – hai là bánh "vượt quá bản chất của ta" vì nó thuộc về chính bản chất của Thiên Chúa (hoc est, qui est de tua substantia) {14} - do đó có từ supersubstantialis (vượt bản chất hay siêu bổ dưỡng) trong Tin Mừng Mátthêu.
Dù sao, xem ra lời cầu xin thứ tư của Kinh Lạy Cha có thể được hiểu theo ba nghĩa khác nhau; và hơn nữa, ba nghĩa này hoàn toàn tương hợp với nhau: đó là nghĩa chiểu tự đơn nghĩa, nghĩa chiểu tự loại suy, và nghĩa thiêng liêng hay huyền nhiệm.
Trong nghĩa chiểu tự đơn nghĩa (sens littéral univoque), nó là vấn đề bánh vật chất và của nuôi thân thể; chúng ta xin điều chúng ta cần để sinh tồn - omnis sufficientia victus (đủ cho mọi người) như Thánh Augustinô vốn nói {15} - đủ cho mỗi người, nhưng trên hết cho người nghèo. Chúa Giêsu thương xót xác thịt tội nghiệp của chúng ta; nó cần được duy trì sự sống, một cách điều độ, dĩ nhiên, nhưng đủ để chúng ta thoát nạn đói và thiếu thốn, mà theo trật tự trần thế, vốn là một loại hỏa ngục.
Đây là ý nghĩa đầu tiên của lời cầu xin thứ tư.
Trong nghĩa chiểu tự loại suy
(sens littéral analogique), nó là vấn đề bánh ăn của tinh thần: sự thật và vẻ đẹp
của nó mà mỗi linh hồn con người đều cần đến, và trên hết là Lời Thiên Chúa:
"Con người không sống bởi cơm bánh mà thôi, nhưng bởi mọi lời phát ra từ cửa
miệng Thiên Chúa”{16}. Chúng ta phải luôn đói mọi lời phát ra từ cửa miệng
Thiên Chúa. Thế nhưng, xét đến sự yếu đuối của chúng ta và việc chúng ta dễ
dàng lạm dụng ngay cả những điều tốt nhất, vẫn là điều thích hợp với người
nghèo khi lời cầu xin của ta được ngỏ cùng Chúa Cha: sapere, sed sapere
ad sobrietatem, "không khôn ngoan hơn nhiệm vụ phải khôn ngoan, nhưng
phải khôn ngoan một cách điều độ"{17}.
Trong nghĩa thiêng liêng hay huyền nhiệm, nó chính là bánh Giêsu: Ego sum panis vitae - "Tôi là bánh của sự sống. .. Tôi là bánh từ trời xuống. Ai ăn Bánh này, sẽ được sống mãi mãi; và bánh tôi sẽ ban là thịt của tôi, cho thế giới được sống”{18}. Người ta khó có thể thấy làm thế nào sự siêu bổ dưỡng trong Tin Mừng Mátthêu lại có thể có nghĩa gì khác hơn là bánh Thánh Thể. Ngoài ra, có thể nào Chúa Giêsu, trong sự thôi thúc của tình yêu, khi nghĩ tới thức ăn mà con người cần để sống mà lại không cùng một lúc nghĩ đến việc tự hiến cao cả chính mình Người, một việc Người vốn đến để ban cho chúng ta, tức món Bánh là chính thân thể Người?
Trong nghĩa thiêng liêng hay huyền nhiệm, nó chính là bánh Giêsu: Ego sum panis vitae - "Tôi là bánh của sự sống. .. Tôi là bánh từ trời xuống. Ai ăn Bánh này, sẽ được sống mãi mãi; và bánh tôi sẽ ban là thịt của tôi, cho thế giới được sống”{18}. Người ta khó có thể thấy làm thế nào sự siêu bổ dưỡng trong Tin Mừng Mátthêu lại có thể có nghĩa gì khác hơn là bánh Thánh Thể. Ngoài ra, có thể nào Chúa Giêsu, trong sự thôi thúc của tình yêu, khi nghĩ tới thức ăn mà con người cần để sống mà lại không cùng một lúc nghĩ đến việc tự hiến cao cả chính mình Người, một việc Người vốn đến để ban cho chúng ta, tức món Bánh là chính thân thể Người?
Chúng ta được kể rằng nghĩa này, nghĩa mà các Giáo Phụ thích nhấn mạnh, khởi nguồn từ nghĩa thích đáng {19}. Nhưng nếu ἐπιούσιον (epiousion) nghĩa là ἐπὶ τὴν οὐσίαν (epi tên ousian), "vượt trên bản chất" (bản chất chúng ta được biến đổi bởi nó, chứ nó không thay đổi thành bản chất của ta), thì xem ra sẽ chính xác hơn khi nói rằng nghĩa thiêng liêng của lời cầu xin thứ tư vẫn là nghĩa thích đáng, mặc dù huyền nhiệm hay siêu việt, và giả thiết hai nghĩa đầu tiên{20}. Thánh Cyprianô viết rằng Chúa Giê-su "là bánh ăn của những người tạo nên thân thể Người"{21}.
Vậy thì, đâu là lời dịch thích đáng nhất? Để bao trùm hai ý nghĩa đầu tiên, chúng ta tin chúng ta phải dịch, như được thực hiện trong nghi lễ Công Giáo Hy Lạp: "Cho chúng con hôm nay đầy đủ bánh ăn" hoặc "số bánh ăn cần thiết cho chúng con".
Để bao trùm cả ba nghĩa với nhau, chúng ta hãy nói với Théodore thành Mopsueste rằng: {22} "Cho chúng con hôm nay bánh ăn chúng con cần".
Lời cầu xin thứ tư chúng ta dành cho ngày hôm nay, không phải cho ngày mai. "Đừng lo lắng cho ngày mai, ngày mai sẽ có những lo lắng của riêng nó. Điều xấu của ngày nào đủ cho ngày ấy".
Nhưng chúng ta sẽ cầu nguyện vào ngày mai, và mỗi ngày cho đến khi chúng ta chết, vì lúc đó sẽ là ngày hôm nay của chúng ta.
*
Khi xin bánh ăn hàng ngày của chúng ta, chúng ta xin một thứ ơn huệ, một điều chúng ta không chắc chắn có vì do bản chất, chúng ta không bảo đảm có được. Và nếu nhờ may mắn mà chúng ta bảo đảm có được ngày hôm nay, chúng ta vẫn xin ơn huệ này như người ăn xin và bần cùng, cho mọi người hôm nay không đủ dùng.
Sự kiện nhiều người không đủ
dùng là điều quá đúng sự thật. Và Chúa Giêsu không thích điều này, cả Cha của
Người cũng không thích. Nguyên nhân xa xôi của nó là tội lỗi của Ađam. Nhưng có
những nguyên nhân gần kề; xem ra người khác và cộng đồng nhân loại cũng chịu
trách nhiệm lớn trong vấn đề này, ít nhất là do tội bỏ sót. Nếu có ít chiến
tranh hơn, ít thèm khát nô dịch hoặc bóc lột người khác hơn, ít vị kỷ dân tộc
hơn, ít vị kỷ đẳng cấp hay vị kỷ giai cấp hơn, nếu con người quan tâm nhiều hơn
đến người láng giềng của mình và thực sự mong muốn, vì ích chung của nhân loại,
kết hợp các tài nguyên mà, đặc biệt thời đại chúng ta, họ và khoa học của họ có
trong tay và sử dụng để đe dọa và hủy hoại lẫn nhau, thì chắc chắn sẽ có ít người
hơn trên trái đất thiếu bánh ăn và ít trẻ em hơn phải chết hoặc yếu nhược vô
phương cứu chữa vì thiếu thực phẩm.
Chính vì nỗi sợ hãi lớn lao mà ở đây, chúng ta nói đến mầu nhiệm liên đới phổ quát. Chúng ta run rẩy tự hỏi, trong quá trình lịch sử của mình (hay chúng ta cần phải nói thời tiền sử của mình?), con người đã dựng lên và tiếp tục dựng lên những rào cản nào chống lại Tin Mừng. Có lời chép rằng: với những ai tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước nhất, mọi sự khác sẽ được cộng thêm cho. Chúng ta có phải tin rằng như một hậu quả của các tình trạng mà nhiều tình yêu và nhiều công lý hơn có thể đã ngăn cản được, có những người bị đè bẹp bởi bất hạnh đến nỗi không còn duy trì được cả khả thể tìm kiếm Nước Thiên Đàng trước nhất không? Thế thì há Nước đó, nước mà họ đã không tìm kiếm không do lỗi của họ, nước mà họ, không do lỗi của họ, đã không đặt hy vọng vào, há Nước đó không tìm kiếm họ và chờ họ ở cửa khi họ rời khỏi một thế giới đã không nhận ra hình ảnh của Thiên Chúa trong họ hay sao? Đối với lịch sử trần gian, mỗi ngày nó mỗi tự học được điều này: Deus non irridetur [Thiên Chúa không để người ta nhạo báng]{24} nhưng nó không hiểu điều nó học được.
*
Một câu hỏi nhỏ về chữ dùng vẫn còn cần được khảo sát. Sứ điệp của Tin Mừng được ngỏ cùng mọi người trên thế giới. Đôi khi người ta hỏi tại sao trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu sử dụng chữ "bánh mì" thay vì một từ chung chung hơn như "thực phẩm", chẳng hạn, vì có những dân tộc không dùng bánh mì mà dùng gạo hoặc sắn hay một số sản phẩm khác của trái đất làm biểu tượng nổi bật nhất của thực phẩm hàng ngày.
Chính vì nỗi sợ hãi lớn lao mà ở đây, chúng ta nói đến mầu nhiệm liên đới phổ quát. Chúng ta run rẩy tự hỏi, trong quá trình lịch sử của mình (hay chúng ta cần phải nói thời tiền sử của mình?), con người đã dựng lên và tiếp tục dựng lên những rào cản nào chống lại Tin Mừng. Có lời chép rằng: với những ai tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước nhất, mọi sự khác sẽ được cộng thêm cho. Chúng ta có phải tin rằng như một hậu quả của các tình trạng mà nhiều tình yêu và nhiều công lý hơn có thể đã ngăn cản được, có những người bị đè bẹp bởi bất hạnh đến nỗi không còn duy trì được cả khả thể tìm kiếm Nước Thiên Đàng trước nhất không? Thế thì há Nước đó, nước mà họ đã không tìm kiếm không do lỗi của họ, nước mà họ, không do lỗi của họ, đã không đặt hy vọng vào, há Nước đó không tìm kiếm họ và chờ họ ở cửa khi họ rời khỏi một thế giới đã không nhận ra hình ảnh của Thiên Chúa trong họ hay sao? Đối với lịch sử trần gian, mỗi ngày nó mỗi tự học được điều này: Deus non irridetur [Thiên Chúa không để người ta nhạo báng]{24} nhưng nó không hiểu điều nó học được.
*
Một câu hỏi nhỏ về chữ dùng vẫn còn cần được khảo sát. Sứ điệp của Tin Mừng được ngỏ cùng mọi người trên thế giới. Đôi khi người ta hỏi tại sao trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu sử dụng chữ "bánh mì" thay vì một từ chung chung hơn như "thực phẩm", chẳng hạn, vì có những dân tộc không dùng bánh mì mà dùng gạo hoặc sắn hay một số sản phẩm khác của trái đất làm biểu tượng nổi bật nhất của thực phẩm hàng ngày.
Một số câu trả lời có thể được đưa ra cho câu hỏi này. Trước hết, Tin Mừng thích không phải các hạn từ trừu tượng như "thực phẩm", mà là những hạn từ cụ thể, "có hình ảnh", và là các hạn từ chắc chắn được đặc thù hóa. Sau đó, cần lưu ý rằng một sự đặc thù hóa nào đó theo một môi trường lịch sử và văn hóa nhất định, tức môi trường của thế giới Do Thái vào thời Augustô và Tiberiô, đã được hàm ngụ bởi chính sự kiện Nhập Thể, một sự kiện đã diễn ra tại một điểm nhất định trong không gian và thời gian; và sự đặc thù hóa do các điều kiện cụ thể này không hề gây hại tính phổ quát của sứ điệp Tin Mừng; nó chỉ cần được giải thích, giống như những người mà thông điệp này được truyền tới cần phải được giáo huấn.
Cuối cùng, Chúa Giêsu có một lý do hoàn toàn đặc biệt để sử dụng hạn từ "bánh mì", nếu đúng là lời cầu xin thứ tư của Kinh Lạy Cha cố ý đề cập đến bí tích Thánh Thể, theo một trong những ý nghĩa được nó bao hàm. Và cũng giống như bất cứ ở đâu cũng có thể mua được một chút bột mì để có thể cử hành Thánh Lễ, nên, dù ở đâu, cũng có thể dạy những người mà ta đang phúc âm hóa ý nghĩa của hạn từ "bánh mì". Đặc biệt đối với các bộ lạc sơ khai (và cả một số khu vực văn hóa đã được văn minh hóa cao), vẫn có những chữ không thể thiếu nhưng khó phiên dịch và giải thích hơn chữ "bánh mì".
______________________________________________________________________________________
{1} Mt. 5:48.
{2} "Họ không còn bận tâm với bản ngã, nhưng chỉ bận tâm với việc mở rộng nước Thiên Chúa ra khắp thế giới để danh Người được mọi người yêu mến, bắt đầu với chính họ. Mọi lời cầu nguyện, xin ơn, mọi việc làm và hy sinh của họ đều chủ yếu hướng về mục đích này và họ được biến đổi thành các máng chuyển vô hình nhờ đó, các ơn thánh trên trời đổ xuống trái đất” Victorino Osende, Contemplata (theo bản tiếng Anh, Fruits of Contemplation, St. Louis: Herder, 1953), tr. 310.
{3} Rm. 8:14.
{4} “Defectus gratiae, prima causa est ex nobis” ("Nguyên nhân thứ nhất của việc thiếu ơn thánh là do chúng ta”) Thánh Tôma, Sum. theol., I-Il, 112, 3 ad. 2.
{5} Mt. 9:13.
{6} 1 Ga 1:8.
{7} Có thể ghi nhận với Cha Lagrange (Evang. selon saint Luc, tr. 321) rằng về ba điều chúng ta đang nói đến thứ nhất liên quan tới hiện tại, thứ hai quá khứ, thứ ba tương lai.
{8} De Oratione, 27, P.G., 11, 509.
{9} Xem Lagrange, Evangile selon saint Luc, tr. 323, số 3.
{10} Nếu ἐπιούσιον (epiousion) phát xuất từ ἐπιέναι (epienai).
{11} Nếu nó phát xuất từ ἐπιέναι (epienai).
{12} Nếu nó phát xuất từ ἐπι (epi) cộng với οὐσία (ousia).
{13} Xem Lagrange, đã dẫn. -- Evangile selon saint Mathieu, tr. 130, số 11.
{14} Thánh Giêrôm, do Cha Lagrange, Evangile selon saint Luc, tr. 323, số 3, trích dẫn, theo Dom Germain Morin, Anecdota Maredsolana, Ill, ix, tr. 262.
{15} Ad Probam. Được Thánh Tôma trích dẫn một cách rộng rãi, Sum. theol., II-II, 83, 9. -- Thánh Augustinô (P.L., 33, 498, số 12, và 499, số 13) viết: "sufficientia rerum necessariarum." (đủ những điều cần thiết) Xem. col. 502, n. 21.
{16} Mt. 4:4.
{17} Rm. 12:3.
{18} Ga 6:35, 51.
{19} Lagrange, Evang. selon saint Luc, tr. 323, số 3.
{20} Về ba ý nghĩa được phân biệt ở đây, xem Thánh Tôma Aquinô, In Orat. Domin. Expositio (Marietti), số 1078 và 1079.
{21} De Oratione Dominica, số 18, P.L., 4, 531.
{22} Homélies catéchètiques, Hom. 11, sur le Pater, Éd. Raymond Tonneau, Città del Vaticano, 1949, đoạn. 14, tr. 309.
{23} Mt. 6:34.
{24} "Thiên Chúa không để người ta nhạo báng " Thánh Phaolô, Gl. 6:7.
Kỳ sau: Tiết 5: Và Tha Nợ Chúng Con Như Chúng Con Cũng Tha Kẻ Có Nợ Chúng Con
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét