09/05/2019
Thứ Năm tuần 3 Phục Sinh
BÀI ĐỌC I: Cv 8, 26-40
“Nếu ông tin hết lòng, thì được
chịu phép rửa”.
Trích sách Tông đồ
Công vụ.
Trong những ngày ấy,
thiên thần Chúa nói cùng Philipphê rằng: “Hãy chỗi dậy, đi về mạn nam, theo con
đường từ Giêru-salem xuống Gaxa. Đường ấy vắng vẻ”. Người chỗi dậy ra đi. Và
này có một người Êthiôpi là thái giám quyền thế của nữ hoàng Canđa, xứ Êthiôpi,
và là tổng quản công khố của nữ hoàng, ông đến chầu lễ tại Giêrusalem. Lúc trở
về, ông ngồi trên xe, đọc sách Tiên tri Isaia. Thánh Thần bảo Philipphê: “Hãy
tiến lên và theo cho kịp xe kia”. Philipphê chạy tới, nghe thấy ông ấy đọc sách
Tiên tri Isaia, liền hỏi: “Ngài có hiểu được điều ngài đọc không?” Nhà quan trả
lời: “Làm sao tôi hiểu được, nếu không ai chỉ giáo cho tôi”. Nhà quan liền mời
Philipphê lên xe ngồi với mình. Đoạn Thánh Kinh ông đang đọc như sau: “Như con
chiên bị đem đi làm thịt, Người phải điệu đi; như con chiên trước người thợ xén
lông không kêu một tiếng, Người chẳng mở miệng. cảnh nhục nhã, Người bị lên án
bất công. Còn ai kể lại dòng dõi của Người, vì mạng sống Người bị cất khỏi trần
gian”. Viên thái giám lên tiếng hỏi Philipphê rằng: “Tôi xin hỏi ông: đấng tiên
tri nói điều ấy về ai? Về chính mình hay về người nào khác?” Philipphê mở miệng
rao giảng Tin Mừng Đức Giêsu cho ông, bắt đầu từ đoạn Thánh Kinh đó. Đang đi dọc
đường, đến nơi có nước, vị thái giám liền nói: “Này nước đây, có gì ngăn trở
tôi chịu phép rửa không?” Philipphê nói: “Nếu ông tin hết lòng thì được”. Nhà
quan đáp lại: “Tôi tin Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa”. Ông ra lệnh cho dừng
xe lại, Philipphê và viên thái giám, cả hai đi xuống nước, và Philipphê làm
phép rửa cho ông. Khi họ lên khỏi nước, Thánh Thần Chúa đem Philipphê đi mất và
viên thái giám không còn thấy ngài nữa. Ông hân hoan tiếp tục hành trình. Còn
Philipphê thì người ta gặp thấy tại Azô, ngài rảo khắp mọi thành phố, rao giảng
Tin Mừng cho đến thành Cêsarêa. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 65, 8-9.
16-17. 20
Đáp: Toàn thể đất
nước, hãy reo mừng Thiên Chúa (c. 1).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Hỡi chư dân,
hãy chúc tụng Thiên Chúa chúng tôi, và loan truyền lời ca ngợi khen Ngài: là Đấng
đã ban cho linh hồn chúng tôi được sống, và không để chân chúng tôi xiêu té. –
Đáp.
2) Phàm ai tôn sợ
Chúa, hãy đến, hãy nghe tôi kể lại, Chúa đã làm cho linh hồn tôi những điều trọng
đại biết bao! Tôi đã mở miệng kêu lên chính Chúa, và lưỡi tôi đã ngợi khen
Ngài. – Đáp.
3) Chúc tụng Chúa là Đấng
không hắt hủi lời tôi nguyện, và không rút lại lòng nhân hậu đối với tôi. –
Đáp.
ALLELUIA: Ga 14, 18
Alleluia, alleluia!
– Chúa phán: “Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con và lòng
các con sẽ vui mừng”. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Ga 6, 44-51
“Ta là bánh từ trời xuống”.
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu
phán với dân chúng rằng: “Không ai đến được với Ta, nếu Cha, là Đấng sai Ta,
không lôi kéo kẻ ấy, và Ta, Ta sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Trong
sách các tiên tri có chép rằng: ‘Mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy bảo’. Ai nghe
lời giáo hoá của Cha, thì đến với Ta. Không một ai đã xem thấy Cha, trừ Đấng bởi
Thiên Chúa mà ra, Đấng ấy đã thấy Cha. Thật, Ta bảo thật các ngươi: Ai tin vào
Ta thì có sự sống đời đời. Ta là bánh ban sự sống. Cha ông các ngươi đã ăn
manna trong sa mạc và đã chết. Đây là bánh bởi trời xuống, để ai ăn bánh này
thì khỏi chết. Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời
đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống”. Đó là lời
Chúa.
SUY NIỆM : Tin vào Lời
Chúa
Rất nhiều khi chúng ta
cũng có quan niệm sai lầm về Thiên Chúa. Nói khác đi, chúng ta thường quan niệm
theo mẫu mực và lối suy tưởng riêng của chúng ta, do đó Thiên Chúa mà chúng ta
muốn chối bỏ không phải là Thiên Chúa thật: chúng ta chối bỏ vị Thiên Chúa theo
quan niệm của chúng ta chứ không phải vị Thiên Chúa được mạc khải cho chúng ta,
và nhờ qua Chúa Giêsu Kitô, Ðấng đã quả quyết: "Ai thấy Ta là thấy Cha
Ta". Chúa Giêsu là mạc khải hữu hình của Thiên Chúa vô hình, và Thiên Chúa
được Chúa Giêsu mạc khải hoàn toàn khác với Thiên Chúa mà chúng ta thường quan
niệm hoặc tự vẽ ra cho chính mình.
Trong bài Tin Mừng hôm
nay, chúng ta đọc thấy lời mạc khải của Chúa Giêsu: "Tôi là bánh hằng sống
từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời". Những lời giảng dạy
của Chúa Giêsu nói lên sự thật quan trọng và là trung tâm của đức tin Kitô
giáo: con người không những phải tin nhận, mà còn phải ăn thịt và uống máu của
Chúa để có sự sống đời đời. Giáo Hội đã trải qua bao thử thách, chống đối, vẫn
kiên trì trong niềm tin này: tin vào Lời Chúa và hàng ngày cử hành Thánh Thể để
con người được thông phần vào sự sống của Thiên Chúa.
Lạy Chúa, xin cho
chúng con ý thức hơn nữa về sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Thánh Thể và được
có tâm hồn xứng đáng mỗi khi cử hành bí tích Thánh Thể là bảo chứng cho sự sống
đời đời.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày
Một Tin Vui’)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Năm Tuần III PS
Bài đọc: Acts
8:26-40; Jn 6:44-51.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Lời Chúa và
Bí-tích là hai nguồn sức mạnh chính của con người.
Để một người có thể
tin vào Đức Kitô đòi hỏi sự phối hợp của nhiều yếu tố. Về phía con người, họ phải
có lòng thành đi tìm sự thật và phải bỏ giờ để học hỏi. Về phía Thiên Chúa,
Ngài phải tạo cơ hội cho con người bằng cách gởi tới những người rao giảng Tin
Mừng; nhưng quan trọng hơn cả là Thiên Chúa ban Thánh Thần để soi sáng cho con
người hiểu và nhận ra sự thật trong Tin Mừng, đồng thời thúc đẩy con người
tuyên xưng đức tin vào Chúa Kitô. Nếu không có sự trợ giúp của Thiên Chúa, con
người không thể tin vào Đức Kitô.
Các Bài Đọc hôm nay muốn
nhấn mạnh đến sự trợ giúp của Thiên Chúa để mọi người có thể tin vào Đức Kitô.
Trong Bài Đọc I, nếu Thiên Chúa không gởi Thánh Thần, thiên sứ, và Philip, viên
quan Thái Giám Ethiopia không có Phó-tế Philip để cắt nghĩa cho ông những gì
trong Sách của ngôn-sứ Isaiah, và ông sẽ không có cơ hội để tin vào Đức Kitô và
được chịu Bí-tích Rửa Tội. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu quả quyết: không ai có thể
đến được với Ngài, nếu Cha Ngài không “lôi kéo” người ấy. Điều mà Chúa Cha lôi
kéo đây là cung cấp cơ hội (nghe Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng), và ban Thánh
Thần để thúc đẩy họ tin vào Đức Kitô.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Quan Thái Giám người Ethiopia tin vào Đức Kitô.
1.1/ Thiên Chúa sắp đặt
cơ hội cho ông quan trở lại.
(1) Thiên sứ mặc khải
cho Philip: Thiên sứ của Chúa nói với ông Philíp: “Đứng lên, đi về hướng Nam,
theo con đường từ Jerusalem xuống Gaza; con đường này vắng.” Gaza, Ashdod, và
Ashkelon là 3 thành phố của Palestine, nằm trên đường ven biển Mediterranean, trước
khi xuống Ai-cập và đi qua lục địa Phi-châu. Ít người dám dùng con đường này để
đi từ Jerusalem xuống Gaza, vì đường vắng và địa thế gập ghềnh rất khó di chuyển;
đa số sẽ dùng con đường từ Jerusalem xuống Joppa, rồi lần theo đường ven biển
xuống Gaza.
Khi Philip tới Gaza,
ông gặp một viên quan Thái Giám người Ethiopia, ông là quan lớn trong triều của
bà Candace, Nữ Hoàng nước Ethiopia. Ông này làm tổng quản kho bạc của bà. Ông
đã lên Jerusalem hành hương và bấy giờ đang trên đường về. Ngồi trên xe nhà,
ông đọc sách ngôn sứ Isaiah. Viên quan này có lẽ là người trở lại theo Đạo
Do-thái, nhưng không phải giữ tất cả mọi Lề Luật. Thần Khí nói với ông Philíp:
“Tiến lên, đuổi kịp xe đó.”
(2) Philip cắt nghĩa
Kinh Thánh cho quan Thái Giám: Ông Philíp vâng lời chạy lên; khi ông nghe thấy
ông kia đọc sách ngôn sứ Isaiah, thì hỏi: “Ngài có hiểu điều ngài đọc không?”
Ông quan đáp: “Làm sao tôi hiểu được, nếu không có người dẫn giải?” Rồi ông mời
ông Philíp lên ngồi với mình.
Đoạn Kinh Thánh ông
đang đọc là đoạn trong Bài ca thứ tư về Người Tôi Trung của Thiên Chúa, Isa
53:7-8: “Như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, Người
chẳng mở miệng kêu ca. Bởi Người bị hạ xuống, nên bản án của Người đã được huỷ
bỏ. Dòng dõi Người, ai sẽ kể lại, vì cuộc sống của Người trên trần gian đã bị
chấm dứt.” Viên Thái Giám ngỏ lời với ông Philíp: “Xin ông cho biết: vị ngôn sứ
nói thế về ai? Về chính mình hay về một ai khác?” Ông Philíp khởi đầu từ đoạn
Kinh Thánh ấy mà loan báo Tin Mừng Đức Giêsu cho ông. Chúa Giêsu là Người Tôi
Trung ấy, Ngài chịu đựng đau khổ cho con người, để cứu chuộc con người khỏi chết
và cho con người được sống muôn đời. Để được hưởng những đặc quyền này, con người
phải tin vào Đức Kitô và chịu Phép Rửa.
1.2/ Philip rửa tội cho
quan Thái Giám: Dọc đường, khi các ông tới một
chỗ có nước, viên thái giám mới nói: “Sẵn nước đây, có gì ngăn trở tôi chịu
phép rửa không?” Ông Philíp đáp: “Nếu ngài tin hết lòng, thì được.” Viên thái
giám tuyên xưng: “Tôi tin Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa.” Ông truyền dừng xe
lại. Ông Philíp và viên thái giám cùng xuống chỗ có nước, và ông Philíp làm
phép rửa cho ông quan. Khi hai ông lên khỏi nước, Thần Khí Chúa đem ông Philíp
đi mất, và viên Thái Giám không còn thấy ông nữa; nhưng ông tiếp tục cuộc hành
trình, lòng đầy hoan hỷ. Còn ông Philíp thì người ta gặp thấy ở Ashdod. Ông
loan báo Tin Mừng cho mọi thành thị ông đi qua, cho tới khi đến Caesarea.
2/ Phúc Âm: Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế
gian được sống.
2.1/ Chúa Giêsu dạy dỗ
con người: Ngài tuyên bố: “Chẳng ai đến với
tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi
sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết.” Có nhiều người dựa vào câu tuyên
bố này để bênh vực chủ thuyết Tiền Định: Tất cả mọi người đã được Thiên Chúa tiền
định cho được lên Thiên Đàng hay phải xuống hỏa ngục. Nếu Thiên Chúa lôi kéo
ai, người đó mới có thể đến và tin vào Đức Kitô, và được lên Thiên Đàng. Nếu
Thiên Chúa không lôi kéo, làm sao một người có thể đến và tin vào Đức Kitô? Hậu
quả là người đó sẽ phải sa hỏa ngục, cho dù có muốn lên Thiên Đàng!
Điều quan trọng là phải
hiểu hai chữ “lôi kéo.” Bằng cách nào Thiên Chúa “lôi kéo” con người đến với
Chúa Giêsu? Thiên Chúa lôi kéo con người đến với Đức Kitô không phải như người
ta xỏ mũi để kéo con bò, hay như bộ máy kéo theo các toa xe lửa, nhưng Ngài:
(1) Cung cấp cơ hội để con người có thể nghe Lời Chúa và được dạy dỗ, như Chúa
Giêsu nói: “Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được Thiên
Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với
tôi.” Lời ngôn sứ mà Chúa đề cập đến ở đây là Isa 54:13 và Jer 31:33. (2) Ban
Thánh Thần để Ngài hoạt động bên trong con người, giúp con người nhận ra sự thật,
và thúc đẩy con người để mạnh dạn tuyên xưng niềm tin vào Đức Kitô.
2.2/ Chúa Giêsu nuôi dưỡng
con người bằng chính Mình Người: Niềm tin
vào Đức Kitô không phải chỉ một lúc con người tuyên xưng đức tin và chịu Phép Rửa;
nhưng trải dài trong suốt cuộc đời các tín hữu. Để giữ đức tin sống động và
trung thành đến cùng, con người cần được nuôi dưỡng như Chúa Giêsu nói với dân
chúng: “Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là
bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn Manna trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn
bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống
từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng,
chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.” Bí-tích Thánh Thể không phải
là việc làm cũng được, không làm cũng không sao; nhưng là việc tối quan trọng:
Ai không ăn Mình Chúa, sẽ không có nghị lực để chống trả chước cám dỗ của thế
gian và ma quỉ, và sẽ khó lòng trung thành với Đức Kitô trọn đời.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Sự trở lại của con
người và tin vào Đức Kitô nằm trong Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa: Ngài cho
con người có cơ hội để nghe Tin Mừng, đồng thời cung cấp ơn thánh bên trong để
giúp con người nhận ra sự thật và thúc đẩy con người tin vào Đức Kitô.
– Chúa Giêsu vẫn không
ngừng dạy dỗ chúng ta qua Lời Chúa, và nuôi dưỡng chúng ta bằng chính mình Ngài
qua Bí-tích Thánh Thể. Chúng ta hãy năng chạy đến với hai nguồn sức mạnh chính
này để học khôn ngoan và được nuôi dưỡng hằng ngày.
Linh mục Anthony
Đinh Minh Tiên, OP
09/05/2019 – THỨ NĂM TUẦN 3 PS
Ga 6,44-51
BÁNH HẰNG SỐNG
“Tôi là bánh hằng sống
từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng,
chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.” (Ga 6,50-51)
Suy niệm: Suốt 40 năm, dân Ít-ra-en
đi trong hoang địa được Chúa ban man-na để nuôi sống. Sáng sáng, họ ra khỏi lều
trại, thu lượm man-na đủ ăn mỗi ngày. Nhưng man-na chỉ nuôi phần xác và là hình
bóng tiên báo thứ bánh mà Chúa Giê-su sẽ ban cho con người, để ai ăn vào thì được
sống muôn đời. Phép lạ hoá bánh ra nhiều quả thực là khúc dạo đầu để chuẩn bị
cho mạc khải về thứ Bánh Hằng Sống ấy, là chính Thân Thể Ngài mà Chúa Giêsu sẽ
thực hiện trong bữa Tiệc Ly.
Mời Bạn: Mình Thánh Chúa thực sự là
thần lương nuôi dưỡng đời sống con người. Việc rước Mình Thánh Chúa sẽ đem lại
cho bạn ánh sáng, sức mạnh nội tâm và ân sủng để lấy lại những nhân đức và vẻ đẹp
đã bị mất vì tội lỗi. Khi rước Mình Thánh Chúa, bạn trở nên một với Ngài, bạn
trở nên giống Chúa hơn, nhờ đó bạn cũng quảng đại hiến thân phục vụ và làm việc
lành phúc đức cho người khác trong cuộc sống hàng ngày. Như tấm bánh Chúa
Giê-su bẻ ra cho muôn người được sống, bạn cũng được mời gọi hy sinh tấm bánh đời
mình để đem sự sống và tình thương của Chúa đến cho nhiều người khác.
Chia sẻ: Bạn đã chia sẻ vật chất và tình yêu cho người khác như thế
nào?
Sống Lời Chúa: Siêng năng tham dự Thánh lễ và rước lễ hàng ngày. Khi
không thể được thì bạn rước lễ thiêng liêng để có thêm sức mạnh từ Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin
cho con ý thức khi rước lấy Mình Thánh Chúa, để con được sống với Chúa, nhờ
Chúa và như Chúa. Amen.
(5 Phút Lời Chúa)
Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống (9.5.2019
– Thứ Năm Tuần 3 Phục Sinh)
Suy niệm:
Sống ở đời là phải chịu nhiều sự lôi kéo.
Thời nay sự lôi kéo lại càng mạnh mẽ và thô bạo.
Có sự lôi kéo của khuyến mãi, giảm giá,
khiến ta vui vẻ mua cả điều không cần.
Có sự lôi kéo của những sản phẩm thuộc đời mới hơn, nhiều chức năng hơn,
khiến chúng ta mê mải chạy theo và rượt đuổi không ngừng.
Có sự lôi kéo của hình ảnh quảng cáo, của thời trang, của sách báo,
khiến chúng ta chẳng làm chủ được cái nhìn, và dễ đi đến chỗ phạm tội.
Để chống lại được sự lôi kéo bên ngoài cần có nội lực bên trong.
Nhiều người sa ngã vì bị kéo bên ngoài, mà bên trong không vững.
Thời nay sự lôi kéo lại càng mạnh mẽ và thô bạo.
Có sự lôi kéo của khuyến mãi, giảm giá,
khiến ta vui vẻ mua cả điều không cần.
Có sự lôi kéo của những sản phẩm thuộc đời mới hơn, nhiều chức năng hơn,
khiến chúng ta mê mải chạy theo và rượt đuổi không ngừng.
Có sự lôi kéo của hình ảnh quảng cáo, của thời trang, của sách báo,
khiến chúng ta chẳng làm chủ được cái nhìn, và dễ đi đến chỗ phạm tội.
Để chống lại được sự lôi kéo bên ngoài cần có nội lực bên trong.
Nhiều người sa ngã vì bị kéo bên ngoài, mà bên trong không vững.
“Không ai đến được với tôi, nếu Chúa Cha,
Đấng sai tôi, không lôi kéo người ấy” (c. 44).
Đức Giêsu khẳng định về sự lôi kéo của Chúa Cha trong đời từng người.
Cha lôi kéo chúng ta về phía Con của Ngài là Đức Giêsu,
bất chấp những lôi kéo ngược lại đến từ phía thế gian, ma quỷ, xác thịt.
Nếu chúng ta để cho Cha kéo đi mà không cưỡng lại,
thế nào ta cũng đến được với Giêsu.
Và Giêsu lại là Con Đường tuyệt vời dẫn ta đến với Cha.
“Thầy là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.
Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 13, 6).
Như thế Cha đưa ta đến với Con:
“Này là Con ta yêu dấu… hãy nghe lời Người” (Mt 17, 5).
Và Con đưa ta lại cho Cha
để hưởng sự sống đời đời trong ngày sau hết.
Đấng sai tôi, không lôi kéo người ấy” (c. 44).
Đức Giêsu khẳng định về sự lôi kéo của Chúa Cha trong đời từng người.
Cha lôi kéo chúng ta về phía Con của Ngài là Đức Giêsu,
bất chấp những lôi kéo ngược lại đến từ phía thế gian, ma quỷ, xác thịt.
Nếu chúng ta để cho Cha kéo đi mà không cưỡng lại,
thế nào ta cũng đến được với Giêsu.
Và Giêsu lại là Con Đường tuyệt vời dẫn ta đến với Cha.
“Thầy là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.
Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 13, 6).
Như thế Cha đưa ta đến với Con:
“Này là Con ta yêu dấu… hãy nghe lời Người” (Mt 17, 5).
Và Con đưa ta lại cho Cha
để hưởng sự sống đời đời trong ngày sau hết.
Cuộc sống người Kitô hữu là cuộc sống giữa những lôi kéo, giằng co,
giữa chính và tà, giữa thiện và ác, giữa Thiên Chúa và Xatan.
Tâm hồn con người là hiện trường của những cuộc giao đấu không ngơi nghỉ.
Hãy để cho Cha lôi kéo bằng cách nghe và đón nhận giáo huấn của Cha.
Lời dạy dỗ của Cha có khi chỉ nghe được trong thầm lặng.
Lời ấy đưa ta đến với Giêsu, Đấng duy nhất thấy Cha, biết Cha (c. 46).
Hãy tin vào Giêsu để được Sự Sống vĩnh cửu (cc. 44. 47).
Hãy ăn Tấm Bánh Giêsu để được Sự Sống ngay từ đời này (c. 51).
giữa chính và tà, giữa thiện và ác, giữa Thiên Chúa và Xatan.
Tâm hồn con người là hiện trường của những cuộc giao đấu không ngơi nghỉ.
Hãy để cho Cha lôi kéo bằng cách nghe và đón nhận giáo huấn của Cha.
Lời dạy dỗ của Cha có khi chỉ nghe được trong thầm lặng.
Lời ấy đưa ta đến với Giêsu, Đấng duy nhất thấy Cha, biết Cha (c. 46).
Hãy tin vào Giêsu để được Sự Sống vĩnh cửu (cc. 44. 47).
Hãy ăn Tấm Bánh Giêsu để được Sự Sống ngay từ đời này (c. 51).
“Khi nào tôi được giương cao lên khỏi đất,
tôi sẽ lôi kéo mọi người đến với tôi” (Ga 12, 32).
Hãy để Giêsu lôi kéo chúng ta khỏi sự tầm thường của cái tôi ích kỷ.
tôi sẽ lôi kéo mọi người đến với tôi” (Ga 12, 32).
Hãy để Giêsu lôi kéo chúng ta khỏi sự tầm thường của cái tôi ích kỷ.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa,
Chúa đã muốn trở nên con của loài người,
con của trái đất, con của một dân tộc.
Chúa vẫn yêu mến dân tộc của Chúa
dù họ từ khước Tin Mừng
và đóng đinh Chúa vào thập giá.
Xin cho chúng con biết yêu mến quê hương,
một quê hương còn nghèo nàn lạc hậu
sau những năm dài chiến tranh,
một quê hương đang mở ra trước thế giới
nhưng lại muốn giữ gìn bản sắc dân tộc
và bảo vệ nền đạo lý của cha ông.
một quê hương còn nghèo nàn lạc hậu
sau những năm dài chiến tranh,
một quê hương đang mở ra trước thế giới
nhưng lại muốn giữ gìn bản sắc dân tộc
và bảo vệ nền đạo lý của cha ông.
Xin cho chúng con đừng nhắm mắt ngủ yên
trong sự an toàn và tiện nghi vật chất,
nhưng biết trăn trở trước nỗi khổ đau,
và làm một điều gì đó thật cụ thể
cho những đồng bào quanh chúng con.
trong sự an toàn và tiện nghi vật chất,
nhưng biết trăn trở trước nỗi khổ đau,
và làm một điều gì đó thật cụ thể
cho những đồng bào quanh chúng con.
Ước gì chúng con biết phục vụ đất nước
bằng khối óc, quả tim và đôi tay.
Và ước gì chúng con biết khiêm tốn
cộng tác với muôn người thiện chí.
bằng khối óc, quả tim và đôi tay.
Và ước gì chúng con biết khiêm tốn
cộng tác với muôn người thiện chí.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
9 THÁNG NĂM
Ngài Đổi Mới Mọi Sự
Có một số nơi chốn đặc
biệt mà chúng ta được dẫn tới để cảm nghiệm trong mùa Phục Sinh. Trước hết, đó
là căn gác thượng ở Giê-ru-sa-lem. Căn gác thượng này đã trở thành nơi lẩn
tránh cho các Tông Đồ; tại đó, Giáo Hội của những khoảnh khắc ban đầu phục sinh
bắt đầu triển nở. Không lâu sau đó, căn gác ấy trở thành địa chỉ của một cuộc
Xuất Hành mới – cuộc Xuất Hành của Dân Thiên Chúa trong giao ước mới đi vào thế
giới. Tại nơi chốn thánh thiêng này, những lời của Sách Khải Huyền được ghi khắc:
“Này đây, Ta đổi mới mọi sự” (Kh 21, 5).
Căn gác thượng này vốn
cũng là nơi đánh dấu cuộc chia tay của Đức Kitô. Thật hàm súc ý nghĩa sự kiện rằng
sau khi Giu-đa rời khỏi phòng Tiệc Ly, Đức Giêsu đã cho biết bằng cách nào
Thiên Chúa Cha sẽ được tôn vinh nơi Người. Người cũng nói về cách thế mà chính
Người sẽ được tôn vinh. Những lời ấy được Người nói ra đúng lúc mà kẻ phản bội
sửa soạn cuộc giao nộp Người trong vườn.
Theo suy nghĩ thường
tình nhân loại, thì người ta không kỳ vọng một diễn từ như thế. Bởi tất cả những
gì sắp sửa xảy ra – theo cách nghĩ của con người – quả là một sự phủ nhận vinh
quang của Đức Kitô. Người bị lăng nhục và bị hành hạ! Nhưng, lời Đức Giêsu vượt
quá sự nhận hiểu nhân loại. Chúng ta nhận ra trong những lời ấy mầu nhiệm thần
linh của Đức Kitô.
Nơi thập giá Đức Kitô,
Thiên Chúa được tôn vinh là tình yêu và sự thật, công lý và từ bi. Thiên Chúa
Cha cũng đã tôn vinh Đức Kitô, và dấu chứng của sự tôn vinh này là cuộc phục
sinh của Người vào ngày thứ ba. Đó là lý do tại sao Đức Giêsu đã nói những lời ấy
tại bữa tiệc chia tay. Những lời thật bất bình thường song đồng thời cũng thật
tràn trề một sự thật khác: sự thật cứu độ. Nói lên những lời ấy, Người đang đổi
mới mọi sự.
– suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 09/5
Cv 8, 26-40; Ga 6,
44-51
LỜI SUY NIỆM: “Tôi là Bánh
hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ
ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”
Chúa Giêsu vừa khẳng định vừa mời gọi mọi con người trong nhân loại Người chính
là sự sống. Giúp cho mỗi người trong chúng ta hiểu biết rằng Người là nhu cầu
thiết yếu ho đời sống của con người. Vậy khi một con người khước từ Người tức
là khước từ sự sống nơi chính mình
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con tích cực đến với Thánh Lễ Misa hằng ngày dể
chúng con nhận được sự sống qua Lời Chúa và Mình Máu Thánh Chúa.
Mạnh Phương
09 Tháng năm
Hòn Ðá Ném Ði
Văn hào Nga Leon
Tonstoi có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau: Có một người hành khất nọ đến trước
cửa nhà của một người giàu có để xin bố thí. Một đồng xu nhỏ hay một miếng bánh
vụn, đó là tất cả những gì người ăn xin chờ đợi nơi người giàu có. Nhưng, mặc
cho người khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Ðến một lúc
không còn chịu nổi những lời van xin của người hành khất, thay vì bố thí, người
giàu đã lấy đá ném vào con người khốn khổ.
Người hành khất lặng
lẽ nhặt lấy hòn đá cho vào bị rồi thì thầm trong miệng: “Ta mang hòn đá này cho
đến ngày nhà người sa cơ thất thế. Ta sẽ dùng nó để ném trả lại ngươi”.
Ði đâu, người hành
khất cũng mang theo hòn đá ấy. Tâm hồn ông lúc nào cũng cưu mang sự báo thù.
Năm tháng qua đi. Lời
chúc dữ của người hành khất đã thành sự thật. Vì biển lận, người giàu có bị tước
đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vào ngục. Ngày hôm đó, người hành khất chứng
kiến cảnh người ta áp giải người giàu vào tù ngục. Nỗi căm hờn sôi sục trong
lòng ông. Ông đi theo đoàn người áp tải. Tay ông không rời bỏ hòn đá mà người
giàu đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm. Ông muốn ném hòn đá đó vào người
tù để rửa sạch mối nhục hằng đeo đẳng bên ông. Nhưng cuối cùng, nhìn thấy gương
mặt tiều tụy đáng thương của kẻ đang bị cùm tay, người hành khất thả nhẹ hòn đá
xuống đất rồi tự nhủ: “Tại sao ta lại phải mang nặng hòn đá này từ bao nhiêu
năm qua? Con người này, giờ đây, cũng chỉ là một con người khốn khổ như ta”.
Tha thứ là điều khó khăn
nhất nhưng cũng là điều cao cả nhất mà Kitô Giáo đã cống hiến cho con người.
Trao ban tiền của,
trao ban thì giờ, trao ban chính mạng sống mình là điều xem ra dễ làm hơn trao
ban lòng tha thứ. Tha thứ là tuyệt đỉnh của yêu thương bởi vì tha thứ là yêu
thương chính kẻ thù của mình. Của lễ hy sinh trên thập giá củaChúa Giêsu đã nên
trọn khi Ngài thưa với Chúa Cha: “Lạy Cha, xin tha thứ cho chúng, vì chúng lầm
không biết việc chúng làm”.
Tha thứ là của lễ đẹp
lòng Chúa nhất, bởi vì qua đó, con người được nên giống Thiên Chúa hơn cả.
Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta là Thiên Chúa tha thứ và tha
thứ không ngừng. Và chỉ có một Thiên Chúa tha thứ không ngừng ấy mới có thể đòi
hỏi con người phải tha thứ không ngừng…
Tha thứ là nét cao đẹp
nhất của lòng người, bởi vì càng tha thứ, con người càng nên giống Thiên Chúa.
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét