18/05/2019
Thứ Bảy tuần 4 Phục Sinh
BÀI ĐỌC I: Cv 13, 44-52
“Đây chúng tôi quay về phía các
dân ngoại”.
Trích sách Tông đồ
Công vụ.
Đến ngày Sabbat sau, hầu
hết cả thành đều đến nghe lời Thiên Chúa. Các người Do-thái thấy đám đông dân
chúng, thì đâm ghen tương, nói lộng ngôn, chống lại các điều Phaolô giảng dạy.
Phaolô và Barnaba can đảm nói rằng: “Phải giảng lời Thiên Chúa cho các ngươi
trước tiên, nhưng vì các ngươi từ chối lời Thiên Chúa và tự cho mình không xứng
đáng sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía các dân ngoại; vả lại Chúa đã
truyền lệnh cho chúng tôi rằng: ‘Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi
nên ơn cứu độ cho đến tận cùng trái đất’ “. Nghe vậy, các dân ngoại hân hoan ca
tụng lời Chúa; những ai được Chúa tiền định hưởng sự sống đời đời, thì tin
theo, nên lời Chúa được rao giảng khắp cả vùng.
Những người Do-thái
xúi giục các phụ nữ khá giả đã tòng giáo, các thân hào trong thành, bắt bớ
Phaolô và Barnaba, rồi trục xuất hai ngài ra khỏi ranh giới xứ họ. Còn hai
ngài, sau khi phủi bụi chân lại cho họ, hai ngài đi đến Icôniô. Còn các môn đồ
thì đầy hân hoan và Thánh Thần. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 97, 1.
2-3ab. 3cd-4
Đáp: Khắp nơi bờ
cõi địa cầu đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta (c. 3c).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Hãy ca mừng
Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. Tay hữu Người
đã tạo cho Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người. –
Đáp.
2) Chúa đã công bố ơn
cứu độ của Người, trước mặt chư dân Người tỏ rõ đức công minh. Người đã nhớ lại
lòng nhân hậu và trung thành để sủng ái nhà Israel. – Đáp.
3) Khắp nơi bờ cõi địa
cầu đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa cầu hãy reo mừng
Chúa, hãy hoan hỉ, mừng vui và đàn ca. – Đáp.
ALLELUIA: Cl 3, 1
Alleluia, alleluia!
– Nếu anh em sống lại làm một với Đức Kitô, thì anh em hãy tìm kiếm những sự
cao siêu trên trời, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Ga 14, 7-14
“Ai thấy Thầy là xem thấy Cha”.
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu
phán cùng các môn đệ rằng: “Nếu các con biết Thầy, thì cũng biết Cha Thầy. Ngay
từ bây giờ, các con biết và đã xem thấy Người”.
Philipphê thưa: “Lạy
Thầy, xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha và như thế là đủ cho chúng con”. Chúa
Giêsu nói cùng ông rằng: “Philipphê, Thầy ở với các con bấy lâu rồi, thế mà con
chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là xem thấy Cha. Sao con lại nói: Xin tỏ cho
chúng con xem thấy Cha? Con không tin rằng Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy
ư? Những điều Thầy nói với các con, không phải tự mình mà nói, nhưng chính Cha ở
trong Thầy, Ngài làm mọi việc. Các con hãy tin rằng Thầy ở trong Cha, và Cha ở
trong Thầy. Ít ra các con hãy tin, vì các việc Thầy đã làm. Thật, Thầy bảo thật
các con: Ai tin vào Thầy, người ấy sẽ làm được những việc Thầy đã làm; người ấy
còn làm được những việc lớn lao hơn, vì Thầy về với Cha. Và điều gì các con
nhân danh Thầy mà xin Cha, Thầy sẽ làm, để Cha được vinh hiển trong Con. Nếu điều
gì các con nhân danh Thầy mà xin cùng Thầy, Thầy sẽ làm cho”. Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM : Cầu nguyện
nhân danh Chúa.
Thường tình chúng ta
không tiếc lời ca ngợi kẻ xa lạ vì đã làm được những việc đáng kể, nói ra nhiều
câu chí lý, có một hành động đáng phục. Trong khi đó chúng ta lại rất hà tiện lời
khen đối với người sống gần bên cạnh, trong chính tập thể chúng ta, dù người đó
không những đã làm, đã nói, đã sống, mà còn hơn cả những người được ca ngợi,
nhưng lại sống xa chúng ta. Ðây có thể phần nào là hoàn cảnh sống của các môn đệ,
nhất là của Philipphê. Họ đã sống gần Chúa Giêsu, Thầy của mình, bao nhiêu năm
qua, nhưng dường như họ vẫn chưa hiểu Chúa và mối tương quan của Ngài với Thiên
Chúa Cha. Chính vì thế, mà trong câu nói của Chúa Giêsu cho các môn đệ có mang
chút ít sự chua xót và trách móc: "Thầy đã ở với các con lâu rồi mà các
con không biết Thầy sao? Hỡi Philipphê, ai xem thấy Thầy thì cũng xem thấy Cha.
Hãy tin rằng Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy. Ít nhất, các con hãy tin điều
đó vì thấy các việc Thầy đã làm".
Thật thế, không thiếu
những dấu chỉ cho chúng ta biết mối quan hệ thâm sâu và đặc biệt giữa Chúa
Giêsu và Thiên Chúa Cha. Ðặc biệt trong đoạn Phúc Âm vừa đọc trên, chúng ta có
thể ghi nhận một dấu chỉ đặc biệt, đó là Chúa Giêsu qua Chúa Thánh Thần mà Ngài
sẽ ban xuống, sẽ ban cho các môn đệ làm những việc cả thể hơn nữa. Họ sẽ hành động
nhân danh Chúa, sẽ khai sinh một cộng đoàn mới, một Giáo Hội của Chúa. Nhưng chắc
chắn các môn đệ sẽ gặp khó khăn và phương thế để vượt qua những khó khăn là cầu
nguyện, cầu nguyện nhân danh Chúa. Hai lần trong cùng một đoạn văn vừa đọc,
Chúa Giêsu đã yêu cầu các môn đệ của Ngài hãy cầu nguyện, cầu nguyện hết lòng
tin tưởng, cầu nguyện nhân danh Chúa. Chúng ta có xác tín về những gì Chúa
Giêsu giãi bày cho chúng ta hay không?
Lạy Chúa, trong ánh
sáng phục sinh của Chúa, chúng con được mạc khải cho biết thực thể đúng thực của
Chúa, là Ðấng sống hiệp nhất với Thiên Chúa Cha, nhưng đồng thời không bỏ quên
chúng con. Chúa muốn chúng con hướng về Chúa. Xin đừng để chúng con đi tìm một
vì Thiên Chúa khác, mà quên chính Chúa, là Ðấng luôn luôn hiện giữa chúng con mọi
nơi mọi lúc.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày
Một Tin Vui’)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần IV PS
Bài đọc: Acts
13:44-52; Jn 14:7-14.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hãy dùng cơ hội
Thiên Chúa cho để mang ơn cứu độ đến mọi người.
Trong hành trình rao
giảng Tin Mừng của Phaolô và Barnabas, các ông đã gặp rất nhiều trở ngại và chống
đối từ phía người Do-thái. Lý do: họ không muốn bị mất ảnh hưởng trên đám đông
và không muốn tất cả Dân Ngoại được làm con Thiên Chúa. Lẽ ra họ phải dùng đặc
quyền Thiên Chúa ban để mang nhiều người về với Ngài; nhưng họ lại để tính ích
kỷ và ghen tị ngăn cản người khác, và ngay cả họ, đến với Ngài.
Các Bài Đọc hôm nay
xoay quanh việc làm sao cho Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa được hoàn thành.
Trong Bài Đọc I, Phaolô dùng lời tiên-tri Isaiah để chứng minh Ơn Cứu Độ không
chỉ giới hạn cho người Do-thái, mà cho tất cả mọi người. Trong Phúc Âm, Chúa
Giêsu tuyên bố với các môn đệ: Họ sẽ làm các việc lớn hơn Ngài làm là mang Ơn Cứu
Độ của Ngài cho đến tận cùng trái đất.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Kế Hoạch Cứu Độ là cho tất cả mọi người: Do-thái cũng như
Dân Ngoại.
1.1/ Dân Ngoại cũng được
hưởng Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa: Sách Tiên
Tri Isaiah, được viết khoảng 750 BC, đã viết về Kế Hoạch Cứu Độ như sau: Thiên
Chúa phán: “Nếu ngươi chỉ là tôi trung của Ta để tái lập các chi tộc Jacob, để
dẫn đưa các người Israel sống sót trở về, thì vẫn còn quá ít. Vì vậy, này Ta đặt
ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cõi đất”
(Isa 49:6). Người Tôi Trung đây là chính Đức Kitô, Ngài đến để cứu dân tộc
Israel trước hết; nhưng không phải chỉ có họ mà thôi, mà còn muôn dân tộc, cho
đến khi Ơn Cứu Độ được lan tràn đến tận cùng cõi đất.
Vì thế, chúng ta không
lạ gì khi Thiên Chúa thúc đẩy “gần như cả thành Antioch, Pisidia tụ họp nghe lời
Thiên Chúa.” Bấy giờ ông Phaolô và ông Barnabas mạnh dạn lên tiếng: “Anh em phải
là những người đầu tiên được nghe công bố lời Thiên Chúa, nhưng vì anh em khước
từ lời ấy, và tự coi mình không xứng đáng hưởng sự sống đời đời, thì đây chúng
tôi quay về phía Dân Ngoại.” Phaolô cũng dùng lời tiên-tri Isaiah trên để áp dụng
vào chính ông và vào các nhà rao giảng Tin Mừng, vì chính họ cũng làm cho lời
tiên báo này được thành tựu.
Nghe Phaolô cắt nghĩa
Kinh Thánh và Kế Hoạch Cứu Độ, Dân Ngoại vui mừng tôn vinh lời Chúa, và tất cả
những người đã được Thiên Chúa định cho hưởng sự sống đời đời, đều tin theo. Lời
Chúa lan tràn khắp miền ấy.
1.2/ Người Do-thái ghen tức
và ngược đãi Phaolô và Barnabas: Thấy những
đám đông như vậy nghe Phaolô rao giảng, người Do-thái sinh lòng ghen tức. Họ phản
đối những lời ông Phaolô nói và nhục mạ ông. Điều này đã xảy ra cho Chúa Giêsu
vì hai lý do:
(1) Họ không muốn đối
phương của họ có ảnh hưởng trên đám đông; vì nếu đám đông theo đối phương, họ sẽ
không còn ảnh hưởng trên đám đông.
(2) Họ không muốn ai
được phép bằng họ, và họ ghen tị khi thấy người khác bằng mình. Truyền thống
Do-thái quan niệm chỉ có họ mới là con Thiên Chúa. Nếu Dân Ngoại cũng là con
Thiên Chúa, họ đâu còn chi đặc biệt nữa!
Vì thế, người Do-thái
sách động nhóm phụ nữ hượng lưu đã theo đạo Do-thái, và những thân hào trong
thành, xúi giục họ ngược đãi ông Phaolô và ông Barnabas, và trục xuất hai ông
ra khỏi lãnh thổ của họ. Hai ông liền giũ bụi chân phản đối họ và đi tới
Iconium.
2/ Phúc Âm: Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha.
2.1/ Chúa Cha và Chúa
Giêsu là một: Con người chưa bao giờ thấy
Thiên Chúa; nhưng khi con người thấy Chúa Giêsu, con người thấy Chúa Cha, vì
như thánh Phaolô nói: “Ngài là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình.” Trong mẩu đối
thoại giữa Chúa Giêsu và Philip, Chúa Giêsu xác tín điều này.
– Ông Philíp yêu cầu:
“Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện.”
– Đức Giêsu trả lời:
“Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Philíp, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy
là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: “Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha?””
Chúa Giêsu muốn chứng
minh cho Philip 2 điều:
(1) Chúa Giêsu là Lời
của Chúa Cha: “Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy
sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng
luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình.”
(2) Những việc Chúa
Giêsu làm là theo ý của Chúa Cha: “Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Chúa Cha
và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm.” Không
ai có thể làm những việc Chúa Giêsu đã làm, nếu Thiên Chúa không ở với người ấy.
2.2/ Các Tông-đồ có thể
làm những việc Chúa Giêsu làm và những việc lớn hơn nữa: Chúa Giêsu tuyên bố: “Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin
vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm
những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.”
– Những việc Chúa
Giêsu làm: rao giảng Tin Mừng, chữa lành bệnh tật, khử trừ ma quỉ, cho kẻ chết
sống lại, đào tạo môn đệ … Các Tông đồ làm được tất cả những điều này nhân danh
Đức Kitô, chứ không nhân danh sức riêng của mình; vì các ông biết rõ sức con
người không thể làm những chuyện đó. Lời bảo trợ của Chúa Giêsu bảo đảm sức mạnh
này: “Và bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa
Cha được tôn vinh nơi người Con. Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì,
thì chính Thầy sẽ làm điều đó.”
– Những việc lớn hơn
đây là làm sao cho tất cả mọi người tin vào Đức Kitô để được cứu độ. Để thực hiện
điều này, Chúa Giêsu cần sự cộng tác của con người.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta phải làm mọi
cách để làm sao Tin Mừng Cứu Độ được lan truyền khắp nơi theo ý của Đức Kitô
mong muốn.
– Chúng ta phải loại bỏ
tính ích kỷ và ghen tị trong khi loan báo Tin Mừng, thì Lời Chúa mới có thể lan
rộng và sinh hoa kết trái đến tận cùng trái đất được.
– Chúng ta đừng để bất
cứ một trở ngại nào ngăn cản chúng ta trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng, vì Đức
Kitô đã hứa với chúng ta: “Bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy
sẽ làm.”
Linh mục Anthony
Đinh Minh Tiên, OP
18/05/2019 – THỨ BẢY TUẦN 4 PS
Ga 13,31-33a.34-45
YÊU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU
“Thầy ban cho anh em
một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.”
(Ga 13,34)
Suy niệm: “Yêu”, đó là chuyện xưa
như… chuyện nguồn gốc con người. Từ khi con người xuất hiện, có dân tộc nào mà
trong ngôn ngữ lại không có từ “yêu”? Thế nhưng mấy ai hiểu được thế nào mới là
yêu. Chẳng vậy mà nhà thơ Xuân Diệu đã phải bâng khuâng tự hỏi: “Làm sao cắt
nghĩa được tình yêu?” Giới răn yêu thương mà Chúa gọi là “điều răn mới của
Chúa” phải chăng cũng chỉ là một trong những lời cắt nghĩa “Tình Yêu” mà nói
xong vẫn không ai hiểu “Tình Yêu” là gì? Vậy thì “điều răn mới” của Chúa Giêsu
“mới” ở chỗ nào? Không khó để thấy được điều “mới” đó qua chính lời nói và việc
làm của Ngài: 1/ đó là một tình yêu khiêm tốn phục vụ: trong bữa Tiệc Ly, Chúa
đã rửa chân cho các môn đệ và còn dạy các ông “cũng làm như Thầy đã làm cho anh
em” (Ga 13,15). – 2/ Đó là một tình yêu tự hiến: “Không có tình yêu nào lớn hơn
tình yêu người hiến mạng sống mình vì người mình yêu” (Ga 15,13). Điều “mới” đó
thực sự có giá trị và hiệu lực bởi vì Chúa đã thực hiện lời Ngài nói qua việc
chính Ngài chịu khổ nạn trên thập giá, chịu chết và sống lại.
Mời Bạn: Nội dung của điều răn mới
“yêu thương như Thầy đã yêu” chính là “tự hạ và tự hiến” để phục vụ anh chị em
mình. Việc đó dù có khó nhưng vẫn có thể làm được nếu bạn thường xuyên kết hiệp
và tiếp nhận nguồn sức mạnh nơi bí tích Thánh Thể. Bạn đã coi việc thực thi điều
răn mới đó là một mệnh lệnh bắt buộc đối với bạn chưa?
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày làm một việc tự hạ,
tự hiến để phục vụ tha nhân.
Cầu nguyện: Xin giúp con bắt
chước Chúa hiến thân vì Chúa và tha nhân.
(5 Phút Lời Chúa)
Làm những việc lớn hơn nữa (18.5.2019
– Thứ Bảy Tuần 4 Phục Sinh)
Suy niệm:
Sau khi ông Tôma hỏi Thầy Giêsu về đường (Ga 14, 5),
thì ông Philípphê lại xin Thầy cho các môn đệ thấy Chúa Cha (c. 8).
Không rõ Philípphê muốn thấy Thiên Chúa theo kiểu nào,
bởi lẽ theo niềm tin chung của người Do-thái
không ai thấy Thiên Chúa chí thánh mà sau đó còn sống được (x. Xh 33, 20).
Dù sao khát vọng được thấy Thiên Chúa là ước mơ chính đáng.
Thiên Chúa đã thỏa mãn ước mơ mà Ngài đã đặt vào lòng con người.
Nơi Đức Giêsu, là Ngôi Lời nhập thể và là Con Thiên Chúa,
chúng ta có thể thấy được Thiên Chúa bằng mắt phàm.
“Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (c. 9).
Nhìn ngắm khuôn mặt Thiên Chúa nơi Đức Giêsu
chúng ta chẳng những không phải chết, nhưng được sống.
thì ông Philípphê lại xin Thầy cho các môn đệ thấy Chúa Cha (c. 8).
Không rõ Philípphê muốn thấy Thiên Chúa theo kiểu nào,
bởi lẽ theo niềm tin chung của người Do-thái
không ai thấy Thiên Chúa chí thánh mà sau đó còn sống được (x. Xh 33, 20).
Dù sao khát vọng được thấy Thiên Chúa là ước mơ chính đáng.
Thiên Chúa đã thỏa mãn ước mơ mà Ngài đã đặt vào lòng con người.
Nơi Đức Giêsu, là Ngôi Lời nhập thể và là Con Thiên Chúa,
chúng ta có thể thấy được Thiên Chúa bằng mắt phàm.
“Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (c. 9).
Nhìn ngắm khuôn mặt Thiên Chúa nơi Đức Giêsu
chúng ta chẳng những không phải chết, nhưng được sống.
Theo quan niệm của người Do-thái,
sứ giả là đại diện trọn vẹn cho người sai mình.
Đức Giêsu đã là sứ giả cho Cha một cách tuyệt vời.
Ngài là một với Thiên Chúa, Đấng sai Ngài :
“Thầy ở trong Chúa Cha, và Chúa Cha ở trong Thầy” (c. 11).
Các lời Ngài nói, Ngài không tự mình nói.
Các việc Ngài làm, Ngài không tự mình làm.
“Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy,
chính Người làm những việc của mình” (c. 10).
Nhìn những việc Đức Giêsu làm, chúng ta nhận ra đó là việc của Cha.
Cha làm việc của Cha qua Con của mình là Đức Giêsu.
sứ giả là đại diện trọn vẹn cho người sai mình.
Đức Giêsu đã là sứ giả cho Cha một cách tuyệt vời.
Ngài là một với Thiên Chúa, Đấng sai Ngài :
“Thầy ở trong Chúa Cha, và Chúa Cha ở trong Thầy” (c. 11).
Các lời Ngài nói, Ngài không tự mình nói.
Các việc Ngài làm, Ngài không tự mình làm.
“Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy,
chính Người làm những việc của mình” (c. 10).
Nhìn những việc Đức Giêsu làm, chúng ta nhận ra đó là việc của Cha.
Cha làm việc của Cha qua Con của mình là Đức Giêsu.
“Ai tin vào Thầy, người đó sẽ làm được những việc Thầy làm.
Người đó còn làm được những việc lớn lao hơn nữa,
bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha” (c. 12).
Chúng ta vẫn ở trong mùa Phục sinh, mùa của sự sống chiến thắng.
Đức Giêsu đã về với Chúa Cha và được vào trong vinh quang.
Khi tin vào Ngài, khi gắn bó với một Đấng phục sinh quyền năng như thế,
chúng ta có thể làm được những điều như Ngài đã làm :
trừ quỷ, chữa bệnh, hoàn sinh kẻ chết (Mc, 16, 17-18; Cv 9, 34.40).
Và như Đức Giêsu, điều vĩ đại mà chúng ta có thể làm cho thế giới hôm nay
là yêu thương, yêu như Thầy đã yêu, yêu đến hiến mạng.
Người đó còn làm được những việc lớn lao hơn nữa,
bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha” (c. 12).
Chúng ta vẫn ở trong mùa Phục sinh, mùa của sự sống chiến thắng.
Đức Giêsu đã về với Chúa Cha và được vào trong vinh quang.
Khi tin vào Ngài, khi gắn bó với một Đấng phục sinh quyền năng như thế,
chúng ta có thể làm được những điều như Ngài đã làm :
trừ quỷ, chữa bệnh, hoàn sinh kẻ chết (Mc, 16, 17-18; Cv 9, 34.40).
Và như Đức Giêsu, điều vĩ đại mà chúng ta có thể làm cho thế giới hôm nay
là yêu thương, yêu như Thầy đã yêu, yêu đến hiến mạng.
Hãy mạnh dạn nhân danh Đức Giêsu mà xin,
vì biết thế nào Ngài cũng làm cho người gắn bó với Ngài.
Tất cả để Cha được tôn vinh nơi Con (c. 14).
vì biết thế nào Ngài cũng làm cho người gắn bó với Ngài.
Tất cả để Cha được tôn vinh nơi Con (c. 14).
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con biết con,
xin cho con biết Chúa.
Xin cho con chỉ khao khát một mình Chúa,
quên đi chính bản thân,
yêu mến Chúa và làm mọi sự vì Chúa.
quên đi chính bản thân,
yêu mến Chúa và làm mọi sự vì Chúa.
Xin cho con biết tự hạ,
biết tán dương Chúa và chỉ nghĩ đến Chúa.
biết tán dương Chúa và chỉ nghĩ đến Chúa.
Ước gì con biết hãm mình và sống trong Chúa.
Ước gì con biết nhận từ Chúa
tất cả những gì xảy đến cho con
và biết chọn theo chân Chúa luôn.
Ước gì con biết nhận từ Chúa
tất cả những gì xảy đến cho con
và biết chọn theo chân Chúa luôn.
Xin đừng để điều gì quyến rũ con, ngoài Chúa.
Xin Chúa hãy nhìn con, để con yêu mến Chúa.
Xin Chúa hãy gọi con, để con được thấy Chúa.
Và để con hưởng nhan Chúa đời đời. Amen.
Xin Chúa hãy nhìn con, để con yêu mến Chúa.
Xin Chúa hãy gọi con, để con được thấy Chúa.
Và để con hưởng nhan Chúa đời đời. Amen.
Thánh Âu Tinh
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
18 THÁNG NĂM
Chúng Ta Không Bị Bỏ
Mồ Côi
“Thầy sẽ xin Cha, và
Ngài sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác – để ở với anh em luôn mãi: đó là
Thần Khí sự thật…” (Ga 14, 16 – 17). “Thầy sẽ không bỏ anh em mồ côi; Thầy sẽ đến
với anh em” (Ga 14, 18).
Đức Giêsu nói những lời
này để chuẩn bị cho các môn đệ đón nhận cuộc ra đi của Người khi sứ mạng
mê-si-a của Người trên dương thế gần đến hồi kết thúc. “Thầy sẽ không bỏ anh em
mồ côi; Thầy sẽ đến với anh em”, khi nói những lời ấy, Đức Giêsu muốn nói về những
ngày sau phục sinh – tức 40 ngày mà Người sẽ tiếp tục trải qua với các môn đệ.
Những lời đó, đồng thời, cũng nhằm hướng chỉ đến Chúa Thánh Thần.
Đức Kitô Phục Sinh
không để các môn đệ Người “mồ côi”. Người không để Giáo Hội “mồ côi”. Thật vậy,
Người trao cho chúng ta Thánh Thần.
– suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 18/5
Thánh Gioan I Giáo Hoàng tử đạo
Cv 13, 44-52; Ga
14, 7-14.
LỜI SUY NIỆM: “Nếu anh em
biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ anh em biết Người và đã
thấy Người.”
Tin Mừng hôm nay cho
chúng ta thấy được những nét chung của các mầu nhiệm của Chúa Giêsu: “Cả cuộc dời
của Chúa Giêsu là một mạc khải về Chúa Cha, những lời Người nói, những việc người
làm, những lúc Người im lặng, những đau khổ Người chịu, cách thế Người sống và
cách Người giảng dạy. (GL số 516)
Lạy Chúa Giêsu. Chúng
con tạ ơn Chúa đã mạc khải cho chúng con nhận ra tình yêu thương của Chúa Cha đối
với tất cả chúng con, và soi sáng lòng tin của chúng con vào các mầu nhiệm về
Nước Trời.
Mạnh Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
18-05: Thánh GIOAN I
Giáo Hoàng Tử Đạo
(+526)
Thánh Gioan sinh tại
Tuscia. Ngài được chọn làm giám mục Rôma ngày 13 tháng 8 năm 523. Người ta
không biết gì về đời thơ ấu của thánh nhân, nhưng tư ngày lên kế vị thánh Pherô
Ngài đã nhiệt thành sống khẩu hiệu “tất cả vì danh Chúa”. Ngài đã có công hoàn
thành nhạc bình ca mà các vị tiền nhiệm của Ngài là Đức Celestinô I, Leo Cả và
Galesiô khởi xướng.
Năm 624, vua Justinô I
bên Tiểu Á muốn hiệp nhất Giáo hội cũng như nhằm mục đích chính trị đã đàn áp
nhóm theo lạc giáo Ariô. Tại Roma vua Theodôricô là người theo lạc giáo Ariô đã
tức giận bắt đức giáo hoàng Gioan dẫn đầu phái đoàn đi thương thuyết. Sau nhiều
lần phản đối, Ngài đã chấp nhận lên đường. Đây là lần đầu tiên có một vị giáo
hoàng rời khỏi nước Ý. Vua Justinô và toàn dân Constantinopole hân hoan vui mừng
đón tiếp Đức Giáo hoàng. Ngài đã cử hành lễ phục sinh tại thánh đường thánh nữ
Sôphia và phong vương cho vua Justinô.
Trở lại Rôma, Ngài bị
vua Thêđôricô cho là đã hành động phản nghịch với mình. Tức giận, ông tính xử tử
Ngài, nhưng lại sợ dân chúng nổi loạn, nên bắt giam Ngài tại Ravenna. Tại đây đức
giáo hoàng đã từ trần ngày 18 tháng 5 năm 526.
Ngày 27 tháng 5 năm
530 xác Ngài được dời về Roma. Niên lịch phụng vụ cử kính nhớ Ngài vào ngày
18-5 hằng năm.
(daminhvn.net)
18 Tháng Năm
Cánh Diều
Người Rumani nói về
nguồn gốc của trò chơi thả diều bằng mẩu chuyện như sau:
Tại một làng kia,
có một người nghèo mà ai cũng gọi là Cob. Cob là một tên gọi không mấy thanh
cao trong ngôn ngữ Rumani. Người ta gọi ông bằng tên ấy vì cái miệng sún răng
cũng như đôi chân khập khiễng của ông. Con người có dáng vẻ xấu xí ấy lẽ dĩ
nhiên chỉ có thể là một người nghèo mà thôi. Không vợ, không con, ông Cob lầm
than như tất cả những người nghèo khác. Ði đến đâu, ông cũng trở thành trò đùa
cho mọi người. Vậy mà con người ấy không hề than thân trách phận hoặc tỏ ra giận
dữ, buồn phiền mỗi khi bị chọc ghẹo.
Cả đời, ông chỉ có
mỗi một băn khoăn: là chưa hề làm một việc thiện cho người khác. Ông yêu người,
ông muốn tặng thật nhiều quà cho mọi người. Nhưng ông cảm thấy mình quá nghèo để
có thể thực hiện được giấc mơ ấy. Ông thường tự nhủ: “Bệnh tật, đau yếu, khốn
khổ, chết chóc, đó là số phận chung của mọi người. Ai không nhỏ lệ thì cũng
khóc thầm trong lòng. Nước mắt là cơm bữa của loài người. Do đó, cần phải làm
cho con người phấn khởi, vui tươi”. Nghĩ thế, ông trình bày lên Chúa tước nguyện
như sau: “Xin Chúa cho con có thể mang lại cho những người đau khổ một quà tặng”.
Một quà tặng cho
nhân loại đau khổ, nhưng ông Cob vẫn không biết món quà đó phải như thế nào.
Trong khi chờ đợi, mỗi lần bị cười chê, mỗi lần bị đem ra làm trò cười, ông vẫn
tươi cười với ý nghĩ rằng: “Ít ra mình cũng làm cho người vui”.
Sau một thời gian
suy nghĩ, cuối cùng ông Cob mới tìm ra được món quà tặng mà ông sẽ mang lại cho
nhân loại đau khổ: đó là một cánh diều bay lơ lửng trên không.
Nghĩ đó là sự linh ứng
của Chúa, ông Cob đi nhặt tất cả những gì cần thiết để làm một cánh diều. Ông
miệt mài cắt xén, sơn vẽ để hoàn thành được một cánh diều óng ả, sáng chói như
một đĩa bay.
Khi cánh diều gặp
gió bay cao, cả dân làng kéo nhau ra cánh đồng để nhìn ngắm cánh diều của ông
Cob. Mọi người đưa mắt nhìn lên không trung và quên hẳn những nhọc nhằn của cuộc
sống. Ðó là quà tặng mà người khốn khổ nhất của ngôi làng đã mang lại cho người
đồng loại của mình.
Một tác giả nào đó đã
nói: “Trái tim không phải là một món hàng để mua bán, mà là một món quà để trao
tặng”. Một trái tim không biết trao tặng là một trái tim chết.
Sự giàu có và nghèo
nàn có thể phân biệt con người thành giai cấp thứ bậc. Có người tiền rừng bạc
biển, có người nghèo rớt mòng tơi. Nhưng mỗi người chỉ có một quả tim, và quả
tim đó lẽ ra phải giống nhau, bởi vì người ta không thể cân lường được quả tim.
Do đó, quà tặng xuất phát từ quả tim đều vô giá. Giá trị của món quà không hệ tại
ở số lượng của tiền của, mà ở quả tim được gói gém trong món quà.
Chúa Giêsu đã nhìn thấy
qủa tim mà một người đàn bàgóa đã gói trọn trong một đồng xu nhỏ dâng cúng đền
thờ. Nhân vật Cob trong câu chuyện của người Rumani trên đây đã đặt tất cả con
tim của mình vào cánh diều để làm vui cho con người.
Một ánh mắt, một nụ cười,
một lời nói an ủi, một bàn tay nâng đỡ, đó là bao nhiêu quả tim mà con người có
thể trao tặng cho nhau. Và có thể là những món quà cao quý nhất mà những người
xung quanh đang chờ đợi nơi chúng ta.
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét