Taizé: những gợi ý năm 2019
Một buổi cầu nguyện Taizé |
"Anh em đừng quên tỏ lòng hiếu khách, vì nhờ vậy, có những
người đã được tiếp đón các thiên thần mà không biết" (Dt 13, 2). Cuộc hành
hương của sự tín thác, một chuỗi các cuộc gặp mặt của những người trẻ được khởi
xướng bởi cộng đoàn Taizé vài thập kỷ trước,và vẫn tiếp tục đến ngày nay trên tất
cả các châu lục. Trong các cuộc gặp gỡ này, một trong những trải nghiệm đáng nhớ
nhất là sự hiếu khách, cho cả những người tham gia trẻ tuổi và những người mở cửa
chào đón họ.
Thầy Alois - Taizé Mactynho dịch
Vào tháng 8 năm 2018, chúng tôi đã có thể đánh giá một lần nữa
giá trị của sự hiếu khách ở Hồng Kông, trong một cuộc gặp gỡ của những người trẻ
từ các quốc gia trên khắp châu Á và hơn thế nữa, bao gồm cả các quốc gia đang
xung đột và vẫn còn có những vết thương trong lịch sử cần được chữa lành.
Bảy trăm người tham dự đến từ các tỉnh khác nhau của Trung
Quốc đại lục. Sự hiện diện của những người trẻ tuổi từ rất nhiều quốc gia và sự
chào đón họ nhận được trong các gia đình Hồng Kông là một dấu hiệu của hy vọng.
Các Kitô hữu trẻ ở Châu Á thường là những nhóm thiểu số nhỏ
trong các xã hội đang trải qua sự thay đổi nhanh chóng. Họ cố gắng lấy sức mạnh
từ đức tin của họ vào Chúa Kitô và bằng cách sống như anh, chị, em trong Giáo hội.
Từ Cuộc Gặp Mặt Châu tại Madrid trở đi, trong suốt năm 2019,
tại Taizé, Beirut, Cape Town và các nơi khác, chúng tôi sẽ thảo luận sâu sắc
hơn về một số khía cạnh của lòng hiếu khách.
Các đề xuất sau đây bắt nguồn từ đức tin, để mời các Kitô hữu
khám phá lòng quảng đại của Thiên Chúa. Điều này dẫn đến câu hỏi về hình ảnh
Thiên Chúa trong chúng ta. Thiên Chúa không bao giờ loại trừ, nhưng chào đón mỗi
người.
Các thầy trong cộng đoàn và tôi thấy rằng kinh nghiệm về
lòng hiếu khách không chỉ liên quan đến các Kitô hữu từ các Giáo hội khác nhau,
mà cả các tín đồ của các tôn giáo khác và cả những người lương dân.
Giữa những khó khăn hiện tại, khi sự ngờ vực dường như đang
có chỗ đứng, liệu chúng ta có đủ can đảm để sống cuộc sống hiếu khách và vì thế
cho phép niềm tin phát triển?
Gợi Ý thứ Nhất:
Khám phá nguồn mạch của lòng hiếu khách từ Thiên Chúa
Khám phá nguồn mạch của lòng hiếu khách từ Thiên Chúa
Tự khởi nguyên vũ trụ, Thiên Chúa đã tạo dựng cách mầu nhiệm.
Niềm xác tín này được đặt ngay trung tâm của những câu chuyện tạo dựng đầy thi
vị ở đầu bản văn Kinh Thánh. Thiên Chúa suy tính được Ngài sẽ tạo dựng thứ gì
và chúc lành cho chúng: Chúa thấy tạo vật được tạo thành thật là tốt đẹp. Toàn
thể vũ trụ được đắm chìm trong tình yêu thương của Ngài.
Đôi khi chúng ta hiểu quá ít về Chúa, nhưng chúng ta vẫn tiến
lên phía trước một cách đầy tự tin rằng Chúa khao khát cho chúng ta được hạnh
phúc và chào đón tất cả chúng ta mà không cần điều kiện tiên quyết nào. Chúa
chính là cội nguồn của lòng hiếu khách.
Hơn thế nữa, thông qua Đức Kitô, Thiên Chúa đã trở thành một
trong chúng ta, để đón nhận bản tính loài người và chào đón chúng ta. Lòng mến
khách này mà Chúa dành cho chúng ta đã chạm sâu đến cõi lòng mỗi người: nó dư
tràn và cao vời hơn mọi biên giới của con người.
Đối mặt với những hiểm họa đang đè nặng lên thời đại của
chúng ta, chúng ta đang bị bủa vây bởi sự nản chí chăng? Nhằm giữ cho niềm hy vọng
của chúng ta được trường tồn, hãy thực hành một tinh thần kỳ diệu, nhìn ngắm mọi
thứ xung quanh chúng ta với đôi mắt thấu suốt rằng mọi sự đáng được ngưỡng mộ.
Dù là một mình hay cùng với những người khác, chúng ta hãy đọc
Kinh Thánh, bắt đầu bằng những lời kể về cuộc đời Chúa Giêsu. Chúng ta có thể
không hiểu mọi điều ngay lập tức; đôi khi chúng ta sẽ cần tìm hiểu thêm. Cùng
nhau đến với Tin Mừng cũng như đến với suối nguồn hằng sống giúp chúng ta triển
nở niềm tin trong Chúa.
Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha. Anh ta còn ở đằng
xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và
hôn lấy hôn để. (Luca 15, 20)
Dụ ngôn này trong tin mừng theo thánh Luca 15, 11-32 dạy
chúng ta điều gì về lòng hiếu khách của Thiên Chúa?
Gợi Ý thứ Hai:
Hãy chú ý đến sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống chúng ta
Hãy chú ý đến sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống chúng ta
Thiên Chúa ban cho chúng ta lòng hiếu khách, nhưng chính nhờ
sự đáp trả tự do của chúng ta mà nó trở thành một sự hiệp thông thực sự với Người.
Chúa Giêsu tỏ bày cho chúng ta thấy Thiên Chúa là tình yêu,
trao gửi cho chúng ta tình bằng hữu. Một cách khiêm nhường, Chúa Kitô đứng trước
nhà chúng ta và gõ cửa. Như một người nghèo, Ngài hy vọng và chờ đợi sự hiếu
khách của chúng ta. Nếu ai đó mở cửa cho Ngài, Ngài sẽ bước vào.
Bằng một lời cầu nguyện đơn giản, chúng ta cho Ngài tiếp cận
trái tim của chúng ta. Sau đó, ngay cả khi chúng ta khó cảm nhận được sự hiện
diện của Ngài, Thiên Chúa vẫn ngự trị trong chúng ta.
Cầu nguyện trong nhà thờ, dù chỉ trong chốc lát, hãy đặt thời
gian cho việc này, vào buổi tối hoặc buổi sáng, không có mục đích nào khác
ngoài việc giao phó ngày của chúng ta cho Chúa—đây là những điều giúp hình
thành con người bên trong chúng ta theo thời gian. Nhớ lại sự hiện diện của Chúa
Kitô cũng giải phóng chúng ta khỏi nỗi sợ hãi—nỗi sợ hãi những người khác, nỗi
sợ không đủ tốt, lo lắng khi phải đối mặt với một tương lai không chắc chắn.
Khi chúng ta không có nhiều thời gian, chúng ta có thể nói với
Chúa Kitô về bản thân và những người khác, bạn hữu ở gần hoặc xa xôi, chỉ cần
nói thì thầm một vài từ ngữ. Chúng ta có thể nói với Ngài những gì trong chúng
ta và những gì chúng ta chưa thực sự hiểu. Một vài từ ngữ từ Phúc Âm cũng có thể
ở lại với chúng ta suốt cả ngày.
Chúa Kitô Phục Sinh đã nói: “Này đây Ta đứng trước cửa và
gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người
ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta.” (Khải Huyền 3, 20)
Điều gì sẽ giúp tôi nghe được tiếng Chúa?
Việc “mở cánh cửa ra” cho Chúa có ý nghĩa như thế nào với tôi?
Việc “mở cánh cửa ra” cho Chúa có ý nghĩa như thế nào với tôi?
Gợi Ý thứ Ba:
Đón nhận những tài năng lẫn những giới hạn của bản thân
Đón nhận những tài năng lẫn những giới hạn của bản thân
Thiên Chúa đón nhận tất cả mọi thứ từ chúng ta; về phía
chúng ta, chúng ta có thể chấp nhận con người vốn dĩ của mình. Đó là bước khởi
đầu cho sự chữa lành rất cần thiết cho tất cả mọi người.
Chúng ta hãy tán dương Thiên Chúa vì những tài năng của bản
thân. Chúng ta cũng hãy đón nhận luôn cả những yếu đuối bất toàn của mình tựa
như một cánh cửa dẫn lối cho Thiên Chúa bước vào trong con người ta. Để dẫn lối
ta đi xa hơn, để thay đổi cuộc sống của ta, Thiên Chúa muốn chúng ta trước hết
phải đón nhận được chính con người mình.
Chấp nhận những giới hạn của bản thân không làm chúng ta bị
động trong việc đối diện với sự bất công, bạo lực, bóc lột của nhân loại. Trái
lại, chấp nhận được sự giới hạn có thể mang lại cho chúng ta sức mạnh để đấu
tranh bằng một con tim hòa giải.
Chúa Thánh Thần, một ngọn lửa ẩn trong sâu thẳm con người
chúng ta, Ngài dần biến đổi tất cả những mâu thuẫn bên trong và chung quanh cuộc
sống và con người chúng ta.
Để khám phá ra những tài năng và chấp nhận được những giới hạn
của bản thân, chúng ta hãy tìm đến một con người đáng tin cậy biết lắng nghe với
sự ân cần, một ai đó có thể giúp chúng ta trưởng thành trong đời sống và đức
tin.
Dành một căn phòng cho việc chúc tụng Thiên Chúa trong buổi
cầu nguyện là một điều thiết yếu. Điều đó sẽ giúp hiệp nhất sự hiện hữu của
chúng ta. Việc hát cầu nguyện cùng nhau không gì có thể thay thế được; về sau,
nó sẽ mang đến sự đồng cảm cho con tim chúng ta.
“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến
cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và
hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được
nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.” (Mátthêu 11,
28-30)
Sự nghỉ ngơi bồi dưỡng và gánh mà Chúa Giêsu nói đến là
gì?
Tôi học được điều gì từ Ngài?
Tôi học được điều gì từ Ngài?
Gợi Ý thứ Tư:
Tìm kiếm tình bằng hữu trong Giáo Hội
Tìm kiếm tình bằng hữu trong Giáo Hội
Để chia sẻ niềm tín thác vào Thiên Chúa với anh em, chúng ta
cần những địa điểm nơi chúng ta không chỉ để gặp những người bạn quen thuộc mà
là một tình bạn đủ rộng lớn để bao gồm tất cả những ai khác với chúng ta.
Các giáo xứ và cộng đoàn địa phương đang hội tụ nhiều con
người và thế hệ đa dạng về tầng lớp xã hội và văn hóa. Nơi đó có tình bằng hữu
quý giá mà đôi khi còn quá khép kín và cần được tận dụng đầy đủ.
Giá như mỗi giáo xứ trở nên một gia đình rộng mở, nơi chúng
ta có thể là chính mình, được thắc mắc và nghi ngại, không sợ bị đánh giá…
Nhà thờ là nơi được thần khí Chúa Thánh Thần thổi đến, nơi
tình bằng hữu của Thiên Chúa được lan tỏa. Ở một vài quốc gia phía Nam, có những
cộng đoàn dân Chúa nhỏ đã có một mối liên kết thâm sâu với nhau tại khu vực hoặc
làng của họ. Họ có thể trở thành nguồn cảm hứng cho các quốc gia khác chăng?
Gặp gỡ nhau thường xuyên theo nhóm nhỏ để cầu nguyện và chia
sẻ là tốt, nhưng chúng ta cũng hãy hỗ trợ cho cộng đoàn dân Chúa lớn hơn đang
ngụ tại thành phố hoặc khu vực của chúng ta. Ví dụ, nhóm chúng ta có thể lưu
tâm tới những người mới chưa quen biết ai đến dự lễ Chúa Nhật không?
Thiên Chúa muốn quy tụ tất cả những ai yêu mến Ngài và đi
theo Ngài, bất kể giáo phái của họ. Sự hiếu khách được sẻ chia là con đường dẫn
đến sự hiệp nhất. Lẽ nào chúng ta không thể mời những người có niềm tin khác
chúng ta cùng cầu nguyện thường xuyên hơn bình thường chúng ta vẫn làm?
Trên thập giá, khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến
đứng bên cạnh, Ðức Giêsu nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà”. Rồi
Người nói với môn đệ: “Ðây là mẹ của anh”. Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về
nhà mình. (Gioan 19, 25-27)
Nơi chân thập tự, một gia đình mới đã được tạo thành bởi
ý muốn của Chúa Giêsu. Giờ đây, làm thế nào để chúng ta sống như anh em, chị em
trong nhà?
Gợi Ý thứ Năm:
Thực hành lòng hiếu khách hào phóng
Thực hành lòng hiếu khách hào phóng
Sự hiếu khách của Thiên Chúa đối với chúng ta là một lời mời
gọi. Chúng ta có thể đón nhận người khác, không phải như cách chúng ta muốn họ
là ai, mà là đón nhận chính con người thật của họ được không? Chúng ta có thể để
chính bản thân mình được họ chào đón theo cách của họ, mà không phải cách của
ta hay không?
Chúng ta hãy trở nên những người nồng hậu, dành thời gian để
lắng nghe ai đó, mời gọi họ một bữa tối, tiếp cận những người nghèo khổ, nói những
lời nói tử tế với người mình gặp mặt...
Trước những thử thách do việc di cư, chúng ta hãy kiếm tìm
cách mà lòng hiếu khách trở thành một cơ hội, không chỉ cho những người được
chào đón mà cho chính những người chào đón nữa. Những cuộc gặp gỡ giữa người với
người là không thể thiếu được - ví dụ như chúng ta có thể lắng nghe câu chuyện
của một người di cư hoặc một người tị nạn. Gặp gỡ những người đến từ những nơi
khác cũng sẽ giúp ta hiểu rõ hơn nguồn cội của mình và đào sâu hơn bản sắc của
chính mình.
Chúng ta cần chăm sóc cho trái đất. Hành tinh tuyệt vời này
là ngôi nhà chung của chúng ta. Chúng ta hãy giữ nó mến khách, cũng như cho những
thế hệ tương lai. Nhìn lại những lối sống của chúng ta là điều rất quan trọng,
hãy làm tất cả những gì chúng ta có thể để ngăn chặn việc khai thác tài nguyên
một cách vô thức, và chống lại các hình thức ô nhiễm và việc suy giảm sự đa dạng
sinh học. Khi chúng ta sống trong tình liên đới với muôn loài, chúng ta sẽ khám
phá được niềm vui được triển nở từ đấy.
Chúa Giêsu nói, “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi
làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã
làm cho chính Ta vậy.” (Mátthêu 25, 40)
Chúng ta phải giúp đỡ những kẻ yếu đuối, hãy nhớ những lời
của chính Chúa Giêsu đã nói: “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20, 35)
Có khi nào tôi có trải nghiệm được việc cho đi sẽ mang đến
hạnh phúc không? Tôi có ý thức rằng tôi cũng cần nhận điều gì từ những người
khác không?
Cuộc Hành Hương của Sự Tín Thác trong năm 2019
Tại Taizé
Hàng tuần trong suốt cả năm
Vào ngày Chúa Nhật, các cuộc họp quốc tế của thanh thiếu
niên.
Tuần lễ hữu nghị giữa các bạn trẻ Kitô giáo và Hồi
giáo
từ ngày 22.8 đến 25.8 (từ thứ Năm đến Chúa Nhật)
từ ngày 22.8 đến 25.8 (từ thứ Năm đến Chúa Nhật)
Chia sẻ về mối quan hệ của chúng ta với Đấng Tối Cao, cách
chúng ta cầu nguyện, tìm những từ ngữ để diễn đạt những gì kết hợp chúng ta và
những gì khác biệt.
Tuần suy niệm cho những người trong độ tuổi từ 18 đến
35
từ ngày 25.8 đến 1.9 (từ Chúa Nhật đến Chúa Nhật)
từ ngày 25.8 đến 1.9 (từ Chúa Nhật đến Chúa Nhật)
Cầu nguyện, chia sẻ theo nhóm. Hội thảo và thảo luận bàn
tròn với các diễn giả từ các nước khác nhau. Ngoài ra còn có các chương trình đặc
biệt về những thách thức của môi trường và biến đổi khí hậu.
Tại Beirut
Cuộc Gặp mặt Giới trẻ Đại kết Quốc tế
từ ngày 22.3 đến 26.3
từ ngày 22.3 đến 26.3
Giáo hội Lebanon và Hội đồng các nhà thờ Trung Đông lần đầu
tiên tổ chức cuộc gặp mặt của Taizé tại Lebanon.
Tại Cape Town
Cuộc Hành Hương của Tín Thác tiếp theo tại Châu Phi
từ ngày 25.9 đến 29.9
từ ngày 25.9 đến 29.9
Các bạn trẻ tại phía nam châu Phi và các vùng khác được mời
gọi để tham dự để cùng nhau cầu nguyện.
Tại Wroclaw
Cuộc Gặp Mặt Châu Âu
từ ngày 28.12.2019 đến 1.1.2020
từ ngày 28.12.2019 đến 1.1.2020
Cuộc Gặp Mặt Châu Âu lần thứ 42 được tổ chức tại Wroclaw, Ba
Lan.
Để biết thêm chi tiết các buổi gặp mặt này: taize.fr
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét