ĐTC khích lệ các sáng kiến chống
phung phí thực phẩm
Trong buổi tiếp kiến Liên hiệp Âu Châu các ngân hàng lương
thực, ĐTC khích lệ các sáng kiến chống phung phí thực phẩm để bài trừ nạn đói.
G. Trần Đức Anh OP - Vatican
Buổi tiếp kiến 200 đại diện của Liên hiệp này diễn ra
hôm 18-5-2019 nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập ngân hàng lương thực Italia.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC cám ơn những thành viên
các ngân hàng lương thực Âu Châu trong việc cung cấp lương thực cho những người
đói, và ngài nhận xét rằng: ”Anh chị em hành động giống như các cây, hút sự ô
nhiễm và thả ra dưỡng khí. Và giống như các cây, anh chị em không giữ lại dưỡng
khí cho mình, nhưng phân phát những gì cần thiết để sống, giúp đỡ những người cần
thiếu nhất”.
Chống đói là chống phung phí thực phẩm
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng ”chiến đấu chống tai ương kinh
khủng là nạn đói, cũng có nghĩa là bài trừ nạn phung phí lương thực. Sự phung
phí như thế biểu lộ sự thiếu quan tâm tới thực tại và dửng dưng đối với những
người thiếu thốn. Phung phí là diễn tả sự gạt bỏ một cách ”sống sượng” nhất.. gạt
bỏ lương thực, có nghĩa là gạt bỏ con người. Ngày nay thật là một xì-căng-đan
khi không nhận thấy lương thực là một thiện ích quí giá dường nào và bao nhiêu
thực phẩm bị phung phí”.
Nạn bàn giấy và chi phí thái quá cho việc quản lý
bác ái
ĐTC cũng tố giác một khía cạnh khác trong hiện tượng
phung phí và nói rằng: ”Phí phạm điều thiện hảo là một tập quán xấu có thể len
lỏi khắp nơi, kể cả trong các tổ chức bác ái. Nhiều khi những động lực quảng đại,
tuy do các ý hướng tốt thúc đẩy, nhưng bị cản trở vì những thủ tục giấy tờ và
những chi phí thái quá trong việc quản trị, hoặc chúng trở thành những hình thức
duy trợ giúp, không tạo nên sự phát triển đích thực”.
247 ngân hàng thành viên của Liên hiệp Âu Châu các
ngân hàng lương thực
Liên hiệp Âu Châu các ngân hàng lương thực, được thành
lập hồi năm 1986 theo sáng kiến của các tổ chức Pháp và Bỉ, hiện qui tụ 247
ngân hàng lương thực tại 21 nước Âu Châu, hằng ngày chiến đấu chống nạn đói và
phung phí lương thực.
Năm 2011, trên toàn Âu châu có 401 ngàn tấn lương thực,
tương đương với 800 triệu bữa ăn, được phân phát cho 5 triệu 200 ngàn người, với
sự cộng tác của 31 ngàn chi hội Caritas và dịch vụ xã hội.
Tại Âu Châu, hiện có 80 triệu người sống dưới mức
nghèo đói. Vì thế việc dấn thân trong các chương trình tái phân phối thực phẩm
cho các công dân, có lợi tức kém, dưới mức nghèo đói, trên bình diện quốc gia,
được coi là một cách thức đáp ứng nhu cầu gia tăng về tình liên đới (Rei 18-5-2019)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét