Bên lề Thượng Hội Đồng : Hiện tình hiệp
nhất Ki-tô giáo
Nhân dịp Thượng Hội Đồng về Tân Phúc Âm Hóa, Đức
Hồng Y Kurt Koch, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo
(HĐGH/CVHNKTG) đã dành cho Zenit một cuộc phỏng vấn ngắn. Trả lời cuộc phỏng
vấn này, Đức Hồng Y Koch cho biết đây là lần thứ tư, ngài được tham dự Thượng
Hội Đồng. Hai THĐ về Âu Châu và về Lời Chúa được ngài tham dự với tư cách giám
mục Basle. Từ THĐ về Trung Đông tới THĐ về Tân Phúc Âm Hóa này, ngài tham dự
với tư cách Chủ Tịch HĐGH về CVHNKTG. Theo ngài, xét chung, đề cương thì lúc
nào cũng như nhau, nhưng THĐ kỳ này có điều đáng lưu ý là nó có đại diện của
mọi giám mục khắp hoàn cầu. Được góp nhặt kinh nghiệm của mọi giám mục đã đủ là
một điều phi thường rồi, hơn nữa còn được cảm nghiệm điều này nữa: tuy các giáo
hội khắp thế giới khác nhau biết là dường bao nhưng đồng thời các giáo hội ấy
lại có những vấn đề hết sức giống nhau.
Trong tư cách Chủ Tịch HĐGH về CVHNKTG, Đức HY Koch cho rằng Tuyên Bố Chung về Học Lý Công Chính Hóa ký năm 1999 chắc chắn là bước tiến vĩ đại trong cuộc đối thoại đại kết với người Luthêrô. Nay, nhiệm vụ còn lại là thảo luận về hệ quả giáo hội học của Tuyên Bố Chung này. Thực vậy, điều rõ ràng là người Tin Lành có một cái hiểu rất khác về Giáo Hội so với người Công Giáo. Nhìn nhận nhau là Giáo Hội chưa đủ. Đúng hơn, điều cần là phải có một cuộc đối thoại thần học nghiêm chỉnh về điều gì tạo nên yếu tính của Giáo Hội.
Được hỏi có thể áp dụng những động thái như Tông Hiến Anglicanorum Coetibus (thiết lập giáo phận đặc biệt cho người Anh Giáo trở lại) cho người Tin Lành hay không, Đức HY Koch cho rằng tông huấn này không phải là sáng kiến của Rôma mà phát xuất từ Giáo Hội Anh Giáo. Lúc ấy, Đức Thánh Cha đưa ra một giải pháp mà theo Đức Hồng Y Koch là một giải pháp khá bao quát, theo đó, các truyền thống giáo hội và phụng vụ Anh Giáo đã được xem sét một cách đầy đủ. Nếu người Luthêrô cũng có cùng một nguyện vọng như thế, thì chắc chắn chúng ta sẽ xem sét. Tuy nhiên, sáng kiến phải phát xuất từ chính họ.
Còn về các giáo hội Chính Thống, Đức Hồng Y Koch cho hay: hiện họ đang bận bịu lo tổ chức Thượng Hội Đồng Toàn Chính Thống Giáo. Ngài xác tín rằng khi diễn ra, THĐ này sẽ là bước nhẩy vọt đối với cuộc đối thoại đại kết. Do đó, ta phải hỗ trợ các cố gắng này của Chính Thống Giáo và phải kiên nhẫn. Trong các uỷ ban đại kết, ta sẽ tiếp tục cuộc thảo luận thần học về tính công đồng (synodalism) và tính tối thượng.
Có người cho rằng chủ nghĩa duy thế tục là do lỗi của Giáo Hội mà có, dù là bất đắc dĩ. Đức Hồng Y Koch đồng ý như vậy. Thực thế, một số sử gia rất đúng khi nhấn mạnh rằng cuộc ly giáo ở thế kỷ 16 và các cuộc chiến tranh đẫm máu giữa các giáo phái tiếp theo đó, nhất là Cuộc Chiến Tranh Ba Mươi Năm, đã gây nên phong trào thế tục hóa theo nghĩa tôn giáo bị đẩy vào khu vực tư. Vì Kitô Giáo tự trình bày mình dưới nhiều tuyên tín khác nhau, lại còn đánh nhau đến chẩy máu nữa, nên nó không còn đủ tư cách làm nền tảng và người bảo đảm cho sự thống nhất và nền hòa bình của xã hội nữa. Chính vì thế, con người cận đại lúc ấy đã đi tìm nền tảng mới cho thống nhất, ở bên ngoài tôn giáo. Diễn trình đáng buồn này cần được gợi nhớ trong dịp Phong Trào Cải Cách mừng kỷ niệm 500 năm. Trong giai đoạn tiếp theo, vì nhiều động lực khác, người ta còn đi xa hơn nữa bằng cách loại bỏ vấn đề Thiên Chúa. Tất cả những vấn đề này đều được THĐ về Tân Phúc Âm Hóa đề cập tới.
Đối với Công Đồng Vatican II, lối giải thích nào đúng: coi nó như một tiếp nối với truyền thống hay như một cắt đứt? Đức HY Koch cho rằng ngài thích lối giải thích của Đức Bênêđíctô XVI, coi Vatican II như một cuộc cải cách: canh tân trong liên tục. Cả hai phe cấp tiến lẫn bảo thủ trong Giáo Hội đều sai: Phe cấp tiến coi Vatican II như một ngắt đoạn, một cắt đứt. Phe bảo thủ coi Vatican II như một liên tục hoàn toàn. Thực ra, theo Đức HY Koch, cả hai đều coi Vatican II như một gián đoạn, dù theo hai lối khác nhau. Lối giải thích của Đức Thánh Cha đúng nhất vì nó kết hợp cả hai tính liên tục và việc canh tân, điều được ngài đề cập tới trong diễn văn Giáng Sinh đầu tiên năm 2005.
Trong tư cách Chủ Tịch HĐGH về CVHNKTG, Đức HY Koch cho rằng Tuyên Bố Chung về Học Lý Công Chính Hóa ký năm 1999 chắc chắn là bước tiến vĩ đại trong cuộc đối thoại đại kết với người Luthêrô. Nay, nhiệm vụ còn lại là thảo luận về hệ quả giáo hội học của Tuyên Bố Chung này. Thực vậy, điều rõ ràng là người Tin Lành có một cái hiểu rất khác về Giáo Hội so với người Công Giáo. Nhìn nhận nhau là Giáo Hội chưa đủ. Đúng hơn, điều cần là phải có một cuộc đối thoại thần học nghiêm chỉnh về điều gì tạo nên yếu tính của Giáo Hội.
Được hỏi có thể áp dụng những động thái như Tông Hiến Anglicanorum Coetibus (thiết lập giáo phận đặc biệt cho người Anh Giáo trở lại) cho người Tin Lành hay không, Đức HY Koch cho rằng tông huấn này không phải là sáng kiến của Rôma mà phát xuất từ Giáo Hội Anh Giáo. Lúc ấy, Đức Thánh Cha đưa ra một giải pháp mà theo Đức Hồng Y Koch là một giải pháp khá bao quát, theo đó, các truyền thống giáo hội và phụng vụ Anh Giáo đã được xem sét một cách đầy đủ. Nếu người Luthêrô cũng có cùng một nguyện vọng như thế, thì chắc chắn chúng ta sẽ xem sét. Tuy nhiên, sáng kiến phải phát xuất từ chính họ.
Còn về các giáo hội Chính Thống, Đức Hồng Y Koch cho hay: hiện họ đang bận bịu lo tổ chức Thượng Hội Đồng Toàn Chính Thống Giáo. Ngài xác tín rằng khi diễn ra, THĐ này sẽ là bước nhẩy vọt đối với cuộc đối thoại đại kết. Do đó, ta phải hỗ trợ các cố gắng này của Chính Thống Giáo và phải kiên nhẫn. Trong các uỷ ban đại kết, ta sẽ tiếp tục cuộc thảo luận thần học về tính công đồng (synodalism) và tính tối thượng.
Có người cho rằng chủ nghĩa duy thế tục là do lỗi của Giáo Hội mà có, dù là bất đắc dĩ. Đức Hồng Y Koch đồng ý như vậy. Thực thế, một số sử gia rất đúng khi nhấn mạnh rằng cuộc ly giáo ở thế kỷ 16 và các cuộc chiến tranh đẫm máu giữa các giáo phái tiếp theo đó, nhất là Cuộc Chiến Tranh Ba Mươi Năm, đã gây nên phong trào thế tục hóa theo nghĩa tôn giáo bị đẩy vào khu vực tư. Vì Kitô Giáo tự trình bày mình dưới nhiều tuyên tín khác nhau, lại còn đánh nhau đến chẩy máu nữa, nên nó không còn đủ tư cách làm nền tảng và người bảo đảm cho sự thống nhất và nền hòa bình của xã hội nữa. Chính vì thế, con người cận đại lúc ấy đã đi tìm nền tảng mới cho thống nhất, ở bên ngoài tôn giáo. Diễn trình đáng buồn này cần được gợi nhớ trong dịp Phong Trào Cải Cách mừng kỷ niệm 500 năm. Trong giai đoạn tiếp theo, vì nhiều động lực khác, người ta còn đi xa hơn nữa bằng cách loại bỏ vấn đề Thiên Chúa. Tất cả những vấn đề này đều được THĐ về Tân Phúc Âm Hóa đề cập tới.
Đối với Công Đồng Vatican II, lối giải thích nào đúng: coi nó như một tiếp nối với truyền thống hay như một cắt đứt? Đức HY Koch cho rằng ngài thích lối giải thích của Đức Bênêđíctô XVI, coi Vatican II như một cuộc cải cách: canh tân trong liên tục. Cả hai phe cấp tiến lẫn bảo thủ trong Giáo Hội đều sai: Phe cấp tiến coi Vatican II như một ngắt đoạn, một cắt đứt. Phe bảo thủ coi Vatican II như một liên tục hoàn toàn. Thực ra, theo Đức HY Koch, cả hai đều coi Vatican II như một gián đoạn, dù theo hai lối khác nhau. Lối giải thích của Đức Thánh Cha đúng nhất vì nó kết hợp cả hai tính liên tục và việc canh tân, điều được ngài đề cập tới trong diễn văn Giáng Sinh đầu tiên năm 2005.
Vũ văn An
(vietcatholic.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét