Đức Biển Đức 16 ngỏ lời với các nghị phụ
Vatican II
Ngày 12 vừa qua, trong buổi tiếp kiến một số vị
giám mục từng tham dự Công Đồng Vatican II, cũng như các thượng phụ và tổng
giám mục thuộc Giáo Hội Công Giáo Đông Phương và nhiều chủ tịch các hội đồng
giám mục trên thế giới, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã vắn tắt nhắc tới tinh thần
chân thực của Vatican II:
Thưa chư huynh thân mến, những người từng được ơn phúc tham dự Công Đồng Vatican II trong tư cách nghị phụ, tôi muốn đặc biệt chào mừng mừng chư huynh. Tôi biết ơn Đức Hồng Y Arinze, người đã đóng vai diễn giải các cảm tình của chư huynh, và giờ đây, trong lời cầu nguyện và tình âu yếm, tôi tưởng nhớ đến tất cả nhóm hiện còn tại thế gồm gần 70 vị giám mục từng tham dự công trình của Công Đồng. Đáp lời mời tham dự buổi kỷ niệm này, nhưng vì do tuổi già và sức khỏe kém nên không thể hiện diện ở đây, nhiều vị trong số này đã nhắc nhớ những ngày ấy với lời lẽ thật cảm động, và đoan hứa luôn hợp nhất một cách thiêng liêng với chúng ta vào lúc này, đồng thời xin hiến dâng các đau khổ của các ngài.
Rất nhiều hoài niệm ùa vào tâm trí ta và mỗi người trong chúng ta đều nhớ đến thời kỳ sinh động, phong phú và nhiều hoa trái ấy là Công Đồng; tuy nhiên, tôi không muốn dừng lại lâu ở đấy, chỉ xin nhắc lại một từ ngữ do Chân Phúc Gioan 23 phát động gần như để làm chương trình hành động và luôn được nhắc tới trong các công trình của Công Đồng: đó là từ ‘aggiornamento’(cập nhật hóa).
Năm mươi năm sau ngày khai mạc cuộc họp long trọng ấy của Giáo Hội, một số người tự hỏi phải chăng kiểu nói đó, ngay từ đầu, đã không hẳn là một kiểu nói tốt đẹp. Theo tôi, bất cứ việc lựa chọn từ ngữ nào cũng có thể bị tranh luận hàng nhiều giờ và nhiều ý kiến bất đồng nhau liên tiếp được đưa ra, nhưng tôi xác tín điều này: trực giác của Chân Phúc Gioan 23, được từ ngữ ấy tóm tắt, lúc ấy chính xác mà bây giờ vẫn còn chính xác. Người ta không thể coi Kitô Giáo như ‘một điều thuộc quá khứ’, họ không thể sống nó bằng cách nhìn ‘trở lui’ vì Chúa Giêsu Kitô là hôm qua, hôm nay và mãi mãi (xem Dt 13:8). Kitô Giáo được đóng ấn bằng sự hiện diện của Thiên Chúa trường cửu, Đấng đã bước vào thời gian và hiện diện mọi thời, vì mọi thời đều phát sinh từ quyền năng sáng tạo của Người, từ ‘hôm nay’ muôn thuở của Người.
Vì thế, Kitô Giáo luôn luôn mới mẻ. Ta không bao giờ được coi nó như một thân cây đã phát triển trọn vẹn từ hạt mù tạt tin mừng, lớn lên, sinh hoa kết trái rồi một ngày kia sẽ già cỗi và tới lúc mất hết nhựa sống của nó. Có thể nói: Kitô Giáo là một thân cây luôn ở ‘bình minh’, luôn luôn tươi trẻ. Và thực tại này, thực tại aggiornamento này, không hề có nghĩa ly khai với truyền thống, nhưng luôn biểu lộ sức sống thường hằng của nó; nó không có nghĩa thu gọn đức tin, hạ nó xuống hàng thời thượng của thời gian, ngang tầm thích thú của ta, ngang tầm thích thú của công luận, nó là điều trái hẳn: hệt như các nghị phụ từng làm, ta phải đem cái ‘hôm nay’ mình đang sống lên ngang tầm biến cố Kitô, ta phải đem cái ‘hôm nay’ của thời ta vào cái ‘hôm nay’ của Thiên Chúa.
Công đồng là thời của ơn thánh trong đó Chúa Thánh Thần dạy ta rằng trong cuộc hành trình qua lịch sử của mình, Giáo Hội phải luôn luôn nói với con người đương thời, nhưng điều này chỉ có thể xẩy ra qua sức mạnh của những ai biết bám rễ sâu vào Thiên Chúa, những người tự để mình được Người hướng dẫn và sống đức tin của mình một cách tinh ròng. Nó không xẩy ra với những người luôn chiều theo giây phút chóng qua, những người chỉ biết tìm những nẻo đường thoải mái nhất. Ở số 49 của Lumen Gentium, tức Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, Công đồng rất rõ ràng khi quả quyết rằng mọi người trong Giáo Hội đều được kêu gọi nên thánh như chính Tông Đồ Phaolô vốn nói: ‘Vì đây là ý Thiên Chúa: anh em hãy nên thánh’ (1Tx 4:3): sự thánh thiện sẽ biểu lộ khuôn mặt đích thực của Giáo Hội, nó làm cho cái ‘hôm nay’ trường cửu của Thiên Chúa bước vào cái ‘hôm nay’ của đời ta, vào cái ‘hôm nay’ của con người hiện đại.
Chư huynh thân mến trong hàng giám mục, hoài niệm của quá
khứ thật quí giá, nhưng nó không bao giờ là cùng đích trong chính nó. Năm Đức
Tin, mà chúng ta khai mạc hôm qua, gợi cho ta cách thế tốt nhất để tưởng niệm
và kỷ niệm Công Đồng, bằng cách tập chú vào tâm điểm sứ điệp của nó, một sứ
điệp mà xét cho cùng, không là gì khác hơn chính sứ điệp đức tin vào Chúa Giêsu
Kitô, như Chúa Cứu Thế duy nhất của thế giới, từng được công bố cho con người
thời ta. Điều quan trọng và chủ yếu hiện nay là đem tia lửa tình yêu Thiên Chúa
đến cho trái tim và cuộc sống của mọi người nam nữ, và đem mọi người nam nữ
thuộc mọi không gian và thời gian về với Thiên Chúa. Tôi hy vọng rằng trong
việc cử hành Năm Nay, mọi giáo hội đặc thù sẽ tìm được dịp để nhất thiết quay
về với nguồn sống động là Tin Mừng, với cuộc gặp gỡ đầy tính biến đổi với con
người của Chúa Giêsu Kitô.
Thưa chư huynh thân mến, những người từng được ơn phúc tham dự Công Đồng Vatican II trong tư cách nghị phụ, tôi muốn đặc biệt chào mừng mừng chư huynh. Tôi biết ơn Đức Hồng Y Arinze, người đã đóng vai diễn giải các cảm tình của chư huynh, và giờ đây, trong lời cầu nguyện và tình âu yếm, tôi tưởng nhớ đến tất cả nhóm hiện còn tại thế gồm gần 70 vị giám mục từng tham dự công trình của Công Đồng. Đáp lời mời tham dự buổi kỷ niệm này, nhưng vì do tuổi già và sức khỏe kém nên không thể hiện diện ở đây, nhiều vị trong số này đã nhắc nhớ những ngày ấy với lời lẽ thật cảm động, và đoan hứa luôn hợp nhất một cách thiêng liêng với chúng ta vào lúc này, đồng thời xin hiến dâng các đau khổ của các ngài.
Rất nhiều hoài niệm ùa vào tâm trí ta và mỗi người trong chúng ta đều nhớ đến thời kỳ sinh động, phong phú và nhiều hoa trái ấy là Công Đồng; tuy nhiên, tôi không muốn dừng lại lâu ở đấy, chỉ xin nhắc lại một từ ngữ do Chân Phúc Gioan 23 phát động gần như để làm chương trình hành động và luôn được nhắc tới trong các công trình của Công Đồng: đó là từ ‘aggiornamento’(cập nhật hóa).
Năm mươi năm sau ngày khai mạc cuộc họp long trọng ấy của Giáo Hội, một số người tự hỏi phải chăng kiểu nói đó, ngay từ đầu, đã không hẳn là một kiểu nói tốt đẹp. Theo tôi, bất cứ việc lựa chọn từ ngữ nào cũng có thể bị tranh luận hàng nhiều giờ và nhiều ý kiến bất đồng nhau liên tiếp được đưa ra, nhưng tôi xác tín điều này: trực giác của Chân Phúc Gioan 23, được từ ngữ ấy tóm tắt, lúc ấy chính xác mà bây giờ vẫn còn chính xác. Người ta không thể coi Kitô Giáo như ‘một điều thuộc quá khứ’, họ không thể sống nó bằng cách nhìn ‘trở lui’ vì Chúa Giêsu Kitô là hôm qua, hôm nay và mãi mãi (xem Dt 13:8). Kitô Giáo được đóng ấn bằng sự hiện diện của Thiên Chúa trường cửu, Đấng đã bước vào thời gian và hiện diện mọi thời, vì mọi thời đều phát sinh từ quyền năng sáng tạo của Người, từ ‘hôm nay’ muôn thuở của Người.
Vì thế, Kitô Giáo luôn luôn mới mẻ. Ta không bao giờ được coi nó như một thân cây đã phát triển trọn vẹn từ hạt mù tạt tin mừng, lớn lên, sinh hoa kết trái rồi một ngày kia sẽ già cỗi và tới lúc mất hết nhựa sống của nó. Có thể nói: Kitô Giáo là một thân cây luôn ở ‘bình minh’, luôn luôn tươi trẻ. Và thực tại này, thực tại aggiornamento này, không hề có nghĩa ly khai với truyền thống, nhưng luôn biểu lộ sức sống thường hằng của nó; nó không có nghĩa thu gọn đức tin, hạ nó xuống hàng thời thượng của thời gian, ngang tầm thích thú của ta, ngang tầm thích thú của công luận, nó là điều trái hẳn: hệt như các nghị phụ từng làm, ta phải đem cái ‘hôm nay’ mình đang sống lên ngang tầm biến cố Kitô, ta phải đem cái ‘hôm nay’ của thời ta vào cái ‘hôm nay’ của Thiên Chúa.
Công đồng là thời của ơn thánh trong đó Chúa Thánh Thần dạy ta rằng trong cuộc hành trình qua lịch sử của mình, Giáo Hội phải luôn luôn nói với con người đương thời, nhưng điều này chỉ có thể xẩy ra qua sức mạnh của những ai biết bám rễ sâu vào Thiên Chúa, những người tự để mình được Người hướng dẫn và sống đức tin của mình một cách tinh ròng. Nó không xẩy ra với những người luôn chiều theo giây phút chóng qua, những người chỉ biết tìm những nẻo đường thoải mái nhất. Ở số 49 của Lumen Gentium, tức Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, Công đồng rất rõ ràng khi quả quyết rằng mọi người trong Giáo Hội đều được kêu gọi nên thánh như chính Tông Đồ Phaolô vốn nói: ‘Vì đây là ý Thiên Chúa: anh em hãy nên thánh’ (1Tx 4:3): sự thánh thiện sẽ biểu lộ khuôn mặt đích thực của Giáo Hội, nó làm cho cái ‘hôm nay’ trường cửu của Thiên Chúa bước vào cái ‘hôm nay’ của đời ta, vào cái ‘hôm nay’ của con người hiện đại.
Vũ văn An (Vietcatholic.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét