Trang

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

SOLEMNI HAC LITURGIA - TỰ SẮC - APOSTOLIC LETTER


Tông Thư dưới hình thức Tự Sắc
SOLEMNI HAC LITURGIA

(Kinh Tin kính của Dân Thiên Chúa)
của Đức Thánh Cha Phaolô VI
Bài giảng Thánh lễ bế mạc “Năm Đức Tin”
Quảng trường Thánh Phêrô - 30 tháng 6, 1968

 
Kính thưa anh em đáng kính và các con thân mến,
1. Với phụng vụ trọng thể này chúng ta kết thúc cử hành 1900 năm tử đạo của các thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, và do đó khép lại Năm Đức tin. Chúng ta dâng hiến năm này cho việc kính nhớ các thánh Tông đồ để chúng ta có thể làm chứng cho ý muốn kiên định trung thành với kho tàng đức tin (x. 1 Tm 6,20) mà các ngài đã truyền lại cho chúng ta, và để chúng ta kiện cường khao khát nhờ vào đó mà sống trong mọi hoàn cảnh lịch sử mà Giáo Hội đang tiến bước giữa cuộc lữ hành trần thế này.
2. Chúng tôi thấy mình có bổn phận biết ơn tất cả mọi người đã đáp lại lời chúng tôi mời gọi mà hoàn thành rất tốt đẹp Năm Đức tin bằng việc đào sâu sự gắn bó bản thân với lời Thiên Chúa, bằng việc canh tân việc tuyên xưng đức tin trong những cộng đoàn khác nhau, và bằng chứng tá đời sống Kitô giáo. Đặc biệt chúng tôi tỏ lòng biết ơn và chúc lành tới anh em trong hàng Giám mục, và tới tất cả các tín hữu của Hội Thánh Công Giáo.
Uỷ thác
3. Như vậy, chúng tôi thấy rằng chúng tôi phải hoàn thành sự uỷ thác của Đức Kitô cho thánh Phêrô, mà chúng tôi kế vị ngài; đó là, củng cố đức tin cho anh em của chúng tôi (x. Lc 22,32). Dĩ nhiên, ý thức con người yếu đuối của mình, tuy với tất cả sức mạnh mà tinh thần của chúng tôi nhận lãnh từ mệnh lệnh này, chúng tôi sẽ tuyên xưng đức tin, công bố một kinh tin kính, nói đúng ra đây không phải là một định nghĩa tín điều, mà kinh này lặp lại cách cơ bản kinh tin kính Nicea, kinh tin kính thuộc về truyền thống bất tử của Hội Thánh của Thiên Chúa, cùng với vài khai triển do điều kiện thiêng liêng mà thời đại chúng ta đòi hỏi.
4. Khi thực hiện bản tuyên xưng đức tin này, chúng tôi nhận biết có một nỗi băn khoăn đang khuấy động những không gian sống hiện đại nào đó có liên quan đến đức tin. Những không gian sống đó không thoát khỏi ảnh hưởng của một thế giới đang bị thay đổi cách sâu sắc, trong đó rất nhiều điều chắc chắn bị đem ra bàn cãi hay tranh luận. Chúng tôi thấy ngay cả Người Công giáo cũng để mình bị lôi cuốn theo đam mê thích sự thay đổi và cái mới lạ. Giáo Hội, một cách chắc chắn nhất, luôn luôn có bổn phận nổ lực học hỏi sâu hơn và trình bày, theo một cách hợp thức hơn cho các thế hệ về sau, các mầu nhiệm khôn dò của Thiên Chúa, phong phú cho mọi người được hưởng hoa trái ơn cứu độ. Nhưng đồng thời phải có sự quan tâm lớn nhất, trong khi hoàn thành bổn phận nghiên cứu vốn không thể thiếu này, để không làm tổn hại các giáo huấn của đức tin Kitô giáo. Bởi vì điều đó sẽ làm nổi lên sự nhiễu loạn và bối rối cho nhiều tâm hồn tín hữu, không may như có thể thấy trong những ngày này.
Hãy chờ đợi Lời Chúa
5. Về khía cạnh này, thật quan trọng để nhắc lại rằng, ngoài những hiện tượng được xác minh về mặt khoa học, trí tuệ Thiên Chúa ban cho chúng ta đạt tới bản chất của nó, và không chỉ đơn thuần là sự trình bày có tính chủ quan những cấu trúc và sự phát triển của ý thức; và, mặt khác, nhiệm vụ giải thích – thuộc về khoa chú giải – là cố gắng hiểu và phân tích, trong khi vẫn tôn trọng lời được diễn tả, ý nghĩa mà một bản văn truyền tải, chứ không phải tái tạo ý nghĩa này, theo vài kiểu cách nào đó, cho hợp với những giả thuyết tuỳ tiện.
6. Nhưng trên hết, chúng tôi đặt niềm tin không lay chuyển vào Chúa Thánh Thần, linh hồn của Giáo Hội, và vào đức tin đối thần bắt nguồn cho sự sống của Thân Mình Mầu Nhiệm. Chúng tôi biết rằng các tâm hồn đang trông chờ lời của Vị Đại Diện Đức Kitô, và chúng tôi đáp lại sự trông đợi đó bằng những hướng dẫn mà chúng tôi đều đặn ban hành. Nhưng hôm nay chúng tôi có được cơ hội để tuyên bố cách long trọng hơn.
7. Vào ngày được chọn kết thúc Năm Đức tin, vào lễ các Thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, chúng tôi ước ao dâng lên Thiên Chúa hằng sống sự tôn kính bằng việc tuyên xưng đức tin. Và cũng như tại Cêsarê Philipphê Tông đồ Phêrô đã nói nhân danh Nhóm Mười hai, mà tuyên xưng đích thực, vượt qua các ý kiến nhân loại, vào Đức Kitô là Con Thiên Chúa hằng sống, thì cũng thế, hôm nay người kế vị khiêm tốn của ngài, mục tử của Giáo Hội Phổ Quát, cũng cất tiếng, nhân danh toàn thể Dân Thiên Chúa, kiên vững làm chứng cho Chân Lý thần linh đã được uỷ thác cho Giáo Hội để công bố cho tất cả các dân tộc.
Chúng tôi ước mong lời tuyên xưng của chúng tôi đây được thật đầy đủ và rõ ràng, hầu trả lời cách thích đáng cho nhu cầu cần sáng tỏ của rất nhiều linh hồn các tín hữu, và của tất cả những ai sống trong thế gian này, đang thuộc về bất kỳ gia đình thiêng liêng nào, đang trên đường tìm kiếm Chân Lý.
Để làm vinh danh Thiên Chúa rất thánh và Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, tin tưởng vào sự trợ giúp của Đức Trinh Nữ Maria và các Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, vì lợi ích và để xây dựng Hội Thánh, nhân danh các mục tử và tất cả tín hữu, giờ đây chúng tôi công bố kinh tin kính này, trong sự hiệp thông tinh thần trọn vẹn với tất cả anh em và con cái đáng mến.
KINH TIN KÍNH
8. Chúng tôi tin kính một Thiên Chúa duy nhất, là Cha, Con và Thánh Thần, Đấng tạo thành các vật hữu hình như thế giới này trong đó chúng ta đang trãi qua một cuộc đời ngắn ngủi, các vật vô hình như các thuần linh cũng được gọi là thiên thần (x. Dz.-Sch. 3002), và là Đấng tạo thành mỗi người có linh hồn thiêng liêng và bất tử.
9. Chúng tôi tin rằng Thiên Chúa duy nhất này tuyệt đối là một trong bản thể rất thánh cũng như trong mọi sự hoàn hảo, trong quyền năng, sự hiểu biết vô cùng, sự quan phòng, ý chí và tình yêu của Ngài. Ngài là Đấng Ngài là (ND - tự hữu), như Ngài đã mặc khải cho Ông Môisen (x. Xh 3,14); và Ngài là tình yêu, như tông đồ Gioan đã dạy chúng ta (x. 1 Ga 4,8): ngõ hầu hai tên gọi này, là (ND - tự hữu) và tình yêu, diễn tả một cách khôn tả cùng một thực tại thần linh của Đấng ước muốn tỏ mình cho chúng ta, và của Đấng, “ngự trị trong ánh sáng siêu phàm” (x. 1 Tm 6,16), tự thân vượt trên mọi tên gọi, mọi vật và mọi trí năng được tạo thành. Chỉ mình Thiên Chúa có thể ban cho chúng ta được hiểu biết đúng đắn và đầy đủ thực tại này bằng việc tự mặc khải mình là Cha, Con và Thánh Thần, mà nhờ ân sủng chúng ta được kêu gọi chia sẻ sự sống vĩnh cửu của Ngài, ngay dưới này trong đức tin còn mờ nhạt và sau cái chết trong ánh sáng vĩnh hằng. Những sự liên kết lẫn nhau vĩnh viễn làm nên Ba Ngôi, mà từng ngôi là duy nhất và cùng một bản thể thần linh, là sự sống thánh thiêng thâm sâu của Thiên Chúa ba lần thánh, tuyệt đối vượt trên tất cả những gì mà chúng ta có thể tưởng nghĩ theo thước đo của con người (x. Dz 804). Tuy nhiên, chúng tôi cảm tạ lòng nhân lành của Chúa làm cho rất nhiều tín hữu có thể làm chứng cùng với chúng tôi trước mọi người về sự hợp nhất của Thiên Chúa, ngay cả dù cho họ không biết về mầu nhiệm Ba Ngôi rất thánh.
Ngôi Cha
10. Vậy chúng tôi tin kính Ngôi Cha, Đấng không ngừng sinh ra Ngôi Con; chúng tôi tin kính Ngôi Con, là Lời Thiên Chúa, Đấng được sinh ra từ đời đời; chúng tôi tin kính Ngôi Thánh Thần, Ngài là Ngôi vị không phải được tạo thành, xuất phát từ Ngôi Cha và Ngôi Con như tình yêu vĩnh cửu giữa hai ngôi này. Như thế, nơi Ba Ngôi Thiên Chúa, đồng tự hữu và ngang nhau (coaeternae sibi et coaequales - Dz 75), sự sống và hạnh phúc của Thiên Chúa là duy nhất một cách trọn hảo, trong sự tuyệt vời và vinh quang cao cả nhất thích hợp cho bản thể không do tạo thành, và luôn luôn “phải tôn kính sự duy nhất trong Ba Ngôi và Ba Ngôi trong sự duy nhất” (Dz-Sch. 75).
Ngôi Con
11. Chúng tôi tin kính Đức Giêsu Kitô Chúa chúng tôi và là Con Thiên Chúa. Người là Lời Hằng Hữu, được Ngôi Cha sinh ra trước khi có thời gian, đồng bản thể với Ngôi Cha, homoousios to Patri (Dz-Sch. 150), và nhờ Người mọi vật được tạo thành. Người đã nhập thể trong lòng Trinh nữ Maria bởi quyền năng Thánh Thần, và đã làm người: do đó, Người ngang hàng với Ngôi Cha theo thiên tính, và kém hơn Ngôi Cha theo nhân tính của Người (x. Dz.-Sch. 76); và chính Người vẫn là một, không phải do sự không thể lẫn lộn giữa các bản tính, mà do sự duy nhất nơi ngôi vị của Người (x. như trên).
12. Người ở giữa chúng ta, đầy tràn ơn sủng và chân lý. Người rao giảng và thiết lập Nước Thiên Chúa và làm cho chúng ta nhận biết Ngôi Cha nơi chính bản thân Người. Người ban cho chúng ta điều răn mới là hãy yêu thương nhau như Người đã yêu thương chúng ta. Người dạy chúng ta con đường các mối phúc của Tin Mừng: sống tinh thần nghèo khó, hiền lành, kiên nhẫn chịu đựng đau khổ, khao khát sự công chính, biết thương xót, giữ lòng trong sạch, ao ước bình an, chịu đựng bách hại vì lẽ công chính. Dưới thời quan Phongxiô Philatô Người chịu khổ hình – Chiên Thiên Chúa mang trên mình tội lỗi của thế gian, và Người đã chết trên thập giá vì chúng ta, cứu chúng ta bằng máu cứu độ của Người. Người được mai táng, và do quyền năng của chính Người, ngày thứ ba Người đã trỗi dậy, nhờ sự phục sinh của Người mà nâng chúng ta lên cho tham dự vào sự sống thần linh, là đời sống ân sủng. Người lên trời, và sẽ trở lại trong vinh quang, để phán xét kẻ sống và kẻ chết: mỗi người theo công nghiệp của mình – ai từ trước đến giờ đã đáp lại tình yêu và lòng nhân từ của Thiên Chúa thì đi vào cõi sống đời đời, ai đến lúc ấy mà còn từ chối thì đi vào nơi lửa không hề tắt.
Và Nước của Người sẽ không bao giờ cùng.
Ngôi Thánh Thần
13. Chúng tôi tin kính Ngôi Thánh Thần, là Chúa và là Đấng ban sự sống, Ngài được phụng thờ và tôn vinh cùng với Ngôi Cha và Ngôi Con. Ngài đã nhờ các tiên tri mà phán dạy chúng ta; Ngài được Đức Kitô sai đến, sau khi Đức Kitô phục sinh và lên với Ngôi Cha; Ngài soi sáng, ban sức sống, bảo vệ và hướng dẫn Giáo Hội; Ngài thanh tẩy các phần tử của Giáo Hội nếu họ không xa lánh ân sủng của Ngài. Hoạt động của Ngài vào tận cõi thâm sâu của tâm hồn, làm cho con người có thể đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu: Hãy nên trọn lành, như Cha các con trên trời là Đấng trọn lành (Mt 5,48).
14. Chúng tôi tin rằng Đức Maria là Mẹ Đồng Trinh trọn đời của Ngôi Lời Nhập Thể, là Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa và Đấng Cứu Độ chúng ta (x. Dz.-Sch. 251-252), và vì được chọn cách riêng này, ứng theo công nghiệp của Con Mẹ, Mẹ đã được cứu độ một cách nổi bật hơn cả (x.  Lumen gentium , 53), được gìn giữ khỏi mọi tì vết của tội nguyên tổ (x. Dz.-Sch. 2803) và được tràn đầy ân sủng hơn mọi thụ tạo khác (x.  Lumen gentium , 53).
15. Do được liên kết khắng khít và không thể tách rời với các Mầu nhiệm Nhập thể và Cứu độ (x.  Lumen gentium , 53, 58, 61), Đức Trinh Nữ, Đấng Vô Nhiễm, vào cuối cuộc đời trần thế đã được đưa cả hồn và xác vào vinh quang thiên quốc (x. Dz.-Sch. 3903) và được trở nên giống như Người Con phục sinh của Mẹ, tham dự vào số phận tương lai của tất cả những người công chính; và chúng tôi tin rằng Mẹ Rất Thánh của Thiên Chúa, Bà Eva mới, Mẹ của Hội Thánh (x.  Lumen gentium , 53, 56, 61, 63; x. Pauli VI, Alloc. in conclusione III Sessionis Concilii Vat. II: A.A.S. 56, 1964, p. 1016; Exhort. Apost.  Signum Magnum , Introd.), ở trên trời vẫn tiếp tục vai trò từ mẫu đối với các chi thể của Đức Kitô, cộng tác với việc hạ sinh và phát triển đời sống thần linh trong tâm hồn những người được cứu độ (x.  Lumen gentium , 62; Pauli VI, Exhort. Apost.  Signum Magnum , p. 1, n. 1).
Tội nguyên tổ
16. Chúng tôi tin rằng nơi Ông Ađam mọi người đều phạm tội, điều đó có nghĩa là tội nguyên tổ do ông phạm đã làm cho bản tính con người, chung cho hết mọi người, rơi vào một tình trạng phải gánh chịu những hậu quả của tội đó, và đó không phải là tình trạng đã có nơi cha mẹ đầu tiên của chúng ta từ thưở ban đầu – được dựng nên trong sự thánh thiện và công chính, và trong đó con người không biết đến sự dữ lẫn cái chết. Chính bản tính nhân loại sa ngã như thế, bị lột bỏ ân sủng đang bao bọc nó, bị thương tích ngay trong chính những sức mạnh tự nhiên của mình và phải chịu cái chết thống trị, bản tính đó được truyền cho mọi người, và theo nghĩa đó mọi người được sinh ra trong tội. Do đó, chúng tôi tin, cùng với Công đồng Trentô, rằng nguyên tội được truyền đi với bản tính con người, “không phải bởi sự bắt chước, nhưng bởi sự lưu truyền” và rằng như vậy nó “dành cho mọi người” (Dz-Sch. 1513).
Tái sinh bởi Thánh Thần
17. Chúng tôi tin rằng Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, bởi hiến tế thập giá đã cứu độ chúng ta khỏi tội nguyên tổ và tất cả tội riêng mà mỗi người chúng ta đã phạm, ngõ hầu, hợp với lời của thánh Tông đồ, “ở đâu tội tràn đầy, thì ân sủng càng tràn đầy gấp bội” (Rm 5,20).
Bí tích Rửa Tội
18. Chúng tôi tin một Bí tích Rửa Tội do Đức Giêsu Chúa chúng ta thiết lập để tha tội. Nên ban Bí tích Rửa Tội ngay cả cho các trẻ nhỏ chưa hề có khả năng phạm bất kỳ tội riêng nào, để, mặc dù được sinh ra trong tình trạng thiếu ân sủng siêu nhiên, các em được tái sinh “bởi nước và Thánh Thần” vào đời sống thần linh trong Đức Kitô Giêsu (x. Dz-Sch. 1514).
Giáo Hội
19. Chúng tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền, do Chúa Giêsu Kitô xây dựng trên tảng đá là thánh Phêrô. Giáo Hội là Thân Thể Mầu Nhiệm của Đức Kitô; đồng thời cũng là một xã hội hữu hình được thiết lập có cơ cấu phẩm trật, và là một cộng đoàn thiêng liêng; là Giáo Hội trên thế gian, Dân Thiên Chúa trên đường lữ hành ngay dưới đây, và là giáo Hội được đầy tràn ân phúc thiêng đàng; là mầm giống và là hoa trái đầu mùa của Nước Thiên Chúa, qua đó công trình và những đau khổ Cứu Độ được tiếp tục qua dòng lịch sử nhân loại, và đang trông đợi sự hoàn tất viên mãn bên kia thời gian, trong vinh quang (x.  Lumen gentium , 8, 5). Theo dòng thời gian, Chúa Giêsu nặn đúc Giáo Hội bằng các bí tích bắt nguồn từ sự sung mãn của Người (x.  Lumen gentium , 7, 11).
Nhờ các bí tích mà Giáo Hội làm cho các phần tử của mình tham dự vào Mầu nhiệm Chết và Phục sinh của Đức Kitô, trong ân sủng của Thánh Thần, nhờ Ngài mà Giáo Hội được sống và hoạt động (x.  Sacrosanctum Concilium , 5, 6;  Lumen gentium , 7, 12, 50). Do đó, Giáo Hội được thánh thiện, dù mang trong mình các tội nhân, bởi vì chính Giáo Hội không sống bằng đời sống nào khác ngoại trừ đời sống ân sủng: chính nhờ sống bằng sự sống của Giáo Hội mà các phần tử của Giáo Hội được thánh hoá; chính vì tự tách mình ra khỏi sự sống của Giáo Hội mà họ sa vào tội lỗi và sự hỗn loạn vốn ngăn cản sự thánh thiêng của Giáo Hội chiếu toả ra bên ngoài. Đây là nguyên nhân khiến Giáo Hội đau khổ và phải sám hối vì các tội lỗi này, Giáo Hội có quyền năng chữa lành con cái mình khỏi tội lỗi nhờ máu Đức Kitô và ân sủng Thánh Thần.
Lời
20. Vì Giáo Hội là người thừa kế các lời Chúa hứa và là con gái của Ông Abraham theo Thần Khí, qua dân Israel mà Kinh Thánh của họ được Giáo Hội ưu ái giữ gìn, cũng như các tổ phụ và tiên tri của họ được Giáo Hội tôn kính; vì được xây dựng trên các tông đồ và qua muôn thế hệ được chuyển giao lời luôn sống động và quyền mục tử của các ngài nơi người kế vị Thánh Phêrô và các giám mục hiệp thông với ngài; vì luôn luôn được Thánh Thần trợ giúp, cho nên Giáo Hội có nhiệm vụ gìn giữ, giảng dạy, giải thích và rao truyền Chân Lý mà Thiên Chúa mặc khải một cách còn ẩn khuất qua các tiên tri, và một cách trọn vẹn qua Chúa Giêsu. Chúng tôi tin tất cả những điều chứa đựng trong lời Thiên Chúa, được viết ra hoặc được truyền lại, và tất cả những điều Giáo Hội đề ra để tin như được Thiên Chúa mặc khải, hoặc bằng một phán quyết long trọng hoặc bằng giáo huấn thông thường và phổ quát (x. Dz-Sch. 3011). Chúng tôi tin vào ơn bất khả ngộ được ban cho người kế vị thánh Phêrô khi ngài giảng dạy nhân danh quyền tối thượng (ex cathedra) trong tư cách mục tử và thầy dạy của tất cả các tín hữu (x.Dz.-Sch. 3074), và ơn đó cũng được đảm bảo khi giám mục đoàn cùng với ngài thực thi quyền giáo huấn tối cao (x.  Lumen gentium , 25).
21. Chúng tôi tin rằng Giáo Hội do Chúa Giêsu Kitô thiết lập và được Người cầu nguyện cho hoàn toàn là một trong đức tin, phụng tự và mối dây hiệp thông có tính phẩm trật. Trong lòng Giáo Hội, sự phong phú nơi các nghi thức phụng vụ và sự khác biệt chính đáng trong các gia sản thần học và tu đức, cũng như các kỷ luật riêng, chẳng những không làm tổn thương sự hợp nhất của Giáo Hội, mà còn làm cho Giáo Hội được biểu thị rõ ràng hơn (x.  Lumen gentium , 23; x.  Orientalium Ecclesiarum , 2, 3, 5, 6).
Một Mục Tử
22. Nhận biết rằng bên ngoài cơ cấu của Giáo Hội Chúa Kitô, còn có nhiều yếu tố chân lý và thánh hoá thuộc về Giáo Hội cách đúng nghĩa và hướng về sự hợp nhất Công Giáo (x.  Lumen gentium , 8), và tin vào hoạt động của Thánh Thần làm sống dậy trong tâm hồn các môn đệ Đức Kitô tình yêu hợp nhất (x.  Lumen gentium , 15), chúng tôi ấp ủ niềm hy vọng rằng các Kitô hữu chưa hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội duy nhất này sẽ có một ngày được tái hợp nhất thành một ràn chiên với một chủ chiên duy nhất.
23. Chúng tôi tin rằng Giáo Hội cần cho ơn cứu độ, vì chính Chúa Kitô, Đấng trung gian và là con đường cứu độ duy nhất, hiện diện với chúng ta trong thân thể của Người là Giáo Hội (x.  Lumen gentium , 14). Nhưng kế hoạch cứu độ của Chúa bao trùm hết mọi người; và những ai không do lỗi của mình không nhận biết Tin Mừng của Đức Kitô và Giáo Hội, nhưng chân thành tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ân sủng, cố gắng thực hiện ý Ngài nhờ lương tâm mách bảo, họ, số lượng bao nhiêu chỉ có Thiên Chúa biết, có thể được cứu độ (x.  Lumen gentium , 16).
Hiến tế Đồi Calvê
24. Chúng tôi tin rằng Thánh Lễ, do linh mục cử hành đại diện Chúa Kitô nhờ quyền năng được ban cho qua Bí tích Truyền Chức, và được ngài dâng tiến nhân danh Chúa Kitô và các phần tử của Thân Mình Mầu Nhiệm của Người, là hiến tế đồi Calvê được làm cho hiện diện cách bí tích trên các bàn thờ. Chúng tôi tin rằng bánh và rượu được Chúa thánh hiến trong bữa Tiệc Ly đã được biến đổi thành Mình và Máu Người sắp được hiến dâng cho chúng ta trên thập giá, cũng thế bánh và rượu do linh mục thánh hiến được biến đổi thành Mình và Máu Chúa Kitô đang hiển trị trên thiên đàng, và chúng tôi tin rằng sự hiện diện mầu nhiệm của Chúa, dưới những hình thức tiếp tục xuất hiện trước các giác quan của chúng ta như trước lúc được thánh hiến, là sự hiện diện đúng nghĩa, thật sự và bản thể (x. Dz.-Sch. 1651).
Biến bản thể (transsubstantiatio)
25. Vì thế Đức Kitô không thể hiện diện trong bí tích này nếu không có sự biến đổi chính thực tại của bánh thành Mình Người và biến đổi chính thực tại của rượu thành Máu Người, chỉ những thuộc tính của bánh và rượu là không đổi như giác quan của chúng ta nhận thấy. Sự biến đổi nhiệm mầu này được Giáo Hội gọi một cách rất thích hợp là biến bản thể. Mọi giải thích thần học cố gắng hiểu mầu nhiệm này, để phù hợp với đức tin Công Giáo, phải xác nhận rằng trong chính thực tại của nó, điều hoàn toàn vượt khỏi lý trí của chúng ta, bánh và rượu không còn tồn tại nữa sau Lời Truyền Phép, để từ lúc đó Mình và Máu đáng tôn thờ của Chúa Giêsu thật sự ở trước mắt chúng ta dưới hình thể bí tích của bánh và rượu (x. Dz.-Sch. 1642, 1651; Pauli VI, Litt. Enc.  Mysterium Fidei ), như Chúa đã muốn thế, để ban chính Người cho chúng ta làm lương thực và để cho chúng ta gia nhập vào mối hiệp nhất trong Thân Thể Mầu Nhiệm của Người (x. S. Th. III, 73, 3).
26. Sự hiện hữu độc nhất vô nhị và bất khả phân của Chúa vinh quang trên thiên quốc không thể nhân lên nhiều lần, lại được bí tích làm cho hiện diện ở nhiều nơi trên trái đất có cử hành Thánh lễ. Và sự hiện hữu này tiếp tục hiện diện, sau khi cử hành hiến tế, trong Bí Tích Thánh, được cất giữ nơi nhà tạm, làm trái tim sự sống của mỗi nhà thờ. Chúng ta có bổn phận rất dịu ngọt là tôn kính và thờ lạy, nơi Bánh Thánh mà mắt chúng ta nhìn thấy, Ngôi Lời Nhập Thể mà mắt chúng ta không thể thấy, và là Đấng, tuy không rời Thiên Đàng, vẫn hiện diện trước mắt chúng ta.
Quan tâm hiện tại
27. Chúng tôi tin rằng Nước Thiên Chúa đã bắt đầu dưới thế này nơi Giáo Hội của Chúa Kitô, không thuộc về thế gian đang qua đi, và sự tăng trưởng của riêng Nước ấy không thể lẫn lộn với sự phát triển của văn minh, khoa học hay kỹ thuật của con người, nhưng hệ tại trong sự nhận biết những sự phong phú khôn dò của Chúa Kitô ngày càng sâu xa hơn, hy vọng vào các phúc lộc vĩnh cửu ngày càng mạnh mẽ hơn, đáp trả tình yêu Thiên Chúa ngày càng mãnh liệt hơn, và ban tặng ân sủng và sự thánh thiện giữa loài người ngày càng rộng rãi hơn. Nhưng cũng chính tình yêu này khiến Giáo Hội quan tâm thường xuyên đến sự thịnh vượng hiện tại đúng đắn của con người. Tuy không ngừng nhắc nhở con cái mình rằng họ sẽ không sống mãi ở trần gian này, Giáo Hội cũng thúc giục con cái đóng góp, mỗi người theo ơn gọi và khả năng của mình, cho thành đô trần thế được thịnh vượng, thăng tiến công lý, hoà bình, và tình huynh đệ giữa con người, tự nguyện trợ giúp anh chị em mình, cách riêng những người nghèo nhất và bất hạnh nhất. Do đó, sở dĩ Giáo Hội lo lắng sâu sắc cho các nhu cầu của con người, cho họ được niềm vui và hy vọng, hay khi họ đau khổ và phải nỗ lực, thì không vì khác hơn là Giáo Hội hết sức ước ao hiện diện với họ, để khai trí cho họ bằng ánh sáng của Đức Kitô và quy tụ tất cả họ lại trong Người, Đấng Cứu Độ duy nhất của họ. Sự lo lắng này không bao giờ có nghĩa là Giáo Hội đồng hoá mình với những sự ở thế gian, cũng như giảm bớt nhiệt tâm chờ đợi Chúa của mình và Vương Quốc vĩnh cửu.
28. Chúng tôi tin đời sống vĩnh cửu. Chúng tôi tin rằng linh hồn tất cả những người chết trong ân sủng của Chúa Kitô, hoặc vẫn còn phải được thanh tẩy trong luyện ngục, hay ngay từ lúc rời bỏ thân xác được Chúa Giêsu đưa về Thiên Đàng như Người đã làm đối với Người Trộm Lành, đều là Dân Thiên Chúa đã đi vào đời vĩnh cửu sau khi chết, cái chết là điều sau cùng sẽ bị đánh bại vào ngày Phục Sinh khi các linh hồn này hợp nhất với thân xác của mình.
Trông đợi sự sống lại
29. Chúng tôi tin rằng đông đảo các linh hồn này, được quy tụ quanh Chúa Giêsu và Mẹ Maria trên Thiên Đàng, làm thành Giáo Hội Thiên Quốc nơi các ngài nhìn thấy Thiên Chúa cách tỏ tường trong niềm hạnh phúc vĩnh cửu (x. 1 Ga 3,2; Dz.-Sch. 1000), đó cũng là nơi, theo những mức độ khác nhau, các ngài cũng được liên kết với các thánh thiên thần trong thần vụ do Chúa Kitô trong vinh quang thực thi, là chuyển cầu cho chúng ta và giúp đỡ sự yếu đuối của chúng ta bằng mối quan tâm huynh đệ của các ngài (x.  Lumen gentium , 49).
30. Chúng tôi tin sự hiệp thông của các tín hữu Chúa Kitô, là những người đang lữ hành trên thế gian, những người đã chết đang được thanh luyện, và những vị được chúc phúc trên Thiên Đàng, tất cả làm thành một Giáo Hội; và chúng tôi tin rằng trong sự hiệp thông này tình yêu hay thương xót của Thiên Chúa và của các thánh nhân Ngài luôn lắng nghe  lời nguyện cầu của chúng ta, như Chúa Giêsu đã nói với chúng ta: Các con hãy xin thì sẽ được (x. Lc 10,9-10; Ga 16,24). Như vậy với đức tin và đức cậy chúng tôi trông đợi sự sống lại của kẻ chết, và sự sống đời sau.
Xin chúc tụng Thiên Chúa, thánh, thánh, thánh. Amen.
Biên dịch: Lm. Phêrô Lê Tấn Bảo


 APOSTOLIC LETTER
IN THE FORM OF MOTU PROPRIO
SOLEMNI HAC LITURGIA
(CREDO OF THE PEOPLE OF GOD)
OF THE SUPREME PONTIFF PAUL VI

June 30, 1968

1. With this solemn liturgy we end the celebration of the nineteenth centenary of the martyrdom of the holy apostles Peter and Paul, and thus close the Year of Faith. We dedicated it to the commemoration of the holy apostles in order that we might give witness to our steadfast will to be faithful to the deposit of the faith(1) which they transmitted to us, and that we might strengthen our desire to live by it in the historical circumstances in which the Church finds herself in her pilgrimage in the midst of the world.
2. We feel it our duty to give public thanks to all who responded to our invitation by bestowing on the Year of Faith a splendid completeness through the deepening of their personal adhesion to the word of God, through the renewal in various communities of the profession of faith, and through the testimony of a Christian life. To our brothers in the episcopate especially, and to all the faithful of the holy Catholic Church, we express our appreciation and we grant our blessing.
A Mandate
3. Likewise, we deem that we must fulfill the mandate entrusted by Christ to Peter, whose successor we are, the last in merit; namely, to confirm our brothers in the faith.(2) With the awareness, certainly, of our human weakness, yet with all the strength impressed on our spirit by such a command, we shall accordingly make a profession of faith, pronounce a creed which, without being strictly speaking a dogmatic definition, repeats in substance, with some developments called for by the spiritual condition of our time, the creed of Nicea, the creed of the immortal tradition of the holy Church of God.
4. In making this profession, we are aware of the disquiet which agitates certain modern quarters with regard to the faith. They do not escape the influence of a world being profoundly changed, in which so many certainties are being disputed or discussed. We see even Catholics allowing themselves to be seized by a kind of passion for change and novelty. The Church, most assuredly, has always the duty to carry on the effort to study more deeply and to present, in a manner ever better adapted to successive generations, the unfathomable mysteries of God, rich for all in fruits of salvation. But at the same time the greatest care must be taken, while fulfilling the indispensable duty of research, to do no injury to the teachings of Christian doctrine. For that would be to give rise, as is unfortunately seen in these days, to disturbance and perplexity in many faithful souls.
Await the Word
5. It is important in this respect to recall that, beyond scientifically verified phenomena, the intellect which God has given us reaches that which is, and not merely the subjective expression of the structures and development of consciousness; and, on the other hand, that the task of interpretation—of hermeneutics—is to try to understand and extricate, while respecting the word expressed, the sense conveyed by a text, and not to recreate, in some fashion, this sense in accordance with arbitrary hypotheses.
6. But above all, we place our unshakable confidence in the Holy Spirit, the soul of the Church, and in theological faith upon which rests the life of the Mystical Body. We know that souls await the word of the Vicar of Christ, and we respond to that expectation with the instructions which we regularly give. But today we are given an opportunity to make a more solemn utterance.
7. On this day which is chosen to close the Year of Faith, on this feast of the blessed apostles Peter and Paul, we have wished to offer to the living God the homage of a profession of faith. And as once at Caesarea Philippi the apostle Peter spoke on behalf of the twelve to make a true confession, beyond human opinions, of Christ as Son of the living God, so today his humble successor, pastor of the Universal Church, raises his voice to give, on behalf of all the People of God, a firm witness to the divine Truth entrusted to the Church to be announced to all nations.
We have wished our profession of faith to be to a high degree complete and explicit, in order that it may respond in a fitting way to the need of light felt by so many faithful souls, and by all those in the world, to whatever spiritual family they belong, who are in search of the Truth.
To the glory of God most holy and of our Lord Jesus Christ, trusting in the aid of the Blessed Virgin Mary and of the holy apostles Peter and Paul, for the profit and edification of the Church, in the name of all the pastors and all the faithful, we now pronounce this profession of faith, in full spiritual communion with you all, beloved brothers and sons.

PROFESSION OF FAITH
8. We believe in one only God, Father, Son and Holy Spirit, creator of things visible such as this world in which our transient life passes, of things invisible such as the pure spirits which are also called angels,(3) and creator in each man of his spiritual and immortal soul.
9. We believe that this only God is absolutely one in His infinitely holy essence as also in all His perfections, in His omnipotence, His infinite knowledge, His providence, His will and His love. He is He who is, as He revealed to Moses;(4) and He is love, as the apostle John teaches us:(5) so that these two names, being and love, express ineffably the same divine reality of Him who has wished to make Himself known to us, and who, "dwelling in light inaccessible,"(6) is in Himself above every name, above every thing and above every created intellect. God alone can give us right and full knowledge of this reality by revealing Himself as Father, Son and Holy Spirit, in whose eternal life we are by grace called to share, here below in the obscurity of faith and after death in eternal light. The mutual bonds which eternally constitute the Three Persons, who are each one and the same divine being, are the blessed inmost life of God thrice holy, infinitely beyond all that we can conceive in human measure.(7) We give thanks, however, to the divine goodness that very many believers can testify with us before men to the unity of God, even though they know not the mystery of the most holy Trinity.
The Father
10. We believe then in the Father who eternally begets the Son; in the Son, the Word of God, who is eternally begotten; in the Holy Spirit, the uncreated Person who proceeds from the Father and the Son as their eternal love. Thus in the Three Divine Persons, coaeternae sibi et coaequales,(8) the life and beatitude of God perfectly one superabound and are consummated in the supreme excellence and glory proper to uncreated being, and always "there should be venerated unity in the Trinity and Trinity in the unity."(9)
The Son
11. We believe in our Lord Jesus Christ, who is the Son of God. He is the Eternal Word, born of the Father before time began, and one in substance with the Father, homoousios to Patri,(10) and through Him all things were made. He was incarnate of the Virgin Mary by the power of the Holy Spirit, and was made man: equal therefore to the Father according to His divinity, and inferior to the Father according to His humanity;(11) and Himself one, not by some impossible confusion of His natures, but by the unity of His person.(12)
12. He dwelt among us, full of grace and truth. He proclaimed and established the Kingdom of God and made us know in Himself the Father. He gave us His new commandment to love one another as He loved us. He taught us the way of the beatitudes of the Gospel: poverty in spirit, meekness, suffering borne with patience, thirst after justice, mercy, purity of heart, will for peace, persecution suffered for justice sake. Under Pontius Pilate He suffered—the Lamb of God bearing on Himself the sins of the world, and He died for us on the cross, saving us by His redeeming blood. He was buried, and, of His own power, rose on the third day, raising us by His resurrection to that sharing in the divine life which is the life of grace. He ascended to heaven, and He will come again, this time in glory, to judge the living and the dead: each according to his merits—those who have responded to the love and piety of God going to eternal life, those who have refused them to the end going to the fire that is not extinguished.
And His Kingdom will have no end.
The Holy Spirit
13. We believe in the Holy Spirit, who is Lord and Giver of life, who is adored and glorified together with the Father and the Son. He spoke to us by the prophets; He was sent by Christ after His resurrection and His ascension to the Father; He illuminates, vivifies, protects and guides the Church; He purifies the Church's members if they do not shun His grace. His action, which penetrates to the inmost of the soul, enables man to respond to the call of Jesus: Be perfect as your Heavenly Father is perfect (Mt. 5:48).
14. We believe that Mary is the Mother, who remained ever a Virgin, of the Incarnate Word, our God and Savior Jesus Christ,(13) and that by reason of this singular election, she was, in consideration of the merits of her Son, redeemed in a more eminent manner,(14) preserved from all stain of original sin(15) and filled with the gift of grace more than all other creatures.(16)
15. Joined by a close and indissoluble bond to the Mysteries of the Incarnation and Redemption,(17) the Blessed Virgin, the Immaculate, was at the end of her earthly life raised body and soul to heavenly glory(18) and likened to her risen Son in anticipation of the future lot of all the just; and we believe that the Blessed Mother of God, the New Eve, Mother of the Church,(19) continues in heaven her maternal role with regard to Christ's members, cooperating with the birth and growth of divine life in the souls of the redeemed.(20)
Original Offense
16. We believe that in Adam all have sinned, which means that the original offense committed by him caused human nature, common to all men, to fall to a state in which it bears the consequences of that offense, and which is not the state in which it was at first in our first parents—established as they were in holiness and justice, and in which man knew neither evil nor death. It is human nature so fallen, stripped of the grace that clothed it, injured in its own natural powers and subjected to the dominion of death, that is transmitted to all men, and it is in this sense that every man is born in sin. We therefore hold, with the Council of Trent, that original sin is transmitted with human nature, "not by imitation, but by propagation" and that it is thus "proper to everyone."(21)
Reborn of the Holy Spirit
17. We believe that o ur Lord Jesus Christ, by the sacrifice of the cross redeemed us from original sin and all the personal sins committed by each one of us, so that, in accordance with the word of the apostle, "where sin abounded, grace did more abound."(22)
Baptism
18. We believe in one Baptism instituted by our Lord Jesus Christ for the remission of sins. Baptism should be administered even to little children who have not yet been able to be guilty of any personal sin, in order that, though born deprived of supernatural grace, they may be reborn "of water and the Holy Spirit" to the divine life in Christ Jesus.(23)
The Church
19. We believe in one, holy, catholic, and apostolic Church, built by Jesus Christ on that rock which is Peter. She is the Mystical Body of Christ; at the same time a visible society instituted with hierarchical organs, and a spiritual community; the Church on earth, the pilgrim People of God here below, and the Church filled with heavenly blessings; the germ and the first fruits of the Kingdom of God, through which the work and the sufferings of Redemption are continued throughout human history, and which looks for its perfect accomplishment beyond time in glory.(24) In the course of time, the Lord Jesus forms His Church by means of the sacraments emanating from His plenitude.(25) By these she makes her members participants in the Mystery of the Death and Resurrection of Christ, in the grace of the Holy Spirit who gives her life and movement.(26) She is therefore holy, though she has sinners in her bosom, because she herself has no other life but that of grace: it is by living by her life that her members are sanctified; it is by removing themselves from her life that they fall into sins and disorders that prevent the radiation of her sanctity. This is why she suffers and does penance for these offenses, of which she has the power to heal her children through the blood of Christ and the gift of the Holy Spirit.
The Word
20. Heiress of the divine promises and daughter of Abraham according to the Spirit, through that Israel whose scriptures she lovingly guards, and whose patriarchs and prophets she venerates; founded upon the apostles and handing on from century to century their ever-living word and their powers as pastors in the successor of Peter and the bishops in communion with him; perpetually assisted by the Holy Spirit, she has the charge of guarding, teaching, explaining and spreading the Truth which God revealed in a then veiled manner by the prophets, and fully by the Lord Jesus. We believe all that is contained in the word of God written or handed down, and that the Church proposes for belief as divinely revealed, whether by a solemn judgment or by the ordinary and universal magisterium.(27) We believe in the infallibility enjoyed by the successor of Peter when he teaches ex cathedra as pastor and teacher of all the faithful,(28) and which is assured also to the episcopal body when it exercises with him the supreme magisterium.(29)
21. We believe that the Church founded by Jesus Christ and for which He prayed is indefectibly one in faith, worship and the bond of hierarchical communion. In the bosom of this Church, the rich variety of liturgical rites and the legitimate diversity of theological and spiritual heritages and special disciplines, far from injuring her unity, make it more manifest.(30)
One Shepherd
22. Recognizing also the existence, outside the organism of the Church of Christ, of numerous elements of truth and sanctification which belong to her as her own and tend to Catholic unity,(31) and believing in the action of the Holy Spirit who stirs up in the heart of the disciples of Christ love of this unity,(32) we entertain the hope that the Christians who are not yet in the full communion of the one only Church will one day be reunited in one flock with one only shepherd.
23. We believe that the Church is necessary for salvation, because Christ, who is the sole mediator and way of salvation, renders Himself present for us in His body which is the Church.(33) But the divine design of salvation embraces all men; and those who without fault on their part do not know the Gospel of Christ and His Church, but seek God sincerely, and under the influence of grace endeavor to do His will as recognized through the promptings of their conscience, they, in a number known only to God, can obtain salvation.(34)
Sacrifice of Calvary
24. We believe that the Mass, celebrated by the priest representing the person of Christ by virtue of the power received through the Sacrament of Orders, and offered by him in the name of Christ and the members of His Mystical Body, is the sacrifice of Calvary rendered sacramentally present on our altars. We believe that as the bread and wine consecrated by the Lord at the Last Supper were changed into His body and His blood which were to be offered for us on the cross, likewise the bread and wine consecrated by the priest are changed into the body and blood of Christ enthroned gloriously in heaven, and we believe that the mysterious presence of the Lord, under what continues to appear to our senses as before, is a true, real and substantial presence.(35)
Transubstantiation
25. Christ cannot be thus present in this sacrament except by the change into His body of the reality itself of the bread and the change into His blood of the reality itself of the wine, leaving unchanged only the properties of the bread and wine which our senses perceive. This mysterious change is very appropriately called by the Church transubstantiation. Every theological explanation which seeks some understanding of this mystery must, in order to be in accord with Catholic faith, maintain that in the reality itself, independently of our mind, the bread and wine have ceased to exist after the Consecration, so that it is the adorable body and blood of the Lord Jesus that from then on are really before us under the sacramental species of bread and wine,(36) as the Lord willed it, in order to give Himself to us as food and to associate us with the unity of His Mystical Body.(37)
26. The unique and indivisible existence of the Lord glorious in heaven is not multiplied, but is rendered present by the sacrament in the many places on earth where Mass is celebrated. And this existence remains present, after the sacrifice, in the Blessed Sacrament which is, in the tabernacle, the living heart of each of our churches. And it is our very sweet duty to honor and adore in the blessed Host which our eyes see, the Incarnate Word whom they cannot see, and who, without leaving heaven, is made present before us.
Temporal Concern
27. We confess that the Kingdom of God begun here below in the Church of Christ is not of this world whose form is passing, and that its proper growth cannot be confounded with the progress of civilization, of science or of human technology, but that it consists in an ever more profound knowledge of the unfathomable riches of Christ, an ever stronger hope in eternal blessings, an ever more ardent response to the love of God, and an ever more generous bestowal of grace and holiness among men. But it is this same love which induces the Church to concern herself constantly about the true temporal welfare of men. Without ceasing to recall to her children that they have not here a lasting dwelling, she also urges them to contribute, each according to his vocation and his means, to the welfare of their earthly city, to promote justice, peace and brotherhood among men, to give their aid freely to their brothers, especially to the poorest and most unfortunate. The deep solicitude of the Church, the Spouse of Christ, for the needs of men, for their joys and hopes, their griefs and efforts, is therefore nothing other than her great desire to be present to them, in order to illuminate them with the light of Christ and to gather them all in Him, their only Savior. This solicitude can never mean that the Church conform herself to the things of this world, or that she lessen the ardor of her expectation of her Lord and of the eternal Kingdom.
28. We believe in the life eternal. We believe that the souls of all those who die in the grace of Christ whether they must still be purified in purgatory, or whether from the moment they leave their bodies Jesus takes them to paradise as He did for the Good Thief are the People of God in the eternity beyond death, which will be finally conquered on the day of the Resurrection when these souls will be reunited with their bodies.
Prospect of Resurrection
29. We believe that the multitude of those gathered around Jesus and Mary in paradise forms the Church of Heaven where in eternal beatitude they see God as He is,(38) and where they also, in different degrees, are associated with the holy angels in the divine rule exercised by Christ in glory, interceding for us and helping our weakness by their brotherly care.(39)
30. We believe in the communion of all the faithful of Christ, those who are pilgrims on earth, the dead who are attaining their purification, and the blessed in heaven, all together forming one Church; and we believe that in this communion the merciful love of God and His saints is ever listening to our prayers, as Jesus told us: Ask and you will receive.(40) Thus it is with faith and in hope that we look forward to the resurrection of the dead, and the life of the world to come.
Blessed be God Thrice Holy. Amen.
PAUL VI

NOTES
1. Cf. 1 Tim. 6:20.
2. Cf. Lk. 22:32.
3. Cf. Dz.-Sch. 3002.
4. Cf. Ex. 3:14.
5. Cf. 1 Jn. 4:8.
6. Cf. 1 Tim. 6:16.
7. Cf. Dz.-Sch. 804.
8. Cf. Dz.-Sch. 75.
9. Cf. ibid.
10. Cf. Dz.-Sch. 150.
11. Cf. Dz.-Sch. 76.
12. Cf. ibid.
13. Cf. Dz.-Sch. 251-252.
14. Cf. Lumen Gentium, 53.
15. Cf. Dz.-Sch. 2803.
16. Cf. Lumen Gentium, 53.
17. Cf. Lumen Gentium, 53, 58, 61.
18. Cf. Dz.-Sch. 3903.
19. Cf. Lumen Gentium, 53, 56, 61, 63; cf. Paul VI, Alloc. for the Closing of the Third Session of the Second Vatican Council: A.A.S. LVI [1964] 1016; cf. Exhort. Apost. Signum Magnum, Introd.
20. Cf. Lumen Gentium, 62; cf. Paul VI, Exhort. Apost. Signum Magnum, p. 1, n. 1.
21. Cf. Dz.-Sch. 1513.
22. Cf. Rom. 5:20.
23. Cf. Dz.-Sch. 1514.
24. Cf. Lumen Gentium, 8, 5.
25. Cf. Lumen Gentium, 7, 11.
26. Cf. Sacrosanctum Concilium, 5, 6; cf. Lumen Gentium, 7, 12, 50.
27. Cf. Dz.-Sch. 3011.
28. Cf. Dz.-Sch. 3074.
29. Cf. Lumen Gentium, 25.
30. Cf. Lumen Gentium, 23; cf. Orientalium Ecclesiarum 2, 3, 5, 6.
31. Cf. Lumen Gentium, 8.
32. Cf. Lumen Gentium, 15.
33. Cf. Lumen Gentium, 14.
34. Cf. Lumen Gentium, 16.
35. Cf. Dz.-Sch. 1651.
36. Cf. Dz.-Sch. 1642, 1651-1654; Paul VI, Enc. Mysterium Fidei.
37. Cf. S. Th., 111, 73, 3.
38. Cf. 1 Jn. 3:2; Dz.-Sch. 1000.
39. Cf. Lumen Gentium, 49.
40. Cf. Lk. 10:9-10; Jn. 16:24.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét