Tân phúc âm hóa hay tái phúc âm hóa
TGM.Salvatore Fisichella |
Tân ước sử dụng hàng loạt biểu thức để diễn tả
hoạt động mạc khải của Chúa Giêsu. Ngoài “công bố” hay “giảng dạy” ra, một từ
ngữ năng được dùng để chỉ công việc của Người là “phúc âm hóa”. Theo nghĩa
thông thường từng đã có trong Cựu Ước, từ ngữ này muốn nói tới ý tưởng công bố
một sứ điệp vui mừng, như một em bé vừa sinh hay một cuộc chiến thắng ngoài mặt
trận. Tuy nhiên, trong Sách Isaia, ý nghĩa của từ ngữ này bắt đầu mang một tầm
quan trọng, có tính cách đặc trưng tôn giáo. Ở đấy, ta đọc được những dòng sau
đây: “Đẹp thay gót chân người đem tin mừng thông báo hòa bình, đem lại hạnh
phúc, công bố ơn cứu độ và cho Sion hay: ‘Thiên Chúa ngươi đang thống trị’” (Is
52:7). Câu văn này ám chỉ người loan báo đi trước đoàn dân từ cảnh nô lệ bên Babylon trở về. Cư dân
Giêrusalem, đứng trên tường thành và các pháo đài thành phố đang chờ mong đoàn
người sống sót và từ đỉnh cao họ thấy người sứ giả đang cất cao giọng hô vang,
loan báo cuộc giải phóng và cuộc hồi hương của đoàn người lữ thứ. Tuy nhiên,
trong tâm trí nhà tiên tri, sứ giả ấy đang loan báo một cuộc chiến thắng thực
sự. Không phải chỉ là một cuộc trở về từ lưu đầy mà là sự kiện Thiên Chúa đang
trở về để cư ngụ tại Sion, khai sinh ra một giai đoạn mới của lịch sử. Cùng một
ý tưởng này đã được vị tiên tri lặp lại trong một đoạn khác khi ông viết: “Thần
trí Thiên Chúa ngự trên tôi vì Chúa đã xức dầu cho tôi; Người sai tôi đi đem
tin mừng đến cho người nghèo” (Is 61:1).
Sự giống nhau giữa các phát biểu trên và các phát biểu ta đọc thấy nơi Tân Ước rất xít xao. Trong lời giảng dạy của Người, Chúa Giêsu thường tự nhận mình là sứ giả của niềm vui mong đợi. Trong con người và trong các dấu lạ Người thực hiện, Chúa cho ta thấy sự ứng nghiệm của lời Thiên Chúa hứa ban sự sống cho thời đại mới của lịch sử, tức thời đại vương quốc của Người. Sau Người, các tông đồ, Thánh Phaolô và các môn đệ của Người tự nhận diện mình là sứ giả loan báo ơn cứu độ và niềm vui. Trong một đoạn thời danh của thư gửi tín hữu Rôma, Thánh Phaolô trích dẫn từng lời một đoạn văn của Isaia và áp dụng đoạn văn này vào mọi Kitô hữu biết loan báo Tin Mừng: “Nhưng, họ sẽ không kêu xin Đấng ấy nếu họ không tin ở Người và họ sẽ không tin ở Người nếu họ không nghe về Người và họ sẽ không nghe về Người nếu không có người rao giảng và họ sẽ không có người rao giảng nếu một ai đó không được sai đi. Nhưng như Thánh Kinh từng nói: ‘Đẹp thay bước chân người đem tin mừng” (Rm 10:14-15). Có điều đáng lưu ý là khi trích dẫn như thế, Thánh Phaolô không nhắc chi tới núi non. Ý nghĩa đàng sau việc ấy giúp ta hiểu rõ trách vụ của những người loan báo tin mừng hiện đại; họ có một sứ vụ bao trùm cả thế giới. Thực vậy, trong Sách Tông Đồ Công Vụ, Tin Mừng được nhận diện một cách trực tiếp với con người của Chúa Giêsu, Đấng Kitô hằng được mong đợi và nay đến ở giữa chúng ta: “các ông rao giảng mỗi ngày trong đền thờ và tại các tư gia và việc các ông công bố Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô không bao giờ đứt đoạn” (Cv 5:42).
Như ta thấy trong các suy tư ban đầu này, phúc âm hóa đơn giản được đồng hóa với việc đem Tin Mừng. Tuy nhiên, có một cái hiểu, vốn ăn rễ sâu trong Thánh Kinh, theo đó, tin mừng do Chúa Giêsu loan báo không phải là một lý thuyết mới, mà đúng hơn là Chúa Giêsu trong chính con người của Người. Còn về nội dung, Người mạc khải cho ta mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa. Việc nên trọn mọi sự và việc khởi đầu một giai đoạn mới trong cuộc sống của mọi người nam nữ cũng như của lịch sử đã được ban cho ta trong chính con người của Người. Thời giờ đã đến; trong con người của Người, Thiên Chúa phán mọi điều căn bản và chủ yếu để ta nhận biết Người. Điều cần hiện nay là đức tin, như một đáp ứng yêu thương đối với Người. Thực vậy, một khi Tin Mừng được công bố, nó cần được lắng nghe; về viễn tượng này, giáo huấn của Tông Đồ Phaolô quả là xác đáng: “Anh em chỉ cần giữ vững đức tin, cần được xây dựng vững chắc, kiên quyết và đừng vì nao núng mà lìa bỏ niềm hy vọng anh em đã nhận được khi nghe loan báo Tin Mừng” (Cl 1:23). Tuy nhiên, Tin Mừng không chỉ làm chứng cho các sự kiện lịch sử, như việc giảng dạy, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, dù chúng là các biến cố cứu rỗi cho những ai tin vào Người. Là Lời sống động của Thiên Chúa, Người còn là một biến cố thách thức con người nữa, thẩm thấu vào đời sống họ, mời gọi họ hoán cải quay về và tạo ra một cộng đồng đức tin, đức cậy và đức mến. Thực thế, nó không phải là lời đơn giản, nhưng là sức mạnh sáng tạo lập thành điều nó phát biểu. Thánh Phaolô nhắc ta điều này: Tin Mừng “chúng tôi loan báo cho anh em không phải chỉ là lời nói, mà còn là quyền năng, là Thánh Thần, và là niềm xác tín sâu xa” (1Tx 1:5). Tất cả những ai tiếp nhận Tin Mừng đều trở nên những người truyền giáo để niềm vui họ từng được thông truyền và biến đổi đời họ sẽ giúp người khác cũng gặp được cùng một nguồn yêu thương và cứu rỗi như thế.
Gốc rễ của Lời
Sự giống nhau giữa các phát biểu trên và các phát biểu ta đọc thấy nơi Tân Ước rất xít xao. Trong lời giảng dạy của Người, Chúa Giêsu thường tự nhận mình là sứ giả của niềm vui mong đợi. Trong con người và trong các dấu lạ Người thực hiện, Chúa cho ta thấy sự ứng nghiệm của lời Thiên Chúa hứa ban sự sống cho thời đại mới của lịch sử, tức thời đại vương quốc của Người. Sau Người, các tông đồ, Thánh Phaolô và các môn đệ của Người tự nhận diện mình là sứ giả loan báo ơn cứu độ và niềm vui. Trong một đoạn thời danh của thư gửi tín hữu Rôma, Thánh Phaolô trích dẫn từng lời một đoạn văn của Isaia và áp dụng đoạn văn này vào mọi Kitô hữu biết loan báo Tin Mừng: “Nhưng, họ sẽ không kêu xin Đấng ấy nếu họ không tin ở Người và họ sẽ không tin ở Người nếu họ không nghe về Người và họ sẽ không nghe về Người nếu không có người rao giảng và họ sẽ không có người rao giảng nếu một ai đó không được sai đi. Nhưng như Thánh Kinh từng nói: ‘Đẹp thay bước chân người đem tin mừng” (Rm 10:14-15). Có điều đáng lưu ý là khi trích dẫn như thế, Thánh Phaolô không nhắc chi tới núi non. Ý nghĩa đàng sau việc ấy giúp ta hiểu rõ trách vụ của những người loan báo tin mừng hiện đại; họ có một sứ vụ bao trùm cả thế giới. Thực vậy, trong Sách Tông Đồ Công Vụ, Tin Mừng được nhận diện một cách trực tiếp với con người của Chúa Giêsu, Đấng Kitô hằng được mong đợi và nay đến ở giữa chúng ta: “các ông rao giảng mỗi ngày trong đền thờ và tại các tư gia và việc các ông công bố Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô không bao giờ đứt đoạn” (Cv 5:42).
Như ta thấy trong các suy tư ban đầu này, phúc âm hóa đơn giản được đồng hóa với việc đem Tin Mừng. Tuy nhiên, có một cái hiểu, vốn ăn rễ sâu trong Thánh Kinh, theo đó, tin mừng do Chúa Giêsu loan báo không phải là một lý thuyết mới, mà đúng hơn là Chúa Giêsu trong chính con người của Người. Còn về nội dung, Người mạc khải cho ta mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa. Việc nên trọn mọi sự và việc khởi đầu một giai đoạn mới trong cuộc sống của mọi người nam nữ cũng như của lịch sử đã được ban cho ta trong chính con người của Người. Thời giờ đã đến; trong con người của Người, Thiên Chúa phán mọi điều căn bản và chủ yếu để ta nhận biết Người. Điều cần hiện nay là đức tin, như một đáp ứng yêu thương đối với Người. Thực vậy, một khi Tin Mừng được công bố, nó cần được lắng nghe; về viễn tượng này, giáo huấn của Tông Đồ Phaolô quả là xác đáng: “Anh em chỉ cần giữ vững đức tin, cần được xây dựng vững chắc, kiên quyết và đừng vì nao núng mà lìa bỏ niềm hy vọng anh em đã nhận được khi nghe loan báo Tin Mừng” (Cl 1:23). Tuy nhiên, Tin Mừng không chỉ làm chứng cho các sự kiện lịch sử, như việc giảng dạy, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, dù chúng là các biến cố cứu rỗi cho những ai tin vào Người. Là Lời sống động của Thiên Chúa, Người còn là một biến cố thách thức con người nữa, thẩm thấu vào đời sống họ, mời gọi họ hoán cải quay về và tạo ra một cộng đồng đức tin, đức cậy và đức mến. Thực thế, nó không phải là lời đơn giản, nhưng là sức mạnh sáng tạo lập thành điều nó phát biểu. Thánh Phaolô nhắc ta điều này: Tin Mừng “chúng tôi loan báo cho anh em không phải chỉ là lời nói, mà còn là quyền năng, là Thánh Thần, và là niềm xác tín sâu xa” (1Tx 1:5). Tất cả những ai tiếp nhận Tin Mừng đều trở nên những người truyền giáo để niềm vui họ từng được thông truyền và biến đổi đời họ sẽ giúp người khác cũng gặp được cùng một nguồn yêu thương và cứu rỗi như thế.
Gốc rễ của Lời
Desiderius Erasmus |
Tuy thường được thấy trong Thánh Kinh và, do đó, trong ngôn từ của ta, nhưng thực ra, động từ tin mừng hóa hay phúc âm hóa xuất hiện khá trễ. Có lẽ Erasmus là người đầu tiên lồng kiểu nói này vào ngôn ngữ của ta để chỉ điều ông coi như một hình thức cuồng tín của Luther. Như ta biết, Luther vốn coi chỉ có Tin Mừng mới là đá tảng cho giáo huấn của ông, coi nó như lời công bố sự tha thứ và ơn cứu chuộc nhờ niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô. Về phần mình, Công đồng
Nhưng dưới tác động của việc canh tân giáo lý của thập niên 1950, chúng ta bắt đầu nói tới việc phúc âm hóa để phân biệt nó với việc dạy giáo lý và với nhiều hình thức khác của hoạt động mục vụ. Do đó, ta coi phúc âm hóa như là hoạt động của Giáo Hội nhằm công bố Tin Mừng lần đầu tiên, trong khi coi việc dạy giáo lý là để huấn luyện một cách có hệ thống các tín hữu từng được phúc âm hóa rồi. Vì ngôn ngữ đôi khi cần sự chính xác theo đòi hỏi của các chuyên gia, nên nhiều biểu thức khác đã được đưa ra, thí dụ “tiền phúc âm hóa” để chỉ việc chuẩn bị cho những người chưa phải là Kitô Hữu lắng nghe việc công bố Phúc Âm một cách minh nhiên. Mặt khác, dù việc sử dụng các tế vi về ngôn ngữ này cần thiết để mô tả chuyên biệt một thực tại đặc thù nào đó, thì bất hạnh thay, đôi khi chúng chẳng ích lợi gì trong việc cung cấp cho ta một cái nhìn rõ rệt về toàn bộ sự việc.
Thoáng nhìn qua diễn biến việc sử dụng ngôn từ cho ta thấy một sự kiện đáng lưu ý sau đây. Trong các văn kiện của Công Đồng Vatican I (1869-1870), hạn từ “Phúc Âm” chỉ xẩy ra có một lần, không hề có động từ “phúc âm hóa” và lẽ dĩ nhiên không có danh từ “việc phúc âm hóa”. Ngược lại, trong các văn kiện của Công Đồng Vatican II, hạn từ “Phúc Âm” được sử dụng 157 lần, động từ “phúc âm hóa” được sử dụng 18 lần và danh từ “phúc âm hóa” được sử dụng 31 lần. Như ta biết, các hạn từ này càng ngày càng tự khẳng định về chính mình đến trở thành một phần trong ngôn từ chung của chúng ta. Và vì việc sử dụng ngôn ngữ cũng cho thấy một nền văn hóa nằm sâu bên dưới, nên ta có thể qua đó, nhận diện được việc Giáo Hội coi hoạt động công bố Tin Mừng với thế giới hiện đại như một ưu tiên như thế nào.
Tiến tới “mới”
Giờ đây, ta hãy khảo sát việc phát sinh ra thuật ngữ “tân phúc âm hóa”. Kiểu nói này lần đầu tiên xuất hiện trong văn kiện
Đền Thánh Mogila |
Sau đó ít tháng, trong một cuộc tông du tại Đền Thánh Mogila ở Nova Huta, Đức GH Gioan Phaolô II, lần đầu tiên, đã sử dụng cùng một kiểu nói trên. Ngày đó là ngày 9 tháng 6 năm 1979, ngày Karol Wojtyla về thăm cố hương Ba Lan trong tư cách giáo hoàng. Nova Huta nhắc ta nhớ tới dự án của cộng sản muốn xây dựng một khu ngoại ô hoàn toàn hiện đại, ngay ở cửa ngõ
Trong bài giảng hôm đó, ngài tuyên bố: “Bất cứ nơi nào Thánh Giá được dựng lên, nơi ấy cũng có dấu chỉ này: Phúc Âm cứu rỗi con người nhờ Tình Yêu đã lan tới nơi ấy. Bất cứ nơi nào Thánh Giá được dựng lên, nơi ấy cũng có dấu chỉ này: việc phúc âm hóa đã bắt đầu. Trước đây đã lâu, cha ông ta đã dựng cây Thánh Giá lên ở nhiều miền trên lãnh thổ Ba Lan làm dấu chỉ rằng Phúc Âm đã đến rồi, việc phúc âm hóa đã bắt đầu, một việc phúc âm hóa cần được nối dài một cách liên tục cho mãi tận nay. Với ý nghĩ ấy trong tâm tư, cây Thánh Giá đầu tiên cũng đã được dựng lên ở Mogila, gần
Tân phúc âm hóa hay tái phúc âm hóa?
Từ đó trở đi, trong 27 năm, Đức Gioan Phaolô II sử dụng kiểu nói này rất nhiều lần và trong nhiều khung cảnh khác nhau. Ta không cần ôn lại hết mọi trường hợp. Tuy nhiên ta vẫn nên cố gắng minh giải hai bản văn sau đây của ngài, hai bản văn bề ngoài xem ra có vẻ mâu thuẫn với nhau.
ĐGH.Gioan-Phaolo II tại Haiti năm 1983 |
Năm 1983, tại Haiti, khi nói chuyện với hội đồng giám mục của Châu Mỹ La Tinh về tầm quan trọng của công cuộc phúc âm hóa tại các nước này, ngài nói: “Ngày nay, nhìn vào bản đồ Châu Mỹ La Tinh, với hơn 700 giáo phận, với nhiều nhân viên tận tụy nhưng không đủ số, với việc quản trị và cơ cấu của nó, với các hướng dẫn của nó, với thế giá tinh thần mà Giáo Hội có được, ta phải nhận ra trong đó thành quả của nhiều thế kỷ phúc âm hóa đầy kiên nhẫn và kiên cường. Gần như trong suốt 5 thế kỷ; thực vậy đến năm 1992, rất gần đây thôi, sẽ là dịp kỷ niệm 5 thế kỷ khám phá ra Mỹ Châu và buổi khởi đầu của công cuộc phúc âm hóa ở đấy. Là người Châu Mỹ La Tinh, chư huynh phải cử hành ngày này dưới ánh sáng các suy tư nghiêm chỉnh về con đường đã đi qua trong lịch sử của phần lục địa này, tuy nhiên cũng trong hân hoan và tự hào. Là Kitô hữu và là người Công Giáo, điều chính đáng là cử hành dịp này bằng cách nhìn lại năm trăm năm công trình công bố Tin Mừng và xây dụng Giáo Hội trên các lãnh thổ này. Hãy trông lên Chúa trong niềm tạ ơn Người vì ơn gọi làm Kitô hữu và làm người Công Giáo của Châu Mỹ La Tinh cũng như lòng biết ơn đối với những người từng là dụng cụ sống động và tích cực của công cuộc phúc âm hóa. Hãy trung thành lưu ý tới quá khứ đức tin của anh em. Hãy lưu ý tới các thách đố của hiện tại và các cố gắng đang được đưa ra. Hãy hướng về tương lai xem làm cách nào để củng cố công trình đã bắt đầu. Việc kỷ niệm nửa thiên niên kỷ phúc âm hóa sẽ có đầy đủ ý nghĩa của nó nếu chư huynh trong tư cách giám mục biết dấn thân cùng với hàng linh mục và giáo dân của mình, một dấn thân không phải để tái phúc âm hóa mà là để tân phúc âm hóa. Nó sẽ mới trong nhiệt tâm, mới trong phương pháp và mới trong cách phát biểu của nó. Về phương diện này, cho phép tôi ủy thác nơi chư huynh, gói ghém trong ít lời, các khía cạnh đối với tôi xem ra là căn bản nhất đối với việc tân phúc âm hóa”.
Đức Giáo Hoàng kêu gọi phải có một nhiệt tình truyền giáo đổi mới, sao cho không mắc kẹt vào quá khứ. Việc sử dụng kiềng ba chân “nhiệt tâm”, “phương pháp” và “phát biểu” đã củng cố lối giải thích về cách thế mới mẻ trong việc định vị mọi việc trong tương quan với công cuộc phúc âm hóa duy nhất của mọi tín hữu. Đức Giáo Hoàng thách thức để các giáo hội ở Châu Mỹ La Tinh có khả năng tự canh tân chính họ, đem sinh khí lại cho những hình thức công bố mới và nhiều ý nghĩa trong bối cảnh xã hội thay đổi.
Bản văn thứ hai trích từ thông điệp Redemptoris missio (1990), trong đó có đoạn: “Sự dị biệt về hoạt động trong sứ mệnh duy nhất của Giáo Hội phát sinh không những từ các lý do nội tại với chính sứ mệnh này, mà còn từ những hoàn cảnh khác nhau trong đó sứ mệnh này được diễn tiến. Nhìn vào thế giới ngày nay bằng quan điểm phúc âm hóa, ta có thể phân biệt được ba tình huống sau đây. Thứ nhất, là tình huống mà hoạt động truyền giáo trực tiếp nhắm tới: những con người, những nhóm người, những bối cảnh văn hóa xã hội, nơi mà Chúa Kitô và Tin Mừng của Người chưa được biết đến hay nơi mà các cộng đồng Kitô Giáo chưa đủ lớn mạnh để có thể nhập thân đức tin vào môi trường của mình và công bố nó cho các nhóm khác chưa biết đến nó. Đây là sứ mệnh ad gentes (nói với các dân tộc) đúng nghĩa. Rồi có những cộng đồng Kitô Giáo đã có đủ cơ cấu giáo hội thích đáng và vững chắc, nhiệt thành trong đức tin và trong cuộc sống, những cộng đồng đang tỏa sáng chứng tá Tin Mừng trong khu vực của mình và cảm thấy phải dấn thân cam kết với sứ mệnh của Giáo Hội hoàn vũ. Và sau cùng, ta thấy có tình huống ở giữa, tình huống trung gian, thường hiện diện tại các quốc gia có truyền thống Kitô Giáo cổ xưa, nhưng đôi khi cũng hiện diện tại các giáo hội trẻ trung hơn, nơi mà cả hàng nhóm người đã chịu rửa tội nhưng nay đã mất cảm thức đức tin sống động hay tệ hơn nữa còn không chịu nhìn nhận mình là chi thể của Giáo Hội nữa, dẫn tới một cuộc sống tách xa Chúa Kitô và Tin Mừng của Người. Trong tình huống này, ta cần một cuộc ‘tân phúc âm hóa’ hay ‘tái phúc âm hóa’”.
Việc nhấn mạnh ở
Bài trên trích từ cuốn The New Evangelization của Đức TGM Salvatore Fisichella, Chủ Tịch đầu tiên của Hội Đồng Giáo Hoàng Về Cổ Động Tân Phúc Âm Hóa (Nhà xuất bản Gracewing Publishing). Ngày 9 tháng này, tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Phúc Âm Hóa, Đức Tổng Giám Mục Fisichella đã có lời phát biểu tập chú vào đặc tính của con người thời nay và làm thế nào để nói chuyện với họ:
Tân phúc âm hóa là một dự án mục vụ có sự tham dự của toàn thể Giáo Hội trong nhiều thế hệ sắp tới. Điều khẩn trương là trước khi hành động, ta phải tái khám phá ra con người Kitô hữu của mình để Tân Phúc Âm Hóa không bị cảm nghiệm như một điều gì thêm vào trong lúc khủng hoảng, mà như một sứ mệnh liên tục của Giáo Hội. Ta phải phối hợp nhu cầu thống nhất, phải vuợt qua hiện tượng phân mảnh, dựa vào sự phong phú của các truyền thống giáo hội và văn hóa.
Sự thống nhất của một dự án mục vụ không đồng nhất với tính độc dạng của ứng nghiệm; đúng hơn, nó cho thấy ta cần phải có một ngôn ngữ và biểu tượng chung giúp cho cuộc hành trình của toàn thể Giáo Hội trở thành hiển hiện hơn là tính độc đáo của kinh nghiệm đặc thù. Trong lúc chuyển tiếp có tính thời đại như thời ta, được đánh dấu bằng cuộc khủng hoảng toàn diện, ta cần tự động viên mình để sống một cách phi thường cuộc sống giáo hội bình thường của ta.
Ta phải trình bày được sự mới mẻ mà Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội vốn đại biểu trong đời sống các cá nhân. Con người thời nay không còn coi sự vắng bóng Thiên Chúa như một thiếu thốn trong đời. Ngu dốt các ý niệm căn bản về đức tin đang được kết hợp với một thứ qui ngã vô tiền khoáng hậu. Làm thế nào để có thể phát biểu các tin mừng của Chúa Giêsu Kitô trong một thế giới hoàn toàn chỉ biết đến nền văn hóa duy khoa học, đặt căn bản trên sự hời hợt của các ý niệm mơ hồ, không một chút mẫn cảm đối với các đề xuất của Giáo Hội?
Công bố Tin Mừng đồng nghĩa với thay đổi đời sống; nhưng con người thời nay xem ra như đã bị cột vào lối sống trong đó họ có quyền quyết định khi nào, ra sao và ai nên được sinh ra và phải chết. Hình như các cộng đồng của ta không còn biểu lộ được các đặc điểm cho phép ta được nhận dạng như những người mang tin mừng biến đổi. Các cộng đồng ấy xem ra mệt mỏi, chỉ biết lặp đi lặp lại những công thức cũ mèm không chuyển tải được niềm vui gặp gỡ Chúa Kitô, không biết chắc nẻo đường phải đi.
Ta tự rút lui vào chính mình, biểu lộ một sự tự mãn đến ngăn ta không xích lại gần nhau như một cộng đồng sống động và phong phú phát sinh nhiều ơn gọi, vì đã hành chánh hóa quá nhiều đời sống đức tin và các bí tích. Nói một cách tóm tắt, ta không còn biết liệu làm người được rửa tội có tương đương với làm người rao giảng hay không. Không có khả năng làm người công bố Tin Mừng, mơ hồ về tính chắc thực của chân lý cứu rỗi, và do dự không dám ăn nói vì không điều khiển được ngôn ngữ, ta đã mất hẳn sự khả tín và liều mình biến Lễ Hiện Xuống thành hư ảo.
Vũ văn An (vietcatholic.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét