16/02/2019
Thứ Bảy tuần 5 thường niên.
BÀI ĐỌC I: St 3, 9-24
“Chúa đuổi ông ra khỏi vườn địa
đàng, để cày ruộng đất”.
Trích sách Sáng Thế.
Thiên Chúa đã gọi Ađam
và phán bảo ông rằng: “Ngươi ở đâu?” Ông đã thưa: “Con đã nghe thấy tiếng Ngài
trong vườn địa đàng, nhưng con sợ hãi, vì con trần truồng và đang ẩn núp”. Chúa
phán bảo ông rằng: “Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng ngươi trần truồng, há chẳng
phải tại ngươi đã ăn trái cây mà Ta đã cấm ngươi không được ăn ư?” Ađam thưa lại:
“Người phụ nữ Chúa đã cho làm bạn với con, chính nàng đã cho con trái cây và
con đã ăn”. Và Thiên Chúa phán bảo người phụ nữ rằng: “Tại sao ngươi đã làm điều
đó?” Người phụ nữ thưa: “Con rắn đã lừa dối con và con đã ăn”. Thiên Chúa phán
bảo con rắn rằng: “Bởi vì mi đã làm điều đó, mi sẽ vô phúc ở giữa mọi sinh vật
và mọi muông thú địa cầu; mi sẽ bò đi bằng bụng, và mi sẽ ăn bùn đất mọi ngày
trong đời mi. Ta sẽ đặt mối thù nghịch giữa mi và người phụ nữ, giữa miêu duệ
mi và miêu duệ người đó, người miêu duệ đó sẽ đạp nát đầu mi, còn mi thì rình cắn
gót chân người”. Chúa phán bảo cùng người phụ nữ rằng: “Ta sẽ làm cho ngươi gặp
nhiều khổ cực khi thai nghén và đau đớn khi sinh con; ngươi sẽ ở dưới quyền người
chồng, và chồng sẽ trị ngươi”. Người lại phán bảo Ađam rằng: “Vì ngươi đã nghe
lời vợ mà ăn trái Ta cấm, nên đất bị nguyền rủa vì tội của ngươi. Trọn đời,
ngươi phải làm lụng vất vả mới có mà ăn. Đất sẽ mọc cho ngươi đủ thứ gai góc,
và ngươi sẽ ăn rau cỏ ngoài đồng. Ngươi phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho
đến khi ngươi trở về đất, vì ngươi từ đó mà ra. Ngươi là bụi đất, nên ngươi sẽ
trở về bụi đất”. Và Ađam đã gọi tên vợ mình là Evà: vì lẽ bà là mẹ của chúng
sinh.
Thiên Chúa cũng làm
cho Ađam và vợ ông những chiếc áo da và mặc cho họ. Và Người phán: “Này, Ađam
đã trở thành như một trong chúng ta, biết thiện ác. Vậy bây giờ, đừng để hắn
giơ tay hái trái cây trường sinh mà ăn và được sống đời đời”. Và Thiên Chúa đuổi
ông ra khỏi vườn địa đàng, để cày ruộng đất, là nơi ông phát xuất ra. Và Người
đã đuổi Ađam đi. Và ở phía đông vườn địa đàng Người đã đặt những thần Kêrubim
và gươm lửa chớp chớp để canh giữ lối tới cây trường sinh. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 89, 2. 3-4.
5-6. 12-13
Đáp: Thân lạy Chúa,
Chúa là chỗ chúng con dung thân, từ đời nọ trải qua đời kia (c. 1).
Xướng:
1) Ôi Thiên Chúa, trước
khi núi non sinh đẻ, trước khi địa cầu và vũ trụ nở ra, tự thuở này qua thuở
kia, vẫn có Ngài. – Đáp.
2) Chúa khiến con người
trở về bụi đất, Người phán: “Hãy trở về gốc, hỡi con người”. Thực ngàn năm ở
trước thiên nhan, tựa hồ như ngày hôm qua đã khuất, như một đêm thức giấc cầm
canh. – Đáp.
3) Chúa khiến họ trôi
đi, họ như kẻ mơ màng buổi sáng; họ như cây cỏ mọc xanh tươi, ban sáng cỏ nở
hoa và xanh tốt, buổi chiều nó bị xén đi và nó héo khô. – Đáp.
4) Xin dạy chúng con
biết đếm ngày giờ, để chúng con luyện được lòng trí khôn ngoan. Lạy Chúa, xin
trở lại, chớ còn để tới bao giờ? Xin tỏ lòng xót thương tôi tớ của Ngài. – Đáp.
ALLELUIA: 94, 8ab
Alleluia, alleluia!
– Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Chúa, và đừng cứng lòng. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Mc 8, 1-10
“Họ ăn no nê”.
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Marcô.
Trong những ngày ấy,
dân chúng theo Chúa Giêsu đông đảo, và họ không có gì ăn, Người gọi các môn đệ
và bảo: “Ta thương đám đông, vì này đã ba ngày rồi, họ không rời bỏ Ta và không
có gì ăn. Nếu Ta để họ đói mà về nhà, họ sẽ mệt lả giữa đường, vì có nhiều người
từ xa mà đến”. Các môn đệ thưa: “Giữa nơi hang địa này, lấy đâu đủ bánh cho họ
ăn no!” Và Người hỏi các ông: “Các con có bao nhiêu bánh?” Các ông thưa: “Có bảy
chiếc”. Người truyền dân chúng ngồi xuống đất, rồi Người cầm lấy bảy chiếc
bánh, tạ ơn, bẻ ra và trao cho các môn đệ phân phát. Các ông chia cho dân
chúng. Các môn đệ còn có mấy con cá nhỏ. Người cũng đọc lời chúc tụng và truyền
cho các ông phân phát. Dân chúng ăn no nê và người ta thu lượm những miếng còn
thừa lại được bảy thúng. Số người ăn độ chừng bốn ngàn. Rồi Người giải tán họ,
kế đó Người cùng các môn đệ xuống thuyền mà đến miền Đal-ma-nu-tha. Đó là lời
Chúa.
Suy Niệm : Lòng quảng đại
của Chúa
Tin Mừng hôm nay
nêu bật lòng quảng đại của Chúa Giêsu đối với con người. Sở dĩ Chúa Giêsu đã có
thể nuôi sống được đám đông dân chúng, dù chỉ bắt đầu với bảy chiếc bánh và mấy
con cá nhỏ, là vì Ngài đã chạnh lòng thương xót họ. Mọi sáng kiến bác ái từ thiện
và mọi chính sách phân phối thực phẩm đều phải được khởi đi từ tấm lòng yêu
thương, nếu không chúng ta sẽ dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn, trở ngại, hoặc không
sớm thì muộn, những công việc ấy cũng bị chen vào những ý đồ ích kỷ, vụ lợi.
Một khía cạnh khác, đó
là mọi hành vi của Chúa Giêsu đều bắt đầu từ sự thật của chính Ngài hay của những
người khác. Chúa Giêsu đã không khởi sự phép lạ một cách mơ hồ, nhưng từ chính
sự thật của con người, cho dù đó là sự thật yếu kém đến đâu đi nữa. Ngài đã làm
phép lạ từ bảy chiếc bánh và mấy con cái và mấy con cá nhỏ. Hành vi của Chúa
không phải là hành vi đột xuất, bởi vì Ngài vẫn tiếp tục phục vụ kẻ khác một
cách quảng đại như thế ngay cả khi đã chết. Quả thật, các kiểu nói và từ ngữ
trong Tin Mừng hôm nay, cũng chính là các kiểu nói và từ ngữ được áp dụng cho
Bí tích Thánh Thể, như "cầm lấy bánh", "dâng lời tạ ơn",
"bẻ ra, trao cho các môn đệ". Như vậy, phải hiểu Bí tích Thánh Thể là
một hành vi cứu giúp người đói khát, là sự nối dài hành vi quảng đại của Chúa
Giêsu hôm nào, khi từ bảy chiếc bánh và mấy con cá nhỏ, Chúa Giêsu đã cho đám
đông ăn no nê chỉ vì Ngài yêu thương họ.
Ngày hôm nay, để nuôi
sống nhân loại, Chúa Giêsu đã lấy chính Thịt Máu Ngài làm lương thực. Với lương
thực này, Ngài tin chắc mọi người sẽ được no thỏa để phát triển đến mức tối đa.
Tuy nhiên, để lương thực ấy đủ cho mọi người thuộc mọi thế hệ, Chúa Giêsu cần đến
sự cộng tác của con người, đặc biệt của Giáo Hội, bằng cách phân phát, chia sẻ.
Ðám đông sẽ vẫn tiếp tục đói khát, nếu hôm ấy, các Tông đồ không phân phát bánh
và cá cho người khác, vì sợ thiếu hay sợ không còn phần cho mình. Nếu vậy, cảnh
đói khát hiện nay vẫn còn, là vì người ta từ chối phân phát và chia sẻ cho người
khác, mà chỉ bo bo giữ lấy cho mình.
Nếu không có tấm lòng
yêu thương, thì chẳng những chúng ta không thể có sáng kiến trong việc cứu giúp
người khác, mà còn biện hộ cho khả năng giới hạn của mình và đình hoãn việc trợ
giúp. Những lúc ấy, Bí tích Thánh Thể chúng ta đón nhận mỗi ngày trở thành vô
hiệu: thay vì là nguồn lương thực không bao giờ cạn thúc đẩy chúng ta quảng đại
hiến tặng người khác, nó trở thành gia sản độc quyền và cằn cỗi của riêng chúng
ta.
Xin cho chúng ta ngày
càng có tấm lòng yêu thương của Chúa, để những người xung quanh chúng ta không
còn bị đói khát vì sự ích kỷ của chúng ta.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày
Một Tin Vui’)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần 5 TN1, Năm lẻ
Bài đọc: Gen
3:9-24; Mk 8:1-10.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Lợi ích và
tai hại của thức ăn
Có những thức ăn nuôi
dưỡng và làm cho con người được sống khỏe; có những thức ăn gây bệnh (cao đường,
cao máu, cao mỡ) và làm con người phải chết. Một con người bình dân sẽ không biết
những hậu quả của thức ăn, nếu không được những nhà chuyên môn cho biết hậu quả
của nó. Để sống khỏe, con người cần tuân theo sự chỉ dẫn của các nhà chuyên
môn. Nếu ngoan cố ăn bậy theo ý mình, con người sẽ phải lãnh hậu quả tai hại của
nó.
Các Bài Đọc hôm nay
liên quan đến những lợi ích và tai hại của thức ăn. Trong Bài Đọc I, cả ma quỉ
và tổ tiên con người phải lãnh nhận các hậu quả trầm trọng, vì đã bất tuân sự
chỉ dẫn của Thiên Chúa để ăn trái của Cây Biết Thiện Ác. Trong Phúc Âm, Chúa
Giêsu làm phép lạ cho 4,000 người ăn no nê. Vì của ăn này, tất cả dân chúng trở
nên mạnh khỏe và không bị ngất xỉu dọc đường.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Hình phạt của tội lỗi
1.1/ Sự thật được tiết lộ: Mọi hành động của con người đều cho hậu quả tốt hoặc xấu.
Hậu quả của việc bất tuân Thiên Chúa qua việc ăn trái cấm làm con người sợ hãi,
xấu hổ, và trốn tránh sự thật. Sớm hay muộn, con người cũng phải đối diện với sự
phán xét của Thiên Chúa.
Khi được hỏi vì lý do
tại sao phạm tội, con người không dám nhận trách nhiệm, nhưng đổ lỗi vòng quanh
cho người khác: Ông Adong đổ lỗi cho Bà Evà, và còn ám chỉ phần lỗi của Thiên
Chúa: “Người đàn bà Ngài cho ở với con.” Bà Evà đổ lỗi cho con rắn “Con rắn đã
lừa dối con, nên con ăn.” Nếu Bà vâng lời Thiên Chúa, con rắn đâu cám dỗ được.
Con người có tự do hành động; và vì thế, con người phải chịu trách nhiệm về
hành động của mình.
1.2/ Thiên Chúa ra hình
phạt cho tất cả:
(1) Hình phạt của Con
Rắn: Đức Chúa là Thiên Chúa phán với con rắn: “Mi đã làm điều đó, nên mi đáng bị
nguyền rủa nhất trong mọi loài súc vật và mọi loài dã thú. Mi phải bò bằng bụng,
phải ăn bụi đất mọi ngày trong đời mi. Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn
bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu
mi, và mi sẽ cắn vào gót nó.”” Mối thù giữa ma quỉ và con người, giữa dòng giống
ma quỉ và dòng giống con người. Mối thù này được chiến thắng bởi Đức Mẹ và Chúa
Giêsu.
(2) Hình phạt của Bà
Evà: Với người đàn bà, Chúa phán: “Ta sẽ làm cho ngươi phải cực nhọc thật nhiều
khi thai nghén; ngươi sẽ phải cực nhọc lúc sinh con. Ngươi sẽ thèm muốn chồng
ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi.” Điều truyền này nói lên vai trò gia trưởng
trong gia đình của người đàn ông.
(3) Hình phạt của Ông
Adong: Đất đai bị nguyền rủa vì ngươi và sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi. Con người
phải làm việc vất vả mọi ngày trong đời mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra; vì
Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ đuổi con người ra khỏi vườn Eden. Hình phạt nặng nhất
là sự chết: “Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất.”
1.3/ Con người bị ngăn cản
không cho đụng đến Cây Trường Sinh: Trình
thuật hôm nay củng cố sự kiện có 2 cây Thiên Chúa đặt chính giữa vườn: Cây Trường
Sinh và Cây Biết Thiện Ác. Vì con người đã ăn trái cây của Cây Biết Thiện Ác,
nên họ biết điều thiện và điều ác. Nhiều người giả sử nếu Ông Bà ăn quả của Cây
Trường Sinh, con người sẽ được sống mãi. Để ngăn cản không cho con người ăn
trái cây này, Thiên Chúa phán: “Này con người đã trở thành như một kẻ trong
chúng ta, biết điều thiện điều ác. Bây giờ, đừng để nó giơ tay hái cả trái Cây
Trường Sinh mà ăn và được sống mãi. Người trục xuất con người, và ở phía Đông
vườn Eden, Người đặt các thần hộ giá với lưỡi gươm sáng loé, để canh giữ đường
đến Cây Trường Sinh.”
2/ Phúc Âm: Chúa làm phép lạ cho 4,000 người ăn no nê.
2.1/ Phản ứng của Chúa
Giêsu và của các môn đệ:
(1) Chúa Giêsu biết mọi
nhu cầu của con người: phần hồn cũng như phần xác. Những chi tiết của trình thuật
nói lên sự quan tâm và lòng thương xót của Ngài: “Thầy chạnh lòng thương đám
đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi mà không có gì ăn! Nếu Thầy giải
tán, để họ nhịn đói mà về nhà, thì họ sẽ bị xỉu dọc đường. Trong số đó, lại có
những người ở xa đến.”
(2) Phản ứng của các
tông-đồ rất thực tế: Trong nơi hoang vắng này, làm sao tìm được bánh cho bằng ấy
người? Lấy tiền đâu mà mua nhiều bánh như vậy? Đó là trách nhiệm của họ, đâu phải
là của chúng ta! Rất nhiều người lãnh đạo phần hồn dựa vào những lý do như thế
để từ chối giúp đỡ giáo dân về phần xác; nhưng bổn phận bác ái là cho hết mọi
người, đâu trừ những nhà rao giảng. Hơn nữa, nhiều người tin vào Chúa không do
những lời giảng cao siêu, nhưng do tấm lòng thương xót của người rao giảng.
2.2/ Phép lạ hóa bánh ra
nhiều: Cần lưu ý có hai phép lạ hóa bánh ra
nhiều trong Tin Mừng của Marcô:
(1) Phép lạ hóa bánh
ra nhiều từ 5 chiếc bánh và 2 con cá để nuôi 5,000 người (Mk 6): Tất cả 4
Thánh-ký đều tường thuật phép lạ này (Mt 14:15-21, Mk 6:34-44, Lk 9:12-17, Jn
6:1-14).
(2) Phép lạ hóa bánh
ra nhiều từ 7 chiếc bánh và vài con cá để nuôi 4,000 người: Chỉ có trong Marcô
trong trình thuật hôm nay, và được nhắc lại trong Mt 16:10.
– Những điều giống
nhau trong 2 phép lạ: Công thức chúc lành như khi lập BT Thánh Thể trong Bữa Tiệc
Ly: “Người cầm lấy bảy chiếc bánh, dâng lời tạ ơn, và bẻ ra, trao cho các môn đệ
để các ông dọn ra. Và các ông đã dọn ra cho đám đông.” Lời thắc mắc của các
tông-đồ “Ở đây, trong nơi hoang vắng này, lấy đâu ra bánh cho họ ăn no?”
– Những điều khác nhau
trong 2 phép lạ: Số người hiện diện, số bánh, và số cá. Số bánh còn dư lại: 7
giỏ cho 4,000 và 12 giỏ cho 5,000. Địa điểm phép lạ xảy ra: gần Capernaum, vùng
của Do-Thái, cho 5,000; và vùng Decapolis, lãnh thổ của Dân Ngọai, cho 4,000.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta cần tuân
theo sự chỉ dẫn của Thiên Chúa và các nhà chuyên môn, vì có rất nhiều điều
chúng ta không biết, hay vượt quá sự hiểu biết của con người chúng ta.
– Vâng lời những lệnh
truyền của Thiên Chúa không hạn chế sự tự do của chúng ta, nhưng giúp chúng ta
đạt những hậu quả tốt, và vượt qua những cám dỗ của ma quỉ và thế gian.
– Thiên Chúa là Đấng Tốt
Lành và thấu suốt mọi sự. Chúng ta cần tin tưởng tuyệt đối và tuân giữ những gì
Ngài truyền. Vì không một ai trên đời này khôn ngoan hơn Thiên Chúa, chúng ta
phải tuân theo những Lời Ngài dạy hơn là những lời của người đời.
Linh mục Anthony
Đinh Minh Tiên, OP
16/02/2019 – THỨ BẢY TUẦN 5 TN
Mc 8,1-10
GIỮ TRỌN LỜI THỀ KHI BẺ BÁNH
Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các môn
đệ để các ông dọn ra cho dân chúng. (Mc 8,6)
Suy niệm: Nhà văn Quyên Di khi suy
niệm về việc Chúa Giê-su “bẻ bánh” đã kể lại sự tích “Đồng Tiền Vạn Lịch” trong
ca dao. Ngày xưa, các đôi nam nữ lấy đồng tiền kẽm bẻ làm đôi, mỗi người giữ một
nửa, thề rằng khi nào hai người nên duyên vợ chồng chung sống với nhau, như hai
mảnh đồng tiền ráp lại thành một đồng tiền trọn vẹn lúc đó họ mới trọn vẹn hạnh
phúc. Từ chuyện “bẻ tiền” đến chuyện “bẻ bánh”: Chúa Giê-su không chỉ bẻ đôi tấm
bánh, làm phép lạ cho dân chúng ăn no nê; Ngài còn bẻ tấm bánh trong bữa Tiệc
Ly để biến nó thành Mình Ngài, để con người ăn và được sống và sống dồi dào.
Trong tấm bánh được bẻ ra đó, Ngài trao thân gửi phận cho chúng ta để giữ trọn
lời thề “ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.”
Mời Bạn: Cử chỉ bẻ bánh của Chúa
Giêsu đã trở thành cử chỉ hết sức thân thương: Các môn đệ nhận ra Ngài và nhận
ra nhau mỗi khi cử hành “lễ bẻ bánh.” Bắt chước Chúa Giê-su, bạn hãy “bẻ đôi tấm
bánh đời” để muôn người được “no nê” và sống vui với tình hiệp nhất trong tình
thương Thiên Chúa.
Chia sẻ: Không chỉ bố thí của dư thừa mà còn biết giảm bớt lợi nhuận
để góp phần bảo vệ môi trường, đó chính là cách “bẻ một góc đồng tiền” thời nay
để chia sẻ với những người nghèo thời nay. Bạn có suy nghĩ gì về ý tưởng đó?
Sống Lời Chúa: Luôn trích một chút từ khoản
chi tiêu hằng ngày dành riêng để sẵn sàng chia sẻ cho người nghèo.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su,
trên Thập giá Chúa đã bẻ tấm bánh thân mình và hiến trao cho chúng con. Xin cho
cuộc đời của chúng con trở nên tấm bánh tình yêu, bẻ ra cho muôn người.
(5 Phút Lời Chúa)
Bị xỉu dọc đường (16.2.2019 – Thứ bảy Tuần 5 Thường niên)
Suy niệm:
Thân xác có những nhu cầu cơ bản của nó.
Nó biết đói, biết khát, biết mệt và có thế bị xỉu vì kiệt sức.
Khi Đức Giêsu làm phép lạ bánh hóa nhiều để nuôi dân,
ngài cho thấy mình chẳng hề duy linh hay duy tâm chút nào.
Nó biết đói, biết khát, biết mệt và có thế bị xỉu vì kiệt sức.
Khi Đức Giêsu làm phép lạ bánh hóa nhiều để nuôi dân,
ngài cho thấy mình chẳng hề duy linh hay duy tâm chút nào.
Tin mừng Mác-cô kể lại hai phép lạ bánh hóa nhiều.
Lần đầu năm cái bánh và hai con cá cho năm ngàn người (Mc 6, 32-44).
Bài Tin mừng hôm nay nói đến một phép lạ bánh hóa nhiều khác,
bảy cái bánh và mấy con cá nhỏ cho bốn ngàn người ăn.
Lần đầu năm cái bánh và hai con cá cho năm ngàn người (Mc 6, 32-44).
Bài Tin mừng hôm nay nói đến một phép lạ bánh hóa nhiều khác,
bảy cái bánh và mấy con cá nhỏ cho bốn ngàn người ăn.
Lần đầu Đức Giêsu chạnh lòng thương
vì dân chúng bơ vơ như chiên không người chăn dắt (Mc 6, 34).
Lần này ngài chạnh lòng thương đám đông vì họ không có gì ăn (Mc 8,1).
Đức Giêsu đã giải thích cặn kẽ các lý do khiến ngài thương họ :
vì họ đã ở với ngài ba ngày rồi mà không có gì ăn (c.2),
vì ngài sợ họ sẽ bị xỉu dọc đường nếu nhịn đói mà về nhà,
vì có một số người từ xa đến (c.3).
Rõ ràng Đức Giêsu quan tâm đến sức khỏe của đám đông.
Họ đã theo ngài, ở với ngài và được ăn bánh tinh thần trong mấy ngày qua.
Nhưng họ cũng cần tấm bánh vật chất cho thân xác.
Có thực mới vực được đạo.
Chính Đức Giêsu, chứ không phải các môn đệ, đã nhận ra điều ấy.
Ngài gọi họ lại để nhắc họ về nhu cầu của đám đông (c.1).
vì dân chúng bơ vơ như chiên không người chăn dắt (Mc 6, 34).
Lần này ngài chạnh lòng thương đám đông vì họ không có gì ăn (Mc 8,1).
Đức Giêsu đã giải thích cặn kẽ các lý do khiến ngài thương họ :
vì họ đã ở với ngài ba ngày rồi mà không có gì ăn (c.2),
vì ngài sợ họ sẽ bị xỉu dọc đường nếu nhịn đói mà về nhà,
vì có một số người từ xa đến (c.3).
Rõ ràng Đức Giêsu quan tâm đến sức khỏe của đám đông.
Họ đã theo ngài, ở với ngài và được ăn bánh tinh thần trong mấy ngày qua.
Nhưng họ cũng cần tấm bánh vật chất cho thân xác.
Có thực mới vực được đạo.
Chính Đức Giêsu, chứ không phải các môn đệ, đã nhận ra điều ấy.
Ngài gọi họ lại để nhắc họ về nhu cầu của đám đông (c.1).
Bảy cái bánh được Đức Giêsu bẻ ra và trao cho các môn đệ.
Các môn đệ lại làm cử chỉ như vậy cho đám đông.
Bẻ ra và trao đi là những hành vi của bác ái, chia sẻ.
Bẻ ra là chấp nhận bị vỡ, chẳng còn nguyên vẹn như trước.
Trao đi là chấp nhận mất mát, chẳng còn giữ lại gì cho mình.
Nhưng chỉ khi dám bẻ ra và trao đi mới đem lại hạnh phúc dư dật.
Phép lạ bánh hóa nhiều là phép lạ các kitô hữu làm mỗi ngày,
khi họ dám bẻ ra và trao đi tấm bánh của đời họ.
Họ bỗng thấy mình sung mãn khi người khác được no nê.
Các môn đệ lại làm cử chỉ như vậy cho đám đông.
Bẻ ra và trao đi là những hành vi của bác ái, chia sẻ.
Bẻ ra là chấp nhận bị vỡ, chẳng còn nguyên vẹn như trước.
Trao đi là chấp nhận mất mát, chẳng còn giữ lại gì cho mình.
Nhưng chỉ khi dám bẻ ra và trao đi mới đem lại hạnh phúc dư dật.
Phép lạ bánh hóa nhiều là phép lạ các kitô hữu làm mỗi ngày,
khi họ dám bẻ ra và trao đi tấm bánh của đời họ.
Họ bỗng thấy mình sung mãn khi người khác được no nê.
Sắp đến ngày lễ Valentine, lễ hội của những người yêu nhau.
Xin Thiên Chúa là Tình Yêu viết hoa
giúp các bạn trẻ biết chấp nhận những đòi hỏi và hy sinh của tình yêu
để yêu đối với họ thực sự là bẻ ra và trao đi.
Xin Thiên Chúa là Tình Yêu viết hoa
giúp các bạn trẻ biết chấp nhận những đòi hỏi và hy sinh của tình yêu
để yêu đối với họ thực sự là bẻ ra và trao đi.
Cầu nguyện:
Lạy Thiên Chúa là Tình Yêu,
Xin cho con biết nhậy cảm trước nỗi đau của con người,
những trẻ em bất hạnh, những phụ nữ bị bạo hành,
những người trẻ mất niềm hy vọng, những người già neo đơn.
Trong cơn khủng hoảng hiện nay trên toàn cầu,
có bao người thất nghiệp, bao người lâm cảnh đói ăn.
Xin cho con biết nhậy cảm trước nỗi đau của con người,
những trẻ em bất hạnh, những phụ nữ bị bạo hành,
những người trẻ mất niềm hy vọng, những người già neo đơn.
Trong cơn khủng hoảng hiện nay trên toàn cầu,
có bao người thất nghiệp, bao người lâm cảnh đói ăn.
Xin cho tim con chạnh lòng thương như Chúa,
dám chấp nhận sống nghèo để giúp nhiều người thoát cảnh nghèo,
dám chấp nhận liên đới và chia sẻ để thế giới được công bằng hơn.
Ước gì khi thế giới ngưng chiến tranh và các cuộc chạy đua vũ trang,
khi nước giàu chia sẻ cho nước nghèo,
khi bất công và thù hận không còn thống trị,
chúng con được hạnh phúc vì thấy Nước Chúa đã gần bên.
dám chấp nhận sống nghèo để giúp nhiều người thoát cảnh nghèo,
dám chấp nhận liên đới và chia sẻ để thế giới được công bằng hơn.
Ước gì khi thế giới ngưng chiến tranh và các cuộc chạy đua vũ trang,
khi nước giàu chia sẻ cho nước nghèo,
khi bất công và thù hận không còn thống trị,
chúng con được hạnh phúc vì thấy Nước Chúa đã gần bên.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
16 THÁNG HAI
Bảo Trọng Những Hoa
Quả Khôn Ngoan
Tuổi đời càng chồng chất,
sức lực càng suy kiệt, hay đau ốm, vv… người già thường cảm thấy con người mình
mỏng mảnh, và nhất là cảm thấy gánh nặng của cuộc sống. Đó là những vấn đề của
tuổi già – và những vấn đề ấy không thể tìm ra ý nghĩa gì nếu chúng không được
cảm nghiệm và được sống như một thực tại của cuộc nhân sinh. Chúng ta được mời
gọi trân trọng người cao tuổi bởi vì phẩm giá của các ngài trong tư cách là con
người và bởi vì ý nghĩa của chính sự sống: sự sống bao giờ cũng là một hồng ân.
Thánh Kinh thường đề cập
đến người cao tuổi. Thánh Kinh coi tuổi già như một hồng ân – và hồng ân này phải
được sống hằng ngày trong tấm lòng rộng mở ra với Thiên Chúa và với tha nhân.
Trên tất cả, Cựu ước
coi người già như thầy dạy sống: “Sự khôn ngoan của các vị bô lão, tư tưởng và
ý kiến của các bậc danh nhân thật đẹp đẽ chừng nào! Giàu kinh nghiệm là triều
thiên cho hàng bô lão; lòng kính sợ Đức Chúa là niềm hãnh diện của các ngài”
(Hc 25, 5 – 6). Tuy nhiên, người cao tuổi còn có một vai trò quan trọng khác nữa.
Các ngài chuyển trao lời Thiên Chúa cho các thế hệ hậu sinh:
“Lạy Thiên Chúa, tai
chúng con đã từng được nghe
truyện cha ông vẫn thường
kể lại
về công trình Chúa đã
làm nên
thời các cụ thuở xa
xưa ấy” (Tv 44, 2).
– suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 16/2
St 3, 9-24; Mc 8,
1-10.
LỜI SUY NIÊM: “Trong những ngày
ấy, lại có một đám rất đông, và họ không có gì ăn, nên Đức Giêsu gọi các môn đệ
lại và nói: “Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ luôn ở với Thầy đã ba ngày
rồi mà không có gì ăn! Nếu Thầy giải tán, để họ nhịn đói mà về nhà, thì họ sẽ bị
xỉu dọc đường. Trong số đó, lại có những người ở xa đến.”
Tin Mừng hôm nay cho mỗi người chúng ta thấy được; Chúa Giêsu chạnh lòng thương
con người và Người ân cần quan tâm từng chi tiết trong đời sống của những con
người đi theo Người để nghe Người giảng dạy: “họ không có gì ăn” – “đã ở
với Thầy ba ngày” – “sợ bị xỉu dọc đường” – “có những người ở xa đến”. Điều
Chúa Giêsu đang nói với các Tông Đồ, cũng là một thách đố cho mỗi Kitô hữu hôm
nay, mỗi khi nhìn thấy những hoàn cảnh khó khăn của người anh em.
Lạy Chúa Giêsu. Với bảy chiếc bánh của các môn đệ, Chúa đã nuôi đám đông dân
chúng ăn no nê, mà còn dư lại bảy thúng. Xin cho mỗi người chúng con cũng biết
đóng góp phần nhỏ nhoi của mình vào các chương trình bác ái xã hội của Giáo Hội,
để cứu giúp người nghèo.
Mạnh Phương
16 Tháng Hai
Ngọn Nến Cháy Sáng
Nữ sĩ người Thụy Ðiển
được giải Nobel văn chương là bà Selma Lagerloeff có kể một câu chuyện như sau:
Có một kỵ mã nọ, sau khi đã tham dự một trận thánh chiến thành công tại Thánh Ðịa,
đã làm một lời thề. Anh muốn đốt lên một ngọn nến ngay từ trên mộ của Chúa
Giêsu và mang ánh sáng ấy về quê hương của anhlà thành phố Fireheze bên Italia.
Quyết định ấy đa biến
anh thành một con người mới hoàn toàn. Từ một quân nhân hung hãn chuyên cầm
gươm giết người, nay người kỵ mã đã trở thành một con người hiền hòa, sẵn sàng
chấp nhận mọi thứ thiệt thòi.
Trên đường trở về
quê hương, cầm ngọn nến cháy sáng trong tay, người kỵ mã gặp không biết bao
nhiêu kẻ cướp bóc, nhưng anh không hề động đến chiếc gươm đang mang trong người.
Anh hứa trao cho họ bất cứ điều gì họ muốn, miễn là để cho anh được phép giữ lại
ngọn nến đang cháy sáng trong tay. Quân cướp lột hết tất cả những gì anh có, kể
cả chiến bào và con ngựa quý của anh. Họ cho anh một con ngựa già để đi từng bước
cầm chừng. Sau khi trải qua không biết bao nhiêu thử thách, giờ này, người kỵ
mã cảm thấy thảnh thơi hơn bao giờ hết. Anh cảm thấy thơ thới vì đã trút được bỏ
những của cải không cần thiết, nhưng anh vui mừng hơn cả vì vẫn còn giữ được ngọn
nến cháy sáng đã được thắp lên từ trên mồ của Chúa. Khi anh về đến giữa phố,
nhiều người nhìn anh như kẻ khờ dại. Họ chế nhạo và tìm đủ cách để dập tắt ngọn
nến trên tay anh. Nhưng người kỵ mã thà chết còn hơn là để cho ngọn nến tắt ngụm
trên tay mình. Và cuối cùng, anh đã mang được ngọn nến cháy sáng về đến nhà thờ
chính tòa của quê hương anh. Anh dúng ánh sáng từ ngọn nến ấy đốt lên tất cả những
ngọn nến trên bàn thờ.
Trước anh, nhiều
người cũng đã cố gắng làm một lời thề như thế. Nhưng dọc đường, vì nhiều lý do
khác nhau, ngọn nến đã tắt ngụm. Ðược hỏi: Ðâu là bía quyết giúp anh thành công
như thế. Người kỵ mã trả lời như sau: “Tôi đặt tất cả chú tâm vào ngọn nến. Tôi
sẵn xàng bỏ hết tất cả mọi sự để bảo vệ ngọn nến ấy”.
Cuộc đời của người tín
hữu Kitô chúng ta vẫn thường được định nghĩa như một cuộc hành trình, một cuộc
hành trình trong đó mỗi người chúng ta cầm cháy sáng trong ngọn nến của Ðức
Tin. Bao lâu ngọn nến còn cháy sáng, bấy lâu chúng ta còn tiến bước. Sóng gió,
tăm tối trong cuộc hành trình là chuyện không thể tránh được. Nhưng nếu chúng
ta tiếp tục giữ cho ngọn nến cháy sáng, chúng ta vẫn có thể tiến bước.
Chúa Giêsu nói với
chúng ta: “Chúng con là ánh sáng thế gian”. Ước mơ duy nhất của người kỵ mã
trong câu chuyện trên đây là được dùng ngọn nến đốt lên từ mồ Chúa để thắp sáng
lên ngọn đèn trong nhà thờ. Ðó cũng phải là ước mơ của mỗi người chúng ta. Ánh
sáng được trao ban cho chúng ta là để được truyền sang cho những ngọn đèn khác.
Có biết bao nhiêu ngọn đèn đang chờ đợi một chút ánh sáng từ ngọn nến của chúng
ta để được cháy lên?
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét