Đức Bênêđíctô XVI và cuộc
tranh luận hào hứng quanh các giải thích về tính bất khả thu hồi của Giao Ước
Cũ, Tranh Luận 1
Vũ Văn An
II. Cuộc tranh luận giữa Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô
XVI và Trưởng Giáo Sĩ Do Thái Giáo của Vienna, Arie Folger, về tính vĩnh viễn của
giao ước Sinai (tiếp theo)
2. Đức Bênêđíctô trả lời Trưởng Giáo Sĩ Arie Folger
Ngày 23 tháng 8 năm 2018, Đức Bênêđíctô đích thân viết thư trả lời Trưởng Giáo Sĩ Folger, nội dung như sau:
Ông Giáo Sĩ Folger thân mến!
Giáo sư Tück của Đại học Vienna đã gửi cho tôi bài đóng góp của Giáo Sĩ "Nguy hiểm cho cuộc đối thoại?" và tôi chỉ có thể cảm ơn Giáo sĩ rất nhiều về việc đóng góp thêm quan trọng này.
Trước tiên Giáo sĩ giải thích thể loại bản văn của tôi. Đó là một tài liệu về sự bất đồng thần học giữa người Do Thái giáo và Kitô giáo về sự hiểu biết đúng đắn đối với lời hứa của Thiên Chúa với Israel: Kitô giáo chỉ hiện hữu bởi vì sau khi đền thờ bị phá hủy và tiếp theo đời sống và cái chết của Chúa Giêsu thành Nadarét, một cộng đồng hình thành quanh Chúa Giêsu tin chắc rằng toàn bộ Kinh thánh Do Thái nên được trình bầy và giải thích qua Chúa Giêsu. Nhưng niềm tin này không được chia sẻ bởi đa số người Do Thái. Do đó, cuộc tranh luận phát khởi về việc lối giải thích nào là chính xác. Thật không may, cuộc tranh luận này thường hoặc hầu như luôn luôn không được tiến hành bởi các Kitô hữu biết tôn trọng phía bên kia một cách thích đáng. Thay vào đó, lịch sử đáng buồn của phong trào bài Do Thái của Kitô giáo đã khai mở, cuối cùng dẫn đến việc chống Kitô giáo và chống Do Thái giáo của Đức quốc xã và trước chúng ta là Auschwitz như đỉnh cao đáng buồn của nó.
Trong khi đó, điều quan trọng là cuộc đối thoại về việc giải thích chính xác Kinh Thánh của người Do Thái phải được tiếp tục giữa hai cộng đồng mà đức tin vốn dựa vào sự giải thích này. Đối với cuộc đối thoại này, một cơ sở quan trọng về phương pháp luận là tài liệu của Ủy ban Giáo hoàng về Kinh thánh, "Dân Do Thái và Sách thánh của họ trong Kinh thánh Kitô giáo", ngày 24 tháng 5 năm 2001, mà tôi đã coi là đương nhiên trong các phát biểu của mình như là một cơ sở thuộc phương pháp luận. Theo khả năng con người có thể thấy trước, cuộc đối thoại này trong lịch sử tiếp diễn sẽ không bao giờ dẫn đến một thỏa thuận giữa hai cách hiểu: đây là việc của Thiên Chúa ở lúc kết thúc lịch sử. Còn hiện bây giờ cả hai bên đều vẫn phải đấu tranh để có được cái nhìn sâu sắc đúng đắn và biết tôn kính quan điểm của phía bên kia. Nội dung chính của cuộc đàm luận sẽ là những lời hứa tuyệt vời của Thiên Chúa đối với Israel, mà tôi đã tóm tắt trong phần đóng góp của mình với những chữ chủ chốt sau đây: niềm hy vọng về Đấng Mêxia (Thiên Sai) của Israel; lãnh thổ; Giao ước; giáo huấn đạo đức và việc thờ phượng đúng đắn dành cho Thiên Chúa. Xin cho phép tôi nhắc lại một cách ngắn gọn những gì tôi đã cố gắng truyền đạt trong bài viết của mình về cái hiểu các chủ đề này của Kitô giáo:
(1). Tất nhiên, lời hứa về Đấng Mêxia sẽ luôn gây tranh cãi. Tuy nhiên, tôi tin rằng có thể có sự tiến bộ trong sự hiểu biết lẫn nhau. Tôi đã cố gắng giải thích lại tất cả những lời hứa về Đấng Mêxia dưới nhiều hình thức của chúng, và do đó hiểu lại sự thâm nhập nội tại của những điều đã có và chưa có trong niềm hy vọng [Đấng Mêxia]. Loại hình hy vọng thiên sai dựa trên nhân vật Đa-Vít vẫn còn là điều có giá trị, nhưng bị giới hạn về ý nghĩa của nó. Với tôi, nhân vật hy vọng có thế giá là Môsê, người mà Kinh thánh nói đã chuyện trò như một người diện đối diện với Thiên Chúa. Chúa Giêsu thành Nadarét xuất hiện với Kitô hữu chúng tôi như hình thức chính của niềm hy vọng bởi vì Người hiện diện với Thiên Chúa một cách thân mật. Từ vọng nhìn mới mẻ này, thời gian của Giáo hội rõ ràng không phải là thời gian của một thế giới cuối cùng đã được cứu chuộc, mà đúng hơn là thời gian, đối với các Kitô hữu, giống như bốn mươi năm trong sa mạc đối với dân Do Thái. Nội dung yếu tính của nó, như thế, là việc thực thi tự do của con cái Thiên Chúa, một điều không kém khó khăn đối với các "dân nước" so với Israel trước đây. Việc chấp nhận quan điểm mới này về thời gian của các dân nước sẽ đề xuất một nền thần học về lịch sử mà người Do Thái có thể không chấp nhận nguyên vẹn, nhưng có thể đề xuất một giai đoạn mới trong cuộc đấu tranh chung cho sứ mệnh của chúng ta.
(2). Ngày nay, một sự giải thích đúng đắn về những lời hứa lãnh thổ là điều rất quan trọng đối với mọi bên trong bối cảnh ra đời của Nhà nước Israel. Không nhắc lại tất cả những gì tôi đã viết trong tiểu luận của mình, tôi muốn nhắc lại luận điểm, vốn quan trọng không những chỉ đối với các Kitô hữu, là luận điểm cho rằng Nhà nước Israel hiểu đúng nghĩa, về phương diện thần học, không thể được coi như sự nên trọn của lời hứa lãnh thổ, mà tự nó, là một nhà nước thế tục, mặc dù chắc chắn có cơ sở tôn giáo. Đối với những bậc quốc phụ quốc mẫu của Nhà nước Israel - Ben Gurion, Golda Meir, v.v. – điều khá rõ ràng là nhà nước mà họ tạo ra phải là một nhà nước thế tục - đơn giản vì đó là cách duy nhất để tồn tại. Tôi tin rằng sự phát triển ý tưởng về một nhà nước thế tục thực sự là công phúc của tư duy Do Thái, theo đó chủ nghĩa thế tục không có nghĩa là chống tôn giáo. Tòa Thánh chỉ có thể thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhà nước Israel theo các điều khoản như vậy. Và cuộc tranh luận với người Ả Rập và việc tìm cách sống chung hòa bình với họ cũng bị ràng buộc vào quan điểm này. Tôi tin rằng quả không khó để thấy rằng trong việc thành lập Nhà nước Israel, lòng tín trung của Thiên Chúa đối với Israel được mặc khải một cách mầu nhiệm.
(3). Về mặt luân lý và việc phụng tự, tôi tin rằng bây giờ chúng ta có thể thấy sự hòa hợp lớn hơn bao giờ hết giữa Israel và Giáo hội. Kể từ khi bắt đầu thời hiện đại, toàn bộ chủ đề đã bị lu mờ bởi suy nghĩ bài Do Thái của Luther; vì đối với Luther, sau "trải nghiệm Tháp" của ông, việc bác bỏ lề luật trở nên điều thiết yếu. Trải nghiệm này, một trải nghiệm đối với ông có tính đem lại sức sống, đã kết hợp với lối suy tư của Marcion để tạo ra một chủ nghĩa Marcion tôn giáo giả mạo, chưa bị bác bỏ hoàn toàn. Với tôi, hình như có nhiều cơ hội quan trọng cho một cuộc đối thoại đổi mới với Do Thái giáo về chính điểm này.
Thưa giáo sĩ thân mến, tôi đã nói hơi dài và tôi xin lỗi vì điều đó. Với lời cảm ơn của tôi một lần nữa về bản văn của Giáo sĩ, tôi thực sự là của Giáo sĩ,
[đã ký] Bênêđíctô XVI
3. Trả lời của Trưởng Giáo Sĩ Arie Folger
Cả nhận định của Trưởng Giáo Sĩ Folger lẫn bài trả lời của Đức Bênêđíctô XVI trên đây được đăng trên tạp chí thần học Communio số giữa tháng 9 năm 2018 cùng với thư trả lời thêm của Trưởng Giáo Sĩ Folger như sau:
Ngày 4 tháng 9 năm 2018
Kính thưa ngài,
Cảm ơn ngài đã gửi thư ngày 23 tháng 8 năm 2018 cho tôi qua điện thư của Đức Cha Georg Ganswein và Giáo sư Jan-Heiner Tück vào ngày 30 cùng tháng. Tôi đã đọc thư của ngài và ý tưởng của nó một cách rất chăm chú. Đối với tôi quan trọng hơn bài viết của ngài trên tạp chí Communio, bài mà cả ngài và tôi đều đồng ý nhấn mạnh, là một tài liệu nội bộ của Kitô giáo, thư của ngài chứa các đề xuất thực sự có thể hướng dẫn cuộc đối thoại Do Thái-Kitô giáo.
Trước hết, tôi hoàn toàn đồng ý với điểm thứ ba của ngài. Đúng vậy, người Do Thái và Công Giáo đặc biệt được kêu gọi hợp tác để bảo tồn các tiêu chuẩn luân lý ở phương Tây. Phương Tây ngày càng trở nên duy tục - trong khi một nhóm thiểu số ngày càng gia tăng đang coi tôn giáo và các nhiệm vụ tôn giáo của mình một cách nghiêm túc - thì phần lớn ngày càng trở nên bất khoan dung với tôn giáo, người theo tôn giáo và các thực hành tôn giáo. Chúng ta có thể và nên thường xuyên gặp nhau. Cùng nhau chúng ta có thể mạnh mẽ hơn nhiều so với lúc bị cô lập.
Chúng ta chia sẻ các giá trị chung, và đều tôn trọng Kinh thánh Do Thái. Ngay cả khi chúng ta diễn giải khác nhau một vài đoạn văn, chúng ta vẫn có một nền tảng chung ở đây.
Ngoài ra, chúng ta đều đại diện cho các tín phái vốn biểu lộ lòng khoan dung và vận động lớn lao về chính trị. Tất nhiên, có những kẻ cực đoan trong mọi tín phái, nhưng với tư cách là thành viên của Hội nghị Giáo sĩ châu Âu, Hội nghị Giáo sĩ chính thống Đức và Hội đồng Giáo sĩ Mỹ, tất cả đều là các tổ chức Do Thái chính thống nổi tiếng, tôi có thể khẳng định rằng điều rất quan trọng là chúng ta làm việc cho một xã hội khoan dung, và chúng ta luôn kinh hoàng khi một kẻ cuồng tín từ trong hàng ngũ của chúng ta hành động hoặc hành xử khác đi. Tôi tin điều tương tự áp dụng cho Giáo Hội Công Giáo. Và đó là lý do tại sao chỉ có những đại diện tôn giáo như các đồng nghiệp của chúng ta và chúng ta, những người vốn đấu tranh cho một xã hội đa dạng, khoan dung, trong đó người tôn giáo và các quan tâm của họ cũng được tôn trọng, và trong đó các ý niệm tôn giáo có thể tiếp tục ảnh hưởng đến ngôn từ công cộng.
Tôi coi điểm thứ hai của ngài là một cơ sở quan trọng cho cuộc đối thoại giữa người Do Thái và Kitô giáo. Như chúng tôi đã mặc nhiên viết trong tuyên bố của chúng tôi “Giữa Giêrusalem và Rôma”, chúng tôi hiểu rằng điều dễ dàng hơn nhiều cho Giáo hội là thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel như một quốc gia thế tục. Và vâng, xem ra cũng dễ dàng hơn để thực hiện các thỏa hiệp có lợi cho người Palestine nếu nhà nước hiểu chính mình trong tư cách thế tục. Nhưng chính ngài cũng đã viết rằng ngay một nhà nước thế tục cũng không bị loại ra ngoài sự chúc phúc của Thiên Chúa, và nó cũng xác nhận giao ước vĩnh viễn với dân Do Thái. Do đó, khoảng cách giữa các lập trường tương ứng của chúng ta chắc chắn đã được rút ngắn.
Ở đây tôi có thể nhấn mạnh rằng cơ cấu của nhà nước dân chủ Israel thực sự là một thực thể thế tục hoàn toàn, như ngài viết, nhưng ít nhất thì việc người Do Thái từ khắp nơi trên thế giới ồ ạt trở về Zion không thể là không đáng kể về mặt tôn giáo. Tình cờ, Đức Hồng Y Koch đã đề nghị với chúng tôi trong một lá thư (năm giáo sĩ đã gửi 1 thư ngỏ cho ngài) rằng chúng ta sẽ gặp nhau để thảo luận về chủ đề này. Chúng tôi vừa chỉnh sửa một lá thư sẽ đến tay ngài về vấn đề này. Nếu có cơ hội, tôi sẽ rất biết ơn khi được nói chuyện, và đặc biệt với ngài, thưa ngài.
Và bây giờ đến điểm đầu tiên của ngài. Mặc dù, là một trong số vài học trò của Giáo sĩ Joseph Ber Soloveitchik, tôi cảm thấy gần gũi hơn với điểm thứ ba của ngài (đối diện với các mẫn cảm luân lý của xã hội và bảo vệ người tôn giáo và tự do tôn giáo của họ tốt hơn) hơn là cuộc đối thoại thần học, điều mà Rav Soloveitchik bác bỏ, tôi thấy lời ngài mời gọi theo đuổi một mục tiêu khiêm tốn hơn nhưng có tiềm năng lôi cuốn hơn, vì ngài không ủng hộ một cuộc đối thoại trong đó chúng ta cố gắng thuyết phục nhau mà là một cuộc đối thoại để hiểu nhau. Cách riêng, tôi thấy lời tuyên bố của ngài rằng "trong lịch sử con người, cuộc đối thoại này sẽ không bao giờ dẫn đến một thỏa thuận giữa hai cách hiểu: đây là việc của Thiên Chúa ở lúc kết thúc lịch sử" là tuyên bố quan trọng bởi vì nó cho thấy đối thoại là để hiểu nhau và kết tình hữu nghị chứ không nên được coi như để truyền giáo hoặc để thương lượng các luận điểm thần học.
Xin cho phép tôi trở lại một chủ đề trong bài viết của ngài trên tạp chí Communio, tức Giao ước liên tục. Như tôi đã viết trên tờ Jüdische Allgemeine, tôi hoàn toàn hiểu rằng các Kitô hữu muốn sống theo các trụ cột đức tin của họ. Đó là lý do tại sao Ủy ban Giáo hoàng về Quan hệ Tôn giáo với người Do Thái gọi Giao ước liên tục này là một Mầu Nhiệm. Trong tiểu luận của ngài, ngài cố gắng đối phó với sự căng thẳng của Mầu nhiệm này. Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh – một cách không ngạc nhiên chi - khái niệm về Giao ước liên tục quan trọng như thế nào đối với cuộc chiến chống lại chủ nghĩa bài Do Thái. Trong các thế kỷ qua, nhiều Kitô hữu đã biện minh cho phần lớn những đau khổ gây ra cho người Do Thái; họ biện minh nó bằng ý tưởng về một Giao ước đã bị gián đoạn. Tôi không muốn yêu cầu một cộng đồng tôn giáo khác giải thích các học thuyết của họ bằng cách này hay cách khác. Nhưng vì những đau khổ thực sự do các Kitô hữu, nhân danh điều này, thực hiện trong quá khứ đối với người Do Thái, tôi phải làm một ngoại lệ ở đây và yêu cầu rằng luận điểm đối lập, hiện đang được duy trì trong Giáo hội, cụ thể là luận điểm Giao ước liên tục - một luận điểm mà theo quan điểm của ngài không bao giờ có thể khác đi được – nên được đề cao một cách mạnh mẽ.
Trên tạp chí Communio, ngài lý luận rằng Giáo Hội không bao giờ tin vào học lý thay thế. Ngài lý luận trong tư cách đại diện cao nhất, dù hưu trí, của Giáo Hội Công Giáo. Nó thực sự có ý nghĩa lớn trong việc nối chặt về mặt lịch sử một phần nghị trình mới một cách sâu xa vào quá khứ và vào các giáo lý lâu đời nhất. Tuy nhiên, những tội ác trong quá khứ, dù bây giờ được coi là bất trung đối với Kitô giáo, nhưng đã bị các Kitô hữu vi phạm nhân danh Kitô giáo, không nên bị lãng quên. Ngày nay, Con Heo Nái Du Dêu (Judensau) trên các nhà thờ Đức và các bức tượng Ecclesia và Synagoga trên mặt tiền của nhà thờ chính tòa Strasbourg (và nhiều nơi khác) gợi lại cả một quá khứ đen tối lẫn những điều kiện hòa bình và thân thiện ngày nay, trái ngược với lý luận trên, và nên được coi như thế. Điều không thể có là quên lịch sử và khẳng định rằng mọi điều thực sự luôn luôn tốt vì các thủ phạm được cho là sai về mặt thần học. Tôi không cố tình gợi ý rằng ngài muốn che đậy lịch sử đó, không, có Thiên Chúa cấm! nhưng điều rất quan trọng đối với người Do Thái chúng tôi là nếu theo luận điểm của ngài, một luận điểm cho rằng Giáo hội không bao giờ có thể chủ trương thay thế dân Do Thái, họ cũng đọc, như ngài nhấn mạnh, rằng vào một số thời điểm nào đó, nhiều Kitô hữu dù sao cũng đã tuân thủ học lý thay thế - nghĩa là chống lại giáo huấn tinh ròng của Giáo Hội - và do đó biện minh cho vô số nỗi đau buồn.
Với hy vọng rằng việc thư từ của chúng ta - và với “của chúng ta”, tôi cũng muốn bao gồm các đồng nghiệp liên hệ của chúng ta - sẽ giúp củng cố và sâu sắc hóa cuộc đối thoại, và sẽ tạo ra các hành động để phát triển một xã hội tốt hơn.
Trong vài ngày tới, chúng tôi sẽ cử hành lễ Rosh Hashanah, mà chúng tôi hiểu là ngày kỷ niệm tạo dựng ra Ađam, do đó nó là một ngày lễ phổ quát của con người. Tôi chúc ngài Shanah tovah umetukah, một năm tốt lành và ngọt ngào cho người Do Thái giáo, Kitô giáo và tất cả mọi người.
Trân trọng,
Arie Folger, Trưởng Giáo Sĩ của Vienna
4. Cuộc gặp gỡ trực diện giữa Trưởng Giáo Sĩ Folger và Đức Bênêđíctô XVI
Giọng điệu trong lá thư trên rõ ràng tích cực hơn nhiều, và Giáo sĩ Folger mong được đích thân gặp gỡ Đức Bênêđíctô XVI tại Vatican. Theo tờ The Tablet ở Anh và VaticanNews, cuộc gặp gỡ này quả đã diễn ra ngày 16 tháng Giêng, 2019. The Tablet chạy hàng tít ngày 22 tháng Giêng: “Austrian and German Rabbis reconciled with Pope Benedict XVI” (Các Giáo Sĩ Do Thái của Áo và Đức hòa giải với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI”. Còn VaticanNews thì chạy hàng tít: "Rabbi Folger with Pope Benedict: 'A nice, good conversation'"(Giáo sĩ Folger với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô: “một cuộc đàm đạo đẹp và tốt”).
Tờ Tablet cho biết, theo trưởng Giáo Sĩ Do Thái giáo ở Vienna, các căng thẳng giữa Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđíctô XVI và một số giáo sĩ Do Thái giáo người Áo và Đức phát sinh từ 1 bài viết của Đức Bênêđíctô về các mối liên hệ Do Thái-Công Giáo đăng trên tạp chí thần học "Communio" tháng 7 năm 2018 đã được giải quyết.
Ông cho VaticanNews hay ông cùng Giáo sĩ Jehuda Pushkin của Stuttgart, Giáo sĩ Jehoschua Ahrens của Darmstadt (cả hai thuộc Hội Đồng Giáo Sĩ Chính Thống Đức [ORD]) và Đức Giáo Hoàng Hưu Trí đã có một “cuộc đàm đạo rất tốt” trong cuộc gặp gỡ ngày 16 tháng Giêng, 2019 tại Vatican.
Các người Do Thái giáo chính thống nay sẵn sàng “thảo luận các vấn đề chỉ mới xuất hiện trong mấy thập niên gần đây” với người Công Giáo, trước hết là vấn đề Đất Hứa, tức lãnh thổ được Thiên Chúa hứa ban cho người Do Thái.
Ông cho rằng: lẽ tất nhiên người Kitô giáo và người Do Thái Giáo còn nhiều khác biệt về ý kiến, “nhưng nay chúng ta...đang cố gắng nhìn nhau một cách tích cực”.
Hai tôn giáo từng có nhiều giá trị và quan niệm chung “và chúng ta muốn những điều tương tự như nhau cho thế giới và xã hội. Đó chính là lý do chúng tôi gọi người Công Giáo là đối tác, anh em, đồng minh trong mọi nỗ lực làm việc cho thế giới”.
Tường trình của VaticanNews cho hay cuộc gặp gỡ diễn ra tại Đan viện Mater Ecclesiae trong Vườn Vatican. Sau cuộc gặp gỡ này, đã có một cuộc gặp gỡ khác với Đức Hồng Y Koch. Giáo sĩ Pushkin cho biết: tiểu luận của Đức Bênêđíctô gây phẫn nộ nơi công chúng Do Thái Giáo, coi như bước thụt lùi so với Nostra Aetate. Nhưng trong buổi gặp gỡ với Đức Hồng Y Koch, các hiểu lầm này đã được đánh tan. “Người ta có thể nói rằng dù sao, chúng tôi cũng được an tâm và có thể truyền đạt cảm thức thanh thản này cho thế giới Do Thái giáo của Đức”.
Giáo sĩ Yehoshua Ahrens thì cho rằng các thăng trầm trong mối liên hệ Do Thái-Công Giáo là chuyện bình thường. Nhưng cuộc đối thoại Do Thái-Công Giáo trong năm 2019 vững chắc hơn bao giờ hết. “Điều này cũng đã được biểu lộ trong các tuyên bố của Do Thái giáo về Kitô giáo trong các năm gần đây... Cũng có dấu hiệu tin tưởng trong Giáo Hội Công Giáo hay trong các giáo hội Kitô Giáo nói chung. Ngay cuộc tranh cãi quanh Đức Giáo Hoàng Hưu Trí cũng chứng tỏ rằng nó diễn biến một cách xây dựng và những cuộc tranh luận như thế không để lại vết thẹo nào. Có một sự đánh giá cao từ hai bên”.
Kỳ cuối: Nhận định của Đức Hồng Y Kurt Koch
Ngày 23 tháng 8 năm 2018, Đức Bênêđíctô đích thân viết thư trả lời Trưởng Giáo Sĩ Folger, nội dung như sau:
Ông Giáo Sĩ Folger thân mến!
Giáo sư Tück của Đại học Vienna đã gửi cho tôi bài đóng góp của Giáo Sĩ "Nguy hiểm cho cuộc đối thoại?" và tôi chỉ có thể cảm ơn Giáo sĩ rất nhiều về việc đóng góp thêm quan trọng này.
Trước tiên Giáo sĩ giải thích thể loại bản văn của tôi. Đó là một tài liệu về sự bất đồng thần học giữa người Do Thái giáo và Kitô giáo về sự hiểu biết đúng đắn đối với lời hứa của Thiên Chúa với Israel: Kitô giáo chỉ hiện hữu bởi vì sau khi đền thờ bị phá hủy và tiếp theo đời sống và cái chết của Chúa Giêsu thành Nadarét, một cộng đồng hình thành quanh Chúa Giêsu tin chắc rằng toàn bộ Kinh thánh Do Thái nên được trình bầy và giải thích qua Chúa Giêsu. Nhưng niềm tin này không được chia sẻ bởi đa số người Do Thái. Do đó, cuộc tranh luận phát khởi về việc lối giải thích nào là chính xác. Thật không may, cuộc tranh luận này thường hoặc hầu như luôn luôn không được tiến hành bởi các Kitô hữu biết tôn trọng phía bên kia một cách thích đáng. Thay vào đó, lịch sử đáng buồn của phong trào bài Do Thái của Kitô giáo đã khai mở, cuối cùng dẫn đến việc chống Kitô giáo và chống Do Thái giáo của Đức quốc xã và trước chúng ta là Auschwitz như đỉnh cao đáng buồn của nó.
Trong khi đó, điều quan trọng là cuộc đối thoại về việc giải thích chính xác Kinh Thánh của người Do Thái phải được tiếp tục giữa hai cộng đồng mà đức tin vốn dựa vào sự giải thích này. Đối với cuộc đối thoại này, một cơ sở quan trọng về phương pháp luận là tài liệu của Ủy ban Giáo hoàng về Kinh thánh, "Dân Do Thái và Sách thánh của họ trong Kinh thánh Kitô giáo", ngày 24 tháng 5 năm 2001, mà tôi đã coi là đương nhiên trong các phát biểu của mình như là một cơ sở thuộc phương pháp luận. Theo khả năng con người có thể thấy trước, cuộc đối thoại này trong lịch sử tiếp diễn sẽ không bao giờ dẫn đến một thỏa thuận giữa hai cách hiểu: đây là việc của Thiên Chúa ở lúc kết thúc lịch sử. Còn hiện bây giờ cả hai bên đều vẫn phải đấu tranh để có được cái nhìn sâu sắc đúng đắn và biết tôn kính quan điểm của phía bên kia. Nội dung chính của cuộc đàm luận sẽ là những lời hứa tuyệt vời của Thiên Chúa đối với Israel, mà tôi đã tóm tắt trong phần đóng góp của mình với những chữ chủ chốt sau đây: niềm hy vọng về Đấng Mêxia (Thiên Sai) của Israel; lãnh thổ; Giao ước; giáo huấn đạo đức và việc thờ phượng đúng đắn dành cho Thiên Chúa. Xin cho phép tôi nhắc lại một cách ngắn gọn những gì tôi đã cố gắng truyền đạt trong bài viết của mình về cái hiểu các chủ đề này của Kitô giáo:
(1). Tất nhiên, lời hứa về Đấng Mêxia sẽ luôn gây tranh cãi. Tuy nhiên, tôi tin rằng có thể có sự tiến bộ trong sự hiểu biết lẫn nhau. Tôi đã cố gắng giải thích lại tất cả những lời hứa về Đấng Mêxia dưới nhiều hình thức của chúng, và do đó hiểu lại sự thâm nhập nội tại của những điều đã có và chưa có trong niềm hy vọng [Đấng Mêxia]. Loại hình hy vọng thiên sai dựa trên nhân vật Đa-Vít vẫn còn là điều có giá trị, nhưng bị giới hạn về ý nghĩa của nó. Với tôi, nhân vật hy vọng có thế giá là Môsê, người mà Kinh thánh nói đã chuyện trò như một người diện đối diện với Thiên Chúa. Chúa Giêsu thành Nadarét xuất hiện với Kitô hữu chúng tôi như hình thức chính của niềm hy vọng bởi vì Người hiện diện với Thiên Chúa một cách thân mật. Từ vọng nhìn mới mẻ này, thời gian của Giáo hội rõ ràng không phải là thời gian của một thế giới cuối cùng đã được cứu chuộc, mà đúng hơn là thời gian, đối với các Kitô hữu, giống như bốn mươi năm trong sa mạc đối với dân Do Thái. Nội dung yếu tính của nó, như thế, là việc thực thi tự do của con cái Thiên Chúa, một điều không kém khó khăn đối với các "dân nước" so với Israel trước đây. Việc chấp nhận quan điểm mới này về thời gian của các dân nước sẽ đề xuất một nền thần học về lịch sử mà người Do Thái có thể không chấp nhận nguyên vẹn, nhưng có thể đề xuất một giai đoạn mới trong cuộc đấu tranh chung cho sứ mệnh của chúng ta.
(2). Ngày nay, một sự giải thích đúng đắn về những lời hứa lãnh thổ là điều rất quan trọng đối với mọi bên trong bối cảnh ra đời của Nhà nước Israel. Không nhắc lại tất cả những gì tôi đã viết trong tiểu luận của mình, tôi muốn nhắc lại luận điểm, vốn quan trọng không những chỉ đối với các Kitô hữu, là luận điểm cho rằng Nhà nước Israel hiểu đúng nghĩa, về phương diện thần học, không thể được coi như sự nên trọn của lời hứa lãnh thổ, mà tự nó, là một nhà nước thế tục, mặc dù chắc chắn có cơ sở tôn giáo. Đối với những bậc quốc phụ quốc mẫu của Nhà nước Israel - Ben Gurion, Golda Meir, v.v. – điều khá rõ ràng là nhà nước mà họ tạo ra phải là một nhà nước thế tục - đơn giản vì đó là cách duy nhất để tồn tại. Tôi tin rằng sự phát triển ý tưởng về một nhà nước thế tục thực sự là công phúc của tư duy Do Thái, theo đó chủ nghĩa thế tục không có nghĩa là chống tôn giáo. Tòa Thánh chỉ có thể thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhà nước Israel theo các điều khoản như vậy. Và cuộc tranh luận với người Ả Rập và việc tìm cách sống chung hòa bình với họ cũng bị ràng buộc vào quan điểm này. Tôi tin rằng quả không khó để thấy rằng trong việc thành lập Nhà nước Israel, lòng tín trung của Thiên Chúa đối với Israel được mặc khải một cách mầu nhiệm.
(3). Về mặt luân lý và việc phụng tự, tôi tin rằng bây giờ chúng ta có thể thấy sự hòa hợp lớn hơn bao giờ hết giữa Israel và Giáo hội. Kể từ khi bắt đầu thời hiện đại, toàn bộ chủ đề đã bị lu mờ bởi suy nghĩ bài Do Thái của Luther; vì đối với Luther, sau "trải nghiệm Tháp" của ông, việc bác bỏ lề luật trở nên điều thiết yếu. Trải nghiệm này, một trải nghiệm đối với ông có tính đem lại sức sống, đã kết hợp với lối suy tư của Marcion để tạo ra một chủ nghĩa Marcion tôn giáo giả mạo, chưa bị bác bỏ hoàn toàn. Với tôi, hình như có nhiều cơ hội quan trọng cho một cuộc đối thoại đổi mới với Do Thái giáo về chính điểm này.
Thưa giáo sĩ thân mến, tôi đã nói hơi dài và tôi xin lỗi vì điều đó. Với lời cảm ơn của tôi một lần nữa về bản văn của Giáo sĩ, tôi thực sự là của Giáo sĩ,
[đã ký] Bênêđíctô XVI
3. Trả lời của Trưởng Giáo Sĩ Arie Folger
Cả nhận định của Trưởng Giáo Sĩ Folger lẫn bài trả lời của Đức Bênêđíctô XVI trên đây được đăng trên tạp chí thần học Communio số giữa tháng 9 năm 2018 cùng với thư trả lời thêm của Trưởng Giáo Sĩ Folger như sau:
Ngày 4 tháng 9 năm 2018
Kính thưa ngài,
Cảm ơn ngài đã gửi thư ngày 23 tháng 8 năm 2018 cho tôi qua điện thư của Đức Cha Georg Ganswein và Giáo sư Jan-Heiner Tück vào ngày 30 cùng tháng. Tôi đã đọc thư của ngài và ý tưởng của nó một cách rất chăm chú. Đối với tôi quan trọng hơn bài viết của ngài trên tạp chí Communio, bài mà cả ngài và tôi đều đồng ý nhấn mạnh, là một tài liệu nội bộ của Kitô giáo, thư của ngài chứa các đề xuất thực sự có thể hướng dẫn cuộc đối thoại Do Thái-Kitô giáo.
Trước hết, tôi hoàn toàn đồng ý với điểm thứ ba của ngài. Đúng vậy, người Do Thái và Công Giáo đặc biệt được kêu gọi hợp tác để bảo tồn các tiêu chuẩn luân lý ở phương Tây. Phương Tây ngày càng trở nên duy tục - trong khi một nhóm thiểu số ngày càng gia tăng đang coi tôn giáo và các nhiệm vụ tôn giáo của mình một cách nghiêm túc - thì phần lớn ngày càng trở nên bất khoan dung với tôn giáo, người theo tôn giáo và các thực hành tôn giáo. Chúng ta có thể và nên thường xuyên gặp nhau. Cùng nhau chúng ta có thể mạnh mẽ hơn nhiều so với lúc bị cô lập.
Chúng ta chia sẻ các giá trị chung, và đều tôn trọng Kinh thánh Do Thái. Ngay cả khi chúng ta diễn giải khác nhau một vài đoạn văn, chúng ta vẫn có một nền tảng chung ở đây.
Ngoài ra, chúng ta đều đại diện cho các tín phái vốn biểu lộ lòng khoan dung và vận động lớn lao về chính trị. Tất nhiên, có những kẻ cực đoan trong mọi tín phái, nhưng với tư cách là thành viên của Hội nghị Giáo sĩ châu Âu, Hội nghị Giáo sĩ chính thống Đức và Hội đồng Giáo sĩ Mỹ, tất cả đều là các tổ chức Do Thái chính thống nổi tiếng, tôi có thể khẳng định rằng điều rất quan trọng là chúng ta làm việc cho một xã hội khoan dung, và chúng ta luôn kinh hoàng khi một kẻ cuồng tín từ trong hàng ngũ của chúng ta hành động hoặc hành xử khác đi. Tôi tin điều tương tự áp dụng cho Giáo Hội Công Giáo. Và đó là lý do tại sao chỉ có những đại diện tôn giáo như các đồng nghiệp của chúng ta và chúng ta, những người vốn đấu tranh cho một xã hội đa dạng, khoan dung, trong đó người tôn giáo và các quan tâm của họ cũng được tôn trọng, và trong đó các ý niệm tôn giáo có thể tiếp tục ảnh hưởng đến ngôn từ công cộng.
Tôi coi điểm thứ hai của ngài là một cơ sở quan trọng cho cuộc đối thoại giữa người Do Thái và Kitô giáo. Như chúng tôi đã mặc nhiên viết trong tuyên bố của chúng tôi “Giữa Giêrusalem và Rôma”, chúng tôi hiểu rằng điều dễ dàng hơn nhiều cho Giáo hội là thiết lập quan hệ ngoại giao với Israel như một quốc gia thế tục. Và vâng, xem ra cũng dễ dàng hơn để thực hiện các thỏa hiệp có lợi cho người Palestine nếu nhà nước hiểu chính mình trong tư cách thế tục. Nhưng chính ngài cũng đã viết rằng ngay một nhà nước thế tục cũng không bị loại ra ngoài sự chúc phúc của Thiên Chúa, và nó cũng xác nhận giao ước vĩnh viễn với dân Do Thái. Do đó, khoảng cách giữa các lập trường tương ứng của chúng ta chắc chắn đã được rút ngắn.
Ở đây tôi có thể nhấn mạnh rằng cơ cấu của nhà nước dân chủ Israel thực sự là một thực thể thế tục hoàn toàn, như ngài viết, nhưng ít nhất thì việc người Do Thái từ khắp nơi trên thế giới ồ ạt trở về Zion không thể là không đáng kể về mặt tôn giáo. Tình cờ, Đức Hồng Y Koch đã đề nghị với chúng tôi trong một lá thư (năm giáo sĩ đã gửi 1 thư ngỏ cho ngài) rằng chúng ta sẽ gặp nhau để thảo luận về chủ đề này. Chúng tôi vừa chỉnh sửa một lá thư sẽ đến tay ngài về vấn đề này. Nếu có cơ hội, tôi sẽ rất biết ơn khi được nói chuyện, và đặc biệt với ngài, thưa ngài.
Và bây giờ đến điểm đầu tiên của ngài. Mặc dù, là một trong số vài học trò của Giáo sĩ Joseph Ber Soloveitchik, tôi cảm thấy gần gũi hơn với điểm thứ ba của ngài (đối diện với các mẫn cảm luân lý của xã hội và bảo vệ người tôn giáo và tự do tôn giáo của họ tốt hơn) hơn là cuộc đối thoại thần học, điều mà Rav Soloveitchik bác bỏ, tôi thấy lời ngài mời gọi theo đuổi một mục tiêu khiêm tốn hơn nhưng có tiềm năng lôi cuốn hơn, vì ngài không ủng hộ một cuộc đối thoại trong đó chúng ta cố gắng thuyết phục nhau mà là một cuộc đối thoại để hiểu nhau. Cách riêng, tôi thấy lời tuyên bố của ngài rằng "trong lịch sử con người, cuộc đối thoại này sẽ không bao giờ dẫn đến một thỏa thuận giữa hai cách hiểu: đây là việc của Thiên Chúa ở lúc kết thúc lịch sử" là tuyên bố quan trọng bởi vì nó cho thấy đối thoại là để hiểu nhau và kết tình hữu nghị chứ không nên được coi như để truyền giáo hoặc để thương lượng các luận điểm thần học.
Xin cho phép tôi trở lại một chủ đề trong bài viết của ngài trên tạp chí Communio, tức Giao ước liên tục. Như tôi đã viết trên tờ Jüdische Allgemeine, tôi hoàn toàn hiểu rằng các Kitô hữu muốn sống theo các trụ cột đức tin của họ. Đó là lý do tại sao Ủy ban Giáo hoàng về Quan hệ Tôn giáo với người Do Thái gọi Giao ước liên tục này là một Mầu Nhiệm. Trong tiểu luận của ngài, ngài cố gắng đối phó với sự căng thẳng của Mầu nhiệm này. Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh – một cách không ngạc nhiên chi - khái niệm về Giao ước liên tục quan trọng như thế nào đối với cuộc chiến chống lại chủ nghĩa bài Do Thái. Trong các thế kỷ qua, nhiều Kitô hữu đã biện minh cho phần lớn những đau khổ gây ra cho người Do Thái; họ biện minh nó bằng ý tưởng về một Giao ước đã bị gián đoạn. Tôi không muốn yêu cầu một cộng đồng tôn giáo khác giải thích các học thuyết của họ bằng cách này hay cách khác. Nhưng vì những đau khổ thực sự do các Kitô hữu, nhân danh điều này, thực hiện trong quá khứ đối với người Do Thái, tôi phải làm một ngoại lệ ở đây và yêu cầu rằng luận điểm đối lập, hiện đang được duy trì trong Giáo hội, cụ thể là luận điểm Giao ước liên tục - một luận điểm mà theo quan điểm của ngài không bao giờ có thể khác đi được – nên được đề cao một cách mạnh mẽ.
Trên tạp chí Communio, ngài lý luận rằng Giáo Hội không bao giờ tin vào học lý thay thế. Ngài lý luận trong tư cách đại diện cao nhất, dù hưu trí, của Giáo Hội Công Giáo. Nó thực sự có ý nghĩa lớn trong việc nối chặt về mặt lịch sử một phần nghị trình mới một cách sâu xa vào quá khứ và vào các giáo lý lâu đời nhất. Tuy nhiên, những tội ác trong quá khứ, dù bây giờ được coi là bất trung đối với Kitô giáo, nhưng đã bị các Kitô hữu vi phạm nhân danh Kitô giáo, không nên bị lãng quên. Ngày nay, Con Heo Nái Du Dêu (Judensau) trên các nhà thờ Đức và các bức tượng Ecclesia và Synagoga trên mặt tiền của nhà thờ chính tòa Strasbourg (và nhiều nơi khác) gợi lại cả một quá khứ đen tối lẫn những điều kiện hòa bình và thân thiện ngày nay, trái ngược với lý luận trên, và nên được coi như thế. Điều không thể có là quên lịch sử và khẳng định rằng mọi điều thực sự luôn luôn tốt vì các thủ phạm được cho là sai về mặt thần học. Tôi không cố tình gợi ý rằng ngài muốn che đậy lịch sử đó, không, có Thiên Chúa cấm! nhưng điều rất quan trọng đối với người Do Thái chúng tôi là nếu theo luận điểm của ngài, một luận điểm cho rằng Giáo hội không bao giờ có thể chủ trương thay thế dân Do Thái, họ cũng đọc, như ngài nhấn mạnh, rằng vào một số thời điểm nào đó, nhiều Kitô hữu dù sao cũng đã tuân thủ học lý thay thế - nghĩa là chống lại giáo huấn tinh ròng của Giáo Hội - và do đó biện minh cho vô số nỗi đau buồn.
Với hy vọng rằng việc thư từ của chúng ta - và với “của chúng ta”, tôi cũng muốn bao gồm các đồng nghiệp liên hệ của chúng ta - sẽ giúp củng cố và sâu sắc hóa cuộc đối thoại, và sẽ tạo ra các hành động để phát triển một xã hội tốt hơn.
Trong vài ngày tới, chúng tôi sẽ cử hành lễ Rosh Hashanah, mà chúng tôi hiểu là ngày kỷ niệm tạo dựng ra Ađam, do đó nó là một ngày lễ phổ quát của con người. Tôi chúc ngài Shanah tovah umetukah, một năm tốt lành và ngọt ngào cho người Do Thái giáo, Kitô giáo và tất cả mọi người.
Trân trọng,
Arie Folger, Trưởng Giáo Sĩ của Vienna
4. Cuộc gặp gỡ trực diện giữa Trưởng Giáo Sĩ Folger và Đức Bênêđíctô XVI
Giọng điệu trong lá thư trên rõ ràng tích cực hơn nhiều, và Giáo sĩ Folger mong được đích thân gặp gỡ Đức Bênêđíctô XVI tại Vatican. Theo tờ The Tablet ở Anh và VaticanNews, cuộc gặp gỡ này quả đã diễn ra ngày 16 tháng Giêng, 2019. The Tablet chạy hàng tít ngày 22 tháng Giêng: “Austrian and German Rabbis reconciled with Pope Benedict XVI” (Các Giáo Sĩ Do Thái của Áo và Đức hòa giải với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI”. Còn VaticanNews thì chạy hàng tít: "Rabbi Folger with Pope Benedict: 'A nice, good conversation'"(Giáo sĩ Folger với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô: “một cuộc đàm đạo đẹp và tốt”).
Tờ Tablet cho biết, theo trưởng Giáo Sĩ Do Thái giáo ở Vienna, các căng thẳng giữa Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđíctô XVI và một số giáo sĩ Do Thái giáo người Áo và Đức phát sinh từ 1 bài viết của Đức Bênêđíctô về các mối liên hệ Do Thái-Công Giáo đăng trên tạp chí thần học "Communio" tháng 7 năm 2018 đã được giải quyết.
Ông cho VaticanNews hay ông cùng Giáo sĩ Jehuda Pushkin của Stuttgart, Giáo sĩ Jehoschua Ahrens của Darmstadt (cả hai thuộc Hội Đồng Giáo Sĩ Chính Thống Đức [ORD]) và Đức Giáo Hoàng Hưu Trí đã có một “cuộc đàm đạo rất tốt” trong cuộc gặp gỡ ngày 16 tháng Giêng, 2019 tại Vatican.
Các người Do Thái giáo chính thống nay sẵn sàng “thảo luận các vấn đề chỉ mới xuất hiện trong mấy thập niên gần đây” với người Công Giáo, trước hết là vấn đề Đất Hứa, tức lãnh thổ được Thiên Chúa hứa ban cho người Do Thái.
Ông cho rằng: lẽ tất nhiên người Kitô giáo và người Do Thái Giáo còn nhiều khác biệt về ý kiến, “nhưng nay chúng ta...đang cố gắng nhìn nhau một cách tích cực”.
Hai tôn giáo từng có nhiều giá trị và quan niệm chung “và chúng ta muốn những điều tương tự như nhau cho thế giới và xã hội. Đó chính là lý do chúng tôi gọi người Công Giáo là đối tác, anh em, đồng minh trong mọi nỗ lực làm việc cho thế giới”.
Tường trình của VaticanNews cho hay cuộc gặp gỡ diễn ra tại Đan viện Mater Ecclesiae trong Vườn Vatican. Sau cuộc gặp gỡ này, đã có một cuộc gặp gỡ khác với Đức Hồng Y Koch. Giáo sĩ Pushkin cho biết: tiểu luận của Đức Bênêđíctô gây phẫn nộ nơi công chúng Do Thái Giáo, coi như bước thụt lùi so với Nostra Aetate. Nhưng trong buổi gặp gỡ với Đức Hồng Y Koch, các hiểu lầm này đã được đánh tan. “Người ta có thể nói rằng dù sao, chúng tôi cũng được an tâm và có thể truyền đạt cảm thức thanh thản này cho thế giới Do Thái giáo của Đức”.
Giáo sĩ Yehoshua Ahrens thì cho rằng các thăng trầm trong mối liên hệ Do Thái-Công Giáo là chuyện bình thường. Nhưng cuộc đối thoại Do Thái-Công Giáo trong năm 2019 vững chắc hơn bao giờ hết. “Điều này cũng đã được biểu lộ trong các tuyên bố của Do Thái giáo về Kitô giáo trong các năm gần đây... Cũng có dấu hiệu tin tưởng trong Giáo Hội Công Giáo hay trong các giáo hội Kitô Giáo nói chung. Ngay cuộc tranh cãi quanh Đức Giáo Hoàng Hưu Trí cũng chứng tỏ rằng nó diễn biến một cách xây dựng và những cuộc tranh luận như thế không để lại vết thẹo nào. Có một sự đánh giá cao từ hai bên”.
Kỳ cuối: Nhận định của Đức Hồng Y Kurt Koch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét