Chủ tịch Quốc gia Italia của
Phong trào Canh tân trong Thánh Linh đến Trung Quốc
Thiếu nhi Công giáo Trung quốc cầu nguyện |
Từ Chúa nhật ngày 22 tháng 9 đến thứ Bảy ngày 5 tháng 10,
ông Salvatore Martinez, Chủ tịch Quốc gia Italia của Phong trào Canh Tân trong
Thánh Linh có mặt tại Trung Quốc để tham gia một cuộc gặp gỡ ngoại giao với
chính quyền, các cuộc họp liên tôn và các cuộc gặp gỡ với một số cộng đoàn Công
giáo tại đây.
Ngọc Yến - Vatican
Trong chuyến đi này, ông Salvatore còn là đại diện đặc biệt
cho Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu gọi tắt là OSCE, một tổ chức an
ninh khu vực lớn nhất thế giới. OSCE bao gồm 57 quốc gia của Bắc Mỹ, châu Âu,
châu Á. Tổ chức này nỗ lực đảm bảo sự ổn định, hòa bình và dân chủ cho hơn 1 tỷ
người qua đối thoại chính trị về các giá trị chung và các hoạt động thiết thực
nhằm mục đích mang lại hiệu quả lâu dài.
Trong số các cuộc gặp gỡ của ông Salvatore, đáng chú ý có cuộc gặp với lời mời của Hòa thượng Shi Yong Xin, trụ trì thứ 30 của Thiếu Lâm Tự, nơi Thiền tông đã ra đời cách đây 15 thế kỷ. Vào năm 2010, văn hóa Thiếu Lâm được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể của nhân loại.
Trong số các cuộc gặp gỡ của ông Salvatore, đáng chú ý có cuộc gặp với lời mời của Hòa thượng Shi Yong Xin, trụ trì thứ 30 của Thiếu Lâm Tự, nơi Thiền tông đã ra đời cách đây 15 thế kỷ. Vào năm 2010, văn hóa Thiếu Lâm được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể của nhân loại.
Tiếp đến, nhận lời mời của Đức cha Sun Jigen, ông Salvatore
thăm Giáo phận Hàm Đan; cụ thể, thăm một trung tâm đào tạo đức tin Kitô giáo
cho toàn Trung Quốc với các hoạt động đào tạo các linh mục, tu sĩ và giáo dân.
Ông Salvatore Martinez nói: “Trong những ngày này, Trung Quốc
đang tổ chức các sự kiện để đánh dấu 70 năm kể từ khi thành lập Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa. Ngoài những cuộc diễu hành quân sự lớn cũng như những lễ nghi
long trọng, thì thật là thú vị khi nhìn thấy sự thức tỉnh tâm linh của người
dân ở đất nước này, một đất nước có dân số đông nhất thế giới. Là một hồng ân
khi có thể làm chứng cho đức tin Kitô giáo ở một số vùng của một quốc gia, nơi
có chế độ tư tưởng tồn tại; và còn ý nghĩa hơn nữa lại vào chính thời gian mà
ĐTC Phanxicô muốn dành riêng đặc biệt cho công cuộc truyền giáo”.
“Điều này cho thấy Chúa Thánh Thần hoạt động vượt ra ngoài
ranh giới hữu hình của Giáo hội. Và dễ dàng nhận thấy rằng các kết cấu kinh tế
mới của thế giới sẽ đi qua vùng đất châu Á này; cũng như an ủi không kém, từ
đây sẽ xuất hiện thế hệ Kitô hữu mới ra đi rao giảng Tin Mừng cho thế giới. Mỗi
ngày, ở Trung Quốc, có hàng ngàn người tiếp cận đức tin, một đức tin theo mẫu
gương của các cộng đoàn Kitô tiên khởi. Số người đang được chuẩn bị và huấn luyện
đặc biệt cho sứ vụ tại Trung Quốc và người Trung Quốc trên thế giới đang tăng
theo cấp số nhân. Việc mở ra cuộc đối thoại tâm linh với các truyền thống lớn
như Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo là một lý do để hy vọng. Các cuộc gặp gỡ tập
trung vào việc bảo vệ và thúc đẩy phẩm giá con người, bảo vệ thiên nhiên, công
trình của Thiên Chúa”.
Ông Salvatore kết luận: “Việc mở ra này tìm thấy nơi ĐTC
Phanxicô và trong triều đại Giáo hoàng của Ngài một yếu tố kết hợp và phát triển
đáng kể.” (CSR_5760_2019)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét